HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
NGUYỄN THỊ THÚY<br />
<br />
QUÁ TRÌNH TẬP HỢP LỰC LƯỢNG<br />
TRONG PHONG TRÀO CỘNG SẢN QUỐC TẾ<br />
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2014<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN,<br />
CÔNG NHÂN QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC<br />
<br />
Mã số: 62 22 52 01<br />
<br />
HÀ NỘI - 2016<br />
<br />
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU<br />
CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HỮU CÁT<br />
<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Phản biện 1: ..................................................................................<br />
.........................................................................................................<br />
Phản biện 2: ..................................................................................<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
.........................................................................................................<br />
Phản biện 3: ..................................................................................<br />
.........................................................................................................<br />
<br />
5.<br />
<br />
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br />
họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.<br />
Vào hồi<br />
<br />
ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm 2016<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và<br />
Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
Nguyễn Thị Thúy (2013), “Mấy nét về phong trào công đoàn ở<br />
các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay”, Thông tin Nghiên<br />
cứu quốc tế, (1+2), tr.16 -19.<br />
Nguyễn Thị Thúy (2014), “Chương V: Một số hình thức tập<br />
hợp lực lượng chủ yếu của phong trào cộng sản quốc tế<br />
hiện nay”, Trong: Phong trào cộng sản quốc tế hiện nay và<br />
triển vọng (Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế (Chủ<br />
biên), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
Nguyễn Thị Thúy (2015), “Chiến lược xoay trục, tái cân bằng<br />
của Mỹ đối với châu Á - Thái Bình Dương”, Tạp chí Lý<br />
luận chính trị, (298), tr.91-98.<br />
Nguyễn Thị Thúy (2015), “Chuyên đề 6: Chính sách đối ngoại<br />
của Liên minh châu Âu”, Trong: Chính sách đối ngoại của<br />
các nước lớn trong giai đoạn hiện nay (Nguyễn Thị Quế (chủ<br />
biên)), NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.<br />
Nguyễn Thị Thúy (2015), “Chương 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn<br />
của mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế”,<br />
Trong: Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc<br />
tế ở Việt Nam hiện nay: Những vấn đề lý luận và thực tiễn<br />
(Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế, Mai Hoài Anh<br />
(Đồng chủ biên), NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.<br />
Nguyễn Thị Thúy (2015), “Đối sách của Việt Nam trước các<br />
biến đổi cấu trúc địa - chính trị và trật tự Đông Á đến năm<br />
2020", Tạp chí Lịch sử Đảng, (298), tr.68-72.<br />
Nguyễn Thị Thúy (2015), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết<br />
quốc tế”, Tạp chí Lý luận chính trị, (11), tr.44-49.<br />
<br />
24<br />
<br />
1<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án<br />
Tập hợp lực lượng, đoàn kết quốc tế trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế<br />
(CNQT) của Giai cấp công nhân (GCCN) là một trong những vấn đề<br />
lý luận hết sức cơ bản trong nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin,<br />
đồng thời là nguyên tắc chỉ đạo tổ chức và hoạt động của các Đảng<br />
Cộng sản (ĐCS) cũng như của toàn bộ phong trào cộng sản quốc tế<br />
(PTCSQT). Xét về bản chất, PTCSQT là một phong trào chính trị của<br />
những người theo con đường của chủ nghĩa xã hội (CNXH) khoa học<br />
do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập - một lực lượng cách mạng mang<br />
tính quốc tế, phấn đấu không chỉ vì sự nghiệp giải phóng bản thân<br />
GCCN, mà còn tiến tới giải phóng toàn nhân loại khỏi mọi hình thức<br />
áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội Xã hội chủ nghĩa (XHCN) và xã hội<br />
cộng sản văn minh. Do đó, vấn đề đoàn kết quốc tế, tập hợp lực<br />
lượng, phối hợp hành động chung trong PTCSQT là một tất yếu<br />
khách quan, một nhân tố rất quan trọng tạo nên sức sống, động lực<br />
phát triển và bảo đảm sự thắng lợi của phong trào cũng như của<br />
cả tiến trình vận động cách mạng thế giới.<br />
Trước biến động vô cùng phức tạp của tình hình thế giới sau sự sụp<br />
đổ chế độ XHCN ở Liên xô và Đông Âu, PTCSQT bị lâm vào khủng<br />
hoảng trên mọi phương diện. Hoạt động quốc tế cũng như việc tập hợp<br />
lực lượng của phong trào gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có lúc bị bế<br />
tắc. Chủ nghĩa quốc tế (CNQT) của GCCN đứng trước những thử thách<br />
nghiêm trọng. Điều đó đã ảnh hưởng và cản trở lớn đến tiến trình phục<br />
hồi, củng cố và phát triển của phong trào. Tuy nhiên, cũng có không ít<br />
ĐCS-CN đã nỗ lực, cố gắng tìm ra nhiều hình thức mới để tập hợp lực<br />
lượng, thống nhất quan điểm, phối hợp hành động, tăng cường sự hợp<br />
tác quốc tế giữa các ĐCS-CN.<br />
Thành tựu đạt được của PTCSQT thời kỳ sau Chiến tranh lạnh có<br />
sự đóng góp quan trọng của các hình thức liên hệ, phối hợp hoạt động và<br />
tập hợp lực lượng mới giữa các ĐCS - CN. Là một bộ phận cấu thành<br />
<br />
Vượt qua những thử thách khắc nghiệt nhất trong hoàn cảnh lịch<br />
sử mới sau chiến tranh lạnh, hiện nay PTCSQT đang từng bước hồi<br />
phục, tích cực củng cố đội ngũ, tăng cường tình đoàn kết thông qua<br />
quá trình tìm tòi sáng tạo những hình thức, phối hợp hoạt động tập<br />
hợp lực lượng mới một cách thiết thực … Từ năm 2001 đến năm<br />
2014 tập hợp lực lượng của PTCSQT về cơ bản, phải đối diện trước<br />
vô vàn khó khăn, thách thức do sụp đổ của hệ thống XHCN.<br />
Các ĐCS - CN trên thế giới đã ngày càng tỏ rõ không chỉ sự kiên<br />
định mục tiêu lý tưởng, mà còn tỉnh táo tận dụng những thời cơ thuận<br />
lợi, khôn khéo, linh hoạt trong phối hợp hoạt động và tập hợp lực<br />
lượng để từng bước vượt qua những thách thức to lớn, kiên định<br />
hướng tới mục tiêu chiến lược của mình. Kế thừa có chọn lọc những<br />
hình thức phối hợp hoạt động từng có trong lịch sử đấu tranh cách<br />
mạng, PTCSQT hiện nay đã xác lập nhiều hình thức liên hệ, tập hợp<br />
lực lượng mới đa dạng giữa các ĐCS - CN và giữa họ với các lực<br />
lượng cánh tả, các phong trào tiến bộ xã hội khác.<br />
ĐCS Việt Nam là một bộ phận của PTCSQT luôn nhận thức rõ<br />
tầm quan trọng của vấn đề đoàn kết, thống nhất giữa các ĐCS - CN và<br />
trong lịch sử đấu tranh cách mạng cũng luôn nhận được sự đồng tình,<br />
ủng hộ, giúp đỡ to lớn từ phong trào về nhiều mặt. Để tăng cường củng<br />
cố khối đoàn kết và tập hợp lực lượng của PTCSQT trong tình hình<br />
mới, ĐCS Việt Nam nhấn mạnh việc quán triệt và khôi phục nguyên<br />
tắc cơ bản của CNQT của GCCN trên tinh thần đổi mới.<br />
<br />
2<br />
<br />
23<br />
<br />
hữu cơ của PTCSQT, ĐCS Việt Nam luôn trung thành với CNQT của<br />
GCCN, đã và đang tham gia tích cực các hoạt động chung của phong<br />
trào. Bằng thực tiễn sinh động của công cuộc đổi mới, ĐCS Việt Nam<br />
góp phần vào quá trình phục hồi, củng cố PTCSQT hiện nay. Việc<br />
nghiên cứu một cách thấu đáo, hệ thống nội dung, kết quả cũng như vấn<br />
đề đặt ra trong sự phối hợp hoạt động của PTCSQT những năm qua sẽ<br />
góp phần không chỉ làm rõ hơn thực chất bức tranh toàn cảnh của phong<br />
trào và triển vọng của nó, mà còn lý giải nhiều vấn đề cấp thiết trên cả<br />
phương diện lý luận cũng như thực tiễn đặt ra trước phong trào trong<br />
khúc quanh đầy biến cố phức tạp sau Chiến tranh lạnh. Từ đây, có cơ sở<br />
hiểu sâu sắc hơn về đường lối quốc tế đúng đắn, sáng tạo của ĐCS Việt<br />
Nam - một yếu tố rất quan trọng đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp cách<br />
mạng Việt Nam, góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh chung của<br />
GCCN quốc tế trên hành trình tự giải phóng và phát triển.<br />
Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Quá trình tập hợp lực<br />
lượng trong phong trào cộng sản quốc tế từ năm 2001 đến năm 2014”<br />
để viết luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng<br />
sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc.<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
2.1.Mục đích nghiên cứu<br />
Mục đích của luận án là làm rõ thực trạng quá trình tập hợp lực<br />
lượng trong Phong trào cộng sản quốc tế từ năm 2001 đến năm 2014,<br />
những vấn đề đặt ra và sự tham gia, đóng góp của ĐCS Việt Nam đối<br />
với quá trình này<br />
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
- Phân tích những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình tập hợp<br />
lực lượng trong phong trào cộng sản quốc tế từ năm 2001 đến năm 2014<br />
- Phân tích thực trạng quá trình tập hợp lực lượng trong Phong trào<br />
cộng sản quốc tế từ năm 2001 đến năm 2014 bao gồm: Quan điểm, nội<br />
dung, phương thức tập hợp, phối hợp hoạt động tiêu biểu của Phong trào<br />
cộng sản từ năm 2001 đến năm 2014 và đánh giá về quá trình này<br />
<br />
4.2.2. Nhận xét và kinh nghiệm<br />
* Nhận xét:<br />
ĐCS Việt Nam thúc đẩy quan hệ song phương với ĐCS - CN và<br />
cánh tả thế giới, tạo nền tảng chính trị thúc đẩy quan hệ về mặt nhà<br />
nước và mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân. Sự tham gia của ĐCS<br />
Việt Nam tại các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế của các ĐCSCN và cánh tả trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi để Đảng ta xây<br />
dựng và mở rộng quan hệ với các chính đảng của các nước trên thế<br />
giới theo các khuynh hướng chính trị khác nhau; Sự tham gia tích cực<br />
và chia sẻ kinh nghiệm đổi mới, phát triển đất nước của ĐCS Việt<br />
Nam tại các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế của các ĐCS- CN và<br />
cánh tả trên thế giới là những đóng góp trực tiếp quý báu đối với<br />
phong trào cách mạng thế giới.<br />
* Kinh nghiệm<br />
Các hoạt động đối ngoại của Đảng cần phối hợp chặt chẽ,<br />
đồng bộ với các hoạt động ngoại giao của Nhà nước và các hoạt<br />
động đối ngoại của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các tổ chức<br />
nhân dân; tích cực tham gia và đóng góp tại các diễn đàn của các<br />
ĐCS - CN; Cần chủ động và tích cực trong việc mở rộng quan hệ<br />
đối ngoại của Đảng,; thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán<br />
bộ làm công tác đối ngoại đảng có bản lĩnh chính trị vững vàng,<br />
có năng lực chuyên môn.<br />
<br />
22<br />
<br />
3<br />
<br />
từng bộ phận hợp thành trong phong trào, đó là các ĐCS-CN ở các<br />
nước mới vượt ra khỏi cuộc khủng hoảng kéo dài, mới bắt đầu có dấu<br />
hiệu phục hồi, nên chưa đủ mạnh, thậm chí còn non yếu ở các mức<br />
độ khác nhau<br />
Một số yêu cầu đặt ra đối với tập hợp lực lượng của<br />
PTCSQT : Một là, các ĐCS- CN luôn phải kiên định và vận dụng<br />
đúng đắn, sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin<br />
vào hoàn cảnh cụ thể của nước mình.; Hai là, quá trình tập hợp lực<br />
lượng của PTCSQT trong tình hình mới cần phải được tiến hành trên<br />
cơ sở đổi mới nhận thức về CNQT của GCCN.<br />
<br />
- Phân tích những vấn đề đặt ra của quá trình tập hợp lực lượng<br />
trong PTCSQT hiện nay bao gồm: Những khó khăn chủ yếu và một số<br />
yêu cầu đặt ra<br />
- Phân tích quan điểm, thực tiễn tham gia và những đóng góp<br />
chủ yếu của ĐCS Việt Nam cả về lý luận và thực tiễn đối với quá<br />
trình tập hợp lực lượng, đoàn kết quốc tế trong PTCSQT từ năm 2001<br />
đến năm 2014, nhận xét và rút ra kinh nghiệm<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình<br />
tập hợp lực lượng trong PTCSQT từ năm 2001 đến năm 2014<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Về nội dung: Luận án dành cho việc luận bàn về quá trình tập hợp<br />
lực lượng trong PTCSQT bao gồm: Quan điểm, nội dung và phương<br />
thức tập hợp và phối hợp hoạt động tiêu biểu của PTCS từ năm 2001<br />
đến năm 2014 (lựa chọn hai phương thức tiêu biểu về tập hợp lực lượng<br />
trong bối cảnh quốc tế mới đó là gặp mặt quốc tế tại Aten- phương thức<br />
tập hợp lực lượng mới của các ĐCS –CN quốc tế và Diễn đàn Sao Paulô<br />
- một diễn đàn đa phương phối hợp hoạt động của các lực lượng cộng<br />
sản và cánh tả trên thế giới và một số hoạt động phối hợp khác) để làm<br />
rõ mục tiêu, nội dung, lực lượng tham gia, cấp độ, quy mô và những<br />
phương thức tập hợp lực lượng chủ yếu của phong trào. Trên cơ sở kết<br />
quả nghiên cứu nội dung của chương 3, chương 4 luận án rút ra nhận xét<br />
và nêu những đóng góp của ĐCS Việt Nam đối với quá trình này.<br />
- Về không gian: Khi nghiên cứu quá trình tập hợp lực lượng trong<br />
PTCSQT ở diện rộng, luận án tập trung trọng điểm vào một số khu vực như<br />
châu Âu, Mỹ Latinh<br />
- Về thời gian: Luận án giới hạn sự nghiên cứu từ năm 2001 đến<br />
năm 2014 (Luận án giới hạn sự nghiên cứu từ năm 2001 vì là năm bắt<br />
đầu vào thế kỷ XXI và năm 2014 là năm Hội nghị lần thứ XX Diễn đàn<br />
Sao Paulô và gặp mặt quốc tế tại Aten lần thứ XVI).<br />
<br />
4.2. SỰ THAM GIA, ĐÓNG GÓP CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT<br />
NAM ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH TẬP HỢP LỰC LƯỢNG TRONG<br />
PHONG TRÀO CỘNG SẢN QUỐC TẾ<br />
<br />
4.2.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam<br />
Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Phát triển quan hệ<br />
với các ĐCS, công nhân, đảng cánh tả, các đảng cầm quyền và những<br />
đảng khác trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập tự chủ,<br />
vì hòa bình, hữu nghị , hợp tác và phát triển, mở rộng tham gia các cơ<br />
chế , diễn đàn đa phương ở khu vực và thế giới. Cương lĩnh xây dựng<br />
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa (Bổ sung, phát triển năm<br />
2011) khẳng định: “Trước sau như một ủng hộ các ĐCS và công<br />
nhân, các phong trào tiến bộ trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu<br />
chung của thời đại, mở rộng quan hệ vớ các đảng cánh tả, đảng cầm<br />
quyền và những đảng khác trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ<br />
vững độc lập, tự chủ , vì hòa bình , hữu nghị, hợp tác và phát<br />
triển”.<br />
4.2.2. Sự tham gia, đóng góp của Đảng Cộng sản Việt Nam<br />
Thứ nhất: Trong bối cảnh PTCSQT lâm vào khủng hoảng, vượt<br />
lên những khó khăn, trở ngại, ĐCS Việt Nam kiên định chủ nghĩa<br />
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và mục tiêu CNXH.<br />
Thứ hai: ĐCS Việt Nam cũng đã tích cực tham gia các diễn đàn<br />
đa phương chính đảng của các ĐCS - CN, các đảng cánh tả trên thế<br />
giới và khu vực.<br />
<br />