intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công nghiệp: Tác động của năng lực động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án "Tác động của năng lực động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam" là trung làm rõ khái niệm về năng lực động và những tiêu chí để xác định các dạng năng lực cụ thể của doanh nghiệp có thể xem là năng lực động tại các doanh nghiệp Việt Nam. Đề xuất một số khuyến nghị đối với doanh nghiệp Việt Nam nhằm phát triển các dạng năng lực động để cải thiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công nghiệp: Tác động của năng lực động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐÀO TRUNG KIÊN TÁC ĐỘNG CỦA NĂNG LỰC ĐỘNG TỚI KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Ngành: Quản lý công nghiệp Mã số: 9510601 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP Hà Nội - 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: Đại học Bách Khoa Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1.PGS.TS. Nguyễn Danh Nguyên 2.PGS.TS. Lê Thị Thu Hà Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Đại học Bách khoa Hà Nội họp tại Đại học Bách khoa Hà Nội Vào hồi …….. giờ, ngày ….. tháng ….. năm ……… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Tạ Quang Bửu – Đại học Bách khoa Hà Nội 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bản chất năng động của thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp sử dụng và phát triển các năng lực của mình để đáp ứng sự thay đổi ngày càng nhanh chóng của khách hàng [1]–[3]. Bởi vậy, các doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với những thách thức về cạnh tranh (giữa các doanh nghiệp), thay đổi (công nghệ và xu hướng thị trường), và các cuộc khủng hoảng bất định [4]. Điều này dẫn đến yêu cầu cần thiết đối với các doanh nghiệp phải xác định, nuôi dưỡng và phát triển những năng lực của mình tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững để tồn tại và phát triển trong một môi trường cạnh tranh ngày càng cao như hiện nay Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn đến từ sự bất định của thị trường. Tình hình kinh tế, chính trị thế giới tiềm ẩn nhiều bất định, khó dự đoán cũng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp như thương chiến Mỹ - Trung, hay cuộc chiến tranh Nga - Ukraine. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp cần thiết xây dựng các năng lực cạnh tranh của mình để thích ứng với thị trường và phản ứng với những thay đổi bất định như vậy. Việc xác định và thiết lập các lợi thế cạnh tranh để sống sót và phát triển của các doanh nghiệp thường được dựa trên nền tảng của các lý thuyết cạnh tranh truyền thống [6]–[8]. Hai lý thuyết chính được sử dụng phổ biến là lý thuyết tổ chức ngành và lý thuyết nguồn lực trong việc thiết lập chiến lược và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, những lý thuyết này đã không giải thích được sự thất bại của nhiều doanh nghiệp khi thị trường thay đổi. Những chỉ trích đối với lý thuyết tổ chức ngành và lý thuyết nguồn lực còn được củng cố bởi thực tế nhiều doanh nghiệp lớn thất bại mặc dù họ ở vị thế tốt trên thị trường và sở hữu nguồn lực lớn nhưng không thích ứng kịp thời với sự thay đổi từ thị trường. Chẳng hạn, Compaq, Nokia hay Toshiba đều từng có vị thế lớn trong lĩnh vực của mình và sở hữu nguồn lực lớn nhưng không tránh khỏi các thất bại thị trường và sụp đổ. Những chỉ trích lý thuyết này đã dẫn đến quan điểm mới trong quản trị chiến lược – quan điểm về năng lực động từ những năm 1990 [8], [23]. 1
  4. Theo cách diễn giải của lý thuyết năng lực động những năng lực là những năng lực liên quan đến các quá trình tổ chức và quản lý bao gồm nhận dạng các cơ hội và nguy cơ (sensing), nắm bắt các cơ hội (seizing), và cấu trúc hay định dạng lại các nguồn lực (reconfiguration) để quán lý các mối đe dọa và thay đổi [3], [11]. Nghiên cứu về năng lực động và kết quả kinh doanh đã trở thành một trong những dòng nghiên cứu chính về chiến lược kinh doanh [34]. Có nhiều nỗ lực khác nhau để xác định những dạng năng lực cụ thể là năng lực động của doanh nghiệp và kiểm chứng các ảnh hưởng của năng lực động với kết quả kinh doanh [7], [27], [28], [32], [33], [35]–[37]. Các dạng năng lực phổ biến được đề cập như các dạng năng lực động trong các nghiên cứu trước đây như định hướng kinh doanh [30], [32], [38]– [41]; định hướng học hỏi [35], [40]–[44]; năng lực marketing [31], [40], [45]–[49]; năng lực tiếp thu [50]–[53]; năng lực thích nghi [50], [54]– [57]; hay định hướng thị trường [58]–[60] Mặc dù nhiều nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của các dạng năng lực động [3], [11], [24], [33], [35], [61], [62], và xác nhận tồn tại quan hệ giữa các nhân tố tạo thành năng lực động và kết quả kinh doanh [7], [28], [33], [35], [36], [50], [63]. Tuy nhiên, các nghiên cứu phần lớn xem xét ảnh hưởng của năng lực động đến kết quả kinh doanh trong những ngành kinh doanh cụ thể nên ít xem xét ảnh hưởng của các khía cạnh về biến động của môi trường kinh doanh đến quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh [30], [32], [33], [35]. Các học giả cũng đề nghị cần có thêm nhiều nghiên cứu khác nhau để khám phá những nhân tố năng lực động mới và kiểm chứng các quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh cũng như quan hệ giữa các dạng năng lực động này với nhau [6], [7], [33], [62], [66]. Xuất phát từ những lý do như vậy, nghiên cứu sinh quyết định lựa chọn đề tài “Tác động của năng lực động tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam” cho luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu 2
  5. Thứ nhất, luận án tập trung làm rõ khái niệm về năng lực động và những tiêu chí để xác định các dạng năng lực cụ thể của doanh nghiệp có thể xem là năng lực động tại các doanh nghiệp Việt Nam. Thứ hai, luận án thiết lập một khung phân tích (mô hình) đánh giá ảnh hưởng của các thành phần năng lực động đến kết quả kinh doanh có xem xét ảnh hưởng điều tiết của các yếu tố môi trường kinh doanh như nhiễu động thị trường, cường độ cạnh tranh cũng như sốc kinh tế. Thứ ba, luận án tập trung đánh giá mức độ tác động của các thành phần năng lực động đến kết quả kinh doanh và quan hệ điều tiết của nhiễu động thị trường và cường độ cạnh tranh đến quan hệ giữa các nhân tố năng lực động và kết quả kinh doanh. Ngoài ra, luận án cũng đánh giá tác động của cú sốc kinh tế (qua sự kiện COVID 19) đến ảnh hưởng của năng lực động và sự thay đổi kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Thứ tư, luận án đưa ra các gợi ý, đề xuất một số khuyến nghị đối với doanh nghiệp Việt Nam nhằm phát triển các dạng năng lực động để cải thiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu được xác định là năng lực động doanh nghiệp, và mối quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu: Một là, hệ thống hóa lý luận về năng lực động, kết quả kinh doanh và ảnh hưởng của năng lực động đến kết quả kinh doanh có xem xét các yếu tố môi trường kinh doanh. Hai là, xây dựng mô hình nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của các dạng năng lực động đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Đánh giá ảnh hưởng điều tiết của các yếu tố môi trường và sốc kinh tế đến quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh. Ba là, đề xuất những gợi ý, khuyến nghị để nuôi dưỡng, phát triển các dạng năng lực động trong doanh nghiệp nhằm cải thiện kết quả kinh doanh Phạm không gian: Nghiên cứu được thực hiện với các doanh nghiệp Việt Nam ở cả ba khu vực Bắc – Trung – Nam. 3
  6. Phạm vi thời gian: Dữ liệu thứ cấp sử dụng trong luận án được lấy thu thập cho giai đoạn 2017 – 2021. Dữ liệu khảo sát các doanh nghiệp được thực hiện trong năm 2021 và 2022. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu kết hợp sử dụng cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện trong giai đoạn phát triển thang đo để đánh giá tính thích hợp của các chỉ tiêu đo lường cho từng biên nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu phát triển được. Nghiên cứu định lượng được thực hiện để đánh giá tính thích hợp của các thang đo qua dữ liệu, ảnh hưởng và mối quan hệ tương tác của các nhân tố năng lực động doanh nghiệp với sự nhiễu động thị trường và kết quả kinh doanh. 5. Đóng góp và ý nghĩa của nghiên cứu Về mặt lý luận, khoa học Thứ nhất. thông qua tổng quan đánh giá các tài liệu nghiên cứu vê chủ đề năng lực động, luận án đã làm rõ được khái niệm về năng lực động, đặc điểm của năng lực động và xác định một cách rõ ràng các nhóm tiêu chí xem xét một năng lực cụ thể có thể xem là năng lực động Thứ hai, luận án đã đề xuất được một mô hình đánh giá ảnh hưởng của các nhóm năng lực động chính tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Thứ ba, luận án cũng đã phát triển và hiệu chỉnh được một bộ công cụ đo lường (thang đo) để đo lường các nhân tố năng lực động, kết quả kinh doanh và sự biến động của môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Về mặt thực tiễn Các gợi ý cụ thể đối với doanh nghiệp bao gồm (i) tăng cường năng lực định hướng kinh doanh; (ii) cải thiện năng lực định hướng thị trường 4
  7. và năng lực marketing; (iii) xây dựng doanh nghiệp như một tổ chức học hỏi; (iv) cải thiện khả năng thích nghi với những biến động thị trường. 6. Kết cấu của luận án Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về năng lực động và kết quả kinh doanh Chương 2: Cơ sở lý luận về năng lực động và quan hệ giữa năng lực động với kết quả kinh doanh Chương 3: Mô hình và hương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Thảo luận và các hàm ý nghiên cứu CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH 1.1. Tổng quan nghiên cứu về năng lực động 1.1.1. Nguồn gốc lý thuyết năng lực động Nguồn gốc của lý thuyết năng lực động có thể được xem như sự tích hợp của các lý thuyết tổ chức ngành, lý thuyết nguồn lực và tổ chức học hỏi. 5
  8. 1.1.2. Quan điểm về năng lực động Theo diễn giải của Teece & Pisano (1994), Teece và cộng sự (1997) [8], [12] năng lực động của doanh nghiệp liên quan đến ba quy trình tổ chức và quản lý: (i) điều phối/tích hợp, (ii) học hỏi và (iii) định dạng lại các nguồn lực như những phần cốt lõi của năng lực động. Các dạng năng lực động liên quan đến những khả năng của doanh nghiệp để thích ứng với thị trường động bao gồm (1) những năng thực thể hiện khả năng nhận biết các cơ hội (sensing), (2) khả năng nắm bắt các cơ hội (seizing) và (3) cấu trúc hay định dạng lại các nguồn lực (reconfiguration) để quản lý các mối đe dọa hay thay đổi (managing threats/transforming) [3], [11]. 1.1.3. Các hướng nghiên cứu về lý thuyết năng lực động Kể từ đề xuất của Teece lý thuyết năng lực động đã liên tục được phát triển theo ba nhánh lớn như sau: 6
  9. 1.2. Tổng quan nghiên cứu về kết quả kinh doanh 1.2.1. Quan điểm về kết quả kinh doanh Kết quả kinh doanh được xem như phản ánh đầu ra của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tồn tại hai quan điểm về đánh giá kết quả kinh doanh (1) quan điểm kế toán – tài chính đo lường bằng các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp; (2) quan điểm kinh doanh hay quản trị chiến lược phản ánh kết quả qua việc đạt mục tiêu của tổ chức. 1.2.2. Các hướng nghiên cứu về đo lường kết quả kinh doanh Đo lường kết quả kinh doanh cũng theo hai quan điểm đo lường khách quan từ chỉ tiêu kết quả tài chính và quan điểm kinh doanh đo lường chủ quan theo việc đạt mục tiêu của tổ chức hay không về cả khía cạnh tài chính và phi tài chính. 1.3. Khoảng trống và câu hỏi nghiên cứu 7
  10. Thứ nhất, vẫn còn tồn tại những tranh luận để làm rõ những năng lực nào có thể xem là năng lực động? tiêu chí nào để xác định một dạng năng lực cụ thể là năng lực động? Thứ hai, đo lường hay đánh giá năng lực động như thế nào phụ thuộc vào quan niệm của nhà nghiên cứu và cũng không có sự đánh giá thống nhất nào giữa các nghiên cứu. Thứ ba, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục kêu gọi có những nghiên cứu thêm để có những khám phá các năng lực cụ thể có thể xem là năng lực động và kiểm chứng quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh trên nhiều thị trường mà không chỉ là các lập luận lý thuyết. Do đó, trong luận án này xác định có những câu hỏi nghiên cứu chính như sau: Một là, dạng năng lực như thế nào được xem là năng lực động đối với các doanh nghiệp Việt Nam, những tiêu chí nào để tham chiếu đánh giá một dạng năng lực cụ thể là năng lực động. Hai là, các dạng năng lực động được đo lường như thế nào? Có những dạng năng lực cụ thể nào có thể xem là những năng lực động chính đối với doanh nghiệp Việt Nam. Ba là, các dạng năng lực động cụ thể được xem xét trong luận án có ảnh hưởng với nhau như thế nào và ảnh hưởng như thế nào đến kết quả kinh doanh có xem xét đến ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh. Bốn là, làm thế nào để nuôi dưỡng, phát triển các dạng năng lực động của doanh nghiệp để cải thiện kết quả kinh doanh, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh mức độ cạnh tranh ngày cào cao như hiện nay. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC ĐỘNG VÀ QUAN HỆ GIỮA NĂNG LỰC ĐỘNG VỚI KẾT QUẢ KINH DOANH 2.1. Nguồn lực và năng lực động Lý thuyết nguồn lực (RBV) cho rằng nguồn lực bao gồm tất cả những tài sản, khả năng, quy trình của tổ chức, các thuộc tính của công ty, thông tin và và kiến thức [17]. Lý thuyết năng lực động định nghĩa “năng lực động là khả năng của doanh nghiệp tích hợp, xây dựng và định dạng lại các năng lực bên 8
  11. trong và bên ngoài để đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh” (Teece và cộng sự, 1997, p.516). 2.2. Tiêu chí và cách tiếp cận đo lường năng lực động Ba tiêu chí để xem xét một dạng năng lực cụ thể của doanh nghiệp là năng lực động hay không bao gồm (i) năng lực động phải là dạng năng lực cốt lõi của doanh nghiệp [6], (ii) năng lực động phải là những năng lực liên quan đến khả năng giúp doanh nghiệp nhận biết các cơ hội từ thị trường, nắm bắt các cơ hội, và định dạng lại các nguồn lực để chuyển hóa thành các hành động tạo ra lợi thế cạnh tranh [3], [11], và (iii) năng lực động phải là các dạng năng lực hướng tới đáp ứng sự thay đổi của môi trường kinh doanh, thị trường hay khách hàng [6], [8]. Đo lường năng lực động có hai nhánh chính (i) năng lực động là một năng lực tổng hợp và (ii) năng lực động là những năng lực cụ thể thõa mãn các tiêu chí nhất định. 2.3. Các nhân tố hình thành năng lực động của doanh nghiệp Những năng lực động phổ biến được xem xét từ các nghiên cứu bao gồm: (1) năng lực định hướng kinh doanh; (2) năng lực định hướng thị trường; (3) năng lực định hướng học hỏi; (4) năng lực tiếp thu; (5) năng lực thích nghi và (6) năng lực marketing. 2.4. Quan hệ giữa năng lực động, năng lực cạnh tranh và kết quả kinh doanh Năng lực động có thể xem là nguồn gốc của năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp trong các thị trường có nhiều biến động. Các dạng năng lực động cũng tìm thấy có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh 2.5. Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh Môi trường kinh doanh có thể ảnh hưởng đến quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh. Hai nhân tố quan trọng từ môi trường 9
  12. kinh doanh thường được xem xét trong các nghiên cứu là (1) cường độ cạnh tranh (phản ánh mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ) và (2) nhiễu động thị trường (phản ánh sự thay đổi nhanh hay chậm về yêu cầu, nhu cầu của khách hàng với doanh nghiệp). 2.6. Sốc kinh tế và tác động của sốc kinh tế tới hoạt động doanh nghiệp Sốc kinh tế là những biến động lớn ảnh hưởng tới nền kinh tế làm mất cân bằng cung – cầu thị trường. Sốc kinh tế có thể ở phía cung hoặc phía cầu của thị trường. Phần lớn các cú sốc kinh tế có ảnh hưởng bất lợi tới các hoạt động doanh nghiệp ví dụ như đại dịch COVID 19. CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết của luận án được đề xuất như sau: 10
  13. 3.2. Quy trình nghiên cứu Quy trình thực hiện nghiên cứu được mô tả như hình sau: 3.3. Thiết kế nghiên cứu Các thang đo đo lường các biến nghiên cứu trong mô hình được mô tả như quy trình sau: Mẫu nghiên cứu được chọn từ các doanh nghiệp Việt Nam thuộc cả ba khu vực Bắc – Trung – Nam. Điều tra được thực hiện bằng cả hai phương pháp trực tiếp và online, kết quả thu được 508 doanh nghiệp cho phân tích dữ liệu chính thức. 3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu Đối với phương pháp định lượng, luận án sử dụng các kỹ thuật phân tích đa biến để đánh giá sự tin cậy (reliability) và thích hợp (validity) bằng các hệ số Cronbach Alpha và phân tích khẳng định nhân tố với mô hình đo lường. Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu luận án sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính với các tiếp cận của phương pháp 11
  14. PLS-SEM. Các kỹ thuật biến giả, biến điều tiết và trung gian cũng được sử dụng. Để đánh giá ảnh hưởng của cú sốc kinh tế như COVID 19 luận án dùng phân tích hồi quy logistic. Đối với phương pháp định tính, các kỹ thuật phân tích nội dung (content analysis) được sử dụng để mô tả, phân loại và kết nối các dữ liệu phỏng vấn sâu thu được. CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Bối cảnh môi trường kinh doanh và tình hình phát triển doanh nghiệp Việt Nam Sự gia tăng liên tục các doanh nghiệp mới, số doanh nghiệp đang hoạt động đạt hơn 900 nghìn doanh nghiệp Mức độ cạnh tranh cao dẫn đến các doanh nghiệp tạm dừng hoạt động hay làm thủ tục phá sản trung bình khoảng hơn 40 nghìn doanh nghiệp mỗi năm. Các doanh nghiệp đang hoạt động chỉ có khoảng 70% có báo cáo kinh doanh và trong đó có gần 50% doanh nghiệp báo cáo lỗ. Điều đó cho thấy môi trường kinh doanh nhiều cạnh tranh 4.2. Thống kê mô tả mẫu điều tra 508 doanh nghiệp khảo sát hợp lệ được mô tả theo các đặc điểm mẫu như sau Bảng 5.1. Đặc điểm doanh nghiệp khảo sát Số Tỷ lệ Phân loại doanh nghiệp doanh (%) nghiệp Nhỏ hơn đến 10 lao động 69 13.6 Số lao Từ 11 đến 50 lao động 172 33.9 động Từ 51 đến100 lao động 84 16.5 Trên 100 lao động 183 35.6 Nhỏ hơn đến 10 tỷ đồng/năm 113 22.2 Doanh thu Trên 10 tỷ đến 50 tỷ đồng/năm hàng năm 176 34.6 Trên 50 tỷ đến 100 tỷ đồng/năm 98 19.3 12
  15. Số Tỷ lệ Phân loại doanh nghiệp doanh (%) nghiệp Trên 100 tỷ đồng/năm 121 23.8 Từ 1 năm đến 3 năm 64 12.6 Trên 3 năm đến 5 năm 83 16.3 Số năm Trên 5 năm đến 7 năm 97 19.1 hoạt động Trên 7 năm đến 10 năm 75 14.8 Trên 10 năm đến15 năm 104 20.5 Trên 15 năm 85 16.7 Thị trường nội địa 233 45.9 Thị trường Thị trường xuất khẩu chủ yếu 91 17.9 Cả hai 184 36.2 Doanh nghiệp tư nhân 85 16.7 Loại hình Công ty TNHH một thành viên 167 32.9 doanh Công ty TNHH hai thành viên trở lên 97 19.1 nghiệp Công ty Cổ phần 154 30.3 Loại hình khác 5 1.0 4.3. Đánh giá tính tin cậy và thích hợp thang đo nghiên cứu Các thang đo nghiên cứu được tiến hành đánh giá tính tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha, hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.7, phương sai trích trung bình lớn hơn 50% cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy cần thiết ở cả thang đo đơn hướng và thang đo đa hướng. Các hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều lớn hơn 0.7 cho thấy các thang đo nhân tố được đo lường qua các biến quan sát đạt giá trị hội tụ. Kiểm định so sánh giá trị căn bậc hai của phương sai trích trung bình đều lớn hơn các hệ số tương quan cho thấy các thang đo nghiên cứu đạt giá trị phân biệt. 4.4. Mô hình cấu trúc và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 13
  16. Kết quả phân tích cho thấy phần lớn các giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận. Có hai giả thuyết bị bác bỏ (p-value > 0.005) là quan hệ trực tiếp giữa định hướng học hỏi và kết quả kinh doanh và quan hệ giữa năng lực tiếp thu và kết quả kinh doanh. Kết quả phân tích bằng mô hình PLS-SEM được mô tả như hình: Mô hình quan hệ giữa các nhân tố năng lực động và kết quả kinh doanh trong mô hình 4.5. Đánh giá ảnh hưởng của các biến kiểm soát trong mô hình Kết quả phân tích của luận án cho thấy các biến kiểm soát như số lao động, năm hoạt động và thị trường kinh doanh chính có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh, quy mô doanh thu của doanh nghiệp không ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh. 4.6. Đánh giá vai trò trung gian của các biến trong mô hình và hệ số tác động tổng hợp Kết quả phân tích cũng xác nhận các biến năng lực marketing, năng lực tiếp thu, năng lực thích nghi và định hướng thị trường là các biến trung gian truyền dẫn ảnh hưởng của định hướng học hỏi, định hướng kinh doanh tới kết quả kinh doanh. 14
  17. 4.7. Hiệu ứng quan hệ điều tiết của nhiễu động thị trường và cường độ cạnh tranh Kết quả phân tích cũng cho thấy cường độ cạnh tranh có ảnh hưởng điều tiết tới quan hệ giữa năng lực thích nghi và kết quả kinh doanh. Ngoài ra các quan hệ khác không được xác nhận bởi dữ liệu thực nghiệm. 4.8. Hiệu ứng tác động của đại dịch COVID 19 đến quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh Kết quả phân tích bằng tỷ số chênh (OR) cho thấy nhóm năng lực liên quan đến thị trường như marketing, định hướng thị trường giúp trong nghiệp chống đỡ tốt hơn với các cú sốc kinh tế, trong khi đó năng lực mạo hiểm lại làm trầm trọng hơn các cú sốc kinh tế. CHƯƠNG 5. THẢO LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý NGHIÊN CỨU 5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện tại ở mức rất cao và có xu hướng gia tăng. Điều này cũng hàm ý rằng thị trường Việt Nam rất năng động, nhiều hấp dẫn nhưng có mức cạnh tranh lớn và xu hướng càng ngày càng gia tăng. Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận ảnh hưởng khá rõ ràng của các dạng năng lực động đến kết quả kinh doanh (trực tiếp hoặc gián tiếp). Kết quả nghiên cứu ghi nhận có ba nhân tố năng lực động ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh: năng lực marketing, năng lực định hướng thị trường và năng lực thích nghi; ba nhân tố ảnh hưởng gián tiếp: năng lực định hướng kinh doanh, năng lực định hướng học hỏi, và năng lực tiếp thu. Mặc dù năng lực định hướng kinh doanh không phải là năng lực động có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh trong khảo sát này. Tuy nhiên, ảnh hưởng tổng hợp của năng lực định hướng kinh doanh là lớn nhất trong những nhân tố được xem xét trong mô hình. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của năng lực định hướng kinh doanh với tổ chức. Điều này cũng có nghĩa rằng trong thị trường cạnh tranh năng động sự 15
  18. thành công của doanh nghiệp (đạt kết quả kinh doanh tốt) phụ thuộc rất lớn vào tầng lớp lãnh cao nhất trong tổ chức. Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận ảnh hưởng rõ ràng và mạnh mẽ của các nhân tố năng lực động hướng tới thị trường như năng lực marketing và định hướng thị trường đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này cho thấy trong các thị trường nhiều cạnh tranh và năng động việc theo dõi thị trường, thực hiện hiệu quả các kết hoạch marketing mix là rất quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận ảnh hưởng khá lớn của các nhân tố phản ánh năng lực tổ chức học hỏi. Cụ thể, năng lực định hướng học hỏi và năng lực tiếp thu đều có ảnh hưởng gián tiếp tới kết quả kinh doanh. Điều đó cho thấy trong bối cảnh nhiều thay đổi như hiện nay nhận thức về đào tạo, học hỏi và khả năng tiếp thu tri thức, nội hóa tri thức để cải tiến, thay đổi thói quen và quy trình để cải thiện hiệu quả hoạt động giữ vai trò quan trọng. Nghiên cứu cũng tìm thấy ảnh hưởng rõ ràng của năng lực thích nghi tới kết quả kinh doanh. Điều này cho thấy trong bối cảnh nhiều cạnh tranh và thay đổi từ môi trường kinh doanh thì khả năng linh hoạt, khả năng thay đổi hay chuyển hóa các nguồn lực để thích ứng với thị trường là rất quan trọng. Kết quả này cũng nhất quán với các phát hiện trước đây cho thấy năng lực thích nghi là một trong những dạng năng lực quan trọng ảnh hưởng tới khả năng đạt được các kết quả thị trường [33], [177]. Mặc dù các phân tích cho thấy có ảnh hưởng rõ ràng cả trực tiếp và gián tiếp của các dạng năng lực động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong khảo sát. Tuy nhiên, ảnh hưởng của năng lực động đến khả năng chống lại các cú sốc lớn về kinh tế như đại dịch COVID 19 là không giống nhau giữa các loại năng lực. Cụ thể, xu hướng cho thấy những năng lực hướng tới thị trường (năng lực định hướng thị trường, năng lực marketing và năng lực thích nghi) là nhóm những năng lực giúp doanh nghiệp chống lại ảnh hưởng tiêu cực của sốc kinh tế, trong khi đó những năng lực như năng lực định hướng kinh doanh (năng lực mạo hiểm, chủ động) cho thấy ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng chống lại các cú sốc kinh tế. Nghiên cứu cũng tìm thấy ảnh hưởng điều tiết của các yếu tố môi trường đến quan hệ của các dạng năng lực động và kết quả kinh doanh. Cụ thể, nghiên cứu tìm thấy bằng chứng về quan hệ điều tiết của cường độ cạnh tranh với quan hệ giữa năng lực thích nghi và kết quả kinh doanh. 16
  19. Theo đó, xu hướng cho thấy vai trò của năng lực thích nghi quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có mức độ cạnh tranh cao hơn. Kết quả đánh giá cũng cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam tự đánh giá các năng lực động của mình ở mức trung bình khá, không phải ở mức cao ngoại từ các năng lực về thiết lập mối quan hệ. Kết quả nghiên cứu ghi nhận ảnh hưởng khá rõ ràng của những bất định từ thị trường đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Khảo sát về ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 đến hoạt động kinh doanh trên ba khía cạnh (i) thay đổi lợi nhuận; (ii) thay đổi doanh thu và (iii) thay đổi thị phần cho thấy có khoảng gần 70% doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tiêu cực hơn so với trước đại dịch có mức suy giảm doanh thu, lợi nhuận khoảng 10 đến hơn 30% so với khi không có dịch 5.2. Các hàm ý nghiên cứu Dựa trên hiệu ứng ảnh hưởng tổng hợp, tác giả đề xuất để phát triển và nuôi dưỡng các năng lực động của doanh nghiệp nhằm cải thiện lợi thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp các doanh nghiệp Việt Nam có thể tập trung vào xây dựng những năng lực cụ thể như sau: Tăng cường định hướng kinh doanh trong doanh nghiệp Tăng cường định hướng kinh doanh cho doanh nghiệp cần thay đổi từ nhận thức của lãnh đạo cấp cao trong các doanh nghiệp. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc lựa chọn từ bên trong doanh nghiệp hoặc thuê từ bên ngoài những lãnh đạo có tinh thần doanh nhân cao. Bởi vì, những nhà kinh doanh có định hướng kinh doanh cao luôn chủ động tấn công vào thị trường, sẵn sàng chấp nhận những mạo hiểm trong kinh doanh. Bởi vậy, họ là những người có thể tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp. Cải thiện năng lực định hướng thị trường và năng lực marketing Ở khía cạnh thứ nhất, các doanh nghiệp cần thiết phải xây dựng định hướng thị trường mạnh. Ngày nay, phần lớn các doanh nghiệp tham 17
  20. gia một thị trường không có cấu trúc độc quyền hoàn toàn nên việc phải cạnh tranh với các đối thủ cùng cung cấp các sản phẩm dịch vụ tương tự là không tránh khỏi. Điều này dẫn đến yêu cầu phải chú trọng vào khách hàng, định hướng vào khách hàng và thị trường để liên tục đáp ứng yêu cầu ngày càng thay đổi của họ. Ở khía cạnh thứ hai, doanh nghiệp cần cải thiện năng lực marketing của mình qua (i) nâng cao khả năng đáp ứng khách hàng với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp; (ii) nâng cao khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường vĩ mô; (iii) duy trì chất lượng mối quan hệ với đối tác và các bên liên quan, và (iv) nâng cao khả năng phản ứng nhanh với đối thủ cạnh tranh. Xây dựng doanh nghiệp như một tổ chức học tập Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu cho thấy cả định hướng học hỏi và năng lực tiếp thu là những nhân tố có ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả kinh doanh. Bởi vậy, việc xây dựng doanh nghiệp như một tổ chức học hỏi là cần thiết với các doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay. Để xây dựng doanh nghiệp như một tổ chức học tập doanh nghiệp cần quan tâm đến các khía cạnh (i) thay đổi nhận thức và cam kết học hỏi của tổ chức từ lãnh đạo cao nhất; (ii) xây dựng năng lực học hỏi ở các cấp độ khác nhau trong tổ chức; (iii) thiết lập tính hệ thống và văn hóa học tập trong tổ chức và (iv) xây dựng văn hóa mở, thúc đẩy chuyển giao và nội hóa tri thức. Cải thiện năng lực thích nghi trong doanh nghiệp Năng lực thích nghi cũng là một nhân tố quan trọng trong những dạng năng lực động có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh. Để cải thiện năng lực thích nghi doanh nghiệp cần chú ý đến các khái cạnh: (i) tăng cường tính sẵn sàng điều chỉnh các sản phầm/dịch vụ từ sự thay đổi nhu cầu của khách hàng; (ii) sẵn sàng điều chỉnh liên quan đến giá sản phẩm/dịch vụ cho những nhóm khách hàng khác nhau; (iii) khuyến khích nhân viên thay đổi cách thức làm việc, các truyền thống đã lạc hậu bằng những cách thức mới; (iv) thiết lập một bộ máy tổ chức linh hoạt, và (v) 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0