intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Phát triển nhân lực tại Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam

Chia sẻ: Lê Công Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

111
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Phát triển nhân lực tại Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam" được nghiên cứu với mục đích nhằm đánh giá thực trạng phát triển nhân lực tại Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2006.- 2014 và đề xuất giải pháp phát triển nhân lực tại Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Phát triển nhân lực tại Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> NGUYỄN THỊ MAI PHƯƠNG<br /> <br /> ph¸t triÓn nh©n lùc t¹i tËp ®oµn<br /> c«ng nghiÖp than - kho¸ng s¶n viÖt nam<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN<br /> <br /> Mã số : 62 31 05 01<br /> <br /> HÀ NỘI - 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thơm<br /> <br /> Phản biện 1:.........................................................<br /> .........................................................<br /> <br /> Phản biện 2:.........................................................<br /> .........................................................<br /> <br /> Phản biện 3:.........................................................<br /> .........................................................<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br /> họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 20...<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và<br /> Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) là doanh<br /> nghiệp nhà nước đầu tiên được chuyển đổi hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinh<br /> tế (TĐKT). Hoạt động của Tập đoàn luôn đạt hiệu quả, tạo sự tăng trưởng về<br /> doanh thu, lợi nhuận, làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo công ăn<br /> việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, sự phát triển của Tập đoàn chưa tương<br /> xứng với vị trí, vai trò, tiềm năng là một doanh nghiệp nhà nước lớn, có vị trí<br /> trọng yếu trong nền kinh tế đất nước. Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, cả<br /> khách quan và chủ quan, song nguyên nhân cơ bản nhất nằm ở yếu tố con người nhân lực. Tập đoàn vẫn chưa thực hiện có hiệu quả quy hoạch PTNL đã được xây<br /> dựng; sự bất hợp lý, mất cân đối giữa phát triển về cơ cấu, số lượng và chất lượng;<br /> còn thiếu những cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút, đào tạo, bồi dưỡng và sử<br /> dụng nhân lực, nhất là nhân lực có chất lượng cao, cũng như các chính sách hấp<br /> dẫn để giữ chân người lao động.<br /> Đặc biệt, trong thời gian tới, thực hiện đề án tái cơ cấu TKV, với định hướng<br /> từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu trong đó tập trung phát triển các mỏ hầm lò<br /> cơ giới hóa hiện đại; thực hiện chế biến sâu than, khoáng sản để tạo ra các sản phẩm<br /> có giá trị gia tăng cao; từ xuất khẩu chuyển sang nhập khẩu than... thì tình trạng<br /> thiếu nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân lực hầm lò, nhân lực có khả năng làm<br /> việc ở nước ngoài lại càng trầm trọng. Thêm vào đó, trong bối cảnh hội nhập, hợp<br /> tác sâu rộng và toàn diện, nhất là từ năm 2015 công nhân có tay nghề cao sẽ được tự<br /> do di chuyển trong Cộng đồng ASEAN, thì việc giữ chân thợ bậc cao sẽ là thách<br /> thức lớn đối với các TĐKT nói chung và TKV nói riêng.<br /> Vì vậy, đề tài: “Phát triển nhân lực tại Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam”, được chọn nghiên cứu cho luận án tiến sỹ kinh tế, chuyên<br /> ngành kinh tế phát triển.<br /> 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu<br /> 2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng PTNL tại TKV giai đoạn 2006<br /> - 2014 và đề xuất giải pháp PTNL tại TKV đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.<br /> 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> - Hệ thống hóa, làm rõ thêm cơ sở lý luận về PTNL tại TĐKT.<br /> - Khảo cứu kinh nghiệm PTNL tại một số TĐKT trong và ngoài nước để rút ra<br /> bài học cho PTNL tại TKV.<br /> <br /> 2<br /> <br /> - Phân tích, đánh giá thực trạng PTNL tại TKV giai đoạn 2006 - 2014 trên cơ<br /> sở lý luận đã xây dựng.<br /> - Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm PTNL tại TKV đến<br /> năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận án là PTNL tại TKV. Cụ thể là luận án tập<br /> trung nghiên cứu sự chuyển biến về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực đáp ứng<br /> yêu cầu sản xuất kinh doanh (SXKD) tại TKV; sự nâng cao trình độ nghề nghiệp, cải<br /> thiện đời sống cho nhân lực và nâng cao năng suất lao động của TKV.<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> - Nghiên cứu sinh (NCS) chủ yếu tập trung nghiên cứu PTNL ở ngành công<br /> nghiệp than, còn nhân lực các bộ phận khác của TKV chỉ được đề cập trong chừng<br /> mực nhất định nhằm làm rõ hơn về PTNL tại TKV.<br /> - NCS tập trung nghiên cứu về nâng cao chất lượng nhân lực ở khía cạnh kỹ<br /> năng và kiến thức, vấn đề thể lực và tâm lực chỉ nghiên cứu ở một chừng mực nhất<br /> định nhằm làm sáng rõ thêm thực trạng PTNL tại Tập đoàn.<br /> - NCS tập trung nghiên cứu thực trạng PTNL tại TKV từ năm 2006 đến năm<br /> 2014; đưa ra định hướng, mục tiêu và các giải pháp PTNL tại Tập đoàn đến năm<br /> 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.<br /> 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án<br /> 4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn<br /> - Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng<br /> Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, cơ chế chính sách của Nhà nước<br /> về phát triển con người, nguồn nhân lực cùng với các lý thuyết khác về PTNL, đồng<br /> thời kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu về vấn đề này trong các<br /> công trình khoa học đã được công bố.<br /> - Cơ sở thực tiễn: Đề tài dựa trên kết quả nghiên cứu về PTNL tại một số tập<br /> đoàn kinh tế cả trong và ngoài nước; kết quả nghiên cứu về thực trạng PTNL tại TKV<br /> giai đoạn 2006 - 2014.<br /> 4.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> - Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng:<br /> NCS sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là phương<br /> pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh... Đặc biệt để có thêm các thông tin, tư<br /> liệu nhằm đánh giá quá trình tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ đối<br /> <br /> 3<br /> <br /> với công nhân làm việc trong lĩnh vực khai thác và sàng tuyển than, NCS tiến hành<br /> một cuộc điều tra khảo sát 500 công nhân làm việc tại: Tổng công ty Công nghiệp mỏ<br /> Việt Bắc; Công ty Đầu tư thương mại và Dịch vụ - Vinacomin (Xí nghiệp khai thác<br /> than Quảng Ninh), công ty cổ phần Than Đèo Nai; công ty than Cao Sơn; công ty<br /> than Mông Dương.<br /> Cụ thể các phương pháp được sử dụng trong các chương như sau: Chương 1,<br /> chủ yếu sử dụng phương pháp hệ thống hóa, phân tích để đánh giá về quan điểm<br /> của các học giả trong nước cũng như trên thế giới về PTNL nói chung, PTNL tại<br /> TĐKT nói riêng. Qua đó, rút ra những vấn đề đã được nghiên cứu và các vấn đề cần<br /> nghiên cứu bổ sung và nghiên cứu mới về PTNL tại TĐKT; Chương 2, chủ yếu sử<br /> dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa để đưa ra những khái niệm<br /> cốt lõi và luận giải những vấn đề cơ bản về PTNL tại TĐKT. Đồng thời, sử dụng<br /> phương pháp khảo cứu kinh nghiệm của một số tập đoàn kinh tế về PTNL tại tập<br /> đoàn và rút ra bài học cho TKV; Chương 3, chủ yếu sử dụng các phương pháp điều<br /> tra, khảo sát, phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp,… nhằm đánh giá về PTNL tại<br /> TKV giai đoạn 2006 - 2014; Chương 4, sử dụng phương pháp khái quát hóa những<br /> vấn đề đã nghiên cứu ở chương 2, chương 3 cùng với đánh giá, dự báo về PTNL tại<br /> TKV để đề xuất định hướng, giải pháp PTNL tại TKV đến năm 2020 và tầm nhìn<br /> đến năm 2030.<br /> - Nguồn thông tin nghiên cứu<br /> + Nguồn thông tin thứ cấp: thông tin khoa học trong các công trình nghiên cứu<br /> về PTNL trong và ngoài nước; thông tin và số liệu thống kê của các cơ quan nghiên<br /> cứu, cơ quan quản lý của tỉnh Quảng Ninh, của TKV.<br /> + Nguồn thông tin sơ cấp: thông tin và số liệu thu thập qua điều tra bằng<br /> phương pháp bảng hỏi dành cho 500 người làm việc tại TKV.<br /> 5. Đóng góp mới của luận án<br /> - Làm sáng rõ hơn cơ sở lý luận về PTNL tại TĐKT.<br /> - Đánh giá đúng thực trạng PTNL tại TKV giai đoạn 2006-2014.<br /> - Đề xuất giải pháp PTNL tại TKV đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.<br /> - Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho TKV, các đơn vị<br /> thành viên của TKV và các cán bộ nghiên cứu.<br /> 6. Kết cấu của luận án<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học đã được<br /> công bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,<br /> luận án gồm 4 chương, 12 tiết.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1