intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án "Quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam" là nghiên cứu một cách hệ thống cơ sở khoa học (cơ sở lý luận và thực tiễn) về quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, xây dựng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam; góp phần thực hiện cam kết của Chính phủ về phát thải ròng bằng “0” (Net zero - không thêm vào tổng lượng khí nhà kính thải ra khí quyển) vào năm 2050, đáp ứng yêu cầu mới trong công cuộc phát triển bền vững đất nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐẶNG ĐÌNH GIANG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9.34.04.03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2023 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
  2. Công trình được hoàn thành tại: Học viện Hành chính Quốc gia Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi 2. PGS.TS. Ngô Thúy Quỳnh Phản biện 1:……………………………………………….. Phản biện 2: ……………………………………………….. Phản biện 3: ……………………………………………….. Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện. Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án Tiến sĩ, Phòng họp .... Nhà ... Học viện Hành chính Quốc gia, Số 77 Đường Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Thời gian: Vào hồi.......giờ.......ngày.....tháng......năm 2023. Có thể tìm hiểu Luận án tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia; Thư viện Quốc gia Việt Nam.
  3. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Trong những năm 1980, bằng chứng khoa học về mối liên hệ giữa lượng khí nhà kính (KNK) phát thải vào khí quyển do các hoạt động của con người với nguy cơ biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu đã dẫn đến sự quan tâm chung của toàn thế giới. Hiện BĐKH đang là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại và các hoạt động phát thải quá mức KNK vào khí quyển của con người là nguyên nhân chính gây BĐKH. KNK được tạo ra do tự nhiên và các hoạt động của con người. Phát thải KNK làm trầm trọng thêm những thay đổi của khí hậu toàn cầu cũng như những ảnh hưởng tiêu cực lên tự nhiên và con người. Nhân loại đang ngày càng phải đối mặt với nhiều hiểm nguy từ hệ quả của BĐKH toàn cầu và BĐKH đang diễn ra ngày càng tồi tệ, mang tính hủy diệt, đe dọa và tàn phá cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, thông qua những hoạt động, con người đã và đang làm tăng nồng độ các KNK trong khí quyển. Trong đó, ngành nông nghiệp đóng góp một phần không nhỏ lượng phát thải KNK toàn cầu. Điều đó dẫn đến gia tăng hiệu ứng nhà kính, làm nhiệt độ bề mặt Trái đất và khí quyển tăng nhanh, gây BĐKH, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái tự nhiên và mọi sự sống trên Trái đất. Hội nghị các bên tham gia Công ước khí hậu lần thứ 26 (COP26) tại Glasgow (Vương quốc Anh) đã một lần nữa chỉ ra rằng, khí hậu toàn cầu đang biến đổi với các tác động ngày càng khốc liệt hơn. Mặc dù, những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã tạm thời khiến lượng khí thải cacbon có phần sụt giảm, nhưng điều đó không thể làm chậm lại đà tăng của nhiệt độ toàn cầu. Phát triển kinh tế với nhịp độ tương đối cao kết hợp với sự gia tăng dân số đã khiến cho lượng phát thải KNK của Việt Nam vào bầu khí quyển tăng nhanh. Do nhu cầu phát triển kinh tế, trong những năm tới, nếu chúng ta không kịp thời thực hiện các giải pháp giảm thiểu phát thải KNK và quản lý chặt chẽ phát thải KNK thì lượng KNK phát thải vào bầu khí quyển sẽ tăng đáng kể, gây ra những thảm họa BĐKH khôn lường.
  4. Nông nghiệp không chỉ là ngành chịu tác động của BĐKH mà còn là ngành gây phát thải KNK lớn, góp phần làm gia tăng sự nóng lên toàn cầu. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp như canh tác lúa, tiêu hóa thức ăn trong chăn nuôi, chất thải chăn nuôi và phế phụ phẩm nông nghiệp là những nguồn phát thải KNK lớn. Việc sử dụng đất không khoa học cũng làm giảm khả năng cô lập cacbon, tăng phát thải KNK rất lớn vì đất có khả năng chứa cacbon gấp 6 lần không khí. Khả năng dự trữ, hấp thụ cácbon (thành phần chủ yếu của các loại KNK) trong các bể chứa hệ sinh thái nông, lâm nghiệp giảm đáng kể khi rừng bị suy thoái, tăng phát thải KNK rất lớn khi rừng bị cháy. Như vậy, đây cũng là lĩnh vực có tiềm năng giảm phát thải thông qua khả năng hấp thụ và lưu trữ CO2 từ rừng và đất. Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia cũng đã xác định nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất là những lĩnh vực có tiềm năng giảm phát thải KNK thông qua các hoạt động tăng lượng tích trữ cácbon, bảo đảm an ninh và an toàn lương thực, các dịch vụ hệ sinh thái. Quản lý nhà nước (QLNN) đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững, nghĩa là phải quản lý tốt các hoạt động sản xuất nông nghiệp để giảm phát thải KNK. Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, công tác QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu, làm rõ như: Về mặt lý luận, Nội hàm, bản chất của QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp là gì? Các yếu tố ảnh hưởng tới QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp? Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp đã có chưa? Đã hoàn thiện đến mức nào? Hiện trạng hệ thống pháp luật và chính sách quản lý phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp đã tốt chưa? Vấn đề quản lý chất thải khí trong lĩnh vực nông nghiệp đã được đề cập đầy đủ, cụ thể và rõ ràng trong các văn bản pháp lý chưa? Nhận thức của nhân dân về chiến lược, chương trình và hành động nhằm giảm phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp thế nào? Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về quản lý phát thải KNK đã được quan tâm đúng mức chưa? Công tác xác định tiềm năng giảm phát thải KNK trong 2
  5. lĩnh vực nông nghiệp, khả năng hấp thụ và lưu trữ CO 2 đã được chú trọng chưa? Các giải pháp kỹ thuật và chính sách nhằm giảm phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam thời gian qua có hiệu quả không? Vấn đề phát triển thị trường cacbon của Việt Nam thế nào?... Về mặt thực tiễn, đổi mới sản xuất nông nghiệp, giảm phát thải KNK trong lĩnh vực này đang đặt ra cấp bách để chuyển sang nền sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường, hiệu quả cao và bền vững như thế nào?... Trước những vấn đề đặt ra như trên đòi hỏi phải nắm vững cơ sở lý luận về QLNN đối với phát thải KNK, cũng như đánh giá đầy đủ tình hình quản lý phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam để từ đó đưa ra các giải pháp quản lý hữu hiệu phát thải KNK trong ngành này. Xuất phát từ yêu cầu đó, NCS đã chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam” cho luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu một cách hệ thống cơ sở khoa học (cơ sở lý luận và thực tiễn) về QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, xây dựng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam; góp phần thực hiện cam kết của Chính phủ về phát thải ròng bằng “0” (Net zero - không thêm vào tổng lượng KNK thải ra khí quyển) vào năm 2050, đáp ứng yêu cầu mới trong công cuộc phát triển bền vững đất nước. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. - Phân tích các yếu tố tác động đến QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. - Phân tích bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến công 3
  6. tác QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. - Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam (Hiện nay, công tác QLNN nói chung về nông nghiệp và phát triển nông thôn, bao gồm các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp, thủy lợi...Trong khuôn khổ luận án này, NCS chỉ giới hạn nghiên cứu ở một số lĩnh vực đại diện trong nông nghiệp theo đúng nghĩa của nó). 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Luận án được nghiên cứu trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. - Phạm vi thời gian: nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ khi Việt Nam ký Công ước khung về biến đổi khí hậu, ngày 11 tháng 6 năm 1992. - Phạm vi vấn đề: Luận án tập trung nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn, cả hiện tại và xu thế (thực trạng) QLNN đối với phát thải KNK trong phạm vi ngành nông nghiệp ở Việt Nam. Ngành nông nghiệp rất rộng, gồm nhiều lĩnh vực như nói trên, trong khi thời gian thực hiện và dung lượng luận án bị hạn chế. Cho nên, NCS chỉ lựa chọn và tập trung nghiên cứu QLNN đối với phát thải KNK trong trồng trọt cây lương thực và chăn nuôi gia súc, gia cầm - đại diện cho ngành nông nghiệp ở Việt Nam. Trồng trọt và chăn nuôi là hai lĩnh vực chính của nông nghiệp, còn trong trồng trọt thì trồng cây lương thực và trong chăn nuôi thì chăn nuôi gia súc, gia cầm chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về số lượng, cả về giá trị, cũng như khả năng phát thải KNK. Vì thế, có thể nói, nghiên cứu các vấn đề/khía cạnh nói trên cũng chính là “QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp”. 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu 4
  7. Với mục tiêu hoàn thiện và nâng cao hiệu quả QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam, những câu hỏi nghiên cứu đặt ra, cần giải quyết trong luận án như sau: - Tại sao phải nghiên cứu đề tài “QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam”? Cơ sở khoa học để tiến hành QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp là gì? - Thực trạng QLNN phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay ra sao? Những mặt được và chưa được trong công tác QLNN phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay? - Các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam thời gian tới? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Nếu những nhóm giải pháp mà luận án đưa ra được thực hiện tốt thì công tác QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam sẽ giúp xây dựng nền nông nghiệp phát triển thân thiện với môi trường ở tầm vĩ mô và vi mô, nhằm góp phần hiện thực hoá Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam, Chiến lược quốc gia về BĐKH, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Chiến lược quốc gia về BVMT để đưa Việt Nam trở thành nước phát triển nhanh và bền vững. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về QLNN nói chung và đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam nói riêng. Các nguyên tắc phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử vận dụng trong QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam cơ bản là: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển và nguyên tắc lịch sử - cụ thể. 5.2. Cách tiếp cận - Tiếp cận hệ thống trong giảm nhẹ tác động của BĐKH: 5
  8. KNK hiện được coi là nguyên nhân chủ yếu tạo “hiệu ứng nhà kính”, làm tăng nhiệt độ toàn cầu, gây cường hóa tác động của BĐKH. Vì vậy, NCS thực hiện nghiên cứu đề tài từ việc tiếp cận ứng phó BĐKH, vì BĐKH là vấn đề toàn cầu, có tác động bao trùm ở các cấp độ, các đối tượng và các vùng lãnh thổ, trực tiếp đến từng con người. Cho nên, nó đòi hỏi phải "hành động tập thể" và phối hợp giữa các bên liên quan để ứng phó (Respond) với BĐKH, bao gồm giảm nhẹ (Mitigation) và thích ứng (Adaptation). Điều này cũng phả i được thể hiện trong thể chế, cơ chế, chính sách trong quá trình thực hiện QLNN đối với phát thải KNK,… - Tiếp cận thực tiễn: BĐKH đã gây ra những thảm họa thiên nhiên trên toàn thế giới và nhân loại đang phải gồng mình ứng phó, trong đó có các quốc gia. Vấn đề đặt ra là phải giảm thiểu tối đa phát thải KNK - nguyên nhân chính gây ra BĐKH, nhưng diễn ra rất khác nhau ở các quốc gia và các vùng lãnh thổ phụ thuộc vào sức chống chịu và năng lực ứng phó thực tiễn. Muốn vậy, Nhà nước phải quản lý chặt chẽ phát thải KNK nói chung, phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng dựa trên không chỉ căn cứ lý luận, mà còn cả căn cứ thực tiễn, kể cả các bài học thực tiễn (thành công và thất bại) của quốc gia, ngành. - Tiếp cận kế thừa: Một trong những cách tiếp cận quan trọng của đề tài luận án là tổng quan các nghiên cứu đã có trong nước và trên thế giới nhằm đánh giá thực trạng và có cái nhìn khái quát nhất về các vấn đề liên quan. Trên cơ sở đó nhận diện các “lỗ hổng”, cần tiếp tục nghiên cứu hoặc làm rõ hơn, cũng như lựa chọn vấn đề liên quan dến nội dụng nhiệm vụ để vận dụng vào đề tài luận án. 5.3. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên cơ sở phương pháp luận và cách tiếp cận của khoa học hành chính hiện đại và khoa học quản lý công, NCS đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau trong quá trình thực hiện đề tài luận án. 5.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: 6
  9. NCS đã thu thập nhiều số liệu nguồn thứ cấp có liên quan đến nội dụng nhiệm vụ của đề tài luận án, chủ yếu là của Tổng cục Thống kê và Bộ Tài nguyên và Môi trường, các tài liệu khác có liên quan đã được công bố ở trong và ngoài nước. Các tài liệu tham khảo và trích dẫn đã được đưa vào Danh mục Tài liệu tham khảo ở phần cuối của luận án này. Căn cứ vào các thông tin, dữ liệu thu được, NCS đã phân tích, đánh gía khoảng trống thông tin cần thiết so với nhu cầu của đề tài luận án và lựa chọn các thông tin ưu tiên bổ sung trong quá trình nghiên cứu. - Phương pháp phân tích - so sánh: NCS đã phân tích tình hình phát thải KNK từ các hoạt động sản xuất của ngành nông nghiệp trong một số năm gần đây. Trên cơ sở đó tiến hành so sánh theo thời gian và không gian và nhận thấy rằng, liên quan tới áp lực tăng dân số và sản xuất phát triển, kéo theo không ngừng tăng lượng phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp với tốc độ tương đối cao. Phương pháp này góp phần làm rõ xu thế phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta trong thời gian qua. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Căn cứ vào số liệu sản lượng, diện tích, năng suất… cây trồng và vật nuôi mà Tổng cục Thống kê công bố, NCS đã tiến hành phân tích, tổng hợp và đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp Việt Nam liên quan tới đề tài luận án. Tương tự, căn cứ vào lượng phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố chính thức và Kịch bản phát triển thông thường (BAU) trong “Báo cáo kỹ thuật của Việt Nam về Đóng góp do quốc gia tự quyết định”, NCS đã phân tích, đánh giá và tổng hợp tình hình phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp. - Phương pháp trực quan hoá: Căn cứ vào các thông tin, tư liệu và số liệu thu thập, phân tích và đánh giá, nhất là các công bố chính thức của Tổng cục Thống kê và Bộ Tài nguyên và Môi trường, NCS đã tự xây dựng các biểu, bảng, sơ đồ để kháí quát hóa, hình tượng hoá. Trên cơ sở đó tạo thuận lợi trong việc trực quan hóa dưới dạng biểu, bảng, sơ đồ về mối quan hệ của các vấn đề, các thông số cần tìm hiểu, nghiên cứu. 7
  10. 5.3.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu sơ cấp: Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, ngoài các số liệu, thông tin có được từ nguồn tài liệu thứ cấp, tác giả đã thu thập thông tin sơ cấp thông qua phương pháp nghiên phỏng vấn sâu chuyên gia. Phỏng vấn chuyên gia: trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh đã sử dụng phương pháp phỏng vấn, trao đổi, hỏi ý kiến chuyên gia về công tác QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. Các chuyên gia được mời phỏng vấn gồm: 01 chuyên gia của Quốc hội, 02 chuyên gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường, 02 chuyên gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 05 chuyên gia của Cục Biến đổi Khí hậu, 01 chuyên gia của Viện Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, 05 chuyên gia là lãnh đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh Bắc Giang, Tiền Giang, Phú Yên. Tổng số chuyên gia tác giả luận án đã phỏng vấn là 16 người. Luận án chủ yếu sử dụng kết quả phỏng vấn này để làm rõ những hạn chế, nguyên nhân của những bất cập trong công tác QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam, từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp để hoàn thiện công tác QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. 6. Đóng góp của luận án Trên cơ sở tiếp cận từ góc độ quản lý công, luận án xây dựng cơ sở lý luận QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp. Bao gồm việc làm rõ khái niệm QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp, sự cần thiết QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp, nội dung QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp, các công cụ QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp. Luận án đã làm rõ thực trạng QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam thời gian qua và đưa ra các giải pháp tăng cường QLNN phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam nhằm góp phần hiện thực hoá Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược 8
  11. quốc gia về tăng trưởng xanh, Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường để đưa Việt Nam trở thành nước phát triển nhanh và bền vững. Kết quả nghiên cứu và các giải pháp đề xuất của đề tài luận án sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, các giảng viên, học viên, sinh viên và những người quan tâm vấn đề này vì nền nông nghiệp phát triển thân thiện với môi trường ở tầm vĩ mô và vi mô. Đồng thời, đây cũng là những gợi ý để các nhà quản lý tham khảo trong xây dựng các chính sách quản lý và quản trị môi trường. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp Chương 3: Thực trạng phát thái khí nhà kính và quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN Trong quá trình nghiên cứu và viết luận án, NCS đã tiếp cận khoảng gần 90 tài liệu trong và ngoài nước có chủ đề liên quan đến QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp. Về cơ bản, các công trình nghiên cứu này tập trung vào hai nhóm vấn đề: một là, nghiên cứu đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam; hai là, nghiên cứu QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp trên các khía cạnh: hoạch định chiến lược, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng chính sách, công tác thanh tra giám sát,… Đánh giá chung tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài: 1.1. Nhận định khái quát về các công trình đã công bố liên quan đến đề tài luận án 9
  12. Một là, các nghiên cứu đều khẳng định vai trò rất quan trọng của việc giảm phát thải KNK nói chung, trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. Hai là, một số công trình cho thấy bức tranh tổng quát định hướng ưu tiên giảm phát thải KNK nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng; thực trạng quản lý nông nghiệp, chính sách và các giải pháp quản lý nông nghiệp hướng đến giảm phát thải KNK; đánh giá công tác quản lý nông nghiệp từ góc độ giảm phát thải KNK ở Việt Nam. Ba là, một số công trình khoa học phác họa được bức tranh đơn giản về thực trạng QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam cũng như một số quốc gia. 1.2. Những khoảng trống trong quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam cần được tiếp tục nghiên cứu Một là, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu QLNN đối với phát thải KNK nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. Hai là, công trình nghiên cứu QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp là không nhiều và số liệu sử dụng chưa được cập nhật. Hiện nay, số liệu kiểm kê KNK tại Việt Nam mới nhất đang được sử dụng trong các công trình chỉ đến năm 2010. Ba là, phần lớn các công trình nghiên cứu liên quan đến phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp được tiếp cận dưới góc độ kỹ thuật là chủ yếu. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát thải KNK nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng được tiếp cận dưới góc độ quản lý công còn rất hạn chế. Vì vậy, những vấn đề lý luận về lĩnh vực này còn chưa hoàn chỉnh, cần được đặt ra để nghiên cứu, trao đổi và làm sáng tỏ. 1.3. Những vấn đề khoa học cần tập trung nghiên cứu, giải quyết - Tập trung làm rõ các khái niệm, đặc điểm, vai trò và nội dung QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam. 10
  13. - Tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về quản lý phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp, từ đó rút ra bài học QLNN đối với phát thải KNK cho Việt Nam. - Phân tích quan điểm và mục tiêu của Việt Nam về quản lý phát thải KNK. - Nghiên cứu thực tiễn công tác QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. Từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá về những kết quả đạt được, những hạn chế cũng như nguyên nhân. - Xây dựng hệ thống các giải pháp khoa học nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP 2.1. Phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp 2.1.1. Khái niệm “Khí nhà kính” KNK là những thành phần của khí quyển, được tạo ra do tự nhiên và các hoạt động của con người. Chúng có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái Đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. 2.1.2. Tác hại của khí nhà kính KNK được coi là nguyên nhân chủ yếu tạo “hiệu ứng nhà kinh”, làm tăng nhiệt độ toàn cầu, gây nên BĐKH. Nhân loại đang ngày càng phải đối mặt với nhiều hiểm nguy từ hệ quả của BĐKH toàn cầu và BĐKH đang diễn ra ngày càng tồi tệ, mang tính hủy diệt, đe dọa và tàn phá cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới. 2.1.3. Các nguồn phát thải, hấp thụ khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp - Phát thải CH 4 và N 2 O từ chăn nuôi. - Phát thải CH 4 từ trồng lúa nước. - Phát thải N 2 O từ đất canh tác nông nghiệp. 11
  14. - Phát thải CH 4 và N 2 O từ hoạt động đốt đồng cỏ và đốt các phụ phẩm nông nghiệp. 2.1.4. Các yếu tố tác động đến phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp - Các yếu tố tác động đến phát thải CH 4 từ tiêu hóa thức ăn và quản lý phân gia súc. - Các yếu tố ảnh hưởng đến phát thải N2 O từ quản lý phân gia súc. - Các yếu tố ảnh hưởng đến phát thải CH 4 từ trồng lúa. - Các yếu tố ảnh hưởng đến phát thải N2 O từ đất canh tác nông nghiệp. - Các yếu tố ảnh hưởng đến phát thải CO 2 từ đốt cháy sinh khối. - Các yếu tố ảnh hưởng đến phát thải CO 2 do thay đổi trữ lượng cácbon (C) trong bể chứa hệ sinh thái. 2.2. Quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp 2.2.1. Khái niệm “Quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính” Khái niệm “Quản lý nhà nước”: QLNN là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính chất cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất của Nhà nước Khái niệm “Quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính”: QLNN đối với phát thải KNK là Nhà nước sử dụng các biện pháp và công cụ pháp luật, chính sách, kế hoạch để ngăn chặn hoặc giảm thiểu phát thải KNK và hạn chế những tổn thất do phát thải KNK gây ra, nhằm phát triển nền kinh tế cácbon thấp, tăng trưởng xanh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước 12
  15. 2.2.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp QLNN đối với phát thải KNK nhằm quản lý, giám sát phát thải khí tại các nguồn thải và bể hấp thụ khí nhằm thực hiện phát triển nền kinh tế cácbon thấp, tăng trưởng xanh. Đồng thời, cùng cộng đồng quốc tế nỗ lực giảm phát thải KNK, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước, đồng thời thực hiện Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH và các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam tham gia. 2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp - Xây dựng và thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp - Xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp - Xây dựng và thực thi các chính sách giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp - Xây dựng và thực thi hệ thống kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia trong lĩnh vực nông nghiệp - Thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động gây phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp - Xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý của Nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp - Xây dựng và phát triển thị trường tín chỉ cácbon trong nước và tham gia thị trường tín chỉ cácbon thế giới - Hợp tác quốc tế về quản lý phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp 2.2.4. Các công cụ quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp - Công cụ truyền thông - Công cụ kinh tế - Công cụ hành chính 2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp 13
  16. - Các yếu tố bên ngoài tác động đến QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp: đường lối phát triển đất nước của Đảng ta; pháp luật, chính sách của Nhà nước về quản lý phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp; cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý các cấp, các ngành; yêu cầu của hội nhập quốc tế; sự phát triển của hệ thống công nghệ thông tin. - Các yếu tố bên trong tác động đến QLNN đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp: cơ cấu tổ chức của các cơ quan QLNN về môi trường; trang thiết bị và công nghệ phục vụ công tác quản lý phát thải KNK; trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác QLNN về môi trường; năng lực của nhà quản lý về môi trường; sự tham gia và ủng hộ của người dân; sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và quá trình hội nhập quốc tế. 2.3. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp và bài học cho Việt Nam 2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế Phát thải KNK là một phần của phát thải vào môi trường nói chung. Vì vậy, tìm hiểu kinh nghiệm QLNN đối với phát thải KNK của một số quốc gia, ta có thể nghiên cứu qua kinh nghiệm QLNN về môi trường của các quốc gia đó. Từ đó, rút ra bài học QLNN đối với phát thải KNK cho Việt Nam. Một là, kinh nghiệm sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường của một số nước trên thế giới. - Kinh nghiệm của Hàn Quốc - Kinh nghiệm của Trung Quốc - Kinh nghiệm của Singapore - Kinh nghiệm của Malaixia Hai là, kinh nghiệm sử dụng chế tài xử phạt vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của một số nước trên thế giới. - Kinh nghiệm của Hoa Kỳ - Kinh nghiệm của Malaixia - Kinh nghiệm của Singapore - Kinh nghiệm của Inđônêxia 14
  17. Ba là, kinh nghiệm xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy QLNN về môi trường của một số nước trên thế giới. - Kinh nghiệm của Trung Quốc - Kinh nghiệm của Singapore - Kinh nghiệm của Philípin Bốn là, kinh nghiệm sử dụng biện pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và huy động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường của một số nước trên thế giới. - Kinh nghiệm của Nhật Bản - Kinh nghiệm của Trung Quốc - Kinh nghiệm của Inđônêxia Năm là, kinh nghiệm thông qua sử dụng công cụ kỹ thuật sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp để quản lý giảm phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp. - Kinh nghiệm sử dụng công nghệ canh tác tiết kiệm tài nguyên nước, ít thải KNK của Israel - Kinh nghiệm của Brazil sử dụng phân bón hữu cơ giúp giảm chi phí và giảm thiểu phát thải KNK - Kinh nghiệm sử dụng hệ thống canh tác tích hợp ít phát thải KNK và tăng năng suất cây trồng - Kinh nghiệm của New Zealand thay đổi khẩu vị giúp bò thải ít khí methan hơn 2.3.2. Bài học cho Việt Nam - Sử dụng các công cụ kinh tế, góp phần nâng cao tính chấp hành, phục tùng pháp luật đối với phát thải KNK của các tổ chức, cá nhân. - Sử dụng chế tài xử phạt nhằm nâng cao tính nghiêm minh của pháp luật và răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật phát thải KNK. - Xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy QLNN đối với phát thải KNK. - Sử dụng biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và huy động cộng đồng tham gia quản lý phát thải KNK. 15
  18. - Thông qua sử dụng công cụ kỹ thuật sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp để quản lý giảm phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp của một số quốc gia. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 3.1. Đặc điểm nông nghiệp Việt Nam Việt Nam là quốc gia có tiềm năng phát triển nông nghiệp. Ngành nông nghiệp được NCS đề cập đến trong luận án này chỉ bao gồm các lĩnh vực trồng trọt cây lương thực và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm: một là, sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên; hai là, đối tượng của sản xuất nông nghiệp là “cơ thể” sống, các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo quy luật sinh học nhất định; ba là, sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao và đó là nét đặc thù điển hình nhất. Như vậy, so với các ngành kinh tế khác, nông nghiệp là ngành phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu... Ngược lại, các hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cũng gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường - sinh thái, trong đó đáng kể là hoạt động phát thải các loại KNK vào bầu khí quyển. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực có tiềm năng giảm phát thải rất lớn. 3.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp và phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam 3.2.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp - Trồng trọt - Chăn nuôi 3.2.2. Thực trạng phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp Lượng phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam tăng lên từng năm và dự kiến sẽ tăng mạnh trong tương lai theo Kịch bản phát triển thông thường (BAU). Trong đó, phát thải KNK trong canh tác lúa là lớn nhất, sau đó đến đất nông nghiệp. 16
  19. 3.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng về xây dựng và thực thi chiến lược, kế hoạch quản lý nhà nước đối với phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp - Thực trạng về xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật quản lý phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp - Thực trạng thực hiện kiểm kê KNK; đo đạc, báo cáo và thẩm định các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK - Thực trạng giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp - Thực trạng về tổ chức và cán bộ quản lý phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp - Thực trạng về xây dựng thị trường tín chỉ carbon trong nước và tham gia thị trường tín chỉ carbon thế giới - Thực trạng về hợp tác quốc tế trong quản lý phát thải KNK 3.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam 3.4.1. Những kết quả đạt được - Đảng và Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH, phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, nên đã ban hành được các chiến lược, chính sách liên quan đến QLNN đối với phát thải KNK từ Trung ương đến các bộ, ngành và địa phương. - Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đối với phát thải KNK ngày càng được hoàn thiện, quy định cụ thể và chi tiết hơn. Về cơ bản đã hình thành được hệ thống khung pháp lý để Nhà nước quản lý các hoạt động phát thải KNK. Công tác quản lý phát thải KNK được tăng cường, thúc đẩy các hoạt động cải thiện môi trường. - Công tác kiểm kê KNK ngày càng được quan tâm. Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg, ngày 18-01-2022 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải KNK phải thực hiện kiểm kê KNK. Theo đó, có 6 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê KNK, trong đó có nông nghiệp. 17
  20. - Công tác thanh tra, kiểm tra phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp đã được Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT và các địa phương triển khai thường xuyên hơn và dần đi vào trọng tâm, trọng điểm, tạo được sự đồng thuận cao trong xử lý các cơ sở vi phạm pháp luật đối với phát thải KNK, được dư luận và xã hội đồng tình, ủng hộ. - Hoạt động giáo dục, đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức về quản lý và giảm nhẹ phát thải KNK cho các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cơ sở sản xuất và công dân ngày càng được quan tâm. Nhiều hội thảo về giải pháp giảm nhẹ phát thải KNK, nhiều khoá tập huấn về kiểm kê KNK được tổ chức triển khai trên toàn quốc. - Việc xây dựng và triển khai thị trường carbon được quan tâm và chuẩn bị tương đối đầy đủ. Vấn đề tổ chức và phát triển thị trường carbon trong nước đã được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường 2020. - Việt Nam đã tham gia tích cực và thực hiện đầy đủ trách nhiệm của Bên tham gia Công ước, Nghị định thư Kyoto, cũng như tích cực tham gia quá trình đàm phán xây dựng Thỏa thuận Paris. Nhiều cơ chế quốc tế liên quan đến các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK được triển khai tại Việt Nam. 3.4.2. Những hạn chế - Hệ thống pháp luật phát thải KNK tuy đã được hình thành về cơ bản nhưng nhiều quy định vẫn còn chung chung, mới mang tính nguyên tắc. - Có những quy định chưa đầy đủ và thiếu cụ thể trong các văn bản pháp luật nên khó triển khai thực hiện trên thực tế. - Một số nội dung chồng chéo trong các luật. - Các văn bản dưới luật quy định các chế tài xử phạt chưa đủ mạnh, hướng dẫn còn chung chung. - Việc thực hiện kiểm kê KNK chưa đồng bộ và còn thiếu tính kế thừa. - Bộ máy QLNN về môi trường nói chung, đối với phát thải KNK nói riêng chưa đồng bộ và thống nhất từ Trung ương đến địa phương; chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao; chưa ngang tầm với yêu cầu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Việc 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2