Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên an toàn thông tin ở các trường đại học khối quốc phòng trong bối cảnh hiện nay
lượt xem 4
download
Mục tiêu của nghiên cứu luận án là trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về phát triển và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục đại học, cũng như thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ATTT ở các trường đại học khối quốc phòng hiện nay, từ đó đề xuất được các giải pháp phát triển ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối quốc phòng nhằm góp phần vào việc đào tạo NNL chất lượng cao về ATTT cho QPAN và KTXH trong bối cảnh hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên an toàn thông tin ở các trường đại học khối quốc phòng trong bối cảnh hiện nay
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh phát triển và bùng nổ của công nghệ thông tin và dữ liệu, các thông tin, dữ liệu đang trở thành nguồn tài nguyên quan trọng cần được bảo vệ. Trong quá trình khai phá và tìm kiếm tri thức từ dữ liệu, vấn đề an toàn thông tin đã và đang có những thách thức. Tình hình an toàn thông tin ở Việt Nam đã và đang có những diễn biến phức tạp. Các cơ quan đặc biệt nước ngoài, các thế lực thù địch, phản động tăng cường hoạt động tình báo, gián điệp, khủng bố, phá hoại hệ thống thông tin; tán phát thông tin xấu, độc hại nhằm tác động chính trị nội bộ, can thiệp, hướng lái chính sách, pháp luật của Việt Nam. Gia tăng hoạt động tấn công mạng nhằm vào hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin diễn biến phức tạp, gia tăng về số vụ, thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại nghiêm trọng về nhiều mặt. Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách và các biện pháp nhằm phát triển và đảm bảo an toàn thông tin, đặc biệt là chủ quyền không gian mạng. Các cơ sở pháp lý có thể được kể đến như là Luật An toàn Thông tin mạng (2015), Luật An ninh mạng (2018) đã khẳng định và thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về an toàn thông tin, bảo vệ thông tin và hệ thống thông tin, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Để đảm bảo an toàn thông tin trong bối cảnh xã hội thông tin ở nước ta hiện nay, vấn đề đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực an toàn thông tin tại các cơ quan, đơn vị, chủ thể quản lý đang được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Đặc biệt chú trọng các lực lượng chuyên trách thuộc lĩnh vực QPAN và KTXH. Trong lĩnh vực an toàn thông tin, các chuyên gia an toàn thông tin nước ngoài sẽ không chia sẻ hết những kinh nghiệm phòng chống tấn công mạng do đây luôn là thông tin bí mật của các đơn vị. Vì vậy để có thể đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về ATTT cho KTXH nói chung và lĩnh vực QPAN nói riêng, vai trò của ĐNGV ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối QPAN là cực kỳ quan trọng. Với ý nghĩa nêu trên, vấn đề phát triển ĐNGV ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối QPAN được đặt ra như một đòi hỏi tất yếu đối với các cấp quản lý; đặc biệt là với các chủ thể quản lý của các trường đại học khối QPAN được giao đào tạo trọng điểm về an toàn thông tin. Vì vậy NCS lựa chọn đề tài “Phát triển đội ngũ giảng viên an toàn thông tin ở các trường đại học khối quốc phòng trong bối cảnh hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục.
- 2 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về phát triển và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục đại học, cũng như thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ATTT ở các trường đại học khối quốc phòng hiện nay, từ đó đề xuất được các giải pháp phát triển ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối quốc phòng nhằm góp phần vào việc đào tạo NNL chất lượng cao về ATTT cho QPAN và KTXH trong bối cảnh hiện nay. 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác phát triển ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Phát triển ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN theo lý thuyết phát triển nguồn nhân lực. 4. Giả thuyết khoa học Đứng trước yêu cầu đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về ATTT cho lĩnh vực QPAN và KTXH thì ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN còn nhiều hạn chế bất cập. Đề xuất và áp dụng các giải pháp phát triển ĐNGV ngành ATTT phù hợp với tình hình mới được xây dựng dựa trên: lý thuyết phát triển nguồn nhân lực, khung năng lực nghề nghiệp ĐNGV ngành ATTT. Các giải pháp đề xuất giúp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về ATTT cho lĩnh vực QPAN và KTXH trong bối cảnh hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển ĐNGV Đại học, chỉ ra các thành tố cơ bản, phân tích các tính chất đặc thù ảnh hưởng đến việc phát triển ĐNGV ngành ATTT. Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác phát triển giảng viên ngành ATTT và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ĐNGV ngành ATTT. Đề xuất các giải pháp phát triển ĐNGV ngành ATTT, tổ chức thử nghiệm một giải pháp phát triển ĐNGV ngành ATTT nhằm khẳng định tính hiệu quả của các giải pháp. 6. Câu hỏi nghiên cứu ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN có vai trò như thế nào trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và đổi mới giáo dục hiện nay?, giải pháp nào để phát triển ĐNGV ngành ATTT đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng theo yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về ATTT cho lĩnh vực QPAN và KTXH trong bối cảnh các thách thức về an ninh phi truyền thống gây ra bởi sự phát triển công nghệ và toàn cầu hóa trong bối cảnh hiện nay? 7. Phạm vi nghiên cứu
- 3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại 03 trường đại học khối QPAN được Thủ tướng chính phủ giao đào tạo trọng điểm về ATTT gồm: Học Viện Kỹ thuật mật mã – Bộ Quốc phòng; Học Viện Kỹ thuật Quân sự Bộ Quốc phòng; Học Viện an ninh Nhân dân – Bộ Công an. Giới hạn về khách thể điều tra: Điều tra Cán bộ quản lý, Giảng viên, Sinh viên, Học viên cao học, Nghiên cứu sinh ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN.
- 4 8. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp tiếp cận Để thực hiện được mục tiêu của đề tài, luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận sau: tiếp cận duy vật biện chứng; tiếp cận hệ thống; tiếp cận chuẩn hóa; tiếp cận năng lực. 8.2. Phương pháp nghiên cứu 8.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng hợp, hồi cứu, khái quát hoá… trong nghiên cứu các tài liệu khoa học để xây dựng CSLL phát triển ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. 8.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, nghiên cứu sản phẩm hoạt động, tham dự… để nghiên cứu thực trạng năng lực và thực trạng phát triển ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. 8.2.3. Nhóm phương pháp khác: xử lý số liệu bằng thống kê toán học. 9. Những luận điểm bảo vệ ĐNGV ngành ATTT có vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực ATTT đáp ứng yêu cầu của lĩnh vực QPAN và KTXH tại Việt nam trong bối cảnh hiện nay. ĐNGV ngành ATTT còn thiếu về số lượng hạn chế về năng lực nghề nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về ATTT cho lĩnh vực QPAN và KTXH trong bối cảnh hiện nay. Các giải pháp phát triển ĐNGV ngành ATTT dựa trên lý thuyết phát triển nguồn nhân lực, Khung năng lực nghề nghiệp ĐNGV ngành ATTT mà luận án xây dựng là hữu ích. 10. Đóng góp mới của luận án Luận án đã luận giải, làm sáng tỏ cơ sở lý luận của phát triển ĐNGV đại học và thực tiễn của vấn đề phát triển ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN, cụ thể: khái quát và làm rõ khái niệm giảng viên ngành ATTT, ngành ATTT, ĐNGV ngành ATTT, phát triển ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN, cũng như phân tích được các đặc thù của ĐNGV này trong bối cảnh hiện nay, chỉ rõ con đường phát triển ĐNGV ngành ATTT và những yếu tố tác động đến phát triển ĐNGV ngành ATTT trong bối cảnh hiện nay; khái quát bức tranh toàn cảnh về giảng viên và phát triển ĐNGV ngành ATTT. Đặc biệt, luận án đã đề xuất các giải pháp phát triển ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN trong bối cảnh hiện nay phù hợp với điều kiện thực tiễn của các nhà trường. 11.Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
- 5 11.1.Ý nghĩa lý luận: Luận án tổng hợp, hệ thống hoá cơ sở lý luận để đề xuất các giải pháp phát triển ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN, góp phần bổ sung, phát triển làm phong phú thêm lý luận quản lý, quản lý giáo dục, phát triển ĐNGV. 11.2.Ý nghĩa thực tiễn: Cung cấp các giải pháp phát triển ĐNGV ngành ATTT để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ATTT cho lĩnh vực QPAN và KTXH. Các giải pháp có thể vận dụng cho các trường đại học được giao đào tạo trọng điểm về ATTT của các lĩnh vực khác có điều kiện tương đồng. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý phát triển ĐNGV ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay. Cung cấp cơ sở thực tiễn để đề xuất cho các Đảng uỷ, thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong lãnh đạo và ban hành các chính sách hỗ trợ các trường đại học khối QPAN phát triển ĐNGV ngành ATTT trong bối cảnh hiện nay. 12. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được trình bày trong 3 chương. Cụ thể là; Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh trong bối cảnh hiện nay. Chương 2: Thực trạng đội ngũ giảng viên và phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh trong bối cảnh hiện nay. Chương 3: Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh trong bối cảnh hiện nay. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN NGÀNH AN TOÀN THÔNG TIN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI QUỐC PHÒNG AN NINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 1.1. Tổng quan các nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về giảng viên và phát triển đội ngũ giảng viên. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ giảng viên ở các trường đại học khối quốc phòng an ninh. 1.2. Lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin. Trong mục này tác giả đã phân tích làm rõ các khái niệm: giảng viên ngành ATTT, ngành ATTT, ĐNGV ngành ATTT, phát triển ĐNGV ngành ATTT, cũng như phân tích được các đặc thù của ĐNGV này trong bối cảnh hiện nay.
- 6 1.3. Bối cảnh hiện nay và các vấn đề đặt ra đối với đào tạo ngành an toàn thông tin. Bối cảnh hiện nay trong lĩnh vực ATTT là bối cảnh phát triển và bùng nổ của CNTT và dữ liệu, các thông tin, dữ liệu đang trở thành nguồn tài nguyên quan trọng cần được bảo vệ. Trong quá trình khai phá và tìm kiếm tri thức từ dữ liệu, vấn đề ATTT nhất là an toàn thông tin trong lĩnh vực QPAN đã và đang có những thách thức to lớn. 1.4. Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối quốc phòng an ninh theo lý thuyết phát triển nguồn nhân lực. 1.4.1. Quy hoạch đội ngũ giảng viên 1.4.2. Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên 1.4.3. Kiến tạo môi trường phát triển cho đội ngũ giảng viên 1.4.4. Đánh giá, sử dụng đội ngũ giảng viên Sử dụng chính là phân công bố trí giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN vào vị trí công việc phù hợp với năng lực của giảng viên. 1.4.5. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên 1.4.6. Đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ giảng viên 1.4.7. Tạo lập môi trường phát triển đội ngũ giảng viên 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin trong bối cảnh hiện nay. 1.5.1. Các yếu tố chủ quan Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến phát triển ĐNGV ngành ATTT được xác định đó là các yếu tố thuộc về các chủ thể từ trong nội bộ các trường đại học khối QPAN có đào tạo ngành ATTT có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển ĐNGV ngành ATTT. 1.5.2. Các Yếu tố khách quan Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến phát triển ĐNGV ngành ATTT được xác định đó là các yếu tố xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh KTXH, cơ chế, chính sách, đặc thù ngành có tác động ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến phát triển ĐNGV ngành ATTT. Tiểu kết chương 1 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN NGÀNH AN TOÀN THÔNG TIN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI QUỐC PHÒNG AN NINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
- 7 2.1. Khái quát về các trường đại học khối quốc phòng an ninh được giao đào tạo trọng điểm an toàn thông tin. 2.1.1. Học viện Kỹ thuật Mật mã 2.1.2. Học viện Kỹ thuật Quân sự 2.1.3. Học viện an ninh nhân dân 2.2. Giới thiệu tổ chức khảo sát thực trạng 2.3. Thực trạng đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối quốc phòng an ninh 2.3.1. Thực trạng số lượng đội ngũ giảng viên ngành ngành an toàn thông tin Bảng 2.1 – Thống kê trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của ĐNGV ngành ATTT Trình độ chuyên môn NVSP Có Chưa có TT CSĐT TS TS Ths KS/CN CCNVSP CCNVSP SL % SL % SL % SL % SL % 01 HVKTQS 100 80 80.00 19 19.00 1 1.00 97 97.00 3 3.00 02 HVANND 45 12 26.67 26 57.78 7 15.56 45 100 0 0.00 03 HVKTMM 55 15 27.27 32 58.18 8 14.55 53 96.36 2 3.64 Tổng số 200 107 53.5 77 38.5 16 8 195 97.5 5 2.5 Kết quả bảng 2.1 cho thấy trình độ chuyên môn và học vị của ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN đáp ứng các điều kiện theo yêu cầu của Bộ giáo dục và đào tạo. Điều đó cho giúp các trường đại học khối QPAN chủ động trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực ATTT cho lĩnh vực QPAN và KTXH. 2.3.2. Thực trạng cơ cấu đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin. 2.3.3. Thực trạng phẩm chất của đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin. Bảng 2.2 – Đánh giá thực trạng phẩm chất của ĐNGV ngành ATTT Mức độ đánh giá (%) Các phẩm chất ĐTB TT Yếu Kém TB Khá Tốt Quan điểm chính trị tư tưởng về đất 4,41 2 0,0 0,0 12,9 32,6 54,4 nước, dân tộc Thiết tha gắn bó với lý tưởng của dân tộc, đất nước, có hoài bão tâm huyết với 4,66 1 0,0 0,0 0,0 34,1 65,9 nghề dạy học
- 8 Có ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức tập thể và tinh thần phấn đấu vì lợi ích của dân 4,23 3 0,0 0,0 15,3 46,5 38,2 tộc và của đất nước Tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong 4,21 4 0,0 0,0 6,5 65,9 27,6 công việc Ý thức học tập không ngừng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn và hoàn 3,96 7 0,0 0,0 31,2 41,8 27,1 thiện nhân cách người GV Ý thức tiếp thu tinh hoa văn hóa dân tộc, 3,94 8 0,0 0,0 26,5 52,9 20,6 phát huy tiềm năng dân tộc Có tinh thần phục vụ, hòa nhập và chia 4,08 5 0,0 0,0 24,1 44,1 31,8 sẻ với cộng đồng Có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp 4,06 6 0,0 0,0 22,9 48,2 28,8 ĐTB chung 4,19 Kết quả khảo sát ở bảng 2.2 cho thấy nhìn chung phẩm chất của ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN ở mức cao, với ĐTB chung = 4,19. Tuy nhiên qua bảng khảo sát trên cũng cho thấy một số giảng viên ATTT trình độ ngoại ngữ hạn chế nên ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiếp cận các nguồn tài liệu nước ngoài gây khó khăn trong việc giảng dạy và học tập. 2.3.4. Thực trạng năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin Bảng 2.3 – Thực trạng năng lực chuyên môn của ĐNGV ngành ATTT Xếp Mức độ đánh giá (%) Các phẩm chất ĐTB thứ Yế Kém TB Khá Tốt tự u 1. Kiến thức chuyên môn sâu rộng 39, chính xác, khoa học về chuyên 3,67 6 0,0 0,0 54,1 6,5 4 ngành 2. Khả năng cập nhật kiến thức 22, chuyên môn và tình hình ATTT trong 3,99 1 0,0 0,0 55,3 21,8 9 nước, quốc tế 3. Hiểu biết thực tiễn và khả năng 38, liên hệ, vận dụng thực tiễn vào 3,89 3 0,0 0,0 34,7 27,1 2 hoạt động dạy học 4. Vận dụng kiến thức chuyên môn 20, vào giải quyết các vấn đề trong 3,93 2 0,0 5,3 50,0 24,1 6 thực tiễn nghề nghiệp 5. Sử dụng thành thạo các kỹ năng 3,87 4 0,0 2,9 34, 35,9 27,1
- 9 nghề nghiệp vào hoạt động dạy học 1 6. Khả năng tiếp cận các tri thức 38, mới về ATTT của thế giới vận 3,86 5 0,0 0,0 36,5 24,7 8 dụng trong quá trình dạy học ĐTB chung 3,86 Kết quả khảo sát về thực trạng năng lực chuyên môn của ĐNGV ngành ATTT thể hiện ở bảng 2.3 cho thấy: Năng lực chuyên môn của ĐNGV ngành ATTT nhìn chung được đánh giá ở mức khá với ĐTB chung = 3,86. Nếu so với ĐTB về phẩm chất thì ĐTB về năng lực chuyên được đánh giá thấp hơn (3,86 so với 4,19). Điều này cho thấy cán bộ quản lý và giảng viên khi được khảo sát đánh giá năng lực chuyên môn của ĐNGV ngành ATTT thấp hơn những phẩm chất của họ.
- 10 2.3.5. Thực trạng về năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin. Bảng 2.4 – Đánh giá năng lực sư phạm của ĐNGV ngành ATTT Mức độ đánh giá (%) Nội dung Yế Kém TB Khá Tốt u Chuẩn bị nội dung lên lớp 0,0 0,0 37,1 52,4 10,6 Sử dụng phương pháp, các phương tiện phục vụ 0,0 0,0 47,1 35,3 17,6 cho hoạt động dạy học Sử dụng ngôn ngữ giao tiếp sư phạm trong dạy 0,0 0,0 28,8 51,2 20,0 học Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên 0,0 0,0 38,2 34,1 27,6 Tổ chức, điều khiển lớp học, xây dựng môi 0,0 0,0 39,4 36,5 24,1 trường học tập thân thiện, tích cực ĐTB chung Kết quả ở bảng 2.4 trên cho thấy, năng lực sư phạm của giảng viên ngành ATTT ở mức khá, trong đó năng lực “Sử dụng ngôn ngữ giao tiếp sư phạm trong dạy học” được đánh giá cao nhất với ĐTB = 3,89. 2.3.6. Thực trạng về năng lực phát triển và thực hiện chương trình đào tạo của đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin. Bảng 2.5 – Đánh giá thực trạng năng lực phát triển và thực hiện chương trình đào tạo của ĐNGV ngành ATTT Xếp Mức độ đánh giá (%) Nội dung đánh giá ĐTB thứ Yếu Kém TB Khá Tốt tự Hiểu biết về quy trình, thực hiện chương trình đào tạo và các phương pháp, kỹ 3,79 3 0,0 0,0 39,4 42,4 18,2 thuật phát triển chương trình đào tạo Xây dựng, điều chỉnh, cập nhật nội dung chương trình đào tạo để đáp ứng yêu cầu 3,89 1 0,0 0,0 34,1 42,4 23,5 đào tạo của nhà trường Thiết kế và sử dụng thành thạo các công 3,79 3 0,0 0,0 36,5 48,2 15,3 cụ đánh giá chương trình đào tạo Thực hiện và hướng dẫn triển khai chương trình đào tạo theo đúng quy định 3,80 2 0,0 0,0 39,4 41,2 19,4 của nhà trường
- 11 ĐTB chung 3,81 2.3.7. Thực trạng về năng lực phát triển nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin. Bảng 2.6 – Thực trạng năng lực phát triển nghề nghiệp của ĐNGV ngành ATTT Xếp Mức độ đánh giá (%) Nội dung đánh giá ĐTB thứ Yếu Kém TB Khá Tốt tự Khả năng tự đánh giá phát triển nghề 3,91 2 0,0 0,0 34,7 39,4 25,9 nghiệp của bản thân Tự lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp, kế hoạch bồi dưỡng nâng cao 3,85 3 0,0 0,0 35,0 45,0 20,0 trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân Khả năng tự học, tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực 3,92 1 0,0 0,0 33,2 41,5 25,3 chuyên môn để phát triển trình độ của mình Sử dụng ngoại ngữ phục vụ hoạt 3,74 6 0,0 0,0 48,2 30,0 21,8 động phát triển nghề nghiệp Sử dụng công nghệ thông tin phục vụ 3,77 5 0,0 0,0 39,4 44,1 16,5 hoạt động phát triển nghề nghiệp Khả năng tư vấn, giúp đỡ, hỗ trợ đồng 3,78 4 0,0 0,0 44,1 33,5 22,4 nghiệp trong phát triển nghề nghiệp ĐTB chung 3.83 Nhìn chung năng lực phát triển nghề nghiệp của giảng viên ngành ATTT ở mức khá: (ĐTB= 3.83). Hai năng lực được giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN thực hiện tốt nhất là năng lực “Khả năng tự học, tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn để phát triển trình độ của mình” xếp thứ 1 với ĐTB = 3,92. Hai năng lực xếp cuối là hai nội dung được quan tâm nhiều trong những năm gần đây. Đặc biệt là trong bối cảnh cách mạng cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
- 12 2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin. 2.4.1. Thực trạng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin 2.4.2. Thực trạng tuyển dụng đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin. Bảng 2.7 – Đánh giá hoạt động tuyển dụng ĐNGV ngành ATTT Xế Mức độ đánh giá (%) p Nội dung đánh giá ĐTB Yế thứ Kém TB Khá Tốt u tự 11, Quy trình chuẩn bị tuyển dụng 3,94 1 0,0 0,6 80,6 7,1 8 Thông báo tuyển dụng, thu nhận 35, 3,64 2 0,0 4,1 52,4 7,6 và chọn lọc hồ sơ 9 60, Quy trình tuyển dụng 3,39 4 0,0 3,5 29,4 6,5 6 Kết quả tuyển dụng công bằng, 43, 3,42 3 0,0 10,6 38,8 7,1 chính xác 5 ĐTB chung 3,59 Các số liệu thống kê ở Bảng 2.7 cho thấy hoạt động tuyển dụng ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN được thực hiện ở mức khá với ĐTB = 3,59. Hai nội dung được các trường thực hiện tốt nhất: “Quy trình chuẩn bị tuyển dụng” xếp thứ 1, với ĐTB = 3,94. Nội dung xếp vị trí cuối cùng là: “Kết quả tuyển dụng công bằng, chính xác”, ĐTB = 3,39. 2.4.3. Thực trạng sử dụng đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin. Bảng 2.8 – Đánh giá mức độ thực hiện hoạt động sử dụng ĐNGV ngành ATTT Mức độ đánh giá (%) Nội dung đánh giá Yế Tố Kém TB Khá u t Công tác sử dụng ĐNGV được thực hiện khoa 0,0 4,7 48,8 42,9 3,5 học học và hợp lý Công tác đánh giá thành tích được thực hiện rõ 0,0 4,1 36,5 57,6 1,8 ràng, minh bạch Phương pháp sử dụng đánh giá phù hợp 0,0 17,1 40,0 39,4 3,5 Các tiêu chí bố trí, đánh giá giảng viên hợp lý 0,6 7,1 52,9 35,3 4,1
- 13 Từ kết quả ở bảng 2.8 cho thấy: Thực trạng công tác sử dụng, đánh giá ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN được thực hiện ở mức khá. Trong đó nội dung “Công tác đánh giá thành tích được thực hiện rõ ràng, minh bạch” được đánh giá cao nhất với ĐTB = 3,57. Nội dung “Phương pháp sử dụng đánh giá phù hợp” bị đánh giá thấp nhất với ĐTB = 3,29.
- 14 2.4.4. Thực trạng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin. Bảng 2.9 Đánh giá về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ĐNGV ngành ATTT Th Mức độ đánh giá (%) Nội dung đánh giá TB ứ Yế Kém TB Khá Tốt bậc u Công tác đào tạo, bồi dưỡng đáp 27, 3,19 4 0,0 14,7 54,7 3,5 ứng yêu cầu công việc 1 Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng 28, 3,20 3 0,0 13,5 55,3 2,4 hợp lý 8 Số lượng đào tạo đáp ứng với nhu 15, cầu được nâng cao trình độ và 3,03 8 0,0 15,3 67,6 1,2 9 nghiệp vụ của giảng viên Sử dụng sau đào tạo hợp lý cứu 19, 3,09 5 0,0 12,4 67,1 1,2 nâng cao năng lực 4 Có hứng thú với các khóa học đào 18, 3,09 5 0,0 14,7 64,1 2,4 tạo do đơn vị tổ chức 8 ĐTB chung 3,12 Kết quả Bảng 2.9 cho thấy các trường đại học khối QPAN chưa thực sự linh hoạt trong quản lí điều hành việc điều chỉnh kế hoạch, nội dung, chương trình bồi dưỡng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bồi dưỡng bởi các yếu tố trong nội dung này cần phải có sự điều chỉnh thường xuyên theo yêu cầu đổi mới, nhu cầu thường xuyên thay đổi của lĩnh vực QPAN và KTXH. 2.4.5. Thực trạng thực hiện chế độ chính sách, kiến tạo môi trường làm việc cho đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin. Bảng 2.10 Đánh giá mức độ thực hiện chế độ chính sách, kiến tạo môi trường làm việc cho ĐNGV ngành ATTT Xế Mức độ đánh giá (%) p Nội dung đánh giá TB Yế Tố thứ Kém TB Khá u t tự Hệ thống tiền lương rõ ràng minh 13, 3,08 4 0.0 7,6 77,6 1,2 bạch 5 33, Thời điểm trả lương hợp lý 3,20 1 0.0 14,7 51,2 0,6 5 17, Duy trì mức lương hiện tại 2,93 8 0.0 25,3 57,1 0,6 1
- 15 16, Chính sách phúc lợi hợp lý, đầy đủ 3,01 7 0.0 18,2 64,1 1,2 5 Cơ chế thưởng tạo được động lực 57, 22, thúc đẩy tinh thần làm việc của 3,06 5 0.0 18,8 1,2 6 4 ĐNGV 67, 15, Chế độ thăng tiến hợp lý 0.0 3,03 6 15,3 6 9 1,2 Cơ chế thăng tiến có tác dụng tạo 67, 19, 0.0 động lực làm việc 3,09 2 12,4 1 4 1,2 Tiếp tục muốn gắn bó lâu dài với đơn 64, 18, 3,09 2 0.0 14,7 2,4 vị 1 8 ĐTB chung 3,06 Kết quả ở bảng 2.10 trên cho thấy, mức độ thực hiện chế độ, chính sách, kiến tạo môi trường làm việc cho ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN đạt mức trung bình với ĐTB chung = là 3,06. 2.4.6. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin. Bảng 2.11 Thực trạng kiểm tra kết quả thực hiện quy hoạch phát triển ĐNGV ngành ATTT Th Mức độ đánh giá (%) Nội dung đánh giá ĐTB ứ Yế Tố Kém TB Khá bậc u t Lập kế hoạch kiểm tra tổng thể công 70, 22, 3,15 4 0,0 7,6 0,0 tác phát triển ĐNGV 0 4 37, 0,0 Kiểm tra công tác tuyển dụng ĐNGV 3,33 1 0,0 14,7 7,6 6 62, 17, 0,0 Kiểm tra việc phân công ĐNGV 2,98 6 0,0 20,0 4 6 58, 30, Kiểm tra việc bố trí, sử dụng ĐNGV 3,18 3 0,0 11,2 0,0 2 0 Kiểm tra công tác đào tạo, bồi dưỡng 29, 3,21 2 0,0 8,8 61,8 0,0 ĐNGV 4 Kiểm tra việc thực hiện chế độ, 24, chính sách tạo động lực phát triển 3,10 5 0,0 11,2 62,4 0,0 7 ĐNGV ĐTB chung 3,16
- 16 Kết quả thực hiện quy hoạch phát triển ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN được thực hiện ở mức trung bình với ĐTB = 3,16, trong đó mức độ thực hiện tốt không có (0%). 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin. 2.5.1. Ảnh hưởng của yếu tố chủ quan
- 17 Bảng 2.12 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến việc phát triển ĐNGV ngành ATTT Không Ảnh Ít ảnh Khá Rất Yếu tố ảnh hưởng hưởng ảnh hưởng ảnh hưởng ĐTB TB chủ quan hưởng một phần SL % SL % SL % SL % SL % Chính sách thu hút, đãi 0 0,0 0 0,0 16 4,71 125 29,07 199 58.53 4,54 1 ngộ đối với ĐNGV Quyền tự chủ của Nhà trường 0 0,0 0 0,0 41 12,06 98 22,79 201 59,12 4,47 3 về phát triển ĐNGV Sự quan tâm của các chủ thể quản lý đối 0 0,0 8 2,35 53 15,59 116 26,89 163 47,49 4,28 4 vợi việc phát triển ĐNGV Sự tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao 0 0,0 2 0,59 24 7,06 109 25,35 205 60,29 4,52 2 phẩm chất và năng lực của ĐNGV Vị trí, việc làm của 3 0,9 26 7,65 64 18,82 101 23,49 146 42,94 4,06 5 ĐNGV ĐTB 1 0,18 7 2,12 40 11,65 110 25,53 183 53,76 4,37 Qua kết quả bảng 2.12 cho thấy, các yếu tố chủ quan ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN khi 4/5 yếu tố rất ảnh hưởng; 1/5 yếu tố khá ảnh hưởng, ĐTB = 4,37 (ĐTB min = 1 và ĐTB max = 5).
- 18
- 19 2.5.2. Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan Bảng 2.13 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến sự phát triển đội ngũ giảng viên Ảnh Không Rất Ít ảnh hưởng Khá ảnh T ảnh ảnh ĐTB TB Yếu tố khách quan hưởng một hưởng T hưởng hưởng phần SL % SL % SL % SL % SL % Các cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước, 1 0 0,0 20 5,88 39 11,47 116 26,98 165 48,53 4,25 2 của ngành liên quan đến ĐNGV Tác động của cuộc 2 cách mạng 4.0 đến yêu 0 0,0 0 0,00 15 4,41 138 32,09 187 55,00 4,51 1 cầu phát triển ĐNGV Đầu tư cơ sở vật chất – thiết bị phục vụ dạy 3 0 0,0 17 5,00 39 11,47 131 30,47 153 45,00 4,24 3 học cho các trường đại học khối QPAN Xu thế quốc tế hóa, 4 toàn cầu hóa trong hội 5 1,5 27 7,94 28 8,24 134 31,16 146 42,94 4,14 5 nhập quốc tế Xếp hạng trường đại 5 học trọng điểm quốc 6 1,8 18 5,29 26 7,65 132 30,70 158 46,47 4,23 4 gia về đào tạo ATTT ĐTB 2 0,65 16 4,82 29 8,65 130 30,28 162 47,59 4,27 Qua kết quả bảng 2.13 cho thấy, các yếu tố khách quan ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. Có 4 yếu tố rất ảnh hưởng và 1 yếu tố khá ảnh hưởng, ĐTB = 4,33. 2.6. Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh. 2.6.1. Ưu điểm Cán bộ quản lý các trường đại học khối QPAN có đào tạo ngành ATTT được khảo sát rất quan tâm đến việc xây dựng, phát triển ĐNGV ngành ATTT. Ban giám đốc các trường đại học khối QPAN có đào tạo ngành ATTT được khảo sát đã quan tâm đến việc phát triển ĐNGV ngành ATTT từ việc lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, phát triển các phẩm chất đạo đức, năng lực cho GV, thực hiện chương trình đào tạo, năng lực phát triển nghề nghiệp, công tác tuyển
- 20 chọn và sử dụng và kiến tạo môi trường làm việc cho ĐNGV ngành ATTT và đã đạt được kết quả bước đầu. ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN hiện nay có cơ cấu khá hợp lí, có trình độ khá cao đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học trong điều kiện hiện nay. Các trường đại học khối QPAN có đào tạo ngành ATTT được khảo sát đều đánh giá công tác tuyển chọn ĐNGV ngành ATTT được thực hiện tương đối tốt, trong quá trình tuyển chọn ĐNGV này các trường đã xây dựng được tiêu chí tuyển dụng phù hợp nhằm tuyển được những sinh viên giỏi, nhất là những người đã tốt nghiệp sau đại học về ATTT ở các nước có nền giáo dục tiên tiến. Việc sử dụng ĐNGV ngành ATTT theo kết quả khảo sát cũng được các trường đại học khối QPAN thực hiện tương đối tốt, theo tìm hiểu của NCS các trường đại học khối QPAN đã sử dụng ĐNGV ngành ATTT tương đối hợp lý căn cứ vào trình độ, thâm niên công tác, mức độ cống hiến để có thể tạo điều kiện thuận lợi nhất, đảm bảo công bằng ở mức độ hợp lý nhất có thể. Các cán bộ quản lý và giảng viên ngành ATTT có nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động phát triển ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. Đa số cán bộ quản lý và giảng viên ngành ATTT đánh giá đúng đắn và phù hợp mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến sự phá triển ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. 2.6.2. Hạn chế Việc phát triển ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN hiện nay vẫn còn khá nhiều bất cập, chưa xây dựng được Khung năng lực nghề nghiệp cho ĐNGV ngành ATTT trong bối cảnh hiện nay. Trình độ ngoại ngữ, nhất là giao tiếp trực tiếp với người nước ngoài của một bộ phận giảng viên ngành ATTT còn hạn chế. Đây chính là rào cản trong quá trình hội nhập quốc tế, trao đổi giảng viên với các trường đại học ngành ATTT ở các nước có nền giáo dục đại học tiên tiến. Công tác quy hoạch phát triển ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN vẫn còn ở mức độ chưa cao cần phải cải thiện trong thời gian tới. Việc thực hiện công tác đào tạo và bồi dưỡng ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN theo kết quả nghiên cứu thực tiễn và theo quan sát thực tiễn của NCS cho thấy công tác này còn thực hiện chưa thực sự có hiệu quả, công tác bồi dưỡng chuyên môn hàng năm mang tính chất thường xuyên chưa thực sự được chú trọng và mang tính hình thức. Chất lượng ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN đã khảo sát còn chưa thực sự đồng đều về trình độ. Vấn đề tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ của một phận giảng viên ngành ATTT còn có những hạn chế nhất định.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 269 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 252 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 182 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn