intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu chọn tạo giống lúa (Oryza sativa L.) chịu nóng bằng chỉ thị phân tử cho đồng bằng sông Cửu Long

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

59
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án nhằm xác định được vật liệu bố mẹ cho công tác chọn giống lúa chịu nóng. Xác định kiểu gen và kiểu hình của các giống lúa thử nghiệm. Xác định dòng con lai hồi giao để du nhập gen chịu nóng của giống N22 vào cây lúa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu chọn tạo giống lúa (Oryza sativa L.) chịu nóng bằng chỉ thị phân tử cho đồng bằng sông Cửu Long

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT<br /> VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> ---------  ---------<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> TRẦN VĂN LỢT<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG LÚA (Oryza sativa L.) CHỊU<br /> NÓNG BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ CHO ĐỒNG BẰNG<br /> SÔNG CỬU LONG<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Chuyên ngành: Di truyền và chọn giống cây trồng<br /> Mã số: 9.62.01.11<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Tp. Hồ Chí Minh, 2018<br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> VIỆN LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br /> VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGIỆP MIỀN NAM<br /> <br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. NGUYỄN THỊ LANG<br /> 2. GS. TS. BÙI CHÍ BỬU<br /> <br /> <br /> Phản biện 1: ..................................................................................<br /> <br /> <br /> Phản biện 2: ..................................................................................<br /> <br /> <br /> Phản biện 3: ..................................................................................<br /> <br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp<br /> tại ..................................................................................................<br /> Vào hồi ......giờ ...... ngày ..... tháng ..... năm ......<br /> <br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> 1. Thư viện Quốc gia<br /> 2. Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam<br /> 3. Thư viện Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam<br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> <br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Stress do nhiệt độ cao trên cây trồng là sự gia tăng nhiệt độ<br /> vượt qua ngưỡng chịu đựng trong một khoảng thời gian và gây ra<br /> những tác động có hại lên sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.<br /> Đối với cây lúa ảnh hưởng của stress do nhiệt độ cao được thấy rõ nhất<br /> ở giai đoạn lúa ra hoa khi nhiệt độ môi trường trên 35°C. Sự ra hoa,<br /> thụ phấn, và sự phát triển ống phấn sẽ bị kìm hãm gây ảnh hưởng đến<br /> khả năng phát triển của hạt (Morita và ctv, 2005; Peng và ctv, 2004;<br /> Zhu và ctv, 2005). Nếu nhiệt độ môi trường liên tục cao hơn 350C<br /> trong 5 ngày sẽ dẫn đến bất thụ ở hoa và không có hạt. Ngược lại,<br /> stress do nhiệt độ cao xảy ra ở giai đoạn hạt vào chắc (grain filling) sẽ<br /> dẫn đến thiệt hại về hiệu quả kinh tế qua việc giảm sút năng suất và<br /> chất lượng hạt vì hạt lép nhiều (Zhu và ctv, 2005). Chất lượng hạt giảm<br /> bởi vì hạt ở giai đoạn trước và sau khi xay xát có dạng hạt không sáng.<br /> Phẩm chất cơm cũng bị biến đổi do cấu trúc của amylopectin, độ đàn<br /> hồi và độ dẻo của hạt gạo bị biến đổi (Asaoka và ctv, 1985; Cheng và<br /> ctv, 2003). Giai đoạn chín của hạt lúa dưới điều kiện nhiệt độ cao sẽ<br /> làm cho hạt bị bạc bụng và khối lượng 1.000 hạt sẽ giảm.<br /> Mô phỏng về thay đổi khí hậu dự đoán rằng: nhiệt độ trung bình<br /> của khí quyển sẽ tăng theo thời gian, là vấn đề không đảo ngược. Nhiệt<br /> độ cao ở giai đoạn lúa trỗ sẽ làm tăng tỉ lệ hạt lép và làm giảm năng<br /> suất. Tại miền Nam Việt Nam, theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy<br /> văn đã theo dõi trong 5 năm gần đây ghi nhận rằng: nhiệt độ cao nhất<br /> và thấp nhất lần lượt là 38,3°C và 24,0°C. Trong mùa Hè, có những<br /> ngày nhiệt độ tăng lên 37°C – 40°C (đây ngưỡng gây hại cho cây lúa<br /> trong giai đoạn thụ phấn, thụ tinh). Do đó, việc nghiên cứu lai tạo và<br /> phát triển những dòng lúa có khả năng chống chịu stress do nhiệt độ<br /> 2<br /> không khí tăng cao là vô cùng cần thiết cho sản xuất lúa gạo tại miền<br /> Nam Việt Nam.<br /> Yêu cầu cải thiện giống lúa cao sản, có khả năng chịu nóng và ít<br /> bị ảnh hưởng stress đến năng suất và phẩm chất hạt đã được đặt ra cho<br /> nhà chọn giống, đồng thời nghiên cứu tìm ra các giải pháp nhằm ổn<br /> định và nâng cao năng suất giống lúa trong điều kiện nhiệt độ không<br /> khí cao là cần thiết. Từ những lý do nêu trên, đề tài: “Nghiên cứu<br /> chọn tạo giống lúa (Oryza sativa L.) chịu nóng bằng chỉ thị phân<br /> tử cho đồng bằng sông Cửu Long” đã được thực hiện.<br /> 2. Mục tiêu của đề tài<br /> - Xác định được vật liệu bố mẹ cho công tác chọn giống lúa chịu nóng.<br /> - Xác định kiểu gen và kiểu hình của các giống lúa thử nghiệm.<br /> - Xác định dòng con lai hồi giao để du nhập gen chịu nóng của giống<br /> N22 vào cây lúa.<br /> 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br /> 3.1. Ý nghĩa khoa học<br /> - Xác định nguồn vật liệu di truyền chống chịu nóng thông qua đánh<br /> giá kiểu gen làm cơ sở phục vụ công tác chọn tạo giống hiệu quả hơn.<br /> - Chọn cá thể mang QTL điều khiển tính chống chịu nóng chính xác<br /> và hiệu quả bằng phương pháp hồi giao cải tiến có ứng dụng chỉ thị<br /> phân tử.<br /> 3.2. Ý nghĩa thực tiễn<br /> - Chọn lọc được một số dòng con lai chịu nóng triển vọng bằng chỉ thị<br /> phân tử (HTL 1, HTL 2, HTL 5, HTL 7 và HTL 8).<br /> - Xác định được tính thích nghi và ổn định của các dòng lai tại năm tỉnh<br /> Đồng bằng sông Cửu Long.<br /> 3<br /> <br /> 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài<br /> 4.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của đề tài là bộ giống lúa cao sản có<br /> năng suất cao được trồng phổ biến ở ĐBSCL cùng các giống lúa mang<br /> gen chịu nóng được nhập từ IRRI và các chỉ thị phân tử thích hợp có<br /> liên quan được sử dụng trong nghiên cứu.<br /> 4.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu<br /> - Địa điểm nghiên cứu: Phòng thí nghiệm, nhà lưới, ruộng thí<br /> nghiệm, Bộ môn Di truyền và chọn giống - Viện lúa ĐBSCL và năm<br /> tỉnh trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long: Long An, Hậu giang, Cần<br /> Thơ, An Giang và Trà Vinh.<br /> - Thời gian nghiên cứu: Thời gian 11/2011-11/2016.<br /> 4.3. Phạm vi nghiên cứu<br /> Phạm vi nghiên cứu của đề tài là đánh giá kiểu hình tính chóng<br /> chịu nóng của bộ giống lúa cao sản được trồng tại các tỉnh ĐBSCL và<br /> đánh giá kiểu hình – kiểu gen chống chịu nóng của một số dòng lúa<br /> chịu nóng triển vọng.<br /> 5. Những đóng góp mới của luận án<br /> - Ứng dụng phương pháp chọn giống bằng phương pháp hồi<br /> giao cải tiến nhờ sự trợ giúp của chỉ thị phân tử là công trình nghiên<br /> cứu mới trong nghiên cứu cải tiến giống lúa AS996 về đặc tính chịu<br /> nóng cho vùng lúa Đồng bằng sông Cửu Long.<br /> - Sử dụng phương pháp chọn giống bằng phương pháp hồi<br /> giao cải tiến nhờ sự trợ giúp của chỉ thị phân tử có thể rút ngắn thời<br /> gian lai tạo giống.<br /> - Đã tạo được một số dòng lúa chịu nóng triển vọng cho Đồng<br /> bằng sông Cửu Long.<br /> 4<br /> <br /> 6. Cấu trúc của luận án<br /> Luận án gồm 138 trang, được chia thành các phần: Mở đầu (5<br /> trang); Chương 1.Tổng quan (25 trang), Chương 2. Nội dung và<br /> phương pháp (16 trang); Chương 3. Kết quả và thảo luận (77 trang);<br /> Kết luận và đề nghị (2 trang); Công trình công bố liên quan đến luận<br /> án (1 trang); Tài liệu tham khảo (12 trang) với 151 tài liệu tham khảo<br /> trong đó có 27 tài liệu tiếng Việt và 124 tài liệu tiếng Anh. Luận án có<br /> 19 bảng số liệu và 50 hình.<br /> Chương 1<br /> TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> 1.1. Đặc điểm biến đổi nhiệt độ không khí trong tình hình biến<br /> đổi khí hậu<br /> Theo kết quả nghiên cứu của Viện Lúa Quốc Tế (IRRI) ghi<br /> nhận: nhiệt độ đã tăng từ 0,35°C đến 1,13°C trên toàn cầu. Khi nhiệt<br /> độ môi trường tăng lên 1°C, sản lượng thóc giảm đi 10% (Peng và ctv,<br /> 2004). Theo báo cáo của tổ chức IPCC (Intergovermental Panel on<br /> Climatic Change), mỗi thập kỷ nhiệt độ môi trường sẽ tăng 0,3°C<br /> (Jones và ctv, 1999). Theo mô hình tiên đoán khí hậu dự báo nhiệt độ<br /> sẽ cao cao hơn nhiệt độ hiện nay từ 1,5°C đến 3°C vào năm 2025 và<br /> 2100, theo thứ tự (Trần Văn Đạt, 2010). Tại miền Nam Việt Nam,<br /> Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn đã theo dõi trong 5 năm ghi nhận<br /> rằng: nhiệt độ cao nhất và thấp nhất lần lượt là 38,3°C và 24,0°C.<br /> Trong mùa Hè, có những ngày nhiệt độ lên 37°C – 40°C (ngưỡng gây<br /> hại cho cây lúa trong giai đoạn thụ phấn, thụ tinh). Yêu cầu cải thiện<br /> giống lúa cao sản, có khả năng chịu nóng và ít bị ảnh hưởng stress đến<br /> phẩm chất hạt được đặt ra cho nhà chọn giống.<br /> 5<br /> <br /> 1.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ cao đối với cây lúa<br /> Khi lúa ở nhiệt độ cao trên 35°C tác hại xảy ra tùy thuộc vào<br /> từng giai đoạn sinh trưởng. Hơn nữa, các giai đoạn sinh trưởng khác<br /> nhau sẽ chống chịu nhiệt độ cao rất khác nhau. Nhiệt độ tối ưu cho sự<br /> phát triển bình thường của cây lúa là từ 27-32°C (Yin và ctv, 1996).<br /> Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của cây<br /> lúa từ nẩy mầm đến chín và thu hoạch. Giai đoạn sinh trưởng được<br /> xác định là mẫn cảm khi cây lúa bị sốc nhiệt ở giai đoạn đó bị thiệt hại<br /> (Wahid và ctv, 2007).<br /> Ảnh hưởng của nhiệt độ cao đối với tỉ lệ hạt lép của cây lúa<br /> Cây lúa nhạy cảm với nhiệt độ cao vào giai đoạn trỗ bông và<br /> nhất là giai đoạn chín sáp. Cây lúa lúc nở hoa chỉ cần có một đến hai<br /> giờ bị nhiệt độ cao là tỉ lệ hạt lép tăng rõ rệt. Hạt lép do nhiệt độ cao<br /> gây ra rất khác nhau đối với các giống lúa khác nhau. Ở nhiệt độ 35°C,<br /> giống N22 một giống lúa cạn nguồn gốc ở Ấn Độ, có tỉ lệ hoa thụ tinh<br /> cao trên 80%, trong lúc đó giống BKN6624-46-2 một giống lúa có<br /> nguồn gốc ở Thái Lan chỉ thụ tinh được có 10% (Yoshida, 1985).<br /> 1.3. Ứng dụng MAS trong chọn tạo giống lúa<br /> Chọn tạo giống cây trồng theo phương pháp truyền thống dựa<br /> trên cơ sở chọn lọc kiểu hình trong quần thể con lai đang phân ly của<br /> một tổ hợp lai nào đó. Phương pháp này thường gặp phải những khó<br /> khăn về tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Hơn nữa, nhiều qui<br /> trình chọn lọc theo kiểu hình rất đắt tiền, tốn nhiều thời gian, tiền của,<br /> và sức lao động. Chọn tạo giống cây trồng nhờ chỉ thị phân tử được<br /> biết với thuật ngữ quốc tế MAS (viết tắt từ chữ Marker-assisted<br /> selection) là một phương pháp có khả năng khắc phục được nhược<br /> điểm nói trên.<br /> 6<br /> <br /> 1.4. Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chịu nóng tại Việt Nam<br /> Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chịu nóng ở Việt Nam bước<br /> đầu còn trong giai đoạn nghiên cứu. Các nhà khoa học của Viện Công<br /> Nghệ Sinh Học Việt Nam đã tạo ra dòng lúa chịu nóng và khô từ các<br /> tế bào phôi giống lúa CR203, rồi dùng phương pháp nuôi cấy tế bào,<br /> nhân dòng lúa này tạo giống lúa mới được công nhận cấp quốc gia<br /> “DR2”, có năng suất và độ thuần cao, chịu hạn và nhiệt độ cao. Tuy<br /> nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu và cải tiến tính trạng chống chịu stress<br /> do nhiệt độ cao, đáp ứng với điều kiện thay đổi khí hậu ngày càng<br /> nghiêm trọng cho sản xuất lúa.<br /> Trong nghiên cứu này sử dụng nguồn vật liệu là AS966 làm<br /> giống tái tục (recurrent), giống có nguồn gen chịu nóng là Dular và<br /> N22. Chỉ thị SSR liên kết chặt chẽ với QTL giả định trên nhiễm sắc<br /> thể số 3 là RM3586 và RM 160 được sử dụng để tìm con lai có gen<br /> chống chịu và cho hồi giao với dòng tái tục nhằm tạo ra quần thể BC1,<br /> BC2, BC3 và BC4 sau này.<br /> Chương 2<br /> NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 2.1. Vật liệu nghiên cứu<br /> 2.1.1. Bộ giống lúa vật liệu lai<br /> Gồm các giống lúa lúa cao sản, trong đó gồm:<br />  48 giống lúa ngắn ngày năng suất cao được trồng phổ biến<br /> tại Đồng bằng sông Cửu Long và 2 giống lúa chịu nóng làm đối chứng<br /> (N22 và Dular).<br /> 2.1.2. Phương tiện và hoá chất ly trích DNA<br />  Máy ly tâm (Biofuge pico – Heraeus)<br />  Cồn 70% và 100 %; Dung dịch Chloroform<br /> 7<br /> <br />  Dung dịch SDS (sodium dodecyl sulfate) 10 %; Nước cất<br /> hai lần<br />  Dung dịch ly trích DNA (extraction buffer) pha trong 10 ml.<br />  Dung dịch TE buffer (pH = 8,0) pha trong 50 ml<br /> 2.1.3. Phương tiện và hoá chất cho điện di agarose gel<br />  Máy điện di nằm (hiệu Gibco – model 4001),<br />  Máy chụp hình gel bằng tia UV (Uvitec – BTS 20.M)<br />  Dung dịch 50X TAE: 242 g Tris base, 57,1 ml Glacial<br /> acetic acid và 100 ml 0,5 M EDTA (pH = 8,0) pha bằng nước cất để<br /> được 1 lít dung dịch<br />  Gel loading buffer: Pha 40 ng Brom phenol blue + 40 ng<br /> Xylene cyanole FF trong 5 ml Glycerol<br />  Agarose; Ethidium bromide; chỉ thị DNA ladder 1 Kb<br /> 2.1.4. Phương tiện và hoá chất cho PCR<br />  Máy Bio-rad; Mẫu DNA ly trích 100 ng/µl<br />  PCR buffer (10 X) pha trong 5 ml; Dung dịch stock của<br /> dNTPs (5 mM); Taq polymerase<br />  24 cặp mồi thích hợp được sử dụng cho nghiên cứu.<br /> 2.2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.2.1. Đánh giá nguồn vật liệu khởi đầu của bộ giống lúa thử<br /> nghiệm<br /> Nguồn vật liệu gồm 50 giống lúa từ Viện lúa ĐBSCL và từ<br /> IRRI.<br /> 2.2.2. Đánh giá sự đa hình của bộ giống lúa chóng chịu nóng<br /> thử nghiệm bằng chỉ thị SSR<br /> Sử dụng chỉ thị phân tử SSR bao gồm 24 cặp mồi liên kết chặt<br /> với các gen chóng chịu nóng.<br /> 8<br /> 2.2.3. Tạo các quần thể hồi giao chuyển gen chóng chịu nóng<br /> Sử dụng giống nhập nội N22 và Dular (donor) để chuyển gen<br /> chịu nóng vào giống AS996. Tiến hành lai hồi giao trong 5 vụ để tạo<br /> hai quần thể hồi giao đến thế hệ BC4.<br /> 2.2.4. Đánh giá tính ổn định, thích nghi về năng suất các dòng lúa<br /> chịu nóng triển vọng<br /> Thí nghiệm tiến hành trên tám dòng lai có triển vọng và giống<br /> đối chứng N22 và thực hiện tại năm địa điểm trồng.<br /> 2.3. Phương pháp nghiên cứu<br /> 2.3.1. Đánh giá nguồn vật liệu khởi đầu của bộ giống lúa thử<br /> nghiệm<br /> Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ với ba lần lặp<br /> lại. Sử dụng phần mềm NTSYS 2.1 so sánh đa chiều kiểu hình chống<br /> chịu nóng, và phân nhóm theo phương pháp SM (simple matching<br /> coefficient) của Rohlf, 1996.<br /> 2.3.2. Đánh giá đa hình của bộ giống lúa thử nghiệm bằng chỉ thị<br /> SSR<br /> Sử dụng 24 chỉ thị SSR liên kết chặt với gen chịu nóng.<br /> Hoá chất và phương pháp tiến hành thực hiện theo phương<br /> pháp sử dụng trong công nghệ sinh học.<br /> 2.3.3. Tạo các quần thể hồi giao chuyển gen chịu nóng<br /> 2.3.3.1. Tạo các quần thể hồi giao<br /> Sử dụng giống N22 có nguồn gốc của IRRI là giống chịu nóng<br /> và giống Dular là giống lúa mùa nguồn gốc Ấn Độ, giống có khả năng<br /> phối hợp rộng chịu nóng lai với AS996 có nguồn gốc từ Viện lúa<br /> ĐBSCL<br /> 2.3.3.2. Đánh giá kiểu hình<br /> Các quần thể F1, BC1, BC2, BC3, giống N22; Dular (chống<br /> chịu nóng) và giống AS996 (mẫn cảm) được sử dụng để bố trí thí<br /> nghiệm. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên với<br /> 3 lần nhắc lại.<br /> 9<br /> 2.3.3.3. Phân tích kiểu gen<br /> Đánh giá kiểu gen bằng cách dùng chỉ thị phân tử liên kết chặt<br /> với gen chống chịu nóng. Trong nghiên cứu này chủ yếu sử dụng hai<br /> chỉ thị RM 3586 và RM 160 liên kết chặt với gen chịu nóng trên cặp<br /> nhiễm sắc thể số 3.<br /> Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu ngoài đồng<br /> -Bộ giống lúa làm nguồn vật liệu lai được khảo nghiệm và<br /> đánh giá ngoài đồng được bố trí thí nghiệm theo kiểu khối đầy đủ ngẫu<br /> nhiên (RCBD) với ba lần lặp lại.<br /> -Thang điểm đáng giá tính chịu nóng dựa trên cơ sở tỉ lệ (%)<br /> hạt phấn bất thụ và chia thành 6 cấp: cấp 0 (0-10%); cấp 1 (>10-15%);<br /> cấp 3 (>15-20%); cấp 5 (>20-25%); cấp 7 (>25-30%); cấp 9 (>30%)<br /> (Bùi Chí Bửu và ctv, 2012).<br /> 2.3.4. Đánh giá tính ổn định, thích nghi về năng suất các dòng lúa<br /> chịu nóng triển vọng<br /> Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên với<br /> ba lần lặp lại. Thí nghiệm gồm tám dòng lai có triển vọng và giống đối<br /> chứng chịu nóng là N22. Diện tích mỗi ô cơ sở là 30 m2. Thí nghiệm<br /> được bố trí trong hai vụ Đông Xuân 2015 – 2016, vụ Hè Thu 2016 và<br /> thực hiện năm tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long là: Long An, Cần<br /> Thơ, Hậu Giang, An Giang và Trà Vinh. Mẫu năng suất được thu<br /> hoạch là 10 m2 trên ô cơ sở. Năng suất được qui về 14% ẩm độ hạt,<br /> sau đó qui ra đơn vị tấn /ha.<br /> - Phân tích sự ổn định theo mô hình Eberhart và Russel (1966)<br /> Yij = i + Ij + ij<br /> Ij = (Yij / V) - (Yij / VL)<br /> V: Số giống<br /> L: Số điểm thí nghiệm<br /> Yij = Trung bình của giống I ở môi trường j<br />  = Giá trị trung bình tổng thể của các giống<br />  = Hệ số hồi quy của giống thứ I trên chỉ số Ij<br /> 10<br /> Ij = chỉ số môi trường.<br /> Phân tích thông số ổn định được tính toán theo công thức<br /> • bi = ∑Yij Ij/ ∑ Ij 2<br /> 2.3.5. Phân tích số liệu<br /> Sử dụng Microsoft Excel thống kê để xử lý các số liệu thô của<br /> các chỉ tiêu kiểu hình. Phân tích mối tương quan giữa các tính trạng<br /> nông học, phân tích Anova và trắc nghiệm bằng phần mềm SAS 9.1.<br /> Phân nhóm di truyền thực hiện theo phần mềm NTSYS-pc version<br /> 2.1 do Rholf (1992) thiết kế. Đếm sự hiện diện là 1 và 0 là sự vắng các<br /> alen trong sản phẩm điện di. Nhóm được sắp xếp theo SAHN<br /> (Sequential Agglomerative Hierechical Nonoverlapping) trên các dãy<br /> ma trận và hệ tương quan ma trận số lượng và sắp xếp số liệu.<br /> Chương 3<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> 3.1. Đánh giá nguồn vật liệu khởi đầu của bộ giống lúa thử nghiệm<br /> 3.1.1. Đánh giá kiểu hình nguồn vật liệu của bộ giống lúa thử nghiệm<br /> Đánh giá các đặc tính nông học của các giống lúa thử nghiệm<br /> Bảng 3.1. Bảng tổng hợp các tính trạng nông học của 6 giống lúa được chọn<br /> Thời Cấp<br /> Tổng số<br /> S gian Số độ Năng<br /> hạt % hạt % hạt<br /> T Tên giống sinh bông/ chịu suất<br /> chắc/ chắc lép<br /> T trưởng bụi nóng (g/bụi)<br /> bông<br /> (ngày) (cấp)<br /> 1 OM 8108 90 14 142 81,98 18,02 3 7,60<br /> 2 TLR 391 98 16 132 81,68 18,32 3 6,77<br /> 3 OM 10040 90 13 142 92,84 7,16 0 6,30<br /> 4 N22 90 8 135 89,00 11,00 1 5,33<br /> 5 Dular 95 23 158 75,00 25,00 3 4,70<br /> 6 OM4900 95 22 156 74,00 26,00 3 4,50<br /> Qua khảo sát các đặc tính nông học của bộ giống lúa thử nghiệm<br /> gồm 50 giống đã chọn được sáu giống lúa có các đặc tính tốt được dùng<br /> 11<br /> <br /> làm nguồn vật liệu lai là: OM8018, TLR391, OM10040, N22, Dular và<br /> OM4900.<br /> Kết quả phân nhóm di truyền của các giống lúa thử dựa trên đặc tính<br /> kiểu hình<br /> Bảng 3.2. Kết quả phân nhóm di truyền của 50 giống lúa dựa trên đặc tính<br /> kiểu hình<br /> A1 TLR378, TLR402, OM72L, TLR390, IR64, OM3673, TLR395,<br /> OM10236, OM10041, Can Tho 3, TLR 407.<br /> OMCS2012, OM10375, TLR456, OM10037, OMCS2013,<br /> A OM10000, OM8108, TLR461, OM10037-3, OM10396, OM7L, Can<br /> A2 Tho 2, OM10174, TLR368, TLR405, TLR545, TLR391, TLR397,<br /> AS996, TLR396, OM5990, OM10418, OM10252, TLR393,<br /> OM10029, OM10258, TLR394.<br /> B1 OM6707, Dular, OM4900, OM28L, TLR392, OM10040.<br /> B<br /> B2 TLR450<br /> C1 N22<br /> C<br /> C2 RD6<br /> C3 Gayabyeo, OM6063<br /> Qua phân nhóm dựa vào kiểu hình bộ giống thử nghiệm chia<br /> thành ba nhóm chính là: A, B và C trong đó nhóm A có sự tương đồng<br /> về các đặc tính nông học và bao gồm 39 giống trong tổng số 50 giống.<br /> 3.1.2. Đánh giá đa hình của các giống lúa thử nghiệm bằng chỉ thị SSR<br /> Sử dụng 24 chỉ thị phân tử SSR để tạo sự khuếch đại DNA<br /> cho 52 dòng/ giống lúa thử nghiệm. Kết quả ghi nhận tất cả sản phẩm<br /> của SSR đều cho sự đa hình trên 52 giống lúa thử nghiệm (P=100%).<br /> Kích thước băng hình được khuếch đại 165 bp – 230 bp, giá trị PIC là<br /> 0,16 – 0,47; với các nhóm di truyền biểu thị sự đa dạng của kiểu gen.<br /> 12<br /> <br /> Bảng 3.3. Tổng hợp các mồi SSR thực hiện dạng đa hình và giá trị PIC<br /> Độ lớn<br /> Tỉ lệ đa<br /> Nhiễm khuếch Giá trị<br /> STT Mồi hình<br /> sắc thể đại (bp) PIC<br /> (%)<br /> đa hình<br /> 1 RM231 3 190-210 55,56 0,25<br /> 2 RM160 3 200-210 66,67 0,24<br /> 3 RM3475 3 190-200 75,00 0,23<br /> 4 RM564 3 190-200 76,92 0,16<br /> 5 RM5626 3 190-200 90,91 0,31<br /> 6 RM3586 3 200-220 71,43 0,31<br /> 7 RM520 3 190-200 78,95 0,32<br /> 8 RM468 3 210-215 66,67 0,23<br /> 9 RM7076 3 180-200 55,56 0,16<br /> 10 RM16236 3 200-205 60,00 0,17<br /> 11 RM335 4 190-200 28,57 0,47<br /> 12 RM6659 4 215-220 66,67 0,17<br /> 13 RM16686 4 200-215 33,33 0,17<br /> 14 RM3735 4 165-200 55,56 0,19<br /> 15 RM241 4 200-215 50,00 0,08<br /> 16 RM26212 4 180-190 62,50 0,22<br /> 17 RM127 1 200-205 80,00 0,33<br /> 18 RM3252 1 220-230 10,91 0,39<br /> 19 RM10115 1 210-215 81,82 0,31<br /> 20 RM490 1 205-210 85,71 0,37<br /> 21 RM493 1 200-225 81,82 0,33<br /> 22 RM1287 1 210-215 77,78 0,25<br /> 23 RM10694 1 190-200 45,45 0,17<br /> 24 RM6329 1 210-220 87,50 0,31<br /> 3.2. Tạo các quần thể hồi giao chuyển gen chống chịu nóng trên<br /> cây lúa bằng phương pháp lai hồi giao<br /> Nghiên cứu của đề tài sử dụng giống nhập nội N22 và giống<br /> Dular đã được xác định mang gen chống chịu nóng làm nguồn vật liệu<br /> cho gen (donor), giống AS996 đã qua chọn lọc mang nhiều đặc điểm<br /> tốt nhưng khi nhiệt độ tăng cao thì tỉ lệ hạt lép cao được dùng làm<br /> giống tái tục (recurrents). Để tạo các quần thể hồi giao đến thế hệ BC4<br /> 13<br /> <br /> cho các tổ hợp lai đề tài đã tiến hành trong 05 vụ thí nghiệm, từ vụ<br /> Đông Xuân năm 2011-2012 đến vụ Hè Thu 2014. Tóm tắt kết quả tạo<br /> các quần thể hồi giao được trình bày ở Bảng 3.4.<br /> Bảng 3.4. Tóm tắt quá trình tạo các quần thể hồi giao đến thế hệ BC4<br /> cho các giống lúa nghiên cứu<br /> Quần thể AS996 /N22 (1) Quần thể AS996/Dular (2)<br /> Vụ Nội dung Nội dung<br /> Kết quả Kết quả<br /> công việc công việc<br /> - Thu nhận - Gieo được 30 cây F1 - Thu nhận - Gieo được 50 cây<br /> hạt lai F1 và tiến hành hồi giao hạt lai F1. F1 và tiến hành hồi<br /> Vụ<br /> - Tạo quần lần thứ nhất. - Tạo quần giao lần thứ nhất.<br /> Xuân<br /> thể hồi - Tạo được 91 hạt hồi thể hồi giao - Tạo được 106 hạt<br /> Hè<br /> giao lần giao lần 1 lần thứ hồi giao lần 1<br /> 2012<br /> thứ nhất nhất: BC1-<br /> BC1-1 2<br /> - Tạo quần - Đã gieo 50 cây BC1- - Tạo quần - Đã gieo 71 cây<br /> thể hồi 1, đánh giá và chọn thể hồi giao BC1-2, đánh giá và<br /> Vụ<br /> giao lần được 3 cây đạt yêu lần hai: chọn được 2 cây<br /> Hè<br /> hai: BC2-1 cầu cho hồi giao lần 2. BC2-2 đạt yêu cầu cho hồi<br /> Thu<br /> - Tạo được 15 cây hồi giao lần 2.<br /> 2012<br /> giao lần 2. - Tạo được 10 cây<br /> hồi giao lần 2.<br /> - Tạo quần - Gieo toàn bộ hạt - Tạo quần - Đã gieo toàn bộ<br /> thể hồi BC2-1 của 3 cây chọn thể hồi giao hạt BC2-2 của 2<br /> giao lần từ vụ trước thành 3 lần 3: BC3- cây chọn từ vụ<br /> Vụ ba: BC3-1 dòng, đánh giá và 2 theo 2 trước thành 2 dòng;<br /> Đông theo 3 cây chọn được 17 cây đạt cây chọn từ đánh giá và chọn<br /> Xuân chọn từ vụ yêu cầu để tiếp tục hồi vụ trước. được 9 cây đạt yêu<br /> 2013 trước giao lần 3. cầu để tiếp tục hồi<br /> Số hạt tạo được 250 giao lần 3.<br /> - Tạo được 150 hạt<br /> hồi giao.<br /> 14<br /> Quần thể AS996 /N22 (1) Quần thể AS996/Dular (2)<br /> Vụ Nội dung Nội dung<br /> Kết quả Kết quả<br /> công việc công việc<br /> - Tạo quần - Đã gieo được 200 - Tạo quần - Đã gieo được 120<br /> thể hồi cây BC3-1 theo 3 thể hồi giao cây BC3-2 theo 2<br /> giao lần dòng, đánh giá và lần thứ tư: dòng, đánh giá và<br /> Vụ thứ tư: chọn được 50 cây đạt BC4-2 theo chọn được 50 cây<br /> Hè BC4-1 yêu cầu để tiếp tục hồi 2 dòng đạt yêu cầu để tiếp<br /> Thu theo 3 giao lần thứ tư. chọn từ vụ tục hồi giao lần thứ<br /> 2014 dòng chọn -Tạo được 50 cây hồi trước. tư.<br /> từ vụ giao lần thứ tư. - Tạo được 40 cây<br /> trước. hồi giao lần thứ tư.<br /> 3.2.1. Kết quả đánh giá các đặc tính nông học của quần thể con lai<br /> BC2F2 từ tổ hợp lai AS996/N22<br /> Bảng 3.5. Một số đặc tính nông học của quần thể con lai BC2F2 từ tổ<br /> hợp lai AS996/N22<br /> Thời gian Thời gian trổ<br /> Dòng/giống Chiều cao cây<br /> sinh trưởng 50%<br /> lúa (cm)<br /> (ngày) (ngày)<br /> AS996 95 70 105<br /> N22 100 75 113<br /> AS996/N22<br /> Cao nhất 112 87 136<br /> Thấp nhất 93 68 90<br /> Trung bình 102,9 77,9 107,9<br /> Kết quả đánh giá thành phần năng suất và năng suất của quần thể<br /> con lai BC2F2 của tổ hợp lai AS996/N22<br /> 15<br /> <br /> Bảng 3.6. Các thành phần năng suất và năng suất của quần thể con lai<br /> BC2F2 của tổ hợp lai AS996/N22<br /> Số bông/ Số hạt Tỷ lệ hạt Năng<br /> Dòng/giống Chiều dài<br /> bụi chắc/bông chắc/bông suất/bụi<br /> lúa bông (cm)<br /> (bông) (hạt) (%) (g)<br /> AS996 9 19 97 89,81 6,13<br /> N22 7 21 86 86,87 5,46<br /> AS996/N22<br /> Cao nhất 23,0 30,0 210,0 97,6 9,08<br /> Thấp nhất 4,0 17,0 59,0 47,0 3,78<br /> Trung bình 11,5 22,7 124,5 73,9 7,37<br /> Kết quả đánh giá phản ứng với sâu bệnh hại của quần thể con lai<br /> BC2F2 của tổ hợp lai AS996/N22<br /> Bảng 3.7. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sâu bệnh hại của quần thể con<br /> lai BC2F2 của tổ hợp lai AS996/N22<br /> Dòng/giống lúa Rầy nâu (cấp) Đạo ôn (cấp) Bạc lá (cấp)<br /> AS996 1 1 1<br /> N22 1 3 1<br /> AS996/N22<br /> Cao nhất 1 3 3<br /> Thấp nhất 1 1 1<br /> Trung bình 1 1,1 1,4<br /> Qua đánh giá các tính trạng nông học, các thành phần năng<br /> suất và năng suất cho thấy quần thể con lai BC2F2 của tổ hợp lai<br /> AS996/N22 có mức biến động rất rộng so với giống bố mẹ, nhiều dòng<br /> có biểu hiện ưu thế lai với các đặc tính vượt trội. Về khả năng kháng<br /> sâu bệnh chính cũng cho kết quả tương đối tốt. Các dòng lai này cần<br /> 16<br /> <br /> được tiếp tục theo dõi và đánh giá cho các bước tiếp theo sau này của<br /> công tác chọn giống.<br /> 3.2.2. Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn lọc dòng lai mang gen<br /> chịu nóng của tổ hợp lai<br /> Kết quả thanh lọc PCR của quần thể BC3F2 trên cây mang gen mang<br /> chịu nóng của tổ hợp lai AS996/N22//AS996<br /> Bảng 3.8. So sánh kiểu gen và kiểu hình trên 2 chỉ thị phân tử RM3586<br /> và RM160<br /> Số Giá trị<br /> Chống Mẫn Dị<br /> Chỉ thị phân tử cá ước đoán<br /> chịu cảm hợp<br /> thể (%)<br /> Quần thể BC3F2<br /> 50 12 38 0<br /> AS996/N22//AS996<br /> RM3586 50 10 33 7 83,33<br /> RM160 50 8 40 2 66,60<br /> Qua kết quả Bảng 3.8, cho thấy kết quả thanh lọc PCR của<br /> quần thể BC3F2 của tổ hợp lai AS996/N22//AS996 chọn được 12 cá<br /> thể mang gen chịu nóng.<br /> Kết quả thanh lọc PCR của quần thể BC2F2 trên cây mang gen mang<br /> chịu nóng của tổ hợp lai AS996/Dular//AS996<br /> Bảng 3.9. So sánh kiểu gen và kiểu hình trên 2 chỉ thị phân tử RM3586<br /> và RM160<br /> Số Chống Mẫn Dị Giá trị<br /> Chỉ thị phân tử cá chịu cảm hợp ước đoán<br /> thể (%)<br /> Quần thể BC2F2 50 3 47 0<br /> AS996/Dular//AS996<br /> RM3586 50 2 17 3166,66%<br /> RM160 50 0 34 Chưa ghi<br /> 16 nhận<br /> Qua số liệu Bảng 3.9, cho thấy kết quả thanh lọc PCR của<br /> quần thể BC2F2 của tổ hợp lai AS996/Dular//AS996 chọn được ba cá<br /> thể mang gen chịu nóng.<br /> 17<br /> <br /> 3.3. Kết quả đánh giá tổng hợp kiểu hình chịu nóng của các dòng<br /> lúa lai hồi giao (BC) qua hai vụ khảo sát<br /> Qua hai vụ Đông Xuân 2015-2016 Hè Thu 2016, thí nghiệm<br /> trên 50 dòng lai trong đó có 14 dòng lai BC4, 36 dòng lai BC3 và hai<br /> giống AS996 và N22 kết quả bước đầu có thể chọn các dòng lai triển<br /> vọng sau để đưa vào các bước chọn lọc tiếp theo, đó là các dòng lai:<br /> BC3-2-2-3-1, BC3F2-1-9, BC3F2-32, BC3F2-34, BC3F2-35, BC3F2-<br /> 36, BC3F2-37, BC3F2-38, BC3F2-39, BC3F2-40, BC3F2-41,<br /> BC3F2-48, BC3F2-49 và BC3F2-50. Như vậy qua đánh giá kiểu hình<br /> các dòng lai ở các thế hệ BC3 và BC4 cho thấy các thế hệ ở BC3 thể<br /> hiện được các đặc tính nông sinh học cũng như khả năng chịu được<br /> điều kiện nhiệt độ cao ở giai đoạn trỗ đến thu hoạch tốt hơn các thế hệ<br /> ở BC4.<br /> 3.4. Phân tích chỉ số thích nghi và chỉ số ổn định của các dòng lúa<br /> lai chịu nóng triển vọng trồng vụ Đông Xuân 2015-2016<br /> Bảng 3.10. Năng suất trung bình (tấn/ha), chỉ số ổn định và chỉ số thích nghi<br /> của các dòng lai vụ Đông Xuân 2015-2016<br /> Sai số<br /> Chỉ số<br /> Chỉ số ổn chuẩn của<br /> Giống NS trung bình thích<br /> định (S2di) chỉ số thích<br /> nghi (bi)<br /> nghi (bi)<br /> HTL1 7,12 abcd -0,051 2,149* 0,324<br /> HTL2 7,08 abcde - 0,020 2,744* 0,543<br /> HTL3 6,64 f 0,053 0,512 0,858<br /> HTL4 6,85 ef 0,006 0,232 0,673<br /> HTL5 7,38 a - 0,045 1,783 0,378<br /> HTL6 6,93 cdef - 0,044 0,024* 0,386<br /> HTL7 7,23 abc 0,009 0,589 0,686<br /> HTL8 7,29 ab - 0,057 0,87 0,268<br /> N22 6,86 ef - 0,020 0,098 0,541<br /> <br /> LSD0,05 0,33<br /> Ghi chú: - Trong cùng một cột, các số có cùng chữ cái giống nhau thì khác<br /> biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức P < 0,05<br /> 18<br /> Kết quả phân tích chỉ số ổn định và thích nghi của các dòng<br /> lúa chịu nóng trồng trong vụ Đông Xuân 2015 - 2016 được trình bày<br /> qua Bảng 3.17. Bảng 3.17 cho thấy ba dòng lai HTL5, HTL7 và HTL8<br /> cho năng suất trung bình cao lần lượt (7,78, 7,23 và 7,29 tấn/ha) khác<br /> biệt không có ý nghĩa thống kê với nhau, có chỉ số ổn định S2di ≈ 0 (P<br /> > 0,05), chỉ số thích nghi (bi) từ 0,589 đến 1,783 ≈ 1 (P > 0,05). Do<br /> đó, các dòng lai này ổn định về năng suất và thích nghi rộng. Đặc biệt,<br /> dòng lai HTL1 và HTL2 có năng suất trung bình cao, ổn định (S2di ≈<br /> 0) không khác biệt với HTL5, HTl7 và HTL8 nhưng thích nghi với<br /> môi trường thuận lợi (bi >1 ) ( P < 0,05).<br /> 3.5. Phân nhóm kiểu gen và môi trường của các dòng lúa lai chịu<br /> nóng triển vọng trồng vụ Đông Xuân 2015 - 2016<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> A B<br /> Hình 3.1. Phân nhóm kiểu gen (A) và môi trường (B) của 9 giống<br /> khác nhau qua 5 môi trường vụ Đông Xuân 2015-2016<br /> 19<br /> Giản đồ phân nhóm môi trường theo mô hình AMMI của các<br /> dòng lai trồng vụ Đông Xuân 2015- 2016 được tình bày ở Hình 3.1(A).<br /> Giữa các nhóm môi trường có sự khác biệt khá lớn với mức độ dung<br /> hợp (Fushion level) từ 0,42 đến 2,90 , dựa vào mức độ dung hợp 1,04<br /> chia thành 2 nhóm:<br /> Nhóm 1: Cần Thơ, Long An, An Giang và Trà Vinh. Năng<br /> suất trung bình cao từ 7,08 đến 7,17 tấn/ha.<br /> Nhóm 2: Hậu Giang. Năng suất thấp 6,68 tấn/ha.<br /> Giản đồ phân nhóm kiểu gen của các dòng lúa khảo nghiệm<br /> trong vụ Đông Xuân năm 2015- 2016 được thể hiện qua Hình 3.1 (B).<br /> Qua giản đồ này thì các kiểu gen giống nhau thì xếp cùng nhóm và ở<br /> mức dung hợp 1,98 với hệ số xác định (R2 =0,727); so sánh UPGMA<br /> hệ số Euclid bằng phần mềm SAS 9.1 chia các dòng lai thành 3 nhóm:<br /> + Nhóm 1: Ba dòng lai HTL3, HTL4, HTL6 và giống đối<br /> chứng N22. Trong nhóm này các dòng lai đạt năng suất thấp theo thứ<br /> tự là 6,64 tấn /ha; 6,85; 6,93 và 6,86 tấn/ha.<br /> + Nhóm 2: Hai dòng lai HTL1 và HTL2 với biểu hiện năng<br /> suất tương đối cao theo thứ tự là 7,12 tấn/ha và 7,08 tấn/ha.<br /> + Nhóm 3: Ba dòng lai HTL7, HTL5 và HTL8. Các dòng lai<br /> này cho năng suất rất cao theo thứ tự là 7,23 tấn/ha, 7,38 và 7,29<br /> tấn/ha.<br /> 20<br /> <br /> 3.5. Phân tích chỉ số thích nghi và chỉ số ổn định của các dòng lúa<br /> lai chịu nóng triển vọng vụ Hè Thu năm 2016<br /> Bảng 3.11. Năng suất trung bình (tấn/ha), chỉ số ổn định và chỉ số thích nghi<br /> của các dòng lai trong vụ Hè Thu năm 2016<br /> NS trung Chỉ số ổn định Chỉ số thích Sai số chuẩn của chỉ<br /> Giống<br /> bình (S2di) nghi (bi) số thích nghi (bi)<br /> 0,469<br /> HTL1 5,61 a - 0,099 0,782<br /> 0,427<br /> HTL2 5,53 a - 0,111 0,798<br /> <br /> HTL3 5,61 a 0,062 1,135 0,853<br /> 0,420<br /> HTL4 5,58 a - 0,113 0,002*<br /> 0,522<br /> HTL5 5,75 a - 0,083 0,614<br /> 0,624<br /> HTL6 5,89 a - 0,045 1,441<br /> 0,730<br /> HTL7 5,97 a - 0,000 1,621<br /> 0,497<br /> HTL8 5,84 a - 0,091 1,893<br /> 0,799<br /> N22 5,00 b 0,033 0,714<br /> LSD0,<br /> 0,50<br /> 05<br /> Ghi chú: - Trong cùng một cột, các số có cùng chữ cái giống nhau thì khác<br /> biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức P < 0,05<br /> - *: có ý nghĩa thống kê ở mức P < 0,05 (b i ≠ 1)<br /> <br /> <br /> Kết quả trình bày ở Bảng 3.11 cho thấy hai dòng lai HTL7 và<br /> HTL8 cho năng suất trung bình cao 5,97 và 5,84 tấn/ha khác biệt<br /> không có ý nghĩa thống kê với nhau, có chỉ số ổn định S2di ≈ 0 (P ><br /> 0,05), chỉ số thích nghi (bi) từ 1,62 và 1,89 ≈ 1 (P > 0,05). Do đó, các<br /> dòng lai này ổn định về năng suất và thích nghi rộng.<br /> 21<br /> 3.5. Phân nhóm kiểu gen và môi trường của các dòng lúa lai chịu nóng<br /> triển vọng trồng vụ Hè Thu 2016<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> A. Phân nhóm môi trường B. Phân nhóm kiểu gen<br /> Hình 3.2 Phân nhóm kiểu môi trường (A) kiểu gen (B) của các dòng<br /> lai qua 5 môi trường trong vụ Hè Thu 2016<br /> Giản đồ phân nhóm môi trường theo mô hình AMMI của các<br /> dòng lai trồng vụ Hè Thu 2016 được tình bày ở Hình 3.2 (A). Giữa<br /> các nhóm môi trường có sự khác biệt khá lớn với mức độ dung hợp<br /> (Fushion level) từ -0,2 đến 3,60, dựa vào mức độ dung hợp 1,2 chia<br /> thành 3 nhóm:<br /> + Nhóm 1: bao gồm hai môi trường khảo nghiệm là Cần Thơ<br /> và Hậu Giang. Tại môi trường Hậu Giang năng suất đạt cao nhất 6,02<br /> tấn/ha.<br /> 22<br /> + Nhóm 2: bao gồm một môi trường khảo nghiệm là Long An.<br /> Tại môi trường này năng suất đạt 5,49 tấn/ ha.<br /> + Nhóm 3: bao gồm hai môi trường khảo nghiệm An Giang<br /> và Trà Vinh. Tại hai môi trường này năng suất các dòng lai đạt tương<br /> đương nhau và đạt khá cao. Điểm An Giang đạt 5,7 tấn/ha và điểm<br /> Trà Vinh đạt 5,74 tấn/ha.<br /> Giản đồ phân nhóm kiểu gen của các dòng lúa khảo nghiệm<br /> trong vụ Hè Thu năm 2016 được thể hiện qua Hình 3.2 (B). Qua giản<br /> đồ này thì các kiểu gen giống nhau thì xếp cùng nhóm và ở mức dung<br /> hợp 1,8 và hệ số xác định (R2 =0,763); so sánh UPGMA hệ số Euclid<br /> bằng phần mềm SAS 9.1 chia dòng lai thành 4 nhóm:<br /> + Nhóm 1: Duy nhất giống đối chứng N22. Trong nhóm này<br /> N22 đạt năng suất thấp nhất 5,00 tấn/ha.<br /> + Nhóm 2: Ba dòng lai HTL1, HTL2 và HTL3 với biểu hiện<br /> năng suất tương đối cao theo thứ tự là 5,61 tấn/ha, 5,53 tấn/ha và 5,61<br /> tấn/ha.<br /> + Nhóm 3: Ba dòng lai HTL4, HTL5 và HTL6. Các dòng lai<br /> này cho năng suất rất cao theo thứ tự là 5,58 tấn/ha, 5,75 và 5,89<br /> tấn/ha.<br /> + Nhóm 4: Hai dòng lai HTL7 và HTL8. Các dòng lai này cho<br /> năng suất rất cao theo thứ tự là 5,97 tấn/ha và 5,84 tấn/ha.<br /> Tóm lại, qua phân tích tích tính ổn định, thích nghi của các<br /> dòng lúa chịu nóng triển vọng trong hai vụ Đông Xuân 2015- 2016 và<br /> vụ Hè Thu 2016 theo mô hình tuyến tính của Eberhart và Russell,<br /> 1966 cho thấy dòng lai HTL8 cho năng suất cao ổn định, thích nghi<br /> 23<br /> rộng qua hai vụ. Đây là dòng lai mang locus gen chịu nóng có triển<br /> vọng có thể đưa vào khảo nghiệm các bước tiếp theo.<br /> <br /> <br /> KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ<br /> <br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> 1. Xác định được các nguồn vật liệu sau đây có thể sử dụng làm<br /> bố mẹ cho chọn tạo giống lúa cao sản chống chịu nóng:<br /> a. N22 và Dular làm giống cho nguồn gen điều khiển tính<br /> chống chịu nóng.<br /> b.Dòng, giống cao sản ngắn ngày TLR391, OM10040,<br /> OM8108 và OM4900 có khả năng chống chịu nóng với tỷ lệ hạt lép<br /> thấp trong điều kiện trỗ bông vào giai đoạn nhiệt độ cao, được chú ý<br /> phát triển trong sản xuất và được đề nghị sử dụng làm dòng mẹ để cải<br /> tiến hiệu quả chọn lọc.<br /> 2. Xác định được kiểu gen của tập đoàn giống lúa thử nghiệm<br /> với 24 chỉ thị SSR đa hình, kích thước băng hình được khuếch đại 165<br /> bp – 230 bp, giá trị PIC là 0,16 – 0,47; với các nhóm di truyền biểu thị<br /> sự đa dạng của kiểu gen. Bên cạnh đó, phân tích di truyền quần thể hồi<br /> giao của AS996 / N22 và AS996 / Dular ghi nhận RM3586 và RM160<br /> trên nhiễm sắc thể 3 là chỉ thị phân tử thích hợp để chọn dòng lai phân<br /> ly có alen đồng hợp tử giống như N22 và Dular (giống cho gen chống<br /> chịu nóng).<br /> 3. Xác định kiểu hình tính chống chịu nóng chủ yếu biểu hiện<br /> ở giai đoạn lúa trổ bông; tỷ lệ hạt lép, thang điểm chịu nóng HT (từ 0<br /> đến 9) có mức độ đóng góp quan trọng nhất.<br /> 4. Xác định được các dòng con lai có triển vọng, thông qua 3<br /> lần hồi giao giữa giống cao sản với giống cho gen chống chịu nóng:<br /> 24<br /> <br /> BC3-2-2-3-1, BC3F2-1-9, BC3F2-32,BC3F2-34, BC3F2-35, BC3F2-<br /> 36, BC3F2-37, BC3F2-38, BC3F2-40,BC3F2-41, BC3F2-48, BC3F2-<br /> 49 và BC3F2-50. Bên cạnh đó, có 5 dòng con lai triển vọng, ngắn<br /> ngày, năng suất cao, chống chịu nóng được chọn bằng chỉ thị phân tử<br /> là HTL1, HTL2, HTL5, HTL7 và HTL8. Chúng thích nghi cả hai vụ<br /> Đông Xuân và Hè Thu, thông qua kết quả phân tích tương tác giữa<br /> giống với môi trường.<br /> ĐỀ NGHỊ<br />  Đề tài được tiếp tục khảo nghiệm tại nhiều vùng sinh thái<br /> khác nhau để tìm ra dòng lúa cao sản có năng suất ổn định, thích nghi<br /> rộng và chống chịu được nóng (>350C ban ngày và >270C ban đêm)<br />  Dòng lúa HTL8 thích nghi cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu,<br /> chống chịu nóng, thể hiện alen đồng hợp tử với giống cho gen chống<br /> chịu là N22 và Dular; đây là dòng lúa cần được chú ý để khảo nghiệm<br /> có hệ thống, nhanh chóng phát triển trong sản xuất.<br /> 25<br /> <br /> DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ<br /> <br /> 1.Trần Văn Lợt, Nguyễn Thị Lang, Phạm Công Trứ, Nguyễn Trọng<br /> Phước, Bùi Chí Bửu. Nghiên cứu đặc tính nông sinh học của bộ giống<br /> lúa cao sản chịu nóng tại Miền Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát<br /> triển Nông thôn, số 9/2014. Trang 11-17<br /> 2.Trần Văn Lợt, Nguyễn Thị Lang, Phạm Thị Thu Hà, Nguyễn Trọng<br /> Phước, Bùi Chí Bửu. Sử dụng chỉ thị phân tử để phát hiện khả năng chịu<br /> nóng trên quần thể lai hồi giao của tổ hợp lúa AS996/N22//AS996. Tạp chí<br /> Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 9/2015. Trang 13-19.<br /> 3. Trần Văn Lợt, Nguyễn Thị Lang, Nguyễn Trọng Phước, Bùi Chí<br /> Bửu. Phân tích sự đa hình cây lúa chịu nóng bằng kỹ thuật SSR. Tạp<br /> chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 11/2015. Trang 13-21.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2