Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý phát triển chương trình giáo dục trung học phổ thông theo định hướng năng lực
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về chương trình định hướng năng lực, phát triển chương trình giáo dục phổ thông, luận án tiến hành nghiên cứu vấn đề quản lý phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng năng lực. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất quy trình và quản lý quy trình tổ chức phát triển chương trình giáo dục THPT theo định hướng năng lực.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý phát triển chương trình giáo dục trung học phổ thông theo định hướng năng lực
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN TRỌNG HÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 62 14 01 14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
- HÀ NỘI – 2015 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Nguyễn Đức Chính 2. TS. Vũ Đình Chuẩn Phản biện 1:………………………………………..………………. Phản biện 2:……………………………….……….……………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ họp tại ………………………………………….………..………….……….. Vào hồi giờ ngày tháng năm 20 Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam Trung tâm Thông tin – Thư viện , Đại học Quốc gia Hà Nội. Phòng Tư liệu Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chương trình giáo dục THPT là một bộ phận của chương trình giáo dục phổ thông – một thành tố quan trong bậc nhất quyết định đến việc hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ trước khi bước vào thực tiễn cuộc sống hoặc bước vào giai đoạn giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, làm thế nào để phát triển chương trình giáo dục trung học phổ thông có đầy đủ các thành tố đáp ứng những đòi hỏi của thời đại, nhất là chúng ta đang tiến hành “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục với đề tài “Quản lý phát triển chương trình giáo dục trung học phổ thông theo định hướng năng lực” là một đề tài khoa học đóng góp những vấn đề lý luận và giải pháp vào nhiệm vụ phát triển chương trình giáo dục THPT của ngành nói chung và cảu các trường THPT nói riêng. Đề tài xuất phát từ các lý do cơ bản sau: 1. Phát triển CTGD PT nói chung và CTGD cấp THPT theo định hướng năng lực nói riêng đang được Bộ GD&ĐT triển khai theo chủ trương của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội. Dù CTGD được phát triển thành công nhưng nhiệm vụ phát triển CTGD không được coi là hoàn thành mà tiếp tục được điều chỉnh hàng năm nên cần có một biện pháp quản lý phát triển CTGD khoa học, thiết thực, hiệu quả để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 2. Căn cứ trên thực trạng quản lý phát triển CTGD nhà trường cấp THPT hiện nay đang được Bộ GD&ĐT tạo cơ chế khuyến khích đối với các địa phương, các nhà trường gặp nhiều khó khăn. 3. Xu thế chung, các nước trên thế giới đều đã xem xét, điều chỉnh, cải tổ chương trình giáo dục của mình theo định hướng phát triển năng lực người học. 2. Mục đích nghiên cứu 1
