BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC HUẾ<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM<br />
<br />
TRẦN THỊ HOÀNG ĐÔNG<br />
<br />
TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG<br />
VÀ XÁC ĐỊNH BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC<br />
PHÙ HỢP Ở THỪA THIÊN HUẾ<br />
<br />
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG<br />
MÃ SỐ: 62 62 01 10<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP<br />
<br />
HUẾ - 2017<br />
<br />
2<br />
<br />
Công trình hoàn thành tại: Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
1. PGS.TS. TRẦN ĐĂNG HÒA<br />
2. TS. NGUYỄN ĐÌNH THI<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
Phản biện 2:<br />
<br />
Phản biện 3:<br />
<br />
Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp tại:<br />
Vào hồi ......, ngày ....... tháng ...... năm 201.....<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
Thư viện quốc gia Việt Nam;<br />
Thư viện Trường Đại học Nông Lâm Huế.<br />
<br />
1<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI<br />
Lúa gạo là nguồn lương thực quan trọng nhất nuôi sống con người, khoảng 3/4 dân số<br />
thế giới và 3 tỷ người ở Châu Á sống chủ yếu dựa vào lúa gạo. Trung bình mỗi năm lượng<br />
khách hàng tiêu thụ lúa gạo trên thế giới tăng thêm 50 triệu người, theo dự báo năm 2025 nhu<br />
cầu lúa gạo sẽ tăng 40% so với năm 2005 (Khush, 2006).<br />
Những năm gần đây, biến đổi khí hậu toàn cầu đã tác động trực tiếp đến sản xuất lúa gạo<br />
và ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực toàn cầu. Cùng với những hiện tượng xâm nhập<br />
mặn, hạn hán, lũ lụt thì dịch hại cũng là trở ngại lớn cho quá trình sản xuất lúa trên thế giới nói<br />
chung và ở Việt Nam nói riêng. Trong các loài dịch hại trên lúa, rầy được xem là đối tượng<br />
dịch hại nghiêm trọng hàng đầu ở các quốc gia trồng lúa châu Á (Sun và cs, 2005; Brar và cs,<br />
2009; Catindig và cs, 2009). Rầy không chỉ gây hại trực tiếp mà còn là môi giới truyền nhiều<br />
loại bệnh do virus gây ra trên cây lúa. Sự gây hại của rầy trên đồng ruộng có thể làm tổn thất<br />
đến 60% năng suất lúa (Lang và cs, 2003).<br />
Nhiều thập kỷ qua, để diệt rầy hại lúa biện pháp hóa học được xem là một biện pháp hữu<br />
hiệu vì nó mang lại hiệu quả nhanh nên phù hợp với tâm lý của người dân. Tuy nhiên, sử dụng<br />
thuốc hóa học liên tục trên đồng ruộng đã hình thành nên các chủng rầy kháng thuốc, dẫn đến<br />
hiện tượng tái phát dịch hại (Kenmore, FAO, 2011), tiêu diệt nhiều kẻ thù tự nhiên và hủy hoại<br />
sinh thái ruộng lúa (Sogawa, 2004). Ngoài ra, dư lượng thuốc hóa học còn tác động đến sức<br />
khỏe con người và các loài sinh vật khác. Vì vậy, không thể xem biện pháp hóa học là tối ưu<br />
mà cần có sự kết hợp hài hòa các biện pháp trong quản lý rầy hại lúa.<br />
Quản lý tổng hợp rầy hại lúa là biện pháp tin cậy, hiệu quả và phù hợp với xu hướng phát<br />
triển nông nghiệp bền vững (Sun và cs, 2005; Gurr, 2009). Trong đó, sử dụng giống lúa kháng<br />
rầy được xem là biện pháp chủ động và thân thiện với môi trường (Padmarathi và cs, 2007). Vì<br />
vậy, nghiên cứu giống lúa kháng rầy nhiệm vụ cấp thiết được đặt lên hàng đầu với những nhà<br />
chọn giống không chỉ ở Việt Nam mà của nhiều quốc gia trồng lúa trên Thế giới. Thêm vào đó,<br />
nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa theo hướng quản lý cây trồng tổng hợp cũng là<br />
việc làm cần quan tâm để sản xuất các giống kháng rầy bền vững trên đồng ruộng.<br />
Rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) là sâu hại lúa quan trọng ở các vùng trồng lúa<br />
trên cả nước. Ngoài gây hại trực tiếp là chích hút dịch làm cho cây lúa sinh trưởng phát triển kém,<br />
làm chậm quá trình đẻ nhánh, gây vàng lá, cây lúa còi cọc, RLT còn là môi giới truyền bệnh virus<br />
lùn sọc đen (Hà Viết Cường và cs, 2010; Đào Nguyên, 2010; Trịnh Thạch Lam, 2011). Năm<br />
2009, sự bùng phát RLT trên đồng ruộng kéo theo sự xuất hiện của bệnh lùn sọc đen phương<br />
Nam hại lúa ở các tỉnh từ Bình Định đến Đồng bằng sông Hồng đã làm cho đối tượng này trở<br />
nên nguy hiểm hơn. Trước thực trạng đó, thông tư số 58/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông<br />
nghiệp và Phát triển Nông thôn về quy định phòng, trừ bệnh lùn sọc đen trên lúa đã ban hành và<br />
xác định để phòng trừ bệnh lúa lùn sọc đen thì chủ yếu dựa vào việc quản lý môi giới truyền bệnh<br />
là RLT hại lúa. Từ năm 2007 đến 2010, RLT đã trở thành dịch hại chiếm ưu thế trên đồng ruộng<br />
và dần dần thay thế rầy nâu (Hà Viết Cường và cs, 2010).<br />
Tại Thừa Thiên Huế, từ năm 2010 - 2013, diện tích lúa nhiễm rầy có xu hướng tăng<br />
dần và RLT ngày càng chiếm ưu thế trên đồng ruộng. Năm 2010, toàn tỉnh có 2.014 ha lúa<br />
nhiễm rầy (RLT chiếm 37,5%); đến năm 2013, diện tích lúa nhiễm rầy là 14.699,8 ha, chiếm<br />
53,7% diện tích trồng lúa của tỉnh và RLT chiếm đến 46%, đặc biệt có đến 3.051 ha nhiễm<br />
nặng và 14 ha lúa bị mất trắng. Trong khi đó, các giống lúa gieo trồng phổ biến hiện nay tại<br />
địa phương như Khang dân, Xi21, Xi23, IR38, HT1, TH5, BT7, HC4, HT6 đều bị nhiễm rầy<br />
ở mức nhẹ đến trung bình, với mật độ rầy gây hại phổ biến từ 750 - 1.500 con/m2, cục bộ gây<br />
hại với mật độ >10.000 con/m2 (Cái Văn Thám, 2014). Mặc dù vậy, những kết quả nghiên cứu<br />
<br />
2<br />
<br />
về giống lúa kháng RLT và các biện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa kháng rầy ở Thừa Thiên<br />
Huế còn rất hạn chế.<br />
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Tuyển chọn<br />
giống lúa kháng rầy lưng trắng và xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp ở Thừa<br />
Thiên Huế.<br />
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI<br />
1.2.1. Mục tiêu chung: Tuyển chọn giống lúa kháng RLT phù hợp với điều kiện sinh thái ở<br />
Thừa Thiên Huế nhằm hạn chế phun thuốc trừ rầy trên đồng ruộng, đảm bảo sản xuất lúa<br />
gạo an toàn, phù hợp với xu hướng phát triển bền vững tại địa phương.<br />
1.2.2. Mục tiêu cụ thể<br />
- Tuyển chọn được 1 - 2 giống lúa có khả năng kháng RLT có thời gian sinh trưởng ngắn, ít<br />
nhiễm sâu bệnh hại khác, năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sản xuất ở Thừa<br />
Thiên Huế.<br />
- Xác định được lượng giống gieo sạ thích hợp cho giống lúa kháng RLT được tuyển chọn;<br />
- Xác định được tổ hợp phân bón hiệu quả cho giống lúa kháng RLT được tuyển chọn;<br />
- Xây dựng được mô hình sản xuất lúa kháng RLT theo hướng quản lý cây trồng tổng hợp tại<br />
Thừa Thiên Huế.<br />
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI<br />
1.3.1. Ýnghĩa khoa học<br />
- Khẳng định vai trò của giống lúa kháng rầy trong quản lý tổng hợp rầy hại lúa;<br />
- Xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học cho việc nghiên cứu tuyển chọn giống lúa kháng RLT, cung<br />
cấp nguồn vật liệu phục vụ công tác chọn giống lúa kháng RLT;<br />
- Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật là cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện quy<br />
trình sản xuất lúa kháng RLT tại Thừa Thiên Huế.<br />
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn<br />
- Giới thiệu và cung cấp các giống lúa kháng RLT để đa dạng hóa cơ cấu giống lúa trên đồng<br />
ruộng cho một số vùng nhiễm rầy tại địa bàn Thừa Thiên Huế. Hạn chế thiệt hại do rầy gây ra,<br />
giảm thuốc trừ sâu trên đồng ruộng, tăng hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường;<br />
- Bổ sung một số giải pháp kỹ thuật canh tác lúa theo hướng an toàn và thân thiện với môi<br />
trường; phục vụ hoàn thiện quy trình quản lý rầy hại lúa theo hướng bền vững tại địa phương;<br />
- Góp phần nâng cao nhận thức cho người nông dân trồng lúa tại Thừa Thiên Huế về quản lý<br />
tổng hợp rầy hại lúa.<br />
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI<br />
1.4.1. Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế;<br />
1.4.2. Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện từ năm 2013 - 2016;<br />
1.4.3. Phạm vi về nội dung<br />
- Đề tài tập trung nghiên cứu tập đoàn 30 giống lúa được thu thập từ các Công ty giống cây<br />
trồng trên địa bàn miền Trung, Viện và Trung tâm nghiên cứu giống lúa nhằm tuyển chọn<br />
được giống lúa kháng RLT có triển vọng cho tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
- Đề tài tập trung nghiên cứu các đặc điểm liên quan đến tính kháng RLT của các giống lúa<br />
trong điều kiện lây nhiễm nhân tạo và ngoài đồng ruộng; nghiên cứu các đặc điểm nông học,<br />
khả năng chống chịu sâu bệnh, năng suất và chất lượng của các giống lúa kháng RLT có triển<br />
vọng phù hợp với điều kiện sinh thái ở Thừa Thiên Huế;<br />
- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bao gồm lượng giống gieo sạ, tổ hợp phân bón cho<br />
một số giống lúa kháng RLT được tuyển chọn, làm cơ sở xây dựng mô hình sản xuất giống<br />
lúa kháng rầy theo hướng quản lý cây trồng tổng hợp tại Thừa Thiên Huế.<br />
- Các thí nghiệm trong phòng và nhà lưới được tiến hành tại Khoa Nông học, trường Đại học<br />
Nông Lâm, Đại học Huế từ tháng 4/2013 - 5/2014. Các thí nghiệm trên đồng ruộng và mô hình<br />
<br />
3<br />
<br />
được tiến hành tại phường Hương An và phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa<br />
Thiên Huế từ vụ Hè Thu 2014 đến vụ Đông Xuân 2015 - 2016.<br />
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
(1) Tuyển chọn được 01 giống lúa kháng rầy lưng trắng là HP10;<br />
(2) Xác định được lượng giống gieo sạ cho giống lúa HP10 tại tỉnh Thừa Thiên Huế là 80 kg/ha;<br />
(3) Xác định được tổ hợp phân bón cho giống lúa HP10 tại tỉnh Thừa Thiên Huế là 80kg N +<br />
80kg P2O5 + 80kg K2O + 1 - 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha.<br />
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
1.1.1. Nghiên cứu giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu<br />
1.1.2. Phân loại, phân bố và kí chủ của rầy lưng trắng<br />
1.1.3. Triệu chứng gây hại và tác hại của rầy lưng trắng<br />
1.1.4. Cơ chế kháng rầy của giống lúa<br />
1.1.5. Nguyên nhân bùng phát của rầy lưng trắng hại lúa trên đồng ruộng<br />
1.1.6. Những biện pháp hạn chế sự gây hại của rầy lưng trắng trên đồng ruộng<br />
1.1.7. Nghiên cứu về giảm lượng giống và phân bón cho lúa<br />
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
1.2.1. Sự gây hại của rầy lưng trắng trên thế giới<br />
1.2.2. Sự gây hại của rầy lưng trắng ở Việt Nam<br />
1.2.3. Sản xuất lúa ở Thừa Thiên Huế và tình hình gây hại của rầy lưng trắng<br />
1.3. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC ĐỀ TÀI<br />
1.3.1. Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế giới và Việt Nam<br />
1.3.2. Nghiên cứu và sử dụng giống lúa kháng rầy lưng trắng trên thế giới và ở Việt Nam<br />
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. VẬT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU<br />
2.1.1. Giống lúa: Đề tài sử dụng tập đoàn 30 giống lúa làm vật liệu nghiên cứu bao gồm: 29<br />
giống lúa đang được trồng ở địa bàn các tỉnh miền Trung, thu thập từ các Công ty giống cây<br />
trồng và Trung tâm nghiên cứu giống cây trồng trên địa bàn miền Trung bao gồm AS996,<br />
BM125, BT7, CH207, ĐT34, ĐV108, HP10, HT1, HT18, KD18, KR1, ML48, ML49, ML68,<br />
NX30, OM5154, OM4900, OM7347, OM9915, PC6, Q.Nam1, Q.Nam2, Q.Nam6, Q5, QR2,<br />
X21, Xi23, XT27, X33 giống chuẩn nhiễm rầy TN1 được nhập nội từ Viện nghiên cứu lúa<br />
quốc tế (IRRI) làm đối chứng.<br />
2.1.2. Quần thể rầy lưng trắng: Quần thể rầy lưng trắng sử dụng trong nghiên cứu này được<br />
thu thập tại các vùng trồng lúa có nhiễm rầy ở phường Hương An và phường Hương Xuân,<br />
thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
2.1.3. Phân bón<br />
- Phân vô cơ: Sử dụng các loại phân hóa học đơn gồm: phân đạm Urê (hàm lượng N là 46%);<br />
phân lân Văn Điển (hàm lượng P2O5 là 16%); phân Kali clorua/KCl (hàm lượng K2O là 60%)<br />
và vôi bột.<br />
- Phân hữu cơ: Sử dụng phân hữu cơ vi sinh Sông Hương.<br />
2.1.4. Đất thí nghiệm: Nghiên cứu được tiến hành trên đất phù sa trồng lúa có lịch sử nhiễm<br />
rầy tại phường Hương Xuân và phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
2.2.1. Tuyển chọn giống lúa kháng rầy lưng trắng ở Thừa Thiên Huế<br />
2.2.2. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa kháng rầy lưng trắng theo hướng<br />
quản lý cây trồng tổng hợp<br />
<br />