Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học môn Vật lý tại các trường Trung học phổ thông thành phố Hà Nội theo tiếp cận mô hình CIPO
lượt xem 3
download
Luận án "Quản lý dạy học môn Vật lý tại các trường Trung học phổ thông thành phố Hà Nội theo tiếp cận mô hình CIPO" được nghiên cứu nhằm đề xuất biện pháp quản lý dạy học môn Vật lý góp phần nâng cao chất lượng quản lý dạy học môn học Vật lý.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học môn Vật lý tại các trường Trung học phổ thông thành phố Hà Nội theo tiếp cận mô hình CIPO
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VŨ LẬP QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN MÔ HÌNH CIPO Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2023
- Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học Xã hội Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ MAI LAN Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Văn Thuần Phản biện 3: TS. Nghiêm Xuân Dũng Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam – Học viện Khoa học Xã hội, vào hồi ….. giờ ….. ngày …. Tháng….. năm 2023. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học Xã hội
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự nghiệp phát triển giáo dục thì nâng cao chất lượng giáo dục luôn đặt lên hàng đầu, để chất lượng giáo dục được nâng cao thì công tác quản lý dạy học trong các trường trung học phổ thông phải thực hiện theo hướng quản lý đến từng môn học. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đáp ứng yêu cầu của cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 rất cần dạy học và quản lý dạy học theo cách tiếp cận mới trong đó có tiếp cận CIPO. Để nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lý thì cần nâng cao chất lượng quản lý dạy học môn học này. Thực tế trong những năm gần đây chất lượng dạy học môn Vật lý ở cấp trung học phổ thông thành phố Hà Nội là không cao,trong khi đó đòi hỏi của phụ huynh và học sinh về chất lượng dạy học là rất cao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là quản lý việc dạy học môn học này còn chưa đi đúng hướng, để nâng cao chất lượng dạy học môn học này thì cần tìm cách nâng cao chất lượng quản lý dạy học . Có rất nhiều công trình nghiên cứu về quản lý dạy học để nâng cao chất lượng dạy học các môn học môn học;Tuy nhiên các nghiên cứu này vẫn chưa nâng cao được chất lượng quản lý và chất lượng dạy học các môn học. Trong khi đó Nghiên cứu sinh nhận thấy : Quản lý dạy học môn Vật lý tại các trường trung học phổ thông thông qua tiếp cận mô hình CIPO bao gồm quản lý đầu vào, quản lý quá trình, quản lý đầu ra và xem xét sự tác động ảnh hưởng của các yếu tố bối cảnh tới quản lý dạy học môn Vật lý trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Thực hiện tốt các nội dung quản lý này sẽ nâng cao chất lượng dạy học môn học theo yêu cầu của xã hội trong bối cảnh hiện nay. Nghiên cứu quản lý dạy học nói chung và quản lý dạy học môn Vật lý nói riêng đã có một số công trình nghiên cứu song nghiên cứu quản lý dạy học môn Vật lý theo tiếp cận mô hình CIPO thì còn mới và chưa có nhiều nghiên cứu được triển khai một cách có hệ thống và chuyên sâu từ góc độ khoa học quản lý giáo dục. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Quản lý dạy học môn Vật lý tại các trường Trung học phổ thông thành phố Hà Nội theo tiếp cận mô hình CIPO”. làm đề tài luận án tiến sỹ ngành Quản lý giáo dục. 1
- 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát, phân tích thực trạng quản lý dạy học môn Vật lý tại các trường THPT thành phố Hà Nội và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này theo tiếp cận mô hình CIPO. Luận án đề xuất biện pháp quản lý dạy học môn Vật lý góp phần nâng cao chất lượng quản lý dạy học môn học Vật lý . 2.2. Nhiêm vụ nghiên cứu 1)Tổng quan các công trình nghiên cứu về dạy học và quản lý dạy học 2)Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý dạy học môn Vật lý ở trường THPT theo mô hình CIPO 3)Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý dạy học môn Vật lý tại các trường THPT thành phố Hà Nội, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động này theo mô hình CIPO 4)Đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học môn Vật lý tại các trường THPT thành phố Hà Nội theo mô hình CIPO góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lý. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, tiến hành thử nghiệm 1 biện pháp trong thực tiễn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quản lý dạy học môn Vật lý tại trường trung học phổ thông thành phố Hà Nội theo tiếp cận mô hình CIPO . 3.2.Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Giới hạn về phạm vi nội dung nghiên cứu Có rất nhiều cách tiếp cận để nghiên cứu quản lý dạy học môn Vậy lý tuy nhiên trong nghiên cứu này chúng tôi xác định các nội dung quản lý dạy học môn Vật lý theo mô hình CIPO với các thành tố chính, quản lý đầu vào, quản lý quá trình dạy học, quản lý đầu ra, xem xét sự tác động của yếu tố bối cảnh. 3.2.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu gồm các trường trung học phổ thông công lập thuộc thành phố Hà Nội như sau: Yên Hòa; Hai Bà Trưng ; Trần Phú; Cao Bá Quát; Đại Mỗ; Thượng Cát; Tây Hồ; Ngô Thì Nhậm; Xuân Khanh; Phùng Khắc Khoan; Lý Thường Kiệt; Đông Anh; Xuân Đỉnh, Quang Trung, Dương Xá, Kim Liên. Ngoài khảo sát các trường tại các trường trung học phổ thông , chúng tôi còn khảo sát 2
- tại trường bồi dưỡng cán bộ Giáo dục Hà Nội trong các lớp nguồn cán bộ Giáo Dục Hà Nội, lớp dành cho tổ trưởng , phó hiệu trưởng . Trong các trường trên có các trường thuộc Nội Thành Hà Nội và ngoại thành Hà Nội. 3.2.3. Giới hạn về khách thể điều tra, khảo sát, giới hạn về chủ thể quản lý Tổng số khách thể khảo sát là 426 người gồm 3 nhóm khách thể: Cán bộ sở giáo dục, cán bộ quản lý cấp trường và giáo viên . Chủ thể quản lý chính là hiệu trưởng trường trung học phổ thông. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu Luận án này sử dụng theo tiếp cận CIPO, là quản lý theo một quy trình bao gồm quản lý đầu vào, quản lý quá trình và quản lý đầu ra, xem xét sự tác động của yếu tố bối cảnh. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp sau: +Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu + Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi +Phương pháp phỏng vấn sâu +Phương pháp thực nghiệm + Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục + Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Về mặt lý luận: Luận án đã xây dựng được khung lý luận nghiên cứu quản lý dạy học theo tiếp cận mô hình CIPO. Trong đó đã xác định được các khái niệm công cụ của luận án và xây dựng được khái niệm làm việc của luận án đó là khái niệm quản lý dạy học theo mô hình CIPO của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên trường trung học phổ thông. Luận án cũng đã nghiên cứu và phân tích lý luận về bối cảnh ảnh hưởng đến nội dung quản lý dạy học môn Vật lý,qua đó làm phong phú thêm lý luận về quản lý dạy học môn Vật lý theo mô hình CIPO. Về mặt thực tiễn: Luận án đã khắc hoạ được bức tranh chung về thực trạng quản lý dạy học môn Vật lý tại các trường trung học phổ thông thành phố Hà Nội theo tiếp 3
- cận mô hình CIPO. Kết quả nghiên cứu này đã cho phép nhận diện chính xác trên bình diện tổng quát và ở những lát cắt cụ thể về kết quả thực hiện quản lý dạy học môn Vật lý tại các trường trung học phổ thông thành phố Hà nôi theo mô hình CIPO cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý dạy học môn học này. Đây là những cứ liệu quan trọng cho nhiều nghiên cứu khác có liên quan, là cơ sở thực tiễn phù hợp cho việc đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn Vật lý tại các trường trung học phổ thông theo tiếp cận mô hình CIPO,và thử nghiệm biện pháp trong thực tiễn thể hiện là những kiến giải có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, có thể chuyển giao vận dụng có hiệu quả trong các trường trung học phổ thông trong cả nước góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lý. 6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần bổ sung một số vấn đề lý luận về quản lý dạy học môn Vật lý tại trường trung học phổ thông Kết quả nghiên cứu về mặt phương pháp của luận án cũng là cơ sở khoa học để có thể tiến hành các nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực quản lý giáo dục ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các biện pháp của luận án đề xuất và kết quả thử nghiệm các biện pháp có tính cần thiết, tính hiệu quả và tính khả thi cao. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo bổ ích đối với nghiên cứu và giảng dạy về quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý đối với các nhà nghiên cứu các cán bộ quản lý Hiệu trưởng, Hiệu phó, Tổ trưởng chuyên môn ở nước ta hiện nay. 7. Cơ cấu của luận án Chương 1 : Tổng quan các công trình nghiên cứu về dạy học và quản lý dạy học Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý dạy học môn Vật lý tại các trường THPT theo tiếp cận mô hình CIPO Chương 3: Thực trạng quản lý dạy học môn Vật lý tại các trường THPT thành phố Hà nội theo tiếp cận mô hình CIPO Chương 4: Biện pháp quản lý dạy học môn Vật lý tại các trường THPT thành phố Hà Nội theo tiếp cận mô hình CIPO 4
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ DẠY HỌC 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về dạy học các môn học 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài về dạy học các môn học 1.1.1.1. Hướng nghiên cứu dạy học lấy người học làm trung tâm Nhà giáo dục Mỹ, John Dewey (1859 - 1952);Tác giả đã đề xuất thành lập nhà trường tích cực hướng vào người học, lấy quá trình học tập của người học làm trung tâm (Learner centred); thực chất nhằm khuyến khích tính học tập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của người học [103]; Sau này, nhà giáo dục Kerschenteiner (1854 - 1932) [109. tr, 25] đưa tư tưởng nguyên tắc của nhà trường tích cực vào hoạt động dạy học ở trường tiểu học và trung học, thông qua cách thức tổ chức các hoạt động dạy học để phát triển tính cách của người học. 1.1.1.2. Hướng nghiên cứu hoạt động dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực Các nghiên cứu hướng đến việc xem xét và giải quyết các vấn đề cơ bản như: vai trò của dạy học theo tiếp cận năng lực; Các năng lực cần hình thành cho người học. Đại diện cho hướng nghiên cứu vai trò, đặc trưng và ưu thế của dạy học theo hướng phát triển năng lực gồm có các nhà nghiên cứu như: Richard Boyatzis; P.A. McLagan; Ananiadou, K. và M. Claro; Tony Wagner; Robert J. Marzano; Thad Nodine và Sally M. Johnstone [118],[112],[95],[76],68][128]. Các nghiên cứu cụ thể về vấn đề này, các nhà khoa học đã khẳng định vai trò quan trọng của dạy học theo hướng phát triển năng lực đối với hiệu quả của hoạt động dạy học và với mục tiêu chung của hoạt động này cũng như kết quả học tập của học sinh. 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam về dạy học các môn học 1.1.2.1.Các nghiên cứu chung về dạy học Đại diện cho hướng nghiên cứu này có các tác giả như: Thái Duy Tuyên; Nguyễn Hữu Châu; Phan Thị Hồng Vinh 1.1.2.2. Các nghiên cứu tiếp cận theo định hướng phát triển năng lực của người học 1.1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam về dạy học môn Vật lý 5
- Các tác giả Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (1999), [74] đã xuất bản cuốn sách: Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học Vật Lý ở trường phổ thông. Tác giả Đỗ Hương Trà (2011) ,[78] trong tác phẩm: “Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông”, Ngô Diệu Nga (2008),[54] Chiến lược dạy học Vật lí ở trường trung học cơ sở . Nguyễn Văn Giang (2008) [28], “Tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh bằng hình thức dạy học theo nhóm trong dạy học Vật lí”. Vv... 1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu quản lý dạy học các môn học 1.2.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài về quản lý dạy học các môn học Tại các nước phương Tây, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý dạy học rất sôi động. 1.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam về quản lý hoạt động dạy học Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy về quản lý hoạt động dạy học có các hướng nghiên cứu chính sau: vị trí, vai trò của việc quản lý quá trình dạy học; mối quan hệ giữa quản lý hoạt động dạy và hoạt động học; quản lý vai trò của người dạy và người học; quản lý đổi mới nội dung và cách thức tổ chức tiến hành các hình thức tổ chức dạy học trên lớp... 1.3. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết 1.3.1. Những luận điểm cần kế thừa, phát triển Kết quả nghiên cứu đã cung cấp một số tài liệu cần thiết và cách tiếp cận chuyên biệt cho quá trình thực hiện đề tài. Đây là cơ sở tiền đề để tác giả kế thừa và phát triển hoàn thiện luận án “Quản lý hoạt động dạy học môn vật lý tại trường trung học phổ thông thành phố Hà Nội theo tiếp cận CIPO 1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục giải quyết Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý dạy học các môn học nói chung và môn Vật lý nói riêng theo tiếp cận CIPO, các khái niệm; lí luận về dạy học, quản lý dạy học ở trường trung học phổ thông; Các yếu tố bối cảnh ảnh hưởng tới quản lí dạy học nói chung khảo sát, phân tích thực trạng dạy học môn Vật lý. Đề xuất các biện pháp quản lí dạy học môn Vật lý và thử nghiệm 01 biện pháp trong thực tiễn để kiểm chứng tính cần thiết, khả thi và tính ứng dụng trong thực tiễn của biện pháp đề xuất 6
- CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN MÔ HÌNH CIPO 2.1. Dạy học môn Vật lý ở trường Trung học phổ thông 2.1.1. Khái niệm môn Vật lý Vật Lý là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực [118]. Một cách rộng hơn, nó là sự phân tích tổng quát về tự nhiên, được thực hiện để hiểu được cách biểu hiện của vũ trụ Vật lý nghiên cứu thế giới của bạn và thế giới cũng như vũ trụ xung quanh bạn [116] 2.1.2. Khái niệm về dạy học môn Vật lý ở trường trung học phổ thông 2.1.2.1. Khái niệm về dạy học Dạy học là quá trình tổ chức của các cơ sở giáo dục trong khuôn khổ của pháp luật: nhằm tiến hành các hoạt động có mục đích của người dạy và người học giúp người học: Chiếm lĩnh tri thức của nhân loại, từng bước hình thành năng lực tự học, hình thành các kỹ năng, kỹ xảo,năng lực nghề nghiệp,... để giải quyết một số yêu cầu đặt ra trong cuộc sống của mỗi cá nhân, phù hợp với yêu cầu của xã hội”. 2.1.2.2. Khái niệm dạy học ở trường trung học phổ thông Dạy học ở trường trung học phổ thông gồm 2 hoạt động chính: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh gọi tắt là quá trình dạy học, quá trình này là toàn bộ hoạt động của giáo viên và học sinh dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển, hướng dẫn của giáo viên nhằm giúp học sinh tự giác, tích cực,chủ động nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, qua đó phát triển được năng lực tự chủ, tự học năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Qua quá trình dạy học những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ , năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ , năng lực thể chất. 2.1.2.3. Khái niệm dạy học môn Vật lý ở trường Trung học phổ thông Dạy học môn Vật lý ( theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018) là hoạt động dưới sự tổ chức, sự điều khiển của giáo viên Vật lý, nhằm truyền đạt cho học sinh những kiến thức của môn Vật lý, hình thành cho học sinh những năng lực đặc thù như năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực 7
- tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, kỹ năng làm thí nghiệm Vật lý, học sinh giải quyết những vấn đề một cách sáng tạo. 2.2. Những yêu cầu dạy học môn Vật lý ở trường trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 2.2.1. Mục tiêu của dạy học môn Vật lý ở cấp trung học phổ thông Mục tiêu chung là chuyển từ dạy học nặng về tiếp cận nội dung sang dạy học chú trọng tiếp cận năng lực. Mục tiêu cụ thể là: Về kiến thức: Đạt được một hệ thống kiến thức Vật lý phổ thông, cơ bản và phù hợp với quan điểm hiện đại các kỹ năng kỹ xảo tương ứng, [5].Về kỹ năng: Biết quan sát các hiện tượng và quá trình Vật lý trong tự nhiên, trong đời sống hằng ngày hoặc trong các thí nghiệm, biết điều tra, sưu tầm, tra cứu tài liệu từ các nguồn khác nhau để thu thập thông tin cần thiết cho việc học tập môn Vật lý. Về thái độ: Có hứng thú học tập môn Vật lý, yêu thích tìm tòi khoa học, trân trọng đối với những đóng góp của Vật lý cho sự tiến bộ của xã hội[5]. 2.2.2. Nội dung dạy học môn Vật lý tại trường Chương trình môn Vật lý mới giúp học sinh có được những kiến thức vật lý phổ thông cốt lõi về: Vật lý cổ điển như cơ học Newtow, quang học, và một số thành tựu của lĩnh vực Vật lý hiện đại: Điện học, Dòng điện xoay chiều, Dòng điện một chiều, Điện tử học, Cơ học lượng tử, Vật lý hạt nhân, Vật lý chất rắn, Vũ trụ, Vật lý lượng tử [12]. 2.2.3.Phương pháp dạy học môn Vật lý ở trường Trung học phổ thông Ngoài các phương pháp truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, giáo viên cần áp dụng các cách khác như: Phương pháp phát triển năng lực người học; phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề; dạy học theo tình huống; dạy học định hướng hành động, dạy học bằng cách sử dụng công nghệ thông tin, dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo, phương pháp định hướng kết quả đầu ra, phương pháp dạy học đặc thù bộ môn Vật lý, kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học: Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì ở cấp trung học cở giáo viên còn sử dụng phương pháp dạy học tích hợp ban khoa học tự nhiên gồm Lý, Hóa, Sinh. 8
- 2.2.4. Hoạt đông dạy học của giáo viên Hoạt động học của học sinh. 2.2.4.1.Đặc điểm hoạt động dạy học ở trường Trung học phổ thông 2.2.4.2. Hình thức dạy học của giáo viên Vật lý trong trường trung học phổ thông 2.2.4.3. Hoạt động học của học sinh 2.2.5. Các phương tiện dạy học môn Vật lý Sử dụng bảng; sử dụng vật thật; Các thiết bị thí nghiệm; Sử dụng mô hình vật chất; Sử dụng tranh ảnh và bản vẽ có sẵn; Sử dụng tài liệu in;Sử dụng phương tiện dạy học hiện đại; Sử dụng máy vi tính; Thí nghiệm trong dạy học vật lý 2.3. Mô hình CIPO và vận dụng trong quản lý dạy học ở trường Trung học phổ thông 2.3.1. Khái quát và đặc điểm của mô hình CIPO 2.3.1.1. Khái quát về mô hình CIPO Năm 2000, UNESCO đưa ra mô hình CIPO (Context - Input - Process - Output/Outcome). Cụ thể gồm 4 thành tố cơ bản: C - Context- bối cảnh, I- Input –đầu vào, P-Process quá trình – O- Output/Outcome- đầu ra) Context – các yếu tố tác động của môi trường như vị trí trường đóng, cộng đồng dân cư, văn hóa địa phương 2.3.1.2. Đặc điểm của mô hình CIPO 2.3.1.3.Sự phù hợp khi vận dụng mô hình CIPO trong quản lý dạy học ở trường trung học phổ thông 2.4. Quản lý dạy học môn Vật lý ở trường trung học phổ thông theo tiếp cận mô hình CIPO 2.4.1. Khái niệm quản lý và các chức năng của quản lý 2.4.1.1 Khái niệm quản lý Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống của chủ thể quản lý đến khách thể của nó nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra của tổ chức 2.4.1.2. Các chức năng của quản lý (1).Chức năng lập kế hoạch (2). Chức năng tổ chức (3). Chức năng lãnh đạo/chỉ đạo (4).Chức năng kiểm tra, đánh giá 2.4.1.3. Khái niệm quản lý dạy học ở trường trung học phổ thông 9
- Quản lý dạy học ở trường trung học phổ thông là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống của các chủ thể quản lý trong quá trình dạy học đến giáo viên, học sinh và lực lượng liên đới thông qua các thành tố của quá trình dạy học (đầu vào, quá trình, đầu ra và các yếu tố bối cảnh) nhằm đạt được hiệu quả dạy học cao nhất . 2.4.2.Vận dụng mô hình CIPO trong quản lý dạy học môn Vật lý ở các trường trung học phổ thông 2.4.2.1.Quản lý các yếu tố đầu vào (1).Tổ chức kiểm tra phân loại, chất lượng học sinh đầu năm học (2).Chỉ đạo kiểm tra đảm bảo chất lượng, số lượng đội ngũ giáo viên (3).Chỉ đạo thực hiện chương trình dạy học, SGK Vật lý (4).Chỉ đạo kiểm tra đánh giá cơ sở vật chất thiết bị dạy học nguồn lực tài chính (5).Chỉ đạo tổ chuyên môn lập kế hoạch dạy học môn Vật lý 2.4.2.2. Quản lý các yếu tố quá trình dạy học môn Vật lý Các yếu tố quá trình gồm có : (1). Chỉ đạo việc thực hiện nội dung chương trình dạy-học môn Vật lý (2). Quản lý hoạt động dạy của giáo viên – học của học sinh (quản lý soạn bài , quản lý giờ giấc lên lớp (3). Tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học (4). Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn, (Kiểm tra giám sát hoạt động dự giờ). (5).Xây dựng, môi trường dạy- học văn hóa nhà trường (6). Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy học. (7).Kiểm tra giám sát các thiết chế, quy định về chuyên môn dạy học. 2.4.2.3. Quản lý các yếu tố đầu ra (1).Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học cuối năm cuối cấp; (2).Quản lý sử dụng kết quả học tập của lớp 10, 11, 12, và điểm thi tốt nghiệp THPT xét tuyển cao đẳng đại học 2.4.3.Các yếu tố bối cảnh ảnh hưởng tới quản lý dạy học môn Vật lý tai trường trung học phổ thông 2.4.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng thuộc về chủ thể quản lý - Nhận thức của chủ thể quản lý về vai trò và tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý ở trường trung học phổ thông -Năng lực quản lý và năng lực chuyên môn của Hiệu trưởng 10
- -Năng lực về trình độ đào tạo chuyên môn quản lý -Năng lực tổ chức dạy học 2.4.3.2.Các yếu tố ảnh hưởng thuộc về giáo viên - Nhận thức của giáo viên Vật lý; Năng lực dạy học môn Vật lý của Giáo viên -Năng lực về trình độ đào tạo nghiệp vụ sư phạm - Năng lực chuyên môn của giáo viên 2.4.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng thuộc về môi trường sư phạm -Ảnh hưởng bởi môi trường bên trong nhà trường -Ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài nhà trường Các yếu tố khác: Chính trị kinh tế xã hội; Các quy định của luật pháp và quy chế nhà trường; Khoa học công nghệ; Vị trí trường đóng; Cộng đồng dân cư; Văn hóa địa phương CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN MÔ HÌNH CIPO 3.1. Khái quát về giáo dục phổ thông thành phố Hà Nội 3.1.1. Khái quát về số trường và số lượng học sinh 3.1.2. Khái quát về trình độ đào tạo của giáo viên Hà Nội 3.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực trạng 3.2.1. Tổ chức nghiên cứu 3.2.1.1. Khách thể và địa bàn nghiên cứu 3.2.1.2. Phương pháp nghiên cứu 3.3. Thực trạng quá trình dạy học môn Vật lý tại các trường trung học phổ thông thành phố Hà Nội 3.3.1. Thực trạng về mức độ thực hiện mục tiêu dạy học môn Vật Lý Kết quả khảo sát về mục tiêu dạy học môn Vật lý cho thấy đa số các thầy cô đánh giá ở mức khá và trung bình, có rất ít thầy cô đánh giá ở mức yếu, không có thầy cô nào đánh giá kỹ năng học Vật lý ở mức kém 3.3.2 . Thực trạng về mức độ thực hiện chương trình, nội dung dạy học môn Vật lý 3.3.3. Thực trạng về mức độ thực hiện hoạt động dạy của giáo viên Vật lý Kết quả khảo sát hoạt động dạy của giáo viên Vật lý các trường trung học phổ thông Hà Nội đạt mức độ khá, ĐTB= 3,73 , ĐLC= 0,399. Kết quả khảo 11
- sát chỉ ra rằng các giáo viên đã thực hiện khá tốt các công việc của mình để phục vụ công việc giảng dạy . 3.3.4. Thực trạng về hoạt động học của học sinh Kết quả khảo sát hoạt động học Vật lý của học sinh được đánh giá ở mức khá ĐTB= 3,65 đ, ĐLC= 0.407 ,điều này phản ánh đúng thực trạng hoạt động học môn Vật lý của học sinh ở trường trung học phổ thông, không có yếu kém, mà chỉ đánh giá ở mức trung bình khá và tốt. 3.3.5. Thực trạng điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy học Vật lý tại các trường trung học phổ thông Kết quả khảo sát thực tế cho thấy ĐTB=3,41, ĐLC= 0,411, điều kiện cơ sở vật chất nhà trường đạt mức độ vừa đủ điểm đánh giá khá, điều đó chứng tỏ thành phố Hà nội đã bước đầu có sự quan tâm đến đầu tư cơ sở vật chất thiết bị dạy học; đây là một trong những điều kiện để nâng cao chất lượng dạy học. 3.3.6. Thực trạng về sự phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài nhà trường trong dạy học môn Vật lý tại các trường trung học phổ thông Kết quả khảo sát cho thấy, Sự phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài nhà trường đạt ĐTB= 3,61 (khá) , ĐLC= 0,526 đ, tức là sự phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài nhà trường chưa thực sự tốt cần có các giải pháp để sự kết hợp giữa các đơn vị trong và ngoài nhà trường được tốt hơn. 3.4. Thực trạng quản lý dạy học môn Vật lý tại các trường trung học phổ thông thành phố Hà Nội theo mô hình CIPO 3.4.1. Thực trạng quản lý các yếu tố đầu vào 1.Tổ chức kiểm tra phân loại chất lượng học sinh khi bước vào năm học mới.2.Chỉ đạo đảm bảo chất lượng, số lượng đội ngũ giáo viên.3.Chỉ đạo thực hiện chương trình sách giáo khoa. 4.Chỉ đạo kiểm tra đánh giá cơ sở vật chất thiết bị dạy học nguồn lực tài chính 3.4.2. Thực trạng về quản lý các yếu tố quá trình dạy học môn Vật lý theo mô hình CIPO Quản lí các yếu tố quá trình dạy học trung học phổ thông bao gồm các công việc sau của Ban giám hiệu, TTCM Vật lý : 1.Chỉ đạo việc thực hiện nội dung chương trình môn Vật lý ; 2.Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của GV; 3.Tổ chức dạy học trên lớp theo chuẩn đánh giá giờ dạy; 4.Quản lý môi trường dạy-học; 5.Quản lí hoạt động dự giờ; 6.Quản lý sinh hoạt TCM; 7. Quản lý việc 12
- giáo viên thực hiện quy chế kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS ; 8.Quản lý các thiết chế, quy định về chuyên môn dạy học. 3.4.3. Thực trạng quản lí các yếu tố đầu ra 1.Tổ chức kiểm tra đánh giá cuối năm cuối cấp (2) Thực trạng quản lí sử dụng kết quả học tập của học sinh 3.4.4. Thực trạng các yếu tố bối cảnh ảnh hưởng quản lý dạy học môn Vật lý tại trường trung học phổ thông thành phố Hà Nội 3.4.4.1.Thực trạng ảnh hưởng của yếu tố chủ thể quản lý Đa số các khách thể nghiên cứu đều cho rằng chủ thể quản lí có ảnh hưởng một phần lớn lớn đến hoạt động quản lí cũng như chất lượng dạy học của môn Vật lý . 3.4.4.2. Thực trạng ảnh hưởng của yếu tố đối tượng quản lý Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng yếu tố ảnh hưởng của đối tượng quản lí dạy học môn Vật lý cho thấy, đa số khách thể mà đề tài khảo sát khẳng định đối tượng quản lý là giáo viên , học sinh đều có ảnh hưởng một phần lớn đến quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý 3.4.4.3.Thực trạng ảnh hưởng của yếu tố môi trường (a).Thực trạng ảnh hưởng của yếu tố môi trường bên trong nhà trường Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong nhà trường cho thấy đa số các khách thể mà đề tài tiến hành khảo sát đều khẳng định các yếu tố bên trong nhà trường có mức độ ảnh hưởng lớn đến quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý (b).Thực trạng ảnh hưởng của yếu tố môi trường bên ngoài Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài nhà trường cho thấy đa số các khách thể mà đề tài tiến hành khảo sát đều khẳng định các yếu tố bên ngoài nhà trường có mức độ ảnh hưởng lớn đến quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý (ĐTB= 4,12, ĐLC=0,38) 3.5. Đánh giá chung thực trạng quản lí dạy học môn Vật lý tại các trường trung học phổ thông Hà Nội 3.5.1. Ưu điểm Về quản lý các yếu tố đầu vào các nội dung quản lý đều thực hiện ở mức độ khá, trong đó việc phân loại chất lượng học sinh đầu năm học mới được đánh giá rất cao. Quản lý dạy học môn Vật lý tại các trường trung học phổ thông có bước chuyển tích cực, phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả 13
- dạy học hiện nay. Quản lý dạy học môn vật lý tại các trường trung học phổ thông Thành phố Hà Nội được thực hiện theo đúng quy định của sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, phù hợp với thực tiễn hiện nay Về mức độ thực hiện các nội dung quản lý quá trình: khảo sát cho thấy: -Bản số liệu cho thấy có rất nhiều nội dung quản lý các chủ thể đã làm rất tốt nhiệm vụ quản lý của mình ĐTB đạt mức khá. Nhìn chung ban giám hiệu các trường trung học phổ thông đã thực hiện được mức khá nhiệm vụ quản lý dạy học nói chung và quản lý dạy học môn Vật lý nói riêng của mình 3.5.2. Nhược điểm Có 14 tiêu chí khảo sát thì có 2 tiêu chí được các khách thể khảo sát đánh giá ở mức trung bình đó là: Chỉ đạo thực hiện chương trình sách giáo khoa ( ĐTB=3,4 ĐLC=0,55) và quản lý hoạt động dự giờ ( ĐTB= 3,4 ĐLC= 0,53) hai nội dung quản lý này chưa được làm tốt. các nội dung quản lý khác đạt mức khá tuy nhiên phần lớn đạt điểm tiệm cận mức trung bình. Quản lý chương trình dạy học còn hạn chế điểm trung bình chỉ đạt 3,4 ở mức trung bình. Quản lý cơ sở vật chất nguồn lực tài chính , phương tiện, thiết bị dạy học chưa hiệu quả. Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá cuối năm cuối cấp còn hạn chế ở các khâu: Chỉ đạo chuẩn bị lực lượng kiểm tra, xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra, lập kế hoạch kiểm tra. Quản lý việc sử dụng kết quả học tập của học sinh còn hạn chế 3.5.3. Nguyên nhân của thực trạng quản lí dạy học môn Vật lý ở trường THPT Một bộ phận chủ thể quản lí chưa thể hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc quản lí dạy học môn Vật lý hoặc coi nhẹ môn học này. - Đối tượng trong quản lí dạy học mặc dù có nhiều cố gắng, nỗ lực vươn lên để thi đua dạy tốt- học tốt là điều rất đáng trân trọng. Tuy nhiên phần lớn giáo viên Vật lý trung học phổ thông chưa tiếp cận các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; việc soạn bài có ứng dụng các PPDH tích cực là điều khó khăn và nặng nề đối với giáo viên; từ đó việc tổ chức tiết dạy trên lớp vẫn còn nặng phương pháp truyền thống và làm chậm sự phát triển của chất lượng dạy học môn Vật lý. - Các yếu tố bối cảnh ảnh hưởng đến quản lí dạy học môn Vật lý thuộc môi trường bên trong nhà trường chứng tỏ rằng chủ thể và đối tượng quản lí chưa quan tâm đúng mức. 14
- Việc đổi mới nội dung và phương thức sinh hoạt TCM chưa được khởi động đúng mục đích, yêu cầu. Hiện tại sinh hoạt TCM còn nặng về họp hành chính, một chiều, truyền thụ theo mệnh lệnh, chưa đi sâu phân tích về chuyên môn dạy học một cách thỏa đáng. Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dự giờ cũng như việc tổ chức chuyên đề chưa đi vào nền nếp. Còn thể hiện phong cách làm việc theo thời vụ (cấp trên nhắc kiểm tra thì cấp dưới mới làm). Dự giờ cố gắng cho đủ số tiết quy định nhưng việc phân tích đánh giá giờ dạy thì chưa đảm bảo, còn nể nang, bệnh thành tích,... trong đánh giá tiết dạy lẫn nhau. Các yếu tố bối cảnh môi trường bên ngoài như: vị trí nơi trường đóng; trường có số quy mô số lớp nhiều hay ít,... sẽ là nhân tố có tác động đến chất lượng sinh hoạt TCM và chất lượng dạy học môn Vật lý ở trường trung học phổ thông. CHƯƠNG 4 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN CIPO 4.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 4.1.1. Nguyên tắc tuân thủ quy định pháp luật của Nhà nước Việc đề xuất các nguyên tắc quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý ở trường trung học phổ thông trước hết phải thực hiện theo chủ chương đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, điều lệ và các thông tư chỉ thị của nghành. Căn cứ vào Luật giáo dục 2005 và 2019. Căn cứ vào điều lệ trường trung học phổ thông, thông tư 32 về chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. 4.1.2.Nguyên tắc mục tiêu, toàn diện Nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng các biện pháp quản lí dạy học môn Vật lý ở trường trung học phổ thông cần phải hướng đến việc đảm bảo mục tiêu dạy học trung học phổ thông đã đề ra. Các biện pháp này phải tác động đến toàn diện các yếu tố quản lí chất lượng dạy học trung học phổ thông . Các bện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc, hỗ trợ lẫn nhau tạo sự đồng bộ của các biện pháp trong hệ thống. Khi thực hiện đồng bộ, các biện pháp mới phát huy được các thế mạnh của từng biện pháp trong việc quản lí chất lượng dạy học môn Vật lý trong nhà trường. Tính toàn diện đòi hỏi các biện pháp quản lí phải bao quát đến các đối tượng quản lí, các trường trung học phổ thông trên các khu vực nội thành cũng như ngoại thành của thành phố Hà Nội và bao quát các tiêu chí đánh giá cho tất cả các nội dung quản lí chất lượng dạy học môn Vật lý trung học phổ thông . 15
- 4.1.3.Nguyên tắc khả thi, hiệu quả Các biện pháp quản lí chất lượng dạy học vật lý trung học phổ thông phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp thực tế đặc điểm trung học phổ thông của TP Hà Nội nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu dạy học mà Bộ GD&ĐT đã quy định. Tính hiệu quả khi xây dựng các biện pháp quản lí chất lượng dạy học Vật lý trung học phổ thông, tức là đảm bảo thực hiện đạt mục tiêu quản lí chất lượng dạy học theo yêu cầu đặt ra. Tính hiệu quả còn tính đến đối với mọi đối tượng quản lí, mọi địa bàn quản lí và mọi mục tiêu quản lí. 4.1.4.Nguyên tắc tính hệ thống, kế thừa và phát triển Tính hệ thống đòi hỏi các biện pháp quản lí dạy học môn Vật lý theo tiếp cận mô hình CIPO phải tính đến các yếu tố đầu vào, quá trình ,đầu ra và bối cảnh theo hệ thống các quan điểm, các thành tố, các nội dung của từng quá trình nhằm hướng đến các biện pháp có hệ thống rõ ràng một cách lôgic Mỗi biện pháp là một phần của hệ thống các nhóm biện pháp, mang tính bộ phận và tính tổng thể. 4.2. Một số biện pháp quản lí dạy học môn Vật lý tại trường trung học phổ thông theo tiếp cận mô hình CIPO 4.2.1. Một số biện pháp quản lý đầu vào 4.2.1.1. Biện pháp 1: Tổ chức khảo sát đánh giá phân loại chất lượng đầu vào của học sinh a.Mục tiêu biện pháp: Giúp cho giáo viên đánh giá được năng lực học tập của từng học sinh , phân loại được đối tượng học tập trong lớp. Giúp cho Hiệu trưởng quản lí đúng, chính xác chất lượng đầu năm học của học sinh từng khối lớp, từng lớp học và từng học sinh để làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển chất lượng học tập một cách hiệu quả nhất. b. Nội dung biện pháp Tổ chức kiểm tra chất lượng đầu năm phải tuân thủ quy trình nghiêm túc, chính xác, khách quan, khoa học, công bằng và đảm bảo đúng mục tiêu khảo sát. c. Cách thức thực hiện biện pháp Xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng đầu năm; thành lập: ban tổ chức kiểm tra , tổ biên soạn đề kiểm tra, tổ coi và chấm bài kiểm tra, tổ phục vụ giúp việc cho ban tổ chức kiểm tra; Quy trình cụ thể bắt đầu từ việc: soạn đề, duyệt đề, in ấn, tổ chức kiểm tra, chấm bài kiểm tra, đánh giá kết quả, công bố kết quả, sử dụng kết quả kiểm tra để xây dựng kế hoạch chất lượng chuyên môn nhà trường, lớp,... d.Điều kiện thực hiện biện pháp 16
- Hiệu trưởng phải công bố mục tiêu, mục đích của cuộc khảo sát chất lượng đầu năm cho toàn trường Chọn nhân sự có năng lực chuyên môn giỏi vào tổ biên soạn và sao in đề khảo sát, tổ giám thị coi kiểm tra, tổ giám khảo chấm bài kiểm tra, để giúp việc cho Hiệu trưởng tổ chức khảo sát đảm bảo mục tiêu, yêu cầu đề ra. Khâu chấm bài kiểm tra cũng cần được tổ chức chặt chẽ, chính xác, khách quan để đo lường khả năng học tập của từng học sinh. Cuối cùng là bước thống kê chất lượng khảo sát. e. Chỉ số đánh giá, minh chứng + Chỉ sổ đánh giá: Đánh giá kết quả kiểm tra theo thang điểm 10 của từng môn học. +Các minh chứng: Bài kiểm tra có chữ ký của cán bộ coi, chấm kiểm tra; bảng điểm thống kê kết quả kiểm tra môn Vật lý. Ngoài cách thức trên nhà trường có thể phân loại học sinh theo học bạ trung học phổ thông 4.2.1.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo tổ chức nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Vật lý THPT a. Mục tiêu của biện pháp Đảm bảo xây dựng đội ngũ giáo viên Vật lý trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu phát triển chất lượng dạy học . Chất lượng đội ngũ cơ bản được đánh giá qua 2 tiêu chuẩn đó là phẩm chất đạo đức và năng lực nghề nghiệp b. Nội dung biện pháp Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên Vật lý nói riêng và các giáo viên trung học phổ thông về vai trò của chất lượng đội ngũ nhà trường đối với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lý trung học phổ thông Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên Vật lý trung học phổ thông. c. Cách thức thực hiện biện pháp + Tổ chức đưa đi học các lớp nghiệp vụ nâng chuẩn, khuyến khích giáo viên tự học, tự nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức, trình độ về nghề sư phạm. + Bồi dưỡng chuyên môn Vật lý tại trường , thông qua hoạt động dự giờ, đánh giá tiết dạy; thông qua hội giảng, hội thảo (sinh hoạt) chuyên đề chuyên môn Vật lý trung học phổ thông d. Điều kiện thực hiện biện pháp 17
- Đưa kết quả bồi dưỡng năng lực sư phạm, đưa kết quả chất lượng Học sinh cuối năm học, cuối cấp… vào tiêu chí thi đua khen thưởng và nâng lương, đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch cho giáo viên nhà trường. Phát huy thật tốt đội ngũ cốt cán chuyên môn của nhà trường, đứng đầu là các TTCM và lực lượng giáo viên dạy giỏi. Giáo viên phải là người tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động chuyên môn do Hiệu trưởng chỉ đạo và của các đoàn thể tổ chức. e. Chỉ số đánh giá, minh chứng: Chứng chỉ, bằng cấp đào tạo; chứng nhận, giấy khen đạt giải các phong trào chuyên môn dạy học; chứng nhận giáo viên dạy giỏi các cấp; sản phẩm nghiên cứu, sáng tạo, học tập thường xuyên. . Biện pháp 3: Chỉ đạo đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nguồn lực tài chính 4.2.2.Một số biện pháp quản lý quá trình dạy học môn Vật lý theo tiếp cận mô hình CIPO Biện pháp 4: Tăng cường quản lý hoạt động dạy của giáo viên hoạt động học của học sinh Biện pháp 5: Chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Vật lý Biện pháp 6: Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn qua nghiên cứu bài học và theo chuyên đề Biện pháp 7: Xây dựng môi trường dạy-học văn hóa nhà trường 4.2.3.Nhóm biện pháp quản lý đầu ra Biện pháp 8: Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh thường xuyên và cuối năm cuối cấp Biện pháp 9: Chỉ đạo kiểm soát chất lượng môn vật lý khi học sinh vào lớp 11,12, xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng hoặc học nghề 4.3.Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 4.3.1.Mục đích khảo nghiệm Đánh giá mức độ cần thiết, mức độ khả thi của các biện pháp được đề xuất đối với quản lý dạy học môn vật lý ở trường trung học phổ thông 4.3.2. Nội dung và phương pháp khảo nghiệm a. nội dung khảo nghiệm Lấy ý kiến đánh giá của các nhà quản lí giáo dục, của các chuyên gia về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã được đề xuất. b. Phương pháp khảo nghiệm +Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 312 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 207 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn