Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Sâu đục thân cói bactra venosana zeller (Lepidoptera: Tortricidae) và biện pháp phòng chống theo hướng quản lý tổng hợp tại Thanh Hóa và Ninh Bình
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm xác định thành phần sâu hại cói, thiên địch của chúng và tác hại điển hình của sâu đục thân cói B. venosana. Xác định đặc điểm sinh học và sinh thái học cơ bản của sâu đục thân cói B. venosana. Đề xuất một số biện pháp phòng chống sâu đục thân cói B. venosana.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Sâu đục thân cói bactra venosana zeller (Lepidoptera: Tortricidae) và biện pháp phòng chống theo hướng quản lý tổng hợp tại Thanh Hóa và Ninh Bình
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN PHẠM HÙNG SÂU ĐỤC THÂN CÓI Bactra venosana ZELLER (Lepidoptera: Tortricidae) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG THEO HƯỚNG QUẢN LÝ TỔNG HỢP TẠI THANH HÓA VÀ NINH BÌNH CHUYÊN NGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT MÃ SỐ : 62 62 01 12 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI, 2017
- Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn: 1. PGS.TS. PHẠM THỊ VƢỢNG 2. PGS.TS. HỒ THI THU GIANG Phản biện 1: PGS.TS. ĐẶNG THỊ DUNG Hội Bảo vệ thực vật Phản biện 2: PGS.TS. TRƢƠNG XUÂN LAM Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật Phản biện 3: TS. NGUYỄN VĂN LIÊM Viện Bảo vệ thực vật Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam - Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cây cói thuộc họ Cyperaceae, bộ cói Cyperales một trong 10 họ cây có hoa lớn nhất, gồm khoảng 5000 loài phân bố khắp các vùng ẩm ướt trên toàn thế giới. Trong số các loài cói thì loài Cyperus malaccensis Lam là loài cói quan trọng nhất đã được trồng từ rất lâu ở các vùng đất nước lợ ven biển ở Việt Nam. Cây cói hiện vẫn là loài cây quan trọng của vùng nông thôn ven biển của Việt Nam (Báo cáo Hội thảo ngành cói Việt Nam, 2008). Theo ghi nhận cây cói có thể mang lại lợi nhuận gấp từ 6 -7 lần so với cây lúa trên cùng một diện tích trồng. Riêng huyện Nga Sơn, Thanh Hóa là địa phương có diện tích thâm canh cây cói lớn ở nước ta với 2060 ha sản lượng năm 2007 đạt trên 27.000 tấn và năm 2008 trên 21.000 tấn. Nghề trồng và chế biến cói làm tăng thu nhập kinh tế cho vùng nông thôn đồng thời cây cói còn góp phần bảo vệ bờ biển khỏi sạt lở do sóng thần và thuỷ triều gây ra. Cây cói là nguồn nguyên liệu thô phục vụ cho sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Bình và cs. (2008) năm 2005 riêng ở huyện Nga Sơn - Thanh Hóa diện tích cói bị sâu vòi voi hại cói lên đến 800 ha chiếm 43,7% trong đó có 200 ha phải phá đi trồng lúa. Năm 2006 diện tích bị sâu đục thân cói và rầy cói gây hại lên tới 70% và 2007 lên tới 90%, có xã diện tích bị nhiễm lên tới 100%. Cho đến nay các công trình nghiên cứu về dịch hại cói gần như còn ít được quan tâm ở những nước trồng cói trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đứng trước nhu cầu cấp thiết của khoa học và sản xuất cói an toàn bền vững, cần có những nghiên cứu chuyên sâu về dịch hại cói nói chung, sâu đục thân cói nói riêng ở Việt Nam nhằm hạn chế sự bùng phát gây thiệt hại của chúng đến năng suất cũng như kinh tế. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Xác định được đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài sâu đục thân cói Bactra venosana Zeller và khả năng quản lý chúng một cách tổng hợp. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định thành phần sâu hại cói, thiên địch của chúng và tác hại điển hình của sâu đục thân cói B. venosana. - Xác định đặc điểm sinh học và sinh thái học cơ bản của sâu đục thân cói B. venosana. - Đề xuất một số biện pháp phòng chống sâu đục thân cói B. venosana. - Đề xuất mô hình quản lý tổng hợp sâu đục thân cói B. venosana. 1
- 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Loài sâu đục thân cói Bactra venosana Zeller (Lepidoptera: Tortricidae). 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Thành phần sâu hại cói và thiên địch của chúng tại Ninh Bình và Thanh Hóa. - Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, tình hình phát sinh phát triển gây hại của sâu đục thân hại cây cói Bactra venosana Zeller. Thời điểm xâm nhập gây hại quan trọng của sâu đục thân trên ruộng cói và biện pháp quản lý tổng hợp tại Thanh Hóa, Ninh Bình, Việt Nam. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Bổ sung vào hệ thống thành phần loài sâu hại cói và thiên địch của sâu đục thân cói Bactra venosana Zeller ở Ninh Bình và Thanh Hóa. - Lần đầu tiên cung cấp một số dẫn liệu về đặc điểm sinh học, sinh thái học, quy luật phát sinh gây hại của sâu đục thân cói Bactra venosana Zeller. - Bổ sung thêm một số biện pháp phòng trừ sâu đục thân cói theo hướng thân thiện với môi trường và đề xuất mô hình quản lý tổng hợp sâu đục thân cói Bactra venosana Zeller đạt hiệu quả kinh tế, an toàn với môi trường. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài là công trình nghiên cứu cung cấp các dẫn liệu cơ bản về đặc điểm sinh học, sinh thái học và tình hình gây hại của SĐTC Bactra venosana Zeller tại Ninh Bình và Thanh Hóa. Các kết quả nghiên cứu về thành phần thiên địch (côn trùng ký sinh, côn trùng và nhện bắt mồi) của SĐTC và vai trò của một số loài thiên địch trong hạn chế số lượng quần thể SĐTC làm cơ sở đề xuất biện pháp phòng chống thân thiện với môi trường. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Nghiên cứu đề xuất biện pháp phòng chống sâu đục thân hại cói Bactra venosana Zeller theo hướng quản lý tổng hợp, giảm thiểu việc sử dụng hóa chất độc hại, góp phần sản xuất cói bền vững và an toàn cho môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI Cây cói đã được trồng nhiều năm và được coi là cây xóa đói giảm nghèo của huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Nguyễn Tất Cảnh, 2006). Với mục tiêu trọng tâm của Việt Nam hiện nay là ổn định an ninh lương thực và giảm tỷ lệ hộ đói nghèo là hai trong số những mục tiêu thiên niên kỷ đang được tiến hành 2
- thực hiện. Trong đó, tại Ninh Bình và Thanh Hóa cây cói được xem như loài cây trồng quan trọng đại diện cho vùng nước ngập mặn, là loài cây truyền thống của bà con vùng ven biển các tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa. Cũng như các cây trồng khác, sâu bệnh luôn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng của cây cói. Đặc biệt trong nhiều năm gần đây tại huyện Nga Sơn, Thanh Hóa và huyện Kim Sơn, Ninh Bình sâu đục thân cói ngày càng phát triển mạnh và gây hại trên diện rộng. Những nghiên cứu về sâu đục thân hại cói hầu như là chưa có. Sâu đục thân phát sinh và diễn biến rất phức tạp nên việc phòng trừ gặp nhiều khó khăn. Người nông dân trồng cói đã sử dụng nhiều các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại để phòng chống chúng mà hầu như vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn lại tiêu diệt nhiều loài thiên địch của sâu đục thân cói làm mất cân bằng sinh học sẵn có trong hệ sinh thái (Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Tất Cảnh, 2009). Sâu đục thân cói Bactra venosana là loài gây hại nghiêm trọng trên cây cói, trên thế gới chúng được coi như một loài có tiềm năng trong việc phòng trừ sinh học đối với nhóm cây trồng thuộc giống Cperus. Một sâu non có thể xâm nhiễm từ 1 - 3 dảnh cói, sau 3 - 5 tuần có đến 60 – 80% số cây cói bị chết héo (Aharonov et al., 1979 và Ganga and Jayanth, 2002). Trên cây củ gấu Cyperus rotundus loài sâu đục thân cói B. venosana gây hại ở ngoài tự nhiên lên đến 90% (Frick and Garcia, 1975) còn trong điều kiện thí nghiệm trồng trong nhà lưới tỷ lệ hại lên đến 72% (Habib, 1976). Do đó việc nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng chống theo hướng quản lý tổng hợp sâu đục thân cói tại Nga Sơn, Thanh Hóa và Kim Sơn, Ninh Bình là hoàn toàn có cơ sở. 2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƢỚC Cây cói được ghi nhận và phát hiện từ rất sớm ở đầu thế kỷ thứ I. Theo thống kê của Jha (1985) có trên 52 loại cây trồng và 92 quốc gia và vùng lãnh thổ đã bị cây cói xâm nhiễm và gây hại như tác nhân cỏ dại cạnh tranh với cây trồng, Xa xưa cây cói được coi là loài cây cạnh tranh mạnh mẽ với các loại cây trồng nông nghiệp khác như đậu tương, mía, bông, ngô và lúa (Neibi, 1992). Nghiên cứu của Frick (1978) đã phát hiện được 57 loài gây hại trên củ gấu (Cyperus rotandus) và cây cói (Cyperus malaccensis), trong đó có các loài thuộc giống Bactra (như B. minima, B. venosana và B. vertuana) vừa gây hại cây trồng vừa gây hại cói. Sharad et al. (1987) ghi nhận có 132 loài côn trùng có liên quan đến các cây thuộc giống cói lác (Cyperus rotundus, Cyperus esculentus và Cyperus malaccensis), tuy nhiên chỉ có 4 loài đã 3
- được nghiên cứu chi tiết gồm 3 loài sâu đục thân Bactra verutana Zeller ở Mỹ, Bactra minima Meyrick và Bactra venosana Zeller ở Ấn Độ và loài vòi voi Athesapeuta cyperi Marshall ở vùng Đông Nam Á. Ở Châu Âu đã ghi nhận trên cói có 6 loài: B. lancealana (Hübner), B. furfurana (Haworth), B. venosana (Zeller), B. robustana (Christoph), B. lacteana (Caradja), B. suedana Bengtsson (Karsholth and Razowski, 1996) gây hại trên cây cói. Để phòng trừ sâu bệnh trên cói Wang (1978) đã khuyến cáo nên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc Abemectin, Organophosphas. Phòng trừ bệnh vàng lá trên cói (C.rotundus, C. esculentus, C. dactylon) Czarnota and Bingham (1997) đã sử dụng thuốc NON – 12051 với liều lượng 0,07 – 0,14kg/ai/ha đạt hiệu quả phòng trừ đến 83% sau 6 tuần. Với các loại thuốc sử dụng Bentazon; 3 - (1-methylenthy) - (1H) – 2; 1, 3 – bezothiadiazin – 4 (3H) – one; 2, 2- dioxin; imazaquin, 2 – [4,5 – dihydro – 4 methylL – 5 oxo -1 – 2 – y 1]; 3 – quinolinnecarborxylic acid; MON – 12501, methyl 5 –{[4,6 – dimethoxy – 2 – pyrimidiny]) – animocarbonylaminosuslfonyl}. 2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC Tại Việt Nam, cách đây hơn 5 thế kỷ nhân dân ta đã biết trồng cói và dệt chiếu. Hiện nay, cây cói đã được trồng và canh tác tại 26 tỉnh, thành phố ven biển với diện tích 12.859 ha, tập trung ở 3 vùng lớn: Vùng đồng bằng Sông Hồng, Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ và Vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó các tỉnh Thanh Hoá, Ninh Bình, Vĩnh Long, Trà Vinh là những tỉnh có diện tích cói lớn nhất trong cả nước. Các nghiên cứu về thành phần sâu hại cói, biện pháp phòng trừ có hiệu quả hiện chưa nhiều. Tuy nhiên, mới chỉ có số ít tác giả đã nghiên cứu về thành phần loài, sinh học sinh thái học của loài sâu đục thân cói B. venosana ở Việt Nam như Nguyễn Thị Bình và cs. (2007), Nguyễn Thị Bình và cs. (2010). Do đó việc nghiên cứu về hình thái, sinh học và sinh thái học của loài dịch hại này và biện pháp phòng chống chúng theo hướng quản lý tổng hợp đang và sẽ là việc cần thiết. PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. KHÁI QUÁT CHUNG VÙNG TRỒNG CÓI THANH HÓA VÀ NINH BÌNH Ninh Bình nằm ở vị trí vĩ tuyến 19o50’Bắc đến 20o27’ Bắc, kinh tuyến 105°32' Đông đến 106°27' Đông. Ninh Bình là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng của Việt Nam dù chỉ có 2 huyện duyên hải là Yên Khánh và Kim Sơn có địa hình bằng phẳng. Phía Bắc giáp hai tỉnh: Hòa Bình, Hà Nam; 4
- phía Nam giáp biển; phía Đông giáp Nam Định; phía Tây giáp Thanh Hóa. Diện tích tự nhiên của Ninh Bình là 1390 km²; chia làm 3 vùng: đồng bằng, đồi núi bán sơn địa và ven biển. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1700 – 1800 mm; nhiệt độ trung bình 23,5°C; số giờ nắng trong năm: 1600 - 1700 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 80 - 85%. Tỉnh Thanh Hóa thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, nằm ở vị trí vĩ tuyến 19 18’ Bắc đến 20o40’ Bắc, kinh tuyến 104°22' Đông đến 106°05' Đông. o Hiện nay huyện Nga Sơn, Thanh Hóa là địa phương có diện tích trồng cói lớn nhất cả nước với 3255 ha năm 2012 đạt năng suất hơn 22.588 tấn/năm. Trong khi đó diện tích trồng cói tại huyện Kim Sơn, Ninh Bình tập trung tại Công ty nông nghiệp Bình Minh với diện tích 384,3 ha tính đến cuối năm 2011 sản lượng cói chẻ khô đạt 3.125 tấn. Mỗi năm thu nhập từ cói và các sản phẩm từ cói mang về 180–200 tỷ đồng. Tuy nhiên do gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý dịch hại, sản phẩm xuất khẩu, giá thành sản phẩm thấp, sự biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao gây nên thiếu nước ngọt phục vụ tưới tiêu nên diện tích cói tại Nga Sơn và Kim Sơn đang bị sụt giảm do đó bà con để hoang hóa vùng trồng cói. Nhưng hiện nay, để phát triển ngành nghề thủ công tại địa phương và trong điều kiện đất chua mặn chưa có loài cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế như cây cói vẫn được xem như là một loài cây trồng thích hợp đối với vùng đất ngập mặt thuộc huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình và huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa. 3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 3.2.1. Thời gian Đề tài được thực hiện chủ yếu từ năm 2012 đến năm 2015. Một số thí nghiệm bổ sung nuôi sinh học sâu đục thân hại cói được tiến hành vào năm 2016 tại phòng Sinh thái Côn trùng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. 3.2.2. Địa điểm - Những thí nghiệm nuôi sinh học, nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh vật học của sâu đục thân cói B. venosana được thực hiện tại phòng thí nghiệm côn trùng Viện Bảo vệ thực vật. - Các thí nghiệm thử thuốc được thực hiện tại nhà lưới và ngoài đồng ruộng xã Nga Thái, Nga Sơn, Thanh Hóa. - Các điều tra nghiên cứu về thành phần sâu hại trên cói được thực hiện tại hai huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình và huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. - Các số liệu điều tra về mức độ phổ biến, diễn biến mật độ phát sinh gây hại, nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái tới mật độ sâu đục thân trên đồng ruộng được thực hiện ở hai huyện: Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình và huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa 5
- - Tiến hành nghiên cứu về đặc điểm hình thái, đo kích thước sâu đục thân hại cói và các loài thiên địch được tiến hành tại phòng nghiên cứu giám định côn trùng Viện Bảo vệ thực vật. Trong hai năm 2013-2014, tiến hành nuôi sinh học sâu đục thân B. venosana hại cói để thu được tập hợp ong ký sinh từ pha sâu non và nhộng tại hai địa điểm nghiên cứu: Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình và huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đây là những thí nghiệm được tiến hành trong khuôn khổ của đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu phòng chống sâu đục thân hại cói theo hướng sinh học”. 3.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của luận án là loài sâu đục thân cói Bactra venosana (Zeller) và các loài ong ký sinh ở pha sâu non. 3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu thành phần sâu hại cói và thành phần thiên địch của chúng. - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của sâu đục thân cói Bactra venosana Zeller. - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học của sâu đục thân cói - Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại cói. - Thí nghiệm theo dõi một số đặc điểm sinh học của loài ong vàng nhỏ, Barcon onukii Watanabe, ký sinh sâu non sâu đục thân B. venosana. - Nghiên cứu thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ theo hướng tổng hợp sâu đục thân hại cói, trong đó chú trọng đến những biện pháp phòng trừ sâu đục thân cói theo hướng sinh học có hiệu quả kinh tế, thân thiện với môi trường. 3.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Thành phần sâu hại cói và thành phần loài thiên địch trên cói tại tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Ninh Bình Đối với sâu hại cói và thiên địch: Điều tra thành phần sâu hại cói được tiến hành theo phương pháp thường quy của Viện Bảo vệ thực vật (1997). Điều tra theo 5 điểm chéo góc, mỗi điểm lấy 10 khóm tuần tự không lặp lại. Đối với ong ký sinh: Để thu được thành phần ong ký sinh từ sâu đục thân Bactra venosana, toàn bộ những thân cói có sâu non loài đục thân bên trong được đào cả gốc và giữ nguyên phần bầu đất, cắt bớt phần ngọn lá, chỉ giữ lại phần 150-200 mm từ phía trên gốc. Đặt những gốc cói trong các hộp nhựa được chụp bằng lồng mica bao quanh, chiều cao lồng 250-300 mm, bên trên buộc kín bằng vải màn Xác định mức độ phổ biến của sâu hại cói dựa vào độ thường gặp của loài theo thời gian sinh trưởng và phát triển của cây cói. 6
- 3.5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học và sinh thái học + Các mẫu sâu đục thân cói thu được mang về phòng thí nghiệm tiến hành làm mẫu tiêu bản dưới kính lúp soi nổi và giám định theo phương pháp của Henderson (2001), Upton and Mantle (2010), Razowski and Becker (2010) và Efil et al. (2012). + Nuôi sinh học SĐTC: Thức ăn nhân nuôi SĐTC là cây cói (C. malaccensis), cói được trồng trong lồng lưới (kích thước là 60cm x 80cm x 30cm), các lồng lưới được đặt trong nhà lưới (15m x 20m x 3,5m phủ vải màn) tại xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Nhiệt độ và ẩm độ nhân nuôi trong điều kiện nhà lưới theo phương pháp của (Datta et al., 1998). + Ký chủ: Khi phát hiện thấy triệu chứng gây hại của sâu đục thân cói hoặc tìm thấy sự tồn tại của sâu đục than cói tiến hành thu mẫu cây ký chủ và tiếp tục trồng trong nhà lưới theo dõi khả năng tồn tại và gây hại của chúng ở thế hệ tiếp theo. Nếu sâu đục thân cói B. venosana hoàn thành được vòng đời (có đầy đủ các pha phát dục) trên loài cây trồng thì xác định loài cây trồng, cỏ dại đó là ký chủ của sâu đục thân cói. + Nghiên cứu diễn biến mật độ sâu đục thân cói B. venosana ngoài đồng ruộng theo quy chuẩn QCVN 01 - 38 (BNN&PTNT, 2010) điều tra sau trồng 7 ngày cho đến khi thu hoạch. Điều tra định kỳ 7 ngày/lần tịnh tiến không lặp lại theo 10 điểm zích zắc. + Nghiên cứu ảnh hưởng của cách thức trồng cói lưu gốc (cói cựu) và cói được trồng mới (cói mống) đến mật độ sâu đục thân cói. Ảnh hưởng của chân ruộng tới diễn biến mật độ sâu đục thân cói. Ảnh hưởng của chế độ thâm canh đến diễn biến mật độ sâu đục thân cói. 3.5.3. Phƣơng pháp nghiên cứu biện pháp phòng chống 3.5.3.1. Biện pháp kỹ thuật * Ngoài đồng ruộng tiến hành làm thí nghiệm theo các biện pháp cắt sát gốc, biện pháp ngâm ngập nước và biện pháp sử dụng bẫy đèn thu bắt trưởng thành. Điều tra diễn biến mật SĐTC định kỳ 7 ngày/ 1 lần, ghi chép số lượng SĐTC xuất hiện trên mỗi thí nghiệm.Thí nghiệm này được bố trí tại huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa. 3.5.3.2. Biện pháp sinh học * Điều tra thành phần thiên địch của SĐTC theo phương pháp nghiên cứu của Viện bảo vệ thực vật (1997). * Đánh giá khả năng sử dụng loài bọ rùa đỏ, ong vàng ký sinh trong phòng chống sâu đục thân cói theo phương pháp của Megahed et al. (1981), Võ Thị Hồng Nhung và cs. (2012) và Bui Minh Hong et al. (2013) 3.5.3.3. Biện pháp hóa học Các thí nghiệm phòng trừ sâu đục thân cói được thử nghiệm bằng các 7
- loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học và hóa học trong điều kiện nhà lưới và ngoài đồng ruộng theo phương pháp của Bhutto and Soormo (2010) và Satpathi et al. (2012). Đánh giá hiệu lực của thuốc theo QCVN 01- 30/BNN&PTNT 2010. 3.5.3.4. Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp sâu đục thân cói Xây dựng mô hình trình diễn áp dụng các biện pháp phòng chống sâu đục thân cói theo phương pháp so sánh trong mô hình và ngoài sản xuất đại trà của nông dân. Áp dụng các biện pháp canh tác kỹ thuật, phòng trừ sinh học và hóa học. Từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình. Thí nghiệm này được tiến hành tại: Ruộng mô hình là ruộng cói (lưu gốc 3 năm) có sẵn tại xã Nga Thái, Nga Liên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa và huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Đây là vùng trồng cói trọng điểm và bị sâu đục thân gây hại nghiêm trọng trong những năm qua tại Ninh Bình và Thanh Hóa. 3.6. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU Các số liệu nghiên cứu về đặc điểm sinh học như số lượng trứng đẻ, số trứng nở, thời gian và tỷ lệ sống sót của trưởng thành được xử lý bằng chương trình Excel 2010 theo phương pháp thống kê mô tả.. Các số liệu về đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ tới khả năng phát triển của sâu đục thân được xử lý thống kê thông qua phần mềm IRRISTAT 5.0 và so sánh ANOVA để xác định độ chính xác của thí nghiệm và so sánh sự sai khác giữa các công thức. Ảnh các loài ong ký sinh từ sâu đục thân cói được chụp bằng máy ảnh Canon G15 gắn với kính lúp soi nổi Olympus®SZ61, xử lý nền ảnh và kích thước của mẫu vật bằng phần mềm Adobe Photoshop CS5 và có thước đo được biểu diễn bằng đơn vị mm. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1.1. Thành phần sâu hại cói, đặc điểm gây hại trên cói tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình và huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa năm 2012 – 2014 4.1.1.1. Thành phần sâu hại cói tại Kim Sơn, Ninh Bình và Nga Sơn, Thanh Hóa năm 2012 – 2014 Nghiên cứu thành phần sâu hại trên cói tại hai vùng trồng cói trọng điểm của huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình và huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa. Kết quả điều tra ghi nhận trong ba năm tiến hành điều tra từ 2012 đến 2014, đã thu thập được 21 loài sâu hại thuộc 13 họ (Curculionidae, Lymantriidae, Delphacidae, Jassidae, Derbidae, Pseudococcidae, Coreidae, Pentatomidae, Podopidae, Acrididae, Thripidae, Tortricidae và họ Meenoplidae) của 6 bộ (bảng 4.1). 8
- Bảng 4.1. Thành phần loài sâu hại cói tại Nga Sơn, Thanh Hóa và Kim Sơn, Ninh Bình năm 2012 – 2014 Mức độ bắt gặp Tên loài sâu hại cói Stt Bộ Họ ở các tỉnh điều tra Tên Việt Nam Tên khoa học Ninh Bình Thanh Hóa 1 Coleoptera Curculionidae Vòi voi Rhabdoscelus interstitialis Bohema + ++ 2 Bọ xít gai Cletus trigonus Thunberg ++ + Coreidae 3 Bọ xít dài Leptocorisa aculata Thunb. + + Hemiptera 4 Pentatomidae Bọ xít xanh Nezara viridula Linnaeus + + 5 Podopidae Bọ xít đen Scotinophora lurida (Burmeister) ++ + 6 Delphacidae Rầy nâu cói Sardia rostrata Melichar ++ ++ 7 Derbidae Rầy lá Rhotana sp. + + 8 Rầy trắng lớn Cofana spectra Distant + + 9 Homoptera Jassidae Rầy xanh nhỏ Empoasca sp. + + 10 Rầy búp Nephotettix sp. + ++ 9 11 Meenoplidae Rầy trắng nhỏ Nisia atrovenosa Lethierry +++ ++ 12 Pseudococcidae Rệp sáp Planococcus sp. + + 13 Sâu róm đen lớn Euproctis sp. + + Lymantriidae 14 Sâu róm đen nhỏ Laelia sp. + + Lepidoptera 15 Tortricidae Sâu đục thân cói Bactra venosana Zeller ++ +++ 16 Sâu đục thân cói Bactra sp. - + 17 Châu chấu hoa Aiolopus sp. + + 18 Cào cào xanh nhỏ Atractomorpha sp. + + Orthoptera Acrididae 19 Châu chấu voi Chondracris sp. + + 20 Châu chấu lúa Oxya chinensis Thunberg ++ + 21 Thysanoptera Thripidae Bọ trĩ Caliothrips biformis Bagnall ++ + Ghi chú : (-) : Không bắt gặp (+) : Ít phổ biến (mức độ bắt gặp OD < 25%) (++) : Phổ biến (mức độ bắt gặp OD 25 – 50%) (+++) : Rất phổ biến (mức độ bắt gặp OD > 50%)
- Với bộ cánh vảy Lepidoptera chúng tôi đã ghi nhận được 4 loài thuộc 2 họ. Đối với hai loài sâu róm đen lớn (Euprotis sp.) và loài sâu róm đen nhỏ (Laelia sp.) hai loài này xuất hiện ở mức độ ít phổ biến (+) tại vùng điều tra yện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình và huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, loài sâu đục thân cói B. venosana chúng xuất hiện và gây hại ở mức phổ biến (++) trên cói trồng tại Kim Sơn Ninh Bình và ở mức độ rất phổ biến (+++) tại huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa trong cả 3 năm chúng tôi điều tra. Còn loài sâu đục thân cói Bactra sp. tại Ninh Bình chúng tôi chưa bắt gặp loài này trên cói nhưng ở Thanh Hóa loài này xuất hiện ở mức độ ít phổ biến (+). 4.1.1.2. Đặc điểm gây hại và tác hại của sâu đục thân cói B. venosana Trong 2 loài sâu đục thân cói, loài SĐTC B. venosana được xác định là loài có vai trò gây hại quan trọng nhất ở cả 2 vùng trồng cói trọng điểm huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình và huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa. Loài này, chúng gây hại hầu hết trên các trà cói trồng trên các thời vụ khác nhau với độ bắt gặp rất phổ biến. Chúng xâm nhập và gây hại phía dưới gốc cây cói, làm cây không thể vận chuyển dinh dưỡng từ rễ lên trên dẫn đến cây cói bị héo vàng và chết. Đối với những ruộng bị hại nặng, năng suất giảm từ 50% đến 85%. Sâu non là pha gây hại chủ yếu trên cói tại các tỉnh điều tra. Từ những kết quả trên có thể thấy rằng SĐTC B. venosana là loài có vai trò gây hại quan trọng nhất và được người dân ghi nhận là loài rất khó phòng trừ. Để nghiên cứu vị trí xuất hiện và gây hại của pha sâu non các tuổi của loài SĐTC chúng tôi tiến hành đánh giá tỷ lệ hại của pha sâu non ở các khoảng cách của cây cói so với mặt đất, kết quả ghi nhận ở bảng 4.2. Bảng 4.2. Vị trí phân bố các tuổi của pha sâu non của sâu đục thân cói B. venosana trong thân cây cói so với mặt đất tại huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa, năm 2013 Vị trí cách Tỷ lệ (%) ở các vị trí Pha phát dục mặt đất 2 - 3- 4- 5- 6cm (cm) 3cm 4cm 5cm 6cm Tuổi 1 2,26 ± 0,7 10 70 20,0 0 0 0 Tuổi 2 2,39 ± 0,6 0 63,7 36,3 0 0 0 Sâu Tuổi 3 2,91 ± 1,6 0 63,0 27,1 2,0 8,5 0 non Tuổi 4 4,00 ± 2,3 0 29,7 46,0 8,7 5,4 10,0 Tuổi 5 4,12 ± 1,8 0 18,4 45,0 10,2 12,3 14,0 Hầu hết sâu non các tuổi thường tập trung gây hại ở vị trí cách mặt đất khoảng từ 2 - 4 cm, và nhộng nằm chủ yếu trong thân cách mặt đất từ 10
- 5 - 6 cm. Sâu non tuổi 1 sống chủ yếu ở sát mặt đất (dưới 2cm) điều này không xảy ra ở sâu non từ tuổi 2 đến tuổi 5. Ở khoảng cách từ 2 – 4cm đây là vị trí sống và gây hại phổ biến của hầu hết sâu non SĐTC các tuổi. 4.1.2. Đặc điểm sinh học của sâu đục thân cói 4.1.2.1. Đặc điểm hình thái Trưởng thành: Trưởng thành loài sâu đục thân cói B. venosana có cơ thể màu nâu xám đến xám bạc. Cánh trước có màu nâu xám xen kẽ với vệt màu nâu đen dài kéo đến mép khoang chính. Phía bên trên cánh có những đốm màu xám đen nằm rải rác từ mạch gân chính đến mút cuối mạch. Các vân sáng màu chạy dọc về phía cuối đỉnh cánh. Mép cánh trước có đường màu xám xen kẽ. Cánh sau có màu nâu xám nhạt, phía cuối cánh có màu nâu xám đậm hơn, mép cánh có đường lông dài màu vàng xám. Chân trước có màu vàng hơi xám, hai chân sau có màu vàng đậm hơn. Kích thước trưởng thành đực thường nhỏ hơn trưởng thành cái. Cơ quan sinh dục ngài cái có lớp vỏ ngoài hóa cứng. Cơ quan sinh dục con đực có lông móc rất phát triển. Trứng có hình bầu dục trông như giọt nước nhỏ. Sâu non: Sâu non có 5 tuổi, tuổi 1 khi mới nở đầu màu đen to và rộng hơn, toàn thân có màu ngà vàng. Sâu non tuổi 2 có màu trắng sữa hơi nhạt, chạy dọc theo mặt lưng có màu hơi xanh. Sâu non tuổi 3 màu sắc gần tương tự như sâu non tuổi 2cũng có màu trắng sữa hơi nhạt. Sâu non tuổi 4 có màu trắng đục. Sâu non tuổi 5 có màu trắng, mảnh đầu và gai hậu môn có màu, toàn thân có màu vàng sáng bóng. Nhộng: Khi mới hoá nhộng cơ thể có màu trắng đục, sau chuyển sang màu hơi vàng. Chuẩn bị vũ hoá, nhộng có màu nâu vàng. Trên mặt lưng đốt cuối cùng có hàng gai nhỏ dạng lược màu nâu vàng 4.1.2.2. Đặc điểm sinh học a) Tập tính gây hại Tập tính phát tán và gây hại: Sâu non mới nở di chuyển nhanh và nhả tơ phát tán nhờ gió để tìm kiếm những cây cói non thích hợp với chúng. Sâu non mới nở sau 2 -3 giờ chúng có thể khả năng đục và chui vào trong thân cói. Đôi khi thời gian xâm nhập vào thân cây cói có thể kéo dài 1 ngày sau khi nở. Sâu non tuổi 1 xâm nhập qua bẹ lá rồi đục vào phần non của thân cói (đó là điểm xung yếu nhất của cây) chúng đục thành các đường xoáy vòng quanh gốc cây cói dài khoảng 3cm. Sau 3 - 4 ngày sau khi bị sâu non xâm nhập và gây hại cây cói có biểu hiện héo xanh ở phần 11
- ngọn sau dần toàn bộ cây chuyển màu vàng (đây là triệu chứng gây hại điển hình của sâu đục thân) và chết. Khi cây cói bị chết, sâu non tiếp tục bò ra ngoài xâm nhập và gây hại sang cây cói khác b)Thời gian phát dục Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ tới thời gian phát dục của sâu đục thân cói được thể hiện ở bảng 4.3. Bảng 4.3. Thời gian phát dục của pha sâu non sâu đục thân cói B. venosana tại Nga Thái, Nga Sơn, Thanh Hóa năm 2013 Tuổi Nhiệt độ (oC) và ẩm độ (%) CV LSD Thời gian sâu 21,10 C ± 0,93 25,9oC ± 0,71 30,8oC ± 0,6 % o (ngày) non (78,60 ± 1,42) (80,4 ± 0,81) (84,2 ± 0,95) Ngắn nhất 4,5 4 4 Tuổi Dài nhất 7 6 7 1 Trung bình 5,93a ± 0,25 4,68b ± 0,2 5,63a ± 0,29 9,3 1,14 Ngắn nhất 5 4 3 Tuổi Dài nhất 8 6,5 6 2 Trung bình 6,52a ± 0,34 5,68ab ± 0,3 4,73b ± 0,28 6,7 0,86 Ngắn nhất 6 5 2 Tuổi Dài nhất 9,5 7 5 3 Trung bình 8,43a ± 0,32 6,03b ± 0,22 3,43c ± 0,21 9,1 1,23 Ngắn nhất 5 5 3 Tuổi Dài nhất 9 8 5 4 Trung bình 7,15a ± 0,4 6,22a ± 0,33 3,82b ± 0,28 9,5 1,36 Ngắn nhất 5 5 3 Tuổi Dài nhất 8 8 6 5 Trung bình 6,15a ± 0,34 6,33a ± 0,37 3,93b ± 0,28 4,9 0,60 Ghi chú:- Thời gian theo dõi đợt 1: từ 10/02 đến 20/3/2013; Đợt 2 từ 13/4 đến 14/5/2013; Đợt 3 từ 14/5 đến 07/6/2013; n = 25. Các chữ cái giống nhau trong phạm vi hàng không có sự sai khác ở độ tin cậy P < 0,05. Ở mức nhiệt độ 21oC, ẩm độ 78,6% thời gian phát dục trung bình của sâu non tuổi 1 là ngắn nhất trung bình là 5,93 ± 0,25 ngày và dài nhất là ở pha sâu non tuổi 3 thời gian phát dục trung bình là 8,4 ± 0,31. Ở mức nhiệt độ 25,9oC ẩm độ 80,4% thời gian phát dục trung bình các pha của sâu non không có sự chênh lệch lớn giữa các pha. Thời gian phát dục trung bình từ 4,68 ± 0,20 đối với sâu non tuổi 1 và 6,63 ± 0,37 đối với pha sâu non tuổi 2. Ở mức nhiệt độ 30,8oC ẩm độ 84,2% thời gian phát dục trung bình các pha sâu non tuổi 3, 4 và 5 không có sự chênh lệch, biến động từ 3,43 đến 3,93 ngày. Thời gian phát dục trung bình dài nhất ở pha sâu non tuổi 1 là 5,63 ± 0,29 ngày. 12
- Thời gian phát dục của SĐTC phụ thuộc nhiều vào điều kiện nhiệt độ. Ở nhiệt độ trung bình 21oC ẩm độ 78,6% thời gian hoàn thành vòng đời trung bình của SĐTC là 55,82 ± 0,90 ngày, ở 25,9oC ẩm độ 80,4% là 44,57 ± 0,87 ngày và ở nhiệt độ 30,8oC ẩm độ 84,2% là 33,07 ± 0,82 ngày. Qua bảng 4.3 và bảng 4.4 nhận thấy nhiệt độ ảnh hưởng đến vòng đời của SĐTC, khi nhiệt độ tăng thì vòng đới của sâu đục thân cói ngắn lại và qua xử lý thống kê có sự sai khác ở mức có ý nghĩa (P < 0,05). Ở nhiệt độ trung bình 21,10oC; 25,9oC và 30,8oC vòng đời của SĐTC tương ứng là 55,82 ngày; 44,67 ngày và 33,07 ngày. Bảng 4.4. Thời gian các pha phát dục của sâu đục thân cói B. venosana tại Nga Thái, Nga Sơn, Thanh Hóa năm 2013 Pha Nhiệt độ và ẩm độ (%) Thời gian o phát (ngày) 21,10 C ± 0,93 25,9oC ± 0,71 30,8oC ± 0,6 dục (78,60 ± 1,42) (80,4 ± 0,81) (84,2 ± 0,95) Ngắn nhất 6 4 3 Trứng Dài nhất 9 8 5 Trung bình 7,88a ± 0,28 5,1b ± 0,39 3,72c ± 0,24 Ngắn nhất 32 25,5 18,5 Sâu non Dài nhất 38 32 24,5 Trung bình 34,38a ± 0,07 29,5b ± 0,63 21,53c ± 0,47 Ngắn nhất 9,5 7 4 Nhộng Dài nhất 14 9 8 Trung bình 11,77a ± 0,54 7,82b ± 0,34 6,28c ± 0,49 Trước Ngắn nhất 1 1,5 1 đẻ Dài nhất 3 3 3 trứng Trung bình 1,78a ± 0,17 2,4b ± 0,21 1,53a ± 0,2 Ngắn nhất 51,5 40 27 Vòng Dài nhất 62 50,5 36,5 đời Trung bình 55,82a ± 0,9 44,57b ± 0,87 33,07c ± 0,82 Ghi chú: n = 23.Thời gian theo dõi đợt 1: từ 01/02 đến 03/4/2013, Đợt 2: từ 04/4 đến 24/5/2013, Đợt 3: từ 09/5 đến 14/6/2013. Các chữ cái giống nhau trong phạm vi hàng không có sự sai khác ở độ tin cậy P < 0,05. c) Sức sinh sản Kết quả nghiên cứu khả năng đẻ trứng của SĐTC ở các nhiệt độ khác nhau được trình bày ở bảng 4.5. Sức đẻ trứng của sâu đục thân cói ở ba mức nhiệt độ trung bình 20,5oC; 25,6oC và 30,0oC cho thấy số lượng trứng đẻ của sâu đục thân cói phụ thuộc 13
- vào nhiệt độ và độ ẩm không khí. Ở nhiệt độ nuôi là 25,6oC và ẩm độ 90,1% tổng số trứng đẻ trung bình của con cái cao nhất là 69,13 quả và số trứng đẻ trên ngày cao nhất với 6,28 quả. Trong khi đấy ở nhiệt độ 20,5oC độ ẩm 92,9% và 30oC độ ẩm 87,8% thì tổng số trứng đẻ trung bình/con cái và số trứng đẻ trung bình/con cái/ngày gần tương đương nhau lần lượt là 48,2 quả; 47,9 quả và 4,38 quả; 4,35 quả. Bảng 4.5. Sức sinh sản của sâu đục thân cói B. venosana tại xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, năm 2013 Nhiệt độ và ẩm độ (%) Chỉ tiêu theo dõi 20,5 C±1,37 25,6oC± 1,01 30,0oC± 1,17 o (92,9 ± 5,32) (90,1 ± 0,8) (87,8 ± 6,47) Ít nhất 41 56 36 Tổng số trứng Nhiều nhất 56 82 56 đẻ/con cái Trung bình 48,2a ± 1,63 69,13b ± 1,93 47,9a ± 1,86 Số trứng đẻ Ít nhất 3,72 5,09 3,27 quả/con cái/ Nhiều nhất 5,09 7,45 5,09 ngày Trung bình 4,38a ± 0,15 6,28b ± 0,18 4,35a ± 0,17 Thời gian đẻ Ngắn nhất 6 6 5 trứng của con Dài nhất 7 7 6 cái(ngày) Trung bình 6,87a ± 0,13 6,03b ± 0,07 5,13c ± 0,13 Ghi chú: n = 25. Thời gian theo dõi đợt 1: từ 13/3 đến 28/3/2013; Đợt 2: từ 08/4 đến 23/4/2013. Đợt 3: từ 04/6 đến 14/6/2013. Các chữ cái giống nhau trong phạm vi hàng không có sự sai khác ở độ tin cậy P < 0,05. Tỷ lệ nở là yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ gây hại của loài ở thế hệ tiếp theo. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ nở của trứng được thể hiện ở bảng 4.6. Bảng 4.6. Tỷ lệ nở của trứng sâu đục thân cói B. venosana tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, năm 2013 Nhiệt độ Ẩm độ (%) Số trứng Số trứng Tỷ lệ nở Đợt theo dõi (oC) (TB) (TB) theo dõi nở (%) Đợt I 20,5 92,9 320 275 85,9 (13/3 - 28/3/2013) Đợt II 25,6 90,1 460 415 90,2 (08/4 - 23/4/2013) Đợt III 30,0 87,8 275 232 84,4 (04/6 - 14/6/2013) Ghi chú: Thí nghiệm trong điều kiện nhà lưới tại xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa 14
- d) Thời gian sống của trưởng thành sâu đục thân cói B.venosana Bên cạnh các yếu tố sinh học của loài thì môi trường sống cũng có vai trò to lớn đối với hoạt động sinh sản của loài. Thí nghiệm được tiến hành với loại thức ăn khác nhau đối với ngài cái ở giai đoạn đẻ trứng kết quả nghiên cứu được chúng tôi trình bày trong bảng 4.7. Bảng 4.7. Ảnh hƣởng của các loại thức ăn thêm khác nhau đ n khả năng đ trứng và thời gian sống của trƣởng thành sâu đục thân cói B.venosana tại Nga Thái, Nga Sơn, Thanh Hóa năm 2013 Chỉ tiêu theo dõi Tổng số trứng Thời gian sống của Thức ăn đ con cái trƣởng thành cái Thấp nhất 43 5 Mật ong 10% Cao nhất 75 12 Trung bình 55,40b ± 3,42 7,83b ± 0,74 Thấp nhất 53 7 Mật ong 30% Cao nhất 82 13 Trung bình 69,13a ± 1,93 9,63a ± 0,66 Thấp nhất 41 4 Nước đường 5% Cao nhất 66 9 Trung bình 50,53c ± 2,98 5,87c ± 0,70 Thấp nhất 8 1 Nước lã Cao nhất 25 4 Trung bình 16,50d ± 1,82 2,87d ± 0,46 Ghi chú: n = 21. Nhiệt độ TB: 25,8oC± 1,12, m độ TB: 87,10% ± 0,78; Các chữ cái giống nhau trong phạm vi hàng không có sự sai khác ở độ tin cậy P < 0,05 (Số trứng: LSD =3,93, CV%= 4,2; Thời gian sống: LSD=1,03 CV%=7,9) Trong điều kiện nuôi thức ăn là mật ong 10% thời gian sống trung bình của ngài cái là 7,83 ngày tổng số trứng đẻ trung bình cho một ngài cái là 55,4 quả. Tuy nhiên khi thức ăn là mật ong 30% thời gian sống của ngài cái dài hơn trung bình đạt 9,63 ngày và số lượng trứng đẻ trung bình là 64,1 quả. Nhưng khi thức ăn nuôi là nước đường 5% thời gian sống của ngài cái và tổng số trứng đẻ đều giảm, thời gian sống và tổng số trứng đẻ lần lượt là 5,87 ngày và 50,53 trứng. Các chỉ tiêu này ở điều kiện nuôi trên nước lã chỉ đạt tương ứng là 2,87 quả và 16,5 trứng. f) Tập tính qua đông của sâu non và nhộng của SĐTC Việc tìm hiểu tập tính qua đông của SĐTC B. venosana có một vai trò quan trọng trong việc xác định quy luật phát sinh, phát triển cũng như biện pháp phòng chống chúng theo hướng sinh học. Nghiên cứu đặc tính qua đông của sâu đục thân cói được thể hiện qua bảng 4.8. 15
- Từ kết quả nghiên cứu trên có thể thấy rằng trong quãng thời gian từ 10/01/2013 đến 28/3/2013 sâu non của SĐTC B. venosana vẫn tiếp tục phát triển và hóa nhộng. Như vậy đã không xảy ra hiện tượng qua đông (hay ngừng phát dục trong mùa đông) của loài này trên cây cói tại huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa. Tại Ninh Bình và Thanh Hóa từ năm 2012 -2015 chúng tôi đã 7 loài cây trồng có sự xuât hiện SĐTC B.venosana. Tuy nhiên, chúng chỉ hoàn thành vòng đời trên các cây cỏ lác ba cạnh (Cyperus iria) thuộc họ Cyperaceae. Bảng 4.8. Tỷ lệ các tuổi của pha sâu non và nhộng qua đông trong các tháng 1 - 3 tại Nga Sơn, Thanh Hóa năm 2013 Tỷ lệ (%) pha phát dục Đợt theo dõi Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5 Nhộng 10/1/2013 1,82 9,09 2,15 27,4 34,55 25,45 16/1/2013 3,31 12,4 22,23 32,23 19,83 13,22 21/1/2013 4,64 25,83 40,05 21,19 5,3 3,97 26/1/2013 2,34 12,87 24,56 27,49 22,75 10,54 31/1/2013 0,52 7,37 29,9 28,35 23,51 15,98 TB tháng 1 2,53 13,58 23,78 27,33 21,19 13,83 22/2/2013 0,66 7,02 10,03 12,71 17,40 52,17 25/2/2013 3,16 8,86 10,75 9,59 26,94 39,24 TB tháng 2 1,91 7,94 10,39 11,15 22,17 45,71 2/3/2013 6,25 7,39 5,68 10,80 14,77 55,11 7/3/2013 16,81 21,24 15,04 9,37 16,81 20,35 13/3/2013 17,12 18,63 40,00 16,99 8,77 3,29 18/3/2013 8,48 17,31 20,85 21,2 28,62 3,53 23/3/2013 2,04 10,46 26,53 16,67 25,51 19,73 28/3/2013 0,62 6,87 21,37 15,00 25,31 30,93 TB tháng 3 8,54 13,55 21,63 15,14 20,04 22,08 Ghi chú: Tháng 1 (Nhiệt độ trung bình 16,1oC; ẩm độ trung bình 75,58%), Tháng 2 (Nhiệt độ trung bình 20,8oC; ẩm độ trung bình 77,46%), Tháng 3 (Nhiệt độ trung bình 24,3oC; ẩm độ trung bình 77,1%). 4.1.3. Đặc điểm sinh thái học Trong sản xuất cói người nông dân thường chia ra thành 2 trà cói. Cói cựu là những ruộng cói lưu gốc từ năm trước và cói mống là những ruộng cói trồng mới. Trên vùng sản xuất cói tập trung của huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) luôn tồn tại 2 trà cói này. 16
- Qua hình 4.1 Trên cói cựu mật độ sâu đục thân cói cũng đạt ở hai đỉnh cao, tuy nhiên ở thời kỳ cói vươn cao (tháng 7) có mật độ sâu đục thân cói cao hơn so với tháng 9 cũng ở cùng thời kỳ sinh trưởng và phát triển. Mật độ sâu đục thân ở hai tháng 7 và tháng 9 tương ứng là 7,76con/m2 và 5,42con/m2 Hình 4.1. Diễn bi n mật độ sâu đục thân cói trên 2 trà cói cựu và cói mống tại Kim Sơn, Ninh Bình năm 2013 Cũng tương tự như ở Kim Sơn, Ninh Bình chúng tôi tiến hành điều tra trên hai hình thức trồng cói tại Nga Sơn, Thanh Hóa kết quả được thể hiện qua hình 4.2. Hình 4.2. Diễn bi n mật độ sâu đục thân cói B. venosana trên 2 trà cói cựu và cói mống tại huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa, năm 2013 Mật độ sâu đục thân cói trên cói cựu có hai đỉnh, mật độ cao nhất diễn ra giai đoạn cói ở thời kỳ vươn cao (tháng 5) trung bình là 8,56 con/m2 và tháng 9 là 5,91con/m2. Ở giai đoạn nảy mầm (tháng 7) mật độ trung bình chỉ đạt 2,65 con/m2. Ở giai đoạn cói nảy mầm (tháng 7), mật độ SĐTC xuất 17
- hiện với mật độ rất thấp, trên cói cựu trung bình là 2,65 con/m2 và trên cói mống trung bình là 1,34 con/m2. Mật độ SĐTC B. venosana giảm dần trên cói cựu và cói mống ở thời kỳ cói ở giai đoạn ngủ (tháng 12), mật độ SĐTC lần lượt là 1,23 con/m2 và 1,54 con/m2 (hình 4.2). Tiếp tục điều tra diễn biến mật độ sâu đục thân cói trên hai hình thức trồng là cói cựu và cói mống ở Ninh Bình và Thanh Hóa năm 2014. Kết quả thu được trình bày ở hình 4.3. Hình 4.3. Diễn bi n mật độ sâu đục thân cói trên 2 trà cói cựu và cói mống tại Kim Sơn, Ninh Bình năm 2014 Tại Kim Sơn, Ninh Bình trong năm 2014 kết quả điều tra cũng cho thấy trên cói cựu mật độ SĐTC B. venosana cao ở giai đoạn cói đâm tiêm đẻ nhánh cho đến giai đoạn ra hoa thu hoạch (từ tháng 4 đến tháng 6). Mật độ SĐTC lần lượt là 7,15 con/m2; 8,25 con/m2 và 7,02 con/m2. Mật độ SĐTC cũng đạt đỉnh cao vào các tháng 8 và tháng 9, đây cũng là giai đoạn cói đâm tiêm đẻ nhánh và giai đoạn cói vươn cao mật độ SĐTC tương ứng ở hai giai đoạn này là 6,34 con/m2 và 6,12 con/m2 (hình 4.3). Hình 4.4. Diễn bi n mật độ sâu đục thân cói B.venosana trên 2 trà cói cựu và cói mống tại Nga Sơn, Thanh Hóa năm 2014 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 287 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 178 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 173 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 195 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 182 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 134 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 117 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 169 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn