Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Quá trình Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế hàng hóa từ 1996 đến năm 2011
lượt xem 6
download
Luận án nhằm hệ thống hóa chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng về phát triển kinh tế hàng hóa (KTHH), qua đó khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự phát triển KTHH trong chiến lược phát triển KT-XH của đất nước; rút ra những nhận xét, đánh giá kết quả Đảng lãnh đạo phát triển KTHH; đúc kết một số kinh nghiệm lịch sử vận dụng vào giai đoạn mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Quá trình Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế hàng hóa từ 1996 đến năm 2011
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THƠM §¶NG CéNG S¶N VIÖT NAM L·NH §¹O PH¸T TRIÓN KINH TÕ HµNG H¶I Tõ N¡M 1996 §ÕN N¡M 2011 Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số : 62 22 03 15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
- HÀ NỘI 2015 Luận án được hoàn thành tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học : 1. PGS. TS Đoàn Ngọc Hải 2. TS. Nguyễn Thành Vinh Phản biện 1: ………………………………………. . ………………………………………… Phản biện 2: ……………………………………….. ……………………………………….. Phản biện 3: ……………………………………….. ………………………………………... Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi……giờ……ngày……tháng…….năm 2015
- Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xuất phát từ vị trí, vai trò của kinh tế biển, kinh tế hàng hải (KTHH) trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội (KTXH), củng cố quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Từ điều kiện tự nhiên, KTXH của vùng biển Việt Nam, thực trạng phát triển ngành Hàng hải Việt Nam (HHVN), từ xu thế chung của các nước trong khu vực và trên thế giới. Thế kỷ XXI là thế kỷ của đại dương, tất cả các quốc gia có biển đều quan tâm đến biển, phát triển kinh tế biển, làm giàu từ biển. Trong đó KTHH giữ vai trò đặc biệt quan trọng của kinh tế biển. Nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạo phát triển KTHH từ 1996 đến năm 2011, nhằm khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với KTHH; đưa ra những nhận xét, đánh giá về ưu điểm, hạn chế trong phát triển KTHH; đúc rút kinh nghiệm lịch sử, vận dụng vào hiện thực là việc làm cần thiết. Với ý nghĩa đó nghiên cứu sinh chọn đề tài trên làm Luận án tiến sỹ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm sáng tỏ quá trình Đảng lãnh đạo phát triển KTHH từ năm 1996 đến năm 2011; đúc kết một số kinh nghiệm để vận dụng vào phát triển KTHH trong thời kỳ mới đạt kết quả cao hơn. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ yêu cầu khách quan Đảng lãnh đạo phát triển KTHH từ năm 1996 đến năm 2011. Phân tích, luận giải làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về phát triển KTHH qua 2 giai đoạn: 1996 2001 và 2001 2011.
- 2 Đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân từ quá trình Đảng lãnh đạo phát triển KTHH; trên cơ sở đó, đúc rút một số kinh nghiệm để vận dụng vào phát triển KTHH trong giai đoạn mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng về phát triển KTHH từ năm 1996 đến năm 2011. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về phát triển KTHH từ năm 1996 đến năm 2011. Trong khuôn khổ luận án, nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng về phát triển KTHH trên ba lĩnh vực chủ yếu: Công nghiệp đóng tàu, vận tải biển, cảng và dịch vụ cảng biển. Về thời gian: Nghiên cứu quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển KTHH từ năm 1996 đến năm 2011. Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi cả nước, tập trung chủ yếu ở các vùng có KTHH phát triển. 4. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế, tập trung về phát triển kinh tế biển, KTHH. 4.2. Nguồn tư liệu Các văn kiện, nghị quyết, chính sách, chỉ thị, hướng dẫn của Đảng, Nhà nước; các văn bản của Bộ Giao thông vận tải, các cơ quan và các đơn vị liên quan đến hàng hải thuộc Bộ Giao thông vận tải. Các văn bản của các địa phương về phát triển kinh tế biển, kinh tế hàng hải. Các sách chuyên khảo, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học, kỷ yếu hội thảo khoa học đã công bố có liên quan đến kinh tế biển, KTHH được coi là nguồn tư liệu tham khảo có giá trị giúp cho việc hoàn thành các nội
- 3 dung nghiên cứu của luận án. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic và kết hợp chặt chẽ hai phương pháp đó là chủ yếu, đồng thời còn sử dụng một số phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh nhằm làm sáng tỏ những vấn đề luận án đặt ra cần phải giải quyết. 5. Đóng góp mới của luận án Hệ thống hóa chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng về phát triển KTHH, qua đó khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự phát triển KTHH trong chiến lược phát triển KTXH của đất nước. Rút ra những nhận xét, đánh giá kết quả Đảng lãnh đạo phát triển KTHH; đúc kết một số kinh nghiệm lịch sử vận dụng vào giai đoạn mới. Luận án là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng ở các học viện, trường đại học, cao đẳng trong cả nước. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, tổng quan, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 3 chương, 6 tiết. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Do vị trí và tầm quan trọng của KTHH trong nền kinh tế quốc dân, trong nhiều năm qua, nhiều cơ quan lãnh đạo, quản lý, các tổ chức, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, được phân thành các nhóm sau: 1.1. Các công trình nghiên cứu về biển, kinh tế biển
- 4 Nghiên cứu về biển, kinh tế biển có những công trình như: “Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam và Chiến lược phát triển bền vững” của Nguyễn Bá Diến; “Quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo” của Đặng Xuân Phương, Nguyễn Lê Tuấn; “Công ước Biển 1982 và Chiến lược biển của Việt Nam” của Nguyễn Hồng Thao, Đỗ Minh Thái, Nguyễn Thị Như Mai, Nguyễn Thị Hường; “Kinh tế biển Việt Nam: Tiềm năng, cơ hội và thách thức” của Nguyễn Văn Để; “Nền kinh tế các vùng ven biển của Việt Nam” của Thế Đạt; “Tiềm năng biển Việt Nam và chính sách hợp tác quốc tế về biển trong thập niên đầu thế kỷ XXI” của Nguyễn Thanh Minh; “Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam trong hội nhập quốc tế” của Phạm Ngọc Anh; “Phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển, hải đảo gắn với bảo vệ môi trường và an ninh quốc gia” của Nguyễn Đăng Đạo; “Tiềm năng và vấn đề đặt ra của kinh tế biển Việt Nam” của Phạm Đức Ngoan; “Việt Nam với mục tiêu phát triển kinh tế biển, đảo bền vững trong “thế kỷ của đại dương” của Trương Minh Tuấn; “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 1986 đến năm 2001” Luận văn thạc sĩ và “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 2001 đến năm 2011” Luận án tiến sĩ của Nguyễn Đức Phương; “Quá trình triển khai chính sách biển của Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2010” của Nguyễn Thanh Minh; “Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1996 đến năm 2010” Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Anh. Bên cạnh những công trình nghiên cứu của các học giả trong nước, còn có các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài như: “Sức mạnh biển đối với lịch sử thời kỳ 1660 1783” của Alfred Thayer Mahan, Phạm Nguyên Trường dịch; “Phân tích về địa lý chính trị cuộc xung đột và tranh chấp biên giới Việt Trung liên quan đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Nam Trung Hoa” của Peaun Medes Antunes; “Các đảo tranh chấp ở vùng biển Nam Trung Hoa, Hoàng Sa Trường Sa Pratas Bãi Maccelesfield”, công trình nghiên cứu của Viện nghiên cứu các vấn đề
- 5 châu Á tại Hamburg; “Quần đảo Trường Sa: Liệu có còn thích hợp khi tranh cãi về vấn đề chủ quyền”, công trình nghiên cứu của Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý (trường Đại học Tổng hợp Philippin); “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa: Thử phân tích lập luận của Việt Nam và Trung Quốc” của Từ Đặng Minh Thu; “Lập trường của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền trên hai hòn đảo Hoàng Sa, Trường Sa và luật pháp quốc tế” của Đào Văn Thụy; “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và sự sử dụng luật pháp quốc tế trong tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa” của Michael Bennett. Tổng quan các công trình nghiên ở trong nước cũng như nước ngoài về biển và kinh tế biển cho thấy: Nội dung đề cập tới nhiều vấn đề về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng ở trong nước và ở khu vực Biển Đông. Trong đó, tập trung vào hai vấn đề chính là phát triển kinh tế biển và vấn đề chính trị ở khu vực Biển Đông, nơi Việt Nam được coi là quốc gia có một phần diện tích rộng lớn ở khu vực này, với một nguồn lợi mà Biển Đông đem lại cho Việt Nam là vô cùng to lớn. Do đó, phát triển kinh tế biển cùng với việc ổn định chính trị ở Biển Đông là một việc hết sức quan trọng, không chỉ đối với Việt Nam mà đối với tất cả các nước trong khu vực. 1.2. Các công trình nghiên cứu về kinh nghiệm của các quốc gia phát triển kinh tế biển trên thế giới Các công trình nghiên cứu liên quan đến kinh nghiệm của các quốc gia phát triển kinh tế biển trên thế giới như: “Lịch sử kinh tế c ủa các nước đảo trên thế giới” của Thế Đạt; “Chiến lược phát triển kinh tế ven biển Trung Quốc” của Đoàn Văn Trường; “Xây dựng hành lang kinh tế biển một trong những mục tiêu Chiến lược biển của Trung Qu ốc trong tương lai” và “Chiến lược kinh tế biển c ủa H ợp ch ủng qu ốc Hoa Kỳ” của Ngọc Hiền; “Kinh nghiệm của ASEAN trong vi ệc phát triển dịch vụ vận tải biển” của Nguyễn Tương; “Thẩm quyến thần kỳ hiện
- 6 đại hóa quốc tế hóa” của Đoàn Văn Trường; “Những kinh nghiệm phát triển cảng biển của Nhật Bản” Đề án của Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải. Tổng quan các công trình nghiên cứu về kinh nghiệm của các quốc gia phát triển kinh tế biển trên thế giới cho thấy: Nội dung chủ yếu tập trung vào việc giải thích lý do tại sao các quốc gia trên thế giới lại có sự phát triển thần kỳ về kinh tế biển, nền tảng cũng như yếu tố tự nhiên là những điều kiện cần thiết giúp các quốc gia trên tận dụng lợi thế của mình để sớm phát triển kinh tế biển, KTHH. Với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế biển, các quốc gia như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản…, đã sớm xây dựng thành công chiến lược biển cho riêng mình và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Thành công của các nước trong phát triển kinh tế biển, đang là bài toán khiến Việt Nam phải tích cực hơn cho con đường phát triển kinh tế biển của đất nước trong tương lai. 1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế hàng hải Các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế hàng hải, điển hình như: “Quy hoạch cảng biển Việt Nam cần tính khoa học và đồng bộ” của Nguyễn Ngọc Huệ; “Vinashin và Chiến lược kinh tế biển” của Nguyễn Đức Ngọc; “Phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam” của Đặng Đình Đào; “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ phục vụ hoạt động của các cảng biển trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2010 đến năm 2020” của Trần Văn Hiếu; “Nghiên cứu các giải pháp tăng năng lực cạnh tranh của ngành Hàng hải Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế” của Đinh Ngọc Viện; “Hoàn thiện hạch toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh vận tải biển tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam” của Nguyễn Thị Minh Châm; “Thu hút vốn đầu tư nước ngoài phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam Thực trạng và giải pháp” của Trần Đào Diệu Linh; “Nghiên cứu các giải pháp về vốn để phát
- 7 triển đội tàu vận tải biển nòng cốt của Việt Nam” của Vũ Trụ Phi; “Nghiên cứu khai thác nguồn vốn đầu tư để hiện đại hóa đội tàu biển Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước của Tổng Công ty HHVN. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp tới kinh tế hàng hải cho thấy: Các công trình đã khái quát, làm rõ KTHH bao gồm nhiều lĩnh vực, trong đó quan trọng nhất là đóng tàu, vận tải biển, cảng và dịch vụ cảng biển. Các công trình đã làm rõ vị trí, vai trò KTHH, yêu cầu khách quan phát triển KTHH. Một số công trình có đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng về phát triển KTHH nhưng ở từng lĩnh vực và địa phương cụ thể. Có một số công trình nghiên cứu đề xuất chủ trương, giải pháp phát triển KTHH, đảm bảo cho KTHH phát triển mạnh, đủ sức hội nhập với ngành Hàng hải thế giới. 2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án cho thấy, các công trình nghiên cứu ở cả trong nước và ngoài nước, dưới nhiều góc độ khác nhau, đã đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến đề tài luận án. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học Lịch sử Đảng, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ, hệ thống về quá trình Đảng lãnh đạo phát triển KTHH từ năm 1996 đến năm 2011. Đây chính là những vấn đề nghiên cứu sinh lựa chọn, tập trung nghiên cứu trong luận án. 3. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT Làm rõ yêu cầu khách quan Đảng lãnh đạo phát triển KTHH (1996 2011). Phân tích và luận giải làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo phát triển KTHH của Đảng (1996 2011) nhằm tập trung vào ba lĩnh vực chủ yếu: Công nghiệp đóng tàu, vận tải biển, cảng và dịch vụ cảng biển. Đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quá trình Đảng lãnh đạo phát triển KTHH trên một số lĩnh vực chủ yếu từ năm 1996 đến năm 2011.
- 8 Đúc kết những kinh nghiệm lịch sử để vận dụng vào hiện thực. Chương 1 ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2001 1.1. YÊU CẦU KHÁCH QUAN ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI (1996 2001) 1.1.1. Vị trí, vai trò kinh tế biển, kinh tế hàng hải Kinh tế biển có vị trí, vai trò quan trọng trong sự phát triển KTXH của đất nước, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển. Biển góp phần giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển; tăng cường quốc phòng, an ninh bảo vệ độc lập chủ quyền đất nước. Hiện nay, KTHH đứng vị trí thứ hai trong các ngành kinh tế biển (sau khai thác chế biến dầu khí), nhưng theo dự báo đến sau năm 2020, KTHH sẽ vươn lên đứng vị trí thứ nhất, đây sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy sự phát triển KTXH nói chung, kinh tế biển nói riêng. KTHH phát triển góp phần mở rộng quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới; nâng cao vị thế kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế; góp phần củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, giữ vững độc lập toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. 1.1.2. Biển, đảo và bờ biển Việt Nam tác động đến phát triển kinh tế hàng hải Việt Nam giáp với Biển Đông ở cả ba phía: Đông, Nam và Tây Nam. Các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam là một phần Biển Đông trải dọc theo bờ biển dài khoảng 3.260km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, với nhiều bãi biển đẹp như: Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Cam Ranh,
- 9 Vũng Tàu…, cứ 100km2 lãnh thổ đất liền, có 1km bờ biển, tỷ lệ này cao gấp 6 lần tỷ lệ trung bình của thế giới (600km2 đất liền có 1km bờ biển). Biển Việt Nam rất giàu tiềm năng, có vị trí địa kinh tế chính trị quân sự vô cùng quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của Việt Nam, mà còn đối với cả khu vực và thế giới. Xét trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, biển còn có vị trí, vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế biển, KTHH, góp phần thúc đẩy sự phát triển KTXH của đất nước, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển. 1.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế hàng hải Việt Nam trước năm 1996 Năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 239/HĐBT về việc thành lập Cục Hàng hải Việt Nam (Cục HHVN). Cục HHVN ra đời với trọng trách thay mặt Nhà nước quản lý về mặt nhà nước chuyên ngành hàng hải trên phạm vi cả nước. Năm 1993, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 03/NQTW về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt. Tháng 8/1993, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 399/TTg về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt. Trong đó chỉ rõ: Vị trí và đặc điểm địa lý của Việt Nam, cùng với bối cảnh phức tạp trong vùng vừa tạo điều kiện, vừa đòi hỏi Việt Nam phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và môi trường sinh thái biển, phấn đấu trở thành một nước mạnh về biển”, việc nhấn mạnh trở thành một nước mạnh về kinh tế biển là mục tiêu chiến lược xuất phát từ yêu cầu và điều kiện khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Từ chủ trương và sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng, trong những năm (1993 1996). Ngành HHVN đã có những bước chuyển biến vượt bậc, và đạt được nhiều kết quả trong phát triển KTHH trên một số lĩnh vực chủ yếu: Công nghiệp đóng tàu, vận tải biển, cảng và dịch vụ cảng biển. Qua đó, khẳng định vị trí và tầm quan trọng của KTHH trong chiến lược phát triển KTXH của đất nước. Nhưng cho đến nay, kinh tế biển, KTHH phát
- 10 triển chưa thực sự xứng tầm với vị thế của một quốc gia có thế mạnh về biển như Việt Nam. 1.1.4. Yêu cầu mới về phát triển kinh tế hàng hải trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1996 2001) Sau 10 năm tiến hành đổi mới, kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực trong đó có ngành Hàng hải như: Việt Nam đã chú trọng khai thác các tiềm năng và thế mạnh sẵn có từ biển để phục vụ cho công cuộc phát triển KTXH; khai thác dầu khí, thuỷ sản, du lịch, đóng tàu, vận tải biển… đã trở thành những ngành kinh tế quan trọng, có sức tăng trưởng mạnh. Ngành HHVN đã có những bước chuyển đổi cơ bản, tích luỹ được kinh nghiệm và tạo ra cơ sở vật chất ban đầu tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài và hợp tác quốc tế thành công giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,HĐH) đất nước, đòi hỏi ngành HHVN phải có sự đổi mới mạnh mẽ để theo kịp với xu thế hội nhập quốc tế. Yêu cầu hiện đại hoá, chuyên dùng hoá đội tàu biển; tập trung xây dựng các cụm cảng chiến lược; phát triển công nghiệp cơ khí sửa chữa và đóng mới tàu biển, container, dàn khoan; tổ chức, sắp xếp lại các cơ sở dịch vụ hàng hải và triển khai các hoạt động quản lý nhà nước chuyên ngành thích hợp là những yêu cầu cấp thiết, góp phần đưa Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển mạnh về kinh tế biển. 1.2. CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI (1996 2001) 1.2.1. Chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế hàng hải Sau khi Nghị quyết 03/NQTW (1993) của Bộ Chính trị ra đời. Ngày 22/9/1997, Bộ Chính trị ra Chỉ thị 20CT/TW về kinh tế biển, đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ biển..., các văn kiện trên đã làm rõ chủ trương của Đảng về phát triển KTHH bao gồm những nội dung cơ bản sau: 1.2.1.1. Quan điểm chỉ đạo phát triển kinh tế hàng hải
- 11 Quy hoạch phát triển đội tàu quốc gia hoàn chỉnh có đủ số lượng và chất lượng cạnh tranh với đội tàu các nước trên thế giới. Xây dựng hệ thống cảng biển trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Công nghiệp đóng tàu chỉ nên tập trung vào các cụm công nghiệp đóng tàu nơi có lợi thế, chấm dứt sự đầu tư tràn lan. 1.2.1.2. Phương hướng phát triển kinh tế hàng hải 1. Xây dựng và phát triển KTHH với tốc độ nhanh, đồng bộ và có bước nhảy vọt nhằm đưa KTHH phát triển lớn mạnh, đủ khả năng thỏa mãn vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. 2. Ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại trong ngành Hàng hải. 3. Phát triển, đổi mới cơ cấu đội tàu theo hướng hiện đại hóa, trẻ hóa, chuyên dụng hóa phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thế giới. 4. Cải tạo, nâng cấp hệ thống cảng biển hiện có, đồng thời tập trung xây dựng một số cảng mới đảm bảo cho các tàu có trọng tải lớn, tàu chuyên dụng ra vào thuận lợi. 1.2.1.3. Nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế hàng hải Về phát triển hệ thống cảng biển. Tập trung xây dựng các cụm cảng ở ba khu vực: Bắc, Trung, Nam đáp ứng yêu cầu phát triển của KTHH. Về phát triển vận tải biển . Phát triển đội tàu biển quốc gia mạnh và hiện đại, có cơ cấu phù hợp, đủ năng lực vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu vận chuyển trong nước. Về sửa chữa, đóng mới tàu biển. Hình thành các cụm đóng tàu ở khu vực miền Bắc, miền Nam, miền Trung. Đảm bảo đến năm 2000, có khả năng sửa chữa các loại tàu biển, đóng mới các loại tàu chở hàng dời, hàng lỏng, container. 1.2.2. Quá trình chỉ đạo và kết quả phát triển kinh tế hàng hải của Đảng (1996 2001) 1.2.2.1. Chỉ đạo xây dựng hệ thống tổ chức quản lý nhà nước trong lĩnh vực hàng hải
- 12 Tháng 4/1995, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 250/QĐTTg tách Cục Hàng hải Việt Nam thành ba tổ chức độc lập gồm: + Cục hàng hải Việt Nam quản lý Nhà nước về hàng hải. + Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines có chức năng kinh doanh phát triển đội tàu biển. + Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin làm nhiệm vụ sửa chữa, đóng mới tàu biển. 1.2.2.2. Chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp đóng tàu 1.2.2.3. Chỉ đạo phát triển ngành vận tải biển 1.2.2.4. Chỉ đạo phát triển ngành cảng và dịch vụ cảng biển Trong những năm 1996 2001, KTHH Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ, đồng đều trên cả ba lĩnh vực: Đóng tàu, vận tải biển, cảng và dịch vụ cảng biển. Các lĩnh vực trên đều tăng về số lượng, nâng cao chất lượng phục vụ ngày càng đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa trong nước. KTHH thời kỳ này, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển KTXH của đất nước nói chung, kinh tế biển nói riêng. Do đó, ngày càng có vị trí quan trọng trong các ngành kinh tế biển Việt Nam, là ngành kinh tế mũi nhọn của kinh tế biển Việt Nam. Tiểu kết chương 1 Việt Nam là một quốc gia có vị trí đặc biệt thuân lợi cho việc phát triển kinh tế biển, KTHH. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bước hình thành quan điểm, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và đề ra các giải pháp có tính khả thi để phát triển KTHH (1996 2001) nhằm tập trung vào ba lĩnh vực chủ yếu: Công nghiệp đóng tàu, vận tải biển, cảng và dịch vụ cảng biển. Nhờ đó, KTHH ngày càng phát triển, giành được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển KTXH của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, KTHH cũng còn một số thiếu sót trong nhận thức và chỉ đạo thực hiện. Điều đó làm ảnh hưởng tới
- 13 chủ trương phát triển KTHH của Đảng. Những thiếu sót đó đã được Đảng sớm nhận rõ, từng bước điều chỉnh chủ trương, sự chỉ đạo khắc phục để KTHH tiếp tục phát triển trong những năm tiếp theo.
- 14 Chương 2 ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2011 2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI TRONG THẬP NIÊN ĐẦU CỦA THẾ KỶ XXI 2.1.1. Bối cảnh quốc tế Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, với nhịp độ ngày càng nhanh, có khả năng tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, có ảnh hưởng lớn tới mọi mặt đời sống KTXH của đất nướ c. Từ đó, đòi hỏi con người ngày càng phải nâng cao trình độ khoa học và công nghệ, toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế làm cho các nước ngày càng xích lại gần nhau, ph ụ thuộc l ẫn nhau nhi ều h ơn. Th ế k ỷ XXI là thế kỷ của đại dương, tất cả các nước có biển hay không có biển đều hướng ra biển trong đó có Việt Nam. 2.1.2. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đòi hỏi phát triển mạnh mẽ kinh tế hàng hải Sau 15 năm đổi mới đất nướ c (1986 2001), Vi ệt Nam b ước vào thế k ỷ XXI khi tình hình trong n ướ c và quốc tế có nhiều thuận lợi, c ơ hội lớn đan xen v ới nhi ều khó khăn, thách th ức. Th ế và lực của Việt Nam m ạnh h ơn nhi ều. Trong n ước, chính trị, xã hộ i ổn đị nh; quan hệ sản xuất đượ c đổ i mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực l ượ ng s ản xu ất; th ể ch ế kinh t ế th ị tr ường, định hướ ng XHCN b ướ c đầu hình thành và vận hành có hiệu quả; hệ th ống lu ật pháp, cơ ch ế chính sách từng bướ c đượ c cải thiện; quan h ệ kinh t ế, ngo ại giao đượ c mở rộng trên trườ ng qu ốc tế đã tạ o ra những tiền đề cần thiết cho s ự phát triển m ới c ủa đấ t nướ c.
- 15 Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra cho phát triển kinh tế biển, KTHH là một tất yếu, nhằm tạo nên nguồn lực to lớn, thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển nhanh, đúng với vai trò, vị trí của biển và kinh tế biển Việt Nam. 2.2. CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA, CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC HỘI NHẬP QUỐC TẾ 2.2.1. Chủ trương của Đảng đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hải trong thời kỳ mới Trong giai đoạn 2001 2011, những quan điểm chỉ đạo của Đảng trong phát triển KTHH từng bước được khẳng định, về cơ bản luôn được quán triệt và nhận thức ngày càng sâu sắc. Tuy nhiên, do tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những biến động; Biển Đông ngày càng trở nên phức tạp, cùng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam phải có những bước đổi mới trong tư duy chiến lược về biển, kinh tế biển của mình. Từ những vấn đề trên, tháng 2/2007, Hội nghị Ban Ch ấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư (khoá X) ra Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, xác định ba quan điểm chỉ đạo: Thứ nhất, Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả với tầm nhìn dài hạn. Thứ hai, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KTXH v ới b ảo đảm quốc phòng, an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng CNH,HĐH. Thứ ba, thu hút mọi nguồn lực để phát triển KTXH, bảo vệ môi trường biển trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa. Phát huy đầy đủ, có hiệu quả các nguồn lực bên trong, tranh th ủ h ợp tác quốc tế, thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Từ quan điểm đó, Đảng từng bước xác định phương hướng, mục
- 16 tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển KTHH phù hợp với thực tiễn Việt Nam, xu thế phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, làm rõ phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển ngành công nghiệp đóng tàu, vận tải biển, cảng và dịch vụ cảng biển từ năm 2001 đến năm 2011. 2.2.2. Quá trình chỉ đạo và kết quả phát triển kinh tế hàng hải của Đảng (2001 2011) Trong những năm 2001 2011, Đảng, Nhà nước tập trung chỉ đạo phát triển KTHH trên các lĩnh vực chủ yếu như sau: Chỉ đạo hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý nhà nước trong lĩnh vực hàng hải Chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp đóng tàu Chỉ đạo phát triển ngành vận tải biển Chỉ đạo phát triển ngành cảng, dịch vụ cảng Chỉ đạo xây dựng phát triển nguồn nhân lực ngành Hàng hải Chỉ đạo mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hàng hải Nhờ có chủ trương đúng đắn, sự chỉ đạo sát sao, kịp thời, trong những năm 2001 2011, KTHH đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Ngành đóng tàu đã sửa chữa được các loại tàu biển, đóng mới được nhiều tàu có trọng tải lớn, tàu chuyên dùng, tàu chở dầu, chở hàng dời, chở container. Ngành vận tải biển, đã xây dựng được đội tàu đáp ứng yêu cầu vận tải hàng hóa xuất, nhập khẩu. Đến năm 2011, đội tàu có 1.691 chiếc với tổng dung tích 4.494.551 GT, tổng trọng tải 7.464.269 DWT. Đội tàu Việt Nam xếp thứ 60/152 quốc gia có tàu, xếp thứ 4 trong 10 nước ASEAN. Đến năm 2011, Việt Nam đã đầu tư nguồn vốn lớn để nâng cấp, cải tạo xây dựng hệ thống cảng ở cả ba miền theo hướng hiện đại. Hệ thống cảng biển Việt Nam đã đón nhận 130.000 lượt tàu Việt Nam và nước ngoài ra vào, hàng hóa thông qua cảng biển đạt 286 triệu tấn. Việt Nam đã đào tạo được đội ngũ sỹ quan, thủy thủ, thuyền viên đáp ứng yêu cầu của Ngành và có khả năng xuất khẩu nguồn nhân lực ngành Hàng hải. Hợp tác quốc tế trên lĩnh vực hàng hải không ngừng phát triển. Vị thế, uy tín ngành
- 17 HHVN được nâng cao trên trường quốc tế. Tiểu kết chương 2 Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, tình hình thế giới có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp đã tác động đến Việt Nam, đến sự phát triển kinh tế nói chung, phát triển kinh tế biển trong đó có KTHH nói riêng. Nhưng với tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của Đảng, đã đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng phát triển KTHH trong điều kiện mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, KTHH trong 10 năm đầu của thế kỷ XXI (2001 2011) đã có những bước phát triển vượt bậc, đã xây dựng Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Bên cạnh đó, các quy hoạch tổng thể và chi tiết phát triển các ngành trong lĩnh vực hàng hải đã từng bước được thực hiện. Những kết quả trên, đã góp phần đưa đất nước phát triển vững bước tiến lên, hội nhập với khu vực và thế giới thành công. Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KTHH cũng còn một số những thiếu sót, bất cập trong việc lập quy hoạch, phân bổ nguồn lực, nguồn vốn…Tuy nhiên, những kết quả mà ngành HHVN đạt được từ năm 2001 đến năm 2011 là rất đáng ghi nhận, bước góp phần đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển và tiến tới trở thành một trung tâm KTHH mạnh của khu vực và thế giới trong tương lai. Chương 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 3.1. NHẬN XÉT QUÁ TRÌNH ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2011 3.1.1. Ưu điểm, nguyên nhân * Ưu điểm Về hoạch định chủ trương: Trên cơ sở bám sát thực tiễn Việt Nam, nhất là thực trạng KTHH Việt Nam, Đảng đã đánh giá đúng tình hình, chủ động hoạch định chủ trương, phương hướng phát triển KTHH.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 191 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 281 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 261 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 157 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 225 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 188 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 215 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 64 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 164 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng Cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2
38 p | 96 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 175 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn