intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

14
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội" được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ cơ sở lý luận về QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị. Trong đó, xây dựng được khái niệm, mục tiêu, tiêu chí đánh giá, xác định các nội dung QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị; đồng thời phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan và khách quan đến QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÕ THỊ HỒNG LAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TĨNH ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9340410.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Hà Nội, 2023
  2. LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Phan Huy Đường Phản biện 1: .TS. Nguyễn Hữu Điển Phản biện 2: Phản biện 3: Nguyễn Chí Thành Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh luận án Tiến sĩ họp tại: Trường Đại học Kinh tế, Đại Học Quốc Gia Hà Nội Vào hồi ... giờ ...., ngày .... tháng .... năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: – Thư viện Quốc gia Việt Nam – Trung tâm Thư viện và Tri thức số
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố (TP) Hà Nội là một bộ phận quan trọng của tổ chức giao thông đô thị, là một loại hình dịch vụ, phục vụ không thể thiếu của mỗi đô thị Hà Nội hiện nay còn thiếu nhiều các bãi, điểm đỗ xe công cộng. Tỷ lệ đất dành cho giao thông tĩnh quá thấp trong khi tốc độ gia tăng cao về phương tiện, đặc biệt xe con cá nhân. với tốc độ gia tăng các phương tiện giao thông hiện nay, diện tích giao thông tĩnh của Hà Nội đang thiếu trầm trọng và chỉ đáp ứng được 10- 15% yêu cầu thực tiễn. Để phát triển diện tích giao thông tĩnh, thời gian qua, Hà Nội đã kêu gọi xã hội hóa, huy động vốn đầu tư. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn rất thấp, do nhiều nguyên nhân như: Trình tự thủ tục pháp lý triển khai dự án phức tạp, kéo dài khiến nhà đầu tư mệt mỏi. Về mặt lý luận: Hiện nay chưa có công trình khoa học chuyên sâu nào nghiên cứu một cách đầy đủ, trực tiếp về công tác quản lý nhà nước (QLNN) về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ ở cả phạm vi quốc gia và phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Về mặt thực tiễn: Công tác QLNN của chính quyền TP và các quận, huyện trên địa bàn thành phố còn cho thấy nhiều điểm hạn chế: Một là, Hà Nội còn thiếu QH giao thông tĩnh đầy đủ, bài bản Xuất phát từ những lý do đó, cộng với yêu cầu bức thiết của thực tiễn phải phát triển nhanh chóng hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ đáp ứng nhu cầu phát triển của phương tiện giao thông và QH của TP Hà Nội, trong điều kiện nguồn lực đầu tư công hạn chế, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm đối tượng nghiên cứu luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế của mình 2. Lý thuyết nghiên cứu, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 2.1. Lý thuyết nghiên cứu Luận án dựa trên nền tảng của những lý thuyết: (1) Lý thuyết QLNN theo ngành và (2) Lý thuyết QLNN theo lãnh thổ: 2.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu Phương pháp tiếp cận của luận án như sau  Thứ nhất, tiếp cận hệ thống  Thứ hai, tiếp cận đa ngành  Thứ ba, tiếp cận lịch sử- cụ thể.  Thứ tư, tiếp cận hiệu quả và bền vững 2.3. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp luận  Phương pháp nghiên cứu tại bàn  Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh  Phương pháp quy nạp và diễn dịch  Phương pháp nghiên cứu định tính  Phương pháp nghiên cứu định lượng 1
  4.  Phương pháp thu thập và xử lý số liệu thứ cấp  Phương pháp thu thập và xử lý số liệu sơ cấp  35 câu hỏi dành cho nhóm cán bộ, công chức làm việc tại một số cơ quan thuộc bộ máy QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội  34 câu hỏi dành cho nhóm đại diện của các chủ thể kinh tế là nhà thầu xây dựng các công trình KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội.  Thời gian thực hiện điều tra là 06 tháng, từ tháng 04 đến tháng 10 năm 2022 3. Quy trình nghiên cứu và Khung nghiên cứu  Bước 1: Nghiên cứu tài liệu có liên quan nhằm xác định khung lý thuyết nghiên cứu về QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị; Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra xã hội học.  Bước 2: Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp và sơ cấp cần thiết phục vụ nghiên cứu đề tài (theo mô tả ở nội dung phía trên).  Bước 3: Tiến hành phân tích thực trạng QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội trong giai đoạn 2015- 2021; Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, lý giải nguyên nhân của những điểm yếu trong công tác QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP.  