Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam
lượt xem 5
download
Luận án "Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam" nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn hoạt động của UBND cấp tỉnh trong xây dựng thương hiệu địa phương và đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh của UBND tỉnh ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THU TRANG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2022
- Công trình được hoàn thành tại: Học viện Hành chính quốc gia Người hướng dẫn khoa học:…………………………………… 1. PGS.TS. Trần Thị Thanh Thủy- Phó Viện trưởng, Viện Lãnh đạo học và Chính sách công- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 2. TS. Hà Quang Ngọc- Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Phản biện 1: …………………………………………………… Phản biện 2: …………………………………………………… Phản biện 3: …………………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ - Phòng họp….. Nhà ……, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà Nội Thời gian: vào hồi ……… giờ ….. ngày … tháng …. năm ……… Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc thư viện của Học viện Hành chính Quốc gia. 1
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Các quốc gia trên thế giới và Việt Nam đang trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa ngày càng sâu sắc. Việc tìm ra những lợi thế cạnh tranh, biến lợi thế đó thành giá trị góp phần phát triển kinh tế- xã hội bền vững cho quốc gia, địa phương là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan hành chính các cấp. Ngày nay, thuật ngữ “thương hiệu quốc gia”, “thương hiệu địa phương” đã và đang được nghiên cứu sâu sắc hơn và được đưa vào chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của nhiều quốc gia. Thương hiệu địa phương, cụ thể là thương hiệu địa phương cấp tỉnh có thể được xây dựng từ: Chính quyền địa phương cấp tỉnh, người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư…. Tuy nhiên, để hiện thực hóa đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước ở địa phương thì UBND cấp tỉnh là chủ thể quan trọng có thẩm quyền quản lý, sử dụng các nguồn lực địa phương một cách chiến lược, tổng thể cũng như kết hợp thế mạnh địa phương, liên kết vùng miền. Tính đến nay, chính quyền địa phương 63/63 tỉnh/ thành phố (sau đây gọi chung là tỉnh) trong cả nước đã đề cập tới vấn đề xây dựng thương hiệu vào trong các văn bản chỉ đạo, điều hành cấp tỉnh. Tuy nhiên, mức độ quan tâm, đầu tư nguồn lực vào vấn đề liên quan đến xây dựng thương hiệu địa phương ở mỗi tỉnh là khác nhau. Trong thống kê, các tỉnh có các kế hoạch, chương trình, đề án gắn với xây dựng thương hiệu đều có những đặc điểm chung khá tích cực như: các chỉ số đánh giá uy tín như PCI, Sipas, Papi,…cũng như các chỉ số gắn với phát triển kinh tế- xã hội đều gia tăng qua các năm. Có thể thấy, xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh đã, đang và sẽ góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của mỗi tỉnh, gia tăng cơ hội cạnh tranh giữa các tỉnh với nhau, đồng thời thúc đẩy thu hút đầu tư cho tỉnh. Việc nghiên cứu về lý luận và thực tiễn các hoạt động của UBND tỉnh trong xây dựng thương hiệu địa 2
- phương cấp tỉnh ở Việt Nam là một phần trong nội dung của khoa học quản lý công. Vì những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài là: “Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam” làm Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn hoạt động của UBND cấp tỉnh trong xây dựng thương hiệu địa phương và đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh của UBND tỉnh ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt mục đích nghiên cứu đề ra, đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu: - Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. - Trình bày cơ sở lý luận về vấn đề xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh gồm: các nghiên cứu liên quan; xây dựng quan điểm khoa học của tác giả về khái niệm, sự cần thiết, chủ thể, các yếu tố ảnh hưởng xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh, quy trình xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh, kinh nghiệm xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở các quốc gia trên thế giới. - Nghiên cứu thực tiễn về các hoạt động xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh của UBND cấp tỉnh ở Việt Nam tại 6 tỉnh cụ thể. Trên cơ sở đó, đánh giá những kết quả đạt được, xác định những điểm còn hạn chế, tồn tại và những nguyên nhân liên quan. - Đề xuất giải pháp để thúc đẩy hoạt động xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh của UBND cấp tỉnh ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các hoạt động của UBND cấp tỉnh trong việc xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam. 3
- 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Luận án tiếp cận vấn đề xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở góc độ quản lý công. Theo đó, xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh là trách nhiệm của nhiều chủ thể. Trong phạm vi của luận án tập trung nghiên cứu lý luận và đánh giá thực tiễn về các hoạt động của UBND cấp tỉnh trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Các hoạt động xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh của UBND cấp tỉnh gồm: Xác định mục tiêu xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh, Xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án gắn với thương hiệu địa phương cấp tỉnh; Phân công, phối hợp và kết nối, huy động các bên liên quan thực hiện xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh; Truyền thông, quảng bá thương hiệu địa phương cấp tỉnh; Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Phạm vi thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu các hoạt động của UBND cấp tỉnh trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2020. Phạm vi không gian: Các tỉnh có hoạt động của UBND cấp tỉnh trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Nghiên cứu lựa chọn cụ thể 6 tỉnh là Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Vĩnh Long cũng là các tỉnh có sự phân bổ vị trí địa lý trải dài từ miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam của Việt Nam để cho thấy sự tác động tích cực của hiệu quả xây dựng thương hiệu địa phương tới phát triển kinh tế xã hội của từng tỉnh; 6 tỉnh là đại diện tiêu biểu cho các địa phương có sự chủ động, năng động của chính quyền địa phương nói chung và UBND tỉnh nói riêng trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. 6 tỉnh với mức độ phát triển kinh tế- xã hội khác nhau cho thấy sự góp phần tích cực của hiệu quả xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh tới các chỉ số phát triển kinh tế- xã hội của mỗi tỉnh trong khoảng thời gian nghiên cứu. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận 4
- Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, được thể chế bằng chính sách pháp luật của Nhà nước. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu hệ thống, phương pháp nghiên cứu trường hợp, phân tích định tính các tài liệu, văn bản thu thập được, thu thập thông tin thứ cấp, phương pháp thu thập số liệu. 5. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 5.1. Giả thuyết nghiên cứu Nghiên cứu của luận án dựa trên giả thuyết: Thương hiệu địa phương cấp tỉnh góp phần tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh có thể có nhiều chủ thể tham gia. UBND cấp tỉnh là chủ thể có trách nhiệm cốt lõi tạo dựng, phát triển các đặc trưng nổi bật của tỉnh để trở thành thương hiệu địa phương cấp tỉnh. 5.2. Câu hỏi nghiên cứu Ý nghĩa xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh là gì? UBND cấp tỉnh đã có những hoạt động nào để xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh? Những hoạt động xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh có tác động tích cực với phát triển kinh tế xã hội của địa phương không? Có những giải pháp nào để thúc đẩy UBND cấp tỉnh xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh? 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần hoàn thiện vào hệ thống lý thuyết xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam. Luận án góp phần nâng cao nhận thức khoa học về vai trò UBND cấp tỉnh trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Các kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học, nguồn tài liệu tham khảo có ích cho tỉnh ở Việt Nam trong quá trình xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. 5
- Kết quả nghiên cứu của luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy về xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu địa phương. 7. Đóng góp mới của luận án Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận rút ra từ kết quả nghiên cứu đề tài: - Thứ nhất, luận án đã đánh giá tổng quan các công trình khoa học về xây dựng thương hiệu địa phương (XDTHĐP), xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh (XDTHĐPCT) trong và ngoài nước. Qua nghiên cứu cho thấy, lĩnh vực này được quan tâm rộng rãi ở nước ngoài. Tuy nhiên ở Việt Nam, các nghiên cứu về thương hiệu địa phương, thương hiệu địa phương cấp tỉnh và vai trò chủ thể của UBND cấp tỉnh trong các hoạt động xây dựng thương hiệu địa phương còn khá ít. Điều này gợi mở cần tiếp tục nghiên cứu những nội dung này trong quản lý công. - Thứ hai, luận án đã xây dựng và trình bày lý luận đối với XDTHĐPCT gồm: Khái niệm, vai trò, yếu tố cấu thành, quy trình, tiêu chí đánh giá, yếu tố ảnh hưởng. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để rút ra những bài học tham khảo cho Việt Nam. Luận án đã xác định các hoạt động xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh của ủy ban nhân dân tỉnh gồm: Xác định mục tiêu xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh, Xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án gắn với thương hiệu địa phương cấp tỉnh; Phân công, phối hợp và kết nối, huy động các bên liên quan thực hiện xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh; Truyền thông, quảng bá thương hiệu địa phương cấp tỉnh; Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. - Thứ ba, trên cơ sở phân tích vai trò của các chủ thể trong việc xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh, luận án đã làm rõ tính chất, vai trò quyết định của UBND tỉnh trong xây dựng thương hiệu của địa phương nhất là thương hiệu địa phương cấp tỉnh. UBND là chủ thể nòng cốt trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh để đảm bảo tính chiến lược, thống nhất, đồng bộ. 6
- - Thứ tư, luận án thông qua việc nghiên cứu trường hợp tại 6 tỉnh, thành phố đã phân tích, làm rõ những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong việc xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh cần phải điều chỉnh, khắc phục trong thời gian tới. - Thứ năm, căn cứ vào cơ sở lý luận và những kết quả đánh giá thực trạng, luận án đề xuất 05 giải pháp nhằm thúc đẩy XDTHĐP cấp tỉnh tại Việt Nam: Hoàn thiện thể chế các nội dung xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh; Nâng cao năng lực đội ngũ nhân sự triển khai xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh; Tăng cường nguồn lực đầu tư cho xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh; Thúc đẩy sự hợp tác, đồng thuận từ các bên liên quan trong quá trình xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh; Hỗ trợ đẩy mạnh sự đa dạng, sáng tạo trong phương thức tiếp cận, quảng bá truyền thông thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Những giải pháp này hướng tới thúc đẩy XDTHĐCPT tại Việt Nam để góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, gia tăng lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư tại mỗi tỉnh. Đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công tại mỗi tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm bốn chương như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Cơ sở khoa học về xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh Chương 3. Thực trạng xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam Chương 4. Định hướng và giải pháp thúc đẩy xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam 7
- Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Các công trình nghiên cứu về xây dựng thương hiệu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới Paul Temporal (2000) đã viết trong cuốn Branding in Asia: The Creation, Development, and Management of Asian Brands for the Global Market (Xây dựng thương hiệu ở châu Á: Sáng tạo, phát triển và quản lý thương hiệu châu Á cho thị trường toàn cầu) được phát hành bởi John Wiley & Sons (Asia) Pte.Ltd, những nội dung mà gần 20 năm sau những điều đó đang trở thành hiện thực. Tác phẩm Global Brand Strategy: Unlocking Branding Potential Across Countries, Cultures & Markets (Chiến lược thương hiệu toàn cầu: mở khóa tiềm năng xây dựng thương hiệu các quốc gia, văn hóa và thị trường) của Sicco Van Gelder (2005). Cuốn sách Follow the Feeling: Brand Building in a Noisy World (Theo cảm nhận: Xây dựng thương hiệu trong một thế giới ồn ào) (2019) của tác giả Kai D. Wright đã cung cấp số liệu vượt trội thông tin về các thương hiệu đang lúng túng trong việc xây dựng thương hiệu hiện nay. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Cuốn Tạo dựng và quản trị thương hiệu danh tiếng- lợi nhuận của tác giả Lê Anh Cường biên soạn (2008) đã bước đầu tiếp cận khái niệm thương hiệu và tầm quan trọng của thương hiệu. Cuốn sách Quản trị xúc tiến thương mại trong xây dựng và phát triển thương hiệu, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, năm 2010 của An Thị Thanh Nhàn và Lục Thị Thu Hường đưa ra cách tiếp cận thương hiệu mang ý nghĩa rộng lớn hơn. 1.2. Các công trình nghiên cứu về xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh 1.2.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới Anholt, S. (2005), Some important distinctions in place branding (Một số điểm khác biệt quan trọng trong thương hiệu địa phương), Anholt đã đề cập tới định nghĩa về thương hiệu, thương hiệu địa phương, những ý nghĩa quan trọng của thương hiệu địa phương. 8
- Trong các chuỗi nghiên cứu tiếp sau đó Anholt, S., Gfk Roper (2011): City Brands Index (Các chỉ số thương hiệu thành phố) đã phát triển mô hình Lục giác cho thương hiệu thành phố gồm có 6 thành tố. Trong nghiên cứu của Robert Govers and Frank Go (2009) ở cuốn Place Branding: Glocal, Virtual and Physical Identities. Constructed, Imagined and Experienced (Xây dựng thương hiệu địa phương: Nhận dạng toàn cầu, Ảo và Hiện hữu. Cấu trúc, hình ảnh và trải nghiệm) đã đưa ra quy trình 5 bước cho xây dựng thương hiệu địa phương. Nghiên cứu của Zenker, S. & Braun, E. (2010), The place brand centre - A conceptual approach for the brand management of places (Trung tâm thương hiệu địa phương – một cách tiếp cận khái niệm để quản lý các thương hiệu địa phương), đã chỉ ra các nhu cầu khác nhau của những công chúng mục tiêu đối với một địa phương. Tác phẩm Wish You Were Here: The Branding of Stockholm and Destinations (Chúc bạn ở đây: Xây dựng thương hiệu của Stockholm) năm 2011 là một nghiên cứu hữu ích cho tất cả những ai quan tâm đến vấn đề xây dựng thương hiệu địa phương. Nghiên cứu của George Allen (2007), Place Branding: New Tools for Economic Development (Thương hiệu địa phương công cụ mới cho sự phát triển kinh tế), đã làm rõ sự khác biệt giữa thương hiệu công ty và thương hiệu địa phương ở những nội dung cơ bản. Trong bài viết của Kavaratzis, M. (2009), Cities and their brands: Lessons from corporate branding (Thành phố và thương hiệu của họ: Bài học từ xây dựng thương hiệu của công ty) đã chỉ ra sự khác biệt trong xây dựng thương hiệu của công ty với xây dựng thương hiệu của một thành phố. Bài viết của Braun, E., Kavaratzis, M.& Zenker, S. (2013), “My city - my brand: the different roles of residents in place branding” (Thành phố của tôi- thương hiệu của tôi: những vai trò khác của người dân trong xây dựng thương hiệu địa phương), đã chú trọng vai trò của người dân trong nhóm các yếu tố đem lại hiệu quả của thương hiệu địa phương (người dân, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp địa phương và các nhóm cộng đồng). 9
- 1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Bài tham luận “Nâng cao năng lực Quản trị Thương hiệu địa phương” của chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang cho Hội thảo thương hiệu địa phương của Quảng Ninh, Hạ Long và Đồng Nai vào tháng 6 – 2012. Bài tham luận Xây dựng thương hiệu địa phương trong tổng thể chiến lược cạnh tranh phát triển kinh tế của tác giả Lê Quốc Vinh (bài viết trong khuôn khổ hội nghị công bố 7 quy hoạch chiến lược của tỉnh Quảng Ninh, góp ý xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu địa phương, 2014) Bài viết của Trần Thu Trang (10.2017), Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong xây dựng thương hiệu địa phương đăng trên tạp chí Tổ chức nhà nước. Luận án tiến sĩ: “Ảnh hưởng của thương hiệu địa phương đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư trong nước: Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Phú Thọ” của tác giả Phạm Thị Thu Hường (2018), Đại học kinh tế quốc dân. 1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án 1.3.1. Những giá trị có thể tiếp thu Các công trình nghiên cứu đã có những thành công: - Một là, góp phần khẳng định xây dựng thương hiệu không chỉ là hoạt động có ý nghĩa đối với khu vực tư hay đối với các sản phẩm của khu vực tư. - Hai là, đa dạng trong cách tiếp cận thương hiệu địa phương, từ cách gọi tên đến định nghĩa về thương hiệu địa phương. - Ba là, qua các nghiên cứu cho thấy, vai trò của nhà nước, chính quyền địa phương trong xây dựng thương hiệu địa phương đóng vai trò quyết định cho sự duy trì và phát triển của thương hiệu địa phương một cách có hệ thống, phát huy được thế mạnh tổng hợp liên ngành, liên vùng. - Bốn là, các nghiên cứu đã đóng góp nhiều gợi ý về phương pháp, quy trình, bài học thực tiễn trong xây dựng thương hiệu địa phương để vừa có thể học hỏi lý luận vừa có thể tham khảo thực hành trên thực tế. 10
- 1.3.2. Những vấn đề liên quan đến luận án chưa đề cập Những công trình nghiên cứu liên quan đến luận án vẫn còn một số nội dung chưa đề cập tới như: - Một là, tiếp cận thương hiệu địa phương gắn với du lịch quá nhiều. Trong khi một địa phương có rất nhiều sản phẩm có thể làm nên thương hiệu. - Hai là, chưa nhiều nghiên cứu làm rõ được vai trò, các hoạt động cụ thể của chính quyền địa phương nói chung và UBND các cấp nói riêng trong quá trình xây dựng thương hiệu địa phương. - Ba là, riêng ở Việt Nam, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập tới chủ thể là UBND cấp tỉnh trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. - Bốn là, ở Việt Nam, chưa có công trình nghiên cứu nào khái quát hiện trạng vấn đề xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh hiện nay hay của một tỉnh cụ thể nào trong cả nước. 1.3.3. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết Luận án sẽ tiếp tục làm rõ những vấn đề sau đây: - Một là, hệ thống cơ sở lý luận về xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh, trong đó chính quyền địa phương cấp tỉnh đóng vai trò là chủ thể trong quá trình này. - Hai là, mô tả, phân tích, đánh giá hiện trạng các hoạt động trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay thông qua một số tỉnh/thành phố (gọi chung là tỉnh). - Ba là, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh để UBND cấp tỉnh thực hiện đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả. 11
- Chương 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH 2.1. Thương hiệu địa phương cấp tỉnh 2.1.1. Khái niệm 2.1.1.1. Khái niệm thương hiệu địa phương Luận án đưa ra khái niệm: Thương hiệu địa phương là tập hợp các nhận diện trực quan (tên gọi, logo, hình ảnh, khẩu hiệu) và cảm xúc, đọng lại trong tâm trí công chúng được tạo dựng từ những đặc trưng nổi bật, tích cực của địa phương như: sản phẩm, dịch vụ, con người, điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa… 2.1.1.2. Khái niệm thương hiệu địa phương cấp tỉnh Như vậy, Thương hiệu địa phương cấp tỉnh là tập hợp các nhận diện trực quan (tên gọi, logo, hình ảnh, khẩu hiệu) và cảm xúc, đọng lại trong tâm trí công chúng được tạo dựng, công nhận từ những đặc trưng nổi bật, tích cực của tỉnh như: sản phẩm, dịch vụ, con người, điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa… 2.1.2. Phân loại thương hiệu địa phương cấp tỉnh 2.1.3. Yếu tố cấu thành thương hiệu địa phương cấp tỉnh 2.2. Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh 2.2.1. Khái niệm Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh là quá trình chính quyền địa phương cấp tỉnh tạo dựng, triển khai có tính chiến lược, hệ thống tới các đặc trưng nổi bật, tích cực của tỉnh như: sản phẩm, dịch 12
- vụ, con người, điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa… thành thương hiệu địa phương cấp tỉnh nhằm đem lại lợi ích bền vững cho tỉnh. 2.2.2. Sự cần thiết xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh 2.2.3. Chủ thể và các bên liên quan trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh 2.2.3.1. Chủ thể xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh Trong phạm vi luận án, chủ thể xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh được xác định là các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh. Cụ thể là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sau đây viết ngắn gọn là UBND cấp tỉnh). 2.2.3.2. Các bên liên quan trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh Các bên liên quan gồm: Người sản xuất;- Người cung cấp dịch vụ; - Người dân của tỉnh; - Nhà đầu tư; Các hội, hiệp hội; Cơ quan nhà nước trung ương và chính quyền địa phương cấp dưới; 2.2.4. Quy trình xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh 3. Phân công, phối 2. Xây dựng kế 1. Xác định mục tiêu hợp giữa các cơ hoạch, chương trình, xây dựng thương quan liên quan thực đề án phát triển hiệu địa phương cấp hiện xây dựng thương hiệu địa tỉnh; thương hiệu địa phương cấp tỉnh; phương cấp tỉnh; 4. Kết nối, huy động 5. Truyền thông, 6. Đôn đốc, kiểm tra các bên liên quan quảng bá thương việc thực hiện xây thực hiện xây dựng hiệu địa phương cấp dựng thương hiệu thương hiệu địa tỉnh; địa phương cấp tỉnh; phương cấp tỉnh; 2.2.5. Tiêu chí đánh giá kết quả xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh 2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh 2.2.6.1. Thể chế nhà nước 2.2.6.2. Tầm nhìn của người lãnh đạo, quản lý 2.2.6.3. Nguồn lực đầu tư cho xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh 13
- 2.2.6.4. Sự hợp tác, đồng thuận của các bên liên quan 2.2.6.5. Xu thế phát triển của thế giới 2.3. Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở một số quốc gia trên thế giới 2.3.1. Kinh nghiệm ở một số quốc gia trên thế giới 2.3.2. Bài học liên hệ cho Việt Nam 14
- Chương 3 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM 3.1. Cơ sở chính trị, pháp lý của xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam 3.1.1. Quan điểm của Đảng 3.1.2. Các văn bản quy định của Chính phủ 3.1.3. Thực tiễn xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh trong cả nước Xây dựng thương hiệu địa phương được đánh giá là vấn đề còn mới trong khu vực công ở Việt Nam, tuy nhiên, qua thống kê dữ liệu cho thấy thực tế các tỉnh trong cả nước đã đánh giá cao vai trò của thương hiệu/xây dựng thương hiệu đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi tỉnh. Bảng 3.1. Số liệu các tỉnh có chỉ đạo, triển khai về xây dựng thương hiệu cấp tỉnh từ năm 2015 đến năm 2020 Số Nội dung STT tỉnh Vấn đề thương hiệu/xây dựng thương hiệu của tỉnh 1 được đề cập đến trong các văn bản chỉ đạo, điều 63 hành của UBND tỉnh. UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ khuyến khích 2 doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng, quảng bá 63 thương hiệu. UBND tỉnh xác định cụ thể đặc tính/sản phẩm/dịch 3 41 vụ chủ lực xây dựng thương hiệu. UBND tỉnh ban hành kế hoạch/chương trình/đề án 4 26 liên quan đến xây dựng thương hiệu. 15
- 3.2. Phân tích thực trạng xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam 3.2.1. Xác định mục tiêu xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh Bảng 3.4. Phạm vi mục tiêu xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh Tỉnh/ Xác định mục tiêu tổng Xác định mục tiêu với Thành phố thể trong xây dựng từng lĩnh vực trong thương hiệu địa phương xây dựng thương hiệu cấp tỉnh địa phương cấp tỉnh Quảng Ninh Có Có Hà Nội Không Có Đà Nẵng Không Có Lâm Đồng Có Có Đồng Tháp Có Có Vĩnh Long Không Có (Nguồn: Tác giả tổng hợp qua các văn bản của UBND 6 tỉnh ban hành) 3.2.2. Xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án phát triển thương hiệu địa phương cấp tỉnh Bảng 3.10. Kết quả xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án phát triển thương hiệu địa phương cấp tỉnh NỘI DUNG Kết quả thực hiện (%) Xây dựng kế hoạch, chương Đối STT trình, đề án phát T Rất ĐTB tượng Yếu Khá Tốt triển thương hiệu B tốt địa phương cấp tỉnh 1 Chương trình, kế CBC 0 6,1 45,5 48,5 0 3,42 hoạch, đề án gắn với CVC xây dựng thương DN và 0 0 75,0 25,0 0 3,25 16
- NỘI DUNG Kết quả thực hiện (%) Xây dựng kế hoạch, chương Đối STT trình, đề án phát T Rất ĐTB tượng Yếu Khá Tốt triển thương hiệu B tốt địa phương cấp tỉnh hiệu địa phương cấp người tỉnh theo định hướng dân phát triển chung của nhà nước. 2 Chương trình, kế CBC 0 3,0 45,5 51,5 0 3,48 hoạch, đề án gắn với CVC xây dựng thương hiệu địa phương cấp DN và tỉnh theo định hướng người 0 6,1 40,8 42,9 0 3,57 đặc trưng riêng của dân mỗi Tỉnh/Thành phố. 3.2.3. Phân công, phối hợp giữa các cơ quan liên quan thực hiện xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh Trong 6 tỉnh nghiên cứu, Quảng Ninh và Lâm Đồng là 2 tỉnh thành lập cơ quan đầu mối phụ trách xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Qua bảng khảo sát, với các ĐTB không có phần nào được đánh giá là Rất tốt. ĐTB có ở các mức Tốt và Khá. Đối với từng nội dung đánh giá khảo sát, giữa 2 nhóm khảo sát tuy không hoàn toàn trùng khớp về số liệu nhưng sự chênh lệch không nhiều. Đặc biệt cùng một nội dung đánh giá không có sự khác biệt hẳn giữa mức Tốt và Khá. Điều này cho thấy sự đánh giá của các nhóm được khảo sát có những sự tương đồng nhất trong ghi nhận các hoạt động phân công, phối hợp 17
- giữa các bên liên quan trong quá trình xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. 3.2.4. Kết nối, huy động các bên liên quan thực hiện xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh Khảo sát kết quả kết nối, huy động các bên liên quan xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh cho thấy các ĐTB không có phần nào được đánh giá là Rất tốt. ĐTB có ở các mức Tốt và Khá. Đối với từng nội dung đánh giá khảo sát, giữa 2 nhóm khảo sát đã có sự khác biệt trong mức đánh giá giữa Khá và Tốt. 3.2.5. Truyền thông, quảng bá thương hiệu địa phương cấp tỉnh Qua khảo sát về kết quả thực hiện công tác truyền thông, quảng bá xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh không có ĐTB nào ở mức Rất tốt, ĐTB được đánh giá ở khoảng Tốt và Khá. Trong đó, ĐTB chủ yếu ở mức Khá. Như vậy có thể thấy, tuy hoạt động về truyền thông, quảng bá khá đa dạng nhưng chính nhóm những người góp phần trực tiếp thực thi hay các bên liên quan vẫn chưa thấy hiệu quả cao để có thể ghi nhận được tốt hơn. 3.2.6. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ĐTB được đánh giá cao nhất = 3,67, xếp mức Tốt từ phía CBCCVC dành cho hoạt động Đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; ĐTBmin= 3,04, ở mức Khá được đánh giá từ nhóm CBCCVC là Đôn đốc, kiểm tra xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ và Đôn đốc, kiểm tra việc công tác hậu kiểm đối với việc chấp hành quy định của các tổ chức, cá nhân được cấp sử dụng nhãn hiệu chứng nhận. 3.3. Đánh giá xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam 3.3.1. Kết quả đạt được 3.3.1.1. Các sản phẩm xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh - Cơ bản xây dựng được hệ thống nhận diện: 18
- - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tạo ra các thương hiệu được công nhận. 3.3.1.2. Về các chỉ số đánh giá chủ thể xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh Bảng 3.19: Xếp hạng chỉ số PCI các tỉnh Tỉnh/Thành Xếp hạng trong cả nước STT phố 2015 2016 2017 2018 2019 2020 1 Quảng Ninh 3 2 1 1 1 1 2 Hà Nội 23 14 13 9 9 9 3 Đà Nẵng 1 1 2 5 5 5 4 Lâm Đồng 21 27 22 27 22 23 5 Đồng Tháp 2 3 3 2 2 2 6 Vĩnh Long 19 6 6 8 3 6 (Nguồn:Tác giả tổng hợp từ https://pcivietnam.vn/) 3.3.1.3. Các chỉ số liên quan tới phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương 3.3.2. Hạn chế Hoạt động đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện xây dựng thương hiệu địa phương chưa tốt có ĐTB cao nhất= 3,0 trong mức ảnh hưởng nhiều tới xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh do nhóm CBCCVC đánh giá. Như vậy, chính những người có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện những hoạt động liên quan tới xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh cũng nhìn nhận hạn chế này. Cũng nhóm khảo sát này đánh giá yếu tố ảnh hưởng có ĐTB cao thứ 2 = 2,95 là Thiếu kinh phí. 3.3.3. Nguyên nhân hạn chế - Một số tỉnh, cấp ủy và chính quyền địa phương chưa thực sự chú trọng đến vấn đề xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh mang tính chiến lược của tỉnh. - Thiếu chiến lược tổng thể; 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 178 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 173 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 182 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn