intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

11
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được thực hiện nhằm góp phần là làm sáng tỏ thực trạng bồi dưỡng, hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ trong bối cảnh CCHC giai đoạn 2017-2021 (thời điểm ban hành và triển khai thực hiện Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN VĂN SƠN BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC NGÀNH NỘI VỤ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9340403 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại Học viện Hành chính Quốc gia Người dướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Triệu Văn Cường 2. TS. Vũ Thanh Xuân Phản biện 1: ........................................................ Phản biện 2: ........................................................ Phản biện 3: ........................................................ Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ - Phòng họp ... Nhà .... Học viện Hành chính Quốc gia, số 77 đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Thời gian: Vào hồi .... giờ ... ngày ... tháng ... năm 2023 Có thể tìm hiểu Luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc Thư viện của Học viện Hành chính Quốc gia.
  3. DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ TT Tên công trình Nơi công bố Năm công bố 1 Improve the International December, efficiency of Journal of 2020 traning and Reasearch in fostering domestic Commerce and human resources Management in Vienam today Studies, Vol.2, No.06, ISSN 2582-2292 2 Bồi dưỡng công Tạp chí Công Tháng chức ngành Nội thương, số 8, 4/2021 vụ đáp ứng yêu ISSN 0866-7756 cầu cải cách hành chính
  4. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Bồi dưỡng công chức là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm trong tiến trình đổi mới và cải cách hành chính (CCHC) với mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước; xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân1. Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021. Bên cạnh đó, trong chỉ đạo điều hành hành chính, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025 và nhiều văn bản liên quan khác. Quá trình thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng công chức trong bối cảnh CCHC giai đoạn 2011-2020 đạt được những kết quả thiết thực, “góp phần đáng kể vào việc nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất của đội ngũ công chức, đáp ứng yêu cầu cơ bản của sự nghiệp đổi mới đất nước”2 và xây dựng đội ngũ công chức “đạt chuẩn về chuyên môn, lý luận chính trị và tiêu chuẩn ngạch công chức”3, là tiền đề để tiếp tục thực hiện CCHC giai đoạn 2021-2030. Thực tế quản lý nhà nước (QLNN) ở Việt Nam, việc tham mưu cho Đảng, Nhà nước xây dựng, triển khai thực hiện CCHC và bồi dưỡng công chức thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành Nội vụ. Để 1 Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011. Chính phủ (2021), Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021. 2 Triệu Văn Cường, Nguyễn Minh Phương (2018), Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế, Nxb. Hồng Đức, tr.10. 3 Bộ Nội vụ (2020), Báo cáo số 7046/BC-BNV ngày 31/12/2020. 1
  5. thực hiện được mục tiêu bồi dưỡng công chức trong bối cảnh CCHC nêu trên, chất lượng đội ngũ công chức ngành Nội vụ là một trong những nhân tố quyết định. Điều này là bởi vì, đội ngũ công chức ngành Nội vụ vừa là lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ CCHC, tham mưu hoạch định chính sách cải cách nền hành chính, cải cách chế độ công vụ, vừa là lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cũng như tham mưu hoạch định chính sách bồi dưỡng công chức của đất nước. Và trong bối cảnh đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ công chức đi đôi với nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hiện nay, thì yêu cầu nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ càng trở nên cấp bách. Thực tiễn những năm qua cho thấy chất lượng bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ, bên cạnh những ưu điểm vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém và trước những đòi hỏi của CCHC trong xu hướng hội nhập; công chức ngành Nội vụ vẫn chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu cả về số lượng và chất lượng: Chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của Ngành, … trong một số lĩnh vực còn thiếu cả về số lượng và hạn chế về chất lượng (lĩnh vực tôn giáo, văn thư - lưu trữ, thi đua - khen thưởng)1. Công chức ngành Nội vụ mặc dù được bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch hàng năm và đạt chuẩn về trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, kiến thức QLNN theo tiêu chuẩn ngạch, kiến thức quản lý theo chức vụ bổ nhiệm với tỷ lệ cao, nhưng năng lực thực tiễn sử dụng còn yếu, nhất là năng lực khai thác, sử dụng trình độ ngoại ngữ, tin học: Chưa khai thác được các tính năng ưu việt của máy vi tính, mà chủ yếu chỉ là soạn thảo văn bản phục vụ công việc; khả năng giao tiếp, trực tiếp làm việc với đối tác nước ngoài rất hạn chế, khó đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh CCHC và hội nhập quốc tế2. 1Bộ Nội vụ (2020), Báo cáo số 7046/BC-BNV ngày 31/12/2020 2Bộ Nội vụ (2022), “Điều tra thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực ngành Nội vụ”, Dự án điều tra, khảo sát cấp bộ, mã số DA.02/20, nghiệm thu ngày 20/9/2022, Quyết định công nhận kết quả thực hiện số 731/QĐ- BNV ngày 29/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. 2
  6. Hạn chế trên đang đặt ra thách thức đối với các nhà lãnh đạo ngành Nội vụ, rằng “Làm thế nào để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu CCHC” trong khi chính đội ngũ công chức của Ngành lại là những người tham mưu hoạch định chính sách cải cách nền hành chính, cải cách chế độ công vụ, chính sách đối với công chức của các bộ, ngành, địa phương trên cả nước. Để giúp các nhà lãnh đạo giải quyết những vấn đề khó khăn, thách thức trên, việc đẩy mạnh nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng công chức nhằm cung cấp thêm những luận cứ, luận chứng, những thông tin khoa học phục vụ cho việc tham mưu hoạch định chính sách và chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo ngành Nội vụ là rất cần thiết. Chính vì thế, nghiên cứu sinh (NCS) đã lựa chọn chủ đề “Bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính” làm đề tài nghiên cứu Luận án chuyên ngành Quản lý công. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án được thực hiện nhằm góp phần là làm sáng tỏ thực trạng bồi dưỡng, hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ trong bối cảnh CCHC giai đoạn 2017-2021 (thời điểm ban hành và triển khai thực hiện Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức). Từ đó, NCS đề xuất giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu CCHC giai đoạn đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến bồi dưỡng công chức, hiệu quả bồi dưỡng công chức; liên quan đến CCHC để làm cơ sở xây dựng khung lý thuyết của đề tài Luận án. - Phân tích, đánh giá, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của hoạt động bồi dưỡng công chức; hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ trong bối cảnh CCHC giai đoạn 2017-2021. - Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu CCHC giai đoạn đến năm 2030. 3
  7. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm hai nội dung: Bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ; hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu a) Phạm vi khách thể và nội dung nghiên cứu - Khách thể của hoạt động bồi dưỡng là công chức ngành Nội vụ. Xét ở phạm vi hẹp, công chức ngành Nội vụ là những người làm việc trong cơ quan Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ. Xét ở phạm vi rộng, công chức ngành Nội vụ là những người làm việc trong các cơ quan, đơn vị khác nhưng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của ngành Nội vụ, chẳng hạn như Vụ Tổ chức cán bộ, Ban Tổ chức cán bộ, Phòng Tổ chức cán bộ, Văn phòng, … của các Bộ, Cơ quan ngang bộ, các Sở... Trong đề tài Luận án, NCS tiếp cận công chức ngành Nội vụ ở phạm vi hẹp (công chức cơ quan Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ). Việc xác định khách thể tập trung nghiên cứu khách thể là công chức chuyên môn; không bao công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. - Nội dung nghiên cứu đề tài được NCS xác định trên cơ sở Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017, Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, bao gồm: + Bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành bắt buộc hàng năm. + Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, vị trí việc làm: Bồi dưỡng kiến thức QLNN theo tiêu chuẩn ngạch công chức; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của vị trí việc làm. + Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ CCHC. + Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức. b) Phạm vi không gian và thời gian - Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi ngành Nội vụ. NCS thực hiện việc chọn mẫu bao gồm cơ quan Bộ Nội vụ và một số Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ (20 Sở Nội vụ, 60 Phòng Nội vụ) của địa phương đại diện cho ba miền của đất nước. 4
  8. - Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện thông qua việc điều tra, khảo sát hoạt động bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ giai đoạn 2017-2021 và đề xuất giải pháp đến năm 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu a) Phương pháp nghiên cứu định tính Trong phương pháp này, tác giả phỏng vấn sâu/xin ý kiến một số chuyên gia, nhà quản lý liên quan đến hoạt động bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ. Nội dung phỏng vấn/xin ý kiến được thiết kế thành câu hỏi mở dựa trên cơ sở mục tiêu và nội dung nghiên cứu của để tài nhằm thu thập thông tin đánh giá, phản biện, góp ý của các chuyên gia, nhà quản lý về thực trạng bồi dưỡng, hiệu quả bồi dưỡng công chức của ngành Nội vụ thời gian qua. Việc phỏng vấn/xin ý kiến chuyên gia được thực hiện một cách linh hoạt trong quá trình thực hiện đề tài Luận án, theo thời gian thích hợp và không đưa dữ liệu vào Phụ lục Luận án. b) Phương pháp nghiên cứu định lượng Trong phương pháp này, NCS thực hiện điều tra, khảo sát qua Phiếu khảo sát đối với các đối tượng là công chức lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị ngành Nội vụ nhằm thu thập ý kiến đánh giá của nhà quản lý về việc tham gia bồi dưỡng của công chức chuyên môn và hiệu quả bồi dưỡng của các cơ quan ngành Nội vụ. Việc điều tra, khảo sát được thực hiện qua nhiều kênh thông tin, gồm cả khảo sát trực tiếp và khảo sát qua các cơ quan đầu mối ở địa phương. Các câu hỏi trong Phiếu khảo sát được thiết kế có liên quan đến vấn đề bồi dưỡng công chức dựa trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Quy mô mẫu và nội dung bảng hỏi được trình bày dưới đây: - Mẫu khảo sát: Việc điều tra, khảo sát để thu thu thập thông tin dự kiến hướng vào 450 công chức, bao gồm: 50 công chức là Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc cơ quan Bộ Nội vụ; 280 Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của 20 sở Nội vụ đại diện cho 3 miền của đất nước và 120 Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Nội vụ của 20 địa phương có Sở Nội vụ nêu trên. Trong đề tài nghiên cứu này, NCS sử dụng phương pháp phân tích tương quan trong nghiên cứu định lượng. Trên cơ sở xây dựng 5
  9. khung lý thuyết gồm 2 mô hình nghiên cứu: Mô hình 1 gồm 17 biến quan sát (Bảng 1, Hình 1), Mô hình 2 gồm 12 biến quan sát (Bảng 2, Hình 2), cỡ mẫu tối thiểu cần thực hiện khi phân tích nhân tố là N = 17*5 = 851. Trong nghiên cứu này, NCS thực hiện với cỡ mẫu N = 450 > 85 cho thấy độ tin cậy cao khi thực hiện nghiên cứu khảo sát. Sau khi thiết kế và hoàn thiện Phiếu khảo sát, NCS tiến hành điều tra sơ bộ tại địa bàn thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Đắk Lắk với cỡ mẫu N = 90 công chức lãnh đạo, quản lý là Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của Sở Nội vụ và Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Nội vụ. Kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy các biến quan sát có độ tin cậy để có thể đưa vào sử dụng khảo sát chính thức ở phạm vi rộng hơn. Đối với các dữ liệu sơ cấp thu được từ Phiếu khảo sát, NCS sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để lượng hóa mức độ đánh giá của các đối tượng trả lời nhằm làm sáng tỏ thực tiễn bồi dưỡng công chức của ngành Nội vụ giai đoạn 2017-2021. - Phiếu khảo sát: Gồm Phần giới thiệu của NCS và phần trả lời câu hỏi dành cho các đối tượng khảo sát (Phụ lục 1). + Phần giới thiệu của NCS về đề tài nghiên cứu được thiết kế nhằm đảm bảo thông tin tin cậy và tính minh bạch của việc khảo sát. + Phần trả lời gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở được thiết kế với nội dung riêng nhằm thu thập thông tin theo định hướng của NCS. Việc thiết kế Phiếu khảo sát được thực hiện dựa trên nguyên tắc khoa học. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, khung lý thuyết đã xây dựng được, NCS đặt ra các câu hỏi khảo sát, sau đó tổ chức lấy ý kiến góp ý của một số chuyên gia, nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm trong lĩnh vực có liên quan. Trên cơ sở các ý kiến góp ý đó, NCS hoàn thiện Phiếu khảo sát cả về hình thức và nội dung trước khi đưa vào sử dụng chính thức. 5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu Để giúp cho các nhà lãnh đạo ngành Nội vụ trả lời được câu hỏi quản lý như đã đề cập ở phần mở đầu: “Làm thế nào để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ công chức ngành Nội vụ đáp 1 Hair, J.F. et al. (2009). Multivariate Data Analysis, 7th Edition. Prentice Hall. 6
  10. ứng yêu cầu CCHC”, đồng thời để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài Luận án sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây: (1) Công chức ngành Nội vụ có đặc điểm gì và CCHC đặt ra yêu gì đối với công chức ngành Nội vụ? (2) Bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ như thế nào để đáp ứng yêu cầu CCHC? (3) Tiêu chí nào để xác định hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu CCHC? (4) Yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu CCHC? (5) Thực tiễn bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ giai đoạn 2017-2021 như thế nào? (6) Cần giải pháp gì để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu CCHC giai đoạn đến năm 2030? Việc đặt ra các câu hỏi nghiên cứu trên sẽ là cơ sở để NCS xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu đề tài Luận án, gồm các thang đo, mô hình và giả thuyết nghiên cứu: Thang đo, mô hình, giả thuyết nghiên cứu về bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ (Bảng 1, Hình 1); thang đo, mô hình, giả thuyết nghiên cứu về hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ (Bảng 2, Hình 2). NCS kiểm định các giải thuyết nghiên cứu bằng phương pháp phân tích tương quan trong nghiên cứu định lượng trên cơ sở tập dữ liệu thu thập được từ kết quả điều tra, khảo sát bằng Phiếu khảo sát. 6. Dự kiến những đóng góp mới của đề tài - Chỉ ra được những đặc điểm nghề nghiệp của công chức ngành Nội vụ và yêu cầu cơ bản của CCHC đối với công chức ngành Nội vụ; những nội dung cơ bản của hoạt động bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ. - Xây dựng được các tiêu chí đánh giá hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ trong bối cảnh CCHC; yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ trong bối cảnh CCHC. - Chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế của hoạt động bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ giai đoạn 2017-2021 và xây dựng được giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành 7
  11. Nội vụ đáp ứng yêu cầu CCHC giai đoạn đến năm 2030. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa về mặt lý luận - Kết quả đạt được của đề tài góp phần làm sáng tỏ khung lý thuyết nghiên cứu về bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ, phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo ngành/chuyên ngành đến quản trị nhân lực, quản lý công…; làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu sau liên quan đến chủ đề này. - Thông qua quá trình thực hiện đề tài và các kết quả điều tra, khảo sát, NCS khẳng định được năng lực nghiên cứu cá nhân để tiến tới hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ học tập, nghiên cứu theo kế hoạch. 7.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn - Kết quả đạt được của đề tài góp phần làm sáng tỏ thực trạng bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ giai đoạn 2017-2021, đồng thời đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu CCHC giai đoạn đến năm 2030. - Kết quả đạt được của đề tài giúp cung cấp thông tin khoa học cho các nhà lãnh đạo ngành Nội vụ để tiếp tục có những điều chỉnh chính sách phù hợp trong hoạt động bồi dưỡng công chức của Ngành. - Kết quả đạt được của đề tài còn có thể được ứng dụng trong hoạt động bồi dưỡng và đào tạo của các cơ sở đào tạo ngành Nội vụ (Học viện Hành chính Quốc gia, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội) với các chuyên ngành Quản trị nhân lực, Quản lý công, Chính sách công. 8. Cấu trúc của đề tài Nội dung chính của đề tài gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án. Chương 2. Cơ sở lý luận và pháp lý về bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính. Chương 3. Thực trạng bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ trong bối cảnh cải cách hành chính giai đoạn 2017-2021. Chương 4. Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính giai đoạn đến năm 2030. 8
  12. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Cách tiếp cận và nội dung tổng quan nghiên cứu Bồi dưỡng công chức là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động quản lý công chức, đồng thời cũng là một trong những nội dung chính của quản trị nhân lực được đề cập trong nhiều tài liệu là công trình nghiên cứu đã xuất bản dưới dạng sách, giáo trình. Do đó, nghiên cứu về bồi dưỡng công chức cần thiết phải thu thập nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến quản trị nhân lực với cách tiếp cận của một ngành khoa học và cả công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến công chức cũng như vấn đề bồi dưỡng đội ngũ nhân lực này. Kết quả mã hóa tài liệu cho thấy, các công trình nghiên cứu đã thu thập được phân thành ba hướng nghiên cứu chính: (1) Hướng nghiên cứu thực tiễn về bồi dưỡng công chức; (2) Hướng nghiên cứu lý luận về bồi dưỡng công chức; (3) Hướng nghiên cứu về quản lý công chức trên phương diện của ngành khoa học quản lý, khoa học chính sách. 1.2. Hướng nghiên cứu thực tiễn về bồi dưỡng công chức Các công trình nghiên cứu về thực tiễn bồi dưỡng công chức đã đưa ra một bức tranh đa sắc màu về hoạt động bồi dưỡng công chức của nhiều quốc gia trên thế giới và của Việt Nam trên cơ sở sự phù hợp với điều kiện chính trị - xã hội của mỗi nước. Tuy nhiên, các tác giả của các công trình nghiên cứu này lại chưa đi sâu phân tích thực trạng bồi dưỡng công chức của một ngành cụ thể trong hoạt động QLNN, trong khi mỗi ngành lại có những đặc điểm khác nhau đòi hỏi những yêu cầu riêng về công tác bồi dưỡng công chức; chưa phân tích sâu hoạt động này gắn với công cuộc CCHC với mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và phát triển xã hội. Đây có thể được coi là một hạn chế trong nghiên cứu cần khắc phục. 1.3. Hướng nghiên cứu lý luận về bồi dưỡng công chức Các công trình nghiên cứu theo hướng này thấy những góc nhìn, 9
  13. lát cắt của vấn đề bồi dưỡng công chức một cách khá cụ thể, chi tiết. Tuy nhiên, lại có công trình mang tính tổng thuật lý luận cao về bồi dưỡng công chức để giúp cho các nhà lãnh đạo có được thông tin khoa học một cách đầy đủ, tổng quát gắn với bối cảnh CCHC. Có thể nói đây cũng là hạn chế chung của các công trình nghiên cứu nêu trên và là nội dung NCS quan tâm trong quá trình tổng quan nghiên cứu. 1.4. Hướng nghiên cứu về quản lý công chức Các công trình nghiên cứu theo hướng này đã phân tích làm sáng tỏ cả vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý công chức với cách tiếp cận là bộ phận nhân lực trong khu vực công. Về lý luận, quản lý công chức được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc, quy trình của hoạt động quản trị nhân lực. Về thực tiễn, vấn đề quản lý công chức của một số quốc gia trên thế giới và của Việt Nam những năm gần đây cũng được nhiều tác giả phân tích làm sáng tỏ những ưu điểm, hạn chế và gợi ý những bài học kinh nghiệm, những giải pháp chính sách để các nhà lãnh đạo có sự nhìn nhận rõ hơn về thực tế quản lý công chức và có những điều chỉnh chính sách một cách phù hợp. 1.5. Hướng nghiên cứu trọng tâm của đề tài Việc tổng quan các công trình nghiên cứu trên có ý nghĩa rất to lớn đối với tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài. Ở các mức độ khác nhau, việc tổng quan đã gợi mở cho NCS về định hướng nghiên cứu, tránh lặp lại những hạn chế trong nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trước. Một số nội dung nghiên cứu cụ thể gồm: a) Nghiên cứu chính sách bồi dưỡng công chức ở Việt Nam trong giai đoạn thực hiện công cuộc CCHC. b) Nghiên cứu đặc điểm của công chức ngành Nội vụ và những yêu cầu của CCHC đặt ra đối với việc bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ. c) Nghiên cứu nội dung bồi dưỡng, yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ. d) Nghiên cứu thực trạng bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ giai đoạn 2017-2021 (giai đoạn Chính phủ ban hành và triển khai 10
  14. thực hiện Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức). e) Nghiên cứu giải pháp và điều kiện thực hiện giải pháp để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đến năm 2030. Các nội dung trên được giải quyết sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ, đồng thời góp phần làm sáng tỏ thực tiễn hoạt động bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ mà mục tiêu của đề tài đã đề ra. Một lần nữa NCS khẳng định việc lựa chọn nội dung nghiên cứu về bồi dưỡng công chức của một loại cơ quan nhà nước cụ thể ở Việt Nam: Công chức ngành Nội vụ là xuất phát từ tình hình thực tiễn, đồng thời cũng là mong muốn bù đắp một trong những khoảng trống của các công trình nghiên cứu trước về vấn đề này. 11
  15. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC NGÀNH NỘI VỤ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH 2.1. Công chức ngành Nội vụ 2.1.1. Khái niệm Công chức ngành Nội vụ là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của ngành Nội vụ, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. 2.1.2. Đặc điểm của công chức ngành Nội vụ - Thứ nhất, công chức ngành Nội vụ có những đặc điểm chung của công chức được pháp luật quy định với những điều kiện cần thiết: Điều kiện về quốc tịch; điều kiện về tuyển dụng; điều kiện về trình độ chuyên môn; điều kiện về sức khỏe, phẩm chất chính trị, đạo đức, v.v. - Thứ hai, công chức ngành Nội vụ được phân chia thành công chức thực thi nhiệm vụ QLNN của Ngành (bao gồm cả công chức lãnh đạo, quản lý và công chức chuyên môn) và công chức thực thi nhiệm vụ phục vụ cho hoạt động QLNN của Ngành. - Thứ ba, hoạt động của công chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành Nội vụ gắn với việc tham mưu, hoạch định chính sách theo các lĩnh vực chuyên ngành QLNN của Ngành. 2.1.3. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của công chức ngành Nội vụ - Thứ nhất, công chức ngành Nội vụ đóng vai trò là công bộc của nhân dân, có chức năng phục vụ và thực hiện các nhiệm vụ được phân công nhằm đáp ứng mọi yêu cầu hợp pháp của nhân dân. - Thứ hai, công chức ngành Nội vụ đóng vai trò là chủ thể thực thi pháp luật để thực hiện chức năng, nhiệm vụ QLNN của Ngành theo phân cấp của Chính phủ. - Thứ ba, công chức ngành Nội vụ đóng vai trò chủ thể CCHC, thực hiện chức năng, nhiệm vụ tham mưu, tổng hợp và tổ chức triển khai thực hiện chương trình CCHC. 12
  16. 2.2. Cải cách hành chính và hoạt động bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính 2.2.1. Cải cách hành chính và yêu cầu của cải cách hành chính đối với công chức ngành Nội vụ - Yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức: Chính trị tư tưởng tốt; Đạo đức, lối sống tốt; Tác phong, lề lối làm việc tốt; Ý thức tổ chức kỷ luật tốt. - Yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Có trình độ chuyên môn phù hợp với ngạch công chức và vị trí việc làm; có kiến thức, kỹ năng làm việc đáp ứng tiêu chuẩn ngạch công chức và yêu cầu của vị trí việc làm; có năng lực làm việc tốt, đáp ứng yêu cầu tham mưu và triển khai thực hiện các nhiệm vụ QLNN của Ngành. 2.2.2. Hoạt động bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính a) Bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành Nội dung bồi dưỡng khá đa dạng theo tất cả cách lĩnh vực chuyên môn trong hoạt động QLNN của ngành Nội vụ, tối thiểu 40 giờ/năm. b) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, vị trí việc làm - Bồi dưỡng kiến thức QLNN theo tiêu chuẩn ngạch công chức: Ngạch cán sự, ngạch chuyên viên (CV), ngạch chuyên viên chính (CVC), ngạch chuyên viên cao cấp (CVCC). - Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của vị trí việc làm: Bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ và kỹ năng hành chính khác (ngoài những kỹ năng được thiết kế trong chương trình bồi dưỡng kiến thức QLNN theo tiêu chuẩn ngạch công chức). c) Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ CCHC: Trang bị, cập nhật, bổ sung những kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết về CCHC; tăng cường năng lực cho đội ngũ công chức chuyên trách CCHC đáp ứng yêu cầu tham mưu, hướng dẫn triển khai, theo dõi công tác CCHC của Chính phủ. d) Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức: Được thực hiện bằng nhiều hình thức, đó là bồi dưỡng lý luận chính trị; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp… 13
  17. 2.2.3. Thang đo nghiên cứu, mô hình nghiên cứu về bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính Từ khung lý thuyết về bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu CCHC, NCS xây dựng thang đo nghiên cứu và mô hình nghiên cứu gồm 04 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc với tổng số 17 biến quan sát (Bảng 1, Hình 1). Bảng 1. Thang đo nghiên cứu về bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính. Mức độ đánh giá STT Thang đo Mã hóa 1 2 3 4 5 I Bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành BoiduongCN 1 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức chuyên BD1 ngành cho công chức một cách thường xuyên (hàng năm). 2 Công chức được bồi dưỡng kiến thức chuyên BD2 ngành bắt buộc hàng năm (tối thiểu 40 giờ/năm). 3 Khuyến khích, hỗ trợ công chức tự bồi dưỡng BD3 để cập nhật, bổ sung kiến thức chuyên ngành. II Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, vị trí việc làm BoiduongKN 1 Bồi dưỡng công chức đạt chuẩn kiến thức QLNN BD4 theo tiêu chuẩn ngạch công chức 2 Bồi dưỡng công chức đạt chuẩn trình độ tin học BD5 3 Bồi dưỡng công chức đạt chuẩn trình độ ngoại ngữ BD6 4 Bồi dưỡng công chức về kỹ năng hành chính khác BD7 theo lĩnh vực chuyên môn, vị trí việc làm. 5 Khuyến khích, hỗ trợ công chức tự bồi dưỡng để BD8 cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng làm việc. III Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ CCHC BoiduongNV 1 Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ CCHC cho công BD9 chức chuyên trách CCHC 2 Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ CCHC cho các BD10 công chức 3 Khuyến khích, hỗ trợ công chức tự bồi dưỡng để BD11 cập nhật, bổ sung kỹ năng, nghiệp vụ CCHC IV Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức BoiduongPC 1 Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức cho BD12 công chức theo chương trình, nội dung bồi dưỡng: Bồi dưỡng LLCT; Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh; Bồi dưỡng đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp. 2 Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức cho công BD13 chức bằng hình thức kết hợp, lồng ghép với chương 14
  18. trình bồi dưỡng, tập huấn, học tập thực tế khác. 3 Khuyến khích, hỗ trợ công chức tự bồi dưỡng để BD14 cập nhật, bổ sung kiến thức và rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức. V Phẩm chất, trình độ, năng lực của công chức YeucauCCHC ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu CCHC 1 Công chức ngành Nội vụ có chính trị tư tưởng YC1 tốt; đạo đức, lối sống tốt; tác phong, lề lối làm việc tốt; ý thức tổ chức kỷ luật tốt. 2 Công chức ngành Nội vụ đạt chuẩn về kiến thức YC2 chuyên môn, nghiệp vụ theo tiêu chuẩn ngạch công chức, theo yêu cầu của vị trí việc làm đang đảm nhận và nhiệm vụ CCHC. 3 Công chức ngành Nội vụ có năng lực làm việc đáp YC3 ứng yêu cầu nhiệm nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ và nhiệm vụ CCHC. Nguồn: NCS tổng hợp, thiết kế từ nghiên cứu lý thuyết Bồi dưỡng kiến thức Bồi dưỡng theo tiêu chuyên ngành chuẩn ngạch, vị trí việc (BoiduongCN) làm (BoiduongKN) Yêu cầu của CCHC (phẩm chất, trình độ, năng lực) đối với công chức ngành Nội vụ (YeucauCCHC) Bồi dưỡng phẩm chất Bồi dưỡng kỹ năng, chính trị, đạo đức nghiệp vụ CCHC (BoiduongPC) (BoiduongNV) Hình 1. Mô hình nghiên cứu về bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính Với thang đo nghiên cứu, mô hình nghiên cứu trên, giả thuyết nghiên cứu về bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu CCHC được đặt ra là: 15
  19. H1: Bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành có tương quan với Yêu cầu của CCHC (phẩm chất, trình độ, năng lực) đối với công chức ngành Nội vụ. H2: Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, vị trí việc làm có tương quan với Yêu cầu của CCHC (phẩm chất, trình độ, năng lực) đối với công chức ngành Nội vụ. H3: Bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ CCHC có tương quan với Yêu cầu của CCHC (phẩm chất, trình độ, năng lực) đối với công chức ngành Nội vụ. H4: Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức có tương quan với Yêu cầu của CCHC (phẩm chất, trình độ, năng lực) đối với công chức ngành Nội vụ. Việc kiểm định các giả thuyết nghiên cứu trên sẽ giúp tác giả có thêm thông tin khoa học để lý giải thích được thực trạng theo tiêu chuẩn ngạch, vị trí việc làm công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu CCHC. Điều đó giúp tác giả thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. 2.3. Hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính 2.3.1. Tiêu chí đánh giá hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính - Phẩm chất chính trị, đạo đức của công chức được đánh giá tốt hoặc duy trì mức đánh giá tốt đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ. - Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của công chức đạt chuẩn hoặc trên chuẩn theo yêu cầu của tiêu chuẩn ngạch công chức và yêu cầu của vị trí việc làm trong ngành Nội vụ. - Năng lực làm việc của công chức đáp ứng yêu cầu hoặc duy trì mức đánh giá đạt yêu cầu công việc chuyên môn ngành Nội vụ. 2.3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả bồi dưỡng công chức ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính - Pháp luật, chính sách về bồi dưỡng công chức. - Chương trình bồi dưỡng công chức. - Nhận thức, thái độ của công chức và cơ quan, đơn vị ngành Nội vụ đối với hoạt động bồi dưỡng. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2