Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác có hiệu quả cho lúa thuần trên đất xám bạc màu Bắc Giang
lượt xem 1
download
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm lựa chọn được các giống lúa thuần có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sản xuất trên đất xám bạc màu tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Xác định được mật độ cấy và liều lượng phân bón phù hợp cho các giống lúa được tuyển chọn nhằm giảm chi phí trong sản xuất lúa thuần trên đất xám bạc màu tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác có hiệu quả cho lúa thuần trên đất xám bạc màu Bắc Giang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM -------------***------------- ĐÀM THẾ CHIẾN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KĨ THUẬT CANH TÁC CÓ HIỆU QUẢ CHO LÚA THUẦN TRÊN ĐẤT XÁM BẠC MÀU BẮC GIANG Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số : 9. 62. 01. 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Hà Nội, 2018
- Công trình đƣợc công bố tại VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Hồ Quang Đức 2. TS. Nguyễn Xuân Lai Phản biện 1:....................................... Phản biện 2:....................................... Phản biện 3:....................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện Họp tại Vào hồi......giờ ........ngày........tháng.........năm.......... Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư Viện Quốc gia 2. Thƣ Viện Viện Khoa học Nôn
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bắc Giang là một tỉnh Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam có diện tích đất xám bạc màu rất lớn. Việc chọn giống lúa thuần và xây dựng được biện pháp kĩ thuật canh tác trên đất xám bạc màu góp phần tăng hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn. Trong số 9.754,84 ha đất trồng lúa ở Hiệp Hòa (chiếm 84,55% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện) thì có tới 6.225,74 ha (chiếm 63,82%) là canh tác trên đất xám bạc màu do vậy mà năng suất lúa toàn huyện Hiệp Hòa cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào kĩ thuật trồng lúa trên quỹ đất xám bạc màu. Người dân ở Hiệp Hòa – Bắc Giang chủ yếu canh tác lúa theo thói quen và kinh nghiệm sản xuất. Có rất nhiều giống được người dân sử dụng nhưng chỉ một hoặc vài vụ họ lại sử dụng giống khác. Bên cạnh đó, kĩ thuật canh tác lúa của người dân vẫn chưa thực sự khoa học, việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật canh tác còn nhiều hạn chế như: Một là, cấy với mật độ chưa hợp lí, cấy dày dẫn tới lãng phí giống, lãng phí công lao động, sâu bệnh xuất hiện nhiều hơn và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn gây ô nhiễm môi trường và chi phí cũng tăng theo. Hai là, bón phân không cân đối, sử dụng nhiều phân vô cơ đặc biệt là đạm, phân hữu cơ ngày càng ít được bổ xung vào đất do chăn nuôi theo qui mô nông hộ giảm thay vào đó là các trang trại tập trung và người dân không có phân hữu cơ như trước để bón cho lúa nữa; điều này dẫn tới chất lượng đất giảm, nhất là đất xám bạc màu không được bổ xung hữu cơ thường xuyên dẫn tới khả năng giữ nước và dinh dưỡng kém đi gây khó khăn hơn trong việc canh tác lâu dài. Việc tìm ra giống lúa thuần thích hợp với điều kiện canh tác trên đất xám bạc màu ở địa phương có năng suất cao, chất lượng tốt, dễ canh tác, giá rẻ, nguồn giống chủ động hơn là vấn đề cấp bách và được người dân hưởng ứng mạnh. Bên cạnh đó, xác định mật độ cấy phù hợp, bón phân hợp lí cho giống mới được tuyển chọn cũng là yếu tố quan trọng cần được giải quyết. Vì những lí do trên, ngành nông nghiệp có nhiệm vụ nghiên cứu các biện pháp kĩ thuật canh tác góp phần tạo dựng ở Bắc Giang nền nông nghiệp phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Để đạt được các yêu cầu trên, đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác có hiệu quả cho lúa thuần trên đất xám bạc màu Bắc Giang” có tính cấp thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Xác định cơ cấu cây trồng có hiệu quả cho canh tác lúa thuần tại Hiệp Hòa – Bắc Giang và những vùng có điều kiện tương tự. - Lựa chọn được các giống lúa thuần có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sản xuất trên đất xám bạc màu tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. - Xác định được mật độ cấy và liều lượng phân bón phù hợp cho các giống lúa được tuyển chọn nhằm giảm chi phí trong sản xuất lúa thuần trên đất xám bạc màu tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 3.1. Ý nghĩa khoa học - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần đã góp thêm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu, đánh giá khả năng thích ứng, phù hợp với điều kiện canh tác lúa thuần trên đất xám bạc màu tại Hiệp Hòa – Bắc Giang. 1
- - Nghiên cứu một số biện pháp canh tác (mật độ cấy, bón phân) phù hợp với giống lúa thuần được tuyển chọn trên cơ sở nâng cao hiệu quả canh tác lúa thuần trên đất xám bạc màu tại Hiệp Hòa – Bắc Giang sẽ là tư liệu cho các nghiên cứu xây dựng quy trình kĩ thuật canh tác cho các giống lúa mới trên đất xám bạc màu. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Xác định được cơ cấu cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, phù hợp trong sản xuất lúa thuần tại Hiệp Hòa – Bắc Giang. - Tái khẳng định giống lúa thuần KD18 và lựa chọn được giống lúa thuần BC15 có năng suất cao cùng với kỹ thuật canh tác, bón phân phù hợp sẽ giúp người nông dân phát triển sản xuất lúa thuần trên đất xám bạc màu. - Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị góp phần trong công tác định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và cây lúa nói riêng trên đất xám bạc màu ở Hiệp Hòa – Bắc Giang. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đất: Đất xám bạc màu ở Hiệp Hòa – Bắc Giang. - Giống lúa: Các giống lúa thuần. - Các biện pháp kĩ thuật canh tác. - Thực trạng sản xuất lúa tại Hiệp Hòa – Bắc Giang. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài đã tập trung nghiên cứu lựa chọn giống và giải pháp kĩ thuật canh tác có hiệu quả cho lúa thuần trên đất xám bạc màu tại huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang về mật độ cấy thích hợp, bón phân vô cơ trên nền 10 tấn phân chuồng đối với mật độ thích hợp trên đất xám bạc màu ở huyện Hiệp Hòa – Bắc Giang. 5. Những đóng góp mới của luận án - Xác định được hạn chế trong sản xuất lúa tại Hiệp Hòa – Bắc Giang. - Lựa chọn được giống lúa thuần phù hợp (BC15) có khả năng thích nghi tốt, năng suất và chất lượng cao, hiệu quả kinh tế cao so với các giống đang cấy tại địa phương khi canh tác trên đất xám bạc màu tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. - Hoàn thiện được gói kĩ thuật cho canh tác lúa thuần vùng nghiên cứu: Sử dụng giống cho năng suất cao, cấy với mật độ phù hợp và bón phân hợp lí. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Đặc điểm về khí hậu, đất vùng thực hiện đề tài 1.1.1. Đặc điểm khí hậu Cây trồng có quan hệ qua lại và phức tạp với các điều kiện tự nhiên, trong đó có yếu tố khí hậu. Diễn biến khí hậu thường được thể hiện bởi thời tiết, chúng là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến cây trồng, được thể hiện qua năng suất (cao hay thấp) và chất lượng nông sản (tốt hay xấu). Vì vậy, khi nghiên cứu hệ thống cây trồng, điều cần quan tâm đầu tiên là các yếu tố thời tiết cấu thành khí hậu. Nói đến vai trò của khí hậu đối với sản xuất cây trồng, viện sĩ V. I. Vavilop cho rằng: “Biết được các yếu tố khí hậu, chúng ta sẽ xác định được năng suất, sản lượng mùa màng, chúng mạnh hơn cả kinh tế, mạnh hơn cả kỹ thuật”. Những điều kiện khí hậu được xác định cho nông 2
- nghiệp là ánh sáng, nhiệt độ và nước. Đó là những yếu tố không thể thiếu và thay thế được đối với sự sống của cây trồng. Ngoài ra, cũng phải thấy "khí hậu nào, đất nào, cây đó”, cho nên khí hậu là yếu tố quyết định sự phân bố động, thực vật trên trái đất, ngay cả mạng lưới sông ngòi, độ màu mỡ của đất cũng là hệ quả của khí hậu (Phạm Chí Thành, 1998). 1.1.2. Đặc điểm đất vùng nghiên cứu * Diện tích, phân bố Đất xám và xám bạc màu được phát triển trên nhiều mẫu chất khác nhau như : trên phù sa cổ, trên đá mác ma a xít và đá cát,...vv. Đất xám bạc màu phát triển trên phù sa cổ phân bổ nhiều nhất ở vùng TDMNBB có diện tích 58.200 ha, ĐBSH 38.500 ha, DHBTB 34.900 ha, DHNTB 9.400 ha Tây Nguyên 2100 ha, ĐNB 1200 ha, ĐBSCL 700 ha (Vũ Năng Dũng và nnk, 2009). Tại Bắc Giang Đất xám bạc màu trên phù sa cổ có diện tích 42.897,84 ha (Viện Quy hoạch & Thiết kế Nông Nghiệp, 2005). Đất xám bạc màu Bắc Giang được phân bố chủ yếu tại các huyện Tân Yên, Lục Nam và Hiệp Hòa (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2012). Kết quả nghiên cứu của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (2005) về xây dựng hệ thống phân loại đất áp dụng cho xây dựng tỷ lệ bản đồ đất trung bình và lớn, đất XBM của tỉnh Bắc Giang được phân ra lại thành 4 loại đất: (1) Đất XBM có tầng sét loang lổ; (2) Đất XBM đọng nước; (3) Đất XBM nhiều sỏi sạn; (4) Đất XBM điển hình. * Tính chất lý, hóa đặc trưng của đất xám bạc màu Đất xám bạc màu thường phân bố ở địa hình cao, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, tỷ lệ cấp hạt cát từ 59,9 – 87,5%, trung bình 73,7%, tỷ lệ hạt sét vật lý giao động từ 3,6 – 8,5%, trung bình 6,1%. Đất có phản ứng ít chua (pH KCl 4,0 – 6,9, trung bình là 5,3). Hàm lượng chất hữu cơ từ nghèo đến trung bình ( OM từ 0,8 – 1,1%, trung bình 0,95%). Đạm tổng số nghèo ( 0,06 – 0,08 %, trung bình 0,07 %). Pts và Kts thấp (P2O5 : 0,02 – 0,14 %, trung bình 0,08%, K2O từ 0,03 – 0,24%, trung bình 0,14 %). Pdt và Kdt rất nghèo (P2O5 từ 0,1 – 9,4 mg/100g đất, trung bình 4,7 mg/100g đất; K 2O : 2,8 – 5,0 mg/100g đất, trung bình 3,9 mg/100g đất). Dung tích hấp thu thấp ( 5,3 – 9,8 me/100g đất, trung bình 6,0 me/100g đất). Độ no bazơ thấp (nhỏ hơn 50%) (Vũ Năng Dũng và nnk, 2009). Khả năng hấp thu lân thấp (từ 15- 20 mg P/ kg đất) (dẫn theo Võ Đình Quang, 1999). Tuy nhiên những năm gần đây do điều kiện canh tác bón nhiều phân vô cơ nên hàm lượng một số chất dinh dưỡng tăng lên khá cao, nhất là hàm lượng P dễ tiêu, như nghiên cứu gần đây của Trương Xuân Cường (2015), trên cơ sở phân tích 6.800 mẫu đất XBM trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cho thấy Pdt: 1,18- 35,17 mgP2O5/100g. Đất XBM tuy không giàu dinh dưỡng nhưng là một loại đất quý vì có những ưu điểm như: Địa hình bằng phẳng; có nguồn nước ngầm tốt; đất tơi xốp, thoáng khí, thoát nước và làm đất đỡ tốn công. Nơi nào canh tác đúng kỹ thuật vẫn cho năng suất cây trồng cao (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2001). So với đất phù sa sông Hồng, đất phù sa sông Thái Bình và một số loại đấy khác, đất xám bạc màu có độ phì nhiêu tự nhiên và thực tế thấp hơn. Có nhiều yếu tố hạn chế như hàm lượng hữu cơ, hàm lượng kali, hàm lượng canxi trao đổi, Mg trao đổi thấp, thành phần cơ giới nhẹ…. Tuy nhiên, nếu bón phân cân đối và hợp lý, loại đất này vẫn có thể trở thành đất có độ phì thực tế cao. Đặc biệt, loại đất này có ưu thế phát triển cây vụ đông do có thể bố trí hệ thống cây trồng hợp lí. 3
- 1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Tình hình sản xuất gạo trên thế giới Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đứng đầu thế giới về sản lượng gạo chiếm 22 - 31% tổng sản lượng gạo trên toàn thế giới. Trong năm 2015, sản lượng gạo của Việt Nam chiếm 6% tổng sản lượng gạo của toàn thế giới. (bảng 1.1) [FAO (2015), Rice market monitor]. Bảng 1.3. Sản lƣợng gạo của một số quốc gia trên thế giới (Đơn vị: nghìn tấn) Năm Quốc Gia 2011 2012 2013 2014 2015 Trung Quốc 140.700 143.000 142.530 144.560 145.500 Ấn Độ 105.310 105.240 106.646 104.800 103.500 Indonesia 36.500 36.550 36.300 35.760 36.300 Bangladesh 33.700 33.820 34.390 34.500 34.600 Việt Nam 27.152 27.537 28.161 28.074 28.200 Thái Lan 20.460 20.200 20.460 18.750 16.400 Myanmar 11.473 11.715 11.957 12.600 12.200 Brazil 7.888 8.037 8.300 8.465 8.000 Nhật Bản 7.812 7.923 7.937 7.842 7.900 Tổng của thế giới 390.995 394.022 396.681 395.351 392.600 Nguồn (FAO, 2015) 1.2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam Diện tích lúa cả năm của cả nước tăng lên từ 7.329,2 nghìn ha lên 7.813,8 nghìn ha năm 2014. Diện trồng lúa giảm đi, nhưng do luân canh tăng vụ nên tổng diện tích lúa cả năm vẫn tăng; so với năm 2000 thì năm 2010 diện tích đất lúa giảm 380 nghìn ha. Nhờ việc đưa một số các giống mới vào cơ cấu giống và áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên năng suất lúa tăng lên rõ rệt và đã đạt 48,9 tạ/ha vào năm 2014, tăng gần 10 tạ/ha trong vòng 10 năm từ 2005 đến 2014, dẫn đến sản lượng của cả nước tăng lên đạt mức 44.975,0 nghìn tấn (bảng 1.2). Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa ở Việt Nam giai đoạn 2005 đến 2015 Diện tích Năng suất Sản lƣợng Năm (nghìn ha) (tạ/ha) (nghìn tấn) 2005 7.329,2 48,9 35.832,9 2006 7.324,8 48,9 35.849,5 2007 7.207,4 49,9 35.942,7 2008 7.400,2 52,3 38.729,8 2009 7.437,2 52,4 38.950,2 2010 7.489,4 53,4 40.005,6 2011 7.655,4 55,4 42.398,5 2012 7.761,2 56,4 43.737,8 2013 7.902,5 55,7 44.039,1 2014 7.813,8 57,6 44.975,0 2015 7.834,9 57,7 45.215,6 (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2015) 4
- 1.2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa những năm gần đây ở Hiệp Hòa Từ năm 2010, tổng diện tích sản xuất lúa tăng dần qua các năm. Năm 2010 là 16.312 ha và tính đến năm 2016 đạt 16.493 ha. Bảng 1.7: Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa những năm gần đây ở Hiệp Hòa Đơn vị: Ha Năm Chỉ tiêu Lúa xuân Lúa mùa Tổng (TB) Diện tích (ha) 7.650 8.662 16.312 2010 Năng suất (Tạ/ha) 56,3 51,0 53,7 Sản lượng (Tấn) 43.046 44.176 87.222 Diện tích (ha) 7.714 8.670 16.384 2013 Năng suất (Tạ/ha) 58,6 44,2 51,4 Sản lượng (Tấn) 45.196 38.357 83.553 Diện tích (ha) 7.769 8.661 16.430 2014 Năng suất (Tạ/ha) 56,8 54,1 55,5 Sản lượng (Tấn) 44.136 46.856 90.992 Diện tích (ha) 7.867 8.614 16.481 2015 Năng suất (Tạ/ha) 59,0 53,6 56,3 Sản lượng (Tấn) 46.415 46.137 92.552 Diện tích (ha) 7.852 8.641 16.493 2016 Năng suất (Tạ/ha) 59,7 56,7 58,2 (sơ bộ) Sản lượng (Tấn) 46.876 48.994 95.870 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Hiệp Hòa năm 2016 Nhìn về năng suất, ngoại trừ vụ mùa năm 2013 (chỉ đạt 44,2 tạ/ha) thì năng suất lúa có xu thế tăng dần qua các năm ở cả vụ xuân và vụ mùa. Trong khi vụ xuân năm 2010 đạt bình quân 56,3 tạ/ha thì năm 2016 đạt 59,7 tạ/ha (tăng 6,0%); vụ mùa năm 2010 đạt bình quân 51,0 tạ/ha thì năm 2016 đạt 56,7 tạ/ha (tăng 11,2%) dẫn tới tổng sản lượng tăng từ 87.222 tấn/năm 2010 lên 95.870 tấn/năm 2016 (tăng 9,9% so với năm 2010). Điều này chứng tỏ trình độ canh tác lúa của người dân đã từng bước được nâng lên qua các năm gần đây dẫn đến năng suất, sản lượng lúa ở Hiệp Hòa – Bắc Giang không ngừng tăng lên kể từ năm 2010 đến nay. 1.3. Cơ sở khoa học và những nghiên cứu về giống lúa 1.3.1. Vai trò của giống mới Trong sản xuất nông nghiệp, giống đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất và sản lượng của cây trồng. Mỗi loại giống cây trồng đều có những đặc tính khác nhau về đặc tính nông sinh học, sinh trưởng phát triển và chất lượng. Ngày nay với kỹ thuật sinh học phát triển mạnh, con người ngày càng can thiệp sâu hơn, thúc đẩy nhanh quá trình chọn tạo giống mới có lợi cho mình bằng các phương pháp tạo giống như: lai hữu tính, xử lý đột biến, đặc biệt là kỹ thuật di truyền đã và đang đóng góp có hiệu quả vào việc cải tiến giống lúa. Việc sử dụng các giống lúa ngắn ngày đã cho phép gieo trồng nhiều vụ trong năm, bố trí thời vụ gieo cấy (Nguyễn Đức Khanh (2012). Trong điều kiện đất nước ta, việc áp dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất nông nghiệp là rất quan trọng, sản xuất lai tạo giống tốt là biện pháp ít tốn kém mang lại hiệu quả cao nhất so với các biện pháp kỹ thuật khác. Tạo những giống ngắn ngày năng suất cao phẩm chất tốt là vấn đề cấp bách của đất nước hiện nay. Đinh Văn Lữ (1978), Giáo trình cây lúa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội cho rằng công tác lai tạo lúa ngắn ngày năng suất cao kháng sâu bệnh đã nâng cao năng suất đáng kể trên một số 5
- diện tích trồng lúa ở nước ta. Sự đóng góp của giống mới đã làm cho sản xuất nông nghiệp phát triển.Trích dẫn theo Nguyễn Xuân Lý: “Năng suất ngũ cốc trên Thế giới có tăng hơn 40% là do việc chọn lọc, lai tạo và cải thiện giống”; cho thấy : các giống lúa mới sản lượng đã tăng 50 - 60 % so với các giống cổ truyền cho rằng giống là yếu tố then chốt cho năng suất cao nhưng năng suất cao chỉ đạt khi nào giống có tiềm năng năng suất cao. Giống là sản phẩm của sức lao động của con người là tư liệu sản xuất và là một trong những yếu tố quyết định trong việc tăng năng suất. Cuộc cách mạng xanh trong vùng nhiệt đới đã được đánh dấu bằng những giống lúa năng suất cao. Trong những năm đầu của thập niên 1960 chỉ có ít chuyên gia chú ý tới việc chọn giống, nhưng sự ra đời của các giống lúa cải tiến đã thay đổi tình thế đó. 1.3.2. Những kết quả đạt được trong công tác nghiên cứu và chọn giống 1.3.2.1. Trên thế giới Trung Quốc là nước trồng lúa hàng đầu thế giới nên công tác giống đặc biệt được chú trọng. Vào những năm 60 và 70 của thập kỷ trước Trung Quốc đã cho ra đời hàng loạt các giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt như Đoàn kết, Bao Thai, Trân Châu Lùn, Mộc Tuyền.... Các giống này cũng đã suất khẩu sang Việt Nam và cho tới nay giống vẫn được một số địa phương gieo trồng vì chất lượng gạo tốt, phù hợp với điều kiện gieo trồng và đất đai của địa phương (Lin, SC, 2001). Việc nghiên cứu, chọn tạo các giống lúa thuần có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất, chất lượng cao đang được các tổ chức nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Một số giống lúa có chất lượng đã được công bố như Khao Dawk Mali đây là giống lúa nước trời của Thái Lan, phản ứng với ánh sáng, thích hợp với đất phèn nhẹ, đất nhiểm mặn vào mùa khô, có đặc điểm gạo mềm, hạt dài, có mùi thơm, năng suất đạt 3 - 4 tấn/ha. Tại Mỹ các nhà khoa học đã chọn lọc ra được giống Jasmine 85 có thời gian sinh trưởng 100 - 105 ngày, cho năng suất khá (5 - 6 tấn/ha), có chất lượng cao (Lin, SC, 2001). 1.3.2.2. Ở Việt Nam Từ năm 1990-1995 đề tài KN08 - 01 đã chọn tạo và được công nhận 26 giống lúa cho vùng thâm canh ở Việt Nam. Từ năm 1996 - 2000 đề tài KN 08 - 01 chọn tạo một số giống lúa thuần và lúa lai có tiềm năng năng suất cao cho các vùng sinh thái khác nhau trong cả nước: Đã chọn tạo và được công nhận 35 giống quốc gia, 44 giống khu vực hoá, một số giống triển vọng được sản xuất chấp nhận rộng rãi. Trong thời gian tới đặc biệt chú ý đến các giống lúa chất lượng đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long đã chọn tạo và đưa vào sản xuất 90 giống lúa, trong đó có 40 giống lúa được công nhận chính thức. Hầu hết các giống lúa chọn tạo đều có thời gian sinh trưởng ngắn 90-100 ngày, có khả năng chống chịu sâu bệnh, đáp ứng nhu cầu sản xuất. Theo Nguyễn Thị Lang (2013), Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long đã nghiên cứu chọn tạo giống lúa xuất khẩu cho đồng bằng Sông Cửu Long (giai đoạn 2011- 2013), từ vật liệu gồm 200 giống lúa mùa địa phương, 200 giống lúa cao sản và 72 giống lúa du nhập đã tạo một khối lượng sàng lọc bố mẹ cho vật liệu lai. Có 22 giống có hàm lượng protein trên 8% gồm OM96L, OM6600, OM6L, OM6832, OM6691,... Tác giả Trần Tấn Phương và cs (2010) đã sử dụng phương pháp lai kết hợp nhiều bố mẹ đã chọn tạo được giống lúa thơm mới ST20 có thời gian sinh trưởng ngắn 115 ngày, cây thấp, tiềm năng năng suất cao, hạt dài, hàm lượng amylase 12,4%, hàm lượng protein 10,84%, cơm thơm đậm, mềm dẻo. Giống ST20 có chứa gen thơm badh2.1, có 6
- hàm lương chất 2-AP (2-acetyl-1-pyroline) là 8,8 ppb, cao hơn giống Jasmin 85. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá phẩm chất của 9 giống lúa thơm mới chọn tạo (ST3, ST5, ST10, ST12, ST16, ST17, ST18, ST19, ST20) ở các mùa vụ và các địa điểm khác nhau tại tính Sóc Trăng. Kết quả cho thấy hàm lượng chất thơm 2-AP ở vụ Hè Thu thấp hơn vụ Đông Xuân (Trần Tấn Phương và cs (2011). 1.4. Cơ sở khoa học và những nghiên cứu về mật độ gieo cấy lúa 1.4.1. Cơ sở khoa học về mật độ gieo cấy lúa Năng suất ruộng lúa được quyết định bởi các yếu tố như: Số bông/đơn vị diện tích, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng hạt. Được thể hiện bởi công thức: Năng suất (tạ/ha) = Số bông/m2 x Số hạt/bông x Tỷ lệ hạt chắc x P1000 x 10-4. Trong những yếu tố kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng, ngoài phân bón và cách bón phân, thì mật độ quần thể ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cây trồng. Sự cạnh tranh quần thể cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa, khi cây lúa phải sống trong điều kiện chật hẹp, thiếu ánh sáng làm cây lúa trở nên yếu ớt sâu bệnh dễ tấn công và dịch bệnh phát triển mạnh. Ngoài ra, năng suất cây trồng không chỉ dựa vào năng suất của cá thể mà dựa vào năng suất của một quần thể trên một đơn vị diện tích. Mật độ gieo quyết định số bông trên đơn vị diện tích, mà số bông lại là một yếu tố quan trọng trong việc cấu thành năng suất lúa. Theo Nguyễn Như Hà (2006), Tăng mật độ cấy ảnh hưởng rõ rệt tới sự phát triển dảnh và số dảnh hữu hiệu của giống lúa CH5, việc tăng mật độ cấy dù làm giảm số dảnh được tạo thảnh trên khóm nhưng vẫn làm tăng số dảnh trên m 2 nên số dảnh các giai đoạn sinh trưởng và số dảnh hữu hiệu cao. Đặc biệt khi tăng mật độ cấy 45 khóm đến 65 khóm/m2 đồng thời tăng lượng đạm từ 90 kg đến 120 kg N/ha có ảnh hưởng rất tốt đến sự phát triển dảnh và số dảnh thành bông của giống lúa CH5. Bùi Huy Đáp, 1980 cho rằng: Đối với lúa cấy, số lượng tuyệt đối về số nhánh thay đổi nhiều qua các mật độ nhưng tỷ lệ nhánh có ích giữa các mật độ lại không thay đổi nhiều. Theo ông, các nhánh đẻ của cây lúa không phải nhánh nào cũng cho năng suất mà chỉ những nhánh đạt được thời gian sinh trưởng và số lá nhất định mới thành bông. Như vậy, mật độ và năng suất lúa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc tăng mật độ cấy trong giới hạn nhất định thì năng suất sẽ tăng. Vượt quá giới hạn đó thì năng suất sẽ không tăng mà thậm chí có thể giảm đi. 1.4.2. Những nghiên cứu về mật độ gieo, cấy lúa 1.4.2.1. Một số nghiên cứu về mật độ gieo cấy lúa trên thế giới Mật độ cấy là một biện pháp kỹ thuật canh tác quan trọng, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, dinh dưỡng, đặc điểm của giống. Khi nghiên cứu vấn đề này đã kết luận: Trong điều kiện dễ canh tác lúa mọc tốt thì nên cấy mật độ thưa, ngược lại phải cấy dày. Giống lúa cho nhiều bông thì cấy dày không có lợi bằng giống to bông. Vùng lạnh nên cấy dày hơn so với vùng nóng ẩm, mạ dảnh to nên cấy thưa hơn mạ dảnh nhỏ, lúa gieo muộn nên cấy dày hơn lúa gieo sớm. Theo S.Yoshida (1985),`Trong ruộng lúa cấy, khoảng cách thích hợp cho lúa đẻ nhánh khỏe và sớm thay đổi từ 20 x 30 cm đến 30 x 30 cm. Theo ông việc đẻ nhánh chỉ xảy ra đến mật độ 300 cây/m2, nếu tăng số dảnh cấy lên nữa thì chỉ có những dảnh chính là bông. Năng suất tăng khi mật độ cấy tăng lên 182 - 242 dảnh/m2. Số bông trên đơn vị diện tích cũng tăng theo mật độ nhưng lại giảm số hạt trên bông. Mật độ gieo cấy thực tế là vấn đề tương quan giữa số dảnh cấy và sự đẻ nhánh. Thường gieo cấy thưa thì cây lúa đẻ nhánh nhiều, cấy dày thì đẻ nhánh ít. Trong phạm vi khoảng cách cấy từ 50 x 50 cm đến 10 x 10 cm khả năng đẻ nhánh có 7
- ảnh hưởng đến năng suất. Ông thấy rằng, năng suất hạt của giống IRR - 154 - 451 (một giống có khả năng đẻ nhánh ít) tăng lên với việc giảm khoảng cách cấy 10 x 10 cm, đối với giống có khả năng đẻ nhánh khỏe (IRR8) năng suất đạt cực đ ại ở khoảng cách cấy 20 x 20 cm. S.Yoshida (1985) cho rằng: quan hệ giữa mật độ và năng suất của cây lấy hạt là quan hệ phi tuyến tính, tức là lúc đầu năng suất tăng, nhưng tăng mật độ quá thì năng suất lại giảm. 1.4.2.2. Một số nghiên cứu về mật độ gieo, cấy lúa ở Việt Nam Nguyễn Như Hà (2006) kết luận tăng mật độ cấy làm cho việc đẻ nhánh của một khóm giảm. So sánh số dảnh cấy trên khóm của mật độ cấy thưa 45 khóm/m 2 và mật độ cấy dày 85 khóm/m2 thì thấy số dảnh đẻ trong một khóm lúa ở công thức cấy thưa lớn hơn 0,9 dảnh/khóm (ở vụ xuân) và tăng lên 1,9 dảnh/khóm (ở vụ mùa). Về dinh dưỡng, tăng lượng đạm bón ở mật độ cấy dày có tác dụng tăng tỷ lệ dảnh hữu hiệu. Tỷ lệ dảnh hữu hiệu tỷ lệ thuận với mật độ đến 65 khóm/m2 ở vụ mùa và 75 khóm/m2 ở vụ xuân. Tăng bón đạm ở mật độ cao khoảng 55 - 56 khóm/m2 làm tăng tỷ lệ dảnh hữu hiệu. Tác giả Nguyễn Văn Hoan (1999) cho rằng ở mật độ cấy dày trên 40 khóm/m 2 thì để đạt 7 bông hữu hiệu trên khóm cần cấy 3 dảnh (nếu mạ non). Với loại mạ thâm canh, số nhánh cần cấy trên khóm được định lượng theo số bông cần đạt nhân với 0,8. Trong điều kiện bón phân nhiều thì việc xác định mật độ cấy phải dựa vào khả năng đẻ nhánh, trái lại ở điều kiện bón phân ít thì phải dựa vào số thân chính Theo Nguyễn Văn Luật (2001) trước năm 1967 người dân trồng lúa thường cấy thưa với mật độ 40 x 40 cm hoặc 70 x 70 cm ở một vài ruộng sâu, còn ngày nay có xu hướng cấy dầy 20 x 20 cm; 20 x 25 cm; 15 x 20 cm; 10 x 15 cm. Theo Nguyễn Văn Dung và cộng sự (2010), mật độ gieo 50 kg giống/ha năng suất lúa dao động từ 6,74 – 6,81 tấn/ha, khi tăng mật độ lên 80 kg/ha năng suất chỉ đạt 4,89 tấn/ha (Nguyễn Văn Dung và cs, 2010). Việc xác định lượng giống là rất cần thiết để giảm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế. Gieo quá dày sẽ tăng chi phí thóc giống, đặc biệt là giống lúa lai. Mặt khác gieo cấy dày kéo theo tăng công dặm tỉa, chăm sóc, đặc biệt là sâu bệnh hại tăng lên làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, dựa trên cơ sở của sức nảy mầm, khối lượng 1000 hạt, độ sạch của lô hạt giống và mật độ cấy trên một đơn vị diện tích có thể đưa ra công thức tỉnh lượng hạt giống cần gieo (Nguyễn Văn Hoan, 2003). Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuất, Phạm Đức Hùng (2010), lượng hạt giống lúa gieo hợp lý cho Chợ Mới - An Giang và Phù Cát - Bình Định là 70 - 80 kg/ha cho cả hai phương thức gieo sạ lan và sạ hàng đều cho năng suất lúa cao hơn so với gieo 120 kg/ha. 1.5. Nhu cầu dinh dƣỡng của cây lúa và phân bón cho lúa 1.5.1. Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa Lúa cũng như các cây khác, để đảm bảo sinh trưởng và phát triển bình thường phải cần một số dưỡng chất thiết yếu, mà thiếu chúng cây không thể sinh trưởng và phát triển bình thường. Có 16 nguyên tố thiết yếu cho cây lúa nói riêng và thực vật nói chung là C, H, O, N, P, K, Ca, Mg, Si, Fe, Zn, Cu, Mn, Mo, Bo, Cl (International Fertilizer Association, 2016). Ngoại trừ 3 nguyên tố C, H, O (và một phần N được lấy từ khí trời) thì 13 nguyên tố còn lại đều được cung cấp từ đất. Theo nhiều tài liệu thì 1 tấn thóc (kèm theo cả rơm rạ) lấy đi 22,2 kg N; 7,1 kg P2O5; 31,6 kg K2O; 3,94 kg CaO; 4,0 kg MgO; 0,9 kg S; 51,7 kg Si và nhiều nguyên tố trung, vi lượng khác như Zn, Cu và B (dẫn theo Nguyễn Văn Bộ, Mutert E và Nguyễn Trọng Thi, 1999). 8
- N (Đạm): Cây lúa có nhu cầu về N trong suốt quá trình sinh trưởng, nhưng thường nhiều hơn trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng. Cây lúa cần nhiều N nhất trong giai đoạn đẻ nhánh rộ đến phân hóa đòng, trong quá trình chín, lúa cần một lượng nhỏ N để duy trì quang hợp và tăng hàm lượng protein trong hạt (Dobermann A., Fairhust T.H., 2000). Lượng N cần thiết để tạo ra 1 tấn thóc dao động từ 17- 25 kg N, trung bình cần 22,2 kg N. Theo A.Dobermann (2001), với giống lúa mới, lượng N cần để sản xuất ra 1 tấn hạt giảm, dao động từ 15- 20 kg N, trung bình là 17,5 kg N. P (Lân): Thiếu lân, lá cây có màu xanh đậm, sau chuyển màu vàng đỏ, bắt đầu từ các lá già và từ mép lá vào trong, lá nhỏ, hẹp, đẻ nhánh ít, trỗ bông chậm, chín kéo dài, nhiều hạt xanh, hạt lép (với lúa). Thiếu lân, sự phân hóa các cơ quan của ngô bị ảnh hưởng, làm cho bắp bé, bông cờ nhỏ, ít hoa (Dobermann A., Fairhust T.H., 2000). Nhu cầu về P của cây lúa không cao, để tạo ra 1 tấn thóc, trung bình cây lúa hút khoảng 7,1 kg P2O5, tích lũy chủ yếu vào hạt; theo A. Dobermann (2001) đối với một số giống mới lượng P cây hút để tạo ra 1 tấn thóc rất thấp, khoảng 2,5- 3,5 Kg P, trung bình là 3,0 kg P. K (Kali): Thiếu K làm cho lá lúa hẹp, ngắn, xuất hiện các chấm đỏ, mép lá vàng, dễ héo rũ và khô, cây sinh trưởng kém, trỗ sớm, chín sớm, nhiều hạt lép lửng. Ngô thiếu K đốt sẽ ngắn, mép lá nhạt dần sau chuyển màu huyết dụ, lá có gợn sóng (Dobermann A., Fairhust T.H., 2000). Gần đây một số giống mới, nhu cầu K thấp hơn, lượng K tạo ra 1 tấn thóc dao động 14- 20 kg K2O, trung bình là 17 kg K2O 1.5.2. Phân bón cho lúa Theo FAO (2012), lượng phân bón sử dụng của Việt Nam ở mức khá cao, trung bình lên đến 297 kg NPK/ha, trong khi ở các nước lân cận chỉ là 156 kg NPK/ha cũng cho thấy chúng ta cần tìm ra các giải pháp nhằm giảm lượng bón của phân khoáng cho cây trồng nhằm nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế cho người nông dân trong ngành trồng trọt Theo kết quả điều tra tại huyện Quế Võ, Bắc Ninh của Hồ Quang Đức (2001), cho thấy lượng phân bón phân khoáng của người nông dân trên đất xám bạc màu cho lúa trung bình cho 1 ha trồng lúa là: 90,5 kg N, 34,5 kg P2O5; lượng K trung bình là 76,7 kg K2O. Theo Bùi Huy Hiền và cộng sự (2003), lượng bón phân khoáng (kg/ha) bón cho lúa trên đất phù sa sông Thái Bình của người nông dân một số vùng huyện Cẩm Giàng - Hải Dương trung bình đối với lúa thuần vụ xuân là 127 N, 44 P2O5 và 50 K2O; vụ mùa là 102 N, 36 P2O5 và 53 K2O. Còn lượng phân khuyến cáo tương ứng là: 127 N, 89 P2O5 và 83 K2O (vụ lúa xuân) và 102N, 67 P2O5 và 83 K2O (vụ mùa). Đỗ Trung Bình (2005) nghiên cứu từ 1998- 2004 cho thấy: đối với lúa trên đất xám tại Trảng Bàng-Tây Ninh (vụ đông xuân 1998-1999), các công thức bón đạm ở mức 90-120 kg N/ha cho năng suất cao hơn hẳn mức bón 60 kg N/ha (tỷ lệ N: P2O5:K2O là 1,5:1,0:1,0). Năng suất lúa đạt cao nhất (trên 4,8 tấn/ha) ở các công thức: 90-60-90; 90-90-60; 120-60-60 và 120-90-90. Tương tự như ở thí nghiệm, kết quả thử nghiệm trên diện rộng vụ hè thu 1999 cho thấy, các công thức bón đạm ở mức cao: 90- 120 kg N cho năng suất cao hơn mức đạm thấp (60 kg N/ha) từ 19,2-25,3%. Trong cùng mức đạm thì các mức lân và kali khác nhau có sự biến đổi về năng suất lúa không đáng kể. Theo Jayanta Kumar Basak (2011) [76], lượng phân bón cho lúa Boro (kg/ha) dao động từ 110- 130 N, 50-55 P, 79- 82 K, 2 Zn và 10 S. Khuyến cáo bón phân cho lúa của Bangladesh dự trên độ phì nhiêu đất. Đối với đất có độ phì nhiêu trung bình 9
- (tính theo N, P, K trong đất) thì với đất có N, P, K mức trung bình cần bón: 197,6 kg urea, 61,75 kg TSP và 59,3 kg MOP; đối với đất có N, P, K thấp thì cần bón 311,2 kg urea, 101,2 kg TSP và 119,8 kg MOP. 1.6. Một số kết luận rút ra từ tổng quan - Đất xám bạc màu và việc khai thác có hiệu quả đất xám bạc màu đã được nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam quan tâm nghiên cứu trong suốt thời gian qua với những kết quả phong phú, đa dạng và đã thu được nhiều kết quả có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. - Tại Việt Nam, những nghiên cứu về giống, mật độ cấy, bón phân cho lúa đã được triển khai vài chục năm nay. Tuy nhiên, các nghiên cứu về lựa chọn giống lúa thuần và các biện pháp canh tác lúa thuần (mật độ, phân bón) trên đất xám bạc màu còn rất ít được đề cập đến. Trước đây, đã có những nghiên cứu về canh tác lúa thuần trên đất xám bạc màu nhưng chỉ đề cập đến từng yếu tố đơn lẻ hoặc một số yếu tố trong canh tác tổng hợp. Vì vậy cần thiết phải có một nghiên cứu có tính hệ thống từ lựa chọn giống thích nghi với điều kiện sinh thái, điều kiện đất đai cũng như đáp ứng được yêu cầu thực tiễn sản xuất của người dân trong vùng đến gieo cấy với mật độ hợp lí; bón phân cho hiệu quả kinh tế cao; khắc phục những YTHC đất xám bạc màu để góp phần canh tác có hiệu quả cho lúa thuần trên đất xám bạc màu Bắc Giang. CHƢƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu - 10 giống lúa thuần có triển vọng. - Phân bón vô cơ: Urê, supe lân, kali clo rua. - Phân hữu cơ: Phân chuồng, rơm rạ, thân lá ngô. 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Đánh giá thực trạng sản xuất lúa trên đất xám bạc màu Bắc Giang. 2.2.2. Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần trên đất xám bạc màu tại Hiệp Hòa - Bắc Giang. 2.2.3. Nghiên cứu một số biện pháp kĩ thuật canh tác lúa trên đất xám bạc màu tại Hiệp Hòa - Bắc Giang: Mật độ cấy, liều lượng phân bón. 2.2.4. Xây dựng mô hình trình diễn áp dụng một số biện pháp kĩ thuật canh tác có hiệu quả cho lúa thuần trên đất xám bạc màu Bắc Giang 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Nội dung 1: Đánh giá thực trạng sản xuất lúa trên đất xám bạc màu Bắc Giang: - Điều tra ngẫu nhiên 150 phiếu tương ứng với 150 hộ nông dân ở 3 xã của huyện Hiệp Hòa (Lương Phong, Ngọc Sơn và Châu Minh). - Thông tin thu thập: Thực trạng sản xuất lúa tại nông hộ: Sử dụng giống, mật độ gieo cấy, sử dụng phân bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, năng suất, bảo quản sau thu hoạch… ở vụ xuân và vụ mùa. 2.3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần trên đất xám bạc màu tại Hiệp Hòa - Bắc Giang. - Thời gian thực hiện: vụ xuân và vụ mùa năm 2013 - Địa điểm thực hiện: tại xã Lương Phong – Hiệp Hòa – Bắc Giang - Thí nghiệm gồm 10 công thức tương ứng với 10 giống lúa thuần. 10
- - Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD), 3 lần nhắc, diện tích mỗi ô là 30 m2, mật độ cấy là 50 khóm/m2 với khoảng cách: Hàng x hàng = 20 cm; cây x cây = 10 cm. - Chỉ tiêu nghiên cứu: Một số đặc tính nông học, tình hình sâu bệnh hại, khả năng đẻ nhánh, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu. 2.3.3. Nội dung 3: Nghiên cứu một số biện pháp kĩ thuật canh tác lúa thuần trên đất xám bạc màu tại Hiệp Hòa - Bắc Giang: * Thí nghiệm 1: Xác định mật độ thích hợp cho các giống lúa thuần đã được tuyển chọn (KD18 và BC15). - Thời gian thực hiện: vụ xuân và vụ mùa năm 2014 - Địa điểm thực hiện: tại xã Lương Phong – Hiệp Hòa – Bắc Giang - Thí nghiệm gồm 5 công thức ứng với 5 mật độ cấy khác nhau, được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD) với 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là 30 m2. Cả 5 công thức đều được cấy trên nền phân bón theo khuyến cáo của địa phương (Phòng NN&PTNT): 90N + 90P2O5 + 120K2O. - Chỉ tiêu theo dõi: Một số đặc tính nông học, tình hình sâu bệnh hại, khả năng đẻ nhánh, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu. - Phương pháp phân tích số liệu: Số liệu được xử lí thống kê theo chương trình IRISTAT 5.0 và áp dụng các hàm thống kê trên Excel. * Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân chuồng và phế phụ phẩm đến một số đặc tính hóa học của đất và năng suất của giống lúa KD18 trên đất xám bạc màu tại Hiệp Hòa – Bắc Giang - Thời gian thực hiện: vụ xuân và vụ mùa năm 2012, 2013, 2014. - Địa điểm thực hiện: tại xã Lương Phong – Hiệp Hòa – Bắc Giang - Các nguồn hữu cơ sử dụng: Phân chuồng (10 tấn/ha), phế phụ phẩm cây trồng vụ trước trả lại cây trồng vụ sau: + Cây lúa: Trả lại toàn bộ rơm rạ (vụ xuân: 4,5 tấn/ha; vụ mùa: 4,2 tấn/ha). + Cây ngô: trả lại toàn bộ thân lá ngô (tương đương 3,3 tấn/ha). - Số nghiệm thức: Thí nghiệm gồm 8 công thức. - Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD) với 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là 24 m 2, mật độ cấy là 50 khóm/m2 với khoảng cách: Hàng x hàng = 20 cm; cây x cây = 10 cm. - Chỉ tiêu theo dõi: Một số đặc tính hóa học của đất (pHkcl, OC, Nts, P2O5ts, P2O5dt, K2Ots, K2Odt, CEC) và năng suất thực thu. - Phương pháp phân tích số liệu: Số liệu được xử lí thống kê theo chương trình IRISTAT 5.0 và áp dụng các hàm thống kê trên Excel. * Thí nghiệm 3 và thí nghiệm 4: Xác định lượng phân hóa học bón cho lúa KD18 và BC15 trên nền 10 tấn phân chuồng. - Thời gian thực hiện: vụ xuân và vụ mùa năm 2015. - Địa điểm thực hiện: tại xã Lương Phong – Hiệp Hòa – Bắc Giang - Số nghiệm thức: Thí nghiệm gồm 5 công thức. - Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD) với 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là 30 m 2, mật độ cấy là 30 khóm/m2 với khoảng cách: Hàng x hàng = 20 cm; cây x cây = 16,7 cm. - Chỉ tiêu theo dõi: Tình hình sâu bệnh hại, khả năng đẻ nhánh, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu. 11
- - Phương pháp phân tích số liệu: Số liệu được xử lí thống kê theo chương trình IRISTAT 5.0 và áp dụng các hàm thống kê trên Excel. Phƣơng pháp bón phân cho tất cả các thí nghiệm: Bón lót 10 tấn phân chuồng + 30% N + 100% P 2O5 + 30% K2O. Bón thúc 1 (sau cấy 15 ngày) 40% N + 30% K 2O. Bón thúc 2 (sau cấy 35 ngày) 30% N + 40% K 2O. * Xây dựng mô hình trình diễn: Mô hình trình diễn là tổng hợp các kết quả nghiên cứu về giống, mật độ cấy và phân bón. Cụ thể như sau: Mô hình được thực hiện tại 3 điểm (huyện Hiệp Hòa, huyện Tân Yên và huyện Yên Dũng), diện tích mỗi điểm là 2,0 ha với 1 ha là đối chứng (sản xuất theo canh tác của nông dân) và 1 ha là canh tác mô hình trình diễn là tổng hợp các kết quả nghiên cứu về giống, mật độ cấy và phân bón. CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng sản xuất lúa trên đất xám bạc màu ở Hiệp Hòa, Bắc Giang Từ kết quả điều tra, thu thập và phân tích số liệu thứ cấp và sơ cấp có thể đưa ra những kết luận sau: - Giống Khang Dân 18 hiện đang được người dân sử dụng nhiều. Câu hỏi đặt ra là đây có phải là thói quen hay không? Vì vậy, có thể có giống lúa thuần khác thay thế được KD18 hay không? Đây là câu hỏi cần được lý giải trong đề tài nghiên cứu này. - Nông dân Hiệp Hòa - Bắc Giang có quan niệm đất xám bạc màu ít dinh dưỡng, cây lúa đẻ nhánh kém, vì vậy phải cấy dày, mật độ cấy phổ biến là 50 khóm/m 2. Cấy dày vừa tốn giống, tốn công, ruộng lúa lại không thông thoáng, canh tác khó khăn, sâu bệnh phát sinh nhiều. Phải chăng đây là yếu tố kìm hãm năng suất và giá thành sản xuất lúa cao. Vấn đề cần giải quyết ở đây là có thể giảm mật độ cấy được hay không? - Sản xuất lúa trên đất xám bạc màu muốn có năng suất cao phải bón vào đất 10 tấn phân chuồng/ha cho 1 vụ lúa. Khi bón 10 tấn phân chuồng, lượng dinh dưỡng còn thấp so với yêu cầu đưa năng suất lúa lên ít nhất 10 tấn/ha/năm. Vì vậy, cần thiết phải bổ sung thêm phân hóa học, lượng bón, tỷ lệ bón và phương pháp bón như thế nào cần phải được nghiên cứu. 3.2. Nghiên cứu biện pháp tăng hiệu quả sản xuất lúa trên đất xám bạc màu ở Hiệp Hòa 3.2.1. Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần phù hợp trên đất xám bạc màu tại Hiệp Hòa - Bắc Giang 3.2.1.1. Kết quả nghiên cứu trong vụ xuân Trong điều kiện thời tiết vụ xuân ở Hiệp Hòa, các giống so sánh đều có tỷ lệ hạt chắc cao trên 90%, ngoại trừ giống Hoa Ưu 109 và Khang Dân 28 có tỷ lệ hạt chắc thấp hơn 90%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về khối lượng 1.000 hạt giữa các giống. Khối lượng 1.000 hạt cao nhất ở giống BC15 và TBR36 (23,1-23,4 g), kế tiếp ở các giống Hoa Ưu 109, VS1 và TBR45 (22,4-22,8 g), ở các giống còn lại biến động 19,4- 21,4 gam. Số bông/m2 của các giống trong vụ xuân có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các giống. Số bông/m2 đạt cao nhất ở các giống Bắc Thơm số 7, QR1, VS1 và Khang Dân 28, biến động 313,3 - 336,7 bông/m2 (bảng 14); các giống còn lại đạt số bông/m2 tương đương nhau khoảng 273,3-290 bông/m2. 12
- Bảng 3.14: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống trong vụ xuân Tỷ lệ % KL1000 Số Số hạt NSTT Giống hạt chắc hạt (g) bông/m2 chắc/bông (tạ/ha) Khang Dân 18 94,6 20,8 273,3 123,6 61,0 Hoa Ưu 109 88,0 22,8 290,0 96,2 55,2 Bắc Thơm số 7 92,2 20,4 326,7 87,1 52,8 QR1 94,0 19,4 313,3 103,3 53,3 RVT 92,9 21,4 283,3 94,3 54,4 TBR36 92,1 23,1 290,0 93,1 55,1 VS1 91,8 22,7 336,7 83,5 55,7 Khang Dân 28 89,9 21,0 330,0 86,4 57,6 TBR45 95,4 22,4 273,3 99,4 57,1 BC15 90,8 23,4 283,3 116,9 68,1 CV (%) 3,5 2,1 4,6 5,8 6,7 LSD0,05 1,54 0,4 23,7 9,9 2,8 Số hạt chắc/bông của các giống có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Số hạt chắc/bông giữa các giống biến động 83,5-123,5 hạt, trong đó giống Khang Dân 18 và BC15 có số hạt chắc/bông cao nhất (116,9-123,6 hạt), kế tiếp là giống Hoa Ưu 109, QR1, RVT và TBR45 (94,3-103,3 hạt), thấp nhất ở các giống còn lại, đạt 83,5-93,1 hạt/bông. Số liệu trong bảng 3.14 cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về năng suất của các giống. Trong số 10 giống lúa được so sánh trong vụ xuân trên đất xám bạc màu ở Hiệp Hòa, giống BC15 có tỉ lệ hạt chắc không cao (90,8%) nhưng các yếu tố cấu thành năng suất khác như khối lượng nghìn hạt (23,4 g), số bông/m 2 (283,3 bông/m2), số hạt chắc/bông (112,9 hạt/bông) đạt cao so với các giống khác, cho nên năng suất đạt cao nhất (68,1 tạ/ha), tiếp đến là Khang Dân 18, đạt 61,0 tạ/ha; giống có năng suất thấp nhất là Bắc Thơm số 7, QR1 và RVT, đạt 52,8-54,4 tạ/ha. Các giống còn lại đạt năng suất 55,1-57,6 tạ/ha. 3.2.1.2. Kết quả nghiên cứu trong vụ mùa Trong số các giống nghiên cứu, giống Bắc Thơm số 7 có tỷ lệ hạt chắc cao nhất (90,6%), các giống cò nlại có tỉ lệ hạt chắc 83,0 – 88,5%. Có sự biến động về khối lượng 1.000 hạt của mỗi giống theo mùa vụ. Hầu hết các giống có khối lượng 1.000 hạt trong vụ xuân cao hơn vụ mùa. Giống BC 15 và VS 1 có khối lượng 1.000 hạt đạt cao nhất (21,8 – 22,2 g), giống QR 1 có khối lượng 1.000 hạt thấp nhất (chỉ đạt 18,6 g). Các giống còn lại có khối lượng 1.000 hạt 19,1 – 21,7 g. Số bông/m2 của các giống trong vụ mùa có chiều hướng cao hơn so với vụ xuân và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các giống. Giống có số bông/m 2 cao nhất là QR 1 (361,7 bông/m2) và thấp nhất là Hoa Ưu 109 (286,7 bông/m2). Số hạt chắc/bông của các giống trong vụ mùa thường thấp hơn so với vụ xuân và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các giống. Trong vụ mùa giống Khang Dân 18 13
- có số hạt chắc/bông cao nhất 102,5 hạt, kế đến là các giống RVT, TBR45 và BC15 (90,3-95,6 hạt), các giống còn lại tương tự nhau (76,9-86,7 hạt). Bảng 3.18: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống trong vụ mùa Tỷ lệ (%) Khối lƣơng Số Số hạt Giống 2 NSTT (tạ/ha) hạt chắc 1.000 hạt (g) bông/m chắc/bông Khang Dân 18 88,6 19,9 303,3 102,5 55,2 Hoa Ưu 109 86,0 21,4 286,7 81,0 48,6 Bắc Thơm số 7 90,6 19,1 340,0 84,4 48,8 QR1 87,4 18,6 361,7 86,7 48,5 RVT 83,0 20,2 321,7 90,3 49,7 TBR36 87,2 21,7 336,7 83,7 51,8 VS1 85,2 21,8 315,0 76,9 49,9 Khang Dân 28 87,6 20,1 341,7 86,3 53,4 TBR45 85,2 20,8 295,0 95,6 50,7 BC15 88,5 22,2 315,6 94,4 61,0 CV (%) 3,8 2,2 5,0 5,4 7,0 LSD0,05 1,82 0,4 11,0 5,0 2,6 Số liệu trong bảng 3.18 cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về năng suất của các giống trong vụ mùa. Giống BC15 đạt năng suất cao nhất 61,0 tạ/ha, tiếp đến là Khang Dân 18, đạt 55,2 tạ/ha; giống có năng suất thấp nhất là QR 1, Hoa Ưu 109, Bắc Thơm số 7, RVT và VS 1, đạt 48,5 – 49,9 tạ/ha. Các giống còn lại đạt năng suất 50,7 – 53,4 tạ/ha. Nghiên cứu vai trò của giống trong sản xuất nông nghiệp cho thấy: Giống luôn là yếu tố quan trọng làm tăng năng suất, tăng sản lượng và hạ giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, người dân đúc kết "nhất giống" đã nói lên được vai trò của giống trong sản xuất nông nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu trong thí nghiệm, đề tài này chọn giống KD18 và BC15 để đưa vào nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt (mật độ, phân bón). 3.2.2. Nghiên cứu xác định mật độ cấy phù hợp cho giống lúa KD18 và BC15 trên đất xám bạc màu Bắc Giang Giống lúa được lựa chọn để nghiên cứu mật độ là giống lúa thuần KD18 và BC15 (được lựa chọn từ kết quả nghiên cứu ở đề mục 3.2.1). Mức phân bón được áp dụng trong thí nghiệm này là mức phân bón khuyến cáo của địa phương (Phòng NN&PTNT huyện Hiệp Hòa). 3.2.2.1. Kết quả nghiên cứu trong vụ xuân * Kết quả nghiên cứu với giống KD18 Bảng 3.21. Quan hệ giữa mật độ cấy với yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống KD18 vụ xuân năm 2014 Mật độ Tỉ lệ hạt Khối lƣợng Số Số hạt NSTT 2) 2 (khóm/m chắc (%) 1.000 hạt (g) bông/m chắc/bông (tạ/ha) 20 89,8 21,2 193,3 149,8 58,8 30 89,1 21,2 214,0 145,7 63,7 40 90,5 20,8 229,3 132,2 61,2 50 87,8 20,9 250,0 119,3 60,1 60 87,0 20,8 292,0 100,2 58,5 CV (%) 4,3 2,7 4,9 5,5 2,9 LSD0,05 3,36 0,2 22,14 18,52 3,3 14
- Các yếu tố cấu thành năng suất của cây lúa chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó có mật độ cấy. Kết quả ở bảng 3.21 cho thấy: chỉ tiêu số bông/m2 khi cấy với mật độ càng cao số bông/m2 càng lớn và ngược lại, cụ thể: Với mật độ cấy 60 khóm/m2 cho số bông/m2 đạt cao nhất (292,0 bông/m2) còn ở mật độ cấy 20 khóm/m2 số bông/m2 đạt thấp nhất (193,3 bông/m2). Tuy nhiên chỉ tiêu số hạt chắc/bông lại theo chiều hướng ngược lại, đó là cấy với mật độ 20 khóm/m2 cho số hạt chắc đạt cao nhất (149,8 hạt chắc/bông) và đạt thấp nhất ở mật độ 60 khóm/m2 (100,2 hạt chắc/bông). Như vậy có thể thấy, tỉ lệ hạt chắc/bông có quan hệ nghịch với mật độ cấy; số bông/m2 quan hệ thuận với mật độ cấy. Về tỷ lệ hạt chắc và khối lượng nghìn hạt, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đối với giống KD18 ở mật độ 20 và 30 khóm/m2 tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng nghìn hạt có chiều hướng cao hơn các mật độ khác, tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê. Xét về năng suất của giống lúa KD 18 khi cấy với mật độ khác nhau kết quả cho thấy: cấy với mật độ 30 và 40 khóm/m2 không thấy sự sai khác thống kê nhưng mật độ 30 khóm/m2 cho năng suất đạt cao nhất so với các mật độ 20, 50 và 60 khóm/m2 (63,7 tạ/ha), ở mật độ 20 và 60 khóm/m2 năng suất đều đạt thấp nhất (Năng suất thực thu 58,5 – 58,8 tạ/ha). các công thức còn lại, sự sai khác đều nằm trong sai số thí nghiệm. Tổng hợp các mối quan hệ trên mật độ cấy của giống KD18 vụ xuân trên đất xám bạc màu ở mức thâm canh khuyến cáo cho thấy mật độ cấy hợp lí 30 khóm/m2 cho năng suất lúa cao nhất 63,7 tạ/ha (cao hơn công thức đối chứng 50 khóm/m2 là 6,0%). * Kết quả nghiên cứu với giống BC15 Xét về mối quan hệ giữa mật độ cấy với các yếu tố cấu thành năng suất đối với giống BC15, kết quả ở bảng 08 cho thấy: Số bông/m2 của giống BC15 tỷ lệ thuận với mật độ cấy. mật độ cấy 20 khóm/m đạt 196,0 bông/m , nhưng ở mật độ 60 khóm/m đạt 292,0 bông/m2 (bảng 30). 2 2 2 Khối lượng 1000 hạt của giống BC15 giữa các mật độ hầu như không có sự sai khác và nằm trong khoảng 23,5 – 28,5 g. Bảng 3.24: Quan hệ giữa mật độ cấy với yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống BC15 vụ xuân năm 2014 Mật độ Tỉ lệ hạt Khối lƣợng Số Số hạt NSTT 2) 2 (khóm/m chắc (%) 1.000 hạt (g) bông/m chắc/bông (tạ/ha) 20 88,1 23,5 196,0 156,2 68,5 30 87,8 23,8 242,0 132,5 72,8 40 87,5 23,8 258,7 121,4 70,1 50 87,4 23,5 280,0 111,3 69,2 60 86,7 23,5 292,0 106,4 68,9 CV (%) 1,9 1,8 4,6 5,7 2,8 LSD0,05 1,2 0,4 21,8 13,3 2,9 Khác với số bông /m2, số hạt chắc/bông tỷ lệ nghịch với mật độ cấy, mật độ cấy càng cao thì số hạt chắc/bông càng giảm và số hạt chắc/bông đạt thấp nhất ở mật độ cấy 60 khóm/m2 (106,4 hạt). Khối lượng 1000 hạt của giống BC15 giữa các mật độ hầu như không có sự sai khác và nằm trong khoảng 23,5 – 28,5 g. 15
- Kết quả nghiên cứu năng suất thực thu của giống BC15 cấy ở 5 mật độ khác nhau cho thấy: Năng suất đạt cao nhất ở mật độ cấy 30 khóm/m2 (72,8 tạ/ha) và thấp nhất ở mật độ 20 khóm/m2 (68,5 tạ/ha). Tuy nhiên, sự sai khác về năng suất giữa mật độ 30 khóm/m2 và 40 khóm/m2 chỉ nằm trong sai số thí nghiệm. Tương tự như vậy thì sự khác nhau về năng suất giữa mật độ 20 khóm/m2, 40 khóm/m2, 50 khóm/m2, 60 khóm/m2 không có ý nghĩa thống kê. 3.2.2.2. Kết quả nghiên cứu trong vụ mùa * Kết quả nghiên cứu với giống KD18 Bảng 3.27. Quan hệ giữa mật độ cấy với yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống KD18 vụ mùa năm 2014 Mật độ Tỉ lệ hạt Khối lƣợng Số Số hạt NSTT 2) 2 (khóm/m chắc (%) 1.000 hạt (g) bông/m chắc/bông (tạ/ha) 20 90,1 21,0 192,6 134,2 53,2 30 89,2 21,1 210,5 129,6 56,8 40 90,0 20,8 230,6 111,7 54,2 50 (Đ/C) 85,1 20,2 256,8 106,2 53,9 60 83,2 20,0 290,7 91,2 52,0 CV (%) 3,4 2,6 4,3 3,8 3,4 LSD0,05 1,33 0,22 26,99 11,1 2,84 Mật độ cấy lúa KD18 trên đất xám bạc màu ở Hiệp Hòa – Bắc Giang khác nhau từ 20 khóm/m2 đến 60 khóm/m2 có ảnh hưởng đến tỉ lệ hạt chắc/bông theo hướng mật độ cấy càng cao thì tỉ lệ hạt chắc/bông có xu hướng giảm nhưng không nhiều. Chỉ tiêu khối lượng 1.000 hạt cũng cho kết quả tương tự. + Mật độ cấy có quan hệ thuận với số bông/m2, mật độ cấy tăng thì số bông/m2 cũng tăng lên và ngược lại, số hạt chắc/ bông giảm. Nhận xét này cũng phù hợp với các kết quả được rút ra trong các nghiên cứu ở vụ xuân. Trong vụ mùa năm 2014, giống KD18 cấy trên đất xám bạc màu ở mật độ khác nhau đã tạo ra năng suất khác nhau đáng kể. Mật độ hợp lí là 30 khóm/m2 với năng suất thực thu 56,8 tạ/ha (cao hơn đối chứng 50 khóm/m2 2,9 tạ/ha). Năng suất ở mật độ 40 khóm/m2 đạt 53,9 tạ/ha cho thấy sai khác hông có ý nghĩa thống kê so với mật độ 20, 30, 50 và 60 khóm/m2. * Kết quả nghiên cứu với giống BC15 Bảng 3.30: Quan hệ giữa mật độ cấy với các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống BC15 trong vụ mùa năm 2014 Mật độ Tỉ lệ hạt Khối lƣợng Số hạt NSTT 2) Số bông/m2 (khóm/m chắc (%) 1.000 hạt (g) chắc/bông (tạ/ha) 20 88,0 23,0 214,7 125,5 60,3 30 87,8 22,9 240,0 123,0 64,7 40 87,1 22,4 264,0 112,1 62,1 50 (Đ/C) 85,3 22,2 290,0 99,2 61,7 60 84,2 22,1 312,0 87,6 60,2 LSD0,05 4,25 1,7 3,5 2,4 3,0 CV (%) 2,9 0,3 17,4 4,9 2,7 Đối với giống BC15 cấy trong vụ mùa năm 2014, mật độ cấy có ảnh hưởng khá rõ đến tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1.000 hạt. mật độ cấy 20 khóm/m2, tỷ lệ hạt chắc 16
- và khối lượng 1.000 hạt đạt cao nhất (88,0% và 23,0 g), tuy nhiên khi mật độ cấy tăng lên 60 khóm/m2 thì tỷ lệ hạt chắc giảm còn 84,2% và khối lượng 1.000 hạt đạt 22,1 g. Nghiên cứu trên cũng cho thấy: khi cấy với mật độ quá thưa thì số bông trên đơn vị diện tích sẽ giảm (cấy mật độ 20 khóm/m2 thì số bông/m2 chỉ đạt 214,7 bông), còn khi cấy với mật độ dày (60 khóm/m2) thì cho số bông/m2 đạt cao nhất 312 bông/m2 nhưng ngược lại số hạt chắc/bông lại đạt thấp nhất và điều này sẽ ảnh hưởng đến năng suất cao hay thấp. Xét về năng suất thực thu, kết quả cũng cho thấy đối với giống BC15 cấy ở vụ mùa thì mật độ hợp lí là 30 khóm/m2 (năng suất thực thu đạt cao nhất: 64,7 tạ/ha). Sự khác nhau về năng suất ở mật độ 30, 40, 50 khóm/m2 không có ý nghĩa thống kê. Năng suất sai khác ở các mật độ cấy còn lại chỉ nằm trong sai số cho phép. 3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân chuồng và phế phụ phẩm đến một số đặc tính hóa học của đất và năng suất của giống lúa KD18 trên đất xám bạc màu tại Hiệp Hòa – Bắc Giang 3.2.3.1. Ảnh hưởng của các nguồn hữu cơ đến năng suất của giống lúa Khang Dân 18 Kết quả được trình bày ở bảng 3.32 cho thấy: Bón bổ sung vào đất các nguồn hữu cơ khác nhau, NPK và tổ hợp NPK cộng các nguồn hữu cơ khác nhau cho lúa đều làm tăng năng suất so với công thức đối chứng không bón phân ở cả hai vụ. Trong vụ xuân và vụ vùa với hai nguồn hữu cơ bổ sung vào đất, công thức vùi lại PPP cho năng suất thực thu thấp (30,28 tạ/ha vụ xuân, 32,40 tạ/ha vụ mùa), có thể do PPP phân giải chậm, do vi sinh vật sử dụng dinh dưỡng từ PPP để phân hủy nên khả năng huy động N-P-K của cây lúa từ đất kém. Bảng 3.32. Ảnh hưởng của việc bón bổ sung nguồn hữu cơ đến năng suất lúa trên cơ cấu lúa xuân – lúa mùa – ngô đông trên đất xám bạc màu năm 2012 – 2014 Công thức Năng suất trung bình (tạ/ha) Lúa xuân Lúa mùa Không bón 28,96 29,19 PC 32,12 36,80 PPP 30,28 32,40 PC + PPP 37,78 34,11 NPK 49,39 48,19 NPK + PC 50,72 48,82 NPK + PPP 55,26 51,34 NPK + PC + PPP 55,15 53,34 LSD0,05 2,79 5,49 So sánh hai nguồn hữu cơ bổ sung vào đất cho thấy công thức bón phân chuồng (10 tấn PC/ha) cho năng suất cao hơn so với công thức vùi trả lại phế phụ phậm (PPP), đạt tương ứng 32,12 tạ/ha vụ xuân và 36,80 tạ/ha vụ mùa, tuy nhiên sự sai khác này chưa có ý nghĩa. Trong khi đó trên cùng nền NPK, công thức vùi trả lại phế phụ phẩm lại cho năng suất cao hơn so với phân chuồng (vụ xuân 55,26 tạ/ha, vụ mùa 51,34 tạ/ha). 3.2.3.2. Bội thu năng suất và hiệu lực của các nguồn hữu cơ đến năng suất lúa Số liệu ở bảng 3.39 cho thấy: Trên nền không bón phân, công thức bón phân chuồng cho năng suất cao hơn công thức trả lại PPP cho đất, cho bội thu năng suất 3,2 tạ/ha so với 1,3 tạ/ha (vụ xuân) và 7,6 tạ/ha so với 3,2 tạ/ha (vụ mùa), làm tăng năng suất so với đối chứng 4,6% – 10,9% vụ xuân và 11,0% - 26,1% vụ mùa. 17
- Bảng 3.33. Ảnh hƣởng của việc bón bổ sung các nguồn hữu cơ đến bội thu năng suất và hiệu lực sử dụng phân bón của giống lúa Khang dân 18 trên đất xám bạc màu năm 2012 – 2014 Lúa xuân Lúa mùa (trung bình 3 vụ) ( trung bình 3 vụ ) So sánh Bội thu Bội thu So sánh bội thu Năng từ các Năng từ các bội thu từ Công thức từ các suất nguồn suất nguồn các nguồn (tạ/ha) hữu cơ (tạ/ha) hữu cơ nguồn hữ hữu cơ (tạ/ha) (tạ/ha) cơ(%) (%) Không bón 28,96 - 100,0 29,19 - 100,0 PC 32,12 3,2 110,9 36,80 7,6 126,1 PPP 30,28 1,3 104,6 32,40 3,2 111,0 PC + PPP 37,78 8,8 130,5 34,11 4,9 116,9 NPK 49,39 - 100,0 48,19 - 100,0 NPK + PC 50,72 1,3 102,7 48,82 0,6 101,3 NPK + PPP 55,26 5,9 111,9 51,34 3,2 106,5 NPK + PC + PPP 55,15 5,8 111,7 53,34 5,2 110,7 Tuy nhiên trên cùng nền NPK, công thức NPK + PPP lại cho năng suất đạt cao hơn công thức NPK + PC, cho bội thu năng suất 5,9 tạ/ha vụ xuân và 3,2 tạ/ha vụ mùa so với công thức chỉ bón NPK, làm tăng năng suất lúa từ 6,5% đến 11,9%. Bảng 3.35. Một số đặc tính hóa học đất sau thí nghiệm Giá trị trung Giá trị trung bình Chỉ tiêu Đơn vị bình sau thí trƣớc thí nghiệm nghiệm pHKCl 4,22 4,89 OC % 1,28 1,99 Nts % 0,14 0,18 P2O5ts % 0,13 0,13 P2O5dt mg/100g đất 55,78 56,89 K2Ots % 0,09 0,69 K2O dt mg/ 100g đất 3,01 3,12 CEC lđl/100g 9,53 10,86 Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.35 cho thấy: Trên đất xám bạc màu với cơ cấu lúa Xuân – lúa mùa – ngô đông, ảnh hưởng của các nguồn hữu cơ liên tục trong 6 vụ đã làm tăng hàm lượng hữu cơ, đạm, lân dễ tiêu, kali tổng số và kali dễ tiêu, CEC so với không bổ sung các nguồn hữu cơ. 3.2.4. Xác định lượng phân hóa học thích hợp bón cho lúa KD18 và BC15 trên nền 10 tấn phân chuồng trên đất xám bạc màu tại Hiệp Hòa – Bắc Giang 3.2.4.1. Kết quả nghiên cứu với giống KD18. * Kết quả nghiên cứu trong vụ xuân: 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 306 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 289 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 269 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 182 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn