BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ<br />
<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
Chuyên ngành: Chăn nuôi<br />
Mã ngành: 62 62 01 05<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÊN NCS: NGUYỄN ĐÔNG HẢI<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
XÁC ĐỊNH MỨC NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI,<br />
PROTEIN THÔ, LYSINE VÀ METHIONINE<br />
TRONG KHẨU PHẦN CỦA GÀ SAO (Numida<br />
meleagris) NUÔI LẤY THỊT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG<br />
CỬU LONG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cần Thơ, 2016<br />
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ<br />
<br />
<br />
<br />
Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Đông<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường.<br />
Họp tại:……………………………………………………………...<br />
Vào lúc ……. giờ ……. ngày ……. tháng ……. năm ……..<br />
<br />
<br />
Phản biện 1: ……………………………………………………<br />
<br />
Phản biện 2: …………………………………………………….<br />
<br />
Phản biện 3: …………………………………………………….<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ.<br />
Thư viện Quốc gia Việt Nam.<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU<br />
1.1 Tính cấp thiết của luận án<br />
Chăn nuôi gà Sao lấy thịt đang phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu<br />
Long (ĐBSCL) và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.<br />
Tuy nhiên, các nghiên cứu về tỷ lệ tiêu hóa trên các loại thực liệu đặc biệt<br />
là thực liệu cung cấp protein còn rất hạn chế nhằm xác định nguồn cung<br />
cấp protein hiệu quả, làm cơ sở cho việc lựa chọn thức ăn và xây dựng<br />
khẩu phần (KP).<br />
Mặt khác, các nghiên cứu trên thế giới và trong nước về mức năng<br />
lượng trao đổi, protein thô tối ưu trong KP để nuôi dưỡng gà Sao giai đoạn<br />
tăng trưởng còn nhiều khác biệt. Đặc biệt, vấn đề giảm lượng protein thô<br />
kết hợp với việc bổ sung lysine và methionine tổng hợp vào KP nhằm<br />
giảm giá thành thức ăn, giảm tác động của chất thải chăn nuôi đến môi<br />
trường, đây là vấn đề quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay<br />
nhưng chưa được tiến hành nghiên cứu trong và ngoài nước trên đối tượng<br />
gà Sao. Song song đó, việc nghiên cứu, đánh giá các phương pháp xác<br />
định tỷ lệ tiêu hoá (TLTH) trên gà Sao thì lại thiếu thông tin nhằm cung<br />
cấp việc chọn lựa phương pháp nghiên cứu thích hợp trên đối tượng này.<br />
Với lý do đó, đề tài nghiên cứu “Xác định mức năng lượng trao đổi,<br />
protein thô, lysine và methionine trong khẩu phần của gà Sao (Numida<br />
meleagris) nuôi lấy thịt ở Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện.<br />
1.2 Mục tiêu luận án<br />
Đánh giá khả năng tiêu hoá dưỡng chất và acid amin (AA) của KP có<br />
sử dụng 4 nguồn thực liệu cung cấp protein khác nhau (đậu nành hạt, khô<br />
dầu đậu nành ly trích, bột cá biển, bột cá tra) nhằm tìm ra nguồn thực liệu<br />
cung cấp protein hiệu quả áp dụng vào chăn nuôi gà Sao giai đoạn tăng<br />
trưởng ở ĐBSCL;<br />
Xác định mức năng lượng trao đổi, protein thô tối ưu trong KP nuôi gà<br />
Sao nuôi lấy thịt;<br />
Xác định được mức lysine (Lys) và methionine (Met) tối ưu trong KP<br />
có mức protein thấp để nuôi gà Sao trong giai đoạn tăng trưởng;<br />
Xác định phương pháp đánh giá tỷ lệ tiêu hóa TLTH các dưỡng chất<br />
và AA của một loại thực liệu hay KP ở gà Sao thông qua 3 phương pháp<br />
1<br />
xác định tỷ lệ tiêu hóa đó là phương pháp tiêu hóa toàn phần (THTP),<br />
phương pháp tiêu hóa cắt bỏ manh tràng (THCMT) và phương pháp tiêu<br />
hóa hồi tràng (THHT).<br />
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Thí nghiệm (TN) 1: Đánh giá khả năng tiêu hóa biểu kiến các dưỡng<br />
chất và acid amin của KP có sử dụng đậu nành hạt, khô dầu đậu nành ly<br />
trích ở gà Sao giai đoạn tăng trưởng;<br />
TN2: Đánh giá khả năng tiêu hóa biểu kiến các dưỡng chất và acid<br />
amin của KP có sử dụng bột cá biển, bột cá tra ở gà Sao giai đoạn tăng<br />
trưởng;<br />
TN3: Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi trong KP đến tăng<br />
trọng, tiêu thụ dưỡng chất, chất lượng quầy thịt và tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng<br />
chất ở gà Sao tăng trưởng;<br />
TN4: Ảnh hưởng các mức Lys và Met trong KP đến tăng trọng, chất<br />
lượng quầy thịt, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và acid amin của gà Sao nuôi<br />
lấy thịt giai đoạn tăng trưởng;<br />
TN5: Đánh giá các phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng<br />
chất và acid amin ở gà Sao giai đoạn tăng trưởng.<br />
1.4 Địa điểm và thời gian thí nghiệm<br />
Thời gian thực hiện đề tài từ năm 2012 đến năm 2015. Các thí nghiệm<br />
được tiến hành tại Trại Chăn nuôi thực nghiệm số 474c/18, Đường<br />
Nguyễn Văn Linh, khu phố Bình An, phường Long Hòa, quận Bình Thủy,<br />
thành phố Cần Thơ. Phân tích mẫu được thực hiện tại Trường Đại học<br />
Cần Thơ; Trường Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang; Phòng Phân tích thức<br />
ăn và Sản phẩm chăn nuôi thuộc Viện Chăn nuôi Quốc gia.<br />
1.5 Những đóng góp mới của luận án<br />
So sánh được tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và acid amin của các thực liệu<br />
cung cấp protein hiệu quả trong KP nuôi gà Sao giai đoạn tăng trưởng.<br />
Xác định được mức năng lượng trao đổi trong KP nuôi gà Sao lấy thịt.<br />
Xác định được mức Lys và Met tối ưu trong KP có mức protein thấp<br />
để nuôi gà Sao trong giai đoạn tăng trưởng.<br />
<br />
<br />
2<br />
Đánh giá được hiệu quả của các phương pháp xác định TLTH dưỡng<br />
chất và acid amin bằng phương pháp THTP, phương pháp THCMT và<br />
phương pháp THHT trên gà Sao giai đoạn tăng trưởng.<br />
1.6 Bố cục của luận án<br />
Luận án dài 244 trang, gồm phần mở đầu, phần nội dung có 3 chương,<br />
phần kết luận và đề nghị và phần phụ lục. Luận án có 91 bảng, 11 hình và<br />
277 tài liệu tham khảo.<br />
PHẦN NỘI DUNG<br />
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
Gà Sao có mặt tại nước ta từ thế kỷ XIX do người Pháp mang vào nuôi<br />
để làm cảnh vì chúng có ngoại hình đẹp, tuy nhiên số lượng rất ít ỏi và<br />
phân bố tản mạn. Tháng 4 năm 2002, Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy<br />
Phương (thuộc Viện Chăn nuôi) nhập 3 dòng gà Sao từ Viện Nghiên cứu<br />
tiểu gia súc Godollo (Hungary) về nuôi thử nghiệm, kết quả bước đầu cho<br />
thấy, gà Sao có khả năng thích ứng tốt với điều kiện sinh thái Việt Nam<br />
và có sức sản xuất khả quan. Năm 2009, theo chương trình hợp tác giữa<br />
Trường Đại học Cần Thơ và Viện Nghiên cứu Tiểu gia súc Godollo<br />
(Hungari), Trường Đại học Cần Thơ đã tiếp nhận 500 con giống gà Sao<br />
làm nền tảng phục vụ nghiên cứu và chuyển giao con giống, kỹ thuật cho<br />
các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL.<br />
Do đối tượng gà Sao mới được quan tâm trong những năm gần đây, vì<br />
thế những nghiên cứu trên gà Sao ở nước ta còn khá mới mẻ, chưa nhiều,<br />
chưa có tính hệ thống. Hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung vào khả năng<br />
thích nghi của gà Sao trong điều kiện khí hậu ở nước ta trên các chỉ tiêu<br />
về sinh trưởng, sinh sản. Trong khi đó, các nghiên cứu và đề xuất về nhu<br />
cầu năng lượng, protein thô, Lys và Met trên thế giới ở gà Sao giai đoạn<br />
tăng trưởng còn nhiều biến động, trong đó, giai đoạn từ 5-8 tuần tuổi biến<br />
động từ 2.800-3.100 kcal ME/kg thức ăn, 18-24% CP, 0,95-1,50% Lys và<br />
0,40-0,48% Met; giai đoạn 9-12 tuần tuổi là 2.600-3.200 kcal ME/kg thức<br />
ăn, 16-20% CP, 0,79-1,30% Lys và 0,33-0,48% Met.<br />
Đặc biệt việc nghiên cứu bổ sung Lys và Met tổng hợp vào KP có mức<br />
protein thô thấp trên gà Sao chưa được tiến hành nghiên cứu. Đây là xu<br />
hướng mà các nhà nghiên cứu gia cầm hiện nay đang thực hiện nhằm làm<br />
giảm giá thành và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, nâng cao hiệu suất chăn<br />
<br />
3<br />
nuôi, đồng thời giảm ô nhiễm môi trường thông qua việc giảm lượng nitơ<br />
trong chất thải.<br />
Việc nghiên cứu các phương pháp xác định TLTH dưỡng chất và acid<br />
amin trên gà Sao còn rất ít và hạn chế, đặc biệt là TLTH acid amin. Do<br />
đó, việc nghiên cứu các phương pháp xác định TLTH các dưỡng chất và<br />
acid amin của các thực liệu đặc biệt là các thực liệu cung cấp protein là<br />
hết sức cần thiết, giúp đánh giá phương pháp phù hợp để áp dụng trong<br />
nghiên cứu TLTH thức ăn hay KP trên gà Sao, từ đó đánh giá chất lượng<br />
thức ăn chính xác, đây là nền tảng cho việc lựa chọn thực liệu cho phối<br />
hợp KP hiệu quả.<br />
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm<br />
Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng tiêu hóa biểu kiến các dưỡng chất<br />
và acid amin của khẩu phần có sử dụng đậu nành hạt, khô dầu đậu<br />
nành ly trích ở gà Sao giai đoạn tăng trưởng<br />
Thí nghiệm được bố trí trên 96 con gà Sao đầu tuần tuổi thứ 6 theo thể<br />
thức thừa số 2 nhân tố. Nhân tố thứ nhất là 2 nguồn thức ăn cung cấp<br />
protein (đậu nành hạt và khô dầu đậu nành ly trích); nhân tố thứ hai là 4<br />
mức độ protein trong KP (16; 18; 20 và 22% CP). Mỗi nghiệm thức (NT)<br />
được lặp lại 3 lần. Mỗi đơn vị TN có 4 con gà Sao.<br />
Các loại thức ăn dùng trong TN1 gồm tấm gạo, đậu nành hạt (ĐN), và<br />
khô dầu đậu nành ly trích (KD). Ngoài ra, Permasol – 500 còn được pha<br />
vào nước uống với liều 2 g/lít nước để bổ sung vitamin và khoáng chất<br />
cho gà Sao TN.<br />
Bảng 3.1: Công thức KP của các nghiệm thức TN1 (% nguyên trạng)<br />
Nguyên liệu ĐN KD<br />
ĐN16 ĐN18 ĐN20 ĐN22 KD16 KD18 KD20 KD22<br />
Tấm gạo 76,8 71,3 65,7 60,2 77,1 71,7 66,5 60,9<br />
ĐN 23,2 28,7 34,3 39,8 - - - -<br />
KD - - - - 22,9 28,3 33,5 39,1<br />
Tổng cộng: 100 100 100 100 100 100 100 100<br />
ĐN16; ĐN18; ĐN20; ĐN22; KD16; KD18; KD20; KD22 nghiệm thức sử dụng đậu nành hạt hay khô<br />
dầu đậu nành trong KP với mức protein thô tương ứng là 16; 18; 20 và 22%.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Bảng 3.2: Thành phần hoá học (TPHH) và giá trị ME các KP TN1 (% DM)<br />
Chỉ tiêu ĐN KD<br />
ĐN ĐN ĐN ĐN KD KD KD KD<br />
16 18 20 22 16 18 20 22<br />
DM 88,3 88,8 89,2 89,6 87,0 87,1 87,2 87,3<br />
CP 16,0 18,0 20,0 22,0 16,0 18,0 20,0 22,0<br />
EE 5,92 6,87 7,83 8,76 2,13 2,19 2,26 2,33<br />
CF 2,90 3,43 3,98 4,50 2,45 2,89 3,31 3,76<br />
NDF 12,0 13,4 14,9 16,4 8,64 9,35 10,0 10,8<br />
Arg 0,91 1,01 1,10 1,20 0,95 1,06 1,17 1,28<br />
Lys 0,73 0,81 0,90 0,98 0,77 0,87 0,96 1,06<br />
Met 0,51 0,55 0,60 0,63 0,53 0,58 0,62 0,66<br />
Thr 0,45 0,50 0,55 0,60 0,50 0,57 0,63 0,69<br />
ME* 3.487 3.484 3.481 3.478 3.236 3.175 3.116 3.052<br />
DM: vật chất khô; CP: protein thô; EE: béo thô; CF: xơ thô; NDF: xơ trung tính; Arg: arginine;<br />
Thr: threonine; *: Năng lượng trao đổi (kcal/kg DM)<br />
<br />
TN1 được bố trí ở 2 giai đoạn là 8 và 10 tuần tuổi. Giai đoạn 8 tuần<br />
tuổi: tuần tuổi thứ 6 tuần tuổi thứ 7 là thời gian nuôi thích nghi và xác<br />
định mức ăn cho gà; tuần tuổi thứ 8 là thời gian thu mẫu thức ăn và chất<br />
thải (5 ngày). Giai đoạn 10 tuần tuổi: tuần tuổi thứ 9, gà được cho ăn để<br />
làm quen với KP TN và xác định mức ăn cho gà; tuần tuổi thứ 10 là thời<br />
gian thu mẫu.<br />
Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng tiêu hóa biểu kiến các dưỡng chất<br />
và acid amin của khẩu phần có sử dụng bột cá biển, bột cá tra ở gà<br />
Sao giai đoạn tăng trưởng<br />
TN được bố trí trên 96 con gà Sao đầu tuần tuổi thứ 6 theo thể thức<br />
thừa số 2 nhân tố. Nhân tố thứ nhất là 2 nguồn thức ăn cung cấp protein<br />
(bột cá biển và bột cá tra), nhân tố thứ hai là là 4 mức độ protein trong KP<br />
ăn (16; 18; 20 và 22% CP). Mỗi NT được lặp lại 3 lần. Mỗi đơn vị TN có<br />
4 con gà Sao.<br />
Các loại thức ăn dùng trong TN2 gồm tấm gạo, bột cá biển (BCB) và<br />
bột cá tra (BCT). Các loại thức ăn dùng trong TN2 gồm tấm gạo, bột cá<br />
biển (BCB) và bột cá tra (BCT). TN2 được tiến hành tương tự như đã mô<br />
tả trong TN1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Bảng 3.3: Công thức KP của các nghiệm thức TN 2 (% nguyên trạng)<br />
Thực liệu Nghiệm thức<br />
BCB16 BCB18 BCB20 BCB22 BCT16 BCT18 BCT20 BC22<br />
Tấm gạo 81,0 76,3 71,8 67,2 82,7 78,4 74,2 70,2<br />
BCB 19,0 23,7 28,2 32,8 - - - -<br />
BCT - - - - 17,3 21,6 25,8 29,8<br />
Tổng cộng 100 100 100 100 100 100 100 100<br />
BCB16; BCB18; BCB20; BCB22; BCT16; BCT18; BCT20; BCT22 nghiệm thức sử dụng bột cá biển<br />
hay bột cá tra trong KP với mức protein thô tương ứng là 16; 18; 20 và 22%.<br />
<br />
Bảng 3.4: TPHH và giá trị ME của các KP TN 2 (% DM)<br />
Chỉ tiêu Nghiệm thức<br />
BCB BCB BCB BCB BCT BCT BCT BCT<br />
16 18 20 22 16 18 20 22<br />
DM 91,0 91,0 91,0 91,0 91,5 91,5 91,6 91,7<br />
CP 16,0 18,0 20,0 22,0 16,0 18,0 20,0 22,0<br />
EE 1,86 2,18 2,49 2,80 2,78 3,32 3,86 4,36<br />
CF 1,07 1,05 1,04 1,03 1,11 1,11 1,10 1,10<br />
NDF 6,07 6,16 6,24 6,33 6,37 6,54 6,70 6,86<br />
Lys 0,84 0,97 1,09 1,21 0,74 0,84 0,94 1,03<br />
Met 0,59 0,65 0,72 0,78 0,56 0,62 0,68 0,74<br />
Thr 0,58 0,67 0,75 0,83 0,53 0,61 0,68 0,75<br />
ME 3.353 3.319 3.286 3.253 3.433 3.419 3.405 3.392<br />
<br />
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi trong<br />
khẩu phần đến tăng trọng, tiêu thụ dưỡng chất, chất lượng quầy thịt<br />
và tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất ở gà Sao tăng trưởng.<br />
TN này gồm TN nuôi sinh trưởng và TN tiêu hóa.<br />
TN nuôi sinh trưởng<br />
Giai đoạn (GĐ) 5-8 tuần tuổi<br />
Được bố trí trên 150 con gà Sao đầu tuần tuổi thứ 5 theo thể thức hoàn<br />
toàn ngẫu nhiên gồm 5 NT tương ứng với 5 mức ME trong KP (2.800;<br />
2.900; 3.000; 3.100; 3.200 kcal/kg DM thức ăn) với cùng mức 20% CP.<br />
Mỗi NT được lặp lại 3 lần. Mỗi đơn vị TN có 10 con gà Sao. Thành phần<br />
hóa học (TPHH) và giá trị năng lượng trao đổi (ME) của các KP TN được<br />
trình bày qua Bảng 3.5.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Bảng 3.5: TPHH và giá trị ME của các KP GĐ 5–8 tuần tuổi (% DM)<br />
Nghiệm thức<br />
Chỉ tiêu (%)<br />
ME2800 ME2900 ME3000 ME3100 ME3200<br />
DM 89,9 89,5 89,1 88,7 88,4<br />
OM 87,5 88,6 89,8 90,9 91,8<br />
CP 20,0 20,0 20,0 20,0 20,0<br />
EE 12,1 11,2 10,2 9,14 8,29<br />
CF 6,48 5,77 5,03 4,25 3,62<br />
NDF 21,4 20,2 18,6 17,1 16,2<br />
ME 2.800 2.900 3.000 3.100 3.200<br />
ME2800; ME2900; ME3000; ME3100; ME3200: nghiệm thức có mức năng lượng trao đổi tương<br />
ứng là 2.800; 2.900; 3.000; 3.100 và 3.200 kcal/kg DM thức ăn.<br />
<br />
Giai đoạn 9-14 tuần tuổi<br />
Được bố trí trên 150 con gà Sao đầu tuần tuổi thứ 9 theo thể thức hoàn<br />
toàn ngẫu nhiên gồm 5 NT tương ứng với 5 mức ME trong KP (2.900;<br />
3.000; 3.100; 3.200; 3.300 kcal/kg DM thức ăn) với cùng mức 18% CP.<br />
Mỗi NT được lặp lại 3 lần, mỗi đơn vị TN có 10 con gà Sao.<br />
Bảng 3.6: TPHH và giá trị ME của các KP TN GĐ 9-14 tuần tuổi (% DM)<br />
Chỉ tiêu (%) Nghiệm thức<br />
ME2900 ME3000 ME3100 ME3200 ME3300<br />
DM 89,4 89,1 88,7 88,3 87,9<br />
OM 89,0 90,0 91,3 92,5 93,6<br />
CP 18,0 18,0 18,0 18,0 18,0<br />
EE 10,8 10,0 8,87 7,94 6,98<br />
CF 5,80 5,17 4,32 3,60 2,88<br />
NDF 20,0 19,1 17,1 15,7 14,3<br />
ME 2.900 3.000 3.100 3.200 3.300<br />
ME2900; ME3000; ME3100; ME3200; ME3300: nghiệm thức có mức năng lượng trao đổi tương<br />
ứng là 2.900; 3.000; 3.100; 3.200 và 3.300 kcal/kg DM thức ăn.<br />
<br />
Thí nghiệm tiêu hoá<br />
Là cơ sở để bổ sung cho kết luận của TN nuôi sinh trưởng trong TN3.<br />
TN được tiến hành ở 2 giai đoạn 8 và 10 tuần tuổi. Bố trí TN tương tự như<br />
TN nuôi sinh trưởng, nhưng mỗi đơn vị TN có 4 con gà Sao. Thời gian và<br />
cách tiến hành thu mẫu tương tự như TN1.<br />
Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng các mức lysine và methionine trong khẩu<br />
phần đến tăng trọng, chất lượng quầy thịt, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất<br />
và acid amin của gà Sao nuôi lấy thịt ở giai đoạn tăng trưởng.<br />
Gồm TN nuôi sinh trưởng và TN tiêu hóa.<br />
7<br />
TN nuôi sinh trưởng<br />
Giai đoạn 5-8 tuần tuổi<br />
Được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 6 NT tương ứng<br />
với 6 KP TN. Mỗi NT được lặp lại 3 lần. Mỗi đơn vị TN có 10 con gà Sao<br />
đầu tuần tuổi thứ 5. Các NT bao gồm:<br />
Nghiệm thức 1,04L0,46M: KP của NT này có 20% CP, không bổ sung<br />
Lys và Met tổng hợp vào KP. KP có 1,04% Lys và 0,46% Met.<br />
Nghiệm thức 0,91L0,40M: KP của là NT này có 17% CP, không bổ<br />
sung Lys và Met tổng hợp vào KP. KP có 0,91% Lys và 0,40% Met.<br />
Nghiệm thức 1,10L0,45M: KP của NT này có 17% CP, có bổ sung<br />
Lys và Met tổng hợp vào KP. KP có 1,10% Lys và 0,45% Met.<br />
Nghiệm thức 1,10L0,55M: KP của NT này có 17% CP, có bổ sung<br />
Lys và Met tổng hợp vào KP. KP có 1,10% Lys và 0,45% Met.<br />
Nghiệm thức 1,40L0,45M: KP của NT này có 17% CP, có bổ sung<br />
Lys và Met tổng hợp vào KP. KP có 1,40% Lys và 0,55% Met.<br />
Nghiệm thức 1,40L0,55M: KP của NT này có là 17% CP, có bổ sung<br />
Lys và Met tổng hợp vào KP. KP có 1,40% Lys và 0,55% Met.<br />
Thực liệu trong KP gồm tấm gạo; bắp; cám gạo; bột cá biển; đậu nành<br />
hạt; DCP; lysine và methionine tổng hợp (tùy theo KP). Thành phần hóa<br />
học (TPHH) và giá trị năng lượng trao đổi (ME) của khẩu phần TN được<br />
trình bày qua Bảng 3.7.<br />
Bảng 3.7: TPHH và giá trị ME của các KP TN GĐ 5–8 tuần tuổi (% DM)<br />
Chỉ tiêu, % Nghiệm thức<br />
1,04L 0,91L 1,10L 1,10L 1,40L 1,40L<br />
0,46M 0,40M 0,45M 0,55M 0,45M 0,55M<br />
DM 91,2 90,0 90,1 90,2 90,3 90,3<br />
OM 89,3 89,7 89,4 89,3 89,0 88,9<br />
CP 20,0 17,0 17,0 17,0 17,0 17,0<br />
EE 9,36 7,53 7,52 7,53 7,53 7,53<br />
CF 5,69 4,72 4,72 4,73 4,74 4,74<br />
NDF 17,4 16,2 16,4 16,5 16,8 16,9<br />
Lys 1,04 0,91 1,10 1,10 1,40 1,40<br />
Met 0,46 0,40 0,45 0,55 0,45 0,55<br />
ME (kcal/kg DM) 3.098 3.101 3.099 3.099 3.101 3.100<br />
<br />
<br />
8<br />
Giai đoạn 9–14 tuần tuổi<br />
Có tổng cộng 180 con gà Sao được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu<br />
nhiên từ đàn gà giai đoạn 5–8 tuần tuổi. TN có 6 NT tương ứng với 6 KP<br />
TN có các mức Lys và Met khác nhau. Mỗi NT được lặp lại 3 lần. Mỗi<br />
đơn vị TN có 10 con gà Sao đầu tuần tuổi thứ 9. Các NT bao gồm:<br />
Nghiệm thức 0,98L0,43M: KP của NT này có 18% CP, không bổ sung<br />
Lys và Met tổng hợp vào KP. KP có 0,98% Lys và 0,43% Met.<br />
Nghiệm thức 0,80L0,37M: KP của NT này có 15% CP, không bổ sung<br />
Lys và Met tổng hợp vào KP. KP có 0,80% Lys và 0,37% Met.<br />
Nghiệm thức 0,90L0,40M: KP của NT này có 15% CP, có bổ sung Lys<br />
và Met tổng hợp vào KP. KP có 0,90% Lys và 0,40% Met.<br />
Nghiệm thức 0,90L0,50M: KP của NT này có 15% CP, có bổ sung Lys<br />
và Met tổng hợp vào KP. KP có 0,90% Lys và 0,50% Met.<br />
Nghiệm thức 1,20L0,40M: KP của NT này có 15%, có bổ sung Lys và<br />
Met tổng hợp vào KP. KP có 1,20% Lys và 0,40% Met.<br />
Nghiệm thức 1,20L0,50M: KP của NT này có 15% CP, có bổ sung Lys<br />
và Met tổng hợp vào KP. KP có 1,20% Lys và 0,50% Met.<br />
Bảng 3.8: Thành phần hóa học và giá trị năng lượng trao đổi của các KP<br />
trong thí nghiệm giai đoạn 9–14 tuần tuổi (% DM)<br />
Chỉ tiêu, % Nghiệm thức<br />
0,98L 0,80L 0,90L 0,90L 1,20L 1,20L<br />
0,43M 0,37M 0,40M 0,50M 0,40M 0,50M<br />
DM 89,9 89,2 89,3 89,3 89,4 89,4<br />
OM 90,9 91,7 91,5 91,4 91,1 91,0<br />
CP 18,0 15,0 15,0 15,0 15,0 15,0<br />
EE 7,38 6,26 6,27 6,27 6,26 6,27<br />
CF 4,46 4,14 4,15 4,15 4,15 4,16<br />
NDF 15,0 14,7 14,8 14,9 15,1 15,2<br />
Lys 0,98 0,80 0,90 0,90 1,20 1,20<br />
Met 0,43 0,37 0,40 0,50 0,40 0,50<br />
ME (kcal/kg DM) 3.199 3.200 3.200 3.201 3.199 3.199<br />
Thí nghiệm tiêu hoá<br />
Thí nghiệm được tiến hành ở 2 giai đoạn 8 và 10 tuần tuổi, bố trí TN<br />
tương tự như TN nuôi sinh trưởng, nhưng mỗi đơn vị TN có 4 con gà Sao.<br />
<br />
9<br />
Thời gian thu mẫu thức ăn và mẫu chất thải là 5 ngày cho mỗi giai đoạn.<br />
Thí nghiệm 5: Đánh giá các phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa các<br />
dưỡng chất và acid amin ở gà Sao giai đoạn tăng trưởng<br />
TN được bố trí trên 60 con gà Sao đầu tuần tuổi thứ 10 theo thể thức<br />
hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 NT tương ứng với 3 phương pháp xác định<br />
TLTH (THTP, THCMT và THHT), mỗi NT có 5 lần lặp lại. Mỗi đơn vị<br />
TN có 4 con gà Sao. TN được tiến hành trong 3 tuần tương tự như TN1.<br />
Bảng 3.9: Thành phần hoá học và giá trị ME của KP TN 5 (% DM)<br />
Chỉ tiêu Giá trị (%) Chỉ tiêu Giá trị (%)<br />
DM 88,8 NDF 12,5<br />
OM 93,7 ADF 5,22<br />
CP 18,0 Lys 1,20<br />
EE 4,98 Met 0,38<br />
CF 3,40 ME (kcal/kg DM) 3.200<br />
Các chỉ tiêu theo dõi trong TN tiêu hoá của TN 1, 2, 3, 4 và 5 gồm: vật<br />
chất khô (DM), khoáng tổng sổ (Ash), protein thô (CP), béo thô (EE), xơ<br />
thô (CF), xơ trung tính (NDF), xơ acid (ADF) của mẫu thức ăn ăn vào,<br />
mẫu thức ăn thừa và mẫu chất thải, lượng thức ăn tiêu thụ, tỷ lệ tiêu hóa<br />
(TLTH) các chất dinh dưỡng, lượng nitơ tích lũy.<br />
Các chỉ tiêu theo dõi trong TN nuôi sinh trưởng: của TN3, TN4 gồm:<br />
lượng thức ăn, các dưỡng chất tiêu thụ, khối lượng cơ thể (KLCT), tăng<br />
khối lượng cơ thể (TKLCT), hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR), các chỉ tiêu<br />
thành phần thân thịt, thành phần dưỡng chất của thịt gà, hiệu quả kinh tế.<br />
3.2 Phương pháp xử lý số liệu<br />
Tất cả số liệu được xử lý sơ bộ bằng phần mềm Microsoft Excel (2010)<br />
và phân tích phương sai (ANOVA) theo mô hình tuyến tính tổng quát<br />
(GLM) trên phần mềm Minitab 16 (2010). Tukey test được sử dụng để so<br />
sánh giá trị trung bình của các NT và Paired T-test được sử dụng để so<br />
sánh các giá trị trung bình ở 2 giai đoạn tuổi. Các giá trị trung bình được<br />
xem là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi giá trị P