- Qua việc nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về chương trình định hướng năng lực, phát triển chương trình giáo dục phổ thông, luận án tiến hành nghiên cứu vấn đề quản lý phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng năng lực. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất quy trình và quản lý quy trình tổ chức phát triển chương trình giáo dục THPT theo định hướng năng lực. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Chương trình và quản lý phát triển chương trình giáo dục phổ thông. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý phát triển chương trình giáo dục trung học phổ thông theo định hướng năng lực. 4. Giả thuyết khoa học CTGD THPT hiện hành chủ yếu tập trung trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh. Nếu muốn đổi mới CTGD THPT theo định hướng phát triển năng lực người học thì bằng biện pháp quản lý phát triển CTGD có thể tạo ra được CTGD THPT định hướng năng lực. Chương trình giáo dục THPT định hướng năng lực sẽ là thành tố quan trọng trong quá trình giáo dục thế hệ trẻ có phẩm chất, năng lực giúp họ ứng phó với cuộc sống khi rời ghế nhà trường phổ thông. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án sẽ tiến hành những nhiệm vụ nghiên cứu sau: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về năng lực, chương trình giáo dục THPT định hướng năng lực, phát triển chương trình và quản lí phát triển chương trình giáo dục THPT theo định hướng năng lực. 2
- Nghiên cứu thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục THPT hiện hành để rút ra những thành công, ưu điểm và chỉ ra những hạn chế cần tránh trong quá trình quản lý phát triển chương trình. Đề xuất biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục THPT theo định hướng phát triển năng lực. Thử nghiệm quản lý PTCTGD một môn học cấp THPT theo định hướng năng lực. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Nghiên cứu các văn kiện, Nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp qui của Nhà nước về giáo dục và đào tạo, các văn bản pháp qui của Ngành GD&ĐT, ... để vận dụng nội dung, quan điểm chỉ đạo trong nội dung luận án. Nghiên cứu, sách, tài liệu, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án, ... nhằm tổng thuật, phân tích, đánh giá, ... làm cơ sở cho việc xây dựng khung lý thuyết của đề tài cũng như định hướng cho nghiên cứu thực tiễn của đề tài. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Nghiên cứu quản lý phát triển chương trình ở một số trường đại học nhằm hiểu được qui trình phát triển CT được triển khai như thế nào, thực trạng quản lý phát triển CT ra sao. Nghiên cứu quản lý phát triển CT giáo dục phổ thông ở một số nước trong khu vực và trên thế giới. Nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu CTGD THPT hiện hành ở Việt Nam và CTGD PT định hướng năng lực ở một số nước. 3
- Phương pháp điều tra, khảo sát, quan sát, phỏng vấn tổng kết kinh nghiệm. Thông qua điều tra, hội thảo, phỏng vấn, ... nhằm thu thập nh ững thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài. Phương pháp chuyên gia: Sử dụng trí tuệ của các chuyên gia có trình độ cao về chương trình; phát triển chương trình, quản lý phát triển chương trình theo năng lực, ... để từ đó có một cái nhìn tổng quát, khách quan về những vấn đề mà luận án quan tâm. Phương pháp thảo luận chuyên đề, hội thảo: Nhằm làm rõ những quan điểm, khía cạnh nội dung cơ bản cần quan tâm của đề tài. Thống kê, xử lý số liệu với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS (Statistic Package for Social Studies). 7. Câu hỏi nghiên cứu Phát triển chương trình giáo dục bậc THPT trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đang đặt ra cho các nhà quản lí những vấn đề gì và cần có những biện pháp nào để giải quyết những vấn đề đó ? 8. Những luận điểm bảo vệ Để phát triển thành công CTGDPT nói chung và CTGD THPT nói riêng theo định hướng năng lực, thì nhiệm vụ đầu tiên làm tốt công tác quản lý PTCTGD theo định hướng năng lực. Quản lý PTCTGD THPT định hướng năng lực về cơ bản cũng như quản lý phát triển CTGD theo những tiếp cận khác, song cũng có những điểm khác biệt ở chỗ ở tất cả các thành tố đều nhất quán tập trung vào việc hình thành và phát triển phẩm chất năng lực người học. Quản lý PTCTGD THPT theo định hướng năng lực là hoạt động của đa chủ thể: Bộ GD&ĐT – cấp quốc gia, tạo ra CT tổng thể và CT môn học (gọi chung là chương trình quốc gia); Sở GD&ĐT – cấp địa phương, tạo ra CTGD địa phương dựa trên CTGD quốc gia và đặc thù của địa 4
- phương; Trường THPT – cấp cơ sở, tạo ra CTGD nhà trường. Tùy theo cấp quản lý mà có biện pháp quản lý phát triển CTGD phù hợp để tạo ra CTGD định hướng năng lực. Quản lý phát triển CTGD THPT cấp nhà trường đóng vai trò quyết định đến việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, vì CTGD nhà trường mới là CTGD phù hợp nhất với đối tượng giáo dục và trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành và pháp triển phẩm chất, năng lực học sinh. 9. Những đóng góp mới của luận án Luận án nghiên cứu và hệ thống hóa nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về: “năng lực”, “chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực”, “phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng năng lực”, “quản lý phát triển chương trình giáo dục THPT theo định hướng năng lực” Đề xuất quy trình và quản lý quy trình tổ chức phát triển CTGD THPT ở cấp độ nhà trường theo định hướng năng lực. Luận án tổ chức thử nghiệm quản lý phát triển CTGD của một môn học ở cấp độ nhà trường THPT. 10. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Do khuôn khổ của luận án, tác giả chọn quản lý phát triển CTGD nhà trường cấp THPT theo định hướng năng lực. Biện pháp quản lý phát triển CTGD phổ thông cấp quốc gia và cấp địa phương, sẽ được tác giả khái quát định hướng cho quản lý phát triển CTGD nhà trường cấp THPT. Luận án cũng sẽ thử nghiệm quản lý phát triển CTNT cho một môn học cấp THPT theo định hướng năng lực. 11. Cấu trúc luận văn 5
- Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý phát triển chương trình giáo dục trung học phổ thông theo định hướng năng lực. Chương 2: Thực trạng quản lí phát triển chương trình giáo dục trung học phổ thông hiện hành. Chương 3: Biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục trung học phổ thông theo định hướng năng lực. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề về phát triển CTGD THPT + Nghiên cứu ở trong nước Những công trình nghiên cứu tiêu biểu như “Phát triển chương trình giáo dục”, Nxb giáo dục, năm 2015 của GS.TS Nguyễn Đức Chính, ĐHQG Hà Nội. Tài liệu “Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy 6
- học” của tác giả Nguyễn Hữu Châu. Tài liệu “Chương trình giáo dục” của Nguyễn Văn Khôi. Tác giả Bùi Đức Thiệp, Đoàn Thị Minh Trinh và Nguyễn Hội Nghĩa, Nguyễn Thị Lan Phương, Cao Thị Thặng, Trịnh Thị Anh Hoa đều quan tâm nghiên cứu đến những khía cạnh của phát triển CT. Một loạt báo cáo nghiên cứu khao học tại các hội thảo do Bộ GD&ĐT tổ chức của các tác giả: Đỗ Ngọc Thống, Đinh Quang Báo, Đào Thái Lai, Nguyễn Anh Dũng, Lương Việt Thái, Nguyễn Công Khanh, Đỗ Tiến Đạt, Đào Thị Oanh, Nguyễn Hồng Thuận, Đào Văn Toàn, Dương Thu Mai, ... đều xoay quanh những nội dung đổi mới CTGDPT, SGK trong CTGD phổ thông sau 2015. + Nghiên cứu ở nước ngoài Tài liệu “Curriculum development – A Guide to Practice ” của Jon Wiles và Joseph Bondi, “Developing the curriculum” của Peter F. Oliva, Một số công trình như “Chương trình: Những cơ sở, nguyên tắc và chính sách xây dựng” của Allan C. Ornstein và Francis P. Hunkins (1998). Tài liệu “ Xây dựng và đánh giá môn học và chương trình học” [105] của Robert M. Diamond (1998), … 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề về quản lý phát triển CTGD THPT + Nghiên cứu ở trong nước Những công trình nghiên cứu về phát triển CT nói trên cũng đều liên quan đến hoạt động quản lý phát triển CT. Vì thế, những tài liệu trên có giá trị lớn trong hoạt động nghiên cứu quản lý phát triển CT. Trong số đó có thể nhấn mạnh tới những tài liệu “Kinh nghiệm quốc tế về phát triển chương trình giáo dục phổ thông” của Nguyễn Lộc – Vũ Quốc Chung, tài liệu “Phát triển chương trình giáo dục” của tác giả Nguyễn Đức Chính, tài liệu “Tổng quan kinh nghiệm quốc tế về phát triển chương trình nhà trường trong giáo dục phổ thông” của tác giả Trịnh Thị Anh Hoa, ... 7
- + Nghiên cứu ở nước ngoài Ngoài những tác giả và các công trình nghiên ở phần phát triển CT cogn phải kể tới nhiều luận án tiến sĩ và hơn 300 bài viết về PTCTNT đến từ Úc. Canada, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Israel, ... Từ những năm 2000 ở Hong Kong, Trung Quốc, Đài Loan cũng đã xuất hiện những công trình nghiên cứu về PTCTNT. 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1.Chương trình nhà trường định hướng năng lực trong trường THPT 1.2.1.1. Năng lực Có nhiều tác giả định nghĩa về năng lực theo những cách khác nhau. Tổng hợp những định nghĩa đó ta có thể khái quát năng lực là sự biểu hiện quá trình chuyển hóa những kiến thức, kỹ năng của một cá nhân thành các thao tác hoạt động diễn ra trong một tình huống cụ thể với những đặc điểm phẩm chất đặc trưng của cá nhân ấy. Đặc điểm của NL Năng lực chỉ tồn tại trong một hoạt động. Khi con người chưa hoạt động thì năng lực ở dạng tiềm ẩn. Năng lực chỉ có tính hiện thực khi cá nhân hoạt động và phát triển trong chính hoạt động ấy. Kết quả của hoạt động chính là thước đo đánh giá năng lực của cá nhân. Năng lực chỉ được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động và giao tiếp. Vì giáo dục phát triển năng lực người học nên cần phải có phương pháp đo lường, đánh giá được năng lực. Để dễ hình dung, ta xét các mô hình cấu trúc năng lực: 8
- Kiểu tảng băng: Mô hình tảng băng về cấu trúc năng lực thể hiện khá rõ nét bản chất của năng lực. Nhìn tảng băng ta có thể chia thành các tầng: Tầng 1 – Quan sát được. Tầng 2 – Tiềm ẩn (tầng ở giữa). Tầng 3 – Mong muốn (tầng sâu nhất). Làm – Hành vi (Quan sát được) Suy nghĩ – Kiến thức Kỹ năng Thái độ Chuẩn, giá trị, niềm tin Mong muốn – Động cơ Nét nhân cách Tư chất ực Hình 1.1. Mô hình tảng băng về cấu trúc năng l Nguồn: Bộ GD&ĐT, Báo cáo số 4, Quy trình xây dựng chuẩn đầu ra. Trong dự thảo CTTT giáo dục phổ thông đã đề xuất những năng lực chung cốt lõi cho học sinh: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực thẩm mỹ;Năng lực thể chất; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tính toán; Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). 1.NL cần 1.Chỉ số xác 1.Tiêu chí CL 1.Hợp phần hình thành định NL của NL tạo nên NL (khái niệm) Tiêu chí CL 1 Tiêu chí CL 2 Chỉ số 1 Năng lực 1 Tiêu chí CL 3 NL cần hình Năng lực 2 Tiêu chí CL 4 thành Chỉ số 2 Tiêu chí CL 5 Năng lực 3 Tiêu chí CL 6 Hình 1.2. Mô hình các yếu tố cấu thành năng lực 9
- Nguồn: Bộ GD&ĐT, 2014, Xây dựng CTGD phổ thông theo định hướng phát triển NL học sinh Báo số 4, Tài liệu Hội thảo, tr 42. 1.2.1.2. Chương trình giáo dục a. Những vấn đề lý luận về chương trình giáo dục Có nhiều tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu về CT và đưa ra nhiều quan niệm khác nhau. Dù phát triển chương trình theo tiếp cận nào thì chương trình giáo dục có thể được chia thành các phần : + Mục tiêu (xây dựng mô hình nhân cách người học) + Chuẩn (kiến thức, kỹ năng, thái độ năng lực) + Nội dung giáo dục (những nội dung người học có thể biết, có thể vận dụng trong thực tiễn) + Hình thức tổ chức giáo dục (trường, lớp, qui mô lớp học ,...) + Phương pháp giáo dục (cách thức giảng dạy nội dung giáo dục) + Đánh giá kết quả giáo dục. 1.2.1.3. Chương trình nhà trường định hướng năng lực trong trường THPT a. Chương trình giáo dục PT, chương trình tổng thể, chương trình môn học b. Chương trình nhà trường Được hiểu là CT do nhà trường phát triển dựa trên CT quốc gia nhưng có điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường. c. CTNT theo định hướng năng lực trong trường THPT CTNT theo định hướng năng lực là CTNT có các thành tố luôn bám sát mục tiêu hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Mục tiêu này chi phối xuyên suốt trong toàn bộ chu trình quản lý phát triển CTNT, chỉ đạo thực hiện CT và đánh giá kết quả giáo dục học sinh và đánh giá cải tiến CTNT. 10
- 1.2.2. Quản lý phát triển CTGD 1.2.2.1. Quản lý Có rất nhiều khái niệm quản lý đã được phát biểu dưới hiều hình thức, nội dung khác nhau xuất phát tùy theo góc nhìn về quản lý. Tuy nhiên, khái niệm quản lý được hiểu một cách phổ biến hiện nay là sự huy động các nguồn lực của chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu. Với quan niệm như vậy, luận án đã lãm rõ những nội dung: Chủ thể quản lý; Đối tượng quản lý; Công cụ quản lý, … Quản lý đóng vai trò to lớn trong suốt quy trình phát triển CT nói chung và CTNT cấp THPT theo đinh hướng năng lực nói riêng. 1.2.2.2. Quản lý giáo dục QLGD là hoạt động quản lý chuyên ngành, mang tính đặc thù nhưng vẫn hội tụ đầy đủ những đặc điểm của hoạt động quản lý nói chung. QLGD được thể hiện đan xen ở hai loại hình quản lý: QL nhà nước về GD và quản lý nhà trường. 1.2.2.3. Phát triển chương trình giáo dục Trong lịch sử phát triển giáo dục có thể thấy có 3 cách tiếp cận khác nhau trong việc xậy dựng, phát triển chương trình giáo dục: cách tiếp cận nội dung (content approach), cách tiếp cận mục tiêu (objective approach) và các tiếp cận phát triển (developmental approach). Ngày nay, xu hướng nổi trội của các nước trên thế giới là phát triển CTGD theo tiếp cận phát triển (phát triển năng lực người học). Phát triển chương trình được xem như là một quá trình hòa quyện vào trong quá trình giáo dục và đào tạo. Quá trình này gồm 5 bước: 1) Phân tích nhu cầu 2) Xác định mục đích, mục tiêu và chuẩn 3) Thiết kế chương trình 11
- 4) Thực thi chương trình 5) Đánh giá chương trình 1.2.2.4. Quản lý phát triển CTGD 1.3. Quản lý phát triển CTNT cấp THPT theo định hướng năng lực 1.3.1.Đặc điểm chương trình nhà trường THPT trong xã hội thông tin và kinh tế tri thức Luận án đã trình bày những đặc điểm nhà trường THPT ở nước ta về vị trí, vai trò, tổ chức bộ máy, trách nhiệm quyền hạn của hiệu trưởng và các tổ chức trong nhà trường. Trên cơ sở đó, luận án nêu lên đặc điểm của CT nhà trường, các điều kiện cần thiết để phát triển CTNT và các laoij hình phát triển CTNT. Về chu trình phát triển CTNT cấp THPT theo định hướng năng lực: Tác giả cho rằng cần xem xét ở hai ở hai khia cạnh: Một là: Phát triển CTNT theo định hướng năng lực với tư cách là một khoa học. Nhìn nhận ở khía cạnh này, phát triển CTNT cần thực hiện theo các quy trình phát triển: Phân tích nhu cầu: nhu cầu của học sinh, điều kiện thực tế của nhà trường Xác định mục đích, mục tiêu và chuẩn: Căn cứ vào mục tiêu, chuẩn giáo dục quốc gia đối với cấp học và xác định mục tiêu giáo dục nhà trường, chuẩn giáo dục nhà trường. Thiết kế chương trình phù hợp với nhu cầu học sinh, điều kiện nhà trường. Thực thi chương trình: Thực thi CTNT theo kế hoạc giáo dục được phê duyệt. Coi trọng PPDH tích cực và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực 12
- Đánh giá chương trình: Xem xét mức độ phù hợp của CTNT để điều chỉnh, bổ sung nếu cần thiết. Hai là: Phát triển CTNT là một hoạt động thường xuyên của cơ sở giáo dục Khía cạnh này tạo tâm thế để mỗi GV cần có trách nhiệm thực thi CT một cách tích cự, chủ động và quan tâm tới tính hợp lý, vừa sức, đảm bảo hiệu quả của những thành tố của CT để điều chỉnh, bổ sung định kỳ nhằm làm cho CTNT đáp ứng tốt nhất mục tiêu giáo dục. 1.3.3.Quản lý phát triển CTNT cấp THPT theo định hướng năng lực Hiệu trưởng chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý phát triển CTNT theo các chức năng quản lý sau: Kế Tổ chức hoạch Phân tích nhu cầu Thực thi Đánh giá Mục tiêu CT CT Thiết kế CT Kiểm tra Chỉ đạo 13
- Hình 1.8: Sơ đồ mô tả nhiệm vụ quản lý phát triển CTGD nói chung Thành lập bộ máy thực hiện PTCTNT: Hiệu trưởng thành lập Hội đồng hoặc Ban phát triển CTNT. Thành phần của Ban gồm Ban giám hiệu, các tổ trưởng CM, các giáo viên có uy tín CM, các chuyên gia (nếu có) và các thành phần khác tham gia hỗ trợ các họat động phát triển CTNT. Các nội dung quản lý: Quản lý phát triển CTNT căn cứ vào 5 bước trong chu trình phát triển CTGD nói chung. Tuy nhiên, với cấp trường cần cụ thể hóa thành 10 nội dung quản lý theo sơ đồ sau: Phân tích nhu cầu Xác định Quản lý MT đánh giá CT Kế Tổ Quản lý hoạch chức Xác định thực thi CT CĐR Q L Hướng dẫn Kiểm Chỉ Xác định tra đạo phạm vi, thực hiện CT ND Xác định hình Xác định hình thức KTĐG thức tổ chức Xác định DH PPDH, phương tiện Hình 1.9. Sơ đồ quản lý phát triển CTNT cấp THPT 14
- 1.4. Các nguyên tắc cần tuân thủ trong quá trình quản lý PTCTGD THPT định hướng NL Trong nội dung này tác giả đưa ra những nguyên tắc khi ra quyết định quản lý về phát triển CTNT cấp THPT để hình thành năng lực học sinh và các yêu tố tác động mà hoạt động quản lý cần xem xét. 1.4.1. Lấy người học, sự học làm điểm xuất phát của mội quyết định quản lý 1.4.2. Chỉ chọn những nội dung cơ bản, cốt lõi 1.4.3. Mở cửa trường ra xã hội, lấy bối cảnh cuộc sống làm bối cảnh dạy học 1.4.4. Dạy học tích hợp 1.4.5. Dạy học phân hóa 1.4.6. Chỉ những KT, KN do HS chủ động kiến tạo dưới sự hướng dẫn của thầy mới là cơ sở để hình thành NL 1.4.7. Kiểm tra, đánh giá theo năng lực là điều kiện tiên quyết trong việc thực thi chương trình định hướng năng lực 1.4.8.Sử dụng CNTT và truyền thông 1.5. Các yếu tố tác động tới quản lý PTCTGD THPT định hướng NL 1.5.1. Bối cảnh thế giới và trong nước 1.5.2.Yếu tố kinh tế văn hóa xã hội 1.5.3.Hệ thống giáo dục quốc dân 1.5.4. Chất lượng đội ngũ 1.5.5. Điều kiện CSVC các cơ sở giáo dục THPT 1.6. Tiểu kết chương 1 Chương 1 Tác giả đã tổng quan nghiên cứu vấn đề về PTCTGD THPT và QLPTCTGD THPT ở trong và ngoài nước. 15
- Về các khái niệm CTGD THPT định hướng NL: Tác giả luận án làm rõ khái niệm nền tảng của vấn đề nghiên cứu như khái niệm năng lực, khái niệm chương trình, khái niệm CTGD THPT định hướng NL. Điểm đặc trưng CTGD THPT định hướng NL là các thành tố của CT đều bám sát mục tiêu hình thành và phát triển năng lực học sinh. Định hướng này chi phối toàn bộ các hoạt động quản lý phát triển, thực thi, đánh giá CT. Về quản lý phát triển CTNT THPT định hướng NL: Quản lý phát CTNT do Hiệu trưởng làm chủ thể quản lý, sử dụng các chức năng quản lý: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra nhằm phát triển CTNT. Về quy trình quản lý phát triển CTNT, trên cơ sở năm bước QL phân tích nhu cầu, QL xác định mục tiêu, QL thiết kế CT, QL thực thi CT và quản lý đánh giá CT. Tác giả đã cụ thể hóa thành 10 nội dung quản lý phát triển CTNT, đó là 1) QL phân tích nhu cầu; 2) QL xác định mục tiêu CTNT; 3) QL xác định CĐR; 4) QL xác định phạm vi, nội dung giáo dục; 5) QL xác định hình thức tổ chức DH; 6) QL xác định PPDH, phương tiện DH; 7) QL xác định hình thức kiểm tra, đánh giá; 8) QL hướng dẫn thực hiện CTNT; 9) QL công tác thực thi CTNT; và 10) QL đánh giá thường xuyên CTNT. Bên cạnh đó, tác giả còn nêu ra các nguyên tắc cần tuân thủ và yếu tố tác động tới quản lý phát triển CT nhà trường cấp THPT định hướng năng lực. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC 2.1. Khái quát những lần thay đổi CTDG phổ thông ở nước ta Trong nội dung này, tác giả đã khái quát những vấn đề chính yếu liên quan đến thay đổi CTGD phổ thông ở nước ta, nhằm đsnh giá và rút ra 16
- những bài học kinh nghiệm và quản lý phát triển CTNT cấp THPT theo đinh hướng NL. 2.1.1. Thay đổi CTGD PT lần thứ nhất (1950) 2.1.2. Thay đổi CTGD PT lần thứ hai (1956) 2.1.3.Thay đổi CTGD PT lần thứ ba (1979) 2.1.4. Những đổi mới của giáo dục Việt Nam giai đoạn 1986 – 1996 2.1.5. Những thay đổi của giáo dục Việt Nam từ 1996 đến nay 2.2. Thực trạng PT và QLPTCTGD THPT theo định hướng phát triển NL 2.2.1. Giới thiệu khảo sát Luận án đã nêu rõ mục đích, nội dung, địa bàn, công cụ, đối tượng, mẫu và cách thức tiến hành khảo sát. Trong đó nhấn mạnh: Mẫu khảo sát được thiết kế dưới bảng hỏi xoay quanh 10 nhiệm vụ của quản lý phát triển CTNT (như phần nội dung khảo sát). Cơ mấu thực tế thu về được 212 mẫu đối với CBQL cấp trường và 386 mẫu với GV cấp THPT. Kết quả: Các số liệu khảo sát đã chỉ ra rằng mức độ hiểu rõ bản chất của CT và CTGD định hướng năng lực của CBQL cấp trường, GV cần phải được cải thiện hơn nữa, năng lực phát triển CTNT và thực thi CTNT của CBQL và GV cấp THPT cần được quan tâm hơn nữa. 2.2.2. Đánh giá chung Cần trang bị cho CBQL, GV cấp THPT kỹ năng quản lý và phát triển CTNT cấp THPT trên cơ sở của CTGD hiện hành. 2.3. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý phát triển chương trình giáo dục THPT Trong nội dung này, tác giả đã nêu những khía cạnh của quản lý phát triển CTGD phổ thông của một số nước làm kinh nghiệm cho những đề xuất của luận án. 2.3.1. Kinh nghiệp QL phát triển CTGD của Hàn Quốc 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 191 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 281 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 261 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 157 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 225 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 188 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 215 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 164 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng Cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2
38 p | 96 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 175 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn