Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp tăng cường tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình
lượt xem 62
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận án: Đánh giá thực trạng tham vấn cộng đồng trong quá trình xây dựng và triển khai một số nội dung quản lý đất đai nhằm tìm ra những tồn tại của việc xây dựng và thực thi chính sách đất đai tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình; đề xuất giải pháp tăng cường tham vấn cộng đồng trong quá trình xây dựng và triển khai chính sách đất đai phù hợp với thực tiễn công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp tăng cường tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ KHUY NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THAM VẤN CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HOÀ BÌNH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ SỐ : 62 85 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2015
- Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn: 1. TS. NGUYỄN ĐÌNH BỒNG 2. TS. ĐỖ THỊ TÁM Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN THANH TRÀ Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. TRẦN VĂN TUẤN Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Phản biện 3: TS. THÁI THỊ QUỲNH NHƯ Tổng cục Quản lý đất đai Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam - Thư viện Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là địa bàn để phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh. Hệ thống quản lý đất đai chặt chẽ và chính sách đất đai phù hợp sẽ có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế và xã hội (KTXH) của đất nước. Ở Việt Nam, sau 10 năm thi hành Luật Đất đai năm 2003, công tác quản lý đất đai đã dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên, xét trên tổng thể công tác quản lý đất đai vẫn còn một số tồn tại là: hệ thống quy hoạch, KHSDĐ chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Tình trạng quy hoạch “treo”, dự án “treo”, các vướng mắc trong công tác bồi thường, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng đang gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của nhân dân, làm chậm tiến độ triển khai nhiều dự án đầu tư và gây lãng phí đất đai. Nguyên nhân của tình trạng nêu trên là trong quá trình hoạch định, xây dựng và triển khai các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai chưa sát với thực tiễn, chưa đáp ứng được yêu cầu tổng thể chung về phát triển KTXH. Mặt khác, việc tham vấn ý kiến của nhân dân, cộng đồng trong quá trình xây dựng và triển khai chính sách đất đai chưa được thực hiện hoặc việc thực hiện chỉ là hình thức, ít hiệu quả. Nhiều nơi khi triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng không có sự tham gia và giám sát của người dân đã làm cho việc thực thi pháp luật thiếu sự ủng hộ từ cộng đồng. Tham vấn cộng đồng (TVCĐ) là công cụ quan trọng giúp cơ quan Nhà nước có thêm nguồn thông tin sát thực phục vụ cho việc xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật. Trên thế giới TVCĐ là bắt buộc đối với việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật nói chung, trong đó có chính sách pháp luật đất đai. TVCĐ đã được thực hiện ở Việt Nam từ những năm 1980 dưới hình thức lấy ý kiến nhân dân vào Hiến pháp và các dự án luật, pháp lệnh, vào những vấn đề có quan hệ tới lợi ích rộng rãi của nhiều người. TVCĐ đã được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi năm 2008. Tuy nhiên, đánh giá thực tiễn TVCĐ trong quá trình thực hiện các văn bản đó như thế nào đang còn rất ít nghiên cứu, đặc biệt đối với các chính sách đất đai. Để hệ thống pháp luật về đất đai đi vào cuộc sống và được nhân dân đồng tình ủng hộ thì việc thực hiện TVCĐ trong quá trình hoạch định, xây dựng hệ thống pháp luật về đất đai và trong quá trình thực thi pháp luật là hết sức cần thiết. Huyện Lương Sơn cách thủ đô Hà Nội khoảng 43 km là cửa ngõ của tỉnh miền núi Hoà Bình, nối Hà Nội với miền Τây Bắc Việt Nam. Những năm gần đây công tác quản lý đất đai của địa phương có nhiều tiến bộ, cơ cấu sử dụng đất có chuyển biến rõ rệt từ nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp, huyện đã 1
- bước đầu thực hiện việc TVCĐ trong quản lý đất đai và đạt được những kết quả khả quan, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng TVCĐ trong quản lý đất đai là rất cần thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng tham vấn cộng đồng trong quá trình xây dựng và triển khai một số nội dung quản lý đất đai nhằm tìm ra những tồn tại của việc xây dựng và thực thi chính sách đất đai tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. - Đề xuất giải pháp tăng cường tham vấn cộng đồng trong quá trình xây dựng và triển khai chính sách đất đai phù hợp với thực tiễn công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài a) Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai. b) Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần tăng cường hiệu quả của công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. - Các giải pháp đề xuất nhằm tăng cường tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình có thể áp dụng cho các địa phương có điều kiện tương tự. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là: tham vấn cộng đồng trong một số nội dung quản lý đất đai trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình: + Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là giấy chứng nhận - GCN); + Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; + Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; - Các đối tượng tham vấn: các tổ chức; hộ gia đình, cá nhân; cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: công tác quản lý Nhà nước về đất đai theo quy định của Luật Đất đai 2003 bao gồm 13 nội dung. Đề tài tập trung nghiên cứu 03 nội dung chính trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đó là: (1) Đăng ký và cấp GCN; (2) Quy hoạch, KHSDĐ; (3) BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. Đây là 2
- các nội dung có nhiều hoạt động cần có TVCĐ. - Phạm vi không gian: nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi địa giới hành chính của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. - Phạm vi thời gian: các vấn đề liên quan đến đối tượng và địa bàn nghiên cứu trong giai đoạn triển khai thực hiện Luật Đất đai 2003 (từ năm 2004 đến năm 2013) và có xem xét bổ sung quá trình xây dựng pháp luật đất đai năm 2013. 5. Những đóng góp mới của đề tài - Xác định được sự cần thiết, hệ thống hóa cơ sở lý luận, căn cứ pháp lý và thực tiễn về TVCĐ trong công tác quản lý đất đai. Đó là cơ sở quan trọng để tăng cường hiệu quả thực thi chính sách đất đai góp phần giảm thiểu những tác động tiêu cực của chính sách. - Xác định những tồn tại và đề xuất giải pháp tăng cường TVCĐ trong một số nội dung quản lý Nhà nước về đất đai: đăng ký và cấp GCN; quy hoạch, KHSDĐ; BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Lương Sơn, góp phần tăng cường năng lực quản lý đất đai, đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH bền vững. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận về tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai Quản lý Nhà nước về đất đai tập trung vào cách thức Chính phủ xây dựng và thực hiện chính sách đất đai và quản lý đất đai cho tất cả các loại đất không phân biệt quyền sử dụng đất. Cụ thể hơn, đây là quá trình Nhà nước quản lý đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước và giao đất cho các mục đích sử dụng khác nhau. Cộng đồng được hiểu là một nhóm người cùng sống trong một môi trường có những điểm tương đồng về văn hóa, kinh tế, xã hội truyền thống, phong tục tập quán, có các quan hệ trong sản xuất và đời sống gắn bó với nhau thường có ranh giới không gian trong một thôn bản. Tham vấn là cách mà đối tượng chủ thể thường dùng hỏi hoặc tham khảo ý kiến của các khách thể về vấn đề mà chủ thể dự kiến sẽ đưa ra hoặc ban hành. Tham vấn cộng đồng là việc một cộng đồng được tham khảo (hỏi hoặc phát biểu ý kiến) về những mối quan tâm của họ về một chủ trương, chính sách hay kế hoạch, dự án nào đó. Các cấp độ và hình thức tham vấn cộng đồng: phương thức quản lý dựa vào cộng đồng được chia thành 5 cấp độ: cấp độ thông báo; cấp độ tham vấn; cấp độ cùng thực hiện; cấp độ đối tác; cấp độ trủ trì. Trong thực tế, ở Việt Nam, các nghiên cứu thường chấp nhận mô hình 4 mức độ tham gia của cộng đồng, phù hợp với khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân 3
- làm, dân kiểm tra” thực hiện theo quy chế dân chủ ở cơ sở do Bộ Chính trị ban hành. Theo đó, phương thức quản lý dựa vào cộng đồng được phân chia thành: cấp độ thông báo; cấp độ tham vấn; cấp độ hợp tác; cấp độ tự quản lý. Mặc dù mỗi mô hình có cách phân chia sự tham gia của cộng đồng thành các mức độ khác nhau tùy thuộc theo đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Nhưng xét về bản chất bên trong, các mô hình này cũng có những điểm tương đồng nhất định, đó là phân chia tham vấn cộng đồng thành 4 mức độ khá tách bạch là thông báo, tham vấn, hợp tác và tự quản lý. 1.2. Kinh nghiệm của một số nước và tổ chức quốc tế về quản lý đất đai có sự tham vấn cộng đồng Từ công tác TVCĐ trong việc xây dựng văn bản pháp luật, quản lý đất đai, xây dựng ở Pháp; quản lý đất đai đô thị có sự TVCĐ ở Canada, Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật Bản, Singapore, theo hướng dẫn của các tổ chức quốc tế rút ra bài học kinh nghiệm cho việc thực hiện công tác TVCĐ tại Việt Nam. 1.3. Tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai ở Việt Nam Công tác TVCĐ trong lĩnh vực quản lý đất đai có rất nhiều thuận lợi do đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên khi triển khai cũng gặp một số khó khăn như: một số phương án quy hoạch, chương trình, dự án chưa được các cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin công khai, minh bạch nhiều tổ chức xã hội, nhà kinh tế, nhà khoa học và người dân chưa chủ động tham gia góp ý cho các dự án, chính sách, quy hoạch dẫn đến sự thiếu đồng thuận của người dân địa phương với cơ quan chủ trì xây dựng chính sách, quy hoạch, dự án làm cho việc tổ chức thực hiện bị chậm, tốn kém thời gian và kinh phí. 1.4. Định hướng nghiên cứu của đề tài Tham vấn cộng đồng trong xây dựng và thực thi chính sách là rất quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực thi chính sách. Trên thực tế, việc tham gia của cộng đồng trong xây dựng và thực thi chính sách đã được quy định tại các văn bản pháp lý. Tuy nhiên, đánh giá thực tiễn sự tham gia của cộng đồng trong quá trình thực hiện các văn bản đó như thế nào đang còn rất ít nghiên cứu, đặc biệt đối với các chính sách đất đai. Do vậy, đề tài nghiên cứu thực trạng và giải pháp tăng cường tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình là rất cần thiết nhằm trả lời các câu hỏi: (1) Quy trình, nội dung và cách thức TVCĐ trong quản lý đất đai hiện nay ở Việt Nam ra sao? (2) Kết quả thực hiện TVCĐ trong quản lý đất đai ở huyện Lương Sơn hiện nay thế nào? (3) Cần có các giải pháp nào để tăng cường TVCĐ trong quản lý đất đai ở huyện Lương Sơn? Để trả lời các câu hỏi trên, đề tài nghiên cứu tập trung giải quyết các vấn đề 4
- chính đó là: (1) Phân tích thực trạng TVCĐ trong quản lý đất đai; rà soát các văn bản quy định TVCĐ từ đó tiến hành đánh giá việc thực hiện tham vấn tại địa bàn nghiên cứu bằng cách so sánh kết quả điều tra với quy định tham vấn của pháp luật. (2) Kết quả thực hiện TVCĐ trong quản lý đất đai với các nội dung cụ thể là: trong đăng ký và cấp GCN; trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. (3) Các giải pháp tăng cường TVCĐ trong quản lý đất đai được đề xuất đối với từng nội dung. CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Lương Sơn Điều kiện tự nhiên; điều kiện kinh tế và xã hội; tình hình quản lý sử dụng đất. 2.1.2. Thực trạng tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai huyện Lương Sơn - Hình thức, thời điểm thông tin tới cộng đồng. - Hình thức, thời điểm tiếp nhận thông tin từ cộng đồng. - Thực trạng tham vấn cộng đồng trong đăng ký và cấp giấy chứng nhận. - Thực trạng tham vấn cộng đồng trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Thực trạng tham vấn cộng đồng trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 2.1.3. Đánh giá tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai tại huyện Lương Sơn - Đánh giá tham vấn cộng đồng trong đăng ký và cấp giấy chứng nhận. - Đánh giá tham vấn cộng đồng trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Đánh giá tham vấn cộng đồng trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 2.1.4. Giải pháp tăng cường tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai - Nhóm giải pháp về chính sách: ban hành các văn bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện Luật Đất đai 2013; tăng cường TVCĐ trong quản lý đất đai trên địa bàn huyện Lương Sơn. - Nhóm giải pháp về kỹ thuật: giải pháp tăng cường TVCĐ trong đăng ký và cấp GCN; giải pháp tăng cường TVCĐ trong quy hoạch, KHSDĐ; giải pháp tăng cường TVCĐ trong BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Số liệu thứ cấp được thu thập từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng Kinh tế, Phòng Thống kê, Ban Quản lý dự án thuộc UBND huyện Lương Sơn; Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Phát triển quỹ đất, Văn phòng UBND, HĐND và từ các nghiên cứu đã có trước đây. 5
- 2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Huyện Lương Sơn gồm 20 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn trong đó có 1 thị trấn và 19 xã. Dân số toàn huyện là 97.446 người. Từ xa xưa Lương Sơn là địa bàn sinh sống của người Mường (chiếm hơn 65% dân số toàn huyện). Người Kinh sống xen lẫn với người Mường và chiếm khoảng hơn 20% dân số toàn huyện, còn lại là người Dao và các dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sử dụng và quản lý đất đai huyện Lương Sơn được chia thành 4 vùng: vùng 1, vùng 2, vùng 3, vùng 4. 2.2.3. Phương pháp thu thập tài liệu số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp được thu thập từ phiếu điều tra hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và các tổ chức sử dụng đất tại 4 vùng nghiên cứu. Đối tượng điều tra gồm: hộ gia đình cá nhân; các cộng đồng sử dụng đất: dòng họ, đại diện các thôn; các tổ chức kinh tế và cơ quan hành chính sự nghiệp. Phương pháp chọn hộ điều tra là ngẫu nhiên. Các thông tin cần thu thập là thông tin chung về hộ/tổ chức điều tra; tình hình sử dụng đất của hộ/tổ chức; sự tham gia đánh giá của hộ/tổ chức trong các nội dung đăng ký và cấp giấy chứng nhận; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Mỗi xã/thị trấn điều tra 64 phiếu, bao gồm: hộ gia đình cá nhân 50 phiếu; đại diện của cộng đồng dân cư sử dụng đất 6 phiếu (đại diện của 6 cộng đồng); tổ chức kinh tế và cơ quan hành chính sự nghiệp 8 phiếu (đại diện của 8 tổ chức). Tổng số phiếu điều tra là 256 phiếu. 2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu và đánh giá tham vấn Thực trạng TVCĐ được đánh giá thông qua việc so sánh quá trình thực hiện các quy định tham vấn tại địa phương với quy định của các văn bản pháp luật hiện hành. Các chỉ tiêu dùng để so sánh và đánh giá tham vấn gồm: - Tham vấn trong đăng ký và cấp GCN được đánh giá thông qua các tiêu chí: kế hoạch công khai biểu mẫu cấp GCN; xác định nguồn gốc sử dụng đất; công khai danh sách đủ điều kiện cấp GCN; thông báo về thực hiện nghĩa vụ tài chính; thông báo thời gian trao GCN. - Tham vấn trong quy hoạch, KHSDĐ được đánh giá thông qua các tiêu chí: quy hoạch đất công trình sự nghiệp; quy hoạch đất khu công nghiệp; quy hoạch đất cơ sở sản xuất kinh doanh; quy hoạch đất di tích danh thắng; quy hoạch đất nghĩa trang nghĩa địa; quy hoạch đất cơ sở văn hóa; quy hoạch đất cơ sở y tế; quy hoạch đất cơ sở giáo dục; quy hoạch đất cơ sở thể dục thể thao; quy hoạch đất ở. - Tham vấn trong BTHT&TĐC khi nhà nước thu hồi đất được đánh giá thông qua các tiêu chí: chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; bản đồ hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất; quyết định phê 6
- duyệt dự án đầu tư; bản vẽ chi tiết khu đất Nhà nước thu hồi; các công trình hạ tầng được đầu tư kinh phí; quyết định thu hồi đất; trình tự thủ tục bồi thường; kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo; kết quả kiểm kê đất đai và các tài sản gắn liền với đất; giá dự kiến bồi thường; Mỗi nhóm tiêu chí được xác định bằng các tiêu chí cụ thể. Mỗi tiêu chí được đánh giá bằng 5 mức: rất tốt; tốt; trung bình; kém; rất kém Các số liệu điều tra được tiến hành xử lý thông qua các bước sau: Bước 1: Mã hóa số liệu theo thang đo khoảng cách và phân tích định tính bằng việc xây dựng phát triển hệ thống khái niệm/thang đo. Bước 2: Định lượng bằng việc sử dụng phương pháp phân tích T-test để kiểm định mức độ khác nhau giữa các vùng, giữa các đối tượng sử dụng đất theo các nhóm yếu tố quan sát. 2.2.5. Xây dựng thang đo và các biến quan sát Sử dụng phương pháp phân tích định lượng và định tính (thống kê mô tả) trong SPSS để thống kê đặc tính của các đối tượng điều tra theo nhóm. Thống kê theo vùng, theo nhóm đối tượng, tính trung bình trọng số, tần suất xuất hiện… Thang đo Likert được sử dụng để đánh giá mức độ tham vấn theo 5 mức độ từ: Rất tốt: 5; Tốt: 4; Trung bình: 3; Kém: 2; Rất kém:1. Chỉ số đánh giá chung là số bình quân gia quyền của số lượng người trả lời theo từng mức độ áp dụng và hệ số của từng mức độ. Phân cấp đánh giá mức độ tham vấn cộng đồng: Rất tốt ≥ 4,20; Tốt: 3,40 – 4,19; Trung bình: 2,60 – 3,39; Kém: 1,8 – 2,59; Rất kém: < 1,80. 2.2.6. Phương pháp thống kê Sử dụng kiểm định ANOVA để kiểm định sự sai khác về một số chỉ tiêu giữa các vùng điều tra và giữa các đối tượng điều tra. Dựa vào giá trị P (p-value) (SPSS viết tắt p-value là sig.) cụ thể như sau: Nếu p-value (sig.) ≤ α (mức ý nghĩa), bác bỏ giả thuyết H0. Nghĩa là có sự khác biệt của chỉ tiêu nghiên cứu giữa các vùng hoặc các đối tượng điều tra ở mức độ tin cậy 100%- α. Nếu p-value (sig.) > α (mức ý nghĩa), chấp nhận H0. Nghĩa là không có sự khác biệt của chỉ tiêu nghiên cứu giữa các vùng hoặc các đối tượng điều tra ở mức độ tin cậy 100%- α. Trong nghiên cứu này mức ý nghĩa α là 0,05% nghĩa là ở mức độ tin cậy 95%. 2.6.7. Phương pháp so sánh So sánh thực trạng TVCĐ tại huyện Lương Sơn với quy định của pháp luật trong 3 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai: đăng ký và cấp GCN; quy hoạch, KHSDĐ; BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. Từ đó rút ra các tồn tại trong quá trình tham vấn ở các vùng nghiên cứu để đánh giá và đưa ra giải pháp. 7
- 2.2.8. Phương pháp SWOT SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: strengths (điểm mạnh); weaknesses (điểm yếu), opprtunities (cơ hội) và threats (thách thức). Khung phân tích SWOT thường được trình bày dưới dạng lưới, bao gồm 4 phần thể hiện 4 nội dung chính của SWOT: điểm mạnh; điểm yếu; cơ hội và thách thức. Trong nghiên cứu này, khung phân tích SWOT được sử dụng để tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức đối với TVCĐ trong quản lý đất đai của từng vùng nghiên cứu tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Kết quả phân tích ma trận SWOT sẽ là một trong những căn cứ quan trọng để ra quyết định lựa chọn giải pháp tăng cường tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai với mỗi nội dung như: đăng ký và cấp GCN; quy hoạch, KHSDĐ; BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tại huyện Lương Sơn 3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Lương Sơn Lương Sơn là huyện miền núi thấp của tỉnh Hòa Bình, với tổng diện tích tự nhiên là 37.707,99 ha. Lương Sơn nằm trên trục Quốc lộ 6A, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 43 km về phía Tây Bắc và cách thành phố Hòa Bình 33 km về phía Đông Nam. Với vị trí là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc và Hà Nội, huyện Lương Sơn có những điều kiện thuận lợi để phát triển về mọi mặt KTXH, đặc biệt quá trình công nghiệp, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. 3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế và xã hội Trong những năm gần đây kinh tế huyện Lương Sơn có bước tăng trưởng khá (năm 2013 đạt 18,50 %). Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm qua có chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng dịch vụ, nông – lâm – ngư nghiệp (UBND huyện Lương Sơn, 2013) Năm 2013 dân số của huyện là 97.446 người, với 22.436 hộ. Trong đó dân số đô thị là 10.758 người với 3.586 hộ, dân số nông thôn là 86.688 người với 18.850 hộ (UBND huyện Lương Sơn, 2013). Mật độ dân số phân bố không đều; một số xã, thị trấn có mật độ dân số cao như: thị trấn Lương Sơn, xã Trường Sơn. Năm 2013 huyện đã giải quyết việc làm cho 3.125 lao động, đào tạo dạy nghề cho 1.856 học viên. Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân tăng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người của huyện tăng qua các năm: năm 2009 là 8,3 triệu đồng/người tăng lên 9,5 triệu đồng/người năm 2013. Khoảng cách về thu nhập giữa các xã, thị trấn đã được thu hẹp, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm. 8
- 3.1.3. Tình hình quản lý sử dụng đất huyện Lương Sơn Tổng diện tích tự nhiên của huyện Lương Sơn là 37707,79 ha. Trong đó, đất nông nghiệp có 25653,57ha chiếm 68,03%, đất phi nông nghiệp có 7225,49 ha chiếm 19,16%, đất chưa sử dụng có 4828,73 ha chiếm 12,81 % so với diện tích tự nhiên toàn huyện (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lương Sơn, 2013). 3.2. Thực trạng tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai huyện Lương Sơn 3.2.1. Hình thức, công cụ tham vấn cộng đồng a) Hình thức, thời điểm thông tin tới cộng đồng Kết quả nghiên cứu cho thấy tại huyện Lương Sơn, các hình thức thông tin tới cộng đồng là: dán ở bảng tin, thông báo trên loa phát thanh, tra thông tin tại quầy thông tin, đưa lên trang thông tin điện tử và cử cán bộ phụ trách thông tin. Trong quá trình tham vấn đã kết hợp các hình thức để truyền đạt thông tin một cách tốt nhất tới cộng đồng nhưng mỗi hình thức cũng có những thuận lợi và hạn chế riêng. b) Hình thức, thời điểm tiếp nhận thông tin từ cộng đồng Sau khi, đưa thông tin công khai tới cộng đồng bằng nhiều hình thức khác nhau đại diện cơ quan Nhà nước sẽ tiếp nhận thông tin từ cộng đồng thông qua các hình thức sau: lấy phiếu trưng cầu ý kiến và phỏng vấn đối tượng sử dụng đất. 3.2.2. Thực trạng tham vấn cộng đồng trong đăng ký và cấp giấy chứng nhận huyện Lương Sơn a) Công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận tại huyện Lương Sơn Từ khi Luật Đất đai 2003 sửa đổi bổ sung năm 2009 và Nghị định số 88/2009/NĐ-CP, Thông tư 17/2009/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành đến nay, việc cấp GCN đã được đẩy mạnh. Riêng đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản tỷ lệ cấp còn thấp (chỉ đạt 66,49%). Nguyên nhân chính là do chưa xác định rõ nguồn gốc sử dụng đất; có sự sai lệch giữa diện tích đang sử dụng với hồ sơ địa chính. Ngoài ra, một số hộ dân không có nhu cầu xin cấp GCN hoặc đang không có mặt tại địa phương. b) Quy định tham vấn cộng đồng trong đăng ký và cấp giấy chứng nhận tại huyện Lương Sơn Tham vấn cộng đồng trong công tác đăng ký cấp GCN được quy định cụ thể trong Luật Đất đai năm 2003 sửa đổi bổ sung năm 2009, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP; Nghị định số 88/2009/NĐ-CP; Thông tư số 09/2004/TT-BTNMT; Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT; Thông tư số 16/TT-BTNMT; Thông tư 20/TT-BTNMT gồm 8 nội dung. c) Kết quả tham vấn cộng đồng trong đăng ký và cấp giấy chứng nhận tại huyện Lương Sơn So sánh giữa quy định về TVCĐ trong công tác đăng ký và cấp GCN của 9
- pháp luật và thực tế thực hiện tại huyện Lương Sơn cho thấy tại bảng 3.1 đều được quy định về TVCĐ. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung chưa thực hiện đúng theo quy định của tham vấn: lấy ý kiến về kế hoạch cấp GCN, công khai biểu mẫu; xác định nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất đối với trường hợp không có giấy tờ theo quy định; công khai danh sách cấp GCN và thông báo trao GCN. Cho nên các đối tượng sử dụng đất gặp nhiều khó khăn trong kê khai khai đăng ký cấp GCN và đăng ký các giao dịch đất đai. Bảng 3.1. Kết quả tham vấn cộng đồng trong đăng ký và cấp giấy chứng nhận tại huyện Lương Sơn Trình tự, thủ tục Kết quả thực hiện tham vấn Quy định tham vấn cộng đồng đăng ký và cấp GCN cộng đồng 1. Lấy ý kiến về kế - Thông báo trên loa truyền thanh - Kế hoạch cấp GCN và biểu mẫu hoạch cấp giấy của thôn, xã; dán ở nơi công cộng; kê khai đã được dán tại bảng tin chứng nhận, công thông báo bằng văn bản qua trưởng của xã; thông báo trên loa truyền khai biểu mẫu thôn, xóm; góp ý kiến bằng văn bản thanh; gửi vào hòm thư góp ý; nhận qua trưởng thôn, xóm; tổ chức họp ý kiến phản hồi qua bộ phận một để lấy ý kiến. cửa 2. Xác nhận vào đơn đề nghị cấp GCN - Xác định nguồn - Thông báo trên loa truyền thanh - Được thông báo qua trưởng thôn, gốc và thời điểm sử của thôn, xã; dán ở nơi công cộng; xóm; người dân tự lấy xác nhận của dụng đất thông báo bằng văn bản qua trưởng đối tượng sử dụng đất liền kề về thôn, xóm. nguồn gốc và thời điểm sử dụng - Góp ý kiến bằng văn bản qua đất; ý kiến phản hồi được tiếp nhận trưởng thôn, xóm. qua trưởng thôn - Tổ chức họp để lấy ý kiến. - Kết quả xác nhận nguồn gốc và - Người dân giám sát thông tin về thời điểm sử dụng đất được thông nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất báo trên loa và dán ở bảng tin. - Họp hội đồng - Xác nhận vào đơn - UBND cấp xã - UBND cấp xã đề nghị cấp GCN 3. Xác nhận điều - Văn phòng ĐKQSDĐ - Văn phòng ĐKQSDĐ kiện cấp GCN 4. Công khai danh - Thông báo trên loa truyền thanh - Dán ở bảng tin UBND xã sách cấp GCN của thôn, xã; dán ở nơi công cộng; - Gửi vào hòm thư góp ý thông báo bằng văn bản qua trưởng - Nhận ý kiến phản hồi qua bộ phận thôn, xóm; góp ý kiến bằng văn bản một cửa qua trưởng thôn, xóm; tổ chức họp để lấy ý kiến. 10
- Trình tự, thủ tục Kết quả thực hiện tham vấn Quy định tham vấn cộng đồng đăng ký và cấp GCN cộng đồng 5. Xác định nghĩa vụ - Cơ quan thuế - Cơ quan thuế tài chính 6. Thông báo nghĩa - Thông báo trên loa truyền thanh - Được thông báo qua trưởng thôn, vụ tài chính để cấp của xã; dán ở nơi công cộng; thông xóm GCN báo qua trưởng thôn, xóm. 7. Ký cấp GCN - Trình UBND huyện - Trình UBND huyện 8. Thông báo trao - Thông báo trên loa truyền thanh - Được thông báo trên loa truyền GCN của xã; dán ở nơi công cộng; thông thanh của xã. báo qua trưởng thôn, xóm - Dán ở bảng tin UBND xã Những trở ngại chính bao gồm thời gian cần thiết cho các thủ tục và chi phí tài chính đi kèm trong các giao dịch chính thức. Mặt khác, việc thiếu những tài liệu chính xác và thiếu sự hiểu biết về các thủ tục đăng ký cấp GCN cũng là những khó khăn khi người sử dụng đất có nhu cầu thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký, cấp GCN và các giao dịch trên GCN. 3.2.3. Thực trạng tham vấn cộng đồng trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Lương Sơn a) Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại huyện Lương Sơn Trong giai đoạn 2000-2010, việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã đạt được kết quả nhất định. Phương án quy hoạch sử dụng đất cơ bản được thực thi, cụ thể: - Các chỉ tiêu đất nông nghiệp hầu hết thực hiện theo chỉ tiêu phương án quy hoạch đề ra. Việc thực hiện vượt chỉ tiêu đất nông nghiệp do nhiều công trình quy hoạch lấy vào đất nông nghiệp nhưng chưa được thực hiện. - Các chỉ tiêu đất phi nông nghiệp hầu như đã thực hiện được chỉ tiêu của phương án quy hoạch nhưng còn một số loại đất cơ bản chưa thực hiện được so với quy hoạch đề ra. - Đất chưa sử dụng còn 4759,96 ha, thực hiện vượt chỉ tiêu theo phương án quy hoạch là 129,35%, đó chứng tỏ rằng việc khai thác cải tạo quỹ đất chưa sử dụng được UBND huyện chỉ đạo trong những năm qua đã đem lại những hiệu quả tích cực. b) Quy định tham vấn cộng đồng trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại huyện Lương Sơn Nội dung TVCĐ trong quy hoạch, KHSDĐ được thực hiện theo quy định: Luật đất đai năm 2003 sửa đổi bổ sung năm 2009; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP; Thông tư 30/2004/TTBTN&MT; Thông tư 19/2009/ TTBTN&MT; Nghị quyết số 161/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐNDvề việc 11
- quy hoạch tổng thể phát triển KTXH của tỉnh Hòa Bình đến năm 2020; Căn cứ Quyết định số 801/QĐ-UB ngày 12/06/2011 của ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Lương Sơn đến năm 2020; c) Kết quả thực hiện tham vấn cộng đồng trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại huyện Lương Sơn Thông qua các quy phạm pháp luật của Nhà nước về quy hoạch, KHSDĐ. Thực trạng TVCĐ trong quy hoạch, KHSDĐ được trình bày thể ở bảng 3.2. Trong việc thực hiện quy hoạch, KHSDĐ tại huyện Lương Sơn có một số nội dung người sử dụng đất không được tham gia và đóng góp ý kiến, mặc dù pháp luật đã quy định việc lập quy hoạch, KHSDĐ phải đảm bảo nguyên tắc “…dân chủ công khai”. Bảng 3.2. Kết quả tham vấn cộng đồng trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại huyện Lương Sơn Trình tự, thủ tục quy hoạch, Kết quả thực hiện Quy định tham vấn cộng đồng kế hoạch sử dụng đất tham vấn cộng đồng 1. Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội - Điều tra, thu thập các - Thông báo trên loa truyền thanh - Họp thống nhất kế hoạch thông tin, tài liệu, số liệu, của thôn; dán ở nơi công cộng; lập QHKHSDĐ và xác định bản đồ thông báo bằng văn bản qua trưởng nhiệm vụ, phương án phối thôn, xóm; góp ý kiến bằng văn bản hợp; dán ở bảng tin UBND qua trưởng thôn, xóm; tổ chức họp xã; gửi vào hòm thư góp ý; để lấy ý kiến. nhận ý kiến phản hồi qua bộ phận một cửa - Đánh giá điều kiện tự - Cán bộ địa phương cung cấp - Tổ trưởng, trưởng thôn, nhiên, kinh tế và xã hội, thông tin, số liệu về điều kiện tự cán bộ địa chính… cùng hiện trạng sử dụng đất và nhiên kinh tế xã hội, hiện trạng sử làm việc với tư vấn quy tiềm năng đất đai dụng đất và tiềm năng đất đai hoạch; Tổ chức hội thảo 2. Đánh giá tình hình sử - Thông báo trên loa truyền thanh - Thông báo trên loa dụng đất, biến động sử của thôn; dán ở nơi công cộng; - Gửi vào hòm thư góp ý dụng đất, kết quả thực hiện thông báo bằng văn bản qua trưởng - Tổ chức hội thảo QHSDĐ kỳ trước và xây thôn, xóm; góp ý kiến bằng văn bản - Nhận ý kiến phản hồi qua dựng bản đồ hiện trạng sử qua trưởng thôn, xóm; tổ chức họp bộ phận một cửa dụng đất. để lấy ý kiến. 3. Đánh giá tiềm năng đất - Tổ chức họp - Tổ chức hội thảo đai và định hướng dài hạn về sử dụng đất 12
- Trình tự, thủ tục quy hoạch, Kết quả thực hiện Quy định tham vấn cộng đồng kế hoạch sử dụng đất tham vấn cộng đồng 4. Xây dựng và lựa chọn - Thông báo trên loa truyền thanh - Dán ở bảng tin UBND xã; phương án QHSDĐ của thôn, xã; dán ở nơi công cộng; gửi vào hòm thư góp ý; thông báo bằng văn bản qua trưởng nhận ý kiến phản hồi qua bộ thôn, xóm; góp ý kiến bằng văn bản phận một cửa qua trưởng thôn, xóm; tổ chức họp - Tổ chức họp để lấy ý kiến. để lấy ý kiến. 5. Xây dựng KHSDĐ chi - Tổ chức họp - Họp để thống nhất tiết KHSDĐ chi tiết 6. Xây dựng báo cáo thuyết - Tổ chức hội thảo - Công khai tại cổng thông minh trình duyệt quy hoạch - Cổng thông tin điện tử của UBND tin điện tử của UBND cấp huyện huyện; gửi vào hòm thư góp - Tổ chức họp lấy kiến về nội dung ý; nhận ý kiến phản hồi qua của quy hoạch, kế hoạch sử dụng bộ phận một cửa; tổ chức đất tại Ủy ban nhân dân cấp xã họp để lấy ý kiến. Qua so sánh giữa quy định TVCĐ và kết quả thực hiện tham vấn cho thấy: - Có một số nội dung trong trình tự thực hiện quy hoạch, KHSDĐ đã công khai để người dân được biết tham gia ý kiến đúng theo quy định đó là: đánh giá điều kiện tự nhiên KTXH, hiện trạng sử dụng đất và tiềm năng đất đai; xây dựng KHSDĐ chi tiết. - Còn một số nội dung thực hiện nhưng chưa hiệu quả không đúng theo quy định về TVCĐ cho nên thông tin đến với người sử dụng đất rất hạn chế như: đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện QHSDĐ kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất; xây dựng và lựa chọn phương án QHSDĐ; xây dựng báo cáo thuyết minh trình duyệt quy hoạch. 3.2.4. Thực trạng tham vấn cộng đồng trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất huyện Lương Sơn a) Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Lương Sơn Trong giai đoạn 2010-2013 toàn huyện có 97 dự án diện tích 15.932.530,1m2 đất bị thu hồi, tổng số tiền bồi thường 65.971,266 triệu đồng để xây dựng hạ tầng và phát triển công nghiệp. Trong đó có 50 dự án đã hoàn thành và 47 dự án chưa giải phóng xong mặt bằng. b) Quy định về tham vấn cộng đồng trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Lương Sơn Nội dung tham vấn cộng đồng trong BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện theo quy định: Luật đất đai năm 2003 sửa đổi bổ sung năm 2009; Nghị 13
- định số 181/2004/NĐ-CP; Nghị định số 197/2004/NĐ-CP; Nghị định số 84/2007/NĐ- CP; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP; quyết định số 16/2008/QĐ-UBND ngày 25/7/2008, UBND tỉnh Hòa Bình ban hành quy chế mẫu thực hiện dân chủ trong công tác thu hồi, BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. c) Kết quả thực hiện tham vấn cộng đồng trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại huyện Lương Sơn Qua khảo sát tại việc thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đến công tác BTHT&TĐC huyện Lương Sơn đã thực hiện theo trình tự quy định của quyết định số 16/2008/QĐ-UBND ngày 25/7/2008, UBND tỉnh Hòa Bình ban hành quy chế mẫu thực hiện dân chủ trong công tác thu hồi, BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. Thực trạng TVCĐ trong BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất được trình bày tại bảng 3.3 như sau: Bảng 3.3. Kết quả tham vấn cộng đồng trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Lương Sơn Trình tự, thủ tục bồi Quy định tham vấn Kết quả thực hiện thường, hỗ trợ và tái cộng đồng tham vấn cộng đồng định cư 1. Xây dựng và công bố - Được phổ biến; được thông báo trên - Dán ở bảng tin UBND xã; gửi chủ trương thu hồi đất loa truyền thanh; dán ở nơi công cộng; vào hòm thư góp ý; nhận ý kiến thông báo qua trưởng thôn, xóm phản hồi qua bộ phận một cửa 2. Chuẩn bị hồ sơ địa - Được thông báo trên loa truyền - Thông báo trên loa truyền thanh; chính thanh, dán ở nơi công cộng; qua qua trưởng thôn, xóm; gửi vào trưởng thôn, xóm; được phối hợp; hòm thư góp ý; nhận ý kiến phản được tham gia giám sát hồi qua bộ phận một cửa 3. Lập thẩm định và xét - Ban BTHT&TĐC - Ban BTHT&TĐC duyệt phương án tổng thể BTHT&TĐC 4. Thông báo về việc - Được thông báo trên loa truyền - Thông báo qua trưởng thôn, thu hồi đất thanh của xã, dán ở nơi công cộng; xóm. qua trưởng thôn, xóm - Yêu cầu giải thích ý kiến qua trưởng thôn, xóm; tổ chức họp để giải thích 5. Quyết định thu hồi - Được thông báo thông tin trên loa - Được dán tại bảng tin của đất truyền thanh; qua trưởng thôn, xóm; UBND xã niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã 6. Giải quyết khiếu nại - Ban BTHT&TĐC - Ban BTHT&TĐC với quyết định thu hồi đất 14
- Trình tự, thủ tục bồi Quy định tham vấn Kết quả thực hiện thường, hỗ trợ và tái cộng đồng tham vấn cộng đồng định cư 7. Kê khai, kiểm kê, xác - Được kê khai theo biểu mẫu - Được kê khai định nguồn gốc đất đai - Được tham gia giám sát - Không được giám sát 8. Lập thẩm định và xét- Được thông báo thông tin trên loa - Được dán tại bảng tin của duyệt phương án truyền thanh; qua trưởng thôn, xóm; UBND xã; gửi vào hòm thư góp BTHT&TĐC niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã ý; nhận ý kiến phản hồi qua bộ - Được tham gia giám sát về nội phận một cửa dung niêm yết công khai - Không được giám sát 9. Công khai phương - Được thông báo thông tin trên loa - Được dán tại bảng tin của án BTHT&TĐC truyền thanh; qua trưởng thôn, xóm; UBND xã; gửi vào hòm thư góp niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã ý; nhận ý kiến phản hồi qua bộ - Được tham gia giám sát về nội phận một cửa dung niêm yết công khai - Không được giám sát 10. Thực hiện chi trả - Được thông báo thông tin trên loa - Thông tin trên loa truyền thanh tiền bồi thường hỗ trợ truyền thanh; qua trưởng thôn, xóm và bố trí tái định cư. 11. Thời điểm bàn giao - Được thông báo thông tin trên loa - Thông tin trên loa truyền thanh đất đã bị thu hồi truyền thanh; qua trưởng thôn, xóm 12. Cưỡng chế thu hồi - Được thông báo thông tin trên loa + Thông tin trên loa truyền đất truyền thanh; qua trưởng thôn, xóm thanh 13. Giải quyết khiếu - Ban BTHT&TĐC - Ban BTHT&TĐC nại đối với quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Qua kết quả thực hiện TVCĐ trong BTHT&TĐC, căn cứ vào trình tự, thủ tục so sánh với quy định TVCĐ tại huyện Lương Sơn cho thấy: - Các nội dung thực hiện theo đúng quy định đó là: lập thẩm định và xét duyệt phương án tổng thể BTHT&TĐC; giải quyết khiếu nại với quyết định thu hồi đất; giải quyết khiếu nại đối với quyết định bồi BTHT&TĐC. - Các nội dung chưa thực hiện đúng theo quy định hoặc chỉ thực hiện đúng một phần đó là: xây dựng v00E0 công bố chủ trương thu hồi đất; chuẩn bị hồ sơ địa chính; thông báo về việc thu hồi đất; quyết định thu hồi đất; kê khai, kiểm kê, xác định nguồn gốc đất đai; lập thẩm định và xét duyệt phương án BTHT&TĐC; công khai phương án BTHT&TĐC; thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư; thời điểm bàn giao đất đã bị thu hồi; cưỡng chế thu hồi đất. Vì vậy, đối tượng sử dụng đất gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách BTHT&TĐC. 15
- 3.3. Đánh giá tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai tại huyện Lương Sơn 3.3.1. Đánh giá tham vấn cộng đồng trong đăng ký và cấp giấy chứng nhận tại huyện Lương Sơn Ý kiến tham vấn cộng đồng trong đăng ký và cấp giấy chứng theo đối tượng và theo vùng nghiên cứu của huyện Lương Sơn được thể hiện trong bảng 3.4 Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả tham vấn cộng đồng trong đăng ký và cấp giấy chứng nhận Trung bình chung ý kiến tham vấn Nguồn Công khai Thông báo Kế hoạch Thành phần Công khai gốc sử danh sách nghĩa vụ trao biểu mẫu dụng đất cấp GCN tài chính GCN Theo đối tượng sử dụng đất 2,91 3,09 3,36 3,17 3,06 - Hộ gia đình, cá nhân: + Hộ nông nghiệp 2,16 2,22 2,63 2,38 2,22 + Hộ phi nông nghiệp 3,01 3,36 3,59 3,33 3,23 - Cộng đồng dân cư 4,50 4,71 4,67 4,17 4,71 - Tổ chức: + Tổ chức kinh tế 4,31 4,63 4,63 4,75 4,75 + Cơ quan hành chính sự nghiệp 4,25 4,50 4,50 4,56 4,50 Theo vùng 2,91 3,09 3,36 3,17 3,06 Vùng 1 3,88 4,42 4,38 4,36 4,00 Vùng 2 3,14 3,41 4,03 3,30 3,23 Vùng 3 2,61 2,53 2,95 2,66 2,73 Vùng 4 2,00 2,02 2,06 2,38 2,28 Tổng hợp kết quả tại bảng 3.4 cho thấy: có sự khác biệt rất lớn về sự TVCĐ theo vùng nghiên cứu. Các đối tượng sử dụng đất vùng 1 đánh giá mức độ tham vấn từ tốt đến rất tốt (trung bình chung từ 3,88-4,42); vùng 2 đánh giá từ trung bình đến tốt (trung bình chung từ 3,14-4,03); vùng 3 đánh giá từ kém đến trung bình (trung bình chung từ 2,53-2,95) và vùng 4 đánh giá là kém (trung bình chung < 2,59). Có sự khác biệt lớn về mức độ TVCĐ giữa các đối tượng sử dụng đất là hộ gia đình và cộng đồng dân cư, tổ chức. Hộ nông nghiệp đánh giá ở mức kém (giá trị trung bình từ 2,16-2,63); Hộ phi nông nghiệp đánh giá ở mức trung bình (giá trị trung bình từ 3,01-3,59); Cộng đồng dân cư và các tổ chức đánh giá ở mức rất tốt (giá trị trung bình >4,20). Nguyên nhân là do mức độ việc tiếp cận, nhu cầu sử dụng thông tin về đăng ký và cấp GCN rất khác nhau theo từng vùng và từng đối tượng sử dụng đất. Từ những chênh lệch về việc cập nhật thông tin giữa các đối tượng sử dụng đất, các vùng về công tác đăng ký và cấp GCN cần phải có chính sách tuyên truyền, thông báo theo từng đối tượng, từng vùng. 16
- 3.3.2. Đánh giá tham vấn cộng đồng trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) Kết quả TVCĐ trong công tác quy hoạch, KHSDĐ theo đối tượng và vùng nghiên cứu của huyện Lương Sơn được thể hiện trong bảng 3.5. Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả tham vấn cộng đồng trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Trung bình chung ý kiến tham vấn QH QH QH QH QH QH QH QH QH đất đất QH Thành phần đất cơ đất cơ đất đất cơ đất đất đât cơ cơ đất quan sở cơ sở sở KCN DTDT NTNĐ sở Y sở ở CTSN SXKD VH TDTT tế GD Theo đối tượng sử 3,10 3,04 2,94 3,02 3,15 2,86 3,02 3,19 2,57 3,05 dụng đất - Hộ gia đình cá nhân: + Hộ nông nghiệp 2,31 2,26 2,07 2,15 2,30 1,98 2,11 2,31 1,75 2,22 + Hộ phi nông nghiệp 3,38 3,23 3,10 3,27 3,41 3,12 3,31 3,44 2,71 3,28 - Cộng đồng dân cư 4,45 4,63 4,67 4,71 4,17 4,58 4,63 4,83 4,38 4,63 - Tổ chức: + Tổ chức kinh tế 4,38 4,45 4,69 4,63 4,81 4,44 4,88 4,94 4,13 4,63 + Cơ quan hành 4,25 4,24 4,44 4,38 4,38 4,19 4,31 4,44 3,94 4,31 chính sự nghiệp Theo vùng 3,10 3,04 2,94 3,02 3,15 2,86 3,02 3,19 2,57 3,05 Vùng 1 4,20 3,92 4,08 4,09 4,05 3,86 3,89 4,00 3,31 3,02 Vùng 2 3,64 3,25 3,00 3,22 3,48 3,11 3,19 3,44 2,63 4,05 Vùng 3 2,61 2,55 2,56 2,61 2,83 2,47 2,66 2,83 2,19 2,53 Vùng 4 1,94 2,45 2,13 2,17 2,23 2,02 2,36 2,48 2,17 2,42 Ý kiến tham vấn cộng đồng trong quy hoạch, KHSDĐ của các đối tượng sử dụng đất có sự đánh giá khác nhau trong từng nội dung quy hoạch và mỗi đối tượng khi được tham gia ý kiến. Hộ nông nghiệp ý kiến tham vấn (trung bình chung từ 1,75-2,31) đánh giá mức độ từ kém đến rất kém. Hộ phi nông nghiệp ý kiến tham vấn (trung bình chung từ 2,71-3,44) đánh giá mức độ từ trung bình đến rất tốt. Cộng đồng dân cư đánh giá ở mức rất tốt (giá trị trung bình >4,20) và các tổ chức ý kiến tham vấn (trung bình chung từ 3,94-4,88) đánh giá mức độ từ tốt đến rất tốt. Như vậy có sự khác biệt lớn về mức độ TVCĐ giữa các đối tượng sử dụng đất nhất là hộ nông nghiệp và hộ phi nông nghiệp. Có sự khác biệt về TVCĐ theo vùng nghiên cứu: vùng 1 đánh giá ở mức độ từ trung bình đến rất tốt (trung bình chung từ 3,02-4,20); vùng 2 ý kiến tham vấn (trung bình chung từ 2,63-4,05) đánh giá mức độ từ trung bình đến tốt; vùng 3 trung bình chung từ (2,19 – 2,83) và vùng 4 có trung bình chung ý kiến (1,94 – 2,48) được đánh giá từ kém đến trung 17
- bình. Nguyên nhân trong phương án quy hoạch mỗi loại đất có giá trị khác nhau đối với từng đối tượng sử dụng đất theo từng vùng và giữa các vùng cũng có sự khác biệt về dân trí và địa lý. Vì vậy khi tiến hành tham vấn cơ quan thực hiện quy hoạch cần có các chính sách tuyên truyền tầm quan trọng, lợi ích của mỗi loại đất trong nội dung quy hoạch, sự tổng hòa của các loại đất đó sẽ tạo nên sự phát triển tổng hợp của một vùng hay nhiều vùng và tạo tiền đề phát triển kinh tế của huyện. 3.3.3. Đánh giá tham vấn cộng đồng trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Thông qua hình thức công khai, lấy ý kiến và giám sát khi thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại các dự án, kết quả đánh giá tham vấn được thể hiện trong bảng 3.6. Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả tham vấn cộng đồng trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Trung bình chung ý kiến tham vấn Chủ Giải trương Bản Quyết Công Quyết Kiểm Bản vẽ Trình quyết Giá Thành phần chính vẽ định trình định kê đất thực tự bồi khiếu dự sách chi phê hạ thu hồi đai, tài trạng thường nại, tố kiến pháp tiết duyệt tầng đất sản cáo luật Theo đối tượng sử 4,30 4,17 4,25 4,21 4,16 3,41 3,59 3,00 3,37 2,42 dụng đất - Hộ gia đình cá nhân + Hộ bị thu hồi đất 4,12 3,86 4,00 3,29 3,88 3,01 2,50 2,49 3,29 2,77 + Hộ không bị thu 4,10 4,07 4,13 4,81 4,04 3,07 4,09 2,62 2,61 2,32 hồi đất - Cộng đồng dân cư 4,96 4,92 4,92 4,96 4,92 4,79 4,83 4,63 4,83 1,67 - Tổ chức: + Tổ chức kinh tế 5,00 5,00 5,00 5,00 5,00 4,94 5,00 4,75 5,00 2,00 + Cơ quan hành 4,94 4,81 4,81 4,88 4,75 4,50 4,56 4,38 4,50 2,42 chính sự nghiệp Theo vùng 4,30 4,17 4,25 4,21 4,16 3,41 3,59 3,00 3,37 2,42 Vùng 1 4,81 4,56 4,53 4,73 4,42 4,03 4,13 3,59 3,91 2,38 Vùng 2 4,47 4,28 4,37 4,45 4,36 3,63 3,64 3,08 3,44 2,45 Vùng 3 4,14 4,13 4,25 4,09 4,14 3,13 3,64 2,83 3,20 2,39 Vùng 4 3,77 3,70 3,83 3,56 3,72 2,88 2,94 2,48 2,92 2,42 Có sự khác biệt về mức độ TVCĐ giữa các đối tượng hộ gia đình,cá nhân; cộng đồng dân cư và tổ chức đánh giá về việc thực hiện chính sách BTHT&TĐC từ kém đến rất tốt (trung bình chung từ 2,42 – 4,30). Từ các đối tượng sử dụng đất tổng hợp theo vùng, trong mỗi vùng nội dung tham vấn được đánh giá từ trung bình 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 287 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 178 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 173 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 195 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 182 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 134 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 117 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 169 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn