intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Phân cấp quản lý trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án này dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan, luận án xác định các phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh phân cấp quản lý trong ĐTBD CBCC. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của Luận án này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Phân cấp quản lý trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA OUTHONE CHAOPHALYPHANH PHÂN CẤP QUẢN LÝ TRONG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Võ Kim Sơn 2. TS. Nguyễn Duy Hạnh Phản biện 1: …………………………………………… ……………………………….…………….. Phản biện 2: …………………………………………… ………………………………..………..… Phản biện 3: …………………………………………… ……………………………………….…… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ - Phòng họp…. Nhà …, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà Nội Thời gian: vào hồi ……… giờ ….. ngày … tháng …. Năm ……… Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc thư viện của Học viện Hành chính Quốc gia.
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phân cấp quản lý nhà nước được diễn ra trên nhiều lĩnh vực khi người ta cho rằng bản chất của phân cấp là chuyển giao bớt của thẩm quyền cho cấp dưới và đồng thời với nó là chuyển giao về nguồn lực tài chính và nhân sự để đảm bảo thực hiện thẩm quyền. Như vậy phân cấp về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức sẽ là một nội dung đặc biệt quan trọng và cũng rất phức tạp trong phân cấp quản lý hành chính nhà nước. Đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) cán bộ, công chức (CBCC) cho các tổ chức Đảng và Nhà nước là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong quản lý chiến lược và quản lý nguồn nhân lực. Ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức để đáp ứng yêu cầu công việc thực hiện mục tiêu cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị theo sự lãnh đạo của Đảng. Thực tiễn ở nước CHDCND Lào, việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, đổi mới công tác quản lý ĐTBDtrong đó đẩy mạnh sự phân cấp quản lý trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là một trong những nhiệm vụ được đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (khóa IX) năm 2006. Trong những năm qua, hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý cán bộ, công chức đã có nhiều đổi mới, một số nội dung quản lý trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã được đẩy mạnh cho Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia, Trường Chính trị và Hành chính các tỉnh.Tuy nhiên, so với yêu cầu của cải cách hành chính, quản lý trong ĐTBD CBCC còn tồn tại nhiều hạn chế, đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết đặc biệt là việc phân địch rõ hơn trách nhiệm giữa Đảng với Nhà nước. Vì vậy, việc nghiên cứu, hệ thống hóa các quan điểm về phân cấp quản lý trongĐTBD CBCCở CHDCND Lào, đánh giá thực trạng 1
  4. nhằm đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phân cấp quản lý trong ĐTBD CBCCở CHDCND Lào trong thời gian tới là rất cần thiết. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Phân cấp quản lý trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” làm nội dung nghiên cứu cho luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan, luận án xác định các phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh phân cấp quản lý trong ĐTBD CBCC. - Nhiệm vụ nghiên cứu:Tổng quan các công trình đã nghiên cứu có liên quan đề tài; Hệ thống hóa lý thuyết về phân cấp quản lý trong ĐTBD CBCC; Phân tích và đánh giá một cách khoa học về thực trạng việc phân cấp quản lý trong ĐTBD CBCCở CHDCND Lào giai đoạn 2010 đến nay; Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phân cấp quản lý trong ĐTBD CBCC. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là phân cấp quản lý của nhà nướcvề ĐTBD CBCCtừ 2010 đến nay và tầm nhìn 2030. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên cơ sởchủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin - Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp, thống kê. 5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu - Giả thuyết khoa học:Việc phân cấp quản lý trong ĐTBD CBCC ở CHDCND Lào chưa được đẩy mạnh, tập trung vào một số cơ quan ở trung ương. Điều này làm cho hoạt động ĐTBD CBCC thiếu tính chủ động, thiếu sự phù hợp với từng địa phương cụ thể. Nếu phân cấp quản lý đối với hoạt động ĐTBD CBCC được đẩy mạnh thì sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong ĐTBD CBCC của CHDCND Lào. - Câu hỏi nghiên cứu: 2
  5. Phân cấp quản lý trong ĐTBD CBCC là gì? Gồm những nội dung nào? Thực trạng phân cấp quản lý hoạt động ĐTBD CBCC ở CHDCND Lào hiện nay như thế nào? Để đẩy mạnh phân cấp quản lý hoạt động ĐTBD CBCC ở CHDCND Lào thời gian tới thì cần thực hiện những phương hướng và giải pháp nào? 6. Những đóng góp mới của đề tài - Xây dựng khung lý thuyết về phân cấp quản lý trong ĐTBD CBCC trên nền lý thuyết chung về quản lý ĐTBD và phân cấp quản lý hành chính. - Đánh giá đúng thực trạng phân cấp quản lý trong ĐTBD CBCC ở CHDCND Lào hiện nay, bao gồm những kết quả, hạn chế và nguyên nhân. - Kiến nghị xây dựng mô hình phân cấp quản lý trong ĐTBD CBCC ở CHDCND Lào và coi đó như một giải pháp cụ thể. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần làm rõ cơ sở lý luận về phân cấp quản lý trong ĐTBD CBCC. Đồng thời, đúc rút được kinh nghiệm phân cấp quản lý trong ĐTBD CBCC ở một số quốc gia (Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản) để xem xét, vận dụng trong điều kiện thực tiễn của CHDCND Lào. - Ý nghĩa thực tiễn:Đề tài đã đánh giá một cách toàn diện, hệ thống và khách quan về thực trạng phân cấp quản lý trong ĐTBD CBCC ở CHDCND Lào hiện nay. Đồng thời, đề xuất được một số quan điểm và giải pháp nhằm đẩy mạnh phân cấp quản lý trong ĐTBD CBCC ở CHDCND Lào.Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị tham khảo cho các cơ quan QLNN và là tài liệu tham khảo cho các học viên nghiên cứu về các nội dung liên quan. 8. Cấu trúc của luận án Kết cấu luận án gồm: mở đầu,kết luận và 4 chương. Ngoài ra còn có phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. 3
  6. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 1.1.Nhận xét Qua những công trình có liên quan đề tài luận án, có thể tổng quan lại những vấn đề sau đây: - Hoạt động ĐTBD nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCC để đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước đã được học giả các nước đề cập từ lâu và được xem xét trên nhiều giác độ khác nhau và hiện nay tính xã hội của hoạt động thi hành công vụ đang được nhấn mạnh. Tuy nhiên, ở các nước không có khái niệm "cán bộ, công chức" và những nghiên cứu về tính chuyên nghiệp của công chức hành chính thì chưa được đề cập rõ ràng, cụ thể. - Ở Việt Nam hiện nay có một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề phân cấp QLNN về đào tạo nhưng là đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, không phải là đào tạo CBCC. Ở CHDCND Lào thì gần như chưa có công trình nào nghiên cứu về phân cấp quản lý ĐTBD CBCC. - Các nhà khoa học đã chỉ ra nội dung và giải pháp để đẩy mạnh phân cấp QLNN về giáo dục và đào tạo. Tuy đối tượng không phải là CBCC nhưng điều này rất có giá trị, giúp cho tác giả luận án có thể tiếp thu có chọn lọc những giá trị hợp lý trong việc nghiên cứu nội dung và giải pháp phân cấp QLNN đối với ĐTBD CBCC. - Các công trình đã đề cập đến một số khái niệm liên quan: “phân cấp quản lý nhà nước”, “đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức”, quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng”… Điều này giúp tác giả thuận lợi trong việc tiếp cận khái niệm trung tâm: “phân cấp quản lý trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức”. Có thể khẳng định rất ít công trình nào nghiên cứu về “phân cấp quản lý trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức”. Vì vậy khoảng trống tri thức về vấn đề này còn khá lớn. 4
  7. 1.2. Định hướng nghiên cứu của luận án Một là, nghiên cứu góp phần hoàn thiện khung lý thuyết về phân cấp quản lý ĐTBD, CBCC Hai là, nghiên cứu tổng kết thực tiễn về phân cấp quản lý ĐTBD CBCC. Ba là, nghiên cứu ứng dụng giải pháp vào thực tiễn phân cấp quản lý ĐTBD CBCC TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Chương này đã tìm hiểu các công trình đã nghiên cứu có liên quan. Những công trình đó đã cung cấp những tư liệu, nội dung quan trọng và cách tiếp cận cho luận án. Qua việc tìm hiểu tổng quan, thấy rằng chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp, cụ thể về phân cấp quản lý trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại CHDCND Lào. Đây là một khoảng trống cần nghiên cứu. 5
  8. Chương 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 2.1. Một số vấn đề chung về phân cấp quản lý 2.1.1. Khái niệmvề phân cấp quản lý Phân cấp quản lý được hiểu là sựphân định thẩm quyền, trách nhiệm trong quản lý của cơ quan cấp trên cho cơ quan cấp dưới. Đó là quá trình chuyển giao quyền quyết định thực thi các công việc cụ thể trong hoạt động của tổ chức cấp trên cho tổ chức cấp dưới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý cũng như thực thi công việc. 2.1.2. Các hình thức phân cấp quản lý - Phân cấp theo nhóm chức năng trong tổ chức. - Các loại phân cấp theo mức độ, hình thức chuyển giao quyền quyết định. 2.2. Phân cấp quản lý trong ĐTBD CBCC 2.2.1. Một số khái niệm liên quan - QLNN là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước. - ĐTBD là quá trình tổ chức, bồi đắp, xây dựng thêm những kiến thức, kỹ năng mà người học còn thiếu hoặc yếu, giúp họ hoàn thành tốt hơn công việc của mình. - "Cán bộ là công dân Lào, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước". - “Công chức là công dân Lào, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà 6
  9. không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp; trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”. - Phân cấp quản lý trong ĐTBDCBCC là sự chuyển giao một số chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý trong hoạt động ĐTBD CBCCtừ cấp trung ương đến các cấp chính quyền địa phương để đảm bảo giảm tải cho cấp trung ương và giúp cho cấp địa phương dễ dàng tiếp cận và tổ chức ĐTBD CBCCđúng đối tượng và thuận lợi nhất. 2.2.2. Sự cần thiết phân cấp quản lý trong ĐTBD CBCC - Xuất phát từ vai trò của phân cấp trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động ĐTBD CBCC. - Xuất phát từ vai trò cụ thể của phân cấp QLNN đối với công tác ĐTBD CBCC cho các cấp chính quyền địa phương. - Xuất phát từ yêu cầu của cải cách nền hành chính nhà nước, đòi hỏi cần có sự chuyển hóa, chuyển giao trong mọi hoạt động. - Xuất phát từ thực tế xã hội hóa dịch vụ công cộng. 2.2.3. Nguyên tắc phân cấp quản lý ĐTBD CBCC - Dân chủ tập trung trong phân cấp QLNN đối với ĐTBD CBCC. - Kết hợp phân cấp quản lý theo ngành và phân cấp quản lý theo lãnh thổ trong phân cấp QLNN đối với ĐTBD. - Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong phân cấp QLNN đối với ĐTBD. - Bình đẳng giữa các địa phương. - Bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả. 2.2.4. Chủ thể tham gia quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ -Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ -Bộ Tài chính -UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 7
  10. -Đơn vị sử dụng công chức -Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 2.3. Nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý trong ĐTBD CBCC 2.3.1. Nội dung cơ bản về phân cấp quản lý ĐTBD CBCC - Phân cấp quản lý về nội dung ĐTBD CBCC. - Phân cấp quản lý về cơ sở thực hiện chức năng ĐTBD CBCC. - Phân cấp quản lý về đội ngũ giảng viên và viên chức phục vụ hoạt độngĐTBD CBCC. - Phân cấp quản lý về ngân sách cho ĐTBD CBCC. - Phân cấp về quản lý văn bằng, chứng chỉ. - Phân cấp về kiểm tra, thanh tra ĐTBD CBCC. 2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý trong ĐTBD CBCC - Môi trường chính trị, pháp lý. - Thẩm quyền pháp lý của mỗi cơ quan quản lý trong vấn đề phân cấp QLNN về ĐTBD CBCC. - Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tham gia QLNN về ĐTBD CBCC. - Cơ sở vật chất, tài chính, kỹ thuật. 2.4. Thực tiễn về phân cấp quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Việt Nam và kinh nghiệm cho Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 2.3.1. Thực tiễn phân cấp quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Việt Nam 2.4.1.1. Phân cấp quản lý về nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam quản lý và hướng dẫn cụ thể về chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị. 8
  11. - Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an quản lý và hướng dẫn cụ thể về chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh. - Bộ Nội vụ quản lý chương trình bồi dưỡng kiến thức QLNN theo tiêu chuẩn ngạch công chức; chương trình bồi dưỡng kiến thức QLNN trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý. - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, UBND cấp tỉnh quản lý các chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành cho CBCC, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý. - Các chương trình bồi dưỡng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ phải có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ trước khi ban hành. 2.4.1.2. Phân cấp quản lý cơ sở thực hiện chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh là cơ sở quan trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. - Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập hạng đặc biệt, trực thuộc Bộ Nội vụ. - Trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là đơn vị sự nghiệp trực thuộc tỉnh uỷ, thành uỷ, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của ban thường vụ tỉnh uỷ, thành ủy. - Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội. 2.4.1.3. Phân cấp quản lý về đội ngũ giảng viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Đối với giảng viên của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí 9
  12. Minh do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh quản lý. - Đối với giảng viên của Học viện Hành chính Quốc gia do Bộ Nội vụ quản lý. - Đối với giảng viên của các cơ sở ĐTBD CBCC thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội quản lý. - Đối với giảng viên của các trường chính trị, mặc dù là đơn vị sự nghiệp công lập, nhưng việc tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, thăng hạng, chấm dứt hợp đồng lao động đối với giảng viên không thuộc thẩm quyền của TCT, mà thuộc thẩm quyền của ban tổ chức tỉnh ủy/thành ủy. 2.4.1.4. Phân cấp quản lý về ngân sách tài chính cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Phân cấp quản lý tài chính trong ĐTBD là nhân tố cơ bản và quan trọng trong quá trình phân cấp ở Việt Nam giai đoạn hiện nay, Bộ Tài chính thống nhất quản lý tất cả các vấn đề liên quan đến chi tiêu tài chính công. 2.4.1.5. Phân cấp quản lý về văn bằng, chứng chỉ Bộ Nội vụ QLNN về văn bằng, chứng chỉ trong ĐTBDCBCC, viên chức thống nhất trong cả nước. Khối trường Đảng, văn bằng, chứng chỉ do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành và quản lý. 2.4.1.6. Phân cấp về kiểm tra, thanh tra đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Đối với Bộ Nội vụ, thanh tra, kiểm tra hoạt động ĐTBDCBCC, viên chức. - Đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách ĐTBD theo thẩm quyền. 10
  13. - Đối với Bộ Tài chính, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng. - Đối vớiUBNDdân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tthanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách ĐTBD theo thẩm quyền. 2.3.2. Kinh nghiệm cho Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ sở ĐTBD CBCC, đó là Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào với các trường chính trị và hành chính địa phương. - Thống nhất quản lý nội dung, chương trình, hình thức ĐTBD. - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các cơ quan quản lý ĐTBD, xây dựng cơ chế phối hợp hợp lý. - Tăng cường kiểm tra, giám sát việc phân cấp hoạt động ĐTBD. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Chương này, luận án đã làm rõ được một số khái niệm liên quan và khái niệm trung tâm là phân cấp quản lý trong ĐTBDCBCC; làm rõ các nội dung của hoạt động ĐTBDCBCC, đó là quy trình ĐTBD; các yêu cầu củaĐTBD; chủ thể liên quan ĐTBD; làm rõ khái niệm và sự cần thiết phân cấp quản lý ĐTBD; nguyên tắc và các yếu tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý ĐTBD; các nội dung của phân cấp quản lý ĐTBD. Học tập kinh nghiệm phân cấp quản lý ĐTBDcủa Việt Nam để vận dụng vào điều kiện cụ thể của CHDCND Lào. 11
  14. Chương 3 THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ TRONG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 3.1. Khái quát về ĐTBD CBCC ở CHDCNDLào 3.1.1. Cơ sở chính trị, pháp lý về ĐTBD CBCC Trước đây, ĐTBD CBCC của CHDCND Lào được thực hiện trên cơ sở nghị quyết của Đảng NDCM Lào mà chưa được thể chế thành quy phạm pháp luật. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (năm 2006) thì Đảng NDCM Lào mới chính thức văn bản hoá trong nghị quyết.Cụ thể:Luật Cán bộ, công chức năm 2015; Nghị định số 294/CP ngày 4/9/2017 của Chính phủ về ĐTBD CBCC; Hướng dẫn số 07/BNV ngày 02/05/2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ về ĐTBD CBCC. Ở CHDCND Lào có các loại chương trình bồi dưỡng:Bồi dưỡng định hướng; Bồi dưỡng tại chức; Bồi dưỡng công chức nhận chức vụ mới. 3.1.2. Nguyên tắc ĐTBD CBCC - Phù hợp với đường lối chính sách của Đảng, luật và quy định của Nhà nước. - Phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chiến lược phát triển CBCC, kế hoạch, kế hoạch công tác và chương trình dự án của từng thời kỳ. - Có tổ chức liên tục theo ngạch chuyên môn, phù hợp với yêu cầu thực tế trong phát triển CBCC của ngành do dựa trên đánh giá kết quả thực hiện công việc của CBCC. - Sử dụng công nghệ mới và nâng cao ngoại ngữ. - Bảo đảm chất lượng và phù hợp với mục đích yêu cầu. 3.1.4. Các chủ thể tham gia quản lý ĐTBD CBCC - Chính phủ. 12
  15. - Bộ Giáo dục và Thể thao. - Bộ Nội vụ. - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. - Bộ Tài chính. - Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào. -Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào. - Tỉnh uỷ cấp tỉnh. - Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. 3.2. Tình hình phân cấp quản lý trong ĐTBD CBCC ở CHDCND Lào 3.2.1. Về chương trình ĐTBD CBCC Các chương trình ĐTBD CBCC ở CHDCND Lào hiện đang thực hiện gồm có các chương trình ĐTBD lý luận chính trị và các chương trình bồi dưỡng trưởng bản, làng. Có 04 chương trình hệ đào tạo và 03 chương trình hệ bồi dưỡng cơ bản dành cho CBCC. Ở CHDCND Lào, tất cả các chương trình ĐTBD CBCC đều do Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào thực hiện. Sau khi xây dựng chương trình xong, các chương trình sẽ được Bộ Giáo dục và Thể thao ký quyết định ban hành. 3.2.2. Về hệ thống cơ sở ĐTBD CBCC Cấp trung ương chỉ có 01 cơ sở ĐTBD CBCC là Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào. Ở địa phương, mỗi tỉnh, Thủ đô có 01 cơ sở ĐTBD CBCC là Trường chính trị và hành chính do Tỉnh ủy quản lý. 3.2.3. Về đội ngũ giảng viên ĐTBD CBCC - Đội ngũ giảng viên của Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào, tính đến ngày 01/01/2018 là 149 người (chiếm 59,36%). Giảng viên nam là 93 người (chiếm 62,42%), giảng viên nữ là 56 người (37,58%). Về trình độ, tiến sĩ có 16 người (10,74%), trong đó nam 14 người (87,50%), nữ là 2 người (12,50%); Thạc sĩ có 55 người 13
  16. (36,91%), trong đó nam là 31 người (56,36%), nữ là 24 người (43,64%); cử nhân có 78 người (52,35%), trong đó nam 48 người (61,54%), nữ là 30 người (38,46%). - Đội ngũ giảng viên của các trường chính trị và hành chính, có 373 giảng viên (60,45%) trong đó giảng viên nam là 254 người (68,10%), nữ là 119 người (31,90%). Về trình độ: tiến sĩ có 10 người (2,68%), Thạc sĩ có 117 người (31,37%); cử nhân là 246 người (65,95%). 3.2.4. Về ngân sách cho ĐTBD CBCC Các hoạt động ĐTBD CBCC được NSNN cấp kinh phí. NSNN cấp cho các cơ sở ĐTBD CBCC. NSNN cấp cho cơ quan, đơn vị cử CBCC đi học. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC ở nước ngoài được giao trong dự toán hàng năm của cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng CBCC ở nước ngoài Tỷ trọng NSNN cấp cho đào tạo, bồi dưỡng CBCC. Giai đoạn 2012-2016, NSNN chi cho đào tạo, bồi dưỡng CBCC đã tăng gấp 2,4 lần, từ hơn 22.600 tỷ kip năm 2012 lên đến gần 55.000 tỷ kip năm 2016. Tỷ trọng chi NSNN cho đào tạo, bồi dưỡng CBCC trong GDP tăng từ 4,2% (năm 2012) lên 5,6% (năm 2016). Mức chi NSNN cho giáo dục bình quân một người tăng từ 283.000 kip năm 2012 lên 784.000 kip vào năm 2016. 3.2.5. Phân cấp về quản lý văn bằng, chứng chỉ Ở CHDCND Lào, tất cả các văn bằng chứng chỉ của các chương trình ĐTBD CBCC đều do Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào quản lý và trực tiếp cấp cho học viên. 3.2.6. Phân cấp về kiểm tra, thanh tra ĐTBD CBCC Ở trung ương, công tác ĐTBD CBCC của Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào chịu sự kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng NDCM Lào, sự thanh tra của Thanh tra Chính phủ và Thanh tra chuyên ngành của Bộ Giáo dục và Thể thao. 14
  17. Ở cấp tỉnh, công tác ĐTBD CBCC do trường chính trị và hành chính tỉnh thực hiện, chịu sự thanh tra tỉnh và thanh tra chuyên ngành của Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào. Bên cạnh đó, các trường chính trị và hành chính tỉnh chịu sự kiểm toán nhà nước và kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy. 3.3. Đánh giá phân cấp quản lý trong ĐTBD CBCCở CHDCND Lào 3.3.1. Ưu điểm -Các cơ sở ĐTBD CBCC có sự thống nhất trong thực hiện và quản lý các chương trình ĐTBD CBCC. Việc quản lý chương trình ĐTBD CBCC được thực hiện nghiêm túc, đồng bộ. Các chương trình ĐTBD CBCC mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng CBCC. - Các cơ sở ĐTBD CBCC phân định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, không bị chồng chéo, lấn sân trong hoạt động ĐTBD CBCC.Khi phân công, phân cấp trong quản lý, các yếu tố cấu thành cơ sở ĐTBD CBCC được chuyên môn hoá, trao quyền cho các cơ quan cấp dưới nhiều hơn. Sự phân cấp quản lý đã chú ý đến đặc thù của từng loại yếu tố cấu thành cơ sở ĐTBD CBCC như nhân sự, tài chính, bộ máy... để có phân cấp hợp lý nhằm mang lại hiệu quả trong hoạt động. - Trong phân cấp quản lý đội ngũ giảng viên ĐTBD CBCC, xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên của các trường chính trị và hành chính cấp tỉnh; thực hiện các chính sách đối với giảng viên; chăm lo ĐTBD, chuẩn hóa đội ngũ giảng viên; chú trọng, quan tâm phát triển nguồn tại chỗ. - Trong phân cấp quản lý ngân sách cho ĐTBD CBCC, NSNN đầu tư cho ĐTBD CBCC đã thực sự được ưu tiên đúng với quan điểm giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; phân cấp quản lý NSNN cho ĐTBD CBCC được đổi mới theo hướng tăng cường nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các địa phương; quy trình lập dự toán và phê duyệt kế hoạch phân bổ ngân sách cho ĐTBD 15
  18. CBCC tổng thể tương đối tốt; việc chuyển từ hình thức cấp phát bằng hạn mức kinh phí sang phương thức rút dự toán ngân sách tại Kho bạc Nhà nước đã giảm đỡ các thủ tục giấy tờ; về cơ chế quyết toán NSNN có mặt tích cực; ưu tiên chi NSNN theo nhiệm vụ và theo vùng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và mục tiêu ĐTBD CBCC của CHDCND Lào hiện nay. 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân - Chưa có sự phân cấp nên "độc quyền" bảo thủ. Các chương trình ĐTBD CBCC hiện hành vẫn còn nặng về tính lý thuyết, chưa thực sự sát hợp với nhiều loại đối tượng khác nhau; thực hiện chương trình ĐTBD CCC còn tình trạng ôm đồm. - Sự phân cấp quản lý các cơ sở ĐTBD CBCC ở CHDCND Lào mang dấu ấn của sự phân công nhiệm vụ hơn là sự phân cấp; trao quyền, phân cấp quản lý đối với các cơ sở ĐTBD CBCC không nhất quán theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan. - Trong phân cấp quản lý đội ngũ giảng viên ĐTBD CBCC, trường chính trị và hành chính tỉnh không được tham gia vào quy trình tuyển dụng giảng viên của nhà trường; đội ngũ giảng viên của các trường còn yếu về chất lượng. Nguyên nhân là do: lãnh đạo cấp tỉnh chưa nhận thức đầy đủ về vấn đề phân cấp quản lý CBCC; công tác ĐTBD đối với giảng viên chưa được quan tâm nên chưa có các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của Trường chính trị và hành chính cấp tỉnh; nguồn kinh phí của các địa phương còn hạn chế. - Chi NSNN cho ĐTBD CBCC chưa có sự gắn kết chặt chẽ với thực hiện phân bổ và sử dụng NSNN chi cho ĐTBD CBCC hiệu quả chưa cao; cơ chế phân cấp quản lý NSNN cho ĐTBD CBCC các tỉnh, thủ đô không thống nhất; phân bổ dự toán chi NSNN cho ĐTBD CBCC chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện công bằng với các lĩnh vực khác; quy trình phân bổ và cấp phát ngân sách ĐTBD CBCC còn rất nhiều thủ tục; việc quy định cơ quan tài chính phải 16
  19. duyệt quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách là không phù hợp với khả năng của cơ quan tài chính; do các địa phương tự phân bổ và cấp kinh phí cho các dự án nên sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý chương trình ở trung ương chưa phát huy được hiệu lực. Nguyên nhân là do:các quy định của pháp luật về NSNN đối với các hoạt động ĐTBD CBCC chưa được hoàn thiện nên cơ sở pháp lý về phân công, phân cấp tài chính chưa đầy đủ, đồng bộ. Năng lực của công chức lập dự toán NSNN, quản lý tài chính còn hạn chế nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng các kế hoạch, dự toán hằng năm và quá trình triển khai các kế hoạch, dự toán này. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Trong chương này, luận án đã hoàn thành được nhiệm vụ, đó là khái quát cơ quan quản lý ĐTBD CBCC ở trung ương và đánh giá thực trạng việc phân cấp quản lý ĐTBD CBCC ở CHDCND Lào, bao gồm các nội dung phân cấp quản lý chương trình ĐTBD CBCC; phân cấp quản lý cơ sở ĐTBD CBCC; phân cấp quản lý đội ngũ giảng viên; phân cấp quản lý ngân sách ĐTBD CBCC. 17
  20. Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ TRONG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 4.1. Phương hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý trong ĐTBD CBCC 4.1.1. Phương hướng phân cấp quản lý của Đảng NDCM Lào và của Nhà nước CHDCND Lào Quán triệt quan điểm quyền lực nhà nước là thống nhất, bảo đảm quản lý thống nhất của Chính phủ về thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, thanh tra, kiểm tra; đồng thời phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền cấp tỉnh trong việc thực hiện các nhiệm vụ QLNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Tuân thủ nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ, phân định rõ những nhiệm vụ QLNN của Bộ, ngành với nhiệm vụ QLNNcủa chính quyền cấp tỉnh đối với hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn lãnh thổ. Bảo đảm nguyên tắc hiệu quả, việc nào, cấp nào sát thực tế hơn giải quyết kịp thời và phục vụ tốt hơn các yêu cầu của tổ chức và nhân dân thì giao cho cấp đó thực hiện; phân cấp phải rõ việc, rõ địa chỉ, rõ trách nhiệm, gắn với chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp. Phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, đặc thù của ngành, lĩnh vực, điều kiện và khả năng phát triển của từng khu vực, vùng lãnh thổ, với từng loại hình đô thị, nông thôn, với xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Đảm bảo tương ứng giữa nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm với nguồn lực tài chính, tổ chức, nhân sự và các điều kiện cần thiết khác; phải đồng bộ, ăn khớp giữa các ngành, lĩnh vực có liên quan. Bảo đảm quyền và thực hiện đầy đủ trách nhiệm của HĐND, UBND và Chủ tịch UBND tỉnh trong việc quyết định, thực hiện các 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1