intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu sử dụng hợp lý đất nông nghiệp lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Nghiên cứu sử dụng hợp lý đất nông nghiệp lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình" nhằm đánh giá thực trạng sử dụng đất và phân hạng thích hợp loại sử dụng đất nông nghiệp cho lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ; đề xuất sử dụng hợp lý đất nông nghiệp cho lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ, cụ thể là trên địa bàn thành phố Đồng Hới, huyện Quảng Ninh và huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu sử dụng hợp lý đất nông nghiệp lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN ĐỨC CƯỜNG NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT NÔNG NGHIỆP LƯU VỰC HỆ THỐNG SÔNG NHẬT LỆ, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 9.85.01.03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Quang Học 2. TS. Nguyễn Đình Bồng Phản biện 1: PGS.TS. Đỗ Nguyên Hải Chuyên gia độc lập Phản biện 2: PGS.TS. Huỳnh Văn Chương Bộ Giáo dục và Đào tạo Phản biện 3: TS. Phạm Anh Tuấn Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  3. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, chuyển định hướng từ sản xuất nông nghiệp (SXNN) sang phát triển kinh tế nông nghiệp. Việt Nam xác định nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; việc đảm bảo an ninh lương thực là một trong những thành tố của an ninh con người, là điều kiện tiên quyết để bảo đảm quyền sống của con người (Thào Xuân Sùng, 2022). Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có nhiều lưu vực sông như: lưu vực sông Dinh, lưu vực sông Gianh, lưu vực sông Ròon và có lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ. Để quản lý lưu vực sông một cách hữu hiệu, vấn đề đặt ra là phải xây dựng nguyên tắc quản lý. Đó là tài nguyên thiên nhiên trong đó có tài nguyên đất, nước trong lưu vực sông được quản lý thống nhất, không chia cắt giữa các cấp hành chính, giữa thượng nguồn và hạ nguồn. Bảo đảm sự công bằng, hợp lý và bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi giữa các tổ chức, cá nhân trong cùng lưu vực sông. Chủ động hợp tác khai thác nguồn lợi do tài nguyên thiên nhiên mang lại và bảo đảm lợi ích của cộng đồng dân cư trong lưu vực. Lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ có độ cao trung bình từ 10 - 300m (địa hình khá rõ rệt, trong đó khu vực gò đồi, núi cao thuộc tiểu vùng 1, khu vực đồng bằng thuộc tiểu vùng 2 và khu vực cồn cát ven biển thuộc tiểu vùng 3), tiếp giáp vùng đồng bằng phù sa, với tổng diện tích đất tự nhiên 275.185,72 ha, có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2015 - 2020) đạt 7,0%. Lưu vực phát triển kinh tế theo hướng đa dạng hóa nông nghiệp, đặc biệt cây công nghiệp rất được chú trọng ưu tiên phát triển, sản lượng lương thực 29,80 vạn tấn. Tuy nhiên, việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là đất đai còn mang tính tự phát, thiếu cơ sở khoa học về sử dụng theo thích hợp đất đai và chưa phù hợp với hoạch định một cách cụ thể theo phương án quy hoạch nên đời sống của người dân còn khó khăn và thiếu ổn định. Mặt khác, hiện tượng sử dụng đất (SDĐ) chưa đúng mục đích, sử dụng lãng phí, làm ảnh hưởng đến môi trường vẫn còn diễn ra ở một số nơi trong các đơn vị hành chính thuộc lưu vực. Xuất phát từ thực tiễn trên, thì việc “Nghiên cứu sử dụng hợp lý đất nông nghiệp lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình” góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Đánh giá thực trạng SDĐ và phân hạng thích hợp loại sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) cho lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ. - Đề xuất sử dụng hợp lý đất nông nghiệp cho lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ, cụ thể là trên địa bàn thành phố Đồng Hới, huyện Quảng Ninh và huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. 1
  4. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đất SXNN, đất lâm nghiệp với các loại, kiểu SDĐ trên địa bàn thành phố Đồng Hới và 2 huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy thuộc lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ. Các hộ SDĐ nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2020. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn 3 đơn vị hành chính cấp huyện gồm thành phố Đồng Hới và 2 huyện: Quảng Ninh, Lệ Thủy thuộc lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ. - Phạm vi về thời gian: (i) Số liệu thứ cấp: Thu thập trong giai đoạn 2010 - 2020. (ii) Số liệu sơ cấp: Thu thập trong giai đoạn 2017 - 2020. - Phạm vi về nội dung: + Điều kiện tự nhiên, KT-XH liên quan đến SDĐ nông nghiệp tại lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ. + Thực trạng và biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2020 tại lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ. + Đánh giá thích hợp đất nông nghiệp lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ. + Đánh giá một số mô hình sử dụng hợp lý đất nông nghiệp lựa chọn tại lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ. + Đề xuất định hướng SDĐ và giải pháp SDĐ nông nghiệp hợp lý trong tương lai cho lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Xác định và đề xuất được hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp thuộc lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ, tiêu biểu cho lưu vực hệ thống sông của tỉnh Quảng Bình. - Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu đánh giá tiềm năng đất thuộc lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ theo phương pháp phân loại đất thích hợp (với 174 đơn vị đất đai (LMU) với LMU có diện tích lớn nhất là 57.570,41 ha và LMU có diện tích nhỏ nhất là 0,13 ha), đáp ứng yêu cầu SDĐ nông nghiệp hợp lý cho vùng lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ đến năm 2030. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung cơ sở khoa học về đánh giá thích hợp đất đai từ đó đưa ra đề xuất sử dụng hợp lý đất nông nghiệp của lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ thuộc miền Trung Việt Nam. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Cung cấp thêm cơ sở dữ liệu và giải pháp quản lý sử dụng hợp lý đất nông nghiệp lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ theo hướng SXNN hiệu quả, bền vững và các địa phương thuộc hệ thống sông miền Trung ở Việt Nam có điều kiện tương tự. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu, các học viên, sinh viên quan tâm đến vấn đề quản lý sử dụng hợp lý đất nông nghiệp. 2
  5. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT NÔNG NGHIỆP LƯU VỰC SÔNG * Lưu vực sông: Lưu vực sông, hồ là vùng đất mà tất cả lượng mưa rơi trên đó đều tập trung về một sông, hồ. Lưu vực sông, hồ được giới hạn bằng các đường chia nước. Lưu vực sông, hồ được gọi là lưu vực kín khi có đường chia nước mặt và đường chia nước ngầm trùng nhau; nếu không trùng nhau thì gọi là lưu vực hở. Trong thực tế tính toán rất khó có thể xác định chính xác đường phân nước ngầm nên thường coi là trùng với đường phân nước mặt. Lưu vực sông là vùng đất mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông và thoát ra một cửa chung hoặc thoát ra biển (Quốc hội, 2012). * Đặc điểm sử dụng hợp lý đất nông nghiệp lưu vực sông: Tài nguyên nước sông đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của địa hình đồi núi, lượng mưa phân bố không đều theo cả thời gian lẫn không gian đã và đang tác động lớn đến trữ lượng, phân bố tài nguyên nước và là nguyên nhân làm tăng nguy cơ hạn hán và lũ lụt gây thiệt hại đến tình hình SXNN cũng như cơ sở hạ tầng nông thôn (Ngô Thanh Sơn & Trần Trọng Phương, 2021). * Các yếu tố ảnh hưởng tới sử dụng hợp lý đất nông nghiệp lưu vực sông - Các yếu tố về điều kiện tự nhiên: SDĐ đai luôn chịu sự ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên (đất, nước, khí hậu, địa hình...) có ảnh hưởng trực tiếp đến SXNN bởi là nguồn cung cấp dinh dưỡng, nước và ánh sáng cho quang hợp, tạo ra sinh khối, sản phẩm của cây trồng… Do vậy, cần đánh giá đúng điều kiện tự nhiên, để trên cơ sở đó xác định cây trồng, vật nuôi chủ lực phù hợp và định hướng đầu tư thâm canh đúng. - Các yếu tố kỹ thuật canh tác: Biện pháp kỹ thuật canh tác là tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vật nuôi, nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế. Đây là những vấn đề thể hiện sự hiểu biết về đối tượng sản xuất, thời tiết, điều kiện môi trường và thể hiện những dự báo thông minh của người sản xuất (Nguyễn Thị Phương Duyên, 2019). - Các yếu tố tổ chức sản xuất: Thực hiện phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa trên cơ sở phân tích, dự báo và đánh giá nhu cầu thị trường, gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến, kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và thể chế luật pháp về bảo vệ tài nguyên, môi trường sẽ tạo tiền đề vững chắc cho phát triển nông nghiệp hàng hoá. Đó là cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng, vật nuôi và khai thác đất một cách đầy đủ, hợp lý, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư thâm canh và tiến hành tập trung hoá, chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu quả SDĐNN và phát triển sản xuất hàng hoá. - Các yếu tố KT-XH: Yếu tố KT-XH thường có ý nghĩa quyết định quan 3
  6. trọng đối với định hướng SDĐ đai, ví dụ như yếu tố thị trường thì sản xuất hàng hóa không thể tách khỏi thị trường, dựa vào nhu cầu của thị trường người nông dân lựa chọn các cây trồng phù hợp nhằm đưa ra các sản phẩm đáp ứng cho thị trường (Phạm Anh Tuấn, 2014). 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở CÁC LƯU VỰC SÔNG * Lưu vực sông Amazon có diện tích lưu vực lớn nhất là 5.883.400 ha chiếm 19,05% tổng diện tích các lưu vực sông, hồ lớn nhất trên thế giới. Lưu vực Amur có diện tích lưu vực nhỏ nhất là 2.085.900 ha chiếm 6,75% tổng diện tích các lưu vực sông, hồ lớn nhất trên thế giới. Những lưu vực sông chính là nguồn sống, và nuôi dưỡng con người ở nhiều quốc gia, khu vực mà chúng đi qua. Và thường thì lưu vực sông càng dài thì khu vực ảnh hưởng của nó sẽ lại càng lớn. * Lưu vực sông Mê Công: Việt Nam gọi là sông Cửu Long, là hệ thống sông lớn nhất Việt Nam. Sông Cửu Long được đánh giá là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, mức độ đa dạng sinh học cao và có vai trò sống còn đối với sự phát triển nông nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long. Trên dòng chính sông Mê Công, Trung Quốc có kế hoạch phát triển 15 bậc thang thủy điện, phía hạ lưu có 12 công trình đang được đề xuất. Ở dòng nhánh, theo quy hoạch sẽ có 180 công trình trong đó 94 công trình đã được xây dựng. Mạng lưới sông ngòi Việt Nam cùng các đối tác trong thời gian qua đã có nhiều nỗ lực vận động dừng xây đập trên dòng chính hạ lưu vực sông Mê Công và bước đầu đã có đóng góp thúc đẩy tiến trình đi đến quyết định dừng xây đập Xayaburi ở Lào. * Lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình: Lưu vực sông lớn thứ 2 của Việt Nam sau hệ thống sông Mê Công được bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Trên sông có 29 hệ thống thủy nông, 900 hồ chứa lớn và nhỏ, 1.300 đập dâng, hàng nghìn trạm bơm điện lớn nhỏ, hàng vạn công trình tiểu thủy nông như mương, phai… Sự phát triển thuỷ điện phía thượng ảnh hưởng đến lượng phù sa và lưu lượng nước, dẫn đến nhiều nguy cơ như cạn kiệt nguồn nước, nhiễm mặn, ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, xói lở bờ sông. Trong nghiên cứu đề xuất SDĐNN hợp lý với một vùng phải bao gồm các nội dung đánh giá thực trạng, hiệu quả SDĐ để lựa chọn loại SDĐ có hiệu quả. Đánh giá tiềm năng đất đai có thể phát triển loại SDĐ đó để phát triển và cuối cùng là đề xuất phát triển các loại SDĐ hiệu quả và cơ cấu SDĐ hợp lý. Phương pháp đánh giá đất theo FAO là một phương pháp được nhiều quốc gia áp dụng phục vụ cho nghiên cứu SDĐNN hợp lý và hiệu quả. Trong nghiên cứu này cũng vận dụng chỉ dẫn của FAO vào đánh giá tiềm năng đất đai. Trên các cơ sở lý luận, khoa học và các kết quả nghiên cứu thành công ở Việt Nam nghiên cứu sinh đã áp dụng phương pháp, tiêu chuẩn Việt Nam và hướng dẫn của FAO vào trong nghiên cứu đề tài. * Định hướng nghiên cứu 1) Đánh giá thực trạng SDĐNN, biến động về diện tích và đánh giá chất 4
  7. lượng đất (thông qua bản đồ đơn vị đất đai), hiệu quả SDĐNN trên cơ sở điều kiện tự nhiên, KT-XH, môi trường của lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ. Từ đó rút ra những tồn tại trong SDĐNN tại vùng lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ. 2) Đánh giá thích hợp đất đai cho các loại SDĐ để xác định tiềm năng đất SXNN của lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ. Đây là các căn cứ khoa học, cơ sở để đề xuất giải pháp SDĐNN hợp lý và hiệu quả cao nhất phục vụ phát triển nông nghiệp của 2 hai huyện và thành phố của vùng nghiên cứu. 3) Việc xác định cơ cấu SDĐNN hợp lý với tiềm năng đất đai, các điều kiện tự nhiên, KT-XH, môi trường, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ được xác định dựa vào kết quả đánh giá tiềm năng SDĐ, kết hợp với xây dựng, khảo sát các mô hình SXNN hiệu quả và bền vững sẽ là định hướng phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, KT-XH và môi trường cụ thể của các địa phương trong lưu vực. 4) Căn cứ vào các kết quả nhận được trên, để đề xuất một số giải pháp về SDĐNN hợp lý và hiệu quả cho lưu vực, trong đó tập trung vào nhóm giải pháp về quản lý sử dụng tài nguyên, môi trường trong SDĐ ở từng lưu vực đất đai cụ thể. PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Điều kiện tự nhiên, KT-XH liên quan đến SDĐNN lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ. - Thực trạng SDĐ lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ. - Đánh giá thích hợp đất nông nghiệp lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ. - Đánh giá một số mô hình sử dụng hợp lý đất nông nghiệp lựa chọn tại lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ. - Đề xuất định hướng và giải pháp SDĐNN hợp lý lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ. 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu tại huyện Lệ Thủy, huyện Quảng Ninh và thành phố Đồng Hới nghiên cứu các xã, phường ở 3 tiểu vùng: Thượng lưu (xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy và xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh), trung lưu (xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh và xã Đức Ninh, thành phố Đồng Hới), hạ lưu (xã Thanh Thủy, huyện Lệ Thủy). 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Thực hiện việc điều tra, thu thập và nghiên cứu các tài liệu, văn bản, số liệu về điều kiện tự nhiên, KT-XH, tình hình SDĐ, từ các báo cáo của địa phương, định hướng sử dụng đất SXNN, quy hoạch SDĐ của đơn vị hành chính cấp huyện gồm thành phố Đồng Hới, 2 huyện: Quảng Ninh, Lệ Thủy. 3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Xây dựng phiếu điều tra SDĐ ở các nông hộ theo phương pháp PRA có sự 5
  8. tham gia của người dân. Tổng số hộ điều tra, phỏng vấn 200 hộ gia đình, cá nhân tại 4 xã: Quang Phú (TP Đồng Hới), xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh) và xã Ngư Thủy Bắc, xã Sen Thủy (huyện Lệ Thủy). - Điều tra 90 cán bộ, công chức, viên chức có liên quan đến thực hiện QHSDĐ tại huyện Lệ Thủy, huyện Quảng Ninh và thành phố Đồng Hới, mỗi huyện, thành phố điều tra 30 cán bộ (01 cán bộ lãnh đạo UBND cấp huyện, 12 cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT, 02 cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường, 02 cán bộ Phòng Kinh tế hạ tầng, 13 cán bộ phụ trách nông nghiệp cấp xã). 3.2.4. Phương pháp phân hạng đánh giá đất đai 3.2.4.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai - Lựa chọn các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (ĐVĐĐ): Bản đồ ĐVĐĐ cho thành phố Đồng Hới và 2 huyện: Quảng Ninh, Lệ Thủy được xây dựng từ các chỉ tiêu (bản đồ chuyên đề): Loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, chế độ tưới, ngập úng và địa hình tương đối. - Thực hiện chồng xếp các bản đồ đơn tính cùng tỷ lệ và cùng tọa độ bằng kỹ thuật GIS để chồng xếp các bản đồ đơn tính để xây dựng bản đồ ĐVĐĐ với các thông tin về đặc tính/tính chất đất đã lựa chọn. Thống kê, mô tả các đơn vị bản đồ đất đai. 3.2.4.2. Phân hạng thích hợp đất đai Nghiên cứu này sử dụng bốn cấp độ phân hạng mức độ phù hợp của đất đai thường được sử dụng, dựa trên phương pháp cho điểm: Rất thích hợp ≥ 75 điểm; Thích hợp 50 - 75 điểm; ít thích hợp 25 - 50 điểm; không thích hợp ≤ 25 điểm (Bộ TNMT, 2015). 3.2.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 3.2.5.1. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế Để đánh giá được hiệu quả kinh tế của các LUT và kiểu sử dụng đất phục vụ cho lựa chọn và đề xuất phát triển, nghiên cứu đã xây dựng bảng phân cấp đánh giá dựa trên kết quả tính toán từng chỉ tiêu của hiệu quả kinh tế theo 3 mức độ là cao (ký hiệu H), trung bình (ký hiệu M) và thấp (ký hiệu L). Bảng 3.1. Phân cấp hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất nông nghiệp tại lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ (tính bình quân trên 1ha) Giá trị Chi phí Thu nhập Hiệu suất Điểm Cấp sản xuất sản xuất thuần đồng vốn tương (1000đ) (1000đ) (1000đ) (lần) ứng H ≥80.000 ≥27.000 ≥50.000 ≥2,2 5 M 70.000-80.000 23.000-27.000 40.000-50.000 1,8-2,2 3 L ≤70.000 ≤23.000 ≤40.000 ≤1,8 1 3.2.5.2. Các chỉ tiêu hiệu quả xã hội Đánh giá hiệu quả xã hội thông qua các chỉ tiêu: Khả năng thu hút lao động (ngày công lao động - CLĐ). Giá trị ngày công lao động (GTNC = GTGT/CLĐ). Tỷ lệ hộ SDĐ phù hợp với tập quán văn hoá bản địa: được tính 6
  9. theo % hộ đồng ý duy trì, mở rộng loại SDĐ theo mức độ phù hợp cao, trung bình hay thấp. Bảng 3.2. Phân cấp hiệu quả xã hội của các loại sử dụng đất nông nghiệp tại lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ Chỉ tiêu định lượng Chỉ tiêu định tính Phân cấp Giá trị/ Mức độ chấp Số Thu hút lao Điểm số công lao nhận của Phân TT động theo mức động người dân cấp (công/ha) độ (1000đ) (%) 1 ≥500 ≥100 ≥70,0 5 H 2 300-500 70-100 50 -70 3 M 3 ≤300 ≤70 ≤50 1 L 3.2.5.3. Các chỉ tiêu hiệu quả môi trường Đánh giá về lĩnh vực này chỉ xem xét hiệu quả môi trường của các loại SDĐ dựa trên tiêu chí sau: Mức độ che phủ đất (%). Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác so sánh với khuyến cáo của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Quảng Bình - 2018; 2019; 2020. Bảng 3.3. Phân cấp hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất nông nghiệp tại lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ Chỉ tiêu đánh giá Phân cấp ST Thời gian Lượngthuốc bảo Điểm Phân T che phủ đất đất Lượng phân bón vệ thực vật số theo cấp tính theo % cho cây trồng mức độ Xu hướng bồi dưỡng đất: Cao hơn mức Sử dụng ít hơn so với 1 ≥80,0 5 H khuyến cáo nhưng khuyến cáo không vượt quá 10% Ổn định môi trường: Sử Ổn định độ phì đất: dụng bằng mức khuyến cáo 2 50-80,0 Sử dụng bằng mức 3 M cho tất cả các loại cây trồng khuyến cáo. của kiểu SD đất/năm Xu hướng suy thoái Nguy cơ ô nhiễm đất và độ phì đất: Thấp hơn nước: Sử dụng nhiều hơn mức khuyến cáo hoặc 3 ≤50 % so với khuyến cáo cho 1 1 L lớn hơn mức trên 10% loại cây trồng trở lên có nguy cơ gây ô trong kiểu SDĐ/năm nhiễm môi trường đất 3.2.6. Phương pháp phân tích không gian Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích không gian (spatial analysis) bằng phép toán giao (Intersection) của GIS, được thực hiện thông qua công cụ Intersect trong bộ phần mềm ArcGIS. Phép toán giao trong phân tích không gian được tiến hành bằng việc sử dụng hai lớp dữ liệu đầu vào: (1) SDĐ của năm thứ nhất (SDĐ1); (2) SDĐ của năm thứ hai (SDĐ2). Kết quả của quá trình 7
  10. chồng lớp và phân tích không gian của hai lớp bản đồ SDĐ sẽ cho một lớp dữ liệu đầu ra gồm: (1) Bản đồ sử dụng đất (BĐSDĐ 1-2); (2) Bảng thuộc tính. 3.2.7. Phương pháp đánh giá tác động của đô thị hóa đến thay đổi sử dụng đất - Xác định chỉ tiêu đô thị hóa (Thông tư số 06/2018/TT-BXD) Dn + Tỷ lệ đô thị hóa Đ = × 100 ; Trong đó: Đ là tỷ lệ đô thị hóa của đô thị D (%); Dn: Tổng dân số của khu vực nội thị (người); D: Dân số toàn thành phố (người). C−B + Tốc độ đô thị hóa H = × 100 ; Trong đó: H là tốc độ đô thị hóa (%), B C là dân số nội thị năm cuối kỳ tính (người); B là dân số nội thời kỳ (thường là 1 năm) (người) + Tỷ lệ thay đổi loại hình SDĐ của thành phố Đồng Hới trong 15 năm qua được tính toán dựa trên công thức sau (Chen, 1998; Wang, 1999) Trong đó: K: tỷ lệ thay đổi loại hình SDĐ (%), T: số năm tính toán trong thời kỳ nghiên cứu (năm) Ua: diện tích loại sử dụng năm bắt đầu (ha); Ub: diện tích loại SDĐ năm cuối tính toán (ha). 3.2.8. Phương pháp tổng hợp, xử lý dữ liệu - Sử dụng phần mềm ArcGIS 10.3 (Wilpen & Kristen, 2011) để chồng ghép bản đồ, truy xuất ra số liệu biến đổi SDĐ tại mốc thời gian của thời kỳ 2010 - 2015 và thời kỳ 2015 - 2020, bản đồ ĐVĐĐ… Sử dụng phần mềm chuyên dụng như SPSS Excel 2016 để thống kê, lập sơ đồ, biểu đồ, tính toán, so sánh và xử lý số liệu sơ cấp và thứ cấp. - Sử dụng thang đo 5 mức điểm của Likert để đánh giá về kết quả thực hiện QHSDĐ từ kết quả điều tra 90 cán bộ, công chức, viên chức có liên quan đến thực hiện QHSDĐ tại huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh và TP Đồng Hới. Với 5 mức độ từ: rất cao/rất tốt/rất đầy đủ/rất nhanh/rất dễ: 5 điểm; cao/tốt/đầy đủ/nhanh/dễ: 4 điểm; bình thường: 3 điểm; thấp/kém/thiếu/chậm/khó: 2 điểm; rất thấp/rất kém/rất thiếu/rất chậm/rất khó: 1 điểm. Chỉ số đánh giá chung là số bình quân gia quyền của số lượng người trả lời và hệ số của từng mức độ áp dụng. Thang đánh giá chung là: Rất cao: ≥ 4,20 điểm; cao: 3,40 -
  11. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP LƯU VỰC HỆ THỐNG SÔNG NHẬT LỆ - Lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ có 3 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 2 huyện: Lệ Thủy, Quảng Ninh và thành phố Đồng Hới: Phía Bắc giáp huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình; Phía Đông giáp Biển Đông; Phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị; Phía Tây giáp CHDCND Lào. Địa hình lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ mang đặc điểm là vùng núi, chia cắt mạnh. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2015-2020) đạt 7,0%. Cơ cấu kinh tế (2020): nông, lâm, thủy sản chiếm 25,89%; CN-XD chiếm 31,35%; Dịch vụ chiếm 42,77%. Dân số toàn vùng có 365.383 người, chủ yếu là người Kinh, dân tộc ít người chủ yếu là người Bru-Vân Kiều sống tập trung một số xã phía Tây huyện Quảng Ninh và huyện Lệ Thủy. 4.2. THỰC TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP LƯU VỰC HỆ THỐNG SÔNG NHẬT LỆ 4.2.1. Thực trạng sử dụng đất lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ Theo số liệu thống kê đất đai năm 2020, tổng diện tích tự nhiên của lưu vực 275.185,72 ha. 150,000.00 126,832.03 109,068.68 100,000.00 9,892.20 50,000.00 5,477.90 217.24 7,541.90 2,807.35 10,981.55 2,366.87 0.00 NN PNN CSD NN PNN CSD NN PNN CSD Đồng Hới Quảng Ninh Lệ Thủy Hình 4.3. Diện tích các loại đất của lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ Nguồn: UBND tỉnh Quảng Binh (2021) Đất nông nghiệp có diện tích là 245.792,91 ha, chiếm 89,32% diện tích tự nhiên; Đất phi nông nghiệp có diện tích là 24.001,35 ha, chiếm 8,72%; Đất chưa sử dụng có diện tích là 5.391,46 ha, chiếm 1,96%. Như vậy 98,04% diện tích tự nhiên của lưu vực đã được đưa vào sử dụng cho các mục đích khác nhau, trong đó chủ yếu cho mục đích nông, lâm nghiệp và phi nông nghiệp. 4.2.2. Đánh giá biến động mục đích sử dụng đất của lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ thời kỳ 2010-2020 4.2.3. Đánh giá những tác động đến thay đổi sử dụng đất thời kỳ 2010-2020 lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ - Giai đoạn 2011-2015: Kết quả đánh giá cho thấy đất nông nghiệp thực hiện 2015 vượt so với quy hoạch 2015 là 1,28%. Đất phi nông nghiệp thực hiện thấp hơn -20,9% so với quy hoạch năm 2015. Đất chưa sử dụng thực hiện cao 9
  12. hơn là 22,58% so với quy hoạch năm 2015. Tỉ lệ đất chưa sử dụng thực hiện cao hơn chứng tỏ việc khai thác đất chưa sử dụng được thực hiện chưa tốt. Một số chỉ tiêu SDĐ vượt rất xa quy hoạch đề ra như đất chưa sử dụng vượt 122,56%; đất trồng cây hàng năm khác vượt 197,76% so với quy hoạch năm 2015, đất sinh hoạt cộng đồng vượt 103,65%, đất khu vui chơi giải trí vượt 322,78%... Đối với đất phi nông nghiệp một số chỉ tiêu chưa được thực hiện như đất khu công nghiệp giảm 86,06% và đất cụm công nghiệp giảm 81,75%. - Giai đoạn 2016-2020: Kết quả đánh giá cho thấy đất nông nghiệp thực hiện 2020 vượt so với quy hoạch 2020 là 4,14%. Đất phi nông nghiệp thực hiện thấp hơn -29,81% so với quy hoạch năm 2020. Đất chưa sử dụng thực hiện cao hơn là 8,25% so với quy hoạch năm 2020. Tỉ lệ đất chưa sử dụng thực hiện cao hơn chứng tỏ việc khai thác đất chưa sử dụng được thực hiện chưa tốt (huyện Quảng ninh). Một số chỉ tiêu SDĐ vượt rất xa quy hoạch đề ra như đất chưa sử dụng vượt 108,25%; đất trồng cây hàng năm khác vượt 122,34% so với quy hoạch năm 2020, đất mặt nước chuyên dùng đạt 125,73%. Đối với đất phi nông nghiệp đa số chỉ tiêu chưa được thực hiện như đất khu công nghiệp giảm 90,76% và đất cụm công nghiệp giảm 91,48%. Tỷ lệ thực hiện các công trình, dự án trong cả giai đoạn 2016-2020 chỉ đạt 68,60% (994/1.376 công trình dự án), Đồng Hới đạt 74,34%, Quảng Ninh đạt 57,80% và Lệ Thủy đạt 76,05%. Số lượng phát sinh thêm ngoài quy hoạch ban đầu 47 công trình, số hủy bỏ không thực hiện được 142 công trình và chuyển giai đoạn sau 169 công trình. Sự đánh giá của cán bộ tham gia thực hiện QHSDĐ đóng vai trò quan trọng để đề xuất giải pháp giải quyết các khó khăn, tồn tại. 4.3. ĐÁNH GIÁ THÍCH HỢP ĐẤT NÔNG NGHIỆP LƯU VỰC HỆ THỐNG SÔNG NHẬT LỆ 4.3.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Để đánh giá mức độ thích hợp đất đai cho các loại SDĐNN của (thành phố Đồng Hới, huyện Quảng Ninh, huyện Lệ Thủy) thuộc lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ, bản đồ ĐVĐĐ được xây dựng ở tỷ lệ 1/50.000 với tổng diện tích tự nhiên lưu vực 275.185,72 ha. 4.3.1.1. Xác định tiêu chí và chỉ tiêu phân cấp bản đồ đơn vị đất đai Xuất phát từ phạm vi nghiên cứu của lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ có cả khu vực đồi núi, đồng bằng và cồn cát ven biển, do đó các yếu tố dùng để xác định, xây dựng bản đồ ĐVĐĐ gồm có: Loại đất, độ dốc, địa hình tương đối, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, chế độ tưới và chế độ tiêu. Trên cơ sở các chỉ tiêu đánh giá, tiến hành tổng hợp lại thành các chỉ tiêu phân cấp chung cho toàn lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ. 4.3.1.2. Phân cấp tiêu chí và chỉ tiêu xây dựng các bản đồ đơn tính a. Loại đất Toàn lưu vực có 23 loại đất và mặt nước nông nghiệp đưa vào đánh giá, xếp từ G1 đến G23 và W, trong đó G14 chiếm lớn nhất 110.140,92 ha chiếm 43,84% 10
  13. diện tích điều tra đánh giá, ít nhất là đất G4 có 102,91 ha chiếm 0,0001% diện tích điều tra. Bảng 4.1. Các loại đất (thổ nhưỡng) lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ Diện tích phân theo đơn vị (ha) Ký TP. Huyện Toàn Tiểu Loại đất Huyện hiệu Đồng Quảng lưu vực vùng Lệ Thủy Hới Ninh Bãi cồn cát và đất cát G1 38,33 2.175,48 2.213,81 3 Cồn cát trắng G2 1.451,68 6.633,96 9.654,01 17.739,65 3 Đất mặn G3 9,43 469,52 479,05 2 Đất mặn nhiều G4 102,91 102,91 2 Đất phèn hoạt động G5 1.696,40 2.096,64 3.793,04 2 Đất phù sa G6 700,18 2.580,83 3.592,21 6.576,22 2 Đất phù sa glây G7 251,85 961,03 3.702,75 4.915,63 2 Đất phù sa úng nước G8 89,05 1.366,76 1.455,81 2 Đất phù sa có tầng loang lổ G9 154,28 154,28 2 đỏ vàng Đất xám bạc màu G10 - 196,74 226,27 423,01 2 Đất xám và bạc màu G11 340,66 1.699,70 1.196,27 3.236,63 2 Đất xám trên đá macma axit G12 64,15 316,47 380,62 2 và đá cát Đất xám bạc màu glây G13 106,95 106,95 2 Đất đỏ vàng trên đá sét và G14 4.792,04 66.653,55 38.695,33 110.140,92 1 biến chất Đất nâu vàng trên phù sa cổ G15 1.277,20 16,74 3.222,25 4.116,19 1 Đất vàng nhạt trên đá cát G16 22.381,74 41.498,13 63.879,87 1 Đất vàng nhạt trên đá macma axit G17 211,85 6.459,55 11.617,46 18.288,86 1 Đất nâu đỏ trên đá macma G18 1.120,30 1.120,30 1 bazo và trung tính Đất đỏ nâu trên đá vôi G19 130,90 99,43 230,33 1 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng G20 318,78 89,26 1.007,41 1.415,45 1 lúa nước Đất mùn đỏ vàng trên đá sét G21 731,99 1.247,86 1.979,85 1 và biến chất Đất mùn vàng nhạt trên đá cát G22 10,91 1.063,81 1.074,72 1 Đất xói mòn trơ sỏi đá G23 302,70 652,04 4.506,94 5.461,68 1 Mặt nước W 703,30 859,06 506,46 2.068,82 2 Nguồn: Xử lý kết quả nghiên cứu (2022) b. Độ dày tầng đất Lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ có độ dày tầng đất rất mỏng 100 cm). Đất có tầng dày đến rất dày chiếm tới trên 99,83% DTĐT và đất có tầng dày trung bình có 0,17 % DTĐT. Chỉ có một số rất ít DTĐT có tầng đất mỏng 0,83% đến rất mỏng 1,34% và diện tích này thường phân bố trên địa hình núi cao, dốc nên gặp nhiều hạn chế trong sản xuất nông nghiệp. 11
  14. Bảng 4.2. Phân cấp theo độ dầy tầng đất (ha) Rất Dày Trung Mỏng Rất dày bình mỏng Tỷ lệ Đơn vị Tổng (>100 (70-100 (50-70 (30-50 (< 30 (%) cm) cm) cm) cm) cm) Đồng Hới 2.470,53 7.630,62 82,54 220,16 10.101,15 4,02 Quảng Ninh 16.647,37 99.536,04 81,06 88,72 563,32 116.264,47 46,29 Lệ Thuỷ 28.898,15 95.571,12 343,31 1.922,52 2.584,42 124.812,58 49,69 Toàn vùng 48.016,05 202.737,78 424,37 2.093,78 3.367,90 251.178,20 100,00 -Tiểu vùng 1 21.101,75 181.380,89 163,44 2.093,78 3.367,90 208.107,76 82,85 -Tiểu vùng 2 21.855,15 1.742,61 95,22 23.692,98 9,43 -Tiểu vùng 3 4.560,84 15.392,62 19.953,46 7,94 % theo 19,12 80,71 0,17 0,83 1,34 100,00 DTĐT % theo 17,45 73,67 0,15 0,76 1,22 91,28 DTTN Nguồn: Xử lý kết quả nghiên cứu (2022) c. Thành phần cơ giới Các cấp thành phần cơ giới của đất chia theo các huyện, thành phố. Với 70% diện tích đất điều tra của vùng lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ có thành phần cơ giới là cát, cát pha và thịt nhẹ. Có 48,83% diện tích đất điều tra là đất thịt nhẹ. Phần còn lại là cát 11,02%, cát pha 40,13% DTĐT. Đặc điểm này của đất khá thuận lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng cũng như cho quá trình canh tác nông nghiệp. Bảng 4.3. Phân cấp theo thành phần cơ giới (ha) Tỷ lệ Đơn vị TPCG 1 TPCG 2 TPCG 3 Tổng (%) Đồng Hới 1.771,73 1.384,73 7.257,93 10.414,39 4,15 Quảng Ninh 7.583,84 42.440,52 62.076,71 112.101,07 44,63 Lệ Thủy 18.384,86 56.961,97 53.315,91 128.662,74 51,22 Toàn vùng 27.740,43 100.787,22 122.650,55 251.178,20 100,00 -Tiểu vùng 1 5.701,26 95.451,76 106.954,74 208.107,76 82,85 -Tiểu vùng 2 2.110,00 5.894,34 15.688,64 23.692,98 9,43 -Tiểu vùng 3 19.953,46 19.953,46 7,94 % theo DTĐT 11,04 40,13 48,83 100,00 % theo DTTN 10,08 36,63 44,57 91,28 Nguồn: Xử lý kết quả nghiên cứu (2022) d. Độ dốc Trong nghiên cứu này, bản đồ độ dốc đã được xây dựng từ mô hình độ cao toàn lưu vực (Digital Elevation Model - DEM) bằng kỹ thuật GIS. Dựa vào yêu cầu SDĐ của cây trồng trong canh tác nông nghiệp, bản đồ độ dốc được chia thành 6 cấp, thống kê diện tích các cấp độ dốc. 12
  15. Bảng 4.4. Phân cấp theo cấp độ dốc (ha) (0-3O) (3-8O) (8-15O) (15-25O) (>25O) Tỷ lệ Đơn vị Tổng SL1 SL2 SL3 SL4 SL5 (%) Đồng Hới 3.702,02 2.158,49 311,85 - 4.242,03 10.414,39 4,15 Quảng Ninh 14.749,35 1.572,96 4.138,4 8.242,23 83.398,13 112.101,07 44,63 Lệ Thủy 26.357,21 3.730,88 6.799,09 24.133,60 67.641,96 128.662,74 51,22 Toàn vùng 44.808,58 7.462,33 11.249,34 32.375,83 155.282,12 251.178,20 100,00 -Tiểu vùng 1 6.863,79 11.082,36 32.364,49 155.596,27 208.107,76 82,85 -Tiểu vùng 2 22.934,27 598,34 160,37 23.692,98 9,43 -Tiểu vùng 3 19.953,46 19.953,46 7,94 % theo 17,84 2,97 4,48 12,89 61,82 100,00 DTĐT % theo 16,28 2,71 4,09 11,77 56,43 91,28 DTTN Nguồn: Xử lý kết quả nghiên cứu (2022) Qua bảng 4.4 cho thấy đất nông nghiệp của vùng lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ có khoảng 50% DTĐT phân bố ở địa hình từ bằng phẳng 17,84%, đến hơi dốc 2,97%, đây là phần diện tích khá thích hợp cho canh tác nông nghiệp, tuy nhiên vẫn còn một phần diện tích đất phân bố trên địa hình rất dốc (> 25O) có 1,82% DTĐT, trên địa hình này người dân vẫn đang có các hoạt động SXNN với hệ thống canh tác chính là đất nương rẫy trồng ngô và lúa nương. e. Địa hình tương đối Địa hình tương đối đánh giá cho vùng đất bằng < 3 độ, phát triển cây hàng năm. Đất địa hình tương đối cao chiếm 48,37%, đất vàn 32,71%, đất thấp 7,81% và đất trũng 2,48% so với diện tích đất bằng điều tra. Bảng 4.5. Phân theo địa hình tương đối (ha) Đơn vị Cao Vàn Thấp Trũng Tổng Tỷ lệ (%) Đồng Hới 1.438,06 822,52 367,65 3.386,72 7,62 Quảng Ninh 7.448,99 5.335,94 430,60 471,44 14.501,49 32,65 Lệ Thủy 12.598,45 8.369,35 3.040,01 260,79 26.531,66 59,73 Tổng cộng 21.485,5 14.527,81 3.470,61 1.099,88 44.419,87 100,00 -Tiểu vùng 1 377,53 54,87 432,40 1,55 -Tiểu vùng 2 5.699,86 12.046,46 1.496,20 2.068,82 21.311,34 76,47 -Tiểu vùng 3 4.348,44 1.775,96 6.124,40 21,97 % theo DTĐT 48,37 32,71 7,81 2,48 100,00 % theo DTTN 7,81 5,28 1,26 0,40 16,14 Nguồn: Xử lý kết quả nghiên cứu (2022) 4.3.1.3. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Số ĐVĐĐ tập trung tiểu vùng 1 chiếm 50,58%, tiểu vùng 2 chiếm 43,68%, tiểu vùng 3 ít chiếm 5,74% so với tổng số ĐVĐĐ toàn lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ. 13
  16. Bảng 4.6. Thống kê đơn vị đất đai theo tiểu vùng của lưu vực STT Lưu Số đơn vị đất đai Tỷ lệ (%) 1 Tiểu vùng 1 88 50,58 2 Tiểu vùng 2 76 43,68 3 Tiểu vùng 3 10 5,74 4 Tổng lưu vực 174 100,00 4.3.2. Đánh giá hiệu quả của các loại sử dụng đất nông nghiệp vùng lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ Kết quả tổng hợp, xử lý số liệu từ kết quả đánh giá của các đơn vị cấp huyện cho thấy lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ có 8 loại SDĐ chính (LUTs) với 16 kiểu SDĐ (LUT). Bảng 4.7. Diện tích các loại sử dụng đất nông nghiệp chính vùng lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ Đơn vị: ha Loại sử TP. H. Toàn Tiểu H. Lệ STT dụng Kiểu sử dụng đất Đồng Quảng lưu vực vùng Thủy đất Hới Ninh 1. Lúa đông xuân- Chuyên 29.779,0 2 1.686,0 8.604,0 9.539,0 lúa hè thu 1 lúa 50,0 - 50,0 - 2. Lúa mùa 3. Ngô xuân hè - Ngô hè thu 592,0 41,0 280,0 271,0 4. Khoai lang xuân 2 Chuyên 813,0 38,0 81,0 694,0 2 - Khoai lang mùa màu 894,5 130,5 764,0 5. Rau xuân - Rau 2 75,98 1,28 27,1 -47,6 hè thu - Rau đông 6. Hoa Chuyên 7. Lạc xuân - Lạc cây công 709,0 2 17,0 320,0 372,0 3 hè thu nghiệp 1.303,0 1 42,0 420,0 841,0 8. Sắn hàng năm Chuyên 9. Chè hái lá 43,6 - 8,6 35,0 cây công 1 4 10. Hồ tiêu 202,2 7.0 21,0 174,2 nghiệp 1 11. Cao su 5.192,0 49,0 423,5 4.719,5 lâu năm 12. Cam 118,0 6,0 27,0 85,0 Cây ăn 13. Vải 35,0 2,0 9,0 24,0 5 quả 14. Nhãn 58,0 4,0 12,0 42,0 1 15. Xoài 46,8 2,0 13,8 31,0 Đất 16. Rừng trồng sản 6 58.921,2 1 3.594,9 16.052,0 39.274,3 rừng xuất Từ phân cấp đánh giá tính hợp lý và tổng hợp đánh giá tính hợp lý của các LUT và kiểu SDĐ và lựa chọn được trong số 16 kiểu SDĐ thuộc 6 LUT có 14
  17. 16 kiểu SDĐ để đề xuất, trong đó cây hàng năm có 8 kiểu SDĐ gồm: LUT 1 đất chuyên trồng 2 vụ lúa và vụ lúa mùa, LUT 2 chuyên màu có 4 kiểu, LUT 3 cây công nghiệp hàng năm có 2 kiểu SDĐ. LUT 4 chuyên cây công nghiệp lâu năm có 3 kiểu SDĐ cho HQTH cao, kiểu SDĐ trồng chè, hồ tiêu, cao su. LUT 5 trồng cây ăn quả có 4 kiểu SDĐ đạt hiệu quả cao hay hợp lý bao gồm: cam, vải, nhãn và xoài. LUT 6 đất rừng sản xuất hiệu quả không cao nhưng có tác dụng chắn cát và sóng biển rất có ý nghĩa trong bảo vệ đất, bảo vệ sản xuất trong nội đồng. Bảng 4.8. Các loại và kiểu sử dụng đất hợp lý được lựa chọn để đề xuất phát triển tại lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ Hiệu Hiệu Hiệu Phân Tổn quả quả quả cấp LUT LUT Kiểu sử dụng đất g KT XH MT mức điểm (điểm) (điểm) (điểm) độ 1 Lúa xuân - Lúa Chuyên 3 11 9 23 M 1 hè thu lúa 2 Lúa mùa 5 7 9 21 M 3 Ngô xuân hè - 13 13 11 37 H Ngô hè thu 4 Khoai lang xuân Chuyên 13 13 11 37 H 2 - Khoai lang mùa màu 5 Rau xuân - Rau 11 13 11 35 H mùa - Rau đông 6 Hoa cây cảnh 11 13 11 35 H Lạc xuân-Lạc Cây CN 7 13 9 11 33 H 3 mùa hàng năm 8 Sắn 7 9 9 25 M 9 Chè hái lá 15 13 11 39 H Cây CN 4 10 Hồ tiêu 15 13 11 39 H lâu năm 11 Cao su 15 7 9 31 H 12 Cam 15 13 11 39 H Cây ăn 13 Vải 3 7 11 21 M 5 quả 14 Nhãn 7 9 9 25 M 15 Xoài 13 13 9 35 H Đất 6 16 Rừng sản xuất 11 7 9 27 M rừng 4.3.3. Phân hạng thích hợp đất đai cho các loại sử dụng đất đã lựa chọn 4.3.3.1. Xác định yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất lựa chọn Căn cứ yêu cầu sinh thái của cây trồng, nghiên cứu đã xây dựng được yêu cầu SDĐ cho 6 loại SDĐ đã lựa chọn, các yêu cầu này là cơ sở cho việc so sánh, đối chiếu với chất lượng đất của từng ĐVĐĐ (LMUs) từ đó xác định được các mức thích hợp của các LUTs với từng LMUs. 15
  18. Bảng 4.9. Yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất nông nghiệp tại lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ Mức độ thích hợp LUT Yếu tố xem xét Mã S1 S2 S3 N G1, G2, G3, G5, G12, G13, Loại đất G G6, G7, G9 G8, G11, G20 G11, G4 G14, G15, G16, G17, G18, G19, G21, G22, G23 LUT1 Tầng dầy D D1, D2 D3 D4 D5 (chuyên Thành phần cơ giới TPCG TPCG3 TPCG2 TPCG1 TPCG1, TPCG2 lúa) Độ dốc SL SL1 SL2 SL3 DHTD1 Địa hình tương đối DHTD DHTD2 DHTD1 DHTD4 SL4, SL5 Chế độ tưới I I2 I1 I I3 Ngập úng F F1 F2 F3 F4 G1, G2, G3, G5, G12, G13, Loại đất G G6, G7, G9 G8, G11, G20 G11, G4 G14, G15, G16, G17, G18, G19, G21, G22, G23 LUT2 16 Tầng dầy D D1, D2 D3 D4 D5 Thành phần cơ giới TPCG TPCG3 TPCG2 TPCG1 TPCG1, TPCG2 (chuyên Độ dốc SL SL1 SL2 SL3 DHTD 4 màu) Địa hình tương đối DHTD DHTD2 DHTD1 DHTD3 SL4, SL5 Chế độ tưới I I2 I1 I I3 Ngập úng F F1 F2 F3 F4 G1, G2, G3, G5, G12, G13, Loại đất G G6, G7, G9 G8, G11, G20 G11, G4 G14, G15, G16, G17, G18, G19, G21, G22, G23 LUT3 Tầng dầy D D1, D2 D3 D4 D5 ( CCN Thành phần cơ giới TPCG TPCG3 TPCG2 TPCG1 TPCG1, TPCG2 hàng Độ dốc SL SL1 SL2 SL3 SL4, SL5 năm) Địa hình tương đối DHTD DHTD2 DHTD1 DHTD3 DHTD Chế độ tưới I I2 I1 I I3 Ngập úng F F1 F2 F3 F4
  19. Mức độ thích hợp LUT Yếu tố xem xét Mã S1 S2 S3 N G13, G14, G18,G19,G21, G7, G8, G9, G10, G1,G2,G3,G4,G5,G23 Loại đất G G15, G16, G23 G11, G12, G6 G17 LUT4 Tầng dầy D D1,D2 D3 D4 D5 (cây Thành phần cơ giới TPCG TPCG3 TPCG2 TPCG2 TPCG1,TPCG2 CN lâu Độ dốc SL SL1,SL2 SL3 SL4 SL5 năm) Địa hình tương đối DHTD DHTD3 DHTD2 DHTD1 DHTD1 Chế độ tưới I I3 I2 I1 I2 Ngập úng F F1 F2 F3 F4 G10, G11, Loại đất G G19,G21, G23 G13, G14 G1,G2,G3,G4,G5,G23,G8 G15,G16,G17, G18,G12,G6,G7 LUT5 17 Tầng dầy D D1,D2 D3 D4 D5 (cây Thành phần cơ giới TPCG TPCG3,TPCG4 TPCG2 TPCG TPCG1 ăn 17 Độ dốc SL SL1,SL2 SL3 SL4 SL5 quả) Địa hình tương đối DHTD DHTD3 DHTD2 DHTD1 DHTD1 Chế độ tưới I I3 I2 I1 I3 Ngập úng F F1 F2 F3 F4 G19,G20,G21, G9,G10, G11, Loại đất G G13, G14 G1,G2,G3,G4,G5,G23,G8 G23 G15,G16,G17, G18,G12,G6 LUT6 Tầng dầy D D1,D2 D3 D4 D5 (đất Thành phần cơ giới TPCG TPCG3 TPCG5 TPCG2 TPCG1,TPCG2 rừng) Độ dốc SL SL4,SL5 SL3 SL2 SL1 Địa hình tương đối DHTD DHTD3 DHTD2 DHTD1 DHTD4 Chế độ tưới I I3 I2 I1 I2 Ngập úng F F1 F2 F3 F4 Nguồn: Xử lý từ kết quả nghiên cứu (2022) 17
  20. 4.3.3.2. Kết quả đánh giá thích hợp đất đai cho các loại sử dụng đất chính Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đai đã xác định được tiềm năng đất phát triển 6 loại SDĐ gồm: Đất chuyên lúa (LUT1) tối đa chỉ đạt 2.021,12 ha (rất thích hợp (S1) 1.655,94 ha, thích hợp (S2) 263,32 ha và ít thích hợp (S3) 101,86 ha. Đất chuyên màu (LUT2) có 3.477,14 ha (rất thích hợp 2.865,56 ha, thích hợp 222,38 ha và ít thích hợp 389,2 ha), đất ít thích hợp là do hạn chế về địa hình khó thoát nước. Đất có khả năng phát triển chuyên cây CN hàng năm (LUT3) là 3.557,63 ha (rất thích hợp 3.077,86 ha, thích hợp 243,31 ha và ít thích hợp 236,46 ha). Đất có khả năng phát triển cây CN lâu năm (LUT4) có 62.697,09 ha (rất thích hợp 11.735,24 ha, thích hợp 87,16 ha và ít thích hợp 50.874,69 ha). Đất có khả năng phát triển cây ăn quả (LUT5) có 62.552,03 ha (rất thích hợp 8.485,95 ha, thích hợp 7.721,8 ha và ít thích hợp 51.692,27 ha), đất ít thích hợp hạn chế chủ yếu do loại đất, độ dốc cao hoặc do độ dày tầng đất mỏng. Đất trồng rừng (LUT6) rất lớn, với 201.047,64 ha (rất thích hợp có 2.836,99 ha, thích hợp 374,49 ha và ít thích hợp 197.836,16 ha), Từ kết quả đánh giá đã xây dựng được bản đồ mức độ thích hợp đất đai cho toàn lưu vực tỷ lệ 1:50.000. Bảng 4.10. Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đai với các loại sử dụng đất lưu vực hệ thống sông Nhật Lệ Diện tích đất thích hợp DT đánh LUT Tiểu vùng N S1 S2 S3 Tổng giá (ha) Tiểu vùng 1 208.107,6 208.107,60 Tiểu vùng 2 1.655,94 263,32 101,86 2.021,12 21.671,86 23.692,98 LUT1 Tiểu vùng 3 19.953,46 19.953,46 Tổng 1.655,94 263,32 101,86 2.021,12 249.733,08 251.754,20 Tiểu vùng 1 208.107,76 208.107,60 Tiểu vùng 2 2.865,56 222,38 389,20 3.477,14 20.215,84 23.692,98 LUT2 Tiểu vùng 3 19.953,46 19.953,46 Tổng 2.865,56 222,38 389,20 3.477,14 248.277,06 251.754,20 Tiểu vùng 1 208.107,80 208.107,60 Tiểu vùng 2 3.077,86 243,31 236,46 3.557,63 20.135,35 23.692,98 LUT3 Tiểu vùng 3 19.953,46 19.953,46 Tổng 3.077,86 243,31 236,46 3.557,63 248.196,65 251.754,20 Tiểu vùng 1 158,92 47.429,67 47.588,59 160.518,26 208.107,60 Tiểu vùng 2 11.576,32 87,16 3.445,02 15.108,50 8.584,50 23.692,98 LUT4 Tiểu vùng 3 19.953,44 19.953,46 Tổng 11.735,24 87,16 50.874,69 62.697,09 189.056,20 251.754,20 Tiểu vùng 1 2.515,35 287,33 46.197,99 49.000,67 159.107,13 208.107,60 Tiểu vùng 2 5.971,60 2.085,48 5.494,28 13.551,36 10.141,62 23.692,98 LUT5 Tiểu vùng 3 19.953,46 19.953,46 Tổng 8.485,95 2.372,81 51.692,27 62.552,03 189.202,25 251.754,20 Tiểu vùng 1 2.836,99 287,33 197.190,30 200.314,62 7.792,23 208.107,60 Tiểu vùng 2 87,16 645,86 733,02 22.959,98 23.692,98 LUT6 Tiểu vùng 3 19.953,46 19.953,46 Tổng 2.836,99 374,49 197.836,16 201.047,64 50.705,65 251.754,20 Nguồn: Xử lý từ kết quả nghiên cứu (2022) 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2