Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 5
download
Luận án "Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh" nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng, nhằm đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực này tại TP. Hồ Chí Minh từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÂM ĐÌNH TUẤN HẢI QUẢN LÝ NHÀ NƯ ỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ DỰ PHÒNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2022
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: Người hướng dẫn 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hải Người hướng dẫn 2: PGS.TS. Trương Thị Hiền Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ - Phòng họp….. Nhà ……, Học viện Hành chính Quốc gia. Số 77 Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà Nội Thời gian: Vào hồi ……… giờ ….. ngày … tháng …. Năm ……… Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc thư viện của Học viện Hành chính Quốc gia
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nằm ở trung tâm Đông Nam Bộ, Thành phố (TP) Hồ Chí Minh là một đô thị lớn, quy mô dân số hơn 9 triệu người; số đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 21 đơn vị hành chính cấp huyện và 322 đơn vị hành chính cấp xã, là trung tâm phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật không chỉ của vùng mà còn là của cả nước. Với vị thế là đô thị quan trọng, đầu tàu kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước trong những năm qua, các cấp lãnh đạo, chính quyền tại TP. Hồ Chí Minh đã luôn quan tâm đến phát triển con người, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của dân cư trên địa bàn và công tác y tế, y học dự phòng được xem là một khâu then chốt, quan trọng để thực hiện nhiệm vụ đó. Với sự quan tâm của Bộ Y tế, Đảng ủy và Ủy ban nhân dân (UBND), những năm qua ngành y tế TP. Hồ Chí Minh đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, mạng lưới các cơ sở y tế, bệnh viện dần hoàn thiện, nhiều cơ sở khám chữa bệnh mới được đầu tư, nâng cấp với nhiều trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ y bác sỹ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật y khoa hiện đại đáp ứng cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn và những tỉnh lân cận. Trình độ đội ngũ y bác sỹ ở các cơ sở y tế trên địa bàn đã từng bước bắt kịp các nước phát triển trong khu vực, từng bước tiếp cận, nền tiến bộ của y khoa thế giới; công tác cải cách hành chính vào lĩnh vực y tế để nâng cao công tác phục vụ, bảo vệ, và chăm sóc sức khỏe người dân ngày một tốt hơn. Công tác y tế dự phòng cũng ngày được các cấp quan tâm hơn, với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, y tế dự phòng (YTDP) của Thành phố đã hoàn thành nhiều mục tiêu thiên niên kỷ như: Phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, giảm tỷ lệ trẻ em tử vong dưới 5 tuổi, thu hẹp sự lây lan của HIV/AIDS, tăng cường tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh, phòng ngừa các loại dịch bệnh theo mùa, tổ chức các hoạt động tiêm chủng ở trẻ em và bà mẹ mang thai,.. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đó vẫn còn nhiều thách thức hạn chế nhất là những vấn đề như béo phì ở trẻ em và tỷ lệ những người mắc những bệnh mãn tính không lây lan có chiều hướng tăng cao; công tác truyền thông giáo dục sức khỏe vẫn chưa thực sự hiệu quả; việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người lao động vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra và công tác kiểm soát, hạn chế HIV/AIDS chưa thực hiện có hiệu quả, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh mặc dù nhận được rất nhiều sự quan tâm của các cấp chính quyền và ngành y tế, tuy nhiên, hàng năm những đợt dịch bệnh bùng phát, gây thiệt hại nhiều đến sức khỏe, tài sản và tính mạng của người dân, nhất là trẻ nhỏ. Bộ máy quản lý nhà nước về YTDP còn chưa ổn định, cơ cấu đội ngũ mất cân đối giữa lực lượng YTDP với toàn ngành y tế Thành phố (chỉ chiếm 17,3%, chỉ tiêu ít nhất phải chiếm 30%); mất cân bằng giữa trình độ của đội 1
- ngũ giữa tuyếnThành phố với tuyến cơ sở,.. đã và đang ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của công tác phòng ngừa bệnh tật của Thành phố. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những thách thức, hạn chế trong việc thực nhiệm vụ của lực lượng YTDP, có nguyên nhân chủ quan, có những nguyên nhân khách quan, song cũng có những nguyên nhân xuất phát từ việc xây dựng, phát triển đội ngũ y bác sỹ YTDP trong giai đoạn quan chưa được thực hiện tốt. xuất phát từ vị trí công tác và từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn chủ đề: “Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh”, làm đề tài tốt nghiệp tiến sỹ, chuyên ngành Quản lý công, vừa có ý nghĩa về mặt lý luận vừa có giá trị về mặt thực tiễn, góp phần vào việc nang cao chất lượng, hiệu quả QLNN trong lĩnh vực y tế nói chung tại TP. Hồ Chí Minh. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN đối với NNL YTDP, nhằm đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực này tại TP. Hồ Chí Minh từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng; - Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng; Trên cơ sở khung lý thuyết, tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng tại TP. Hồ Chí Minh; chỉ ra được ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế; - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước nhằm ổn định và phát triển bền vững nguồn nhân lực y tế dự phòng tại TP. Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực ngành y tế dự phòng trong khu vực công tại TP. Hồ Chí Minh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Luận án tiến hành nghiên cứu giai đoạn từ năm 2010 đến nay (Năm 2010, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định số 633/QĐ-BYT ngày 23/02/2010 về việc ban hành hướng dẫn thực hiện “Chuẩn quốc gia Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”). - Về không gian: Luận án tiến hành nghiên cứu trong phạm vi TP. Hồ Chí Minh. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; những cơ 2
- sở phương pháp luận của khoa học quản lý công; tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực y tế dự phòng nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và viết luận án, đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp phỏng vấn, phỏng vấn sâu; phương pháp chuyên gia; phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp tổng kết, đánh giá. 5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu của đề tài 5.1. Câu hỏi nghiên cứu Trong những năm gần đây, NNL YTDP của TP. Hồ Chí Minh đã đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống và kiểm soát bệnh tật cho nhân dân trên địa bàn Thành phố hay không? Hoạt động quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh diễn ra như thế nào? Những ưu điểm, hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh là gì? Tại sao lại tồn tại những hạn chế đó? Cần phải có quan điểm và giải pháp như thế nào để hoàn thiện QLNN đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn tới? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu Quản lý nhà nước đối với NNL YTDP trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, song bên cạnh đó vẫn còn những thách thức, hạn chế về quy mô, số lượng và chất lượng. Sự mất cân đối giữa các cơ sở, các tuyến YTDP giữa cấp Thành phố với cấp cơ sở; sự thiếu hụt lực lượng y bác sỹ trong giai đoạn gần đây cũng là những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, thách thức trong việc thực hiện nhiệm vụ của ngành YTDP. Nếu nghiên cứu và đánh giá đúng tình hình thực trạng, tìm ra các nguyên nhân của những thực trạng đó sẽ xây dựng được một hệ thống các giải pháp QLNN đối với NNL YTDP trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn kế tiếp, góp phần nâng cao hiệu quả QLNN trong việc phát triển NNL YTDP, đáp ứng yêu cầu của Thành phố trong công tác đảm bảo sức khỏe cho người dân trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận QLNN đối với NNL YTDP nói chung và cấp tỉnh nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Các đề xuất của Luận án là một trong những căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền quản lý tham khảo vào quá trình hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực, nguồn nhân lực ngành y tế nói chung, quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng nói riêng. Luận án là tài liệu tham khảo trong các nghiên cứu, trong hoạt động giảng dạy về quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực, nguồn nhân lực y tế nói chung và các nội dung liên quan đến hoạt động 3
- quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng nói riêng. 7. Những đóng góp mới của luận án Luận án có thể hệ thống hóa một cách cơ bản những vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động QLNN đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng tại TP. Hồ Chí Minh, QLNN đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng trên địa bàn cấp thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh). Việc phân tích làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng tại TP. Hồ Chí Minh giúp tác giả có thể đánh giá một cách khách quan hoạt động QLNN đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng trong thời gian tới. Từ việc nghiên cứu làm rõ thực trạng QLNN đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng tại TP. Hồ Chí Minh, chỉ ra được những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận án cấu trúc thành 04 chương, gồm: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Chương 2: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng. Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng tại thành phố Hồ Chí Minh. Chương 4:Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng tại thành phố Hồ Chí Minh. Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình về quản lý nguồn nhân lực và QLNN về nguồn nhân lực Commented [A1]: Đề mục cấp 2 thường là đậm nghiêng, đề mục 1.1.1.1. Các nghiên cứu ở ngoài nước cấp 3 là nghiêng Giáo trình “Human resource management” (Quản trị nguồn nhân lực - HRM) của trường Đại học Minnesota, Hoa kỳ; Cuốn sách “Human resource management”, được tiến sĩ Gaurav Sankalp của trường Đại học Lucknow, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ xuất bản năm 2012; Sách tham khảo: “Global Trends in Human Resource Management: A Twenty-Year Analysis” của các tác giả Edward Commented [A2]: Lỗi chính tả tên tác giả. Đã sửa rồi. E. Lawler III và John W. Boudreau, Nxb. Stanford, Califolia, Hoa kỳ, tháng 6/2015; Sách chuyên khảo: “Human resource management”, các tác giả Lloyd L. Byars, Leslie W. Rue, Nxb McGraw-Hill, đại học Indiana, Hoa kỳ 2004; Sách chuyên khảo: “Handbook of human resource management practice” của tác giả Commented [A3]: Sửa lại tên sách là Handbook of human Michael Armstrong, được tái bản lần thứ 12 (2014) resource management practice 1.1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước Sách tham khảo: “Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo: Kinh nghiệm Đông Á”, của tác giả Lê Thị Ái Lâm, Nxb. Khoa học Xã hội 2003; Sách tham khảo: “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá” của các tác giả Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng, Nxb Chính trị Quốc gia 2012; Bài viết của tác giả Đặng Xuân Hoan về “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá”, đăng trên Tạp chí cộng sản số 6/2015; Bài viết của 4
- Vũ Thị Mai Oanh về: “Công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam và vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”; Luận án tốt nghiệp tiến sỹ chuyên ngành Quản lý công “Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam” của tác giả Kiều Quỳnh Anh (2019); Đề tài nghiên cứu sinh của tác giả Nguyễn Thị Giáng Hương: “Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao tại Việt Nam”, luận án tiến sỹ triết học... 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực y tế và quản lý nhà nước về nguồn nhân lực y tế 1.1.2.1. Các nghiên cứu ở ngoài nước Sách chuyên khảo của tác giả R.M.Caron: “Preparing The Public Health Workfoce” (chuẩn bị lực lượng y tế công cộng), Springer Publishing Switzerland 2015; Sách tham khảo: “Fundamentals of human resources in healthcare” (Cẩm Commented [A4]: Viết lại cho chính xác là: Publishing, nang những vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực y tế), của các tác giả Bruce Fried và Switzerland Myron D. Fottler; Sách tham khảo: “Healthcare human resource management: The Fourth edition”, của các tác giả Flynn, Valentine, Meglich; Cuốn sách có tựa để “Healthcare human resource management” (Tạm dịch: Quản lý nguồn nhân lực y tế) của các tác giả Walter J. Flynn, Robert L. Mathis và John H. Jackson; Nghiên cứu của tác giả Michael Mncedisi Willie trong bài: “Identifying Training Needs for Healthcare Organisation”, đăng trên Tạp chí Y học Thế giới số 2/2019; Bài viết của nhà y học Pēteris Apinis về: “Global Challenges in Medical Ethics – Medicine for Healthy People (insight of sport medicine)”, (Những thách thức toàn cầu về đạo đức y tế - Thuốc cho người khỏe mạnh (cái nhìn sâu sắc về y học thể thao)), Tạp chí Y học Thế giới số 1/2018; Báo cáo thường niên năm 2006 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có tiêu đề “Working together for health” (Cùng nhau làm việc vì sức khỏe con người); Trong ấn phẩm có tựa đề “Regional strategy on human resouces for health 2006 – 2015” (Chiến lược cấp khu vực về nhân lực y tế giai đoạn 2006 - 2015) của World Health Organization... 1.1.2.2. Các nghiên cứu ở trong nước Sách giáo trình sau đại học: “Quản lý nguồn nhân lực y tế” của Trường Đại học y tế Công cộng, Nxb Y học 2018; Luận án tiến sỹ của tác giả Bùi Thị Ánh Tuyết: “Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao tại Sơn La”, chuyên ngành Kinh tế, Đại học Thương Mại 2020; Hội thảo “Đào tạo nhân Commented [A5]: Luận án này được bảo vệ tại Đại học Thương lực y tế nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội” do hai Bộ Giáo dục và Đào tạo và Y tế tổ mại: Xem thong tin tại: http://saudaihoc.tmu.edu.vn/luan-an-cua- nghien-cuu-sinh-bui-thi-anh-tuyet/ chức năm 2007; Luận án tiến sĩ của tác giả Lê Thúy Hường: “Nguồn nhân lực y tế vùng đồng bằng sông Hồng”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 2015; Đề tài nghiên cứu khoa học Mã số KX-05-11: “Nghiên cứu quản lý nguồn nhân lực y tế trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”, của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (2005); Nghiên cứu của tác giả Vũ Đình Chính trong đề tài: “Đánh giá thực trạng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực kỹ thuật viên y tế tại các bệnh viện thuộc 28 tỉnh phía Bắc”, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế 1; Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Minh Lợi với tên đề tài: “Quản lý nhà nước về đào tạo 5
- nguồn nhân lực điều dưỡng ở Việt Nam hiện nay”, chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia; Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý Hành chính công “Quản lý nhà nước đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế” của tác giả Phạm Văn Tác... 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực y tế dự phòng và quản lý nhà nước về nguồn nhân lực y tế dự phòng 1.1.3.1. Các nghiên cứu ở ngoài nước Geoffrey Rose (2008), “Rose's strategy of preventive medicine” (Chiến lược của Rose về y học dự phòng), Oxford University Press, New York; Richard H. Carmona and Mark Liponis (2017), “Integrative Preventive Medicine” (Y học dự phòng tích cực), Oxford University Press, New York; Kenneth Fuller Maxcy , Milton Joseph Rosenau , John M. Last , Robert B. Wallace (1998), “Public Health & Preventive Medicine” (Y tế công cộng và Y tế dự phòng), McGraw-Hill; Donald D.Hensrud (2000), “Clinical Preventive Medicine in Primary Care: Background and Practice: 3. Delivering Preventive Screening Services” (Y tế dự phòng lâm sàng trong chăm sóc ban đầu: Bối cảnh và Thực tiễn: 3. Cung cấp dịch vụ sàng lọc dự phòng), Mayo Clinic Proceedings, Volume 75, Issue 4 1.1.3.2. Các nghiên cứu trong nước Lê Vũ Anh, Phan Văn Tường, Trần Tiến (2002), “Quản lý y tế dự phòng tuyến tỉnh và huyện: Tài liệu giảng dạy cho cán bộ quản lý y tế dự phòng tuyến tỉnh và huyện”, Nxb Y học; Nguyễn Bích Diệp (2014), “Đánh giá nhu cầu nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ y tế lao động cơ bản của hệ thống y tế dự phòng tại Việt Nam”, Tạp chí Y học Việt Nam, Hà Nội, Số 1/2014; Phạm Ngọc Giới, Đào Văn Dũng (2005), “Nghiên cứu mô hình đội y tế dự phòng cơ động quân-dân y trong phòng chống dịch bệnh nguy hiểm- khủng bố sinh học”, Tạp chí Y học Việt Nam, Hà Nội, Số 9/2005; Trịnh Yên Bình, Ngô Văn Toàn (2009), “Phân bố và nhu cầu đào tạo lại cho cán bộ y tế dự phòng tại các trung tâm y tế dự phòng 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long năm 2007”, Tạp chí Y học thực hành, Số 4(656)/2009; Đàm Thị Tuyết, Nguyễn Bá Văn (2015), “Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế dự phòng tỉnh Hà Giang”, Tạp chí Y học Việt Nam, Hà Nội Số 2 tháng 4/2015. 1.2. Đánh giá về tổng quan những công trình, dữ liệu liên quan đến luận án 1.2.1. Những kết quả đạt được của hệ thống các công trình, tài liệu Các nghiên cứu hiện có ở trong và ngoài nước về quản lý nguồn nhân lực, quản lý nguồn nhân lực y tế là tương đối phong phú về số lượng lẫn phạm vi nghiên cứu. Những kết quả nghiên cứu trên đã cung cấp khung lý thuyết nền tảng và một số kinh nghiệm thực tiễn, trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan cho phần nội dung nghiên cứu mà tác giả sẽ tiếp tục đi sau, làm rõ. Cụ thể: (1) Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã thành công trong việc xây dựng hệ thống những cơ sở lý luận về nguồn nhân lực; (2) Kết quả nghiên cứu của các công trình dữ liệu tổng quan liên quan đến đề tài luận án cũng thành công trong việc nghiên cứu về những cơ sở lý luận và thực tiễn các biện pháp phát triển hoặc QLNN về NNL trên một số lĩnh vực; (3) Về NNL y tế, các công trình trong và ngoài nước cũng đã nghiên cứu khá đầy đủ và toàn diện về những cơ sở lí luận và thực trạng NNL y tế; (4) Những kết quả 6
- nghiên cứu ở trong và ngoài nước cũng đã đánh giá thực trạng về NNL y tế ở Việt Nam, những thách thức đối với công tác y tế của Việt Nam trong quá khứ, cũng như thời điểm hiện tại; (5) Các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước cũng tìm hiểu và nghiên cứu về phát triển NNL y tế, hệ thống những chính sách phát triển, quản lý NNL y tế ở nhiều quốc gia; (6) Một số giáo trình trong và ngoài nước cung cấp những kiến thức, thông tin, bài học và kinh nghiệm quản lý, phát triển NNL y tế với nhiều nội dung khá đa dạng; (7) Một số công trình, bài viết nghiên cứu về NNL y tế dự phòng dưới góc độ quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước. 1.2.2. Những nội dung chưa được làm rõ trong các công trình đã tổng quan (1) Nghiên cứu về YTDP cũng là một chủ để nhận được nhiều sự quan tâm của giới học giả trong ngành y tế, tuy nhiên các công trình nghiên cứu mới chỉ tập trung trên phương diện y học, nghiên cứu YTDP dưới góc độ phát triển NNL còn chưa thực sự được quan tâm, số công trình, dữ liệu còn chưa nhiều. Có thể khẳng định, cho đến nay có rất ít các công trình nghiên cứu tìm hiểu chuyên sâu NNL YTDP ở tại Việt Nam, cũng như TP. Hồ Chí Minh. (2) Rất ít các công trình nghiên cứu NNL YTDP dưới góc độ quản lý công, chỉ một số các công trình nghiên cứu, tìm hiểu dưới góc độ chuyên ngành y tế, hoặc được tìm hiểu dưới góc độ một địa phương. Hệ thống những cơ sở lí luận QLNN về NNL YTDP cũng chưa được hoàn thiện như: Khái niệm, đặc điểm, vai trò, tính cấp thiết, những nội dung, những yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về NNL YTDP. (3) Những công trình, dữ liệu cũng chưa tìm hiểu rõ thực trạng, toàn diện, đầy đủ về hệ thống các quy định pháp luật, các chính sách hiện có liên quan đến QLNN về NNL YTDP. (4) Những công trình nghiên cứu về thực trạng QLNN đối với NNL YTDP trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh còn rời rạc, mới chỉ tập trung đánh giá về tổ chức bộ máy QLNN về NNL YTDP. Thiếu các công trình, dữ liệu nghiên cứu về những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém cần khắc phục và nguyên nhân của thực trạng QLNN đối với NNL YTDP trên địa bàn. (5) Gần đây có một số công trình, dữ liệu, đề án, báo cáo về YTDP TP. Hồ Chí Minh của Sở Y tế và Sở Nội vụ Thành phố, tuy nhiên, nghiên cứu dưới phương diện QLNN đối với NNL YTDP Thành phố thì chưa có công trình nghiên cứu nào. 7
- Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ DỰ PHÒNG 2.1. Nguồn nhân lực và nguồn nhân lực y tế dự phòng 2.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là một thuật ngữ dùng để chỉ tổng lực lượng lao động của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước. 2.1.2. Nguồn nhân lực y tế và nguồn nhân lực y tế dự phòng 2.1.2.1. Khái niệm nguồn nhân lực y tế Nguồn nhân lực y tế là một thuật ngữ dùng đề chỉ tổng thể những người hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và ban hành chiến lược, chính sách y tế; đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu trong lĩnh vực y tế; tổ chức, thực hiện những chiến lược, chính sách y tế, nhằm thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, nâng cao sức khỏe của cộng đồng, xã hội. 2.1.2.2. Y tế dự phòng và nguồn nhân lực y tế dự phòng Y tế dự phòng là các hoạt động y tế để nhằm phòng ngừa bệnh tật, kiểm soát bệnh tật, và phòng chống các dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Y tế dự phòng tiếng Anh là Preventive healthcare (preventive medicine, prophylaxis) là một lĩnh vực chuyên về nghiên cứu và tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, các chiến lược, các biện pháp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe để giảm bệnh tật hoặc phòng ngừa, kiểm soát, giám sát sự tiến triển các vấn đề sức khỏe; xác định nhu cầu sức khỏe và lập kế hoạch, quản lý, đánh giá các dịch vụ y tế, đặc biệt là các dịch vụ y tế dự phòng. Hay nói cách khác, Y tế dự phòng là lĩnh vực có nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe, ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển, kiểm soát nguồn bệnh. Nguồn nhân lực y tế dự phòng là một bộ phận của nguồn lực y tế là một thuật ngữ dùng đề chỉ tổng thể những người làm việc, nghiên cứu khoa học và cung ứng các dịch vụ trong lĩnh vực y tế dự phòng, nhằm thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật, nâng cao sức khỏe của cộng đồng, xã hội. 2.1.3. Tầm quan trọng của nguồn nhân lực y tế dự phòng - Xuất phát từ vai trò của yếu tố con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội - Nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước - Nguồn nhân lực y tế dự phòng là đội ngũ trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ đặt ra cho ngành y tế dự phòng 2.1.4. Yêu cầu đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng - Những yêu cầu về sức khỏe - Những yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp - Những yêu cầu về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ 2.2. Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng 2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng 8
- Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng là sự tác động có tổ chức, có mục đich và mang tính quyền lực nhà nước của các chủ thể có thẩm quyền tới nguồn nhân lực y tế dự phòng, nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững, đáp ứng những yêu cầu đặt ra trong hoạt động phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh của cộng đồng, xã hội, nâng cao công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng Thứ nhất, Nhà nước định hướng phát triển nguồn nhân lực y tế dự phòng. Thứ hai, Quản lý nhà nước có vai trò tổ chức nhân lực y tế, tạo khuôn khổ pháp luật và môi trường cho phát triển nhân lực y tế dự phòng. Thứ ba, vai trò điều tiết phát triển nhân lực y tế dự phòng. Thứ tư, vai trò kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm. 2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng - Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực y tế dự phòng - Ban hành, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý nguồn nhân lực y tế dự phòng - Tổ chức bộ máy thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng - Tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá nguồn nhân lực y tế dự phòng - Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý nguồn nhân lực y tế dự phòng 2.2.4. Chủ thể và đối tượng quản lý nhà nước đối với NNL YTDP 2.4.2.1. Chủ thể quản lý nhà nước đối với NNL YTDP - Nhóm cơ quan, tổ chức ở trung ương: Chính phủ, Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng; - Nhóm cơ quan, tổ chức ở địa phương: UBND các cấp, Sở Y tế, Phòng Y tế. 2.4.2.2. Đối tượng quản lý nhà nước đối với NNL YTDP Đối tượng QLNN đối với NNL YTDP chính là nguồn nhân lực YTDP là tất cả những người đang công tác tại các cơ sở YTDP và những người đang làm nhiệm vụ YTDP tại các cơ sở y tế. 2.3. Các yếu tố tác động đến QLNN đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng - Hệ thống quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước trong đó coi trọng sức khỏe của người dân - Yêu cầu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Quá trình phát triển đời sống kinh tế xã hội - Sự quan tâm của xã hội - Hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa 2.4. Kinh nghiệm QLNN đối với NNL YTDP và các giá trị tham khảo rút ra 2.4.1. Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng 2.4.2. Kinh nghiệm của Thành phố Hà nội 2.4.3. Các giá trị tham khảo đối với Thành phố Hồ Chí Minh - Luôn quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực y tế dự phòng. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia. - Thực hiện nhiều biện pháp trong việc thực hiện cơ chế, chính sách, chương trình sử dụng nguồn nhân lực ngành y tế, tạo động lực và thu hút họ trong ngành y tế. 9
- - Chú trọng và phát triển hình thức đào tạo. - Mở rộng quan hệ hợp tác với các tỉnh, thành phố và các tổ chức ở các vùng miền khác nhau để nguồn nhân lực y tế dự phòng được mở rộng, phát triển. - Thực hiện tốt công tác thanh tra giám sát việc thi hành các văn bản, chính sách của Đảng, nhà nước về quản lý nguồn nhân lực y tế dự phòng. 10
- Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ DỰ PHÒNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của TP. Hồ Chí Minh 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.2. Thực trạng nguồn nhân lực y tế dự phòng tại TP. Hồ Chí Minh Tính đến 31/12/2019, tổng số nhân lực hoạt động trong hệ thống cơ sở y tế dự phòng các tuyến tại Thành phố Hồ Chí Minh là 3.016 người. Trong đó gồm 574 người làm việc tại 7 Trung tâm chuyên ngành thuộc khối Y tế dự phòng gồm: TTYTDP Thành phố; TT truyền thông giáo dục sức khỏe; TT dinh dưỡng; TT chăm sóc sức khỏe sinh sản; TT bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trường; TT kiểm dịch Y tế quốc tế; TT phòng, chống HIV/AIDS (năm 2019 đã sát nhập 7 trung tâm thành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố) và 2.442 người làm việc tại tuyến huyện. Trong tổng số 3.016 người trong tổng số nguồn nhân lực y tế dự phòng TP. Hồ Chí Minh năm 2019, có 1.908 người là nữ và 1.108 người là nam giới, tương đương tỷ lệ nữ giới trên nam giới là 1,72:1, cũng có nghĩa là nữ giới chiếm số lượng nhiều hơn 1,72 lần so với số lượng nam giới. Về độ tuổi của NNL YTDP, theo số liệu thu tập từ Sở Y tế Thành phố: có 782 người có độ tuổi dưới 30, chiếm tỷ lệ 25,93%%; 1027 người có độ tuổi từ 31 đến 40, chiếm tỷ lệ 34,05%%; 637 người có độ tuổi từ 41 đến 50, chiếm tỷ lệ 20,91% và có 624 người có độ tuổi trên 50, chiếm tỷ lệ 20,69 %. 3.2.2. Về chất lượng nguồn nhân lực y tế dự phòng 3.2.2.1. Về sức khỏe nguồn nhân lực y tế dự phòng Sức khỏe (thể chất) NNL là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá chất lượng NNL YTDP. Do đó, yêu cầu tuyển dụng đối với nhân lực y tế dự phòng phải bao gồm hồ sơ, tài liệu về khám sức khỏe thông thường và khám sàng lọc các loại dịch bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh nguy hiểm. Đối với tiêu chí này, 100% nguồn nhân lực y tế dự phòng tại TP. Hồ Chí Minh đáp ứng ngay từ khâu tuyển dụng. Đồng thời, hàng năm ngành y tế dự phòng đều tổ chức khám định kỳ sức khỏe, thể chất của cán bộ, viên chức công tác tại các cơ sở y tế dự phòng trên địa bàn. 3.2.2.2. Về đạo đức nghề nghiệp Kết quả đánh giá cán bộ, viên chức thành phố năm 2019 cho thấy, có 12,5% cán bộ, viên chức y tế dự phòng TP. Hồ Chí Minh được đánh giá là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 86,1% hoàn thành tốt nhiệm vụ và 2% hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả khảo sát thực tiễn của tác giả cho thấy có 218/400 số ý kiến được khảo sát khẳng định NNL YTDP có đạo đức nghề nghiêp tốt, chiếm tỷ lệ 54,5%; số ý kiến nhận định đạo đức nghề của NNL YTDP ở mức độ trung bình là 108/400 ý kiến, chiếm tỷ lệ 27%; số người được hỏi cho là đạo đức nghề của NNL YTDP chưa tốt là 74/400 ý kiến, chiếm tỷ lệ 18,5%. So sánh ý kiến nhận định của 3 nhóm đối tượng cho thấy, nhóm III (nhân dân) có nhận định NNL YTDP chưa tốt về đạo đức nghề cao nhất, chiếm tỷ lệ 20,5%. 11
- 3.2.2.3. Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Nghiên cứu các Báo cáo tổng kết ngành của Sở Y tế Thành phố thấy rằng, đến 31/12/2019, trong tổng số 3.016 người làm việc trong hệ thống ngành y tế dự phòng TP. Hồ Chí Minh có 14 tiến sĩ, 196 thạc sĩ, 2.396 đại học, 307 người có trình độ cao đẳng và 103 người có trình độ trung cấp. Đội ngũ nhân lực y tế dự phòng này được đào tạo các chuyên ngành khác nhau gồm bác sĩ y học dự phòng, y tế công cộng, Y sĩ, Kỹ thuật viên Y, ngành sinh học, ngành hóa học, Điều dưỡng (Y tá), Dược sĩ, Hộ sinh, Y học cổ truyền, Cán bộ chuyên ngành Dân số và các chuyên ngành khác 3.2.2.4. Về khả năng thành thạo và ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác Kết quả khảo sát thực tiễn của tác giả cũng khẳng định, về khả năng ứng dụng khoa học, công nghệ của NNL YTDP còn chưa tốt, thể hiện số ý kiến cho là khả năng ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác còn chưa tốt là khá cao với 109/400 ý kiến, chiếm tỷ lệ 27,3%, trong đó nhóm I cho là chưa tốt là 28%, nhóm II là 33,3% và nhóm 3 là 22,5%. Những thách thức về ứng dụng khoa học và công nghệ sẽ là những rào cản không nhỏ trong việc thực hiện những nhiệm vụ về YTDP của Thành phố trong tương lai. 3.3. Thực trạng thực hiện nội dung quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng 3.3.1. Về xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực y tê dự phòng Thành phố Dựa trên cơ sở các quy hoạch, kế hoạch của Chính phủ và Bộ Y tế và căn cứ vào Quyết định số 165/2004/QĐ-UB ngày 02 2004 Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở vật chất ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020; Kết luận số 156-KL/TU ngày 08/01/2014 của Ban Thường vụ Thành ủy, Sở Y tế đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số: 1865/QĐ-UBND, ngày 16/4/2014 về “Quy hoạch phát triển ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”. Trong đó, có khẳng định: “Lĩnh vực y tế dự phòng và tuyến y tế cơ sở đạt Cán bộ y tế/tổng Cán bộ y tế thuộc ngành chiếm 30% năm 2020” 3.3.2. Về ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về quản lý nguồn nhân lực y tế dự phòng Thành phố Một là, hướng dẫn và thể chế hóa chính sách, pháp luật về quản lý nguồn nhân lực y tế Thành phố Để hiện thực hóa những chỉ đạo của cấp Trung ương liên quan đến vấn đề YTDP, Thành ủy, UBND thành phố, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã kịp thời xây dựng và thể chế hóa bằng hệ thống các văn bản sau để thực hiện các nhiệm vụ quản lý nguồn nhân lực y tế dự phòng. Qua việc triển khai các quy định nhà nước, Thành phố đã kịp thời đưa những chính sách, pháp luật về quản lý, phát triển NNL YTDP vào cuộc sống, góp phần thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ QLNN đối với NNL YTDP, đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa bệnh tật cho nhân dân Hai là, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý nguồn nhân lực y tế dự phòng Thành phố 12
- Nhằm để triển khai những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và của Thành ủy, UBND thành phố và Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã rất quan tâm chỉ đạo việc xây dựng và ban hành nhiều văn bản quan trọng, nhằm thể chế hóa nhưng văn bản của cấp trên. Qua đó chính quyền TP. Hồ Chí Minh đã tạo những điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực y tế dự phòng Thành phố. 3.3.3. Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế Hệ thống cơ quan có chức năng QLNN đối với NNL YTDP bao gồm: UBND TP. Hồ Chí Minh; UBND cấp Quận, Huyện; Sở Y tế Thành phố, Phòng Y tế cấp Quận, Huyện. Commented [A6]: cấp huyện chứ không phải cấp quận, huyện Thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW về đổi mới, sắp xếp lại các đơn vị sự Commented [t7R6]: nghiệp công lập, Sở Y tế Thành phố trực tiếp thực hiện chức năng QLNN đối với NNL YTDP, thông qua việc quản lý trực tiếp Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật và các Trung tâm Y tế tại các quận, huyện trên địa bàn. Vai trò QLNN đối với y tế nói chung và NNL YTDP nói riêng của UBND và Phòng Y tế cấp Quận, Huyện rất mờ nhạt. Việc tổ chức theo mô hình này đang gặp nhiều thách thức trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong phòng, chống dịch bệnh. 3.3.4. Về tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá nguồn nhân lực y tế dự phòng Thứ nhất, đối với công tác tuyển dụng nguồn nhân lực y tế dự phòng. Tổng hợp số liệu tại Sở y tế Thành phố cho thấy, trong giai đoạn 2010 đến 2019, Sở Y tế và các cơ sở YTDP, các Trung tâm Y tế đã tuyển dụng 1.261 nhân viên YTDP, trong đó tuyến Thành phố tuyển dụng 82 người, tuyến quận/ huyện tuyển dụng 1.179 người, nhìn chung chất lượng tuyển dụng đều đáp ứng tốt được yêu cầu nhiệm vụ YTDP. Kết quả khảo sát về việc tuyển dụng viên chức YTDP tại TP. Hồ Chí Minh thấy rằng, thực trạng tổ chức thực hiện các quy định chính sách tuyển dụng viên chức YTDP những năm qua chưa thực sự tốt, thể hiện: Có 61/200 số ý kiến khẳng định công tác tuyển dụng chưa tốt, chiếm tỷ lệ 30,6%, trong đó số ý kiến khẳng định tốt và trung bình là 73/200 và 66/200, chiếm tỷ lệ lần lượt là 36,5% và 33,0%. Một số ý kiến phàn nàn rằng công tác tuyển dụng còn chưa thực sự tốt, việc phân cấp chưa thực sự hợp lý, chính sách tuyển dụng chưa thu hút được NNL YTDP, tổ chức thực hiện còn có những góc khuất, thiếu minh bạch. Thứ hai, đối với công tác bố trí, sử dụng nguồn nhân lực y tế dự phòng tại TP. Hồ Chí Minh. Việc bố trí sử dụng nguồn nhân lực y tế dự phòng tại TP. Hồ Chí Minh được dựa trên tính chất, đặc điểm của từng lĩnh vực YTDP. Căn cứ trên lĩnh vực hoạt động, những phẩm chất, năng lực và trình độ của đội ngũ viên chức YTDP, các bộ phận tổ chức tham mưu cho người đứng đầu các cơ sở YTDP, các trung tâm Y tế bố trí theo vị trí việc làm, điều này đã phát huy được nội lực của NNL YTDP Thành phố. Thứ ba, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế dự phòng. Kết quả khảo sát về thực trạng đào tạo, bồi dưỡng NNL YTDP được các nhóm khách thể khảo sát khẳng định khá tốt, thể hiện có 110/200 ý kiến được hỏi khẳng định thực hiện tốt, chiếm tỷ lệ 55%; số ý kiến cho là chưa thực hiện tốt chỉ có 30/200 ý kiến, 13
- chiếm tỷ lệ 15%. Thực tế vấn đề này vẫn còn một số ý kiến cho là phương pháp đào tạo YTDP hiện nay ở nước ta còn lạc hậu so với các nước tiên tiến, hoạt động bồi dưỡng chất lượng chưa thực sự cao, một số đơn vị còn mang tính hình thức nhất là những kiến thức, kỹ năng không phải là chuyên môn YTDP. 3.3.5. Về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý NNL YTDP Thực trạng điều tra của tác giả thấy rằng, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý những vi phạm trong hoạt động YTDP còn có những vấn đề tồn tại, kết quả khảo sát cho thấy còn khá lớn những ý kiến đánh giá chưa thực hiện tốt nội dung này (49/200), chiếm tỷ lệ 24,5%; số ý kiến khẳng định thực hiện tốt là 102/200 phiếu, tỷ lệ 51%; số ý kiến cho là ở mức trung bình 49/200 phiếu, chiếm tỷ lệ 24,5%. 3.4. Đánh giá về kết quả quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh 3.4.1. Những kết quả đạt được - Hệ thống chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về QLNN đối với NNL y tế nói chung và NNL YTDP nói riêng đã được các cơ quan chức năng chủ động thể chế hóa tương đối đầy đủ. - Việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật được chú trọng. - Công tác tổ chức thực thi chính sách, pháp luật đối với phát triển NNL YTDP cũng luôn được Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc cũng đạt nhiều kết quả nhất định. - Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch về phát triển NNL YTDP cũng đạt những kết quả khá tích cực, bước đầu chủ động được NNL trong công tác phòng ngừa bệnh tật, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thành phố và các tỉnh lân cận. - Tổ chức bộ máy QLNN đối với NNL y tế nói chung và NNL YTDP nói riêng ngày càng được kiện toàn, củng cố. - Đối với công tác tuyển chọn, bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng NNL YTDP: việc tuyển chọn dưới nhiều hình thức đã được thực hiện đúng quy định, đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của các đơn vị y tế dự phòng trên địa bàn thành phố. - Công tác thanh tra, kiểm tra cũng được các cơ quan chức năng thực hiện tương đối hiệu quả. - Việc thực hiện chính sách tạo động lực đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng trong những năm qua đạt được kết quả đáng kể. 3.4.2. Những hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được trên, quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh còn một số tồn tại, hạn chế, cụ thể: Một là, công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch và ban hành hệ thống thể chế quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng còn hạn chế. Hai là, công tác triển khai thực hiện kế hoạch, chiến lược, chính sách về QLNN đối với NNL YTDP tại TP. Hồ Chí Minh còn chưa đáp ứng thực tiễn. 14
- Ba là, công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL YTDP trên địa bàn Thành phố, chưa có sự đổi mới về nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng. Bốn là, trang thiết bị phục vụ công tác y tế dự phòng còn “thiếu và hạn chế”, khó khăn lớn của lĩnh vực này không chỉ là nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí mà hạn chế về trang thiết bị từ tuyến thành phố tới tuyến cơ sở cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Năm là, công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động quản lý nguồn nhân lực y tế dự phòng chưa kịp thời và đầy đủ. 3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế Qua điều tra, phân tích và nghiên cứu thực tiễn; qua tham khảo các ý kiến của các chuyên gia QLNN đối với NNL YTDP, các nhà khoa học nghiên cứu trên lĩnh vực QLNN đối với NNL YTDP, có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong QLNN đối với NNL YTDP tại TP. Hồ Chí Minh, tập trung vào những nguyên nhân chủ yếu sau: Một là, việc quán triệt thực hiện các chủ trương, chính sách trong công tác quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng của Đảng, Nhà nước ở một số đơn vị còn chưa đầy đủ. Hai là, cấp uỷ, lãnh đạo một số trung tâm y tế dự phòng các tuyến chưa nhận thức đúng vị trí then chốt của công tác quản lý phát triển nguồn nhân lực y tế nói chung, công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực y tế dự phòng nói riêng, vì vậy còn thiếu quyết tâm trong tổ chức thực hiện, nhất là khi động chạm đến quyền lợi cá nhân. Ba là, chế độ tiền lương và đãi ngộ của Nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng công tác tại Trung tâm y tế dự phòng các cấp, đặc biệt là cấp xã, huyện còn thấp, chưa hợp lý. Bốn là, nhiều chính sách mang nặng tính kế hoạch hoá tập trung, biểu hiện sự bao cấp của Nhà nước, làm cho các cơ sở đào tạo công lập về nguồn nhân lực y tế nói chung và nguồn nhân lực y tế dự phòng nói riêng tiếp tục ỷ lại, trông chờ vào nguồn kinh phí cấp phát từ ngân sách nhà nước. Năm là, nguồn kinh phí phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên hàng năm còn hạn chế. Sáu là, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan tới lĩnh vực y tế cũng như các trung tâm y tế dự phòng các tuyến trên địa bàn thành phố chưa thực sự chặt chẽ, đồng bộ. Bảy là, trình độ và tư duy quản lý nhà nước về y tế nói chung và quản lý nhà nước về y tế dự phòng nói riêng chưa theo kịp với thực tiễn. Tám là, năng lực, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra của cán bộ thanh tra, kiểm tra còn hạn chế. Chín là, ứng dụng công nghệ thông tin, cơ sở vật chất, kỹ thuật. 15
- Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QLNN ĐỐI VỚI NGUỒN NNL YTDP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH 4.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng tại thành phố Hồ Chí Minh 4.1.1. Quan điểm của Đảng về phát triển y tế và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân Sau 25 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII và các chủ trương của Đảng, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tuy nhiên trong tình hình mới công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Trước tình hình đó, ngày 25/6/2017, tại Hội nghị trung ương 6, Khóa XII, Ban Chấp hành trung ương đã ban hành Nghị quyết 20-NQ/TW Về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới với 4 nội dung cơ bản: - Thứ nhất, sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi người dân và của cả xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người dân, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các ngành, trong đó ngành Y tế là nòng cốt. - Thứ hai, đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là đầu tư cho phát triển. Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách và có cơ chế, chính sách huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân; tổ chức cung cấp dịch vụ công, bảo đảm các dịch vụ cơ bản, đồng thời khuyến khích hợp tác công - tư, đầu tư tư nhân, cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu. - Thứ ba, phát triển nền y học Việt Nam khoa học, dân tộc và đại chúng. Xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh; YTDP là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng; y tế chuyên sâu đồng bộ và cân đối với y tế cộng đồng; gắn kết y học cổ truyền với y học hiện đại, quân y và dân y. Phát triển dược liệu, công nghiệp dược và thiết bị y tế. - Thứ tư, hướng tới thực hiện bao phủ chăm sóc sức khoẻ và bảo hiểm y tế toàn dân; mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khoẻ; được bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tham gia bảo hiểm y tế và thụ hưởng các dịch vụ y tế. Tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế và có cơ chế giá, cơ chế đồng chi trả nhằm phát triển vững chắc hệ thống y tế cơ sở. - Thứ năm, nghề y là một nghề đặc biệt. Nhân lực y tế phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn và y đức; cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Hệ thống mạng lưới y tế phải rộng khắp, gần dân; được chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt về chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành từ Trung ương tới địa phương trong phạm vi cả nước, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương. 4.1.2. Định hướng phát triển nguồn nhân lực y tế dự phòng của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2030 16
- 4.1.2.1. Mục tiêu phát triển YTDP của TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 -2030 Xây dựng hệ thống YTDP Thành phố Hồ Chí Minh chuyên nghiệp, hiện đại, Hoàn chỉnh, hướng tới công bằng, hiệu quả và phát triển, bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân Thành phố và các tỉnh lân cận; trở thành một trong những trung tâm YTDP chuyên sâu, dịch vụ chất lượng cao của khu vực phía Nam và cả nước, ngang tầm hệ thống YTDP của các nước phát triển trong khu vực; có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, tiên tiến và là trung tâm đào tạo, khoa học, công nghệ cao về YTDP hàng đầu của cả nước. Đồng thời, phát triển ngành YTDP trở thành ngành dịch vụ chất lượng cao, đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của Thành phố. 4.1.2.2. Phương hướng phát triển NNL YTDP của Thành phố Phát triển NNL YTDP TP. Hồ Chí Minh phải dựa trên cơ sở Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược phát triển Y tế của Thành phố giai đoạn 2011- 2020, tầm nhìn đến năm 2025, phát huy vai trò quyết định của yếu tố con người, phát triển NNL YTDP là khâu đột phá để thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố nói chung và Chiến lược phát triển Y tế TP. Hồ Chí Minh nói riêng. Phát triển NNL YTDP TP. Hồ Chí Minh phải dựa trên nhu cầu nhân lực của ngành Y tế của Thành phố và yêu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn trong giai đoạn kế tiếp và thực tiễn yêu cầu phòng ngừa bệnh tật trong giai đoạn hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, phải tiến hành quy hoạch phát triển NNL YTDP giai đoạn 2021-2030, tạo cơ sở để đảm bảo cân đối NNL YTDP cho việc đảm bảo yêu cầu phòng ngừa bệnh tật và chăm sóc sức khỏe nhân dân, góp phần đảm bảo NNL cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội Thành phố trong những năm kế tiếp. 4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh 4.2.1. Đổi mới pháp luật, chính sách đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng; tăng cường phân cấp, phân quyền trong QLNN đối với NNL YTDP - Rà soát lại chế độ, chính sách tiền lương, chính sách đãi ngộ, chính sách đặc thù đối với ngành YTDP. - Đổi mới chính sách đánh giá và chính sách thi đua, khen thưởng viên chức YTDP theo yêu cầu của tình hình mới. - Đổi mới chính sách tuyển dụng, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng NNL YTDP Thành phố. 4.2.2. Nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch, quy hoạch nguồn nhân lực y tế dự phòng Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị liên quan trong Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, các đơn vị xây dựng kế hoạch thu hút và sử dụng nguồn nhân lực y tế dự phòng với các chương trình cụ thể cho từng đối tượng, thời gian và nguồn kinh phí thực hiện.Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách là khâu 17
- đầu tiên của quá trình thực thi chính sách và có vai trò hết sức quan trọng, là cầu nối để chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến đối tượng của chính sách, cụ thể là đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế nói chung và nguồn nhân lực y tế dự phòng nói riêng, nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Ngoài ra, cần lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực y tế dự phòng tại TP. Hồ Chí Minh tại các buổi sinh hoạt cộng đồng. Xây dựng và phát huy phương châm mỗi công chức là một tuyên truyền viên trong cơ quan. Chú trọng nâng cao hiệu quả hình thức thi tìm hiểu chính sách. 4.2.3. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế dự phòng - Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện công tác đào tạo nhân lực y tế, nhân lực y tế dự phòng đáp ứng yêu cầu cả về phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn trong điều kiện chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. - Khẩn trương hoàn thiện các quy định pháp luật và triển khai đồng bộ khung cơ cấu của hệ thống giáo dục quốc dân, khung trình độ quốc gia trong đào tạo nhân lực y tế nói chung và nhân lực y tế dự phòng nói riêng, tiếp tục phát huy trách nhiệm, vai trò của các bệnh viện trong công tác đào tạo, xây dựng và phát triển các loại hình bệnh viện đại học. - Hội đồng y khoa quốc gia đã thành lập : tiến hành tổ chức thi, cấp chứng chỉ hành nghề y, dược có thời hạn phù hợp thông lệ của quốc tế. - Thường xuyên tiến hành nghiên cứu và đề xuất mô hình đào tạo ngành y, dược. Tập trung điều chỉnh chương trình đào tạo chuyên khoa sau đại học, gắn kết quả đào tạo chuyên khoa với ngạch bậc viên chức y tế để có thể bổ nhiệm chức vụ chuyên môn, đưa hoạt động đào tạo bác sĩ chuyên khoa chính thức vào hệ thống Giáo dục đại học quốc dân. - Các cơ sở y tế trong cả nước nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng cần tiếp tục tạo điều kiện về thời gian, kinh phí để các cán bộ nhân viên y tế dự phòng nói riêng và cán bộ nhân viên y tế nói chung có thể tập trung vào công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. 4.2.4. Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về y tế của Thành phố - Xây dựng dự thảo đề án chuyển giao các Trung tâm Y tế cho UBND các quận, huyện, thành phố trực tiếp quản lý. - UBND cấp Quận, Huyện là cấp chính quyền chịu trách nhiệm trực tiếp về tổ Commented [A8]: cấp huyện (không có cấp quận, huyện vì cấp chức bộ máy, cơ cấu biên chế NNL, chức năng, nhiệm vụ, ngân sách tài chính, đầu huyện chỉ quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phốTW ) tư và phát triển của các Trung tâm y tế. - Đổi mới chức năng, nhiệm vụ của Phòng Y tế cấp Quận/Huyện trên địa bàn, theo hướng là cơ quan chuyên môn của UBND thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND QLNN về Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; dân số; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế trên địa bàn 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 179 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn