intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của tuyến trùng Meloidogyne sp. hại cà tím và biện pháp phòng trừ theo hướng quản lý tổng hợp tại Lâm Đồng

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

79
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm xác định thành phần loài tuyến trùng nốt sần rễ hại cà tím, đặc điểm sinh học, sinh thái học loài tuyến trùng nốt sần rễ M. incognita, đề xuất biện pháp phòng chống chúng theo hướng quản lý tổng hợp, góp phần sản xuất cà tím nói riêng, nhóm cây họ cà nói chung an toàn, hiệu quả và bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của tuyến trùng Meloidogyne sp. hại cà tím và biện pháp phòng trừ theo hướng quản lý tổng hợp tại Lâm Đồng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM --------------------------------------------- TRẦN THỊ MINH LOAN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA TUYẾN TRÙNG Meloidogyne sp. HẠI CÀ TÍM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ THEO HƯỚNG QUẢN LÝ TỔNG HỢP TẠI LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật Mã số: 9620112 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Hà Nội, 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại:Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Thị Vượng 2. PGS.TS. Nguyễn Văn Kết Phản biện 1: ...................................................................... Phản biện 2: ...................................................................... Phản biện 3: ...................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại.....(ghi rõ nơi bảo vệ luận án cấp Viện) ngày .. tháng... năm... Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư Viện Quốc gia 2. Thư viện Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam Thư Viện.....(ghi tên các thư Viện nộp luận án)
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Cà tím là cây rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, được phát triển, mở rộng diện tích gieo trồng ở Việt Nam cũng như địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Mặc dù, cà tím là cây trồng dễ trồng và chăm sóc nhưng nhược điểm lớn nhất trong việc sản xuất cà tím đó là chúng bị rất nhiều loại bệnh gây hại như bệnh héo xanh, đốm lá và tuyến trùng ký sinh thực vật gây hại. Tuyến trùng nốt sần rễ (Meloidogyne spp.) là nhóm tuyến trùng gây hại phổ biến trên hầu hết các loại cây trồng rộng khắp trên toàn thế giới. Trong số những nhóm tuyến trùng đã phát hiện ở Việt Nam thì tuyến trùng nốt sần rễ là đối tượng gây hại nghiêm trọng nhất, là đối tượng chủ yếu nhất và phát triển mạnh trong những năm gầy đây. Ở Lâm Đồng tuyến trùng nốt sần rễ là một trong những nhóm gây hại chủ yếu trên các loại cây rau họ cà nói chung và trên cà tím nói riêng, làm ảnh hưởng đến năng suất chất lượng và làm gia tăng các bệnh hại khác. Mặc dù, tuyến trùng nốt sần rễ đã và đang gây thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng lớn đến năng suất cũng như chất lượng quả cà tím và trở thành một trong những bệnh hại nguy hiểm nhất trên các loại cây trồng ở Việt Nam. Tuyến trùng nốt sần rễ gây hại trên cà tím đã được phát hiện, tuy nhiên, chưa có nghiên cứu sâu về sự phân bố, đặc điểm sinh học, sinh thái của loài tuyến trùng nốt sần rễ gây hại trên cây họ cà nói chung và cây cà tím nói riêng tại khu vực Lâm Đồng để làm cơ sở cho việc phòng trừ hiệu quả. Với những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của tuyến trùng Meloidogyne sp. hại cà tím và biện pháp phòng trừ theo hướng quản lý tổng hợp tại Lâm Đồng” nhằm xác định thành phần loài tuyến trùng nốt sần rễ gây hại cây cà tím, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và đưa ra giải pháp quản lý tổng hợp tuyến trùng nốt sần rễ phục vụ sản xuất cà tím an toàn, hiệu quả cho tỉnh Lâm Đồng và cả nước. 2. Mục đích, đối tượng, phạm vi và yêu cầu của đề tài Mục đích: Xác định thành phần loài tuyến trùng nốt sần rễ hại cà tím, đặc điểm sinh học, sinh thái học loài tuyến trùng nốt sần rễ M. incognita, đề xuất biện pháp phòng chống chúng theo hướng quản lý tổng hợp, góp phần sản xuất cà tím nói riêng, nhóm cây họ cà nói chung an toàn, hiệu quả và bền vững. Yêu cầu: Thu thập, xác định được thành phần loài tuyến trùng nốt sần rễ hại cà tím một số vùng trồng rau họ cà chủ yếu của tỉnh Lâm Đồng; Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của tuyến trùng nốt sần rễ M. incognita; Nghiên cứu đề xuất biện pháp phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ hại cà tím theo hướng quản lý tổng hợp. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án Ý nghĩa khoa học: Đề tài đã bổ sung dẫn liệu khoa học mới về thành phần loài tuyến trùng nốt sần rễ, đặc điểm sinh học, sinh thái và qui luật phát sinh phát triển, gây hại của loài tuyến trùng M. incognita trên cà tím tại Lâm Đồng. Trên cơ sở đó đã đề xuất được các giải pháp phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ hiệu quả, bảo vệ môi trường và góp phần sản xuất cà tím an toàn, hiệu quả cao cho các vùng sản xuất rau tại Lâm Đồng. Luận án là tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng nông nghiệp, cho cán bộ nghiên cứu và giảng dạy có chuyên môn liên quan. Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất được các biện pháp phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ an toàn, hiệu quả, góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất cà tím theo hướng IPM, phục vụ sản xuất ổn định, hiệu quả và bền vững cho vùng trồng rau của tỉnh Lâm Đồng nói riêng, cả nước nói chung trong điều kiện đang lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học để phòng trừ tuyến trùng trong sản xuất như hiện nay, đồng thời là nguồn tài liệu giúp cán bộ quản lý, cán bộ chỉ đạo sản xuất và 1
  4. người trồng cà tím xác định kịp thời nguyên nhân gây hại do M. incognita trên cà tím, các giải pháp quản lý hiệu quả tuyến trùng nốt sần rễ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tuyến trùng gây bệnh sưng rễ (Meloidogyne sp.) gây hại trên cây cà tím. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Xác định thành phần tuyến trùng gây nốt sần rễ hại cây cà tím; Đặc điểm sinh học của tuyến trùng nốt sần rễ M. incognita hại cà tím; Nghiên cứu một số điều kiện sinh thái (loại đất, các loại phân hữu cơ, lượng mưa, độ ẩm đất, nhiệt độ và các giống cà tím khác nhau) ảnh hưởng đến phát sinh và gây hại của loài M. incognita trên cà tím; Nghiên cứu các giải pháp phòng chống loài tuyến trùng nốt sần rễ M. incognita hại cà tím theo hướng quản lý tổng hợp (biện pháp canh tác, biện pháp sinh học, biện pháp vật lý, biện pháp hóa học). Địa điểm: Thí nghiệm thu thập thành phần loài, nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện sinh thái tới tuyến trùng và thí nghiệm ngoài đồng ruộng được thực hiện tại vùng trồng rau chủ yếu của tỉnh Lâm Đồng là Đơn Dương, Đức Trọng và Đà Lạt. Thí nghiệm trong chậu vại được thực hiện tại nhà che phủ, tại Khoa Nông Lâm, trường Đại học Đà Lạt. Các thí nghiệm in vitro, tách lọc, phân loại được thực hiện tại phòng thí nghiệm bảo vệ thực vật của Khoa Nông Lâm trường Đại học Đà Lạt và phòng thí nghiệm của bộ môn tuyến trùng tại Viện nghiên cứu Nông nghiệp và thủy sản, tỉnh đông Flander, vương quốc Bỉ. 5. Đóng góp mới của luận án Luận án đã cung cấp một số dẫn liệu mới về thành phần loài tuyến trùng nốt sần rễ (Meloidogyne spp.) hại cà tím tại khu vực Lâm Đồng, một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài tuyến trùng nốt sần rễ M. incognita hại cà tím. Đề xuất được biện pháp phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ hại cà tím tại Lâm Đồng theo hướng quản lý tổng hợp góp phần giảm thiệt hại do chúng gây ra, giảm sử dụng thuốc BVTV hóa học phòng trừ tuyến trùng và hoàn thiện quy trình sản xuất cà tím an toàn, hữu cơ cho Lâm Đồng nói riêng và cả nước nói chung. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài Cà tím là cây rau ăn quả, có tên khoa học là Solanum melongena thuộc họ cà (Solanaceae), có giá trị kinh tế cao. Trên thế giới có khoảng 1.600.000 ha trồng cà tím. Ở Việt Nam, cà tím chỉ mới được chú trọng phát triển trong những năm gần đây và được trồng khá phổ biến ở nhiều địa phương trong cả nước. Tại Lâm Đồng, trong năm 2017 diện tích trồng cà tím đạt khoảng 1.944 ha, với năng suất trung bình là 47,6 tấn/ha. Mặc dù cà tím cho thu nhập cao nhưng sản xuất rất không ổn định, do cà tím là cây trồng dễ bị nhiều loại sâu bệnh, côn trùng và tuyến trùng gây hại, trong đó giống Meloidogyne là đối tượng gây hại quan trọng ảnh hưởng đến năng suất cà tím. Tuyến trùng nốt sần rễ là nhóm tuyến trùng có vai trò gây hại quan trọng và phổ biến nhất trên thế giới và là nhóm gây thiệt hại kinh tế cho cây trồng nông nghiệp ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tuyến trùng nốt sần rễ có thể làm giảm năng suất của cà tím lên đến 95% (Di Vito, 1986). Thành phần loài tuyến trùng nốt sần rễ gây hại trên cây cà tím rất đa dạng. Ở khu vực Nam Á, Nepal và Ấn Độ có 2 loài tuyến trùng nốt sần rễ gây hại là M. incognita, M. javanica, ở Ai Cập có 3 loài là M. incognita, M. arenaria và M. javanica gây hại trên cà tím. 2
  5. Cho đến hiện nay, việc điều tra thu thập và đánh giá vai trò gây hại của tuyến trùng nốt sần rễ gây ra trên các loại cây trồng ở Việt Nam chưa nhiều, các công bố chủ yếu tập trung trên một số cây công nghiệp dài ngày. Một số kết quả điều tra xác định thành phần loài tuyến trùng nốt sần rễ trên cây rau ở khu vực miền Nam và Lâm Đồng được thực hiện vào những năm 90 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu này không công bố về thành phần loài tuyến trùng nốt sần rễ hại cà tím. Trên thế giới, đã có một số công trình nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện sinh thái như nhiệt độ, độ ẩm, các yếu tố khí hậu đến vòng đời của tuyến trùng nốt sần rễ M. incognita trên cà tím cũng như các biện pháp phòng chống. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chưa có kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học hoặc sinh thái học cũng như biện pháp phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ trên cà tím. 1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 1.2.1.1 Lịch sử nghiên cứu, phân bố và mức độ gây hại của tuyến trùng nốt sần rễ trong nông nghiệp Tuyến trùng nốt sần rễ (root-knot nematodes) có nhiều cách gọi khác nhau như tuyến trùng nốt sần rễ, tuyến trùng u sưng, tuyến trùng sần rễ, ký sinh bắt buộc và nhóm có vai trò gây hại quan trọng, ký sinh trên hầu hết cây trồng bậc cao, gây thiệt hại rất lớn đối với nền kinh tế nông nghiệp. Những nghiên cứu đầu tiên liên quan đến tuyến trùng ký sinh thực vật được biết đến vào giữa thế kỷ 18 (1743) khi Needham quan sát loài gây hại trên lúa mì trên kính hiển vi có khả năng di chuyển. Tuy nhiên, mãi đến giữa thế kỷ 19, những báo cáo mô tả đặc trưng về tuyến trùng nốt sần rễ mới rõ ràng. Triệu chứng điển hình của tuyến trùng nốt sần rễ gây hại trên cây trồng là tạo ra những nốt sần rễ ở rễ. Tuyến trùng nốt sần rễ gây hại trên cà tím chủ yếu là M. incognita, M. javanica và M. arenaria, trong đó loài M. incognita là loài gây hại quan trọng. Cũng giống như các tác nhân gây hại khác trên cây trồng, tuyến trùng nốt sần rễ cũng là nguyên nhân chính làm giảm năng suất của cây trồng. Theo Taylor và Sasser (1978), đối với những khu vực bị tuyến trùng nốt sần rễ, nếu không sử dụng các biện pháp để phòng trừ kịp thời thì năng suất có thể giảm đến 24,5%, trong trường hợp bị nặng, thiệt hại năng suất có thể lên đến 85%. 1.2.1.2 Phân loại và định danh tuyến trùng nốt sần rễ Tuyến trùng nốt sần rễ Meloidogyne thuộc giới Animalia, ngành Nematoda Potts 1932, lớp Chromadorea Inglis, 1983, bộ Rhabditida Chitwood, 933, phân bộ Tylenchida Thorne, 1949, họ Meloidogynidae Skarbilovich, 1959, giống Meloidogyne Goldi, 1987. Ban đầu kỹ thuật định danh tuyến trùng nốt sần rễ thường chủ yếu dựa vào đặc điểm hình thái trên cơ sở mô tả đặc điểm vân mẫu vùng chậu (prenial pattern) của con cái và chiều dài của ấu trùng tuổi 2. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ XX, tuyến trùng nốt sần rễ đã được định danh bằng phương pháp isozyme và sinh học phân tử. 1.2.1.3 Đặc điểm sinh học, sinh thái học của tuyến trùng nốt sần rễ Tuyến trùng nốt sần rễ có nhiều giai đoạn sinh trưởng và phát triển, biến đổi qua nhiều hình dạng khác nhau, có thể gọi là lưỡng hình. Con cái hình quả lê, ít di chuyển nằm trong rễ. Ấu trùng tuổi 1 nằm trong trứng. Ấu trùng tuổi 2 hình giun di chuyển trong đất. Sau khi xâm nhiễm vào rễ, ấu trùng tuổi 2 phát triển thành ấu trùng tuổi 3 và tuổi 4, sau đó phình to ra thành con cái trưởng thành hoặc cũng có thể hình thành con đực hình giun di chuyển trong đất. Thông thường thời gian sinh trưởng và phát triển của tuyến trùng nốt sần rễ phụ thuộc vào loài, ký chủ và nhiệt độ, nhìn chung biến động từ 15 ngày đến 70 ngày và phụ thuộc vào nhiệt độ. Đặc điểm sinh thái học của tuyến trùng nốt sần rễ 3
  6. Các loại cây trồng khác nhau thì mức độ gây hại của tuyến trùng nốt sần rễ sẽ khác nhau. Mật độ của tuyến trùng nốt sần rễ trong đất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện sinh thái đất và khí hậu. Sự thay đổi thành phần loài, mật độ tuyến trùng đất có liên quan đến 65% lượng mưa và 58% liên quan đến nhiệt độ đất. Đặc điểm kết cấu của đất cũng ảnh hưởng đến mật đố tuyến trùng. Tuyến trùng nốt sần rễ thường thích hợp với đất cát hơn là đất sét. Mật độ tuyến trùng trong đất liên quan đến vật liệu hữu cơ bổ sung vào đất. Nhìn chung, sự sinh trưởng, mật độ và khả năng sống sót của tuyến trùng nốt sần rễ phụ thuộc vào ký chủ, các điều kiện sinh thái như nhiệt độ, độ ẩm đất, hàm lượng hữu cơ và sa cấu đất. 1.2.1.4 Biện pháp phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ Sử dụng các biện pháp phòng chống tuyến nốt sần rễ nhằm hạn chế tác hại của tuyến trùng đến cây trồng, ổn định năng suất và chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Có 6 biện pháp tác động vào cây trồng nhằm hạn chế sự phát triển của tuyến trùng gây hại, bao gồm: luân canh cây trồng, nhổ bỏ gốc, sử dụng gen kháng, biện pháp sinh học, biện pháp vật lý và sử dụng thuốc trừ tuyến trùng. Để tăng hiệu quả và hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì biện pháp phòng chống tuyến trùng theo hướng quản lý dịch hại tổng hợp được nghiên cứu và triển khai. 1.2.2 Những nghiên cứu trong nước 1.2.2.1 Lịch sử nghiên cứu, phân loại, phân bố và đặc điểm sinh học, sinh thái tuyến trùng nốt sần rễ Ở Việt Nam, nghiên cứu về tuyến trùng đầu tiên do nhà khoa học Andrassy người Hungary công bố vào năm 1970 với hơn 30 loài tuyến trùng ký sinh thực vật và sống tự do. Theo Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ Thánh, tuyến trùng thực vật được chia thành 30 giống, 11 họ, 4 bộ khác nhau. Trong đó, tuyến trùng nốt sần rễ ký sinh thực vật ở Việt Nam gồm 10 loài là M. arenaria, M. cynariensis, M. graminicola, M. incognita, M. javanica, M. exigua, M. cofeicola, M. enterolobii, M. hapla và M. daklakensis thuộc giống Meloidgyne, họ Heteroderidae, thuộc phân bộ Tylenchina và bộ Tylenchida. Những nghiên cứu về điều tra phân loại tuyến trùng nốt sần rễ ở Việt Nam chủ yếu dựa vào phương pháp hình thái. Đến năm 2005, phương pháp định danh bằng phương pháp sinh học phân tử được ứng dụng để phân loại một số loài tuyến trùng ở Việt Nam nhưng không có kết quả định danh giống tuyến trùng Meloidogyne. Đến năm 2012, đã định danh được loài M. graminicola và M. incognita bằng phương pháp sinh học phân tử. Năm 2018, dựa trên đặc điểm hình thái, gen và gen ty thể Trinh et al. đã định danh được loài mới M. daklakensis. Nghiên cứu đầu tiên về đặc điểm sinh học của tuyến trùng nốt sần rễ đã được công bố trên đối tượng là loài M. arenaria hại lúa, M. incognita, nghiên cứu tác động của M. incognita, Rotylenchulus reniformis & Tylenchorhynchus brassicae và mức độ gây hại trên cà chua và thuốc lá. Chưa có công bố nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của tuyến trùng nốt sần rễ trên cà tím. 1.2.2.2 Biện pháp phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ Ở Việt Nam, công bố đầu tiên về biện pháp phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ vào năm 1981, sau đó là những công bố về đề xuất các biện pháp phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ trên cây hồ tiêu và biện pháp phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ tại một số vùng trồng rau ở Hà Nội. Các nghiên cứu về biện pháp phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ ở Việt Nam cũng được thực hiện dựa trên những phương pháp nghiên cứu phổ biến ở ngoài nước, trên một số cây trồng như lúa, thuốc lá, cà phê, hồ tiêu, cải thảo và xà lách. Các biện pháp phòng trừ chủ yếu là luân canh cây trồng, sử dụng giống kháng, biện pháp vật lý, biện pháp sinh học, biện pháp hóa học và biện pháp phòng trừ tổng hợp. Tuy nhiên, chưa có công trình nào công bố về biện pháp phòng trừ tuyến trùng nốt sần rễ trên cà tím ở Việt Nam cũng như Lâm Đồng. 4
  7. CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu từ năm 2014 đến hết năm 2017 2.2 Vật liệu, thiết bị và dụng cụ nghiên cứu Giống cà tím TN525 Green King, đất sét pha cát (49% cát, 10% limon và 41% sét) và đất sét (32% cát, 1% limon, 67% sét) và đất cát sông (70% cát, 20% limon và 10% sét); túi và chậu trồng cây; Các loại vật liệu hữu cơ và phân bón NPK Yara 15-15-15; hóa chất để nhuộm tiêu bản tuyến trùng; dụng cụ lấy mẫu, rây lọc tuyến trùng và các thiết bị thí nghiệm. 2.3 Nội dung nghiên cứu - Điều tra thu thập, xác định thành phần, triệu chứng và mức độ gây hại của tuyến trùng nốt sần rễ (Meloidogyne spp.) hại cà tím tại Lâm Đồng và diễn biến của chúng ngoài sản xuất - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài tuyến trùng nốt sần rễ M. incognita gây hại quan trọng cây cà tím tại Lâm Đồng - Nghiên cứu biện pháp phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ (M. incognita) hại cây cà tím theo hướng quản lý tổng hợp - Xây dựng thử nghiệm áp dụng một số giải pháp quản lý tổng hợp trong phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ (M. incognita) hại cây cà tím tại Lâm Đồng 2.4 Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập, xác định thành phần tuyến trùng gây nốt sần rễ hại cà tím tại Lâm Đồng 4.4.1.1 Phương pháp điều tra phỏng vấn nông dân Điều tra nông dân bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi 4.1.1.2 Phương pháp điều tra sâu bệnh hại chính trên cà tím ngoài đồng ruộng Chọn thửa ruộng trồng cà tím của 85 hộ. Trên thửa ruộng chọn một ô ngẫu nhiên khoảng 100m2. Xác định điều tra 5 điểm theo qui tắc đường chéo để xác định một số nhóm đối tượng gây hại chính trên đồng ruộng dựa vào triệu chứng điển hình trên thân, lá, quả của cà tím theo mô tả về một số sâu bệnh hại chính của Daunay (2008) và Srinivasan (2009). 2.4.1.3 Phương pháp lấy mẫu đất và rễ cà tím ngoài đồng ruộng Mẫu đất và rễ được lấy theo qui tắc đánh dấu bản đồ theo hình zich zắc (W) trên 85 vườn trồng cà tím tại Lâm Đồng. Bảo quản ở tủ ổn nhiệt ở nhiệt độ 15oC. 2.4.1.4 Phương pháp tách lọc tuyến trùng nốt sần rễ trong đất và rễ Tách lọc ấu trùng tuổi 2 di động trong đất bằng phương pháp Baermann cải tiến sử dụng khay nông (Modified Baermann method). Tách lọc ấu trùng di động trong rễ cà tím bằng phương pháp Baermann cải tiến (Modification of the Baermann Funnel techniques). Ủ mẫu trong vòng 48 giờ.Tiến hành đếm ấu trùng tuổi 2 di chuyển trên kính lúp có độ phóng đại 40 lần. 2.4.1.5 Phương pháp xác định tỉ lệ rễ bị hại và mức độ gây hại do tuyến trùng nốt sần rễ gây ra trên rễ cà tím Mức độ gây hại của tuyến trùng nốt sần rễ được đánh giá bằng mức độ xâm nhiễm được xác định từ 0 -10 theo Zeck (1971), Bridge and Page (1980). Phương pháp xác định độ bắt gặp tuyến trùng nốt sần rễ 𝑠ố 𝑣ườ𝑛 đ𝑖ề𝑢 𝑡𝑟𝑎 𝑏ắ𝑡 𝑔ặ𝑝 Độ bắt gặp tuyến trùng nốt sần rễ (%) = . 100 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑣ườ𝑛 đ𝑖ề𝑢 𝑡𝑟𝑎 𝑆ố 𝑙ầ𝑛 đ𝑖ề𝑢 𝑡𝑟𝑎 𝑏ắ𝑡 𝑔ặ𝑝 Tần suất xuất hiện loài (%) = . 100 𝑇ố𝑛𝑔 𝑠ố 𝑙ầ𝑛 đ𝑖ề𝑢 𝑡𝑟𝑎 5
  8. 𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑟ễ 𝑏ị 𝑛ố𝑡 𝑠ầ𝑛 Tỉ lệ nốt sần rễ (%) = . 100 𝑇ố𝑛𝑔 𝑠ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑟ễ 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑑õ𝑖 2.4.1.6 Phương pháp tách lọc và làm tiêu bản với con cái Tách tuyến trùng Meloidogyne dưới kính lúp soi nổi bằng cách mổ dọc nốt sần rễ, dùng dao tách phần u lồi của rễ, tuyến trùng trong rễ sẽ bị bung ra. Dùng panh kẹp gắp ít nhất 20 con cái vào cốc nhỏ có chứa 0,9% NaCl, cố định con cái và giải phẫu vùng chậu con cái. 2.4.1.6 Phương pháp giải phẫu vùng chậu con cái Dùng panh để gắp tuyến trùng cái Meloidogyne sp. vào lam kính, cố định tuyến trùng, dùng dao cắt bỏ phần đầu, dùng que cấy bỏ phần ruột của tuyến trùng. Tiếp tục cắt và bỏ nửa phần đầu của con cái, cắt nhẹ nhàng và lấy lại phần vùng chậu có chứa hậu môn, lỗ sinh dục cái. Vùng chậu con cái được cố định lại trên tiêu bản. 2.4.1.7 Phương pháp làm tiêu bản tươi và tiêu bản cố định tuyến trùng Cách làm tiêu bản tươi, tiêu bản cố định theo Bezooijen (2006) và Ravichandra (2010). 2.4.1.8 Phương pháp mô tả đặc điểm hình thái Mô tả các đặc điểm về vân mẫu, hình dạng kim hút, khoảng cách từ thực quản đến tuyến lưng, chiều dài của ấu trùng tuổi 2, con đực, con cái bằng phần mềm Bel capture dựa vào thanh đo. 2.4.1.9 Định danh tuyến trùng bằng sinh học phân tử Định danh tuyến trùng nốt sần rễ bằng phương pháp sinh học phân tử dựa vào mồi đặc hiệu của nhóm tuyến trùng nốt sần rễ vùng nhiệt đới. 2.4.2 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài tuyến trùng nốt sần rễ (M. incognita) có vai trò gây hại quan trọng cây cà tím 2.4.2.1 Phương pháp nhân nuôi và làm thuần loài Nhân nuôi và làm thuần loài tuyến trùng M. incognita trên rễ cà chua nuôi cấy trong môi trường bán lỏng Gamborg - B5. 2.4.2.2. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh vật học (vòng đời của tuyến trùng, tỉ lệ nở trứng của loài M. incognita) trong điều kiện phòng thí nghiệm Theo dõi hình thái, đặc điểm của các pha phát dục của tuyến trùng nốt sần rễ M. incognita ở điều kiện nhiệt độ là 24±1oC với 3 ngưỡng độ ẩm đất khác nhau là 30-40%, 40-50%, 50-60%. Xác định hình thái và các pha phát triển của tuyến trùng nốt sần rễ bằng phương pháp nhuộm rễ. Nhuộm rễ bằng acid fucshin. Xác định tỉ lệ nở trứng bằng phương pháp đếm số lượng ấu trùng tuổi 2 hình thành trên tổng số trứng theo dõi trong 3 môi trường khác nhau bao gồm nước cất; dịch chiết rễ cà tím 1 tháng tuổi; rễ cà tím 6 tháng tuổi. 2.4.2.3 Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện sinh thái đến diễn biến mật độ của loài tuyến trùng nốt sần rễ ngoài sản xuất Phương pháp chuẩn bị cây giống sạch bệnh Hạt giống được khử trùng, gieo trên giá thể đã được khử trùng trong điều kiện nhà che phủ. Phương pháp nhiễm tuyến trùng vào chậu trồng cây trong nhà che phủ Tách lọc ấu trùng tuổi 2 loài M. incognita từ rễ cà chua nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, nhiễm vào các chậu cà tím với mật độ 2000 cá thể/chậu trồng. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm đất, lượng mưa, chế độ nhiệt đến diễn biến mật độ của tuyến trùng M. incognita ngoài đồng ruộng Thí nghiệm được thực hiện tại vườn trồng cà tím ngoài điều kiện sản xuất với giống cà tím TN 252 Green King tại thôn suối thông B, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Thu thập số liệu thứ cấp về nhiệt độ và lượng mưa qua các tháng trong năm từ 2014-2017 từ trạm khí 6
  9. tượng Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương, thành phố Đà Lạt. Độ ẩm đất được xác định theo phương pháp khối lượng. Mật độ ấu trùng tuổi 2 được xác định theo chu kỳ 30 ngày trong 3 mùa vụ liên tiếp để đánh giá mức độ tương quan giữa mật độ ấu trùng tuổi 2 loài M. incognita với lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm đất. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện đất đai (thành phần cấp hạt và hàm lượng hữu cơ trong đất) đến diễn biến mật độ của tuyến trùng nốt sần rễ Phương pháp phân tích thành phần cấp hạt đất Phương pháp xác định thành phần cấp hạt theo Bouyoucos (1962) và xác định tên đất dựa vào tam giác đất. Đánh giả ảnh hưởng của hàm lượng cát đến mật độ ấu trùng tuổi 2 trong đất. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn vật liệu hữu cơ khác nhau đến tuyến trùng nốt sần rễ M. incognita trên cây cà tím Thí nghiệm được thực hiện trong nhà che phủ. Vật liệu nghiên cứu bao gồm nguồn vật liệu hữu cơ như phân gà viên nén, phân lợn, phân dê, phân bò, phân hữu cơ thương phẩm và giống cà tím là TN 252 Green King. Thí nghiệm được bố trí lặp lại 3 lần với 5 công thức thí nghiệm và 1 công thức đối chứng, thực hiện trong chậu, trên nền đất sét. Nhiễm tuyến trùng nốt sần rễ M. incognita vào thời điểm 3 tuần sau khi trồng cà tím. Mẫu đất và mẫu rễ được lấy từ 6 chậu trồng và trộn lại để lấy mẫu chung. Chỉ tiêu thí nghiệm gồm mật độ ấu trùng tuổi 2 trong đất và trong rễ, tỉ lệ rễ bị nốt sần, số nốt sần rễ trên rễ, số hoa, số quả và năng suất cà tím. Phương pháp đánh giá phản ứng của một số giống cà tím với tuyến trùng nốt sần rễ Thí nghiệm được thực hiện trong chậu, trên nền đất sét pha cát, gồm 6 giống cà tím bao gồm cà tím Thái Lan No1, cà tím TN 252 Green King, cà tím địa phương F1-033, cà tím đen NV123, cà tím lai Runako và cà tím cơm xanh, bố trí nhắc lại 3 lần. Nhiễm ấu trùng nốt sần rễ M. incognita vào đất sau 3 tuần trồng. Lấy mẫu đất và rễ từ 6 chậu trồng cây để gộp thành mẫu chung. Chỉ tiêu thí nghiệm gồm ấu trùng nốt sần rễ tuổi 2 trong đất và trong rễ, tỉ lệ rễ bị nốt sần rễ, mức độ gây hại, số hoa, số quả và tỉ lệ đậu quả. 2.4.3 Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ (Meloidogyne incognita) hại cây cà tím theo hướng quản lý tổng hợp tại Lâm Đồng Giống cà tím thực hiện ở các thí nghiệm nghiên cứu biện pháp phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ (M. incognita) là giống TN 252 Green King, thực hiện ở ngoài điều kiện sản xuất tại xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Các thí nghiệm được bố trí nhắc lại 3 lần. Mật độ trồng cây là 17000 cây/ha. Chế độ chăm sóc và tưới nước như nhau ở tất cả các công thức thí nghiệm. Các chỉ tiêu thí nghiệm gồm: mật độ ấu trùng tuổi 2 trong đất vào thời điểm 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày và thời điểm cuối vụ; mật độ ấu trùng trong rễ; hiệu lực phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ được tính theo công thức Henderson – Tilton; tỉ lệ nốt sần rễ, mức độ gây hại và năng suất cà tím. 2.4.3.1 Phương pháp nghiên cứu biện pháp canh tác trong phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ Các công thức thí nghiệm bao gồm: luân canh với cải cúc, luân canh với cải thảo, luân canh với ớt sừng, xen canh với đậu cô ve, luân canh với ngô ngọt, chuyên canh cà tím. 2.4.3.2 Phương pháp nghiên cứu biện pháp vật lý trong phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ Các công thức thí nghiệm bao gồm: Phơi ải (sau khi thu hoạch cây vụ trước, tiến hành cày và phơi ải đất trong vòng 4 tuần); Giữ cho đất khô (sau khi thu hoạch cây vụ trước, cày, sau 7 ngày tiến hành xới, lật đất, giữ cho đất khô và độ ẩm đất thấp hơn 35%, thực hiện trong vòng 4 tuần); Phủ bạt (sau khi thu hoạch cây vụ trước, cày đất càng sâu tối thiểu phải đạt 25cm, tưới nước và dùng bạt nhựa trong phủ lên, lấp kín các mép trong 4 tuần); Đốt đất (sau khi thu hoạch cây vụ trước, để đất tự nhiên trong vòng 2 tuần, cày đất, làm luống. Vùi một lớp trấu mỏng 5- 7
  10. 7cm vào rãnh trồng, phủ lên trên một lớp đất dày 5cm, đốt yếm khí, tưới ẩm đất sau 48 giờ); Đối chứng (sau khi thu hoạch cây vụ trước, để đất tự nhiên, không xử lý đất, sau 4 tuần làm đất, lên luống và trồng). 2.4.3.3 Phương pháp nghiên cứu biện pháp sinh học trong phòng trừ tuyến trùng nốt sần rễ Các công thức thí nghiệm bao gồm: Jianon Chitosan super (Chitosan); Vineem 1500 EC (neem - azadirachtin); Abuna 15GR (saponin); Biosune one (Trichoderma harzianum, Trichoderma viride và các nhóm vi sinh vật khác) và đối chứng. 2.4.3.4 Phương pháp nghiên cứu biện pháp hóa học trong phòng trừ tuyến trùng nốt sần rễ Các công thức thí nghiệm bao gồm Tervigo 020SC( Abamectin), Cazinon 10GR (Diazinon), Vifu-super 5GR (Carbosulfan) và Map Logic 90WP (Clinoptilote) và đối chứng. 2.4.4 Phương pháp xây dựng thử nghiệm áp dụng một số giải pháp quản lý tổng hợp trong phòng trừ tuyến trùng gây nốt sần rễ (Meloidogyne incognita) hại cây cà tím theo hướng phòng trừ tổng hợp tại Lâm Đồng Cây trồng vụ trước là cây cải cúc. Sau thu hoạch vệ sinh đồng ruộng, cày đất và phơi ải trong vòng 4 tuần. Sau đó lên luống, sử dụng phân bò đã ủ hoai với lượng dùng là 40m3/ha kết hợp với chế phẩm sinh học có chứa T. harzianum với lượng dùng là 10 kg/ha. Tiến hành tưới ẩm. Sau đó dùng phủ đất lại một lớp nhẹ. Dùng nilon đen phủ lên trên luống. Ủ trong vòng 7 ngày để cho nấm có thể nhân lên sinh khối. Sau 7 ngày ủ tiến hành trồng cây. Sau 10 ngày trồng cà tím, bón phân gà viên nén, lượng dùng là 300kg/ha. Diện tích của mô hình là 500 m2. Tiến hành đồng thời với đối chứng theo cách xử lý của nông dân. Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình và đối chứng Tính toán chi phí sản xuất bao gồm tổng chi phí lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí công lao động. Tính tổng tiền thu nhập dựa trên năng suất và giá cà tím giả định là 2,000 đồng/kg (giá tính nếu trong trường hợp giả định là lợi nhuận thu được là thấp nhất), thì tính được hiệu quả kinh tế như sau: Tổng tiền thu nhập (ngàn) = giá bán x năng suất Tổng chi phí: tiền giống + công lao động + phân bón + thuốc bảo vệ thực vật + tưới nước Hiệu quả kinh tế = tổng thu nhập – tổng chi phí 2.5 Xử lý số liệu Số liệu được thu thập và xử lý phân tích thống kê ANOVA bằng phần mềm microsoft excel 2013, phần mềm IBM SPSS Statistics Versision 22 và MSTATC. Trắc nghiệm phân hạng LSD và Duncan với mức độ tin cậy a≥95% (p≤0,05). CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Biện pháp canh tác và phòng chống tuyến trùng hại cà tím của người sản xuất vùng nghiên cứu 3.1.1 Điều tra tập quán canh tác của người sản xuất cà tím vùng nghiên cứu Các giống cà tím trồng chủ yếu ở Lâm Đồng gồm 7 giống, trong đó giống cà tím ruột xanh TN252 Green King được trồng nhiều nhất chiếm 56,47% diện tích, năng suất trung bình 92,72 tấn/ha với mật độ trồng là 17.000 cây/ha, tiếp theo là giống Runako chiếm 12,94% diện tích, năng suất trung bình là 35,90 tấn/ha, mật độ trồng là 25.000 cây/ha. 8
  11. Bảng 3.1 & 3.3 Diện tích, năng suất của các giống cà tím đang trồng phổ biến ngoài sản xuất (Lâm Đồng, 4/2014-6/2017) Giống cà tím Tỉ lệ Mật độ Năng Tỉ lệ cây Thiệt hại Thời điểm diện tích trồng suất bị nốt sần năng suất biểu hiện bệnh (%) (cây/ha) (tấn/ha) rễ (%) (%) cao nhất TN252 Green King 56,47 17.000 92,72 79,16 27,13 Mùa mưa Runako 12,94 25.000 35,90 63,63 20,37 Mùa mưa Nhật Bản quả tròn 11,76 25.000 36,60 48,00 20,41 Mùa mưa Thái Lan No.1 8,24 19.000 74,43 71,43 25,34 Mùa mưa Cà tím đen VN-123 5,88 22.000 72,00 40,00 15,11 Mùa mưa Địa phương 3,53 19.000 78,33 33,33 Không đáng kể Cơm xanh 1,18 25.000 35,00 0 0 Mùa mưa Diện tích trồng cà tím giống cơm xanh thấp nhất chỉ chiếm 1,18% diện tích và năng suất chỉ đạt khoảng 35,00 tấn/ha. Khi được hỏi về khả năng nhận biết của nông dân về tuyến trùng hại cà tím và biện pháp phòng chống, thì chỉ có 34,11% người dân kiểm tra tình trạng nhiễm sâu bệnh hại của cây giống và thường chỉ kiểm tra bộ phận trên mặt đất như mức độ nhiễm nấm hoặc thối lá hay thối thân. Nếu vườn ươm cây giống không quản lý đất tốt, cây bị tuyến trùng gây hại, là nguyên nhân lây lan tuyến trùng từ cây giống trên diện rộng. Giống TN 252 Green King là giống có tỉ lệ cây bị tuyến trùng hại nhiều nhất (79,16%), tiếp theo là giống Thái Lan No.1 (71,43%), giống Runako (63,63%) và bị hại do tuyến trùng thấp nhất là giống cơm xanh (0%, n=1). Trong lúc đó, mức độ bị thiệt hại năng suất cao nhất ở giống TN252 Green King (27,13% năng suất), Thái Lan No.1 (25,34% năng suất). Giống cà tím địa phương và cơm xanh có mức độ thiệt hại về năng suất không đáng kể. Các phương pháp xử lý đất của nông dân và biện pháp phòng chống tuyến trùng hại cà tím của người sản xuất Bảng 3.4 Tình hình xử lý đất trồng cà tím của nông dân tại Lâm Đồng (4/2014-6/2017) Phương pháp xử lý Tỉ lệ (%) Liều lượng Vôi 100 950 kg/ha Hóa học 62,35 Sinh học 5,88 Vật lý 67,06 Không sử dụng biện pháp khác ngoài vôi 11,76 Tất cả các hộ điều tra đều sử dụng vôi để bón cho cà tím trước khi trồng nhằm mục đích xử lý mầm bệnh, sâu đất và các yếu tố gây hại cho cà tím chiếm 100% số hộ. Biện pháp hóa học cũng được sử dụng phổ biến chiếm 62,35% số hộ. Các loại thuốc hóa học được sử dụng là Nokaph 10GR (30,82%), Map Logic 90WP (5,88%), Basudin 10% dạng hạt (8,0%) và Binhtox 1,8EC (17,64%). Có đến 67,06% số hộ sử dụng phương pháp vật lý như phơi ải đất, để đất tự nhiên, phủ bạt đất. Chỉ có 5,88% số hộ sử dụng biện pháp sinh học để xử lý đất. Có khoảng 11,76% số hộ nông dân không sử dụng biện pháp xử lý đất nào khác ngoài biện pháp bón vôi. Theo các hộ nông dân thì biện pháp hóa học có hiệu quả nhất và mang lại lợi nhuận kinh tế cao nhất. Khi thấy biểu hiện của cây còi cọc, rễ bị u sưng, khả năng sử dụng dinh dưỡng kém thì hầu hết người dân (chiếm 76,47% số hộ) thay đổi hình thức cung cấp dinh dưỡng cho cà tím bằng cách hòa phân bón vào nước rồi tưới cho cây và bổ sung phân bón lá thay vì bón phân vào gốc như thời điểm trước đó. Chỉ có 5,88% số hộ sử dụng Tervigo 020SC phun vào gốc nhằm hạn chế tuyến trùng rễ. Các loại phân bón sử dụng và liều lượng dùng trong canh tác cà tím 9
  12. Bảng 3.6 Tình hình sử dụng phân bón của nông dân trồng cà tím vùng nghiên cứu (Lâm Đồng, 4/2014-6/2017) Loại phân Tỉ lệ sử dụng Liều lượng Chu kỳ bón Hình thức bón bón (%) Phân hữu cơ 100 Bón trước khi trồng Rải vào luống 3-10 tạ/ha 10 ngày một lần Rải đều vào gốc Phân NPK 100 2 tạ/ha 10 ngày một lần Tưới vào gốc vào tháng thứ 5 trở đi Phân bón lá 94,11 3 - lít/ha 1 tháng/lần, sau 60 Phun lên lá từ tháng ngày trồng thứ tháng thứ 2 trở đi Phân đạm 94,11 1- 2 tạ/ha Trong vòng 1-2 tháng Bón vào gốc sau trồng Phân lân 100 5-7 tạ/ha 01 lần trước trồng Bón vào luống Phân kali 100 1-2 tạ/ha Bón lót, thời kỳ thu trái Bón vào luống và gốc Kết quả điều tra cho thấy 100% số hộ canh tác cà tím đều sử dụng phân hữu cơ và phân NPK, phân lân và phân kali.Tuy nhiên chủng loại và liều lượng cũng khác nhau. Có đến 94,11% số hộ sử dụng phần bón lá và phân đạm để bón cho cà tím. 3.1.2 Triệu chứng, mức độ gây hại một số sâu bệnh hại chính trên cà tím tại Lâm Đồng Các loại bệnh hại phổ biến trên cà tím bao gồm bệnh héo rũ, bệnh héo xanh, bệnh thán thư, bệnh đốm quả bệnh khảm virus. Tất cả các loại bệnh này đều có triệu chứng trên lá, không có biểu hiện trên rễ, rễ cà tím không bị nốt sần. Các loại côn trùng hại trên cà tím bao gồm sâu đất, sâu đục quả, bọ trĩ. Các loại côn trùng này gây hại trên lá, thân và quả của cây, không gây hại trên hệ rễ. Có 7 giống tuyến trùng ký sinh thực vật gây hại trên hệ rễ cà tím gồm Helicotylenchus, Tylenchus, Meloidogyne, Criconemella, Pratylenchus, Rotylenchulus và Longidorus. Trong đó giống Helicotylenchus có độ bắt gặp nhiều nhất với 100% vườn cà tím bị tuyến trùng này gây hại. Tiếp theo là giống Tylenchus với độ bắt gặp là 91,76%, giống Meloidogyne với độ bắt gặp là 83,52%. Giống tuyến trùng có độ bắt gặp ít nhất là Longidorus với chỉ 2,35%. Mật độ cá thể tuyến trùng trong đất cao nhất thuộc về giống Meloidogyne (667 cá thể/50cm3 đất), tiếp theo là mật độ cá thể của giống Helicotylenchus với 570 cá thể/50cm3 đất. Mật độ cá thể giống tuyến trùng Rotylenchulus thấp nhất chỉ có 16 cá thể/50cm3 đất. Điều này chứng tỏ rằng, tuyến trùng nốt sần rễ có vai trò gây hại quan trọng trên cà tím. Triệu chứng điển hình của tuyến trùng nốt sần rễ là xuất hiện những nốt sần trên rễ tạo những nốt u sưng trên rễ phụ, nếu gây hại nặng thì nốt sần to, thậm chí kết thành những mảng u sưng lớn và biểu hiện trên rễ chính của cây. Biểu hiện trên mặt đất khi cà tím bị tuyến trùng nốt sần rễ khó nhận biết, đặc biệt là giai đoạn còn non. Khi cà tím trồng được 3-4 tháng tuổi nếu tuyến trùng nốt sần rễ có biểu hiện ở mức gây hại 6 thì biểu hiện trên mặt đất mới thể hiện rõ ràng như cây còi cọc, vàng lá, quả nhỏ và ít quả. Biểu hiện phần trên mặt đất thể hiện rõ nhất là vào giai đoạn khoảng 6 - 8 tháng sau trồng. Đây là thời điểm mà cây cà tím đã thu hoạch được 4 - 6 tháng, sức sinh trưởng và sức đề kháng của cây giảm, hệ rễ già đi, ít hình thành rễ mới, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kém. 10
  13. 3.1.3 Diễn biến mật độ, mức độ gây hại tuyến trùng nốt sần rễ (Meloidogyne spp.) hại cà tím tại Lâm Đồng Bảng 3.9 Mật độ ấu trùng Meloidogyne sp. tuổi 2 trong đất và trong rễ cà tím tại thời điểm điều tra (Lâm Đồng, 4/2014-6/2017) Mật độ ấu trùng tuổi 2 Trung bình Trung bình Trung bình trong năm mùa mưa mùa khô Mật độ ấu trùng tuổi 2 trong đất (cá thể/50cm ) 3 1455 1750 827 Mật độ ấu trùng tuổi 2 trong rễ (cá thể/5 g rễ) 728 939 331 Mức độ hại theo ước tính của người sản xuất (%) 4,04 5,13 2,85 Mức giảm năng suất (%) 12,41 14,89 7,19 Trong năm, mật độ ấu trùng tuổi 2 trong đất là 1455 cá thể/50cm3, trong rễ là 728 cá thể/5 g rễ. Mùa khô, mật độ tuyến trùng thấp hơn trung bình cả năm rất nhiều, cụ thể mật độ ấu trùng tuổi 2 trong đất là 827 cá thể/50cm3 đất (thấp hơn 628 cá thể/50cm3 đất), trong rễ là 331 cá thể/5 g rễ (thấp hơn 397 cá thể/5g rễ). Hình 3.12 Tương quan giữa mức độ gây hại và năng suất cây trồng (Lâm Đồng, 4/2014-6/2017) Mức độ gây hại của tuyến trùng nốt sần rễ càng cao thì năng suất cà tím giảm càng lớn và có mối tương quan phi tuyến tính theo phương trình bậc 3 (y = 0,02+3,09x-2,41x2+0,49x3). Tại các vườn trồng cà tím, mức độ gây hại của tuyến trùng nốt sần rễ từ 1-3 thì mức giảm năng suất là 0%. Nhưng khi biểu hiện nốt sần rễ thấy rõ hơn trên rễ, cây có những biểu hiện còi cọc, lượng phân bón sử dụng nhiều hơn, giảm số hoa, số quả, mức độ giảm năng suất cũng cao hơn. Ở mức cây có trên 60% nốt sần rễ ở rễ, cấp hại 6 thì mức độ ảnh hưởng đến năng suất thể hiện rõ trên cây trồng, lúc này mức độ giảm năng suất có thể lên đến 40 - 50%. Mật độ ấu trùng nốt sần rễ trong đất vào khoảng từ 500 cá thể/50cm3 đất đến 1500 cá thể/50cm3 đất. Trong số 71 mẫu điều tra, có 6 mẫu đất có mật độ ấu trùng nốt sần rễ vào khoảng 2000 – 3000 cá thể/50cm3, 4 mẫu đất có mật độ ấu trùng nốt sần rễ trong đất cao hơn 3000 cá thể/50cm3. Điều này, chứng minh rằng, mật độ ấu trùng nốt sần rễ trong đất trồng cà tím cao, có khả năng gây hại và làm giảm năng suất của cà tím. 3.1.4 Điều tra thu thập xác định thành phần loài tuyến trùng nốt sần rễ Meloidogyne spp. Kết quả điều tra đất trồng cà tím ở Lâm Đồng cho thấy, trong số 85 mẫu đất thì có 71 mẫu đất và rễ chiếm 83,52% mẫu điều tra có xuất hiện thành phần loài tuyến trùng nốt sần rễ. Có 2 loài hiện hữu trong 71 mẫu đất và rễ, trong đó có 48 mẫu đất điều tra có đặc điểm hình thái của 11
  14. ấu trùng tuổi 2 của cùng một loài (loài 1), 17 mẫu mẫu đất còn lại có đặc điểm hình thái giống nhau của một loài khác (loài 2) và 6 mẫu còn lại có hỗn hợp của 2 loài nói trên. Đặc điểm hình thái, kích thước của ấu trùng tuổi 2 và vân mẫu con cái của 48 mẫu có chung đặc điểm của loài tuyến trùng Meloidogyne incognita. Kết quả quan sát hình thái của 17 mẫu đất và rễ của cà tím cho thấy có đặc điểm đặc trưng của một loài khác, không phải là M. incognita. Mô tả hình thái của ấu trùng tuổi 2, đo chiều dài và kích thước của ấu trùng tuổi 2 và con cái, vân mẫu con cái cho thấy đặc điểm của loài M. javanica theo khóa phân loại của của Whitehead (1968); Jebson (1987) and Eisenback and Triantaphyllou (1991). Hình 3.18 Tần suất xuất hiện các loài tuyến trùng nốt sần rễ tại vùng nghiên cứu (Lâm Đồng, 4/2014 - 6/2017) Kết quả điều tra thành phần loài tuyến trùng nốt sần rễ cho thấy, loài M. incognita có tần suất xuất hiện nhiều nhất với 67,71%, tiếp theo là loài M. javanica với tần suất xuất hiện là 23,94% và hỗn hợp 2 loài M. incognita và M. javanica thấp nhất với tần suất là 8,45%. Bảng 3.12 Độ bắt gặp, mức độ gây hại, loài gây hại và mật độ tuyến trùng nốt sần rễ gây hại cà tím ở vùng nghiên cứu ((Lâm Đồng, 4/2014-6/2017) Vùng nghiên Độ bắt gặp Mức độ gây Mật độ Loài gây hại cứu (%) hại J2/50cm3 Đơn Dương 88,09 4,91 789 M. incognita, M. javanica Đức Trọng 84,85 4,03 547 M. incognita, M. javanica Đà Lạt 60,00 3,12 356 M. incognita, M. javanica Trong ba vùng nghiên cứu, Đơn Dương là vùng có sự xuất hiện tuyến trùng nốt sần rễ nhiều nhất với độ bắt gặp 88,09%, tiếp theo là vùng Đức Trọng với độ bắt gặp là 84,85% và thấp nhất ở vùng Đà Lạt chỉ 60%. Mật độ ấu trùng nốt sần rễ tuổi 2 trong đất, mức độ gây hại cao nhất ở vùng Đơn Dương (789 cá thể/50cm3) và thấp nhất ở vùng Đà Lạt (356 cá thể/50cm3). Cả ba vùng nghiên cứu đều có sự xuất hiện của 2 loài tuyến trùng M. incognita và M. javanica, tuy nhiên mức độ bắt gặp của 2 loài này ở vùng Đơn Dương và Đức Trọng cao hơn Đà Lạt. Kết quả định danh cho thấy không có mẫu DNA nào phù hợp với loài M. ethiopica, M. arenaria, M. enterolobii và M. javanica trên cà tím. 4 mẫu thí nghiệm đều thành công khi chạy với mồi Mi2F4/Mi1R và phù hợp với DNA của loài M. incognita. Trong 85 mẫu điều tra về thành phần loài tuyến trùng nốt sần rễ hại cà tím, có 71 mẫu có xuất hiện thành phần loài tuyến trùng nốt sần rễ, với 2 loài gây hại chủ yếu là loài M. incognita và M. javanica. Trong đó, loài tuyến trùng nốt sần rễ M. incognita có vai trò gây hại quan trọng với tần suất là 67,61%, loài tuyến trùng nốt sần rễ M.javanica với tần suất gây hại thấp hơn là 23,94%. Hỗn hợp 2 loài tuyến trùng nốt sần rễ gây hại chỉ với 8,45%. 12
  15. 3.2 Đặc điểm hình sinh học, sinh thái của tuyến trùng Meloidogyne incognita 3.2.1 Đặc điểm hình thái của tuyến trùng Meloidogyne incognita Vòng đời của tuyến trùng nốt sần rễ M. incognita trải qua các pha là pha trứng, ấu trùng tuổi 1 nằm trong trứng (J1), ấu trùng tuổi 2, ấu trùng tuổi 3 (J3), ấu trùng tuổi 4 (J4), pha trưởng thành (con cái trưởng thành và con đực). Đặc điểm cụ thể của từng pha như sau: Pha trứng: Trứng hình oval, được chứa trong bọc trứng của con cái. Trứng được con cái đẻ ra và hình thành các khối trứng trên bề mặt rễ. Ấu trùng tuổi 1: Ấu trùng tuổi 1 của loài M. incognita được biến đổi thành dạng hình giun, cuộn lại, nằm trong trứng, có thể di chuyển được. Khi gặp điều kiện thuận lợi, J1 phát triển thành J2 và di chuyển vào đất. Ấu trùng tuổi 2: Ấu trùng tuổi 2 của loài tuyến trùng nốt sần rễ M. incognita hình giun có khả năng di chuyển. Đầu thuôn, có kim hút. Phần đuôi trong suốt. Ấu trùng tuổi 3: Hình thuôn dài, phình to ở phần giữa. Đầu không có kim hút, đuôi ngắn. Sống trong rễ. Ấu trùng tuổi 4: Hình quả bơ, đầu không có kim hút, đuôi ngắn, nhỏ và trong. Pha trưởng thành Con cái trưởng thành: Con cái trưởng thành hình quả lê, ít di chuyển, có kim hút, sống trong rễ. Con đực: Con đực hình giun, sống trong đất, có gai giao cấu ở phía đuôi và di chuyển. Kim hút của con đực to và ngắn. Đầu hơi lõm. Kích thước của các pha phát triển khác nhau của tuyến trùng nốt sần rễ loài M. incognita được trình bày ở bảng 3.13 như sau: Bảng 3.13 Kích thước một số pha sinh trưởng của loài M. incognita Pha sinh trưởng Chiều dài (µm) Chiều rộng (µm) Kim hút (µm) DEGO (µm) Trứng 77,77 32,15 - - Ấu trùng tuổi 2 385,13 - 10,64 2,62 Con cái 627,17 404,17 15,34 2,90 Con đực 1595,53 - 26,95 2,50 Kích thước của tuyến trùng nốt sần rễ loài M. incognita có sự biến đổi lớn giữa các giai đoạn phát triển khác nhau. Ở pha trứng, kích thước nhỏ nhất. Pha ấu trùng tuổi 2, con cái và con đực có sự khác biệt rõ rệt giữa chiều dài, chiều rộng, đuôi, kim hút và lỗ đổ tuyến thực quản lưng. Ấu trùng tuổi 2 và con đực đều có dạng hình giun, nhưng con đực có chiều dài cơ thể gấp gần 5 lần ấu trùng tuổi 2, kim hút của con đực cũng dài gấp 2,5 lần ấu trùng tuổi 2 nhưng lỗ đổ tuyến thực quản lưng của con đực ngắn hơn ấu trùng tuổi 2. Trong lúc đó, con cái có chiều dài cơ thể gấp 2 lần ấu trùng tuổi 2 và ngắn hơn rất nhiều so với con đực, kim hút và lỗ đổ tuyến thực quản lưng của con cái dài hơn so với ấu trùng tuổi 2. 3.2.2. Đặc điểm sinh học của tuyến trùng Meloidogyne incognita 3.2.2.1 Vòng đời, đặc điểm các pha phát dục của M. incognita Thời gian phát triển của ấu trùng tuổi 2 trong rễ cà tím trung bình là 8,01 ngày và không có sự khác biệt giữa các ngưỡng độ ẩm khác nhau. Tỉ lệ xâm nhập vào rễ của ấu trùng tuổi 2 loài M. incognita khác nhau ở 3 ngưỡng độ ẩm đất khác nhau. Ở độ ẩm đất trung bình là 36,13% thì tỉ lệ xâm nhiễm vào rễ của ấu trùng tuổi 2 thấp nhất, chỉ đạt 85,68%, tỉ lệ xâm nhiễm cao nhất ở độ ẩm đất 46,77% đạt 95,46% và đạt và 93,31% ở độ ẩm đất 57,11%. 13
  16. Bảng 3.14 Thời gian phát triển và tỉ lệ xâm nhiễm vào rễ của ấu trùng tuổi 2 loài M. incognita Đợt thí Thời gian phát triển (ngày) Độ ẩm Tỉ lệ xâm nhiễm vào rễ nghiệm Ngắn nhất Dài nhất Trung bình đất (%) (%) ns c 1 7 9 8,04 36,13 85,68c 2 7 9 8,00 46,77b 95,46a a 3 7 9 8,04 57,11 93,31b Trung bình 8,04 46,67 91,48 Ở 3 điều kiện độ ẩm đất khác nhau là 36,13%, 46,77% và 57,11%, thời gian phát triển trung bình của ấu trùng tuổi 3 là 3,98 ngày, thời gian phát triển của ấu trùng tuổi 4 chỉ có 2,13 ngày, con cái trưởng thành loài M. incognita phát triển trong rễ cà tím là 8,02 ngày. Pha phát triển từ ấu trùng tuổi 4 đến lúc hình thành con đực loài M. incognita kéo dài trong thời gian trung bình là 19,25 ngày và không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa 3 ngưỡng độ ẩm đất khác nhau. Bảng 3.20 Vòng đời của loài tuyến trùng nốt sần rễ M. incognita Pha sinh trưởng Thời gian phát dục qua các đợt thí nghiệm (ngày) Trung bình (ngày) Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Ấu trùng tuổi 2 8,04 8,00 8,04 8,03 Ấu trùng tuổi 3 4,00 4,00 3,93 3,98 Ấu trùng tuổi 4 2,13 2,07 2,20 2,13 Con cái 8,00 8,00 8,07 8,02 Trứng và ấu 5,27 4,80 4,93 5,00 trùng tuổi 1 Vòng đời 27,44 26,87 27,17 27,16 Con đực 19,00 20,00 19,00 19,25 Nhiệt độ ( C) o 24±1 24±1 24±1 24±1 Độ ẩm đất (%) 36,13 46,77 57,11 46,67 Vòng đời của tuyến trùng nốt sần rễ loài M. incognita là 27,16 ngày ở nhiệt độ 24±1oC và độ ẩm là 46,67%. Thời gian phát triển các pha sinh trưởng của loài M. incognita không có sự khác biệt rõ rệt giữa 3 ngưỡng độ ẩm đất khác nhau. Pha ấu trùng tuổi 2 và con cái có thời gian sinh trưởng dài nhất (8,02 ngày). Pha ấu trùng tuổi 4 ngắn nhất với chỉ 2,13 ngày, tiếp theo là ấu trùng tuổi 3 với 3,98 ngày và pha trứng và ấu trùng tuổi 1 kéo dài trong vòng 5 ngày. Thời gian phát triển con đực từ giai đoạn ấu trùng tuổi 4 đến con đực trưởng thành là 19,25 ngày. Tính từ thời điểm ấu trùng tuổi 2 xâm nhập vào rễ đến thời điểm hình thành con đực di chuyển trong đất ở điều kiện nhiệt độ 24oC±1oC là 46,67% là 33,39 ngày. 3.2.2.2 Tỉ lệ nở trứng của M. incognita Bảng 3.21 Ảnh hưởng của môi trường khác nhau đến tỉ lệ nở trứng của M. incognita STT Môi trường Tỉ lệ nở trứng (%) 1 Nước cất 69,30c 2 Dịch chiết rễ cà tím 1 tháng tuổi 90,72a 3 Dịch chiết rễ cà tím trên 6 tháng tuổi 83,00b Tỉ lệ trứng nở của tuyến trùng M. incognita cao nhất trong dịch chiết rễ cà tím 1 tháng tuổi, đạt 90,72%, tiếp theo là rễ cà tím 6 tháng tuổi với tỉ lệ nở trứng là 83,00% và cao hơn hẳn so với môi trường nước cất với tỉ lệ nở trứng chỉ đạt 69,30%. 14
  17. 3.2.3 Ảnh hưởng của điều kiện sinh thái đến tuyến trùng Meloidogyne incognita 3.2.3.1. Ảnh hưởng của thành phần cấp hạt đất đến mật độ ấu trùng nốt sần rễ tuổi 2 trong đất Bảng 3.22 Ảnh hưởng của sa cấu đất đến tuyến trùng nốt sần rễ hại cà tím tại Lâm Đồng (4/2014-6/2017) Hàm lượng sét Hàm lượng limon Hàm lượng cát Loại đất Mật độ J2 (%) (%) (%) (cá thể/50cm3) 54,00 28,54 17,46 Sét 222 40,99 40,80 18,21 Sét pha limon 365 18,72 58,95 22,33 Thịt pha limon 513 35,99 32,19 31,82 Thịt pha sét 547 23,14 37,74 39,12 Thịt trung bình 593 29,13 19,39 51,48 Thịt pha sét pha 782 liomon 38,53 8,25 53,22 Cát pha sét 891 17,34 21,05 61,61 Thịt pha cát 1735 Hệ số tương quan (r) giữa hàm lượng cát và J2 0,730 Các loại đất khác nhau có mật độ ấu trùng nốt sần rễ tuổi 2 khác nhau. Hàm lượng sét và limon không có tương quan với mật độ ấu trùng trong đất nhưng hàm lượng cát có tương quan với mật độ ấu trùng tuổi 2 (kết quả chỉ ra tại bảng 3.22). Trong các loại đất nghiên cứu thì đất sét có mật độ ấu trùng tuổi 2 trong đất thấp nhất, trung bình là 222 cá thể/50cm3 đất, tiếp theo là đất sét pha limon với mật độ trung bình là 365 cá thể/50cm3 đất, thịt pha limon với 513 cá thể/50cm3 đất. Mật độ ấu trùng tuổi 2 trong hai loại đất cát cao nhất với 891 cá thể/50cm3 đất trong đất cát pha sét và 1735 cá thể/50cm3 đất trong đất thịt pha cát. Trong 8 nhóm đất nghiên cứu thì đất thịt pha cát có mật độ ấu trùng tuổi 2 cao nhất và thấp nhất là đất sét. Đất thịt mang đặc điểm trung gian của hai nhóm đất là đất cát và đất sét vì thế mà mật độ ấu trùng nốt sần rễ tuổi 2 trong đất thịt nhỏ hơn đất cát và nhiều hơn đất sét. 3.2.3.2. Ảnh hưởng của chế độ mưa, nhiệt độ không khí và độ ẩm đất đến tuyến trùng M. incognita trong đất trồng cà tím tại Lâm Đồng Bảng 3.23 Tương quan giữa độ ẩm đất, nhiệt độ không khí và lượng mưa đến mật độ ấu trùng M. incognita trong đất trồng cà tím tại Lâm Đồng (6/2014-5/2017) Mật độ ấu trùng tuổi 2 Độ ẩm đất Lượng Nhiệt độ (cá thể/50cm )3 (%) mưa (mm) (oC) Mật độ ấu r 1 0,672* 0,678* 0,516 trùng tuổi 2 Sig. (2-yếu tố) 0,017 0,015 0,086 3 (J2/50cm ) N 12 12 12 12 Độ ẩm đất r 0,672 * 1 0,812 ** 0,598* (%) Sig. (2-yếu tố) 0,017 0,001 0,040 N 12 12 12 12 Lượng mưa r 0,678 * 0,812 ** 1 0,687* (mm) Sig. (2-yếu tố) 0,015 0,001 0,014 N 12 12 12 12 Nhiệt độ ( C) r o 0,516 0,598 * 0,687 * 1 Sig. (2-yếu tố) 0,086 0,040 0,014 N 12 12 12 12 *. Tương quan ý nghĩa ở mức p= 0.05 (2-yếu tố). **. Tương quan ý nghĩa ở mức p=0.01 (2-yếu tố). 15
  18. Bảng 3.23 cho thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa 3 yếu tố là lượng mưa, độ ẩm và nhiệt độ, đồng thời cũng có sự tương quan chặt chẽ giữa 3 yếu tố trên với mật độ ấu trùng tuổi 2 trong đất. Lượng mưa và độ ẩm đất có mối tương quan rất chặt chẽ (r=0,812). Độ ẩm đất và lượng mưa có tương quan với mật độ ấu trùng tuổi 2 trong đất (0,5
  19. Mật độ ấu trùng M. incognita tuổi 2 trong đất thấp nhất ở công thức sử dụng phân bò (1360 cá thể/50cm3 đất), tiếp đến là công thức sử dụng phân gà (1634 cá thể/50cm3 đất), phân hữu cơ 73% (1825 cá thể/50cm3 đất), phân dê (1859 cá thể/50cm3 đất) và cao nhất ở công thức sử dụng phân lợn (2967 cá thể/50cm3 đất). Trong rễ, mật độ ấu trùng tuổi 2 thấp nhất ở công thức sử dụng phân gà (266 cá thể/5g rễ) và phân hữu cơ thương phẩm 73% hàm lượng hữu cơ (309 cá thể/5g rễ). Số lượng nốt sần rễ trên rễ cao nhất ở công thức đối chứng (22,67 nốt/rễ) và có sự khác biệt về mặt thống kê so với công thức sử dụng phân lợn (18,67 nốt/rễ), phân dê (15,67 nốt/rễ) và phân bò (19,00 nốt/rễ). Công thức sử dụng phân gà và phân hữu cơ thương phẩm có 73% hàm lượng hữu cơ có số nốt sần rễ trên rễ thấp nhất, chỉ có 7,67 nốt/rễ ở công thức sử dụng phân gà và 8,67 nốt/rễ ở công thức sử dụng phân hữu cơ 73%. 3.2.3.5 Phản ứng của các giống cà tím khác nhau với tuyến trùng nốt sần rễ Bảng 3.25 Mật độ ấu trùng M. incognita tuổi 2 trong đất qua các giai đoạn phát triển khác nhau của cà tím (Lâm Đồng, 2017) Mật độ ấu trùng tuổi 2 trong đất (cá thể/50cm3 đất) Giống Ban đầu 20 NSN 40 NSN 80 NSN 100 NSN C.V ab Thái Lan No.1 2000 577 1095 c 1431 a 1955 a 1123 ab TN 252 Green King 2000 727 a 2433 a 1324 a 1697 abc 1285 a Giống địa phương 2000 561 ab 1524 b 1044 b 1443 c 1179 ab Cà tím đen NV123 2000 326 bc 971 c 1262 a 1763 ab 1023 b Runako 2000 241 c 982 c 1062 b 1563 bc 1253 a Cơm xanh 2000 357 bc 945 c 1344 a 1615 bc 1259 a Ghi chú: C.V: cuối vụ 20 ngày sau nhiễm, mật độ ấu trùng tuổi 2 có xu hướng giảm và tăng vào thời điểm 40 ngày, 80 ngày, 100 ngày sau nhiễm. Mật độ ấu trùng tuổi 2 trong đất cao nhất ở đất trồng giống cà tím TN252 Green King. Mật độ ấu trùng tuổi 2 trong đất thấp dần ở giống cà tím Thái Lan No.1, tiếp đến là giống cà tím đen, thấp nhất ở giống cà tím Runako và cơm xanh. Bảng 3.26 & 3.27 Mật độ ấu trùng M. incognita trong rễ, mức độ gây hại tại thời điểm 150 ngày sau nhiễm, số hoa, số quả và tỉ lệ đậu quả cà tím (Lâm Đồng, 2017) Giống Mật độ ấu trùng trong Mức độ gây Số hoa Số quả Tỉ lệ đậu rễ (cá thể /5g rễ) hại quả (%) Thái Lan No.1 1228 ab 5,67 a 14,33 b 11,00 b 78,11 a TN 252 Green King 1348 a 6,67 a 18,00 ab 10,33 b 57,80 b Giống địa phương 939 d 4,00 b 15,67 b 11,67 b 76,90 a Cà tím đen NV123 1008 cd 5,67 a 13,67 b 10,00 b 71,54 ab bc a a a Runako 1121 5,67 22,67 16,67 75,68 a Cơm xanh 981 cd 6,33 a 13,33 b 10,67 b 79,04 a Mật độ ấu trùng M. incognita tuổi 2 trong rễ và mức độ gây hại thấp nhất ở giống địa phương F1-033. Trong khi đó mật độ ấu trùng trong rễ và mức độ gây hại ở giống TN 252 Green King cao nhất và không có sự khác biệt về mặt thống kê với giống Thái Lan No.1. Số hoa trên giống Runako cao nhất (22,67 hoa/cây) và không có sự khác biệt thống kê so với giống TN 252 Green King (18,00 hoa/cây) nhưng có sự khác nhiệt so với các giống còn lại. Số quả trung bình của cây ở giống Runako cũng cao nhất (16,67 quả/cây) và có sự khác biệt hoàn toàn với các giống khác. Trong lúc đó, tỉ lệ đậu quả của giống cơm xanh (79,04%), Thái Lan No1. (78,11%), địa phương (76,79%) và Runako (75,68%) ở mức cao và có sự khác biệt so với giống TN252 Green King. 3.3 Kết quả nghiên cứu giải pháp phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ theo hướng quản lý tổng hợp 17
  20. 3.3.1 Kết quả nghiên cứu biện pháp canh tác trong phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ hại cà tím Bảng 3.28 Ảnh hưởng của biện pháp canh tác đến diễn biến mật độ tuyến trùng nốt sần rễ M. incognita hại cà tím tại Lâm Đồng (2014-2016) Công thức Mật độ ấu trùng tuổi 2 trong đất Hiệu lực phòng trừ (cá thể/50cm3) (%) TT 30N 60N 90N C.V 30N 60N 90N C.V d LC cải cúc 631 607 689 816 462 5,73 22,71 34,03 6,82a a a c LC cải thảo 822 767 1015 1927 590 8,56 12,60d -19,59d 4,46c LC ớt sừng 630 975 1067 1601 441 -51,65e -19.88e -29,64e 2,54d XC cô ve 805 624 922 1420 576 24,04a 18,93b 10,01c 4,75b LC ngô ngọt 958 762 1164 1261 686 22,06b 14,00c 32,85b 4,69b CC cà tím 780 796 1102 1529 586 - - - - LSD0,05 0,765 0,765 0,399 0,2113 Hầu hết các công thức thí nghiệm đều có mật độ ấu trùng tuổi 2 trong đất giảm sau 30 ngày trồng và tăng lên vào thời điểm 60 ngày và 90 ngày sau trồng và giảm xuống vào thời điểm cuối vụ. Luân canh cây cà tím với các loại cây trồng khác họ cho thấy mật độ ấu trùng nốt sần rễ trong đất giảm rõ rệt vào thời điểm 30 ngày sau trồng. Hiệu lực phòng chống tuyến tùng cao nhất ở công thức luân canh với cải cúc đạt 34,03%, tiếp theo là công thức luân canh với ngô ngọt đạt 32,85% và xen canh với đậu cô ve đạt 24,04%. Trong lúc đó, luân canh cà tím với ớt sừng có hiệu lực âm tính vào các thời điểm 30 ngày, 60 ngày và 90 ngày sau trồng. Chứng tỏ, luân canh ớt sừng với cà tím không có hiệu lực trong việc phòng chống tuyến trùng nốt sần rễ M. incogonita gây hại cà tím. Bảng 3.29. Ảnh hưởng của biện pháp canh tác đến mức độ gây hại của tuyến trùng nốt sần rễ trên cà tím tại Lâm Đồng (2014-2016) Công thức Mật độ ấu trùng trong rễ (cá Tỉ lệ nốt sần rễ Mức độ gây hại Năng suất thể/ 5 g rễ) (%) (tấn/ha) e e e LC cải cúc 489 37,13 2,67 109,00a b b b LC cải thảo 1032 69,29 4,33 104,30ab LC ớt sừng 1136a 73,40a 4,67a 93,00c XC cô ve 833d 47,94d 3,97c 102,30b c c d LC ngô ngọt 933 49,83 3,67 103,00b CC cà tím 1111a 72,15a 4,33b 94,67c LSD0,05 35,03 1,311 0,2905 3,651 Mật độ ấu trùng tuổi 2 trong rễ cao nhất ở nhất ở công thức luân canh với ớt sừng (1136 cá thể/5g rễ), giảm dần ở công thức chuyên canh cà tím (1111 cá thể/5g rễ) và luân canh với cải thảo (1032 cá thể/5g rễ) và thấp nhất ở công thức luân canh với cải cúc (498 cá thể/5g rễ). Tỉ lệ nốt sần rễ và mức độ gây hại trên rễ cà tím thấp nhất ở ở công thức luân canh với cải cúc (37,13% tỉ lệ nốt sần rễ và 2,67 mức độ gây hại), tiếp theo là công thức thí nghiệm xen canh với đậu cô ve với tỉ lệ nốt sần rễ là 47,94% và mức độ gây hại là 3,97 và công thức luân canh với ngô ngọt với tỉ lệ nốt sần rễ là 49,83% và mức độ gây hại là 3,67. Như vậy, trong các biện pháp canh tác thì biện pháp luân canh với cải cúc đã làm giảm mật độ ấu trùng nốt sần rễ trong rễ, giảm tỉ lệ rễ bị nốt sần rễ và mức độ gây hại trên rễ cà tím giảm xuống mức thấp nhất và làm tăng năng suất của cà tím, tiếp theo là xen canh với đậu cô ve, luân canh với ngô ngọt và cải thảo. Luân canh cà tím với ớt sừng và chuyên canh cà tím làm tăng tỉ lệ nốt sần rễ, tăng mức độ gây hại của tuyến trùng và làm giảm năng suất của cà tím. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2