intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục: Phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

33
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập nhằm giúp trẻ giao tiếp, phát triển ngôn ngữ theo độ tuổi và hòa nhập cùng các bạn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục: Phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN MINH PHƯỢNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE – NÓI CHO TRẺ KHIẾM THÍNH 3 – 6 TUỔI Chuyên ngành: Lí luận và Lịch sử Giáo dục Mã số: 9.14.01.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội, 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại : Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN 2. TS. VƯƠNG HỒNG TÂM Phản biện 1: .................................................................... ................................................................... Phản biện 2: .................................................................... ................................................................... Phản biện 3: .................................................................... ................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 101 Trần Hưng Đạo, Hà Nội Vào hồi ..... giờ ..... ngày ..... tháng .... năm..... Có thể tìm hiều luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kỹ năng nghe - nói là kỹ năng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập, giao tiếp của trẻ em. Nghe - nói tốt sẽ giúp các em giao tiếp có hiệu quả và cũng là cơ sở quan trọng tạo ra sự thành công trong học tập. Bên cạnh đó, nghe - nói còn là một phương tiện để trẻ tư duy và nhận thức về thế giới xung quanh một cách tích cực. Chính khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em, đặc biệt là kỹ năng nghe - nói đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới cách tương tác xã hội và ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả giao tiếp. Năng lực ngôn ngữ tốt là cơ sở giúp trẻ phát triển năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực hợp tác. Đồng thời giúp trẻ tự mình tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh một cách dễ dàng. Muốn sử dụng kỹ năng nghe - nói một cách có hiệu quả cần phải có sự luyện tập thường xuyên, liên tục và có kế hoạch. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra những nội dung cũng như các biện pháp phát triển kỹ năng nghe - nói cho trẻ một cách hiệu quả là hết sức cần thiết. Trẻ khiếm thính do hạn chế về khả năng nghe dẫn đến hạn chế phát triển ngôn ngữ lời nói, cũng vì vậy mà khả năng tư duy của các em bị hạn chế, trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong việc lĩnh hội tri thức. Tuy nhiên, đa số trẻ khiếm thính vẫn còn lại một phần sức nghe. Rèn luyện và tận dụng khả năng này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục trẻ khiếm thính. Đó là cơ sở cho việc phát triển khả năng tri giác âm thanh, là điều kiện tiên quyết của quá trình hình thành, phát triển ngôn ngữ nói. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, con người phát minh ra các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Sự ra đời của máy trợ thính, điện cực ốc tai có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ khiếm thính, giúp trẻ có thể nghe được âm thanh của môi trường xung quanh và âm thanh tiếng nói. Tuy nhiên, những thiết bị trợ thính chỉ có tác dụng khuếch đại âm thanh chứ không thể chữa được tật khiếm thính. Việc nghe qua máy trợ thính hoặc nghe qua điện cực ốc tai có nhiều điểm khác biệt với âm thanh nghe được qua tai bình thường. Nếu không được tập luyện, phục hồi và phát triển kỹ năng nghe - nói phù hợp thì trẻ vẫn không thể nghe và nói được. Rèn luyện và phát triển kỹ năng nghe - nói có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giáo dục trẻ khiếm thính. Đó là cơ sở cho việc hình thành và phát triển ngôn ngữ nói – phương tiện giao tiếp, học tập chủ yếu trong môi trường giáo dục hòa nhập. Giai đoạn từ 0 – 6 tuổi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất về thể chất cũng như tâm lí, là giai đoạn rất quan trọng vì những nền tảng đầu tiên cho cuộc sống được hình thành. Một nền tảng tốt tạo cơ hội cho đứa trẻ có một cuộc sống độc lập, tự tin, hạnh phúc, nhiều ý nghĩa và để trở thành một thành viên hữu ích cho xã hội. Đặc biệt, giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi là giai đoạn quyết định tới chất lượng ngôn ngữ của trẻ. Vì vậy, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng, giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ (tiếng mẹ đẻ) một cách thành thạo trong hoạt động nhận thức thế giới xung quanh, trong giao tiếp với mọi người, trong điều chỉnh hành vi về nhận thức, tình cảm, chuẩn bị cho trẻ chuyển sang hoạt động học tập ở trường phổ thông. Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật nói chung, trẻ khiếm thính nói riêng cũng được thực hiện chủ yếu và trọng tâm trong 6 năm đầu tiên của cuộc đời mỗi trẻ, với hai mục tiêu trọng tâm là hỗ trợ, hướng dẫn phụ huynh (tập trung ở giai đoạn trẻ từ 0 – 3 tuổi) và tổ chức giáo dục hòa nhập (tập trung ở giai đoạn từ 3 – 6 tuổi) [20][38]. Ở độ tuổi 3 - 6 tuổi, chương trình can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính tập trung vào việc hỗ trợ trẻ hòa nhập vào lớp học cùng với trẻ nghe và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định, trong môi trường hòa nhập, với việc thực hiện các biện pháp tác động một cách có hệ thống và những chiến lược hỗ trợ phù hợp, trẻ khiếm thính có thể đạt được các mục tiêu phát triển ngôn ngữ, giao tiếp trong đó có kỹ năng nghe – nói. Bên cạnh đó, trẻ khiếm thính và trẻ nghe cũng có nhiều cơ hội chơi và hoạt động cùng nhau, giúp thúc đẩy sự phát triển kĩ năng xã hội cho cả hai nhóm trẻ, tạo điều kiện để trẻ khiếm thính dễ dàng hòa nhập vào đời sống xã hội [19][45][81]. Thực tế hiện nay, trẻ khiếm thính ở Việt Nam đã được tiếp cận với các thiết bị trợ thính
  4. 2 hiện đại. Sau một thời gian được trang bị thiết bị trợ thính, trẻ đã tích lũy được những kinh nghiệm nghe, nói ban đầu. Tuy nhiên, kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi vẫn còn nhiều hạn chế, trẻ cũng gặp nhiều khó khăn khi học ở lớp mẫu giáo hòa nhập. Cụ thể, vốn từ hiểu và diễn đạt của trẻ còn ít, chủ yếu là những từ gắn với sự vật, hiện tượng, hành động cụ thể; trẻ cũng thường chỉ nghe hiểu được các yêu cầu đơn giản, quen thuộc, một mệnh lệnh; độ rõ ràng trong lời nói của trẻ khó đạt được mức độ như trẻ nghe, trẻ thường mắc các lỗi về phát âm (sai phụ âm, thanh điệu, nói với ngữ điệu rời rạc, ngắt từng tiếng một, lên xuống tùy hứng); khó khăn trong việc tiếp thu các qui tắc ngữ pháp, thường mắc lỗi về trật tự từ trong câu nói gây khó khăn cho người nghe [8][10] [19]. Bên cạnh đó, giáo viên dạy hòa nhập cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình giáo dục trẻ khiếm thính. Phần lớn giáo viên chưa được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về giáo dục hòa nhập trẻ khiếm thính, do đó chưa có kiến thức, kỹ năng đầy đủ về hỗ trợ trẻ khiếm thính trong lớp hòa nhập, năng lực của giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó, việc thiếu các tài liệu hướng dẫn và các nghiên cứu về kỹ năng nghe nói, biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính ở lớp mẫu giáo hòa nhập cũng gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi” làm đề tài nghiên cứu của luận án nhằm đề xuất các biện pháp phù hợp để phát triển kỹ năng nghe nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập nhằm giúp trẻ giao tiếp, phát triển ngôn ngữ theo độ tuổi và hòa nhập cùng các bạn. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục phát triển kỹ năng nghe - nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ giữa hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập và mức phát triển kỹ năng nghe – nói của trẻ. 4. Giả thuyết khoa học Kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi còn nhiều hạn chế mặc dù đã được trang bị thiết bị trợ thính. Nếu xây dựng và thực hiện được các biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói phù hợp với khả năng và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi, khai thác tốt các yếu tố lợi thế của môi trường giáo dục hòa nhập, kết hợp hài hòa giữa việc phát triển kỹ năng nghe – nói trong các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hằng ngày và hoạt động hỗ trợ cá nhân thì sẽ giúp trẻ khiếm thính phát triển kỹ năng nghe – nói, tạo điều kiện thuận lợi để trẻ giao tiếp và hòa nhập cùng các bạn ở lớp mẫu giáo hòa nhập. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lí luận về phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập. 5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng KNNN của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi và thực trạng phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập. 5.3. Đề xuất biện pháp và thực nghiệm biện pháp phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mâu giáo hòa nhập. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập, trong đó nhấn mạnh kỹ năng nghe – nói trong hoạt động giao tiếp.
  5. 3 6.2. Về đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu sự phát triển kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi học lớp mẫu giáo hòa nhập theo tiếp cận nghe - nói, có sử dụng thiết bị trợ thính (máy trợ thính, điện cực ốc tai) và có ngưỡng nghe khi sử dụng thiết bị trợ thính là dưới 50 dB trong khoảng tần số từ 250 – 4000 Hz để đảm bảo trẻ có thể nghe được âm thanh lời nói [75][99]. Từ đó đề xuất các biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho nhóm trẻ này ở lớp mẫu giáo hòa nhập. 6.3. Về địa bàn và khách thể khảo sát Đề tài tiến hành khảo sát 36 trẻ khiếm thính rải đều trong độ tuổi từ 3 – 6 tuổi đang học tại các lớp mẫu giáo hòa nhập, có sử dụng thiết bị trợ thính, có ngưỡng nghe khi sử dụng thiết bị trợ thính là dưới 50dB và 127 giáo viên đã và đang dạy các trẻ khiếm thinh này ở các lớp mẫu giáo hòa nhập tại 15 trường mầm non thuộc 05 địa bàn là Hà Nội, Ninh Bình, Thái Nguyên, Yên Bái, Quảng Ngãi. Tổ chức thực nghiệm trên 03 trường hợp trẻ khiếm thinh rải đều trong độ tuổi từ 3 – 6 tuổi đang học tại các lớp mẫu giáo hòa nhập, có sử dụng thiết bị trợ thính và có ngưỡng nghe khi sử dụng thiết bị trợ thính là dưới 50dB ở ba trường mầm non trên địa bàn TP Hà Nội và TP Thái Nguyên. 7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận Đề tài được thực hiện dựa trên các quan điểm tiếp cận cơ bản sau: - Tiếp cận cá nhân hóa - Tiếp cận hoạt động – giao tiếp - Tiếp cận giáo dục hòa nhập - Tiếp cận tích hợp 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn a. Phương pháp quan sát b. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi c. Phương pháp phỏng vấn d. Phương pháp trắc nghiệm d. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục e. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm g. Phương pháp thực nghiệm sư phạm - nghiên cứu trường hợp (case study) 7.2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 8. Luận điểm bảo vệ 8.1. Khuyết tật thính giác hay còn gọi là khiếm thính gây nên những khó khăn về kĩ năng nghe - nói cho trẻ mắc khiếm khuyết này. Mặc dù đã được trang bị thiết bị trợ thính phù hợp nhưng kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi còn nhiều hạn chế so với các trẻ nghe cùng độ tuổi. Mức độ phát triển kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó 3 yếu tố ảnh hưởng đáng kể nhất là: (1) Thiết bị trợ thính mà trẻ sử dụng; (2) tuổi nghe (thời gian trẻ sử dụng thiết bị trợ thính tính từ thời điểm bắt đầu); (3) việc tham gia chương trình can thiệp sớm. 8.2. Trẻ khiếm thính 3 - 6 tuổi có thể phát triển kỹ năng nghe - nói trong lớp mẫu giáo hòa nhập ở Việt Nam hiện nay với điều kiện trẻ được tham gia vào các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hằng ngày ở trường mầm non cùng các bạn đồng trang lứa và có các hoạt động hỗ trợ cá nhân với những biện pháp phù hợp. 8.3. Áp dụng đồng bộ các biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói phù hợp với khả năng và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi, khai thác tốt các yếu tố lợi thế của môi trường giáo dục hòa nhập, kết hợp hài hòa giữa việc phát triển kỹ năng nghe – nói thông qua các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hằng ngày với hoạt động hỗ trợ cá nhân sẽ giúp trẻ khiếm thính phát triển kỹ năng nghe – nói và cải thiện kỹ năng giao tiếp bằng lời nói một cách đáng kể.
  6. 4 9. Đóng góp mới của luận án 9.1. Về lí luận - Góp phần xây dựng, mở rộng và làm phong phú lý luận về giáo dục trẻ khiếm thính, cụ thể là mảng lý luận về phát triển kĩ năng nghe - nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp MGHN. - Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi, trong đó phát hiện 3 yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến mức phát triển kỹ năng nghe - nói ở trẻ khiếm thính 3 - 6 tuổi: (1) Thiết bị trợ thính mà trẻ sử dụng; (2) tuổi nghe (thời gian trẻ sử dụng thiết bị trợ thính); (3) việc tham gia chương trình can thiệp sớm. 9.2. Về thực tiễn - Xác định mức kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp MGHN bằng cách sử dụng thang đánh giá với 11 tiêu chí cụ thể được xây dựng riêng cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi. - Làm rõ những ưu điểm, hạn chế và những yếu tố tác động đến quá trình giáo dục phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp MGHN, góp phần giải quyết vấn đề triển khai và nâng cao chất lượng GDHN trong thực tiễn GDMN hiện nay. - Đề xuất 3 nhóm biện pháp phát triển kĩ năng nghe - nói cho trẻ khiếm thính 3 - 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập. Các nhóm biện pháp đề xuất được kiểm chứng trên các trường hợp trẻ khiếm thính khác nhau về độ tuổi (trong khoảng 3 – 6 tuổi), về loại thiết bị trợ thính, điều kiện can thiệp có giá trị tham khảo cho công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng GV mầm non, đồng thời là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên dạy trẻ khiếm thính ở lớp MGHN. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án cấu trúc với 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận của phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi Chương 2. Thực trạng phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở các lớp mẫu giáo hòa nhập. Chương 3. Biện pháp phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi
  7. 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE – NÓI CHO TRẺ KHIẾM THÍNH 3 – 6 TUỔI 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề - Nghiên cứu về kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính - Nghiên cứu về phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài ở phạm vi trong nước và nước ngoài một cách có chọn lọc, một số nhận định về những vấn đề nghiên cứu được rút ra như sau: - Phát triển KNNN có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với trẻ em nói chung và trẻ khiếm thính nói riêng, giúp các em biết cách sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp, học tập, hòa nhập cộng đồng. - Can thiệp sớm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giáo dục trẻ khiếm thính nói chung và trong việc phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính nói riêng. - Hai yếu tố quan trọng để phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính là sự hỗ trợ thính học và tạo môi trường phát triển kỹ năng nghe – nói. - Có nhiều biện pháp khác nhau để phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính, tuy nhiên không nên sử dụng những biện pháp riêng lẻ hay có chủ định trực tiếp để dạy ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính, nên tạo môi trường giao tiếp tự nhiên và phong phú để phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính. - Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự thiếu vắng những nghiên cứu sâu về biện pháp phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính ở lớp mẫu giáo hòa nhập. 1.2. Một số vấn đề cơ bản về trẻ khiếm thính 1.2.1. Khái niệm trẻ khiếm thính Trẻ khiếm thính là những trẻ bị suy giảm sức nghe ở các mức độ khác nhau dẫn đến sự khó khăn trong tri giác âm thanh, trong đó có âm thanh lời nói làm hạn chế khả năng giao tiếp bằng lời và ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của trẻ. 1.2.2. Đặc điểm tâm lý của trẻ khiếm thính Sự phát triển tâm lí của trẻ khiếm thính cũng mang những đặc điểm chung, quy luật chung như mọi trẻ nghe bình thường. Đồng thời, trẻ khiếm thính còn có những đặc trưng tâm lí riêng do khuyết tật thính giác gây nên. Tật thính giác thường đưa đến những hậu quả rất đa dạng và phức tạp trong tâm lí, nhân cách của trẻ khiếm thính. Bên cạnh đó, quy luật bù trừ nhiều khi cũng đem lại cho trẻ khiếm thính những khả năng vượt trội hơn so với trẻ nghe bình thường. 1.3. Kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi 1.3.1. Khái niệm kỹ năng nghe – nói Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, khái niệm KNNN được hiểu như sau: KNNN là khả năng thực hiện có kết quả các hoạt động lĩnh hội, tiếp nhận thông tin, xử lí âm thanh tác động đến thính giác của con người và chuyển nội dung suy nghĩ, nội dung thông báo vốn thuộc lĩnh vực tinh thần sang dạng vật chất, dạng mã hóa ngôn ngữ dựa trên sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tri thức về ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ nói), những hiểu biết về văn hoá, xã hội (liên quan đến hoạt động giao tiếp bằng lời) và những điều kiện sinh học - tâm lí của một cá nhân (nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân…) nhằm đạt được mục đích giao tiếp đặt ra. 1.3.2. Đặc điểm kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi Sự phát triển KNNN ở trẻ khiếm thính cũng tuân theo các giai đoạn phát triển KNNN như trẻ nghe bình thường nhưng sẽ cần thời gian dài hơn với sự hỗ trợ đặc biệt để có thể phát triển theo trình tự đó Nhìn chung, trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp MGHN có sử dụng thiết bị trợ thính đã đạt được kỹ năng nghe ở giai đoạn 4 (nhận biết và hiểu âm thanh lời nói). Tuy nhiên, mức độ nghe hiểu lời nói của trẻ còn nhiều hạn chế. Vốn từ hiểu của trẻ còn ít, trẻ chủ yếu lĩnh hội được những từ gắn với sự vật, hành động cụ thể. Trẻ cũng thường chỉ nghe hiểu được các yêu cầu đơn giản, quen thuộc, một mệnh lệnh. Khó khăn trong việc nghe hiểu được các yêu cầu phức tạp từ 2 – 3
  8. 6 mệnh lệnh, nghe hiểu nội dung câu chuyện, bài thơ. Kỹ năng nói của trẻ khiếm thính thường phát triển chậm và có những khác biệt so với những học sinh nghe bình thường. Vốn từ trẻ khiếm thính nói được còn rất hạn chế, trẻ thường chỉ sử dụng được các từ chỉ sự vật, hiện tượng cụ thể. Độ rõ ràng trong lời nói của trẻ khó đạt được mức độ như trẻ nghe bình thường, hầu hết các từ, câu mà trẻ nói chỉ có thể hiểu được kèm với tình huống cụ thể, chỉ có rất ít trẻ phát âm có thể hiểu được rõ ràng. Các câu nói của trẻ chủ yếu là câu một từ mà trẻ thường dùng để gọi tên sự vật, hành động hay mách bảo điều gì đó. Trẻ cũng khó khăn trong việc tiếp thu các qui tắc ngữ pháp. 1.4. Phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi 1.4.1. Khái niệm phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi Phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính là quá trình tạo ra sự chuyển biến nhất định (tăng lên về chất) về KNNN của trẻ khiếm thính, giúp trẻ nghe hiểu lời nói và sử dụng lời nói để diễn đạt ý hiểu của mình cho người khác trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nói ngày một tốt hơn. 1.4.2. Đặc điểm của lớp mẫu giáo hòa nhập có trẻ khiếm thính Về trẻ: Có cả trẻ nghe bình thường và trẻ khiếm thính. Để hỗ trợ trẻ khiếm thính trong lớp MGHN, ngoài hoạt động chung cho cả lớp còn có hoạt động hỗ trợ cá nhân cho trẻ khiếm thính. Về GV: Vai trò của giáo viên lớp MGHN là vô cùng quan trọng vì vừa đóng vai trò là người giáo viên mẫu giáo bình thường vừa là nhà giáo dục đặc biệt. Để hoàn thành vai trò đa dạng đó, đòi hỏi giáo viên cần có những kỹ năng của cả nhà giáo dục mầm non và một nhà sư phạm đặc biệt. Ngoài ra, lớp mẫu giáo hòa nhập còn có thể có một số khác biệt về cấu trúc phòng học, trang thiết bị, đồ dùng trong lớp, các phương tiện trợ thính cho trẻ khiếm thính, đặc điểm bố trí lớp học nhằm tạo môi trường học tập thuận lợi cho trẻ khiếm thính. 1.4.3. Vận dụng lí thuyết hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trong việc phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính Việc phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp MGHN thực chất là tăng cường năng lực sử dụng ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hằng ngày. Để phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi cần bắt đầu từ việc luyện nghe, luyện phát âm, luyện cách sử dụng từ ngữ thông qua việc làm giàu vốn từ, luyện cách tạo lập và diễn đạt câu, cách liên kết câu tạo thành chuỗi lời nói. Trong quá trình phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi, GV cần phải xác định nội dung giao tiếp, tạo môi trường giao tiếp, hướng dẫn trẻ sử dụng ngôn ngữ và thao tác giao tiếp đúng. Muốn vậy, GV cần biết chuyển nội dung phát triển KNNN thành những tình huống giao tiếp gần gũi, giúp trẻ vận dụng những kinh nghiệm để thực hiện hoạt động giao tiếp. Từ đó, trẻ sẽ có KN giao tiếp và phát triển được lời nói. Để phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính theo cách tiếp cận giao tiếp, cần lưu ý những vấn đề sau đây: (i) Bảo đảm thiết bị trợ thính phù hợp với trẻ khiếm thính và hoạt động tốt; (ii) Tham gia giao tiếp bằng lời nói cùng với trẻ càng thường xuyên càng tốt; (iii) Giới thiệu vốn từ hay khái niệm mới xuất hiện trong sinh hoạt hàng ngày; (iv) Cung cấp cho trẻ nguồn kinh nghiệm sống động, khác biệt, có sự tương phản rõ rệt trong sinh hoạt hàng ngày và mở rộng vốn từ; (v) Tận dụng mọi cơ hội để đáp lời trẻ một cách phù hợp trong các hoạt động. 1.4.4. Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập 1.4.4.1. Mục tiêu phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi Mục tiêu chung của việc phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi là giúp trẻ thực hiện có kết quả các hoạt động lĩnh hội, tiếp nhận thông tin, xử lí âm thanh tác động đến thính giác để có thể hiểu được thông tin, lí giải, luận giải được lời nói, đồng thời giúp trẻ sử dụng được lời nói để giao tiếp với mọi người xung quanh, tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách, phát triển kĩ năng sống, hòa nhập vào cuộc sống xã hội. 1.4.4.2. Nội dung phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi
  9. 7 Căn cứ vào nội dung giáo dục KNNN được quy định trong “Chương trình giáo dục mầm non” [1] và mục tiêu phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi đã xác định, cùng với những đặc điểm giao tiếp, đặc điểm KNNN của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi, đề tài xác định nội dung phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi bao gồm phát triển các kỹ năng cơ bản sau: - Nhóm kỹ năng nghe: Nhận diện được 6 âm Ling – âm thanh có dải tần đại diện cho tiếng nói: /m/; /a/; /u/; /i/; /s/; /x/; Nghe hiểu các từ chỉ người, đồ vật, con vật, sự vật, hành động, hiện tượng quen thuộc, gần gũi; Nghe hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm; Nghe hiểu và thực hiện được từ 1 – 3 yêu cầu; Nghe hiểu nội dung câu chuyện, bài thơ phù hợp với độ tuổi. - Nhóm kỹ năng nói: Phát âm các tiếng, từ, câu để người nghe có thể hiểu được; Sử dụng lời nói với các từ thông dụng chỉ người, đồ vật, con vật, sự vật, hành động, hiện tượng quen thuộc, gần gũi; Sử dụng lời nói với các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm phù hợp với ngữ cảnh; Thể hiện nhu cầu, cảm xúc, hiểu biết của bản thân bằng lời nói; Kể lại những sự việc đơn giản; Kể lại câu chuyện đơn giản đã được nghe nhiều lần. 1.4.4.3. Phương pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi - Phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính theo phương pháp tự nhiên Phương pháp tự nhiên là phương pháp giúp trẻ học ngôn ngữ thông qua các tình huống thực. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ không phải là dạy ngôn ngữ cho trẻ mà là tổ chức các hoạt động và tạo môi trường giao tiếp để thông qua đó trẻ học ngôn ngữ. Theo đó, việc phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính theo phương pháp tự nhiên sẽ được thực hiện thông qua các tình huống thực được tổ chức một cách cẩn thận để thúc đẩy các KNNN cho trẻ khiếm thính. - Phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính theo phương pháp cấu trúc Phương pháp cấu trúc được xác định là việc thực hành mang tính định hướng (goal- oriented), tính giáo dục và trị liệu được các nhà chuyên môn thực hiện, ứng dụng một cách có chủ ý. Việc phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính theo phương pháp cấu trúc đòi hỏi sự thể hiện rõ ràng của một chuỗi hoạt động được tổ chức một cách hệ thống và tiến triển, nghĩa là dạy theo cách thức từng bước một và thường được thực hiện trong môi trường giáo dục (ở trung tâm dịch vụ hay trường học) do một hay nhiều nhà chuyên môn giao tiếp với một hay nhiều trẻ. 1.4.4.4. Hình thức phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi Dựa trên đặc điểm trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi và điều kiện tổ chức giáo dục ở lớp mẫu giáo hòa nhập, việc phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi có thể được thực hiện thông qua hai hình thức cơ bản: Phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính trong các hoạt động ở lớp mẫu giáo; phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính trong hoạt động hỗ trợ cá nhân. 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi 1.5.1. Yếu tố chủ quan - Các yếu tố có liên quan đến khuyết tật của trẻ - Năng lực của giáo viên 1.5.2. Yếu tố khách quan - Sự hỗ trợ thính học cho trẻ khiếm thính - Can thiệp sớm - Sự tham gia, hỗ trợ của cha mẹ trẻ khiếm thính - Sự hỗ trợ của các trẻ cùng độ tuổi - Việc lựa chọn phương pháp tiếp cận giao tiếp cho trẻ khiếm thính Kết luận chương 1 1. Trẻ khiếm thính là những trẻ có khó khăn về nghe ở các mức độ khác nhau làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ nói và giao tiếp. Phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính là quá trình tạo ra sự chuyển biến nhất định (tăng lên về chất) về kỹ năng nghe - nói của trẻ khiếm thính, giúp trẻ nghe hiểu lời nói và sử dụng lời nói để diễn đạt ý hiểu của mình cho người khác trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nói ngày một tốt hơn. Phát triển kỹ năng
  10. 8 nghe – nói có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với trẻ em nói chung và trẻ khiếm thính nói riêng, giúp các em biết cách sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp, học tập, hòa nhập cộng đồng. 2. Sự phát triển kỹ năng nghe – nói ở trẻ khiếm thính cũng tuân theo các giai đoạn phát triển kỹ năng nghe - nói như trẻ bình thường nhưng sẽ cần thời gian dài hơn với sự hỗ trợ đặc biệt về thiết bị trợ thính và kĩ thuật hỗ trợ để có thể phát triển theo trình tự đó. Nhìn chung, với sự hỗ trợ của thiết bị trợ thính, trẻ khiếm thính đã đạt được một mức độ phát triển kỹ năng nghe – nói nhất định ở giai đoạn nghe hiểu và sử dụng lời nói đơn giản. Tuy nhiên, kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi còn nhiều khó khăn, hạn chế so với trẻ nghe bình thường cùng độ tuổi. Mức phát triển kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó yếu tố về mức độ điếc và điều kiện trang bị thiết bị trợ thính, tuổi nghe, can thiệp sớm có vai trò quan trọng. 3. Tùy vào mức độ phát triển kỹ năng nghe – nói của mỗi trẻ khiếm thính, nội dung phát triển kỹ năng nghe – nói sẽ được xác định phù hợp. Nội dung của từng KNNN đều được phát triển dần dần theo thời gian, không một kỹ năng nào phát triển độc lập. Sự tiến bộ của một kỹ năng sẽ kéo theo sự tiến bộ của các kỹ năng khác. Cấu trúc kĩ năng nghe - nói bao gồm nhiều thành phần. Các thành phần này phát triển không đồng đều ở các trẻ nhưng phát triển đồng bộ và không tách rời nhau, tương quan tương đối chặt chẽ với nhau. 4. Việc phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính ở lớp MGHN được thực hiện theo hai phương pháp chính là phương pháp tự nhiên và phương pháp cấu trúc thông qua hai hình thức cơ bản: Phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính trong các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hằng ngày ở lớp mẫu giáo và phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính trong hoạt động cá nhân. Tuy nhiên việc vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động luôn luôn phải tính đến đặc điểm cá nhân của mỗi trẻ.
  11. 9 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE – NÓI CHO TRẺ KHIẾM THÍNH 3 – 6 TUỔI Ở CÁC LỚP MẪU GIÁO HÒA NHẬP 2.1. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng 2.1.1. Mục đích khảo sát Đánh giá thực trạng KNNN của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi và thực trạng phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở một số lớp MGHN làm cơ sở thực tiễn để đề xuất biện pháp phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi. 2.1.2. Nội dung khảo sát (i) Đánh giá thực trạng KNNN của trẻ khiếm thính 3 - 6 tuổi ở một số lớp MGHN (ii) Đánh giá thực trạng phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở một số lớp MGHN 2.1.3. Địa bàn và khách thể khảo sát Khảo sát trên 127 giáo viên và 36 trẻ khiếm thính ở 26 lớp mẫu giáo hòa nhập thuộc 15 trường mầm non hòa nhập tại 05 địa bàn là Hà Nội (5 trường), Ninh Bình (2 trường), Thái Nguyên (3 trường), Yên Bái (2 trường), Quảng Ngãi (3 trường). 2.1.4. Phương pháp và công cụ khảo sát * Công cụ đánh giá mức độ kỹ năng nghe -nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi: Để đánh giá mức độ kỹ năng nghe - nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi, luận án sử dụng bộ công cụ đánh giá KNNN của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi gồm 11 kỹ năng thành phần thuộc 2 lĩnh vực kỹ năng là kỹ năng nghe và kỹ năng nói. Mỗi một kỹ năng được đánh giá theo 4 mức độ thực hiện của trẻ khiếm thính với điểm số tương ứng: Mức 1 - Tốt: Thực hiện tốt không cần nhắc nhở/Thực hiện được toàn bộ các yêu cầu đề ra (4 điểm) Mức 2 - Khá: Thực hiện được khi có sự hướng dẫn, còn thụ động và phản ứng chậm/ Thực hiện được trên 70% các yêu cầu đề ra (3 điểm) Mức 3 - Trung bình: Thực hiện lúc được lúc không khi có sự trợ giúp bằng lời nói và hành động mẫu/Thực hiện được từ 50 đến 70% yêu cầu đề ra (2 điểm) Mức 4 - Kém: Không thực hiện được/Thực hiện được dưới 50% yêu cầu đề ra (1 điểm) Thang đánh giá theo điểm trung bình của mỗi kỹ năng được tính như sau: Mức 1 (Tốt): X = 3,26 - 4,0 Mức 3 (Trung bình): X = 1,76 – 2,5 Mức 2 (Khá): X = 2,51 – 3,25 Mức 4 (Kém): X = 1 – 1,75 Để kiểm định độ tin cậy của thang đo đã sử dụng trong khảo sát thực trạng KNNN của trẻ khiếm thính, chúng tôi đã sử dụng mô hình Cronbach’s coefficient alpha, một công thức được cài sẵn trong phần mềm SPSS. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cao (r = 0,979). Đồng thời, hệ số tương quan của mỗi tiêu chí đối với toàn bộ tiêu chí còn lại đều có hệ số tương quan đủ mạnh (r dao động từ 0,882 đến 0,950). Như vậy, tất cả các tiêu chí đều phù hợp, tức là điểm của các tiêu chí có tương quan đáng kể với điểm tổng của các tiêu chí còn lại. Điều này có nghĩa là các tiêu chí của phép đo có tính đồng nhất và đều đóng góp cho độ tin cậy của toàn bộ phép đo. * Công cụ đánh giá thực trạng phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp MGHN Đánh giá thực trạng phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra bằng bảng hỏi kết hợp với phiếu phỏng vấn và quan sát. Các nội dung đánh giá được thực hiện theo 5 mức độ. Sau đó tiến hành tổng hợp các số liệu đã thu được để tính tỷ lệ phần trăm và điểm trung bình. Thang đánh giá theo điểm trung bình: Lượng hóa bằng điểm theo nguyên tắc 5-4-3-2-1. Bảng 2.3. Thang đánh giá thực trạng KNNN cho TKT 3 – 6 tuổi
  12. 10 Mức Điểm TB Các mức độ đánh giá thực trạng phát triển KNNN cho điểm TKT 3 – 6 tuổi 5 4.21 – 5.0 Rất quan Rất thường Rất thuận Rất khó Rất ảnh trọng xuyên lợi khăn hưởng 4 3.41- 4.2 Quan Thường Thuận lợi Khó Ảnh hưởng trọng xuyên khăn 3 2.61 - 3.4 Tương Tương đối Tương Tương Tương đối đối quan thường đối thuận đối khó ảnh hưởng trọng xuyên lợi khăn 2 1.81 – 2.6 Ít quan Ít thường Ít thuận Ít khó Ít ảnh trọng xuyên lợi khăn hưởng 1 1 – 1.8 Không Không Không Không Không ảnh quan thường thuận lợi khó hưởng trọng xuyên khăn 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng 2.2.1. Thực trạng KNNN của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi a) Đánh giá chung về mức độ KNNN của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi Bảng 2.4. Đánh giá chung mức độ KNNN của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi TT Kỹ năng ĐTB ĐLC 1 Nhóm kỹ năng nghe 2.59 0.74 1.1 Nhận diện được 6 âm Ling: /m/; /a/; /u/; /i/; /s/; /x/ 3.33 0.68 1.2 Nghe hiểu các từ chỉ người, đồ vật, con vật, sự vật, hành động, hiện tượng 2.89 0.82 quen thuộc, gần gũi 1.3 Nghe hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm 2.28 0.74 1.4 Nghe hiểu và thực hiện từ 1 – 3 yêu cầu 2.69 0.86 1.5 Nghe hiểu nội dung câu chuyện, bài thơ 1.75 0.87 2 Nhóm kỹ năng nói 2.13 0.72 2.1 Phát âm các tiếng, từ, câu để người nghe có thể hiểu được 2.89 0.78 2.2 Sử dụng lời nói với các từ thông dụng chỉ người, đồ vật, con vật, sự vật, hành 2.53 0.77 động, hiện tượng quen thuộc, gần gũi 2.3 Sử dụng lời nói với các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu 1.81 0.79 cảm phù hợp với ngữ cảnh 2.4 Thể hiện nhu cầu, cảm xúc, hiểu biết của bản thân bằng lời nói 1.89 0.85 2.5 Kể lại những sự việc đơn giản 2.22 0.93 2.6 Kể lại câu chuyện đơn giản đã nghe theo trình tự nhất định 1.44 0.61 Điểm TB chung 2.34 0.72 Số liệu ở bảng trên cho thấy, kết quả đánh giá chung về kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi của mẫu nghiên cứu chỉ đạt ở mức độ trung bình với điểm trung bình chung của hai nhóm kỹ năng nghe – nói đạt 2.34 điểm. Trong đó, giữa hai nhóm kỹ năng thành phần có sự khác nhau chút ít: nhóm kỹ năng nghe đạt mức khá với 2.59 điểm, và nhóm kỹ năng nói đạt mức trung bình với 2,13 điểm, các tiểu kỹ trong hai nhóm kỹ năng nghe - nói ở trẻ dao động từ 1,44đ đến 3,33đ. Độ lệch chuẩn của các kỹ năng dao động từ 0.61đ đến 0.93đ cho thấy mức kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi có sự tập trung nhưng không đồng đều. b) Mối tương quan giữa các nhóm KNNN với các yếu tố khác của trẻ khiếm thính
  13. 11 Bảng 2.16. Mối tương quan giữa kỹ năng nghe - nói với các yếu tố khác Kỹ năng Kỹ Tháng Độ Thiết bị Can Thời gian nghe năng tuổi điếc trợ thính thiệp đeo máy nói sớm Hệ số tương 1 .956** .318 .243 .740** .898** .942** Kỹ năng quan Pearson nghe Sig. (2-tailed) .000 .059 .153 .000 .000 .000 N 36 36 36 36 36 36 36 Hệ số tương .956** 1 .363* .362* .802** .838** .959** Kỹ năng quan Pearson nói Sig. (2-tailed) .000 .030 .030 .000 .000 .000 N 36 36 36 36 36 36 36 Hệ số tương .318 .363* 1 .226 .337* .103 .451** quan Pearson Tháng tuổi Sig. (2-tailed) .059 .030 .185 .045 .549 .006 N 36 36 36 36 36 36 36 Hệ số tương .243 .362* .226 1 .656** .216 .396* quan Pearson Độ điếc Sig. (2-tailed) .153 .030 .185 .000 .207 .017 N 36 36 36 36 36 36 36 Hệ số tương .740** .802** .337* .656** 1 .567** .791** Thiết bị quan Pearson trợ thính Sig. (2-tailed) .000 .000 .045 .000 .000 .000 N 36 36 36 36 36 36 36 Hệ số tương .898** .838** .103 .216 .567** 1 .859** Can thiệp quan Pearson sớm Sig. (2-tailed) .000 .000 .549 .207 .000 .000 N 36 36 36 36 36 36 36 Hệ số tương .942** .959** .451** .396* .791** .859** 1 Thời gian quan Pearson đeo máy Sig. (2-tailed) .000 .000 .006 .017 .000 .000 N 36 36 36 36 36 36 36 Ghi chú: Giá trị p (Sig. (2-tailed) < 0.005 thể hiện mối tương quan chặt Kết quả bảng trên cho thấy, kỹ năng nghe - nói của trẻ khiếm thính có tương quan chặt chẽ với nhau và tương quan chặt chẽ với các yếu tố: thiết bị trợ thính, thời gian đeo máy (tuổi nghe) và can thiệp sớm. Các yếu tố về mức độ điếc và độ tuổi không tìm thấy mối tương quan với mức KNNN của trẻ khiếm thính. Trong đó, mức kỹ năng nghe và kỹ năng nói của trẻ khiếm thính có tương quan thuận, chặt chẽ với yếu tố thời gian đeo máy (với r = 0.942; 0.959 và p = 0.000) và yếu tố can thiệp sớm (với r = 0.898; 0.838 và p = 0.000), nghĩa là trẻ khiếm thính được sử dụng thiết bị trợ thính sớm, được can thiệp sớm sẽ có kỹ năng nghe, nói tốt hơn trẻ khiếm thính không được can thiệp sớm, sử dụng thiết bị trợ thính muộn. Bên cạnh đó, mức kỹ năng nghe và kỹ năng nói của trẻ khiếm thính cũng có tương quan thuận, chặt chẽ với yếu tố về thiết bị trợ thính (với r = 0.740; 0.802 và p = 0.000), nghĩa là trẻ khiếm thính cấy điện cực ốc tai sẽ có kỹ năng nghe, nói tốt hơn trẻ khiếm thính đeo máy trợ thính. Kết quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu về nhóm trẻ khiếm thính được can thiệp sớm và nhóm trẻ khiếm thính được cấy điện cực ốc tai trên thế giới. 2.2.2. Thực trạng phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi a) Nhận thức của giáo viên về vai trò và ý nghĩa của việc phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 100% giáo viên được khảo sát đều cho rằng việc phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính là
  14. 12 rất quan trọng và quan trọng. Bên cạnh đó, GV đã có những đánh giá tích cực về ý nghĩa của việc phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính, đây sẽ là điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động giúp trẻ khiếm thính phát triển KNNN. b) Thực trạng nội dung phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính * Về xây dựng kế hoạch phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính Có 37.8% GV trả lời rằng họ có tiến hành xây dựng kế hoạch phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính theo học kỳ và theo năm học, 62.2% GV không xây dựng kế hoạch phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính. Phỏng vấn sâu giáo viên về vấn đề này, các giáo viên chia sẻ rằng họ lồng ghép kế hoạch phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính vào kế hoạch giáo dục chung của lớp nhưng chưa thể hiện được vấn đề điều chỉnh cho trẻ khiếm thính, chưa có mục tiêu riêng cho trẻ khiếm thính ở trong lớp. * Về các nội dung phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính Bảng 2.17. Mức độ thực hiện các nội dung phát triển KNNN cho TKT TT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Thứ Rất Thường Tương Ít Không bậc thường xuyên đối thường thường xuyên thường xuyên xuyên xuyên 1 Nhận diện được 6 âm Ling: 0 0 16 21 90 1.42 11 /m/; /a/; /u/; /i/; /s/; /x/ 2 Nghe hiểu các từ chỉ người, đồ vật, con vật, sự vật, hành 41 77 9 0 0 4.25 1 động, hiện tượng quen thuộc, gần gũi 3 Nghe hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng 38 74 15 0 0 4.18 2 và các từ biểu cảm 4 Nghe hiểu và thực hiện được từ 26 58 36 7 0 3.81 5 1 – 3 yêu cầu 5 Nghe hiểu nội dung câu 21 46 52 8 0 3.63 8 chuyện, bài thơ 6 Phát âm các tiếng, từ, câu để 21 61 37 8 0 3.75 người nghe có thể hiểu được 6 7 Sử dụng lời nói với các từ thông dụng chỉ người, đồ vật, con vật, sự vật, hành động, 37 76 14 0 0 4.18 2 hiện tượng quen thuộc, gần gũi 8 Sử dụng lời nói với các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công 34 69 24 0 0 4.08 4 dụng và các từ biểu cảm phù hợp với ngữ cảnh 9 Thể hiện nhu cầu, cảm xúc, hiểu biết của bản thân bằng 24 51 39 13 0 3.68 7 lời nói 10 Kể lại những sự việc đơn 18 57 38 14 0 3.62 giản 9 11 Kể lại câu chuyện đơn giản đã nghe theo trình tự nhất 15 41 59 12 0 3.46 10 định 3.64 Điểm trung bình chung
  15. 13 Như vậy, các nội dung phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính khá đa dạng và được GV thực hiện khá thường xuyên (với điểm trung bình chung là 3.64 điểm). Trong đó, GV thường tập trung đến các nội dung phát triển KNNN đã được quy định trong chương trình giáo dục mầm non. Chỉ riêng nội dung GD kỹ năng “Nhận diện được 6 âm Ling” là các GV hầu như không thực hiện với điểm trung bình là 1.42 điểm, xếp bậc 11. Khi phỏng vấn sâu một số GV dạy trẻ khiếm thính ở lớp hòa nhập, chúng tôi được biết: Các giáo viên cũng chưa hiểu được vai trò của việc dạy nghe âm Ling đối với trẻ khiếm thính, họ cũng chưa biết cách dạy trẻ nghe âm Ling, do đó họ không thực hiện nội dung này. Các nội dung còn lại đều được quy định trong chương trình GD mầm non ở lĩnh vực Giáo dục phát triển ngôn ngữ, do đó họ thường xuyên thực hiện theo đúng chương trình quy định. Quan sát các hoạt động phát triển KNNN trong lớp học, chúng tôi nhận thấy hầu hết GV cũng chỉ thực hiện theo chương trình chung cho tất cả trẻ trong lớp, chưa có nội dung GD tác động riêng cho học sinh khiếm thính. c) Thực trạng hình thức phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính Bảng 2.18. Các hình thức phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính T Hình thức phát triển KNNN Mức độ ĐTB Thứ T Rất Thường Tương Ít Không bậc thường xuyên đối thường thường xuyên thường xuyên xuyên xuyên 1 Phát triển KNNN cho TKT trong các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hằng ngày ở lớp mẫu giáo 48 79 0 0 0 4.38 1 2 Phát triển KNNN cho TKT trong hoạt động hỗ trợ cá nhân 3.15 3 0 36 74 17 0 3 Phối hợp với gia đình để phát triển kỹ năng nghe – nói cho TKT trong các hoạt động tại gia đình 15 50 44 18 0 3.49 2 Kết quả khảo sát cho thấy, hình thức phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính mà GV thường xuyên lựa chọn là Phát triển KNNNcho trẻ khiếm thính trong các hoạt động ở lớp mẫu giáo (điểm trung bình 4.38 điểm, xếp bậc 1), trong đó, hoạt động được GV lựa chọn thường xuyên nhất là hoạt động Đọc sách, thơ, truyện; Kể chuyện, tiếp đến là hoạt động tổ chức trò chơi và giao tiếp hằng ngày. Tiếp đến là hình thức Phối hợp với gia đình để Phát triển KNNN cho TKT trong các hoạt động tại gia đình (điểm trung bình 3.49 điểm, xếp bậc 2). Hình thức mà GV ít sử dụng thường xuyên nhất là Phát triển KNNN cho TKT trong hoạt động hỗ trợ cá nhân (điểm trung bình 3.15 điểm, xếp bậc 3). d) Thực trạng các phương pháp phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính Bảng 2.19. Các phương pháp phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính Mức độ sử dụng Tương Phương pháp phát Rất Ít Không Thứ TT Thường đối ĐTB triển KNNN thường thường thường bậc xuyên thường xuyên xuyên xuyên xuyên 1. Các phương pháp tiếp cận theo phương pháp tự nhiên 3.78 1.1 Nhóm PP dùng lời nói 42 76 9 0 0 4.26 1 1.2 Nhóm PP trực quan, 31 78 18 0 0 4.10 2 minh họa 1.3 Nhóm PP thực hành, 30 78 19 0 0 4.09 3 trải nghiệm
  16. 14 1.4 Nhóm PP giáo dục 24 41 62 0 0 3.70 4 bằng tình cảm, khích lệ 1.5 Nhóm PP nêu gương, 11 38 54 21 3 3.26 5 đánh giá 1.6 Sử dụng các kỹ thuật phát triển ngôn ngữ tự nhiên như: Tạo môi trường giàu kích thích ngôn ngữ; Nói mẫu; 9 33 65 20 0 3.24 6 Nhắc lại; Mở rộng câu nói; Tạo tình huống có vấn đề; Khuyến khích trẻ tương tác… 2. Các phương pháp tiếp cận theo phương pháp cấu trúc 2.47 2.1 Sử dụng các bài tập/trò chơi luyện nghe cho 0 20 36 55 16 2.47 8 TKT 2.2. Sử dụng các kỹ thuật đặc thù để dạy và sửa 3 18 39 48 19 2.51 7 lỗi phát âm cho TKT 2.3 Sử dụng các bài tập can thiệp để rèn luyện KN 1 15 42 50 19 2.44 9 nghe – nói cho TKT Điểm trung bình chung 3.13 Kết quả khảo sát cho thấy, các giáo viên đã sử dụng các phương pháp phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính gồm cả phương pháp tự nhiên và phương pháp cấu trúc, tuy nhiên mức độ thường xuyên sử dụng vẫn thấp với điểm trung bình chung là 3.13 điểm. Trong đó, các PP tự nhiên được sử dụng thường xuyên hơn các PP cấu trúc (điểm trung bình của nhóm PP tự nhiên là 3.78 điểm (mức thường xuyên), nhóm phương pháp cấu trúc là 2.47 điểm (mức hiếm khi). Khảo sát ý kiến của GV về mức độ hiệu quả của các PP phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính, các giáo viên cho rằng các PP tự nhiên và PP cấu trúc đều có thể sử dụng hiệu quả trong việc phát triển KNNN cho TKT với điểm trung bình chung của cả hai nhóm PP đạt 4.07 điểm (mức hiệu quả) và không có sự chênh lệch về mức hiệu quả giữa hai nhóm phương pháp. e) Về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính * Thuận lợi trong quá trình tổ chức hoạt động phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính Kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy, việc tổ chức hoạt động phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính có một số thuận lợi như sau: Thuận lợi từ phía bản thân trẻ khiếm thính xếp bậc 1 với điểm trung bình là 3.91 điểm; Sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường (3.63 điểm, xếp bậc 2); Môi trường tâm lý trong lớp mẫu giáo hòa nhập (3.28 điểm, xếp bậc 3). Các yếu tố khác được cho là ít thuận lợi hoặc không thuận lợi trong quá trình tổ chức hoạt động phát triển KNNNcho trẻ khiếm thính. * Khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính Kết quả khảo sát cho thấy, khó khăn lớn nhất của GV trong việc tổ chức hoạt động phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính là khó khăn do thiếu tài liệu hướng dẫn phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính (điểm trung bình 4.28 điểm, xếp bậc 1), tiếp đến là khó khăn đến từ năng lực của chính bản thân giáo viên (điểm trung bình 3.65 điểm, xếp bậc 2), khó khăn do thiếu sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường, GV và cha mẹ trẻ khiếm thính (điểm trung bình 3.51 điểm, xếp bậc 3). Thêm vào đó,
  17. 15 các giáo viên cũng gặp khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, môi trường lớp học và trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi để phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính (điểm trung bình lần lượt là 3.35 điểm và 3.06 điểm). g) Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính Bảng 2.20. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển KNNN cho TKT TT Các yếu tố Mức độ ĐTB Thứ Rất Tương Không bậc Ảnh Ít ảnh ảnh đối ảnh ảnh hưởng hưởng hưởng hưởng hưởng 1 Các yếu tố liên quan đến khuyết tật của trẻ (mức độ suy giảm thính lực, độ tuổi suy giảm thính lực, 47 65 15 0 0 4.25 2 khả năng nhận thức, hứng thú và nhu cầu nghe – nói) 2 Năng lực của giáo viên 49 61 17 0 0 4.25 2 3 Sự hỗ trợ thính học 51 76 0 0 0 4.41 1 4 Can thiệp sớm 36 61 30 0 0 4.05 5 5 Sự tham gia, hỗ trợ của 32 80 15 0 0 4.13 4 cha mẹ 6 Sự hỗ trợ từ bạn cùng 23 71 33 0 0 3.92 6 trang lứa 7 Việc lựa chọn các PP tiếp 12 48 57 10 0 3.49 7 cận giao tiếp cho TKT Kết quả khảo sát ở bảng 2.20 cho thấy, các giáo viên được khảo sát đều thống nhất rằng cả 7 yếu tố đưa ra trong nghiên cứu này đều có ảnh hưởng đến việc phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính, điểm trung bình của các yếu tố giao động từ 3.49 điểm đến 4.41 điểm. Trong đó, yếu tố sự hỗ trợ thính học được đánh giá là có ảnh hưởng lớn nhất đến việc phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính (với điểm trung bình là 4.41 điểm, xếp bậc 1). Yếu tố tiếp theo được đánh giá là ảnh hưởng khá lớn đến việc phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính là yếu tố liên quan đến khuyết tật của trẻ và năng lực của giáo viên (điểm trung bình đều đạt 4.25 điểm, xếp bậc 2). 2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng 2.2.3.1. Điểm mạnh - Trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi có thiết bị trợ thính học lớp MGHN ở các trường mầm non hòa nhập đã đạt một mức độ phát triển KNNN nhất định. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đề xuất các biện pháp phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính. - Đội ngũ GV ở các trường MN được đào tạo đạt chuẩn, nhiệt tình, tận tâm trong công việc, ngoài kiến thức nền vững chắc về sư phạm GDMN, phần lớn GV đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về giáo dục trẻ khuyết tật. Họ cũng có nhận thức tương đối đầy đủ về vai trò và ý nghĩa của việc phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính. - Các GV cũng đã bước đầu lựa chọn và thực hiện một số nội dung phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính theo các nội dung được quy định trong chương trình GDMN. Mặc dù chưa có nội dung tác động riêng cho trẻ khiếm thính nhưng GV cũng đã có sự quan tâm, hỗ trợ cá nhân cho trẻ. - Việc phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi trong các hoạt động ở lớp mẫu giáo cũng đã được GV thực hiện khá thường xuyên thông qua các hoạt động như đọc sách, thơ, truyện; kể chuyện; tổ chức trò chơi và giao tiếp hằng ngày. Bên cạnh đó, hình thức phối hợp với gia đình để phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính trong các hoạt động tại gia đình và hình thức hỗ trợ cá
  18. 16 nhân cũng đã được GV quan tâm mặc dù chưa thực hiện thường xuyên. - Bước đầu GV đã áp dụng một số biện pháp phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính như đàm thoại, trò chuyện, tổ chức trò chơi, tạo môi trường giàu kích thích, sử dụng một số kỹ thuật phát triển ngôn ngữ tự nhiên (như nói mẫu, nhắc lại) mặc dù mức độ thường xuyên sử dụng còn thấp. - Quá trình phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính có một số thuận lợi về: bản thân trẻ khiếm thính (rất nhanh nhẹn, hợp tác); Sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường; Môi trường tâm lý trong lớp mẫu giáo hòa nhập giúp trẻ khiếm thính có môi trường thuận lợi để phát triển kỹ năng nghe - nói. Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển kỹ năng nghe - nói cho trẻ khiếm thính như: Đặc điểm của trẻ; Sự hỗ trợ thính học; Can thiệp sớm; Năng lực của giáo viên; Sự hỗ trợ của cha mẹ trẻ; Sự hỗ trợ từ bạn cùng trang lứa; Sự hỗ trợ từ cộng đồng, xã hội. Nếu khai thác và tận dụng tốt các yếu tố này, đặc biệt là các yếu tố khách quan thì có thể góp phần cải thiện các KNNN của trẻ khiếm thính. 2.2.3.2. Hạn chế - Mức độ phát triển KNNN của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi còn thấp. Trong đó, trẻ khiếm thính hạn chế ở cả kỹ năng nghe hiểu từ, nghe hiểu các câu yêu cầu, nghe hiểu nội dung câu chuyện/bài thơ và kỹ năng phát âm, sử dụng từ, câu trong giao tiếp. - GV dạy lớp hòa nhập có trẻ khiếm thính chưa được đào tạo chuyên môn về GD trẻ khiếm thính, do đó chưa có kiến thức và kỹ năng đầy đủ về hỗ trợ trẻ khiếm thính học trong lớp hòa nhập, năng lực của giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính còn nhiều hạn chế. - Phần lớn GV chưa xây dựng kế hoạch phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính. Việc phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính chủ yếu thực hiện thông qua các hoạt động ở trường mầm non theo chương trình chung, chưa có nội dung giáo dục riêng cho trẻ khiếm thính trong lớp học. - Các hình thức phối hợp với gia đình để phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính trong hoạt động tại gia đình và hình thức phát triển kỹ năng nghe - nói trong hoạt động hỗ trợ cá nhân còn ít được GV thực hiện và chưa hiệu quả. - Các biện pháp phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính còn chưa được thực hiện thường xuyên, hiệu quả, GV mới chủ yếu sử dụng các biện pháp chung trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hiếm khi sử dụng những biện pháp đặc thù, chuyên biệt trong việc phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính. Bên cạnh đó, giáo viên cũng chưa tận dụng lợi thế của lớp học hòa nhập để giúp trẻ em tương tác, hỗ trợ lẫn nhau. - Thiếu tài liệu hướng dẫn phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính. Nội dung hướng dẫn tổ chức hoạt động cho trẻ khuyết tật trong chương trình GDMN cũng rất sơ sài, không có nội dung dành riêng cho trẻ khiếm thính. - Thiếu sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường, GV và cha mẹ trẻ khiếm thính trong việc phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính. - Khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, môi trường lớp học và trang t hiết bị, đồ dùng, đồ chơi để phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính. 2.2.3.3. Nguyên nhân - Thiếu những chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, sát thực cho giáo viên trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung phát triển kỹ năng nghe nói cho trẻ khiếm thính ở lớp mẫu giáo hòa nhập; thiếu các tài liệu hướng dẫn phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính ở lớp mẫu giáo hòa nhập. - Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GV dạy hòa nhập trẻ khiếm thính còn thiếu hụt, hạn chế cả về số lượng và chất lượng. - Hiện nay các trường mầm non thực hiện GDHN còn thiếu các yếu tố hỗ trợ cho việc thực hiện công tác GDHN trẻ khiếm thính như: điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị trong lớp học, xây dựng môi trường thân thiện, tương tác tích cực cho trẻ khiếm thính, việc kết nối giữa nhà trường với các lực lượng xã hội còn hạn chế.
  19. 17 - Các gia đình đã dành sự quan tâm, có ý thức phối kết hợp với GV, với nhà trường trong công tác giáo dục trẻ. Tuy nhiên, các yếu tố khác của gia đình như điều kiện kinh tế, thời gian, nhân lực… cũng tác động không nhỏ đến chất lượng giáo dục trẻ khiếm thính. - Bản thân mỗi trẻ khiếm thính là một cá thể riêng, trong nhóm trẻ khiếm thính được khảo sát, mặc dù cùng được học trong môi trường hòa nhập, nhưng các em hoàn toàn khác nhau về đặc điểm, khả năng, điều kiện sống, sự chăm sóc của gia đình, tính cách, khả năng hòa nhập và thích ứng, do vậy mà mức độ lĩnh hội các kỹ năng nghe - nói, ứng dụng trong các tình huống ở trên lớp cũng như thực hành khi ở nhà của mỗi trẻ là khác nhau. Kết luận chương 2 1. Việc triển khai khảo sát thực trạng tuân theo đúng quy trình khoa học của các phương pháp định lượng và định tính. Về thang đo mức KNNN của trẻ khiếm thính, luận án đã xây dựng 11 tiêu chí đánh giá mức kỹ năng nghe - nói thuộc 2 lĩnh vực kỹ năng là: kỹ năng nghe và kỹ năng nói. Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 4 mức độ thực hiện: Mức 1 - Tốt (4 điểm); mức 2 – Khá (3 điểm); mức 3 - Trung bình (2 điểm); mức 4 – Kém (1 điểm). Các tiêu chí đánh giá này đã được kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (r = 0,979). 2. Kết quả khảo sát kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi cho thấy: Mức kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi còn hạn chế, chỉ đạt ở mức trung bình. Trong hai nhóm kỹ năng, mức kỹ năng nghe của trẻ khiếm thính có xu hướng tốt hơn một chút so với mức kỹ năng nói (điểm trung bình của mức kỹ năng nghe là 2.59 điểm, kỹ năng nói là 2.13 điểm). Hai nhóm kỹ năng nghe và kỹ năng nói có mối tương quan với nhau rất chặt và đều có tương quan chặt với yếu tố về thiết bị trợ thính, thời gian đeo máy và việc tham gia chương trình can thiệp sớm. 3. Phần lớn GV đều nhận thức đúng đắn về vai trò và ý nghĩa của việc phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính trong lớp mẫu giáo hòa nhập. Các GV bước đầu đã lựa chọn và thực hiện một số nội dung, cách thức phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính phù hợp với các nội dung, phương pháp chung được quy định trong chương trình GDMN. Tuy nhiên, do chưa được bồi dưỡng chuyên sâu về GDHN trẻ khiếm thính nên các GV thiếu các phương pháp đặc thù để hỗ trợ trẻ trong các hoạt động chung cũng như các tiết học các nhân. 4. Công tác bồi dưỡng chuyên môn sâu cho GV dạy hòa nhập trẻ khiếm thính còn chưa được thực hiện thường xuyên, thiếu các tài liệu hướng dẫn phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính và thiếu các yếu tố hỗ trợ cho việc thực hiện công tác GDHN trẻ khiếm thính ở các trường mầm non. Đây được coi là những nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế của thực trạng phát triển kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi. 5. Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề xuất biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập để nâng cao hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính. Bên cạnh đó, việc đề xuất các biện pháp phát triển kỹ năng nghe - nói cần phải dựa trên đặc điểm kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính, thực trạng phát triển kỹ năng nghe - nói của GV dạy lớp MGHN. Có như vậy, các biện pháp đề xuất mới có tính khả thi và tác động có hiệu quả nhất với trẻ khiếm thính ở lớp mẫu giáo hòa nhập.
  20. 18 CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE - NÓI CHO TRẺ KHIẾM THÍNH 3 – 6 TUỔI 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi - Đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi - Đảm bảo tính toàn diện, tính phát triển, tính hệ thống - Đảm bảo tính cá biệt hóa - Đảm bảo phát huy tính tích cực, tự giác của trẻ 3.2. Biện pháp phát triển kỹ năng nghe - nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi Căn cứ vào kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi, các nguyên tắc xây dựng biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi, luận án đề xuất 3 nhóm biện pháp với 8 biện pháp cụ thể để phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập như sau: (1) Nhóm biện pháp điều kiện; (2) Nhóm biện pháp phát triển KNNN trong các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hằng ngày ở lớp MGHN; (3) Nhóm biện pháp phát triển KNNN trong hoạt động hỗ trợ cá nhân. NHÓM BIỆN PHÁP ĐIỀU KIỆN Biện pháp 1: Đánh giá mức phát triển KNNN và xây dựng kế hoạch phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính Biện pháp 2: Xây dựng môi trường phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính Biện pháp 3: Nâng cao năng lực phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính của GV, cha mẹ NHÓM BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NHÓM BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KNNN TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG KNNN TRONG HOẠT ĐỘNG TRONG CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HẰNG HỖ TRỢ CÁ NHÂN NGÀY Ở TRƯỜNG MẦM NON Biện pháp 4: Lồng ghép các nội dung phát Biện pháp 7: Sử dụng trò chơi để rèn triển KNNN cho TKT trong các hoạt động luyện kỹ năng nghe cho trẻ khiếm thính trong chế độ sinh hoạt hằng ngày ở trường Biện pháp 8: Rèn luyện khả năng phát mầm non âm và khả năng diễn đạt lời nói trôi Biện pháp 5: Tạo tình huống có vấn đề chảy cho trẻ khiếm thính cho TKT thực hành, rèn luyện KNNN Biện pháp 6: Sử dụng các kỹ thuật phát triển KNNN cho TKT trong các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hằng ngày
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1