Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp tưới nước mặn kết hợp bón đạm và hỗ trợ dinh dưỡng để cải thiện sinh trưởng cây lúa trên đất nhiễm mặn
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm xác định giai đoạn cây lúa mẫn cảm nhất khi bị nhiễm mặn; Khảo sát ảnh hưởng của dinh dưỡng bổ sung cải thiện sinh trưởng cây lúa khi tưới mặn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp tưới nước mặn kết hợp bón đạm và hỗ trợ dinh dưỡng để cải thiện sinh trưởng cây lúa trên đất nhiễm mặn
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Khoa học Cây trồng Mã số: 62620110 NGUYỄN VĂN BO NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP TƯỚI NƯỚC MẶN KẾT HỢP BÓN ĐẠM VÀ HỖ TRỢ DINH DƯỠNG ĐỂ CẢI THIỆN SINH TRƯỞNG CÂY LÚA TRÊN ĐẤT NHIỄM MẶN Cần Thơ - 2018
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ VĂN BÉ Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường Họp tại:……………………………………, Trường Đại học Cần Thơ Vào lúc ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm ….. Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam
- DANH MỤC LIỆT KÊ CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ Các bài báo đăng trên tạp chí: 1. Nguyễn Văn Bo, Cao Nguyễn Nguyên Khanh, Lê Văn Bé, Nguyễn Quốc Khương và Ngô Ngọc Hưng (2014), Ảnh hưởng của KNO3, brassinosteroid và CaO lên sinh trưởng của cây lúa dưới điều kiện tưới mặn, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp, tập 3/2014, trang 15 - 22. 2. Nguyễn Văn Bo, Kiều Tấn Nhựt, Lê Văn Bé và Ngô Ngọc Hưng (2016), Ảnh hưởng của các giai đoạn tưới mặn đến sinh trưởng và năng suất của 4 giống lúa trong điều kiện nhà lưới, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp, tập 4/2016, trang 54 - 60.
- CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Xâm nhập mặn diễn biến ngày càng phức tạp tại các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm: Trà Vinh, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau,... Từ năm 2013 - 2017, độ mặn trên các cửa sông có xu hướng gia tăng và xâm nhập ngày càng sâu vào nội đồng. Cụ thể, năm 2013-2016 có độ mặn trung bình dao động từ 14,4 - 20,5‰ trên các cửa sông, năm 2017 có độ mặn 16,2‰ (Trung tâm Khí tương Thủy văn Trung ương, 2016). Diện tích lúa bị thiệt hại do xâm nhập mặn cũng tăng lên qua các năm. Vụ Mùa và Thu Đông năm 2015, có 90.000 ha lúa bị ảnh hưởng đến năng suất, trong đó thiệt hại nặng khoảng 50.000 ha (Kiên Giang 34.000 ha, Sóc Trăng 6.300 ha, Bạc Liêu 5.800 ha,…). Vụ Đông Xuân 2015 - 2016, có 139.000 ha lúa bị ảnh hưởng nặng đến năng suất (Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, 2016). Các tỉnh ven biển có diện tích lúa vụ Hè Thu thường phụ thuộc nước trời vào đầu vụ. Gieo sạ vào khoảng cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 dương lịch là thời điểm lượng mưa còn thấp. Cây lúa thường thiếu nước vào giai đoạn mạ và đẻ nhánh. Để cứu lúa, nông dân phải sử dụng nước lợ trong các kênh để tưới. Có những năm độ mặn trong nước kênh không cao (< 2‰) thì ít ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cây lúa. Ngược lại, năm 2016 do xâm nhập mặn nặng và sâu nên độ mặn trong nước kênh cao thì cây lúa bị chết. Theo Tanwar (2003), cây lúa có khả năng chịu được độ mặn với EC bằng 3,0 mS/cm trong đất và 2,0 mS/cm của nước tưới. Hơn nữa, cây lúa có khả năng chịu mặn phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng. Giai đoạn mạ, đẻ nhánh và tượng khối sơ khởi thì rất mẫn cảm (Lauchli and Grattan, 2007). Ngược lại, giai đoạn trổ bông và chín thì cây lúa ít mẫn cảm hơn (Khan et al., 1997). Một số nghiên cứu chứng tỏ sử dụng các chất như: CaO, KNO3, brassinolide, n-triacontanol,… giúp tăng cường tính chịu mặn, cải thiện tốt sinh trưởng cây lúa trong điều kiện bất lợi. Bón vôi có chứa lượng Ca2+ cao giúp cải thiện hàm lượng Na+ trao đổi trên đất nhiễm mặn, vì Ca2+ có thể thay thế Na+ trao đổi trên phức hệ hấp thu (Makoi and Verplancke, 2010). Mặt khác, cung cấp Ca2+ giúp giảm nhẹ ảnh hưởng bất lợi của Na+ trên cây trồng (Aslam et al., 2000). Theo Herman Lips et al. (1990), sử dụng KNO3 nồng độ 600 ppm đã ngăn cản sự tích lũy Cl- trong thân. Cây lúa được cung cấp KNO3 tích lũy Cl- ít hơn so với cây không xử lý KNO3 trong điều kiện mặn cao. Sự hiện diện của KNO3 ngăn cản hiệu quả sự hấp thu Na+ vào trong cây. Bên cạnh KNO3 1
- thì brassinolide cũng có vai trò quan trọng đối với khả năng chịu mặn. Anuradha and Rao (2003), cho rằng brassinolide loại bỏ ảnh hưởng của mặn lên các sắc tố và kích thích sinh trưởng, thúc đẩy tích lũy proline trong cây (Tania Das and Shukla, 2011). Ngoài ra, phun n-Triacontanol lúc tượng khối sơ khởi cải thiện hiệu quả chiều cao cây, nồng độ đạm (N) trong lá cờ ở giai đoạn trổ và vào chắc dẫn đến tăng năng suất hạt (Pandey et al., 2001). Sử dụng n-triacontanol ở các liều lượng khác nhau đều làm tăng chiều dài bông, số hạt chắc trên bông và năng suất hạt (Pal et al., 2009). Đất nhiễm mặn ức chế sự phát triển của cây lúa do Na+ và Cl- cao làm giảm sự hấp thu NO3- (Greenway and Munns, 1980). Do đó, bón đạm N với liều lượng hợp lý có ý nghĩa quan trọng đối với cây lúa ở điều kiện mặn. Theo Awan et al. (2003), năng suất của giống lúa PB-95 đạt tối đa khi sử dụng 120 kg N/ha trên đất mặn có ECe 4,72 mS/cm, sử dụng phân N liều lượng 137,5 kg/ha đạt được năng suất tối đa trên đất mặn có ECe 11,4 mS/cm (Mehdi et al., 2008). Để giúp cho cây lúa giảm thiệt hại do tưới nước mặn, đề tài “Nghiên cứu biện pháp tưới nước mặn kết hợp bón đạm và hỗ trợ dinh dưỡng để cải thiện sinh trưởng cây lúa trên đất nhiễm mặn” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu của luận án (i) Xác định giai đoạn cây lúa mẫn cảm nhất khi bị nhiễm mặn; (ii) Khảo sát ảnh hưởng của dinh dưỡng bổ sung cải thiện sinh trưởng cây lúa khi tưới mặn. 1.3 Những đóng góp mới của luận án Tưới nước nhiễm mặn cho cây lúa trong thực tế sản xuất lúa hiện nay là việc làm bắt buộc nhưng không mong muốn. Giai đoạn 10-20 NSKS là giai đoạn cây lúa mẫn cảm với mặn nhiều nhất. Đây là giai đoạn lúa đẻ nhánh do đó mặn làm giảm số chồi, khả năng phục hồi của cây lúa chậm dẫn đến năng suất thấp. Trước khi tưới mặn cung cấp các chất CaO, KNO3, n-Triacontanol, Brassinolide và Kumate kali để năng suất lúa không giảm hoặc giảm ít. Đây là tính mới và sáng tạo của đề tài. 1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài * Ý nghĩa khoa học: Khi tưới nước mặn vào mà không can thiệp dinh dưỡng thì sinh trưởng và năng suất lúa giảm. Sử dụng các chất dinh dưỡng thì năng suất lúa cao hơn từ 43,7-62,2% trong điều kiện nhà lưới, đối với điều kiện ngoài đồng năng suất lúa cao hơn từ 17,8-26,1% so với đối chứng. Bổ sung các chất CaO, 2
- KNO3, n-Triacontanol, Brassinolide và Humate kali cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây lúa khi bị sốc mặn; Ca2+, K+, KNO3- hạn chế hấp thu Na+ và Cl- vào trong cây, giúp cân bằng dinh dưỡng, điều chỉnh thẩm thấu bên trong tế bào để gia tăng hút nước, tăng cường khả năng chống chịu mặn. * Ý nghĩa thực tiễn: Cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa trước khi tưới nước nhiễm mặn là việclàm dễ thực hiện. Có thể áp dụng được vào thực tiễn sản xuất giúp nông dân giảm thiểu rủi ro do mặn gây ra. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Vật liệu thí nghiệm 2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 2.1.1.1 Thời gian Các thí nghiệm được thực hiện từ tháng 02/2014 đến tháng 9/2016. 2.1.1.2 Địa điểm thí nghiệm Thí nghiệm 1 và 2 thực hiện tại nhà lưới của Bộ môn Khoa học đất, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm 3 được thực hiện ngoài đồng trên đất canh tác lúa ở ấp Phú Thứ, xã Phú Hữu, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Thí nghiệm 4 và 5 được thực hiện ngoài đồng tại ấp 9, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. 2.1.2 Vật liệu thí nghiệm 2.1.2.1 Vật liệu Giống lúa: Pokkali (kháng mặn), IR 28 (nhiễm mặn), OM 5451 và IR 50404. Mẫu đất: Đất trồng lúa thí nghiệm 1 được thu thập tại ấp 9, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Đất trồng lúa thí nghiệm 2 được thu thập tại Ấp Phú Thứ, xã Phú Hữu, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Đất thí nghiệm nhà lưới lấy ở độ sâu từ 0 - 20 cm, phơi khô tự nhiên trong không khí, sau đó cho đất vào chậu với trọng lượng 5 kg đất/chậu. Nước mặn: Sử dụng nước mặn tưới cho lúa ngoài đồng từ nguồn nước sông nhiễm mặn tại ấp 9, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. 2.1.2.2 Dụng cụ - Chậu trồng lúa: Chậu nhựa PVC màu đen, có đường kính 30 cm, chiều cao 35 cm. 3
- - Máy so màu: HITACHI-Polarized Zeeman 180-70. - Máy đọc ẩm độ (Riceter M411), cân điện tử Starius có độ chính xác 0,001 g, kính hiển vi Huỳnh quang Olympus. 2.2 Phương pháp thí nghiệm 2.2.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của các giai đoạn tưới mặn đến sinh trưởng và năng suất của 4 giống lúa trong điều kiện nhà lưới 2.2.1.1 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên hai nhân tố. Nhân tố A là bốn giai đoạn tưới mặn, nhân tố B là bốn loại giống. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 5 lần, số đơn vị thí nghiệm là 80 chậu. Đất thí nghiệm được ngâm nước 15 ngày thì tiến hành trồng lúa, mỗi chậu trồng 5 cây lúa giống OM5451. Các nghiệm thức này được trình bày ở Bảng 2.1. Bảng 2.1: Bố trí các nghiệm thức trong nhà lưới Các giai đoạn tưới mặn (A) Giống lúa (B) Không tưới 10-20 và 45-60 10-20 NSKS 45-60 NSKS mặn NSKS Pokkali NT 1 NT 5 NT 9 NT 13 IR28 NT 2 NT 6 NT 10 NT 14 OM 5451 NT 3 NT 7 NT 11 NT 15 IR 50404 NT 4 NT 8 NT 12 NT 16 Ghi chú: NT_nghiệm thức, NSKS_ngày sau khi sạ Trong đó: Nghiệm thức không tưới mặn được tưới bằng nước sinh hoạt suốt vụ. Nghiệm thức tưới mặn giai đoạn 10-20 NSKS và 45-60 NSKS là tưới 1.000 ml nước muối nồng độ 4‰ cho mỗi chậu và duy trì mực nước 2 cm so với mặt đất trong suốt giai đoạn này. Sau 20 ngày (giai đoạn 10-20 NSKS) và 60 ngày (giai đoạn 45-60 NSKS), xả nước mặn ra và tưới nước máy vào chậu. Nghiệm thức tưới mặn 2 lần vào giai đoạn 10-20 NSKS và 45-60 NSKS là kết hợp của hai nghiệm thức tưới ở 2 thời điểm 10-20 NSKS và 45-60 NSKS. 2.2.1.2 Chỉ tiêu theo dõi Ghi nhận chiều cao cây và đếm số chồi lúc 20, 45, 60 NSKS; phân tích proline lúc 20, 50, 65 NSKS; quan sát sự hình thành suberin trong rễ lúa giai đoạn 20 NSKS. Thu thập các chỉ tiêu thành phần năng suất và năng suất lúa. Chỉ tiêu hóa học đất: Đo ECe, pH và phân tích các chỉ tiêu đất cuối vụ. 4
- 2.2.2Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của Canxi oxít (CaO), KNO3, n- Triacontanol, Brassinolide và HumateKali đến sinh trưởng và năng suất lúa nhà lưới trong điều kiện tưới mặn 4‰ NaCl vào giai đoạn 10-20 ngày sau khi sạ 2.2.2.1 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố có 9 nghiệm thức với 4 lần lập lại, mỗi lần lặp lại bằng 1 chậu, quan sát 3 cây/chậu, giống lúa thí nghiệm OM5451. Số đơn vị thí nghiệm là 36 chậu (Bảng 2.2). Bảng 2.2: Các nghiệm thức trong thí nghiệm nhà lưới Nghiệm thức Cách xử lý Liều lượng Nghiệm thức 1 Đối chứng (không xử lý) Nghiệm thức 2 Phun KNO3 10 g/lít Nghiệm thức 3 Bón Humate Kali 60% 50 kg/ha Nghiệm thức 4 Bón Canxi oxít (CaO) 1 tấn/ha Nghiệm thức 5 Phun n-Triacontanol 0,825ppm Nghiệm thức 6 Phun n-Triacontanol gấp đôi 1,65 ppm Nghiệm thức 7 Bón Humate Kali 60%, 50 kg/ha Phun n-Triacontanol gấp đôi 1,65 ppm Nghiệm thức 8 Bón Canxi oxít (CaO) 1 tấn/ha Phun n-Triacontanol gấp đôi 1,65 ppm Nghiệm thức 9 Phun Brassinolide 1,6 g/lít Tất cả lượng phân dạng bón (CaO và Humate Kali) được bón lót trước khi gieo lúa 3 ngày. Tưới nước ngọt bình thường cho đến 3 ngày trước khi tưới mặn đổ hết nước ngọt trong chậu ra, mặt đất trở nên khô (ẩm độ 60%). Tiến hành xử lý KNO3, n-Triacontanol, Brassinolide theo các nghiệm thức trên trước khi tưới mặn 1 ngày. Sau khi lúa được gieo10 ngày thì tưới mặn 4‰ NaCl pha sẵn, lượng nước tưới 1.000 ml/chậu. Duy trì nước mặn trong thời gian 10 ngày sau đó tưới nước ngọt trở lại. 2.2.2.2 Chỉ tiêu theo dõi Đất (đo pH, ECe); chiều cao cây, số chồi; phân tích nồng độ proline; thu thập các thành phần năng suất và năng suất lúa. 5
- 2.2.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của Canxi oxít (CaO), KNO3, n- Triacontanol, Brassinolide và Humate Kali đến sinh trưởng và năng suất lúa tưới mặn 4‰ NaCl trong điều kiện ngoài đồng tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng 2.2.3.1 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 7 nghiệm thức và 3 lần lặp lại, có 21 đơn vị thí nghiệm. Diện tích mỗi lô thí nghiệm là 4 m x 8 m = 32 m2 (Bảng 2.3). Bảng 2.3: Các nghiệm thức trong thí nghiệm ngoài đồng Nghiệm thức Cách xử lý Liều lượng Nghiệm thức 1 Đối chứng (không xử lý) Nghiệm thức 2 Phun KNO3 10 g/lít Nghiệm thức 3 Bón Humate Kali 60%, 50 kg/ha Nghiệm thức 4 Bón vôi đá (CaO) 1 tấn/ha Nghiệm thức 5 Phun n-Triacontanol 0,825ppm Bón oxit canxi (CaO) 1 tấn/ha Nghiệm thức 6 Phun n-Triacontanol gấp đôi 1,65 ppm Nghiệm thức 7 Phun Brassinolide 1,6 g/lít Chọn đất ruộng bị xâm nhập mặn thường xuyên trong mùa khô tại ấp Phú Thứ, xã Phú Hữu, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng để bố trí thí nghiệm. Thí nghiệm sử dụng giống lúa OM5451, lượng giống gieo sạ 120 kg/ha. Tất cả lượng phân bón (CaO và Humate Kali) bón lót trước khi sạ 3 ngày. Tưới nước ngọt bình thường cho đến 3 ngày trước khi tưới mặn thì rút khô nước trong ruộng, lúc này đất trở nên khô nứt (ẩm độ 60%). Tiến hành xử lý KNO3, n-Triacontanol, Brassinolide trước khi tưới mặn 1 ngày theo các nghiệm thức trên. Sau khi lúa được gieo10 ngày thì tưới mặn 4‰ NaCl, duy trì nước mặn trong thời gian 10 ngày sau đó tưới nước ngọt trở lại. 2.2.3.2 Chỉ tiêu theo dõi Đất (đo pH, ECe); chiều cao cây, số chồi; phân tích nồng độ proline sau khi ngưng tưới nước mặn10 ngày; thu thập các chỉ tiêu thành phần năng suất và năng suất lúa. 2.2.4 Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của Canxi oxít (CaO), KNO3, n- Triacontanol, Brassinolide và Humate Kali đến sinh trưởng và năng suất lúa trên đất nhiễm mặn tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang 2.2.4.1 Bố trí thí nghiệm 6
- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố, 9 nghiệm thức với 4 lần lặp lại, số đơn vị thí nghiệm bằng 36 ô. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 4 m x 8 m = 32 m2, diện tích của toàn khu thí nghiệm 1.500 m2 (Bảng 2.4). Thí nghiệm sử dụng giống lúa OM5451, lượng giống gieo sạ 120 kg/ha. Bảng 2.4: Các nghiệm thức trong thí nghiệm Nghiệm thức Cách xử lý Liều lượng Nghiệm thức 1 Đối chứng (Không xử lý) Nghiệm thức 2 PhunKNO3 10 g/lít nước Nghiệm thức 3 Phun Brassinolide 1,6 g/lít nước Nghiệm thức 4 Bón CaO 1 tấn/ha Nghiệm thức 5 Phun n-Triacontanol 0,825ppm Nghiệm thức 6 Bón CaO 1 tấn/ha Phun KNO3 10 g/lít nước Nghiệm thức 7 Bón CaO 1 tấn/ha Phun Brassinolide 1,6 g/lít nước Nghiệm thức 8 Bón CaO 1 tấn/ha Phun KNO3 10 g/lít nước Phun Brassinolide 1,6 g/lít nước Nghiệm thức 9 Bón Humate Kali 50 kg/ha Trong đó, các chất dạng phun KNO3, n-Triacontanol, Brassinolide phun 2 lần vào 4 và 15 ngày sau khi sạ (xử lý trước khi tưới mặn 1 ngày), phun ướt đều lên toàn bộ lá lúa. Các chất dạng bón CaO và Humate Kali bón lót đầu vụ lúc 3 ngày trước khi sạ. 3.2.4.2 Chỉ tiêu theo dõi Ghi nhận chiều cao cây và đếm số chồi lúc 20, 45, 65 NSKS và khi thu hoạch. Phân tích nồng độ proline vào lúc 20, 50, 65 NSKS. Phân tích proline theo phương pháp Ninhydrin reagent của Bates et al. (1973). Thu thập chỉ tiêu các thành phần năng suất và năng suất lúa thực tế (mẫu). 2.2.5 Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm và chế độ tưới lên sinh trưởng và năng suất lúa trên đất nhiễm mặn tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang 2.2.5.1 Bố trí thí nghiệm 7
- Thí nghiệm được bố trí ngoài đồng theo thể thức lô phụ với hai nhân tố. Có tất cả 9 nghiệm thức với 4 lần lặp lại, mỗi lặp lại là một ô có diện tích 32 m2. Số đơn vị thí nghiệm là 36 ô, diện tích của toàn khu thí nghiệm 1.500 m2 (Bảng 2.5). Giống lúa OM5451 được sử dụng trong thí nghiệm. Bảng 2.5: Mô tả các nghiệm thức trong thí nghiệm Liều lượng Mực nước ruộng phân đạm Khô-tưới ngập 5 Khô nứt chân chim-tưới Giữ ngập liên (kg/ha) cm ngập 5 cm tục sâu 5 cm 0 NT 1 NT 4 NT 7 80 NT 2 NT 5 NT 8 120 NT 3 NT 6 NT 9 Ghi chú: NT_nghiệm thức (từ 1 đến 9) Ruộng sau khi được cày xới kỹ, san phẳng thì tiến hành đắp bờ và phân ô. Tiến hành sạ lúa với lượng giống 120 kg/ha. Cây lúa được chăm sóc tương tự nhau giữa các nghiệm thức. Lượng phân bón sử dụng là (0, 80, 120)N - 60P2O5 - 30K2O. Liều lượng phân đạm 80 kg/ha được sử dụng theo công thức phân bón khuyến cáo cho vụ Hè Thu của ngành Nông nghiệp tại địa phương. 2.2.5.2 Chỉ tiêu theo dõi Đất (đo ECe, pH); nước (đo EC, pH); chiều cao cây, số chồi; thu thập chỉ tiêu các thành phần năng suất và năng suất lúa. 2.2.6 Phương pháp xử lý số liệu Đánh giá kết quả thông qua xử lý số liệu bằng Microsoft Excel và phân tích thống kê với kiểm định DUNCAN bằng phần mềm xử lý thống kê SPSS. 8
- CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Ảnh hưởng của các giai đoạn tưới mặn đến sinh trưởng và năng suất của 4 giống lúa trong điều kiện nhà lưới 3.1.1 Độ dẫn điện trong đất qua các giai đoạn tưới mặn Độ dẫn điện qua các giai đoạn tưới mặn thể hiện ở Bảng 3.1 cho thấy có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% giữa nghiệm thức tưới mặn một lần, tưới hai lần so với đối chứng. Trị số ECe trung bình trong trường hợp tưới mặn 2 lần (10-20 và 45-60 NSKS) cao hơn có ý nghĩa so với các trường hợp còn lại và cao gấp 2,6 lần so với đối chứng. Bảng 3.1: Độ dẫn điện (mS/cm) của đất qua các giai đoạn tưới mặn Thời gian sinh trưởng (NSKS) Trung Nghiệm thức tưới Thu 20 45 60 bình hoạch Không tưới mặn 1,54b 1,39c 1,31d 1,76d 1,50c 10-20 NSKS 2,51a 2,45b 1,91c 2,64c 2,38b 45-60 NSKS 1,57b 1,43c 4,46b 3,83b 2,82b 10-20 và 45-60 NSKS 2,57a 2,64a 5,35a 5,21a 3,94a ** ** ** ** ** F (Tưới) CV(%) 11,2 9,3 6,8 10,2 8,24 Ghi chú: Các số trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi dùng phép kiểm định Duncan, (**): khác biệt có ý nghĩa thống kê 1%. 3.1.2 Mặn ảnh hưởng lên các thành phần năng suất và năng suất lúa 3.1.2.1 Số bông/chậu Số bông/chậu khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (Bảng 3.2) giữa các giai đoạn tưới khác nhau. Số bông đạt thấp nhất khi tưới mặn 2 lần lúc 10-20 và 45-60 NSKS (12 bông/chậu) và thấp hơn các trường hợp khác từ 6 đến 16 bông/chậu. Ngoài ra, các giống lúa có số bông/chậu với khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Số bông đạt cao nhất là ở giống lúa Pokkali và OM 5451 (22 bông/chậu) và thấp nhất là ở giống lúa IR 28 (18 bông/chậu). Những cây lúa phát triển kém thì chết đi hoặc không có khả năng hình thành bông lúa. Theo Hasamuzzaman et al. (2009), số bông giảm có ý nghĩa ở mức độ mặn 15 mS/cm do giảm tích lũy chất đồng hóa trong các cơ quan sinh sản. 9
- Bảng 3.2: Thành phần năng suất và khối lượng hạt/chậu Thành phần năng suất và năng suất Trọng Nghiệm thức Khối Số bông/ Số hạt lượng lượng hạt chậu chắc/ bông 1.000 hạt (g/chậu) (g) Giống lúa Pokkali 22,4a 58,6a 21,0a 14,7a IR 28 18,0c 35,6d 16,6c 9,72c OM 5451 21,5ab 47,5b 20,9a 13,3a IR 50404 19,4b 39,6c 18,7b 11,0b Giai đoạn tưới mặn Không tưới mặn 28,3a 64,2a 21,9a 20,0a c c c 10-20 NSKS 17,8 38,0 18,9 9,21c 45-60 NSKS 22,8b 49,7b 19,9b 11,4b 10-20 và 45-60 NSKS 12,4d 29,1d 16,5d 7,72d ** ** ** ** F(Giống) ** ** ** ** F(Tưới) ** ** ** ** F(G x T) CV (%) 10,1 9,66 6,52 9,30 Ghi chú: Các số trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi dùng phép kiểm định Duncan, (**): khác biệt có ý nghĩa thống kê 1%. 3.1.2.2 Số hạt chắc/bông Cây lúa nhiễm mặn ở các giai đoạn khác nhau làm cho số hạt chắc/bông dao động từ 29,1-64,2 hạt giữa các nghiệm thức và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (Bảng 3.2). Không tưới mặn, tưới ở giai đoạn 45-60 NSKS đạt được số hạt chắc/bông cao hơn so với tưới 1 lần lúc 10-20 NSKS và tưới 2 lần lúc 10-20 và 45-60 NSKS. Hơn nữa, giống lúa chịu mặn có số hạt chắc cao hơn so với các giống nhiễm mặn. Ngoài ra, số hạt chắc/bông cũng bị ảnh hưởng bởi sự tác động giữa giống lúa và giai đoạn tưới mặn khác nhau. Theo kết quả của Zaibunnisa et al. (2002), số hạt chắc/bông bị giảm đáng kể ở nồng độ 5‰. 3.1.2.3 Trọng lượng 1.000 hạt (g) Trọng lượng 1.000 hạt thay đổi có ý nghĩa dưới ảnh hưởng của cách xử lý mặn và giống lúa. Trọng lượng 1.000 hạt dao động từ 16,5-21,9 g và khác 10
- biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (Bảng 3.2). Trường hợp không tưới mặn hoặc tưới ở giai đoạn 45-60 NSKS đạt được trọng lượng 1.000 hạt cao hơn các nghiệm thức khác. Đối với giống lúa, trọng lượng 1.000 hạt dao động từ 16,6 đến 21,0 g và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (Bảng 3.2). Trong đó, giống lúa Pokkali và OM 5451 đạt được trọng lượng 1.000 hạt cao hơn so với giống lúa IR 28 và IR 50404. Kết quả này cũng phù hợp với nhận định của Khatun and Flowers (1995a). Trọng lượng hạt giảm là do mặn hạn chế tốc độ quang hợp dẫn đến giảm hàm lượng đường cung cấp cho hạt. 3.1.2.4 Khối lượng hạt trên chậu (g/chậu) Khối lượng hạt/chậu có liên quan rất lớn đến giống lúa và giai đoạn tưới mặn. Các giai đoạn tưới mặn khác nhau làm cho khối lượng hạt/chậu dao động từ 7,72 đến 20 g/chậu và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (Bảng 3.2). Không tưới mặn hoặc tưới 1 lần ở giai đoạn 45-60 NSKS đạt được khối lượng hạt/chậu ở mức cao bằng 20 g/chậu và 11,3 g tương ứng, cao hơn so với các nghiệm thức khác từ 16,3-61,5%. Các giống lúa đạt được khối lượng hạt khác nhau và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Trong đó, giống lúa Pokkali và OM 5451 có khối lượng hạt cao nhất bằng 14,7 g và 13,3 g; cao hơn giống IR 28 từ 27,1 đến 34,0%. Khatun et al. (1995b) báo cáo rằng mặn làm giảm sức sống của hạt phấn và sự tạo hạt lúa. Sự thụ phấn thành công có liên quan rất nhiều đến năng suất hạt (Abdullah et al., 2001). Độ mặn của nước hoặc đất cao cũng là nguyên nhân làm cho hạt lúa bất thụ dẫn đến giảm năng suất (Zeng et al., 2003). 3.1.3 Sự tích lũy proline trong cây lúa nhiễm mặn Hàm lượng proline khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% giữa các lần quan sát (Bảng 3.3). Hàm lượng proline khác biệt nhau giữa giai đoạn 20 NSKS so với 50 NSKS, giai đoạn 50 NSKS so với 65 NSKS. Trong đó, giai đoạn 45 NSKS có hàm lượng proline cao hơn so với giai đoạn giai đoạn 20 và 65 NSKS. Bảng 3.3: Nồng độ proline (µmol/g DW) trong cây lúa ở các giai đoạn sinh trưởng Thời gian sinh trưởng (NSKS) Nghiệm thức Trung bình 20 50 65 Giống lúa Pokkali 4,83a 6,49b 1,66b 4,33a IR 28 3,99c 4,87d 1,15d 3,34c OM 5451 4,48b 6,84a 1,93a 4,41a IR 50404 4,06c 6, 15c 1,43c 3,88b 11
- Thời gian sinh trưởng (NSKS) Nghiệm thức Trung bình 20 50 65 Giai đoạn tưới mặn Không tưới mặn 3,56b 5,08c 0,857c 3,17b 10-20 NSKS 5,08a 6,20b 1,62b 4,30a 45-60 NSKS 3,74b 6,80a 2, 05a 4,20b 10-20 và 45-60 NSKS 4,98a 6,27b 1,65b 4,30a ** ** ** ** F(Giống) ** ** ** ** F(Tưới) ** ** ** ** F(G x T) CV (%) 7,0 6,0 11,0 4,0 Ghi chú: Các số trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi dùng phép kiểm định Duncan, (**): khác biệt có ý nghĩa thống kê 1%. Hàm lượng proline trung bình trong trường hợp tưới mặn 1 lần (10-20 NSKS) hoặc tưới 2 lần (10-20 và 45-60 NSKS) cao hơn có ý nghĩa so với các trường hợp tưới mặn 1 lần lúc 45-60 NSKS và đối chứng. Đối với giống lúa, giống Pokkali và OM5451 có khả năng tổng hợp proline nhiều hơn so với giống IR28 và IR50404. Cây lúa tích lũy nhiều proline trong điều kiện nhiễm mặn để điều chỉnh thẩm thấu, hạn chế hấp thu và vận chuyển Na+, Cl- từ rễ tới thân cây, nên tăng khả năng chống chịu mặn. Nồng độ proline tích lũy nhiều ở lần tưới mặn đầu, sau đó giảm dần ở các lần tưới mặn tiếp theo (Wu et al., 2003). 3.2 Ảnh hưởng của Canxi oxít, KNO3, n-Triacontanol, Brassinolide và Humate Kali đến sinh trưởng và năng suất lúa trong điều kiện tưới mặn 4‰ NaCl trong nhà lưới vào giai đoạn 10-20 ngày sau khi sạ 3.2.1 Diễn biến ECe của đất Giá trị ECe đất của các nghiệm thức gia tăng ở giai đoạn sau tưới mặn, sau đó giảm dần cho đến khi thu hoạch và khác biệt không ý nghĩa thống kê (Bảng 3.4). Theo Jan Kotuby-Amacher (2000), ECe của đất từ 0-2 mS/cm không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng khi cây phản ứng đối với độ mặn đất. 12
- Bảng 3.4: Giá trị ECe đất (mS/cm) qua các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa Trước Sau khi tưới Nghiệm thức Thu hoạch khi sạ mặn Đối chứng 3,30 4,99 4,15 Phun KNO3 3,26 5,30 4,06 Bón Humate Kali 60%, 3,34 5,18 4,09 Bón Canxi oxít (CaO) 3,30 5,36 4,09 Phun n-Triacontanol 3,29 5,12 4,00 Phun n-Triacontanol gấp đôi 3,34 4,92 4,08 Bón Humate kali 60% 3,30 4,97 4,01 Phun n-Triacontanol gấp đôi Bón Canxi oxít (CaO) 3,36 5,48 4,08 Phun n-Triacontanol gấp đôi Phun Brassinolide 3,31 4,86 3,96 ns ns ns F CV (%) 1,66 4,07 3,93 Ghi chú: Các số trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi dùng phép kiểm định Duncan, (ns): khác biệt không có ý nghĩa thống kê. 3.2.2 Thành phần năng suất và năng suất lúa thí nghiệm 3.2.2.1 Số bông/chậu Số bông/chậu lúc thu hoạch của các nghiệm thức có sự biến thiên từ 11,0 đến13,2 bông/chậu và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% (Bảng 3.5). Các nghiệm thức sử dụng CaO, n-Triacontanol hoặc kết hợp hai chất CaO và n-Triacontanol cũng cho số chồi cao nhất đồng thời cao hơn đối chứng 1,95 bông/chậu. 3.2.2.2 Số hạt chắc/bông Số hạt chắc/bông lúa của các nghiệm thức biến thiên từ 25,8 đến 57,7 hạt và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% (Bảng 3.5). Khi cây lúa trồng trong điều kiện mặn mà không sử dụng các chất bổ sung như KNO3, CaO, n-Triacontanol thì làm giảm số hạt chắc/bông khoảng 39,2%. Theo Gain et al. (2004), nồng độ muối trong đất cao và áp suất thẩm thấu gây ảnh hưởng tới sự hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng của cây lúa. Tuy nhiên, việc bổ sung các chất như KNO3, CaO, n-Triacontanol, Brassinolide, Humate kali làm giảm ảnh hưởng mặn đồng thời gia tăng số hạt chắc/bông nhiều hơn so với đối chứng. 13
- 3.2.2.3 Trọng lượng 1.000 hạt Trọng lượng 1.000 hạt của các nghiệm thức trong thí nghiệm biến thiên từ 21,5 đến 22,0 g và khác biệt không ý nghĩa thống kê (Bảng 3.5). Các nghiệm thức sử dụng tăng cường khả năng chịu mặn dạng bón hoặc phun trong điều kiện mặn có trọng lượng 1.000 hạt tương tự so với nghiệm thức đối chứng. Tuy nhiên, Feagley and Fenn (1998), cho rằng bổ sung Ca2+ cho lúa làm gia tăng đến 15% lượng năng lượng của lá cờ được vận chuyển đến các hạt đang vào chắc và khi không có Ca2+ thì chỉ 5% năng lượng được vận chuyển. Bảng 3.5: Thành phần năng suất và khối lượng hạt/chậu Số hạt Số bông/ Trọng lượng Khối lượng Nghiệm thức chắc/ chậu 1000 hạt (g) hạt/chậu (g) bông Đối chứng 11,0d 25,8c 21,7 5,22c Phun KNO3 12,7b 57,7a 21,6 13,5a c b Bón Humate Kali 60% 12,3 41,3 21,5 9,27b Bón Canxi oxít (CaO) 12,9ab 56,7a 21,7 13,6a Phun n-Triacontanol 12,8ab 57,6a 22,0 13,8a Phun n-Triacontanol gấp đôi 11,1d 28,0c 21,6 5,72c Bón Humate kali 60% 11,2d 27,2c 21,5 5,57c Phun n-Triacontanol gấp đôi Bón Canxi oxít (CaO) 13,2a 55,7a 21,9 13,7a Phun n-Triacontanol gấp đôi Phun Brassinolide 12,0c 45,6b 21,6 10,1b ** ** ns ** F CV (%) 2,24 8,52 1,11 8,69 Ghi chú: Các số trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi dùng phép kiểm định Duncan; (ns): khác biệt không có ý nghĩa thống kê, (**): khác biệt có ý nghĩa thống kê 1%. 3.2.2.4 Khối lượng hạt Khối lượng hạt/chậu của các nghiệm thức biến thiên từ 5,22 đến 13,8 g/chậu, khác biệt có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% (Bảng 3.5). Khối lượng hạt/chậu của nghiệm thức đối chứng là 5,22 g/chậu, giảm 61,8% so với nghiệm thức sử dụng KNO3, CaO, n-Triacontanol và giảm 46,3% so với trường hợp sử dụng Brassinolide, Humate kali. Do trong quá trình sinh trưởng từ 30 NSKS đến thu hoạch cây lúa sinh trưởng trong môi 14
- trường đất bị nhiễm mặn (ECe đất lúc 30 NSKS làà 5,13 mS/cm, ECe đất đ thu hoạch 4,02 mS/cm). Shah et al. (2003), cho rằng bổ sung Ca2+ vào môi trường ờng sinh trưởng tr làm giảm hấp thu và di chuyển Na+ tớiới chồi, giảm sốc mặn nhờ gia tăng ngưỡng ng chịu mặn khi sự tích lũy proline xảy ra. Sử dụng n-Triacontanol Triacontanol kích thích bơm proton H+ để bơm Na+ ra ngoài làm giảm ảm độc chất muối trong tế bào b (Krishnan and Kumari, 2008). 3.2.3 Sự tích lũy proline sau giai đoạn tưới mặn Theo kết quả Hình 3.1, nồng độ proline của ủa các nghiệm thức biến thiên thi từ 3,41 đến 7,98 µmol/g DW (Dry weight: trọng lượng ợng khô) và v khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Khi bón Canxi oxít, phun n-Triacontanol, n hoặc kết hợp cả hai chất này đã làm tăng hàm lượng ợng proline trong cây lúc 10 ngày sau khi tưới ới mặn. Khi bón Humate kali hoặc phun Brassinolide cũng làm tăng hàm lượng proline trong cây cao hơn so với ới đối chứng. Shah et al. (2003), cho rằng bổ sung Ca2+ làm tăng sinh trưởng trư của rễ đồng thời kích thích tích lũy proline trong điều kiện ện mặn cao. Theo Perveen et al. (2014), sử dụng n-Triacontanol nồngồng độ 20 µM phun lên giống lúa MH-97 (giống mẫn cảm ảm mặn) trồng trong dung dịch có chứa 150 mM NaCl (3,45‰) giúp tăng hàm lượngợng proline cao so với đối chứng. Hình 3.1: Biểu đồ tích lũy proline của các nghiệm thức tư ưới mặn Ghi chú: Nghiệm thức 1 Đối chứng (không xử lý) Nghiệm thức 2 Phun KNO3 Nghiệm thức 3 Bón Humate Kali 60%, Nghiệm thức 4 Bón Canxi oxít (CaO) Nghiệm thức 5 Phun n-Triacontanol Nghiệm thức 6 Phun n-Triacontanol gấp đôi Nghiệm thức 7 Bón Humate kali 60% Phun n-Triacontanol gấp đôi 15
- Nghiệm thức 8 Bón Canxi oxít (CaO) Phun n-Triacontanol gấp đôi Nghiệm thức 9 Phun Brassinolide 3.3 Ảnh hưởng của Canxi oxít, KNO3, n-Triacontanol, Brassinolide và HumateKali đến sinh trưởng và năng suất lúa tưới mặn 4‰ NaCl trong điều kiện ngoài đồng tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng 3.3.1 Độ dẫn điện (ECe) của đất qua các giai đoạn Độ dẫn điện qua các giai đoạn tưới mặn được thể hiện ở Bảng 3.6 cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức. Trị số ECe trung bình dao động từ 36,29 đến 5,22 mS/cm giữa các nghiệm thức. Nhìn chung, khi giá trị ECe trong đất ở mức trên 4mS/cm là có ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa sau thời gian dài tưới mặn. Bảng 3.6: Giá trị ECe (mS/cm) đất qua các giai đoạn sinh trưởng Sau khi tưới Nghiệm thức Trước khi sạ Thu hoạch mặn (30 NSKS) Đối chứng (không xử lý) 3,29 5,00 4,69 Phun KNO3 3,34 5,20 4,76 Bón Humate Kali 60% 3,30 5,08 4,48 Bón Canxi oxít (CaO) 3,28 5,09 5,00 Phun n-Triacontanol 3,34 5,22 4,77 Bón Canxi oxít (CaO) 3,30 5,19 4,90 Phun n-Triacontanol gấp đôi Phun Brassinolide 3,35 5,16 4,54 ns ns ns F CV (%) 2,0 5,0 7,0 Ghi chú: Các số trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi dùng phép kiểm định Duncan, (ns): khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Các nghiệm thức được tưới mặn với nồng độ và thời gian như nhau cho thấy độ mặn không có sự thay đổi lớn giữa các nghiệm thức. Việc sử dụng các chất chưa có ảnh hưởng đến độ mặn trong đất. Theo Grattan et al. (2002), độ mặn của nước ruộng vượt quá 1,9 mS/cmcó thể làm giảm năng suất lúa, nhưng các khuyến cáo hiện tại cho thấy mặn ảnh hưởng năng suất từ 3,0 mS/cmtrở lên.Slinger and Tenison (2007), nhận thấy khi sử dụng nước tưới có độ mặn với EC > 2 mS/cmsẽ dẫn đến sự suy giảm về năng suất lúa. Độ mặn nước tưới là rất quan trọng đối với giai đoạn cây mạ và trổ bông (Fraga et al., 2010). 16
- 3.3.2 Thành phần năng suất và năng suất 3.3.2.1 Số bông/m2 Ở giai đoạn thu hoạch, số bông/m2 có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% giữa các nghiệm thức. Số bông lúa/m2 biến thiên từ 385,3- 481,3 bông/m2 (Bảng 3.7) giữa các nghiệm thức. Các nghiệm thức 2, 4, 5 và 6 có số bông vượt trội và cao hơn từ 54 đến 86 bông/m2 so với nghiệm thức đối chứng. Bảng 3.7: Các thành phần năng suất và năng suất của các nghiệm thức Trọng Năng suất Số Số hạt Nghiệm thức lượng 1.000 hạt bông/m2 chắc/bông hạt (g) (tấn/ha) Đối chứng (không xử lý) 395,7b 43,8b 21,5 3,50b Phun KNO3 470,7a 60,6a 21,9 5,28a Bón Humate Kali 60% 389,3b 42,4b 21,8 3,42b Bón Canxi oxít (CaO) 481,3a 57,0a 21,9 5,00a Phun n-Triacontanol 474,0a 61,3a 22,0 5,34a Bón Canxi oxít (CaO) 449,7a 58,4a 22,0 4,67a Phun n-Triacontanol gấp đôi Phun Brassinolide 385,3b 45,6b 21,6 3,59b ** ** ns ** F CV (%) 5,02 7,80 1,72 9,20 Ghi chú: Các số trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi dùng phép kiểm định Duncan; (ns): khác biệt không có ý nghĩa thống kê, (**): khác biệt có ý nghĩa thống kê 1%. Các nghiệm thức xử lý bằng Canxi oxít, n-Triacontanol, Canxi oxít kết hợp với phun n-Triacontanol có số bông/m2 cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Bởi vì, việc xử lý những chất này đã làm giảm sự hấp thu Na+ vào trong cây góp phần làm giảm ảnh hưởng bất lợi của Na+ đối với cây lúa. Theo Khan et al. (2007), sử dụng thạch cao (CaSO4) với liều lượng 1-2 tấn/ha làm tăng số bông trên m2 và cao hơn so với đối chứng. Bên cạnh đó, Saha et al. (2013), cho rằng cây lúa được cung cấp axít humic với liều lượng từ 3-6 lít/ha giúp tăng cường khả năng đẻ nhánh và đạt được nhiều chồi hữu hiệu. 3.3.2.2 Số hạt chắc/bông Số hạt chắc/bông ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 191 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 281 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 261 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 157 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 225 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 188 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 215 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 164 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng Cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2
38 p | 96 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 175 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn