HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
HOÀNG THỊ HƯƠNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT BÃI BỒI VEN<br />
SÔNG HỒNG TỈNH PHÚ THỌ<br />
<br />
<br />
Chuyên ngành: Quản lý đất đai<br />
<br />
Mã số: 9 85 01 03<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018<br />
Công trình hoàn thành tại:<br />
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
<br />
Người hướng dẫn: PGS.TS. Cao Việt Hà<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phản biện 1: PGS.TS. Vũ Năng Dũng<br />
Hội Khoa học đất Việt Nam<br />
<br />
<br />
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Văn Tuấn<br />
Trường Đại học KHTN Hà Nội<br />
<br />
<br />
Phản biện 3: TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh<br />
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2018<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
Thư viện Lương Định Của - Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
<br />
2<br />
PHẦN 1. MỞ ĐẦU<br />
<br />
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI<br />
Việt Nam là quốc gia có diện tích đất bãi bồi ven sông (BBVS) khá lớn,<br />
(khoảng 2.541.500ha) được bồi tụ từ hệ thống sông, ngòi dày đặc và phân bố từ<br />
Bắc đến Nam (Nguyễn Bằng, 2010). Hiện nay, đất nông nghiệp ngày càng bị suy<br />
giảm về diện tích và chất lượng bởi các nguyên nhân tự nhiên và con người trong<br />
khi nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng. Vì vậy, việc quản lý, bảo vệ, sử dụng tài<br />
nguyên đất nói chung và đất BBVS nói riêng một cách hiệu quả nhằm đáp ứng yêu<br />
cầu phát triển bền vững là mục tiêu quan trọng của mỗi quốc gia.<br />
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp<br />
luật để quản lý và sử dụng đất BBVS hiệu quả như: Thông tư số 09/2013/TT-<br />
BTNMT quy định về quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển,<br />
đất có mặt nước ven biển; Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT về hướng dẫn thực<br />
hiện quản lý đất bãi bồi ven sông, ven biển. Các văn bản này đã được chính<br />
quyền các địa phương có đất BBVS triển khai thực hiện một cách nghiêm túc và<br />
đã làm cải thiện đáng kể công tác quản lý, sử dụng đất BBVS. Mặc dù vậy, cho<br />
đến thời điểm hiện nay công tác quản lý đất BBVS đã và đang bộc lộ nhiều bất<br />
cập như: Chưa theo kịp với yêu cầu cuộc sống cũng như những diễn biến thực tế<br />
ở địa phương; chưa luật hóa đầy đủ các quy định để điều chỉnh mối quan hệ liên<br />
quan trong quản lý và sử dụng đất; các cơ chế, chính sách liên quan còn chưa<br />
toàn diện. Những vấn đề trên đã dẫn đến hệ quả là công tác quản lý đất đai chưa<br />
chặt chẽ, sử dụng còn kém hiệu quả, nguồn thu ngân sách từ sử dụng đất bãi bồi<br />
chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất…<br />
Phú Thọ là một trong chín tỉnh ở Việt Nam có sông Hồng chảy qua. Theo<br />
thống kê của Sở TN&MT Phú Thọ (2015), tổng diện tích đất bãi bồi ven sông Hồng<br />
(BBVSH) của tỉnh là 1.180,35ha đang được khai thác sử dụng cho các mục tiêu khác<br />
nhau. Đây là một tỉnh mang đầy đủ các đặc trưng, đặc điểm cả về góc độ công tác<br />
quản lý cũng như phương diện sử dụng đất bãi BBVS của một tỉnh trung du chuyển<br />
tiếp với đồng bằng. Để quản lý, sử dụng quỹ đất này hiệu quả rất cần có một nghiên<br />
cứu sâu, toàn diện về các vấn đề liên quan đến quản lý và sử dụng đất BBVS. Trên<br />
cơ sở đó, NCS đã tiến hành đề tài nhằm đóng góp thêm các luận cứ khoa học để<br />
nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất BBVS của tỉnh Phú Thọ nói riêng<br />
và trên cả nước nói chung trong thời gian tới.<br />
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br />
- Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh<br />
Phú Thọ.<br />
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất<br />
bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ.<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu, phân tích thông tin, số liệu trong giai<br />
đoạn 2010-2015. Thời gian theo dõi mô hình, điều tra số liệu, điều tra nông hộ<br />
được tiến hành trong 2 năm 2015 và 2016.<br />
- Phạm vi về nội dung:<br />
+ Đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai đề tài tập trung nghiên<br />
cứu 7 nội dung có liên quan trực tiếp tới quản lý đất bãi bồi ven sông Hồng<br />
(BBVSH): (i) Công tác ban hành văn bản về sử dụng đất BBVS của địa<br />
phương; (ii) Công tác đo đạc, thống kê, kiểm kê; (iii) Công tác xây dựng quy<br />
hoạch, kế hoạch sử dụng đất; (iv) Công tác giao đất, cho thuê đất; (v) Công tác<br />
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (vi) Thực hiện nghĩa vụ tài chính về<br />
đất đối với Nhà nước; (vii) Công tác thanh tra, kiểm tra;<br />
+ Đối với sử dụng đất đề tài tập trung nghiên cứu 3 nội dung: (i) Thực<br />
trạng biến động BBVSH tỉnh Phú Thọ; (ii) Thực trạng sử dụng đất BBVSH tỉnh<br />
Phú Thọ; (iii) Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên BBVSH của tỉnh.<br />
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
Đã phát hiện được một số hạn chế và bất cập trong công tác quản lý và sử<br />
dụng đất bãi bồi ven sông: Còn thiếu các văn bản hướng dẫn quản lý và sử dụng<br />
đất BBVS theo tiềm năng đất đai; Thiếu thống nhất trong công tác giao đất, cho<br />
thuê đất giữa các địa phương trong tỉnh.<br />
Đã xác định được 4 mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả<br />
cao (cỏ, rau an toàn, táo và chuối) phù hợp với tiềm năng đất đai và đáp ứng được<br />
nhu cầu của người dân tỉnh Phú Thọ.<br />
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI<br />
- Ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần bổ sung và làm rõ thêm cơ sở lý<br />
luận liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất BBVS ở Việt Nam.<br />
- Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách đối với đất<br />
BBVSH nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất BBVSH tỉnh Phú Thọ.<br />
<br />
PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU<br />
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT BÃI BỒI VEN SÔNG<br />
2.1.1. Khái niệm về đất bãi bồi ven sông<br />
Theo Richard and Scott (2007): Đất bãi bồi ven sông được hình thành chủ<br />
yếu do phù sa bồi đắp, nó là khu vực liền kề, kết nối giữa nước bề mặt và khu vực<br />
đất trên cao. Văn phòng Quản lý đất của Texas, Hoa Kỳ (2013) đã đưa ra khái<br />
niệm gần tương tự: Đất bãi bồi ven sông là vùng chuyển tiếp giữa hệ thống thủy<br />
sinh và trên cạn.<br />
Đối với Việt Nam: Đất bãi bồi ven sông, ven biển bao gồm đất bãi bồi<br />
ven sông, đất cù lao trên sông, đất bãi bồi ven biển và đất cù lao trên biển<br />
(Điều 80, Luật Đất đai năm 2003). Đất bãi bồi là đất được hình thành ven sông,<br />
<br />
<br />
2<br />
ven cù lao trên sông do phù sa bồi tụ (UBND tỉnh An Giang, 2012). Ở góc độ<br />
khác, theo Viện Ngôn ngữ (2002): Bãi là khoảng đất bồi ven sông, ven biển<br />
hoặc nổi lên ở giữa dòng nước lớn.<br />
Từ cơ sở tiếp cận các khái niệm của thế giới và Việt Nam, chúng tôi cho<br />
rằng: Đất bãi bồi ven sông là đất được hình thành do quá trình lắng đọng, bồi tụ<br />
của phù sa sông được chuyển tiếp giữa hệ thống thủy sinh và trên can, được giới<br />
hạn bởi phạm vi đê sông.<br />
2.1.2. Quá trình hình thành, đặc điểm, phân loại và tính chất của đất bãi<br />
bồi ven sông<br />
2.1.2.1. Quá trình hình thành và phân bố<br />
- Quá trình hình thành: Đất BBVS được hình thành do bồi tụ phù sa của<br />
các hệ thống sông tạo nên. Đất BBVS có thể còn do quá trình phân hủy các chất<br />
hữu cơ như xác động thực vật sinh sống ở các dòng sông lớn lâu ngày tạo thành<br />
(Bộ NN&PTNT, 2009a).<br />
- Phân bố: Đất BBVS được phân bố dọc theo các con sông từ Bắc đến<br />
Nam, chia 3 lưu vực sông (đất phù sa đồng bằng sông Hồng, đất phù sa hệ thống<br />
sông miền Trung, đất phù sa đồng bằng sông Cửu Long) (Nguyễn Bằng, 2010).<br />
2.1.2.2. Đặc điểm của đất bãi bồi ven sông<br />
- Đặc điểm về cấu tạo địa chất, địa hình: Do vị trí và đặc điểm hình thành,<br />
nên đất BBVS thường có cấu tạo địa chất yếu. Ðất thường có địa hình bằng<br />
phẳng, dễ dàng canh tác và điều tiết nước, thích hợp với nhiều loại cây trồng<br />
nông nghiệp, được thục hóa qua tác động định hướng của con người nên có độ<br />
phì nhiêu thực tế cao.<br />
- Đặc điểm về tính biến động cả về diện tích và chất lượng: Do đất BBVS<br />
được hình thành từ quá trình bồi lắng, có cấu tạo địa chất yếu, nằm ở vị trí tiếp<br />
xúc với dòng chảy của sông, do vậy nó chịu sự tác động và chi phối của nhiều<br />
yếu tố: loại đất; kích thước và tốc độ dòng chảy của sông; khí hậu, thời tiết của<br />
khu vực; hệ sinh thái ven bờ và hệ sinh thái thủy sinh; độ ẩm; các hoạt động can<br />
thiệp của con người.<br />
- Đặc điểm về hệ sinh thái ven sông<br />
Đất ven sông là một thành tố quan trong của hệ sinh thái ven sông, vì thế<br />
nó có đặc điểm của hệ sinh thái đặc thù này. Hệ sinh thái ven sông được cấu trúc<br />
hợp thành từ 2 phân nhánh: hệ sinh thái thủy sinh và hệ sinh thái trên cạn.<br />
2.1.2.3. Phân loại đất bãi bồi ven sông của Việt Nam<br />
- Phân loại theo Bộ NN&PTNT (2009) gồm 7 loại đất là: Đất phù sa được<br />
bồi hàng năm, đất phù sa không được bồi hàng năm, đất phù sa glây, đất phù sa<br />
có tầng loang lổ đỏ vàng, đất phù sa úng nước, đất phù sa phủ trên nền cát biển<br />
và đất phù sa ngòi suối.<br />
- Phân loại theo FAO (viện QH&TKNN 1998) gồm 5 đơn vị: Đất phù sa<br />
<br />
<br />
3<br />
trung tính ít chua, đất phù sa chua, đất phù sa glây, đất phù sa có tầng loang lổ<br />
đỏ vàng, đất phù sa mùn.<br />
2.1.3. Quản lý nhà nước đối với đất bãi bồi ven sông<br />
2.1.3.1. Nguyên tắc và vai trò quản lý nhà nước đối với đất bãi bồi ven sông<br />
Do cũng là một loại đất đai trên lãnh thổ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa<br />
Việt Nam, do vậy nguyên tắc và vai trò quản lý nhà nước đối với đất BBVS<br />
được dự trên các nguyên tắc chung về quản lý nhà nước về đất đai.<br />
2.1.3.2. Quan điểm về quản lý đối với đất bãi bồi ven sông<br />
- Quan điểm của một số quốc gia trên thế giới: Mỗi một quốc gia đều có<br />
những quan điểm riêng về quản lý đối với đất BBVS. Ở Anh, quản lý đất BBVS là<br />
các quá trình tác động nhằm tạo ra sự cân bằng giữa nhu cầu phát triển với yêu cầu<br />
bảo vệ các giá trị tự nhiên (Johnston et al., 2015).<br />
- Quan điểm của Việt Nam: Đối với Việt Nam, quan điểm quản lý về đất<br />
đai, trong đó có đất BBVS được thể hiện khá cụ thể tại Nghị quyết 26-NQ/TW<br />
ngày 12/3/2003 của BCHTW về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai<br />
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.<br />
2.1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đối với đất bãi bồi ven sông<br />
- Nhóm các yếu tố về pháp luật và cơ chế, chính sách liên quan<br />
- Nhóm các yếu tố về tự nhiên, kỹ thuật<br />
- Nhóm các yếu tố về kinh tế - xã hội<br />
- Nhóm yếu tố về tổ chức, bộ máy quản lý.<br />
2.1.4. Sử dụng đất bãi bồi ven sông<br />
2.1.4.1. Nguyên tắc và vai trò sử dụng đất bãi bồi ven sông<br />
- Các nguyên tắc sử dụng đất bãi bồi ven sông:<br />
Điều 6 Luật Đất đai năm 2013 quy định các nguyên tắc trong sử dụng đất,<br />
cụ thể như sau: Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử<br />
dụng đất; tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi<br />
ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh. Người sử dụng đất thực hiện<br />
quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này<br />
và quy định khác của pháp luật có liên quan.<br />
- Vai trò sử dụng đất bãi bồi ven sông:<br />
Ngoài những đặc điểm chung của đất đai, đất BBVS có những đặc điểm rất<br />
riêng. Việc sử dụng loại đất này đóng một số vai trò chủ yếu như: Tạo ra hệ sinh<br />
thái mới cho hệ thực vật, động vật sinh trưởng, phát triển; Phát triển kinh tế, xã<br />
hội và môi trường; Kiểm soát xói mòn, kiểm soát lũ.<br />
2.1.4.2. Quan điểm sử dụng đất bãi bồi ven sông<br />
- Quan điểm sử dụng đất bãi bồi ven sông của thế giới<br />
Hiện nay trên thế giới có 2 quan điểm về khai thác, sử dụng đất BBVS mà<br />
Việt Nam có thể tham khảo và rút ra bài học kinh nghiệm cho nước ta:<br />
+ Quan điểm thứ nhất cho rằng không nên khai thác, sử dụng đất ven sông,<br />
<br />
<br />
4<br />
đất BBVS mà phải bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên (Richard and Scott, 2007).<br />
+ Quan điểm thứ hai cho rằng cần phải khai thác, sử dụng tốt loại đất này<br />
phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế.<br />
- Quan điểm sử dụng đất bãi bồi ven sông của Việt Nam<br />
Đối với Việt Nam, cho đến thời điểm hiện nay tuy chưa thể hiện quan điểm<br />
cụ thể, nhưng thực tế đang diễn ra theo nhóm các quốc gia có quan điểm thứ 2.<br />
2.1.4.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất bãi bồi ven sông<br />
Đất BBVS có 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất: Nhóm yếu tố<br />
tự nhiên; Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội; Nhóm yếu tố không gian.<br />
2.1.5. Nội dung đánh giá quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông<br />
2.1.5.1. Nội dung, tiêu chí đánh giá quản lý đất bãi bồi ven sông<br />
- Nội dung đánh giá<br />
+ Công tác ban hành văn bản quản lý của địa phương;<br />
+ Công tác đo đạc, thống kê, kiểm kê;<br />
+ Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;<br />
+ Công tác giao đất, cho thuê đất;<br />
+ Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;<br />
+ Thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đối với Nhà nước;<br />
+ Công tác thanh tra, kiểm tra.<br />
- Tiêu chí đánh giá<br />
+ Đánh giá hiệu lực quản lý;<br />
+ Đánh giá hiệu quả quản lý.<br />
2.1.5.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá sử dụng đất bãi bồi ven sông<br />
- Nội dung đánh giá<br />
Đối với nghiên cứu đánh giá sử dụng đất BBVS, đề tài lựa chọn cách tiếp<br />
cận nghiên cứu 3 nội dung gồm: (i) Tình hình biến động đất BBVS tỉnh Phú<br />
Thọ; (ii) Tình hình sử dụng đất BBVS tỉnh Phú Thọ thể hiện: diện tích, cơ<br />
cấu, loại hình sử dụng toàn tỉnh và vùng nghiên cứu; (iii) Đánh giá hiệu quả<br />
sử dụng đất (Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường).<br />
- Tiêu chí đánh giá<br />
+ Đánh giá về hiệu quả kinh tế;<br />
+ Đánh giá về hiệu quả xã hội;<br />
+ Đánh giá về hiệu quả môi trường.<br />
2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT BÃI BỒI VEN SÔNG TRÊN<br />
THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM<br />
2.2.1. Tình hình quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven sông trên thế giới<br />
Các nghiên cứu quản lý và sử dụng tại Mỹ, Trung Quốc và Philippin cho<br />
thấy Mỹ chủ trương giữ nguyên hệ sinh thái ven sông, bảo vệ môi trường nước<br />
và không khí khỏi ô nhiễm do quá trình khai thác. Trong khi đó, Trung Quốc và<br />
Phi-lip-pin thì tận dụng khai thác tối đa đất BBVS để sản xuất, kinh doanh.<br />
<br />
<br />
5<br />
2.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông ở Việt Nam<br />
2.2.2.1. Tình hình quản lý đất bãi bồi ven sông<br />
- Quản lý đất bãi bồi ven sông thời kỳ phong kiến<br />
- Quản lý đất bãi bồi ven sông thời kỳ pháp thuộc<br />
- Quản lý đất đai từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay<br />
+ Ban hành văn bản quy phạm pháp luật<br />
+ Công tác quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất<br />
+ Công tác giao đất, cho thuê đất<br />
+ Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất<br />
+ Tình hình thanh tra, kiểm tra.<br />
2.2.2.2. Tình hình sử dụng đất bãi bồi ven sông Việt Nam<br />
Hầu hết các địa phương đều sử dụng có đất BBVS vào 2 mục đích chủ yếu là:<br />
+ Sản xuất nông nghiệp với đa dạng cây trồng (rau, màu, mía, hoa, cây<br />
cảnh, cây ăn quả...) và nuôi trồng thủy sản...<br />
+ Đất phi nông nghiệp gồm: đất ở, khai thác vật liệu xây dựng, bến bãi,<br />
khu sinh thái ven sông...<br />
2.3. NHẬN XÉT CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU<br />
2.3.1. Nhận xét chung<br />
(1) Tổng quan về cơ sở lý luận đã được một số tổ chức, cá nhân trong,<br />
ngoài nước bước đầu luận giải, những vấn đề lý luận này là nền tảng quan trọng<br />
để mở rộng, phát triển các lý luận liên quan trực tiếp đến đất BBVS.<br />
(2) Đối với thế giới, quản lý và sử dụng đất BBVS đã được nhiều quốc gia<br />
quan tâm với các quan điểm khác biệt về khai thác hay bảo tồn. Việc quản lý, sử<br />
dụng đất BBVS ở Việt Nam vẫn còn đang bộc lộ nhiều hạn chế, cần phải tiếp tục<br />
hoàn thiện; hiệu quả sử dụng đất BBVS chưa cao, tác động chưa tích cực đến phát<br />
triển kinh tế ở các địa phương có đất BBVS nói riêng và cả nước nói chung.<br />
2.3.2. Định hướng nghiên cứu<br />
Từ việc tổng quan tài liệu nghiên cứu, Đề tài xác định một số định hướng<br />
nghiên cứu chính sau đây:<br />
1. Cần đánh giá tổng hợp các chính sách, văn bản pháp quy liên quan đến<br />
quản lý đất bãi bồi ven sông. Phân tích thực trạng tình hình quản lý đất bãi bồi ở<br />
Phú Thọ để tìm ra các bất cập trong quá trình quản lý, sự không thống nhất và<br />
thiếu hướng dẫn cụ thể trong các văn bản hướng dẫn quản lý đất BBVS;<br />
2. Thực tiễn sử dụng đất BBVS hiện nay đã, đang đặt ra nhiều vấn đề cần<br />
quan tâm, giải quyết dưới góc độ khoa học về chất lượng đất, tính hợp lý của<br />
hiện trạng sử dụng đất BBVS, xác định các mô hình sử dụng đất BBVS đem lại<br />
hiệu quả cao để mở rộng phát triển trong thời gian tới.<br />
3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng<br />
đất BBVS của tỉnh Phú Thọ nói riêng và của Việt Nam nói chung.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ<br />
- Thực trạng quản lý đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ<br />
- Thực trạng sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ<br />
- Kết quả theo dõi một số mô hình sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng vào<br />
mục đích sản xuất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ<br />
- Định hướng và đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý và<br />
hiệu quả sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ.<br />
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp<br />
Thu thập từ các cơ quan chức năng các tài liệu như: các văn bản pháp luật,<br />
văn bản dưới luật; các báo cáo của trung ương, các văn bản, báo cáo của UBND<br />
tỉnh Phú Thọ, Sở TN&MT, Sở NN&PTNT Phú Thọ, Phòng TN&MT và Phòng<br />
NN&PTNT của 05 huyện, thành phố Việt trì về điều kiện tự nhiên, phát triển KT-<br />
XH, tình hình quản lý và sử dụng đất BBVS nói chung và bãi bồi ven sông Hồng<br />
nói riêng trên địa bàn tỉnh; các tài liệu, công trình nghiên cứu đã công bố của các<br />
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước...<br />
3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu<br />
Đề tài lựa chọn 5/7 huyện, thành phố có diện tích đất BBVSH lớn để điều<br />
tra (3 huyện đại diện cho hữu ngạn sông Hồng là Hạ Hòa, Tam Nông và Cẩm<br />
Khê; 2 huyện thuộc Tả ngạn là Lâm Thao và TP Việt Trì); mỗi huyện, thành phố<br />
chọn 02 xã để điều tra điểm (tổng số 10 xã).<br />
3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp<br />
- Điều tra về tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở các hộ gia đình đang sử<br />
dụng đất BBVSH theo phương pháp điều tra nhanh nông thôn (Bộ NN&PTNT,<br />
1998); thông tin điều tra nông hộ theo mẫu phiếu trong TCVN 8409:2010 của<br />
Bộ Khoa học và Công nghệ. Tiến hành điều tra tại 10 xã điểm, mỗi xã phỏng<br />
vấn 30 hộ đã canh tác ở vùng bãi bồi ít nhất 5 năm và có diện tích đất canh tác<br />
từ 360m2 trở lên.<br />
- Điều tra về công tác quản lý: Điều tra bằng phiếu và hội thảo nhóm đối<br />
với các cán bộ làm công tác quản lý có liên quan đến đất bãi bồi ven sông Hồng<br />
gồm nhóm cán bộ của tỉnh (Sở TN&MT tỉnh Phú Thọ); cán bộ tại 5 phòng<br />
TN&MT huyện, TP Việt Trì và cán bộ địa chính tại 10 xã nghiên cứu về các vấn<br />
đề có liên quan đến hoạt động quản lý, sử dụng đất bãi bồi để thu thập các thông<br />
tin, quan điểm phục vụ cho các nội dung có liên quan của Luận án.<br />
3.2.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp<br />
Hiệu quả sử dụng đất được đánh giá trên 3 phương diện kinh tế, xã hội và<br />
môi trường theo hướng dẫn của FAO (1976); Bộ Khoa học và công nghệ (2010)<br />
TCVN 8409-2010.<br />
<br />
<br />
7<br />
3.2.5. Phương pháp theo dõi, đánh giá mô hình sử dụng đất nông nghiệp<br />
- Đề tài lựa chọn 04 loại hình sử dụng nông nghiệp đất phổ biến, chiếm<br />
diện tích lớn trên đất bãi bồi để nghiên cứu. Đây là những loại sử dụng đất mang<br />
lại hiệu quả cao có triển vọng phát triển. Các quy trình sản xuất được tiến hành<br />
theo đúng khuyến cáo của Bộ NN&PTNT và khuyến nông địa phương.<br />
- Hiệu quả 04 mô hình được đánh giá thông qua các tiêu chí hiệu quả về<br />
kinh tế, xã hội và môi trường.<br />
3.2.6. Phương pháp lấy mẫu và phân tích chất lượng đất<br />
- Lấy mẫu nông hóa: được thực hiện theo TCVN 7538-2005 (Bộ<br />
NN&PTNT, 2009b). Lấy 02 phẫu diện điển hình của đất phù sa được bồi (PT-<br />
20) và đất phù sa không được bồi hàng năm (PT-185) theo quy định tại<br />
TCVN 7538-2: 2005.<br />
- Phương pháp phân tích đất: Các phương pháp phân tích tuân thủ theo<br />
hướng dẫn của hội Khoa Học Đất và Việt Nam và là các phương pháp thông<br />
dụng trong phân tích đất (Bộ NN&PTNT, 2009c).<br />
3.2.7. Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích và xử lý số liệu<br />
- Sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để đánh giá tình<br />
hình quản lý đất BBVSH: Tổng hợp các văn bản chỉ đạo về quản lý và sử dụng<br />
đất BBVSH của địa phương. Công tác đo đạc, thống kê, kiểm kê. Công tác xây<br />
dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Công tác giao đất, cho thuê đất. Công<br />
tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài<br />
chính về đất đối với Nhà nước. Công tác thanh tra, kiểm tra, kết quả xử lý sau<br />
kết luận thanh tra.<br />
- Phương pháp xử lý số liệu: Các thông tin dữ liệu điều tra nông hộ được xử<br />
lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2010 (chức năng tính toán và vẽ biểu đồ).<br />
Ngoài ra, để phân tích số liệu tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả và<br />
thống kê so sánh.<br />
<br />
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH PHÚ THỌ<br />
4.1.1. Điều kiện tự nhiên<br />
Phú Thọ thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện khí hậu, thủy văn,<br />
vị trí địa lý, con người. Đặc biệt Phú Thọ có hệ thống các sông lớn chảy qua<br />
tạo nên vùng đất bãi bồi trù phú, hàng năm được bồi đắp thêm một lượng phù<br />
sa đáng kể. Diện tích đất BBVS của tỉnh là 1.515,82ha trong đó đất BBVSH là<br />
1.180,35ha. Qua đánh giá chất lượng đất BBVSH của Phú Thọ cho thấy: Chất<br />
lượng đất tốt; Thành phần cơ giới thịt pha cát, phản ứng trung tính; Kali tổng<br />
số Kali và Magie trao đổi đạt mức trung bình; Canxi trao đổi cao. Đất thích<br />
hợp với nhiều loại cây trồng.<br />
<br />
<br />
8<br />
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội<br />
- Về dân số: Năm 2015, tỉnh Phú Thọ có 1.488.049 người, trong đó dân số<br />
nông thôn chiếm tới 81,97%. Mật độ dân số bình quân là 388 người/km2. Lao<br />
động trong độ tuổi hiện có khoảng 889,4 nghìn người, trong đó lao động nông<br />
nghiệp chiếm 57,23%, lao động công nghiệp và xây dựng chiếm 21,86%, lao<br />
động khu vực dịch vụ chiếm 20,91%.<br />
- Tổng sản phẩm trong tỉnh tính theo giá thực tế đạt 41.113 tỷ đồng trong đó:<br />
Giá trị tăng thêm ngành nông lâm nghiệp, thủy sản đạt 9.735 tỷ đồng; công nghiệp<br />
- xây dựng đạt 14.866 tỷ đồng; ngành dịch vụ đạt 14.529 tỷ đồng. Thu nhập bình<br />
quân đầu người 29,996 triệu đồng/người/năm. Mặc dù thu nhập tăng nhưng đời<br />
sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn, do chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh. Kinh<br />
tế phát triển chưa vững chắc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động<br />
còn chậm, chưa tạo được đột phá trong phát triển công nghiệp, dịch vụ; chất<br />
lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, chưa tương xứng với tiềm<br />
năng của địa phương.<br />
4.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẤT BÃI BỒI VEN SÔNG HỒNG TỈNH PHÚ THỌ<br />
4.2.1. Các văn bản ban hành của tỉnh Phú Thọ<br />
4.2.1.1. Tính nhất quán, toàn diện của hệ thống chính sách, pháp luật và văn<br />
bản quản lý của tỉnh Phú Thọ<br />
Qua nghiên cứu hệ thống chính sách, pháp luật tính từ năm 1958 đến nay<br />
tính nhất quán và toàn diện của hệ thống chính sách, pháp luật và văn bản quản<br />
lý đất BBVSH được thể hiện qua: (i) Nhà nước công nhận, ban hành chính sách,<br />
pháp luật liên quan đến loại hình đất “Bãi bồi ven sông”. (ii) Tuy có những gián<br />
đoạn nhưng trong hơn 20 năm trở lại đây, vấn đề đất BBVS đã được kết nối, kế<br />
thừa qua các chính sách, pháp luật về đất đai: Thông tư số 45/1958; Luật Đất đai<br />
năm 1987; Nghị định số 30-HĐBT/1989; Luật Đất đai 1993; Nghị định 64-CP/;<br />
Luật Đất đai năm 2003; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP; Thông tư số<br />
09/2013/TT-BTNMT; Luật Đất đai 2013; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và<br />
Thông tư số 02/2013/TT-BTNMT. (iii) Hệ thống chính sách liên quan đến đất<br />
BBVS đã từng bước được hoàn thiện, tuân thủ đúng Luật ban hành văn bản quy<br />
phạm pháp luật và theo thứ bậc hành chính, thẩm quyền ban hành. Tuy nhiên,<br />
điểm bất cập, hạn chế đặt ra là: Hệ thống chính sách, pháp luật nói chung và đối<br />
với tỉnh Phú Thọ nói riêng vẫn chưa toàn diện, thiếu kết nối. Tính chưa toàn<br />
diện thể hiện ở chỗ: Nhiều khoảng trống chưa được quy định trong luật, văn bản<br />
dưới luật. Chính sách quản lý sử dụng đất BBVS còn chưa thể hiện được mối<br />
liên quan mật thiết với quản lý môi trường, sử dụng nước trên quy mô lưu vực,<br />
khai thác cát sỏi trên sông và bảo tồn hệ sinh thái ven sông...<br />
4.2.1.2. Hiệu lực của chính sách pháp luật, văn bản quản lý của tỉnh Phú Thọ<br />
Hiệu lực thi hành của hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến đất<br />
BBVS chưa đạt yêu cầu: (i) Việc ban hành các văn bản, quy định hướng dẫn về<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
công tác quản lý đất BBVS trong phạm vi của tỉnh chưa kịp thời. Thông tư số<br />
02/2015/TT-BTNMT đã có hiệu lực gần 2 năm, nhưng tỉnh Phú Thọ chưa có<br />
văn bản hướng dẫn cụ thể để thực hiện quản lý. (ii) Phú Thọ chưa thực hiện<br />
đúng thẩm quyền, trách nhiệm được giao về quản lý, sử dụng đất BBVS. (iii)<br />
Có sự không thống nhất trong cách thức quản lý đất BBVS của các huyện,<br />
thành phố trong tỉnh.<br />
4.2.1.3. Hiệu quả của chính sách pháp luật, văn bản quản lý của tỉnh Phú Thọ<br />
Với sự ra đời và ngày càng hoàn thiện hơn, hệ thống chính sách, pháp luật<br />
liên quan đến đất BBVS đã tạo ra những hiệu quả khá tích cực, xét trên nhiều<br />
phương diện. Về hiệu quả quản lý, nhìn chung toàn bộ diện tích đất BBVS cơ bản<br />
được quản lý, sử dụng thống nhất trong phạm vi quốc gia nói chung và đối với<br />
tỉnh Phú Thọ nói riêng, giúp cho các cơ quan quản lý thực hiện được các phương<br />
thức, công cụ quản lý khoa học và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, điểm hạn chế về hiệu<br />
quả chính sách vẫn được thể hiện khá rõ nét qua thực trạng quản lý, sử dụng đất<br />
BBVS trong phạm vi cả nước và của tỉnh Phú Thọ, nội dung này sẽ được đề tài<br />
làm rõ ở các nội dung phân tích tiếp theo.<br />
4.2.2. Công tác đo đạc, thống kê, kiểm kê<br />
4.2.2.1. Căn cứ thực hiện đo đạc, thống kê, kiểm kê<br />
Thời điểm từ khi áp dụng Luật Đất đai năm 2013 đến nay, hoạt động đo<br />
đạc, thống kê, kiểm kê đất đai nói chung của tỉnh Phú Thọ được thực hiện theo:<br />
Luật Thống kê năm 2003; Luật Đất đai năm 2013; Nghị định số 40/2004/NĐ-CP<br />
ngày 13/02/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số<br />
điều của Luật Thống kê và Thông tư số 28/2014-TT-BTNMT của Bộ TN&MT quy<br />
định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.<br />
4.2.2.2. Công tác đo đạc, thống kê, kiểm kê<br />
Công tác đo đạc đất BBVSH trên địa bàn các xã, hầu như không được tiến<br />
hành hàng năm, chủ yếu dựa vào các số liệu của năm trước. Việc đo đạc chỉ diễn<br />
ra đơn lẻ trong trường hợp khi tiến hành giao đất cụ thể cho tổ chức, cá nhân khi<br />
được cho thuê theo hợp đồng mới trong năm.<br />
Công tác thống kê, kiểm kê cũng được duy trì thường xuyên hàng năm, tuy<br />
nhiên chủ yếu dựa trên sổ sách, số liệu văn bản của các năm trước. Do đó diện<br />
tích BBVSH thực tế của tỉnh thường không chính xác so với diện tích thực tế.<br />
4.2.2.3. Kết quả đo đạc, thống kê, kiểm kê<br />
Theo thống kê của Sở TN&MT tỉnh Phú Thọ, tổng diện tích đất BBVSH của<br />
tỉnh năm 2015 là 1.180,35ha. Thực hiện Thông tư 09/2013/TT-BTNMT, Thông tư<br />
02/2015/TT-BTNMT, cho đến thời điểm này tỉnh Phú Thọ đã rà soát tổng hợp tình<br />
hình quản lý và sử dụng đất BBVS. Số liệu được trình bày tại Bảng 4.1.<br />
Như vậy có thể thấy đất BBVS Hồng của toàn tỉnh Phú Thọ chủ yếu được<br />
sử dụng vào mục đích nông nghiệp (chiếm 88,82%). Trong đất phi nông nghiệp<br />
đất ở chiếm 28,56%, còn lại là đất chuyên dùng. Đất chưa sử dụng là 60,7ha<br />
(chiếm 5,14%).<br />
<br />
<br />
10<br />
Bảng 4.1. Diện tích và cơ đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ 2015<br />
Diện tích Cơ cấu<br />
Loại đất<br />
(ha) (%)<br />
Tổng diện tích đất bãi bồi ven sông Hồng 1.180,35 100,00<br />
1. Đất nông nghiệp 1.048,33 88,82<br />
- Cây hàng năm 603,99 57,61<br />
- Cây lâu năm 88,08 8,41<br />
- Cây công nghiệp 273,02 26,04<br />
- Đất trồng cỏ 83,24 7,94<br />
2. Đất phi nông nghiệp 71,32 6,04<br />
- Đất ở 20,37 28,56<br />
- Đất chuyên dung 50,95 71,44<br />
3. Đất chưa sử dụng 60,7 5,14<br />
Tại 5 huyện, thành phố điều tra (Hạ Hòa, Cẩm Khê, Tam Nông, Lâm<br />
Thao và TP Việt Trì) cho thấy tổng diện tích đất BBVSH năm 2015 là 1.013,56<br />
ha, chiếm 77,87% tổng diện tích đất BBVSH của tỉnh Phú Thọ. Đất nông<br />
nghiệp, chiếm đến 88,17% (cây hàng năm 56,85%, cây công nghiệp 27,38%;<br />
cây lâu năm hơn 8%). Đối với đất phi nông nghiệp có 71,20% diện tích đất<br />
chuyên dùng, trong khi đó đất ở chiếm 28.8% (Biểu đồ 4.1). Đất chưa sử dụng<br />
vẫn còn khoảng 53,87 ha, phần lớn diện tích này là những bãi đất non, đang định<br />
hình và bán ngập, chưa có tính ổn định, do vậy người dân chưa thể tiến hành<br />
khai thác sử dụng vào các mục đích sản xuất.<br />
<br />
5.32%<br />
6.51%<br />
<br />
<br />
<br />
Đất nông nghiệp<br />
Đất phi nông nghiệp<br />
Đất chưa sử dụng<br />
<br />
88.17%<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu đất bãi bồi ven sồng Hồng vùng điều tra<br />
4.2.3. Công tác quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất<br />
4.2.3.1. Công tác quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất chung của tỉnh<br />
Kết quả thu thập thông tin, số liệu, cho thấy công tác lập quy hoạch, kế<br />
hoạch sử dụng đất đai nói chung của tỉnh Phú Thọ (từ khi thành lập tỉnh năm<br />
1996) được triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời theo đúng quy định của pháp<br />
luật có liên quan.<br />
4.2.3.2. Công tác quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng<br />
Công tác quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất chưa thể hiện được nội<br />
dung sử dụng đất BBVS. Thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể của trung ương (Bộ<br />
TN&MT) đối với công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng loại hình đất đặc thù<br />
<br />
<br />
11<br />
này. Nguyên nhân chủ yếu do Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT mới ban hành,<br />
chưa thực hiện tốt công tác thống kê, cập nhật sự biến động đất BBVS trên địa<br />
bàn quản lý. Tình hình sử dụng đất bãi bồi trong thực tế rất phức tạp, cần có thời<br />
gian để phân loại, đánh giá cụ thể; Thiếu kinh phí để thực hiện các hoạt động<br />
liên quan đến lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất BBVS.<br />
4.2.4. Công tác giao đất, cho thuê đất<br />
4.2.4.1. Thẩm quyền giao và cho thuê<br />
a. Tình hình giao, cho thuê đất của toàn tỉnh<br />
Công tác giao, cho thuê đất BBVSH là một vấn đề mang phạm trù lịch sử,<br />
được thực hiện qua các giai đoạn có chính sách, pháp luật khác nhau. Bên cạnh<br />
đó do đặc điểm, tính chất dễ thay đổi, biến động của loại đất này nên công tác<br />
giao và cho thuê cũng mang những đặc thù riêng, không hoàn toàn giống như<br />
đất nông nghiệp khác trên địa bàn tỉnh.<br />
- Đối với thẩm quyền của UBND tỉnh: Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến nay<br />
chưa ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất BBVSH để sử dụng vào mục<br />
đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho các tổ chức và<br />
cá nhân.<br />
Bảng 4.2. Tình hình giao, cho thuê đất bãi bồi ven sông Hồng<br />
tỉnh Phú Thọ năm 2015<br />
Diện tích, Tỷ lệ,<br />
TT Phân cấp quản lý<br />
(ha) (%)<br />
Diện tích đất BBVSH 1.180,35 100,00<br />
1 Thẩm quyền cấp huyện 219,06 18,56<br />
1.1 Đất đã giao đất 185,92 17,75<br />
1.2 Đất đã cho thuê 33,14 2,81<br />
2 Thẩm quyền cấp xã 961,29 81,44<br />
2.1 Đất đã đấu thầu 419,49 35,54<br />
2.2 Đất đã cho thuê 481,10 40,76<br />
2.3 Đất chưa sử dụng 60,70 5,14<br />
- Đối với thẩm quyền của UBND cấp huyện: Qua rà soát thống kê, diện<br />
tích đất do huyện giao và cho thuê trên địa bàn tỉnh là 219,06ha (đất đã giao:<br />
185,92ha, đất đã cho thuê: 33,14ha) và chỉ chiếm 18,56% so với tổng diện tích<br />
đất BBVSH. Trong đó, hình thức giao đất là chủ yếu chiếm 17,75% tổng diện<br />
tích đất BBVSH, tương ứng với 84,87% diện tích đất đã giao thuộc thẩm quyền<br />
UBND cấp huyện. Diện tích 33,14ha đất cho thuê được sử dụng vào mục đích<br />
sản xuất nguyên vật liệu xây dựng và bãi tập kết vật liệu.<br />
- Đối với thẩm quyền của UBND cấp xã: Số liệu thống kê từ Sở TN&MT<br />
tỉnh Phú Thọ (2015) thấy, 81,44% diện tích đất BBVSH hiện nay do UBND các<br />
xã, thị trấn quản lý và chủ yếu cho các hộ gia đình, cá nhân thuê, đấu thầu để sản<br />
xuất nông nghiệp (Bảng 4.2). Trong tổng diện tích 961,29ha đất thuộc thẩm<br />
<br />
<br />
12<br />
quyền quản lý của cấp xã, 481,1ha đất đã cho các hộ thuê theo giá đất quy định<br />
của xã, 419,49ha đất được giao theo hình thức đấu thầu. 60,7ha đất chưa sử<br />
dụng chủ yếu là cát non hoặc vùng trũng ven sông.<br />
b. Tình hình giao, cho thuê đất tại vùng điều tra<br />
Để xem xét một cách cụ thể chi tiết hơn về tình hình giao và cho thuê đất<br />
BBVSH, các số liệu thông tin về lĩnh vực này đã được thu thập tại huyện Hạ<br />
Hòa, Cẩm Khê, Tam Nông, Lâm Thao và TP Việt Trì. Kết quả được thể hiện<br />
trong Bảng 4.3. Kết quả khảo sát ở 4 huyện và thành phố Việt Trì cũng tương<br />
đồng với tình hình chung của tỉnh. Cụ thể:<br />
- Đối với thẩm quyền cấp huyện tổng diện tích đất BBVSH đã giao, cho<br />
thuê và cho phép chuyển mục đích sử dụng là 193,01ha chiếm 19,04% diện tích<br />
đất vùng điều tra (trong đó đất đã giao chiếm 16,04%; đất đã cho thuê chỉ có<br />
3,0%). Trong các huyện và thành phố nghiên cứu, huyện Cẩm Khê có diện tích<br />
giao và cho thuê lớn nhất (50,14ha) và huyện Lâm Thao có diện chiếm giao và<br />
cho thuê nhỏ nhất (31,79ha).<br />
Bảng 4.3. Tình hình giao, cho thuê đất bãi bồi ven sông Hồng<br />
vùng điều tra năm 2015<br />
ĐVT: ha<br />
Phân cấp Hạ Cẩm Tam Lâm Việt<br />
TT TDT<br />
quản lý Hòa Khê Nông Thao Trì<br />
1 Thẩm quyền cấp huyện 193,01 44,73 50,14 32,73 31,79 33,62<br />
1.1 Đất đã giao 162,62 39,27 38,80 28,36 28,46 27,73<br />
1.2 Đất cho thuê 30,39 5,46 11,34 4,37 3,33 5,89<br />
2 Thẩm quyền cấp xã 820,55 190,42 240,26 165,97 99,36 124,54<br />
2.1 Đất đã đấu thầu 347,19 108,45 50,96 103,45 38,15 46,18<br />
2.2 Đất cho thuê 419,49 71,25 175,24 51,37 51,99 69,64<br />
2.3 Đất chưa sử dụng 53,87 10,72 14,06 11,15 9,22 8,72<br />
Tổng 1.013,56 235,15 290,04 198,70 131,15 158,16<br />
<br />
- Đối với thẩm quyền cấp xã: Đất được giao theo thẩm quyền cấp xã là<br />
820,55ha chủ yếu sử dụng vào mục nông nghiệp. Trong đó đất đã đấu thầu là<br />
347,19ha đạt 34,26%, đất đã cho thuê: 419,49ha đạt 41,39%, đất chưa sử dụng:<br />
53,87ha chiếm 5,31%. Đất chưa sử dụng chủ yếu là diện tích đất cát non, vùng<br />
trũng chưa cải tạo.<br />
Qua nghiên cứu cũng cho thấy tại các huyện có đất BBVSH, ít xảy ra<br />
trường hợp phải thực hiện giao đất và cho thuê đất như quy định tại điểm a, b<br />
khoản 1 Thông tư 09/2013/TT-BTNMT (trường hợp này chủ yếu diễn ra đối với<br />
đất ven biển). Tại Phú Thọ thì UBND cấp huyện vẫn thực hiện giao đất, cho<br />
thuê trong một số trường hợp sau đây: (i) Cho các doanh nghiệp thuê mặt bằng<br />
để sản xuất kinh doanh (vật liệu xây dựng); (ii) Thuê bến bãi để thực hiện các<br />
dịch vụ vận tải; (iii) Thực hiện san lấp mặt bằng và đấu giá đất dùng vào mục<br />
đích để ở (trường hợp tại xã Phùng Xá, huyện Cẩm Khê)…<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
4.2.4.2. Thời hạn giao, cho thuê đất<br />
Thời hạn giao, cho thuê đất cũng rất khác nhau, chủ yếu thực hiện<br />
được với đất thổ cư và một số tổ chức kinh tế thuê để sản xuất công nghiệp,<br />
còn lại chủ yếu là do thỏa thuận, tuy nhiên phổ biến hiện nay là thời hạn từ 5<br />
- 10 năm như huyện: Hạ Hòa, Cẩm Khê, Tam Nông, Lâm Thao, TP. Việt Trì.<br />
Một số xã đã thực hiện cho các hộ, gia đình thuê hàng năm đối với cây trồng<br />
ngắn ngày, cho thuê với thời hạn 5 - 10 năm với cây công nghiệp, cây ăn quả.<br />
Khi hết thời hạn thuê, các hộ có nhu cầu có thể thuê tiếp và tiếp tục nộp lệ phí<br />
thuê đất. Do phần lớn đất BBVS được giao cho UBND cấp xã quản lý, nên<br />
đến nay huyện vẫn không kiểm soát được thời hạn giao, cho thuê.<br />
4.2.4.3. Đối tượng được giao, cho thuê sử dụng đất:<br />
Kết quả điều tra tại vùng nghiên cứu cho thấy 70,39% diện tích đất<br />
BBVSH được giao cho đối tượng hộ gia đình, cá nhân thuê (tương đương với<br />
713,44ha). Phần diện tích còn lại được là giao cho các tổ chức, doanh nghiệp<br />
thuê sử dụng với mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp (sản xuất vật liệu<br />
xây dựng, bến bãi, cầu phà; vận chuyển…) trong đó 100% diện tích thuộc thẩm<br />
quyền UBND cấp huyện quản lý (193,01ha) và một phần diện tích thuộc UBND<br />
cấp xã quản lý (107,11ha).<br />
4.2.5. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất<br />
Trong tổng diện tích đất BBVSH toàn tỉnh là 1.180,35ha, đã cấp giấy<br />
chứng nhận quyền sử dụng đất là 123,69 chiếm 10,48%, đất nông nghiệp đã cấp<br />
giấy chứng nhận là 103,22 chiếm 9,86%, tại vùng nghiên cứu đất nông nghiệp<br />
được cấp giấy chứng nhận QSDĐ là 111,02. Đất ở toàn tỉnh là 20,37ha chiếm<br />
100%, tại vùng vùng nghiên cứu là 19,01ha (Bảng 4.4).<br />
Bảng 4.4. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất<br />
Tổng DT đã cấp Đất nông nghiệp Đất ở<br />
Đơn vị Diện tích Diện tích Tỷ lệ Diện tích Tỷ lệ<br />
Tỷ lệ (%)<br />
(ha) (ha) (%) (ha) (%)<br />
Toàn tỉnh 123,69 10,48 103,32 9,86 20,37 100<br />
1. Vùng nghiên cứu 111,02 10,95 92,01 10,30 19,01 100<br />
Hạ Hòa 25,00 10,63 21,15 9,92 3,85 100<br />
Cẩm Khê 26,36 9,08 22,24 8,65 4,12 100<br />
Tam Nông 23,40 11,78 18,65 10,54 4,75 100<br />
Lâm Thao 18,31 13,96 15,77 13,84 2,54 100<br />
Việt Trì 17,95 11,35 14,20 10,72 3,75 100<br />
2. Huyện còn lại 12,67 7,60 11,31 7,32 1,36 100<br />
4.2.6. Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước<br />
Đất BBVS được cho thuê với giá rất khác nhau và nhìn chung là thấp so<br />
với lợi thế của đất, không có mặt bằng giá chung, ngay cùng một khu vực. Điều<br />
này dẫn đến tính không thống nhất, khó kiểm soát, dễ tạo ra thất thu cho ngân<br />
sách nhà nước và ngân sách huyện, xã.<br />
<br />
<br />
14<br />
4.2.7. Tình hình thanh tra, kiểm tra<br />
4.2.7.1. Số cuộc thanh tra, kiểm tra<br />
Thanh tra, kiểm tra đất BBVSH của tỉnh còn chưa được quan tâm sâu sát.<br />
Các vi phạm khi sử dụng loại đất này thường rất khó xử lý dứt điểm (ví dụ như<br />
hành vi lấn chiếm, sử dụng đất và chuyển nhượng đất trái pháp luật…)<br />
Trong 5 năm từ năm 2011-2015 số cuộc thanh tra rất ít: Huyện Tam Nông<br />
không có cuộc thanh tra nào; Thành phố Việt Trì và huyện Hạ Hòa có 2 cuộc<br />
thanh tra, các huyện còn lại chỉ có 1 cuộc thanh tra/5 năm.<br />
4.2.7.2. Kết quả thanh tra, kiểm tra<br />
Các cuộc thanh tra, kiểm tra liên quan đến đất BBVSH chủ yếu được thực<br />
hiện theo vụ việc, chuyên đề. Những năm gần đây, do vấn đề sử dụng đất<br />
BBVSH vào mục đích quản lý, kinh doanh bến bãi và bến thủy nội địa có những<br />
dấu hiệu vi phạm pháp luật.<br />
Đối với công tác kiểm tra hoạt động quản lý kinh doanh bến bãi trên các<br />
tuyến sông trên địa bàn tỉnh, trong đó có các huyện có đất BBVSH (Cẩm Khê, Hạ<br />
Hòa, Thanh Ba, Lâm Thao) phát hiện nhiều sai phạm cần được chấn chỉnh, trong<br />
đó tập trung vào: không được cơ quan có thẩm quyền giao đất để thực hiện;<br />
không có các giấy tờ về hoạt động bến bãi theo quy định; không có cam kết bảo<br />
vệ môi trường trong kinh doanh; tự ý lấn chiếm đất hành lang an toàn giao thông;<br />
hệ thống thu gom nước thải chưa đảm bảo; chất thải nguy hại chưa được thu gom,<br />
lưu giữ đúng quy định; chưa tiến hành quan trắc môi trường định kỳ.<br />
4.2.8. Những hạn chế, bất cập trong thực trạng quản lý đất bãi bồi ven sông<br />
tỉnh Phú Thọ<br />
(i) Hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến đất BBVS cho đến nay<br />
chưa thể hiện rõ về quan điểm một cách rõ ràng (khai thác hoặc không khai<br />
thác)… tính toàn diện và kết nối chưa được bảo đảm, còn nhiều khoảng trống<br />
chưa được quy định trong luật và văn bản dưới luật. (ii) Công tác đo đạc, thống<br />
kê và kiểm kê đất BBVS nói chung và đất BBVSH nói riêng, đã được tỉnh Phú<br />
Thọ chỉ đạo, nhưng đang gặp phải những vướng mắc: chưa có quy định cụ thể<br />
thống nhất phương pháp đo đạc và cách xác định ranh giới đất. (iii) Trong quy<br />
hoạch, kế hoạch sử dụng đất BBVS của tỉnh Phú Thọ vẫn chưa thể hiện đất<br />
BBVS nói chung và đất BBVSH nói riêng. (iv) Công tác giao đất và cho thuê<br />
đất đang thiếu thống nhất giữa các xã trong một huyện và giữa các huyện trong<br />
tỉnh... (v) Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa đáp ứng yêu<br />
cầu, phần lớn diện tích đất vẫn chưa được giao sử dụng do đặc điểm tính chất dẽ<br />
biến động của loại đất này. (vi) Công tác thanh tra, kiểm tra quản lý, sử dụng đất<br />
BBVS chưa thực hiện thường xuyên liên tục, có nơi buông lỏng quản lý, nhưng<br />
chậm được phát hiện và chấn chỉnh. (vii) Trách nhiệm của các cơ quan quản lý<br />
đất đai ở địa phương (từ cấp xã) đối với công tác quản lý đất BBVS chưa cao.<br />
4.3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT BÃI BỒI VEN SÔNG HỒNG TỈNH<br />
PHÚ THỌ<br />
4.3.1. Thực trạng biến động diện tích đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ<br />
Tỉnh Phú Thọ có 7 đơn vị hành chính có đất BBVSH. Đơn vị có diện tích<br />
<br />
<br />
15<br />
đất BBVS lớn nhất là huyện Cẩm Khê 290,4ha, chiếm 24,60% tổng diện tích đất<br />
BBVSH toàn tỉnh, huyện có diện tích đất BBVSH nhỏ nhất là Thị xã Phú Thọ<br />
45,36ha chiếm 3,84% (Bảng 4.5).<br />
Bảng 4.5. Biến động diện tích đất bãi bồi ven sông Hồng<br />
tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010-2015<br />
ĐVT: ha<br />
Đơn vị hành Diện tích Diện tích Diện tích So sánh<br />
chính năm 2010 năm 2013 năm 2015 2013-2010 2015-2013 2015-2010<br />
Toàn tỉnh 1.078,64 1.083,53 1.180,35 4,89 96,82 101,71<br />
Lâm Thao 121,16 128,60 131,15 7,44 2,55 9,99<br />
Hạ Hòa 187,31 196,17 235,15 8,86 38,98 47,84<br />
Thanh Ba 144,75 132,73 121,43 -12,02 -11,30 -23,32<br />
Thị xã Phú Thọ 41,90 45,36 45,36 3,46 0,00 3,46<br />
TP Việt Trì 156,75 149,59 158,16 -7,16 8,57 1,41<br />
Cẩm Khê 234,80 246,30 290,40 11,50 44,10 55,6<br />
Tam Nông 191,97 184,78 198,70 -7,19 13,92 6,73<br />
Nếu xét tình hình biến động theo mục đích sử dụng các loại đất trong<br />
giai đoạn 2010-2015, đất nông nghiệp có xu hướng tăng (năm 2015 tăng<br />
89,11 ha so với năm 2010), đất phi nông nghiệp không đổi với diện tích là<br />
76,13 ha, đất chưa sử dụng tăng 6,98 ha (Bảng 4.6).<br />
Như vậy có thể thấy, trong giai đoạn từ năm 2010-2015, tình hình sử dụng<br />
đất BBVSH của tỉnh Phú Thọ nhìn chung là ổn định, ít có biến động.<br />
Bảng 4.6. Biến động theo mục đích sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng<br />
qua các năm 2010-2015<br />
ĐVT: ha<br />
Diện tích theo các năm So sánh<br />
Mục đích sử dụng Mã<br />
2010 2013 2015 2013-2010 2015-2013<br />
Tổng diện tích 1.078,64 1.083,53 1.180,35 4,89 96,82<br />
1. Đất nông nghiệp NNP 946,73 956,16 1084,33 9,43 92,17<br />
2. Đất phi nông nghiệp PNN 60,71 64,04 71,32 3,33 7,28<br />
3. Đất chưa sử dụng CSD 71,20 63,33 60,70 -7,87 - 2,63<br />
<br />
4.3.2. Thực trạng sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ<br />
4.3.2.1. Diện tích cơ cấu<br />
Tại 5 huyện thành phố nghiên cứu điểm, đất BBVSH chủ yếu là đất nông<br />
nghiệp (88,17%). Trong đất nông nghiệp, đất cây hàng năm 56,85%; cây công<br />
nghiệp 27,38%; 8,3% là cây lâu năm, đất trồng cỏ 7,47%. Cây hàng năm chủ<br />
yếu là cây rau, màu và đậu đỗ; cây lâu năm chủ yếu là trồng cây ăn quả (chuối,<br />
táo), đất cây công nghiệp hầu hết là trồng mía.<br />
4.3.2.2. Thực trạng sử dụng đất<br />
a. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp<br />
Kết quả cho thấy trên địa bàn các xã, huyện điều tra, hiện có 5 LUT cơ<br />
bản: LUT1 (chuyên màu); LUT2 (rau - màu); LUT3 (cây ăn quả); LUT4 (cây<br />
công nghiệp); LUT5 (chuyên trồng cỏ). Giữa các loại hình sử dụng trên, LUT1<br />
có diện tích lớn nhất, chiếm 31,26% so với tổng số diện tích đất BBVSH của 5<br />
huyện và LUT trồng cỏ có diện tích nhỏ nhất, chiếm 7,47% (Bảng 4.7).<br />
<br />
<br />
16<br />
Bảng 4.7. Các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất vùng nghiên cứu<br />
ĐVT: ha<br />
Loại sử Hạ Cẩm Tam Lâm Việt Tổng<br />
Kiểu sử dụng đất<br />
dụng đất Hòa Khê Nông Thao Trì số<br />
LUT 1 – Ngô Xuân - Ngô đông 16,73 12,964 14,67 5,58 6,36 56,30<br />
Chuyên màu Lạc - Ngô - Khoai lang 23,61 10,03 5,17 8,62 9,34 56,77<br />
Đỗ đen - Ngô - Khoai lang 19,25 13,64 11,64 8,41 10,39 63,33<br />
Khoai sọ - Đỗ tương - Ngô 15,05 9,16 7,03 9,69 6,15 47,08<br />
Lạc - Đỗ tương - Ngô 11,18 12,1 9,32 12,01 11,24 55,85<br />
Tổng 85,82 57,89 47,83 44,31 43,48 279,33<br />
LUT 2 – Rau Đậu xanh - Khoai Lang - Bí đỏ 19,67 15,39 8,21 16,12 7,34 66,73<br />
màu Cà - Đỗ tương - Su hào 6,34 12,27 6,98 5,36 4,12 35,07<br />
Dưa chuột - Ngô - Bắp cải 7,12 15,31 2,1 4,63 9,11 38,27<br />
Dưa chuột - Ngô - Bí xanh 6,31 9,17 6,22 7,62 12,1 41,42<br />
Chuyên rau 4,15 10,22 3,71 5,2 23,92 47,2<br />
Tổng 43,59 62,36 27,22 38,93 56,59 228,69<br />
LUT 3 – Táo 3,78 5,056 3,22 5,36 9,78 27,196<br />
Cây ăn quả Chuối 5,07 6,79 23,11 4,31 7,72 47,00<br />
Tổng 8,85 11,85 26,33 9,67 17,5 74,20<br />
LUT 4- CCN Mía 57,63 105,5 64,02 7,75 9,81 244,71<br />
Trồng cỏ Cỏ 17,32 19,5 11,57 13,25 5,11 66,75<br />
Các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất BBVSH của vùng nghiên<br />
cứu nhìn chung không quá đa dạng; tập trung chủ yếu vào sản xuất chuyên màu<br />
và rau màu, chưa rõ được thế mạnh, đặc thù trong sử dụng đất. Hầu hết loại hình<br />
và kiểu sử dụng đất mang tính phổ biến và truyền thống của các địa phương<br />
thuộc tỉnh Phú Thọ, chưa xuất hiện các kiểu sử dụng đất gắn với các cây trồng<br />
đặc sản có giá trị kinh tế cao.<br />
b. Đất phi nông nghiệp<br />
- Đất ở: Năm 2015 diện tích đất ở nằm trong phạm vi đất BBVSH của<br />
vùng nghiên cứu là 19,01 ha. Tại các huyện điều tra đều có bộ phận người dân<br />
sinh sống và định cư trên đất BBVSH.<br />
- Đất chuyên dùng, có 2 loại hình chủ yếu là đất mục đích công cộng (cầu<br />
phà, bến bãi) và đất sản xuất vật liệu xây dựng.<br />
Bảng 4.8. Các loại hình sử dụng đất phi nông nghiệp<br />
ĐVT: ha<br />
Hạ Cẩm Tam Lâm TP.Việt<br />
Đất phi nông nghiệp TDT<br />
Hòa Khê Nông Thao Trì<br />
Tổng diện tích 66,01 11,22 19,24 10,58 8,02 16,95<br />
1. Đất ở 19,01 3,85 4,12 4,75 2,54 3,75<br />
2. Đất chuyên dung 47,00 7,37 15,12 5,83 5,48 13,2<br />
- Đất có mục đích công cộng 16,61 1,91 3,78 1,46 2,15 7,31<br />
- Đất sản xuất VLXD 30,39 5,46 11,34 4,37 3,33 5,89<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
4.3.3. Hiệu quả sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ<br />
4.3.3.1. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp<br />
* Hiệu quả kinh tế<br />
Hiệu quả kinh tế của 14 kiểu sử dụng đất tại các huyện nghiên cứu được<br />
trình bày tại bảng 4.9.<br />
Kết quả đánh giá cho thấy trong 5 loại sử dụng đất thì LUT chuyên rau<br />
- màu đưa lại hiệu quả kinh tế cao nhất tiếp đó là chuyên màu. LUT cây ăn quả<br />
và trồng cỏ mang lại hiệu quả kinh tế gần như nhau. Hiệu quả kinh tế thấp nhất<br />
là LUT trồng mía. Nguyên nhân hiệu quả kinh tế của cây mía thấp là do giá bán<br />
thấp nên các hộ sản xuất ít đầu tư, chăm sóc khiến năng suất không cao. Hơn nữa,<br />
thu hoạch mía chủ yếu phải thuê công lao động nên chi phí sản xuất tăng.<br />
Trong LUT rau – màu ba kiểu sử dụng chuyên rau (hành, tỏi - ớt - cà chua),<br />
Dưa chuột - Ngô - Bí xanh và dưa chuột - ngô - bắp cải có hiệu quả kinh tế cao<br />
nhất, khả năng tiêu thụ sản phẩm tốt. Xét về chỉ tiêu GTSX, GTGT/công lao động<br />
gia đình, kiểu sử dụng đất chuyên trồng cỏ có chỉ số cao hơn nhiều lần so với 13<br />
kiểu sử dụng đất còn lại. Đây cũng là kiểu sử dụng đất đang được khuyến khích<br />
phát triển tại những huyện có chăn nuôi đại gia súc. Ngoài trồng cỏ, các kiểu sử<br />
dụng đất khác trong các LUT chuyên màu và LUT cây ăn quả cũng khá cao và cần<br />
được xem xét, chú ý trong phát triển các kiểu sử dụng đất thời gian tới.<br />
Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng<br />
tại vùng điều tra năm 2015<br />
LUT GTSX CPTG GTGT GTNC HQĐV<br />
Kiểu sử dụng đất<br />
1.000đ/ha/năm (lần)<br />
1 Chuyên màu 138.783 38.829 99.9548 125.82 2.54<br />
1. Ngô Xuân - Ngô đông 77.923 25.002 52.921 95,3 2,12<br />
2. Lạc - Ngô - Khoai lang 137.580 41.302 96.279 121,6 2,33<br />
3. Đỗ đen - Ngô - Khoai lang 175.472 42.369 133.104 148,3 3,14<br />
4. Khoai sọ - Đỗ tương - Ngô 160.499 41.702 118.797 145,5 2,85<br />
5. Lạc - Đỗ tương - Ngô 142.442 43.769 98.673 118,4 2,25<br />
2 Chuyên rau - màu 246.359 55.516 190.843 189.940 3.43<br />
6. Đậu xanh-Khoai lang - Bí đỏ 202.100 45.135 156.965 173,9 3,48<br />
7. Cà - Đỗ tương - Su hào 217.101 54.535 162.566 168,6 2,98<br />
8. Dưa chuột - Ngô - Bắp cải 264.674 57.303 207.371 195,4 3,62<br />
9. Dưa chuột - Ngô - Bí xanh 251.478 59.103 192.376 189,2 3,25<br />
10. Chuyên rau 296.440 61.502 234.938 222,6 3,82<br />
3 Cây ăn quả