intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Nu Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:31

26
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án với mục tiêu nghiên cứu đánh giá thực trạng đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở địa bàn tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất các giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh nhằm hoàn thành xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Nguyên, góp phần xây dựng nông thôn tỉnh Thái Nguyên giàu đẹp, văn minh, hạnh phúc và tiến bộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH HỒ CHÍ DIÊN ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI  Ở TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9.62.01.15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP 
  2. THÁI NGUYÊN ­ 2020 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh ­ Đại học Thái Nguyên  Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Chí  Thiện Phản biện 1:  Phản biện 2: 
  3. Luận án được bảo vệ trước Hội đồng Đánh giá luận  án cấp Trường  họp tại: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh  doanh  Đại học Thái Nguyên  Ngày     tháng   năm 
  4. DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HOC ̣ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐÊN LUÂN AN ́ ̣ ́ 1. Hồ Chí Diên (2019), “Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của   người   dân   về   Chương   trình   XDNTM   trên   địa   bàn   tỉnh   Thái  Nguyên”, Tạp chí Công Thương, Số 4, tháng 3/2019 (tr. 40­47). 2. Hồ  Chí Diên (2020),”Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn  mới tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”. Tạp chí Tài chính,  Kỳ 1+2, tháng 02/2020 (tr. 120­122). 3.   Hồ  Chí Diên (2020), “Một số  đề  xuất về  giải pháp xây dựng  nông thôn mới  ở  tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2020­2025”. Tạp   chí Kinh tế và Dự báo, Số 5, tháng 02/2020 (tr. 68­70). 4.     Hồ   Chí   Diên  (2020),   “Ổn  định,   phát   triển  vùng  nguyên  liệu  thuốc lá góp phần đẩy mạnh Chương trình mục tiêu quốc gia   xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta”.  Tạp chí Công Thương, Số 12, tháng 5/2020 (tr. 134­138).
  5. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của nghiên cứu Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị  trí đặc biệt quan  trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa ­ hiện đại hóa, xây dựng và  bảo vệ  Tổ  quốc, là cơ  sở  và nguồn lực cho phát triển kinh tế  xã   hội Việt Nam. Để phát triển đồng bộ nông nghiệp, nông thôn, từng  bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người nông dân,  Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ  trương, chính sách   quan trọng trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG)  xây dựng nông thôn mới.  Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM khởi đầu từ Nghị  quyết  số   26­NQ/TW  ngày  05/8/2008  về  nông nghiệp,  nông dân,  nông thôn của Hội nghị  lần thứ  bảy, Ban Chấp hành TW Đảng   khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đề  ra mục tiêu "Xây   dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế ­ xã hội hiện đại;  cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông   nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị  theo quy  hoạch; xã hội nông thôn ổn định giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân  trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ  thống  chính   trị   ở   nông   thôn   dưới   sự   lãnh   đạo   của   Ðảng   được   tăng   cường". Trên cơ  sở  đó Thủ  tướng Chính phủ  đã ban hành Quyết  định số  800/QĐ­TTg ngày 04/6/2010 phê duyệt Chương trình mục  tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010­2020; đồng  thời, phát động Phong trào thi đua “Cả  nước chung sức xây dựng  nông thôn mới” để  tuyên truyền, vận động, huy động các cấp, các   ngành, các thành phần trong xã hội và nhân dân cả nước chung tay,  góp sức xây dựng nông thôn mới.  Theo Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu  Quốc  gia XDNTM  giai   đoạn 2010­2020  tại   Hội   nghị   toàn  quốc  tổng kết Chương trình MTQG XDNTM giai đoạn 2010­2020 [58]  cho thấy đến tháng 10/2019 cả nước đã có 4.665 xã (52,4% số xã)  
  6. 2 đã được công nhận đạt chuẩn NTM; 8 tỉnh, thành phố đã có 100%  số xã được công nhận đạt chuẩn NTM (Nam Định, Hà Nam, Hưng   Yên, Thái Bình, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương và Cần Thơ);  109 đơn vị cấp huyện của 41 đơn vị hành chính cấp tỉnh được Thủ  tướng   Chính   phủ   công   nhận   đạt   chuẩn   NTM;   Chương   trình  XDNTM hoàn thành trước gần 2 năm so với chỉ  tiêu Đảng, Nhà  nước giao. Chương trình đã đem lại nhiều thay đổi rõ nét, cơ  cấu   kinh tế  nông thôn có nhiều chuyển dịch tích cực, ngành nghề   ở  nông thôn phát triển tương đối đa dạng. Nông nghiệp ­ ngành kinh  tế  chủ  yếu của khu vực nông thôn đang chuyển mạnh sang sản   xuất hàng hóa, kết cấu hạ  tầng phát triển mạnh, nhiều mô hình  phát triển sản xuất đã tạo nên động lực mới cho phát triển kinh tế  khu vực nông thôn. Báo cáo cũng cho thấy tỷ  lệ  xã đạt chuẩn nông thôn mới có sự  khác biệt lớn giữa các vùng trong cả nước, vùng Đồng bằng sông  Hồng đạt cao nhất (84,68%), gấp hơn 3 lần tỷ  lệ  của vùng đạt   thấp nhất là trung du miền núi phía Bắc bộ (MNPB) (28,6%).  XDNTM giữa các vùng còn có sự chênh lệch, nhiều nơi triển khai  còn mang tính hình thức, thực hiện để  lấy thành tích, chưa có các  hoạt động mang tính kiến tạo, chưa khai thác được hết tiềm năng  thế mạnh của khu vực nông thôn, thu nhập, đời sống của các vùng  nông thôn còn thấp. Cá biệt nhiều nơi triển khai Chương trình còn  mang tính áp đặt (Hồ Xuân Hùng, 2018) [25]. Thái Nguyên, một tỉnh trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa,   giáo dục, y tế lớn nhất của khu vực Đông Bắc nói riêng, của vùng  Trung du và miền núi Bắc bộ  nói chung. Thái Nguyên là cửa ngõ  giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng Trung du và miền núi Bắc bộ với  vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế  trọng điểm Bắc bộ.  Thái Nguyên là tỉnh đã triển khai Chương trình NTM ngay từ  đầu   (2010), tính đến hết 2019, toàn tỉnh có 101/139 xã và hoàn thành kế  hoạch giai đoạn 2016­2020 trước 01 năm (vượt 01 xã so với mục 
  7. 3 tiêu đến năm 2020 là có 100 xã hoàn thành xây dựng nông thôn  mới) và 3 đơn vị hành chính cấp huyện được công nhận đạt chuẩn   NTM, 1 xã và 12 xóm đạt chuẩn NTM kiểu mẫu [67]. Theo đánh  giá kết quả XDNTM toàn quốc, tỉnh Thái Nguyên hiện đang đứng  đầu về XDNTM trong 14 tỉnh MNPB. Tuy vậy, hiện nay toàn tỉnh  vẫn còn 38 xã chưa đạt chuẩn NTM, đó là các xã có điều kiện hoàn  cảnh hết sức khó khăn, tập trung  ở  5 huyện miền núi, vùng cao,  bên cạnh đó Chương trình XDNTM luôn luôn có sự thay đổi về yêu   cầu, nội dung các tiêu chuẩn, tiến tới NTM nâng cao, NTM kiểu  mẫu, do đó, cần thiết phải có nghiên cứu đánh giá kết quả Chương   trình XDNTM 10 năm qua  ở  tỉnh Thái Nguyên, tìm ra các hạn chế  khó khăn trong quá trình XDNTM nhằm đề xuất các giải pháp đẩy  mạnh hơn nữa Chương trình MTQG XDNTM  trên địa bàn. Đặc   biệt cần khảo sát ý kiến đánh giá của người dân khu vực nông thôn   (vừa là chủ  thể, vừa là động lực chính, vừa là người thụ  hưởng)  của Chương trình về quá trình thực hiện và kết quả XDNTM để có  những góc nhìn khách quan về  Chương trình XDNTM  ở  tỉnh Thái   Nguyên. Vì vậy, đề  tài Luận án “Đẩy mạnh xây dựng nông thôn  mới ở tỉnh Thái Nguyên” được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng  XDNTM, từ  đó có những khuyến nghị  nhằm góp phần đẩy mạnh  Chương trình MTQG XDNTM ở tỉnh Thái Nguyên. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chính Nghiên cứu đánh giá thực trạng đẩy mạnh XDNTM  ở  địa  bàn tỉnh Thái Nguyên, từ  đó đề  xuất các giải pháp để  tiếp tục đẩy   mạnh nhằm hoàn thành XDNTM ở tỉnh Thái Nguyên, góp phần xây  dựng nông thôn tỉnh Thái Nguyên giàu đẹp, văn minh, hạnh phúc và  tiến bộ.  2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (i) Hệ thống hóa lý luận về XDNTM và đẩy mạnh XDNTM. (ii) Đánh giá hoạt động triển khai, kết quả  đẩy mạnh xây dựng  
  8. 4 nông thôn mới giai đoạn 2010­2019 của tỉnh Thái Nguyên.  (iii) Khảo sát ý kiến đánh giá của người dân về  hoạt động triển  khai, sự tham gia của người dân và kết quả đẩy mạnh XDNTM. (iv) Khảo sát sự hài lòng của người dân về tổng thể chương trình đẩy  mạnh XDNTM, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của   người dân về đẩy mạnh XDNTM ở tỉnh Thái Nguyên.  (v) Đề  xuất các giải pháp để  tiếp tục  đẩy mạnh Chương trình  MTQG XDNTM ở tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu các vấn đề  lý luận và thực tiễn XDNTM   và đẩy manh XDNTM ở tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu  Phạm   vi   thời   gian:  Luận  án  nghiên  cứu  các   văn  bản  chính  sách,   báo   cáo   về   quá   trình   và   kết   quả   thực   hiện   Chương   trình   XDNTM cho giai đoạn 2010­2019. Các ý kiến đánh giá của người  dân cho giai đoạn này được thực hiện năm 2019. Các đề  xuất về  giải pháp đẩy mạnh XDNTM có ý nghĩa cho giai đoạn 2021­2025. Phạm vi không gian: Các dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu  ở tỉnh Thái Nguyên và các quốc gia, các địa phương tham chiếu. Các   dữ liệu sơ cấp được thu thập từ các đơn vị hành chính cấp huyện đại   diện  ở  tỉnh Thái Nguyên (Phú Bình, Định Hóa, Võ Nhai, TP Thái  Nguyên). Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu: Luận án nghiên cứu: (i) Các hoạt động   triển khai đẩy mạnh thực hiện các quy trình, nội dung, tiêu chí   XDNTM và kết quả đẩy mạnh XDNTM thông qua 19 tiêu chí và 5  nhóm chỉ  tiêu XDNTM  ở  tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010­2019;  (ii)   Đánh   giá   của   người   dân   về   quá   trình   thực   hiện   đẩy   mạnh   XDNTM của cán bộ chính quyền và kết quả  đẩy mạnh XDNTM;   (iii)   Các  nhân  tố   ảnh   hưởng   tới   sự   hài   lòng  của   người   dân  về 
  9. 5 XDNTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.  Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:  Để đẩy mạnh XDNTM, cần thiết phải xem xét đặc điểm của   địa phương XDNTM, vai trò của tất cả các bên liên quan trong việc  huy động đóng góp nguồn lực, tham gia thực hiện chương trình  XDNTM. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian và thông tin hạn chế  nên Luận án đã hướng trọng tâm nghiên cứu vào 2 nhân tố    quan  trọng nhất là sự  tham gia của người dân và sự  tham gia của chính  quyền trong  đẩy  mạnh  XDNTM.   Bởi   lẽ,  người  dân là  chủ  thể  XDNTM nên sự  tham gia của họ là yếu tố  quan trọng nhất quyết   định sự  thành công của quá trình đẩy mạnh XDNTM;  trong khi  chính quyền là người kiến tạo cơ sở pháp lý để huy động sự tham  gia của tất cả các bên liên quan, khơi thông mọi nguồn lực cần có  và là nhà tổ chức xây dựng, chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng  nông thôn mới. Vai trò của các bên liên quan khác trong việc huy động đóng  góp nguồn lực, tham gia thực hiện ở từng giai đoạn xây dựng nông  thôn mới tại mỗi địa phương sẽ là nội dung gợi mở cho các hướng   nghiên cứu tiếp theo. 4. Đóng góp mới của Luận án  Về lý luận Luận án đã hệ  thống hóa và làm rõ một số  lý luận về  đẩy  mạnh XDNTM. Đặc biệt là khái niệm về  “Đẩy mạnh XDNTM”.   Đồng thời luận án đã xác định được các nhân tố   ảnh hưởng đến  đẩy mạnh XDNTM, trong đó, những nhân tố quan trọng nhất thuộc  về  nội lực bên trong của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh) bao   gồm: sự  tham gia của người dân và của chính quyền địa phương,  xuất phát điểm của địa phương (điều kiện, tự  nhiên, kinh tế, xã   hội; trình độ  phát triển và tiềm năng). Luận án đã khẳng định vai   trò của người dân và của chính quyền địa phương là hai nhân tố  quyết định lớn nhất tới sự thành công của Chương trình đẩy mạnh 
  10. 6 XDNTM trên địa bàn tỉnh.  Luận án xác định vai trò quan trọng của người dân trong XDNTM   với tư  cách vừa là chủ  thể, vừa là động lực, vừa là người hưởng  thụ kết quả của Chương trình XDNTM; Người dân cần phải được  làm chủ  (được biết,  được bàn, được làm, được kiểm tra, được  hưởng lợi) trong quá trình đẩy mạnh XDNTM dưới sự  lãnh đạo  của Đảng và quản lý của Nhà nước.   Luận án cũng khẳng định vai trò quản lý, chỉ  đạo, điều hành đặc  biệt quan trọng của chính quyền Nhà nước các cấp trên địa bàn  tỉnh (dưới sự  lãnh đạo của Đảng) thông qua cung cấp các dịch vụ  hành   chính   công   cho   đẩy   mạnh   XDNTM:   dẫn   dắt,   thu   hút   các  nguồn lực, tổ  chức, quản lý, tạo môi trường pháp lý cho các tác  nhân liên quan tham gia vào quá trình đẩy mạnh XDNTM. Luận án lý luận hóa mối quan hệ  giữa sự  hài lòng của người dân  với đẩy mạnh XDNTM, đồng thời luận án thực hiện khảo sát sự  hài lòng của người dân với chương trình XDNTM trên địa bàn tỉnh  Thái Nguyên – Đây là một kênh đánh giá ngoài mang tính khách  quan của đối tượng thụ  hưởng.   Đánh giá của người dân về  quá  trình đẩy mạnh XDNTM (có hài lòng hay không?) và kết quả  đẩy   mạnh XDNTM (đạt tới mức nào với từng nội dung, thông qua 19  tiêu chí?) là đánh giá khách quan nhất, có độ tin cậy cao bởi từ cách  nhìn đa chiều của người dân trong quá trình đẩy mạnh XDNTM  (chủ  thể, người đóng góp nguồn lực, người tham gia hoạch định,   người thực hiện, người kiểm tra, giám sát, và người hưởng thụ).   Bởi vậy, mức độ đánh giá của họ (sự hài lòng) phản ánh đúng đắn   nhất sự hợp lý của quá trình đẩy mạnh XDNTM và sự  thành công   của XDNTM ở địa phương. Về thực tiễn Luận án góp phần đánh giá thực trạng XDNTM thông qua  số  liệu thứ cấp về  kết quả XDNTM và thông tin sơ  cấp khảo sát  từ  ý kiến đánh giá  của người  dân khu vực  nông thôn tỉnh Thái 
  11. 7 Nguyên: (i) ý kiến đánh giá về  kết quả  thực hiện tiêu chí; (ii) ý  kiến đánh giá về sự tham gia của người dân trong XDNTM; (iii) ý   kiến đánh giá dịch vụ  hành chính công của cơ  quan chính quyền;   (iv) ý kiến về tổng thể triển khai thực hiện Chương trình XDNTM.  Luận án xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng đến sự  hài lòng của người dân với tiến trình đẩy mạnh XDNTM trên các   khía cạnh chính: đặc điểm của người dân, sự  tham gia, và chất   lượng phục vụ của cơ quan chính quyền.  Dựa trên các kết quả thu được từ  nghiên cứu, Luận án đề  xuất một số giải pháp để  đẩy mạnh XDNTM  ở tỉnh Thái Nguyên  trong giai đoạn 2021­2025.  Các giải pháp này được kỳ vọng là tài   liệu tham khảo hữu ích cho tỉnh Thái Nguyên và các địa phương có  điều   kiện   tương   tự   trong   công   cuộc   đẩy   mạnh   XDNTM,   hoàn  thành các mục tiêu của Chương trình XDNTM .5. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án bao gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về đẩy mạnh   XDNTM Chương 2: Cơ  sở  lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về  đẩy  mạnh xây dựng nông thôn mới. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Thực trạng đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới  ở  tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010­2019 Chương 5: Giải pháp tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn  mới giai đoạn 2021 ­ 2025. Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU  VỀ ĐẨY MẠNH XDNTM 1.1. Tổng quan các công trình đã nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu về  Huy động và sử  dụng các nguồn lực cho   xây dựng nông thôn mới
  12. 8 Nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới Nguồn lực đất đai và lao động trong xây dựng nông thôn mới 1.1.2. Nghiên cứu về Sinh kế cho lao động trong xây dựng nông   thôn mới  Nghiên cứu về sinh kế của thanh niên trong XDNTM Tính tổn thương về  sinh kế  của người lao động di cư  nông   thôn Các yếu tố   ảnh hưởng tới khả  năng tìm việc làm của người   lao động nông thôn 1.1.3. Nghiên cứu về  Đánh giá tổng kết các kết quả  xây dựng   nông thôn mới theo bộ tiêu chí nông thôn mới 1.1.4. Nghiên cứu về Vai trò của cộng đồng trong việc tham gia   xây dựng nông thôn mới 1.1.5. Nghiên cứu về  đánh giá sự  hài lòng của người dân với   Chương trình xây dựng nông thôn mới  1.1.6. Một số hướng khác trong nghiên cứu XDNTM 1.1.7.   Các   phương   pháp   nghiên   cứu   đã   được   sử   dụng   trong   nghiên cứu xây dựng nông thôn mới  1.2. Đánh giá chung các kết quả  nghiên cứu có thể  kế  thừa và   xác định khoảng trống nghiên cứu 1.2.1. Đánh giá chung các kết quả nghiên cứu có thể kế thừa 1.2.2. Xác định khoảng trống nghiên cứu  Nội dung vấn đề nghiên cứu Lý thuyết nghiên cứu  Phương pháp nghiên cứu TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương 1 của Luận án đã làm rõ một số nội dung cơ bản như:  tổng quan các công trình nghiên cứu về các nội dung liên quan đến   hướng nghiên cứu của luận án, bao gồm: (i) Các công trình nghiên  
  13. 9 cứu về huy động và sử dụng các nguồn lực cho XDNTM; (ii) Vấn   đề  sinh kế  cho lao động trong XDNTM; (iii) Các nghiên cứu đánh  giá tổng kết các kết quả  XDNTM theo bộ  tiêu chí NTM; (iv) Vai   trò về  sự  tham gia của cộng đồng trong XDNTM; (v) Đánh giá ý  kiến của người dân về thực hiện Chương trình XDNTM và một số  các hướng nghiên cứu khác.  Kết quả từ tổng quan nghiên cứu cho thấy nhiều nhà khoa học   đã thực hiện đánh giá thực trạng XDNTM từ  đó đề  xuất các biện  pháp để đẩy mạnh XDNTM. Song, cho đến nay hầu hết các nghiên  cứu đều sử dụng phương pháp lý luận, hoặc đánh giá chỉ dựa trên  số  liệu thứ  cấp, chưa có nghiên cứu nào thực hiện đánh giá thực   trạng XDNTM dựa trên cả  thông tin sơ  cấp và thứ  cấp. Cụ  thể,   chưa có nghiên cứu nào thực hiện lấy ý kiến của người dân về  Chương trình XDNTM  ở  tỉnh Thái Nguyên, xác định các nhân tố  ảnh hưởng đến thực hiện Chương trình XDNTM dựa trên nhân tố  đặc điểm cá nhân, sự  tham gia của người dân, chất lượng dịch vụ  hành chính công của cơ quan chính quyền. Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC  TIỄN VỀ ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 2.1. Cơ sở lý luận về XDNTM 2.1.1. Một số khái niệm 2.1.1.1. Nông thôn 2.1.1.2 Xây dựng nông thôn mới
  14. 10 2.1.2. Nội dung của XDNTM 2.1.2.1. Đặc trưng của XDNTM 2.1.2.2. Nguyên tắc XDNTM 2.1.2.3. Các hoạt động chủ yếu thực hiện trong XDNTM 2.1.3. Tiêu chí đạt chuẩn NTM  2.1.3.1. Cấp xã 2.1.3.1. Tiêu chí huyện, tỉnh đạt chuẩn/hoàn thành XDNTM 2.2. Lý luận về đẩy mạnh XDNTM 2.2.1. Khái niệm, vai trò đẩy mạnh XDNTM 2.2.1.1. Khái niệm Đẩy mạnh XDNTM do vậy, có thể được hiểu là XDNTM một  cách nhanh chóng hơn, với cường độ cao hơn, chủ động và tích cực  hơn để hoàn thành sớm hơn, tốt hơn các mục tiêu XDNTM đã đề ra  trong một giai đoạn xác định. Vì thế, nội dung, các tiêu chí đo lường,   các nhân tố ảnh hưởng đẩy mạnh XDNTM cũng chính là nội dung,  các tiêu chí đo lường và các nhân tố ảnh hưởng đến XDNTM nhưng  mang hàm ý làm cho quá trình XDNTM được khẩn trương, mạnh   mẽ hơn, có kết quả, hiệu quả cao hơn. 2.2.1.2. Vai trò của đẩy mạnh XDNTM 2.2.2. Nội dung của đẩy mạnh XDNTM Hoàn thiện cơ chế chính sách; Hoàn thiện tổ  chức bộ  máy chỉ  đạo các cấp và đổi mới hoạt   động của các cơ quan Nhà nước các cấp trong phục vụ XDNTM. Đẩy mạnh tuyên truyền. Tăng cường thu hút các nguồn lực. Đẩy mạnh sự tham gia của người dân. Đẩy nhanh việc tổ  chức thực hiện các kế  hoạch, các dự  án   thuộc CTXDNTM. Thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình XDNTM. Sơ  kết, tổng kết, rút kinh nghiệm.  2.2.3. Sự  tham gia của các   bên liên quan đến đẩy mạnh XDNTM
  15. 11 2.2.3. Sự tham gia của các bên liên quan đến đầy mạnh XDNTM 2.2.3.1. Người dân 2.2.3.2. Nhà nước 2.2.3.3. Doanh nghiệp 2.2.3.4. Ngân hàng 2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới đẩy mạnh XDNTM 2.2.4.1. Xuất phát điểm của địa phương 2.2.4.2. Nhận thức của người dân 2.2.4.3. Sự tham gia của người dân 2.2.4.4. Vai trò của chính quyền địa phương và các tổ  chức chính   trị xã hội 2.2.4.5. Sự tham gia của các nguồn lực bên ngoài 2.2.5. Quan hệ  giữa đẩy mạnh XDNTM và đánh giá của người   dân về quá trình và kết quả đẩy mạnh XDNTM Hình 2. 1. Quan hệ giữa xây dựng NTM và sự đánh giá của  người dân về quá trình và kết quả đẩy mạnh XDNTM Nguồn: Tác giả tổng hợp và xây dựng 2.3. Kinh nghiệm thực tiễn 2.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 2.3.1.1. Xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc 2.3.1.2. Xây dựng nông thôn mới ở Nhật Bản 2.3.1.3. Xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc 2.3.2. Kinh nghiệm thực tiến về đẩy mạnh XDNTM của một số   địa phương trong nước 2.3.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định 2.3.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh
  16. 12 2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Thái Nguyên TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Chương 2 của Luận án trình bày các nội dung cơ bản sau:  (i) Cơ  sở lý luận về XDNTM: khái niệm, nội dung và tiêu chí đạt   chuẩn NTM.  (ii) Lý luận về đẩy mạnh XDNTM: Khái niệm, vai trò, nội dung,  các nhân tố   ảnh hưởng tới đẩy mạnh XDNTM và quan hệ  giữa  đẩy mạnh XDNTM và đánh giá của người dân về quá trình và kết  quả đẩy mạnh XDNTM. (iii) Các kinh nghiệm XDNTM trên thế  giới như  của Trung Quốc,   Nhật   Bản,   Hàn   Quốc   và   kinh   nghiệm   XDNTM   ở   Nam   Định,  Quảng Ninh để  từ  đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái   Nguyên.
  17. 13 Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Câu hỏi nghiên cứu và khung phân tích 3.1.1. Câu hỏi nghiên cứu (1) Đẩy mạnh XDNTM là gì? Nội dung của đẩy mạnh XDNTM?  Các nhân tố nào ảnh hưởng đến đẩy mạnh XDNTM? (2) Công tác triển khai đẩy mạnh XDNTM  ở tỉnh Thái Nguyên đã  thực hiện như  thế  nào? Kết quả  đẩy mạnh XDNTM hiện nay ra   sao?  (3) Những yếu tố   ảnh hưởng đến quá trình và kết quả  XDNTM   theo mức độ đánh giá những nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các  nhân tố  đó tới sự  hài lòng của người dân về  chương trình đẩy  mạnh XDNTM? (4) Những giải pháp nào có thể  thực hiện để  tiếp tục đẩy mạnh   XDNTM ở tỉnh Thái Nguyên? 3.1.2 Khung phân tích 3.1.2.1. Khung phân tích đẩy mạnh XDNTM  Hình 3. 1. Khung phân tích đẩy mạnh XDNTM
  18. 14 3.1.2.2. Khung nghiên cứu các yếu tố   ảnh hưởng tới sự  hài lòng   của người dân về  quá trình và kết quả  đẩy mạnh XDNTM  ở  tỉnh   Thái Nguyên Hình 3. 2. Khung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài   lòng của người dân về đẩy mạnh XDNTM Nguồn: Tác giả tổng hợp và xây dựng 3.2. Phương pháp tiếp cận  3.2.1. Tiếp cận hệ thống 3.2.2. Tiếp cận có sự tham gia 3.3. Phương pháp nghiên cứu  3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 3.3.1.1. Dữ liệu thứ cấp 3.3.1.2. Dữ liệu sơ cấp ­   Phương   pháp   phỏng   vấn   sâu   (in­depth   interview   with   key   informants) ­ Phương pháp khảo sát Chọn điểm nghiên cứu Chọn mẫu khảo sát Quy mô mẫu khảo sát Nội dung điều tra Phiếu điều tra (phỏng vấn cấu trúc) được thiết kế  với bố  cục   là: Phần 1: Thông tin chung Phần 2: Ý kiến của người dân về  mức độ  được tham gia của  người dân với Chương trình XDNTM, về chất lượng dịch vụ hành  chính công (cơ  quan chính quyền), và về  kết quả  Chương trình 
  19. 15 XDNTM Các nội dung thuộc phần 2 được đo lường bằng thang đo Likert  5 mức độ, từ 1­ Hoàn toàn không đồng ý, 2­ Không đồng ý, 3­Trung   lập/Phân vân, 4­ Đồng ý và 50­Hoàn toàn đồng ý. Phần 3: Đánh giá của người dân được thể  hiện bằng lựa chọn   cuối cùng của người dân: hài lòng hay không hài lòng về  quá trình  XDNTM nói chung.  3.3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin  3.3.2.1. Tổng hợp và xử lý dữ liệu sơ cấp 3.3.2.2. Tổng hợp và xử lý dữ liệu thứ cấp  3.3.2.3. Bảng thống kê 3.3.3. Phương pháp phân tích thông tin  3.3.3.1. Phương pháp nghiên cứu tại bàn 3.3.3.2. Phương pháp thống kê mô tả 3.3.3.3. Phương pháp so sánh 3.3.3.4. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá và phương pháp   hồi quy  3.3.4. Thang đo và các giả thuyết nghiên cứu  3.3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu  3.3.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quá trình đẩy mạnh XDNTM 3.3.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả đẩy mạnh XDNTM 3.3.5.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ hài lòng của người dân về  quá trình và kết quả thực hiện Chương trình đẩy mạnh XDNTM TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Trong Chương 3, Luận án đã trình bày các nội dung cơ  bản bao  gồm: (i) Phương pháp thu thập: Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu  bao gồm các dữ liệu sơ cấp và thứ  cấp. Dữ  liệu sơ  cấp được thu  thập thông qua phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp khảo  sát bảng hỏi. Phỏng vấn sâu được tiến hành đối với 30 đối tượng  
  20. 16 là lãnh đạo cấp tỉnh, huyện, xã và những người dân điển hình, có  am hiểu tốt về quá trình và kết quả XDNTM. Phỏng vấn sâu nhằm   tìm hiểu các nhân tố  tác động đến đẩy mạnh XDNTM, bên cạnh  đó, dữ  liệu thu thập được từ  các cuộc phỏng vấn sâu cũng cung  cấp thông tin về  các nhân tố  có khả  năng  ảnh hưởng tới ý kiến  đánh giá của người dân tới đẩy mạnh XDNTM. (ii) Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên đơn   giản, với quy mô mẫu sử dụng là 384 quan sát trên địa bàn 4 huyện   đại diện cho 4 khu vực địa lý của tỉnh Thái Nguyên.  (iii) Phương pháp phân tích dữ liệu: Luận án sử dụng phương pháp  thống kê mô tả  để  mô tả  thực trạng đẩy mạnh XDNTM trên địa   bàn tỉnh Thái Nguyên và đánh giá ý kiến của người dân về kết quả  thực hiện các tiêu chí XDNTM, Luận án sử  dụng phương pháp  phân tích nhân tố khám phá (EFA) để thực hiện, đồng thời Luận án  sử  dụng phương pháp hồi quy binary logistic  ảnh hưởng của các  nhân tố  tới sự  hài lòng của người dân về  quá trình và kết quả  XDNTM.  (iv) Thang đo nghiên cứu và các giả  thuyết nghiên cứu về  sự  tác  động của các biến tới sự hài lòng của người dân đã được thống kê  mô tả  cùng căn cứ  lựa chọn biến, và giả  thuyết về  chiều hướng   tác động.  (v) Hệ  thống chỉ  tiêu nghiên cứu được sử  dụng trong luận án để  đánh giá hoạt động đẩy mạnh XDNTM.   (vi) Dữ liệu khảo sát 384 hộ được mô tả với các đặc điểm chung   trên tổng thể quy mô mẫu và phân chia thành hai nhóm hộ hài lòng  và không hài lòng với chương trình XDNTM.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2