Bước 4: Đề xuất một số quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2050. Nghiên cứu cơ sở Định Phân tích, Xác định lý luận QLNN về đánh giá những điểm hướng, phát triển KCHT thực trạng yếu trong giải pháp giao thông tĩnh QLNN về QLNN về và kiến phát triển phát triển đường bộ tại các nghị hoàn KCHT giao KCHT giao thiện Tham khảo kinh thông tĩnh thông tĩnh đường bộ đường bộ QLNN về nghiệm thực tiễn trên địa bàn trên địa bàn phát triển QLNN về phát triển TP Hà Nội TP Hà Nội KCHT KCHT giao thông tĩnh đường bộ tại giao Những nội dung trọng tâm: 1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ 2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị 3. Tổ chức triển hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ 4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ 2
  5.  Nhiệm vụ nghiên cứu  Làm rõ cơ sở lý luận về QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị.  Phân tích kinh nghiệm quốc tế và trong nước về QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị và rút ra bài học có thể áp dụng cho công tác QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ tại TP Hà Nội  Phân tích thực trạng QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội trong giai đoạn 2015- 2021  Đánh giá những mặt đạt được, những hạn chế và giải thích nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong công tác QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội.  Đề xuất quan điểm, định hướng QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội đến 2030 và tầm nhìn đến 2050 5. Câu hỏi nghiên cứu - KCHT giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị có vai trò quan trọng như thế nào? Vì sao phải phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị? Tiêu chí nào đánh giá sự phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị? - Thực trạng công tác QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ tại TP Hà Nội trong giai đoạn 2015- 2021 như thế nào? Còn tồn tại những điểm yếu nào? Nguyên nhân nào dẫn đến những điểm yếu đó? - Cần phải có những giải pháp và kiến nghị nào nhằm hoàn thiện, tăng cường và đổi mới QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội đến 2030 và tầm nhìn đến 2050? 6. Phạm vi nghiên cứu  Theo nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội tiếp cận theo các nội dung của công tác QLNN với chủ thể là HĐND, UBND TP và các quận, huyện trên địa bàn TP Hà Nội,  Theo không gian: Luận án nghiên cứu trên địa bàn TP Hà Nội  Theo thời gian:  Thông tin, số liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn được thu thập trong giai đoạn 2015- 2021  Thông tin, số liệu sơ cấp được thu thập trong vòng 06 tháng, từ tháng 06 đến tháng 12 năm 2022  Những phương hướng và giải pháp được đề xuất đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 7. Bố cục và kết cấu của đề tài luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục của luận án, luận án dự kiến kết cấu gồm 04 chương: 3
  6.  Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị.  Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị.  Chương 3: Thực trạng QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội.  Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Các nghiên cứu liên quan đến hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ tại đô thị Giải pháp Nội dung Đô thị áp dụng Hạn chế đỗ xe trên Quy định về việc đỗ xe trên đường phố: Besancon, Geneva, đường phố cho phép đỗ xe trên đường phố đối với Gothenburg, London, một vài đối tượng, khu vực xếp dỡ hàng, Madison, Washington hạn chế thời gian đỗ xe, các điều khoản DC, Singapore, ưu đãi đối với các phương tiện sử dụng Nottingham, Ottawa, chung Nagoya Thu phí đỗ xe trên Một giải pháp điển hình sử dụng để quản Washington DC, đường phố theo mức lý đỗ xe trên đường phố bằng cách cài đặt Gothenburg, London, độ sử dụng đồng hồ tính tiền để thu phí đỗ xe theo Madison, Nottingham, mức độ sử dụng Paris, Singapore, Copenhagen Quản lý đỗ xe bằng Ưu tiên đối với những người đỗ xe thời Copehagen, Munich, cách tạo thuận lợi gian ngắn. Đối với cư dân ở khu vực trung Groningen, Delft, hoặc gây cản trở tâm nên có những dịch vụ đỗ xe ở ngay Uppsala, London trong khu CBD (Khu gần đó. Đối với những trường hợp có nhu trung tâm thương cầu đỗ xe ở xa phải được cung cấp dịch vụ mại) đỗ xe ở khu vực vòng ngoài của khu CBD Hạn chế đỗ xe tại khu Hạn chế đỗ xe trên đường phố để giảm tai Washington DC, vực cư dân nạn giao thông, đặc biệt là khu vực dân cư Cambridge, Arlington Hướng dẫn đỗ xe Hướng dẫn lái xe vào những điểm đỗ xe Aachen, Kawasaki ngầm hoặc trên cao. Phí đỗ xe khác nhau Các phí đỗ xe khác nhau đối với từng thời Singapore, Munich, kỳ và các khu vực Gothenburg, London, Madison, Nottingham, Ottawa, Portland Đỗ xe và chuyển Cung cấp các dịch vụ đỗ xe thuận lợi ở Connecticut, San sang vận tải hành phía ngoài khu vực CBD để hành khách Francisco 4
  7. Giải pháp Nội dung Đô thị áp dụng khách công cộng có thể đỗ xe và chuyển sang sử dụng các (vận tải hành khách phương thức vận tải hành khách công công cộng) cộng Thuế đỗ xe áp dụng thuế đỗ xe toàn bộ TP đối với tất San Francisco cả các dịch vụ đỗ xe và thay đổi theo từng khu vực, thời kỳ. Quản lý phí đỗ xe cá Quản lý phí đỗ xe cá nhân. Quản lý nhu Singapore, Seoul nhân cầu và các nguồn cung cấp dịch vụ đỗ xe Hạn chế đỗ xe bằng Sử dụng kẹp kim loại ngăn cản xe cá nhân Jerusalem, Tel Aviv, cách sử dụng các vào các khu vực cấm đỗ xe Amsterdam, Bangkok chặn bánh xe Đỗ xe từ xa Tổ chức chạy buýt liên tục và thuận lợi Evanston, lllinois, giữa các khu vực đỗ xe ở xa nhau để giải Berkeley, Singapore quyết vấn đề đỗ xe và giảm chuyến đi bằng phương tiện cá nhân Sử dụng phương tiện Cung cấp không gian đỗ xe miễn phí đối Portland, Bellevue chung với những lái xe có bằng lái phương tiện chung Quản lý các khu vực Khuyến khích sử dụng vận tải hành khách Portland, Bellevue đỗ xe đối với ô tô cá công cộng qua việc quản lý số lượng đỗ nhân tại khu vực xe, giới hạn tỷ lệ đỗ xe nhất định, cấm xây CBD dựng các công trình không có không gian đỗ xe Đỗ xe ổn định vé Cung cấp dịch vụ đỗ xe ổn định (vé tháng) Kansas City tháng cho các ô tô, xe thương mại dùng chung và các dịch vụ chuyển tải từ ô tô cá nhân sang vận tải hành khách công cộng Hạn chế đỗ xe tại Hạn chế đỗ xe qua việc tăng chi phí đỗ xe, Amherst, Berkeley khuôn viên giới hạn đỗ, khuyến khích sử dụng các dịch vụ chuyển tại tại các trường học, công sở Bãi bỏ giới hạn phí Bỏ các quy định giới hạn phí đỗ xe để Seoul đỗ xe khuyến khích phát triển các điểm đỗ xe cá nhân Giảm thuế điểm đỗ Giảm nhiều loại thuế và quy định thuận Seoul, Nagoya xe cá nhân lợi cho các điểm đỗ xe cá nhân Các nghiên cứu liên quan đến xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ đô thị Esfahasi, H. and Ramirez, M (2003) Alfen Consult (2006) 5
  8. JICA và UBND TP Hà Nội (2006) Trần Thị Thu Lương (2006) Viện chiến lược & Phát triển GTVT (2007) Bùi Văn Khánh (2010) Era Babla-Norris et al (2011) Đặng Trung Thành (2012) Trần Minh Phương (2012) Nguyễn Quốc Huy (2014) Hồ Thị Hương Mai (2015) Nguyễn Tuấn (2017) Nguyễn Thu Thủy (2017) Hoài Phi (2018) Hoàng Cao Liêm (2018) Liu Yang et al (2019) Bùi Việt Hưng (2019) Bùi Mạnh Hùng (2019) Các nghiên cứu về vốn ODA cho đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Phạm Thị Tuyết (2017) Trịnh Thị Hằng (2020) Các nghiên cứu về vốn khu vực tư nhân theo hình thức đối tác công tư (PPP) Hồ Công Hòa (2010) Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước phát triển việc nghiên cứu phát triển KCHT GTĐB đô thị Đánh giá tổng hợp kết quả nghiên cứu Về góc độ tiếp cận: Các nghiên cứu đã tiếp cận các vấn đề nghiên cứu dưới góc độ QLNN của chính quyền trung ương hoặc chính quyền địa phương Về nội dung: Các nghiên cứu này góp phần bổ sung vào hệ thống cơ sở lý luận về KCHT giao thông tĩnh đường bộ đô thị, QLNN về huy động các nguồn lực trong phát triển đô KCHT giao thông tĩnh đường bộ đô thị Về phương pháp: Các nghiên cứu chủ yếu đã phân tích một số vấn đề liên quan đến phát triển và QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị (trong phạm vi nghiên cứu của các đề tài) trên cơ sở dữ liệu thứ cấp Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu Thứ nhất, khoảng trống về lý thuyết Thứ hai, khoảng trống về nội dung nghiên cứu: Thứ ba, khoảng trống về thời gian nghiên cứu Thứ tư, khoảng trống về phương pháp nghiên cứu 6
  9. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TĨNH ĐƯỜNG BỘ TẠI CÁC ĐÔ THỊ Đô thị và đô thị hóa Đô thị theo quan điểm gần nhất tại Luật QH đô thị năm 2009 được định nghĩa là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển KTXH của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn Đô thị hóa là quá trình tập trung dân cư vào đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và phát triển đời sống. Kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị Kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đô thị KCHT giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị là hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ phương tiện; hành khách; hàng hóa trong thời gian không di chuyển (tức là không trực tiếp tham gia vào quá trình giao thông), kể cả các khu vực không gian là mặt đất, trên cao hay ngầm, như: hành lang an toàn, bến xe, bãi đỗ xe,... và được quy hoạch, xây dựng và tổ chức khai thác, sử dụng một cách bài bản. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị Phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị là quá trình vận động, biến đổi cả về mặt lượng và mặt chất theo chiều hướng đi lên của hệ thống KCHT giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị, thể hiện thông qua việc gia tăng số lượng, mở rộng quy mô, gia tăng các chức năng sử dụng, nâng cao chất lượng phục vụ của hệ thống KCHT đó Quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị là sự tác động có tổ chức, mang tính quyền lực công của các cơ quan QLNN lên các quá trình và hoạt động trong lĩnh 7
  10. vực phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ, nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững hệ thống KCHT giao thông tĩnh đường bộ và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đô thị. Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị  Tính hiệu lực của quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị  Tính hiệu quả của quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị  Tính phù hợp của quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị  Nội dung quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị  Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ  Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị  Tổ chức triển hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ  Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ tại các đô thị  Các nhân tố chủ quan o QH hoạch tổng thể phát triển KTXH, QH phát triển GTVT của đô thị o Năng lực, ý chí, đạo đức, sự sát sao trong chỉ đạo, điều hành công tác QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ của lãnh đạo chính quyền đô thị o Tổ chức bộ máy và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của bộ máy QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ của chính quyền đô thị o Mức độ hiện đại, thuận tiện của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở thông tin phục vụ cho công tác QLNN  Các nhân tố khách quan o Môi trường pháp lý o Môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội o Môi trường hội nhập quốc tế và khu vực Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ tại một số địa phương trong nước và ngoài nước, bài học rút ra cho thành phố Hà Nội  Kinh nghiệm của thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc  Kinh nghiệm của thành phố Tokyo, Nhật Bản  Kinh nghiệm của bang Dellhi, Ấn Độ  Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh  Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng 8
  11.  Kinh nghiệm của thành phố Hải Phòng  Bài học rút ra cho thành phố Hà Nội o Thứ nhất, về QH, KH o Thứ hai, về huy động nguồn vốn đầu tư o Thứ ba, về hoạt động quản lý dự án đầu tư o Thứ tư, về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát o Thứ năm, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức bộ máy QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TĨNH ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội đến phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội  Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến tại Việt Nam trước đây.  Hà Nội là một trong năm TP trực thuộc trung ương của Việt Nam, cùng với TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ.  Kể từ khi sáp nhập (từ 2008 đến hết năm 2021), kinh tế Hà Nội tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao, gấp 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước. Đánh giá ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội đến phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội  Thứ nhất, nhu cầu đối với hệ thống giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội những năm gần đây liên tục tăng lên do sự gia tăng nhanh chóng của dân cư (chủ yếu do di dân), tuy nhiên sự phát triển của hệ thống giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP là tương đối chậm chạp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Điều này đặt ra những thách thức lớn cho công tác QLNN về phát triển hệ thống KCHT giao thông tĩnh đường bộ của Hà Nội trong hiện tại và tương lai  Thứ hai, là thủ đô của đất nước, nên vấn đề đất đai, đặc biệt là khu vực trung tâm thành phố rất nhạy cảm  Thứ ba, Hà Nội đang phát triển theo xu hướng chùm đô thị, với hạt nhân trung tâm là khu vực lõi bên trong Vành đai 4 và 5 đô thị vệ tinh xung quanh, cùng với sự tương hỗ của các đô thị thuộc tỉnh, thành lân cận như Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên,... Thực trạng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội Thực trạng hệ thống bến xe - Bến xe khách liên tỉnh: Tính đến hết năm 2021 có tổng số 08 bến xe khách liên tỉnh. - Bến xe khách nội tỉnh: Tính đến hết năm 2021, toàn TP có 30 bến xe nội tỉnh tại địa bàn các huyện với quy mô nhỏ - Bến xe tải: Toàn TP có 04 bến xe tải liên tỉnh và 06 bãi đỗ xe tải  các bến xe tải đã được bố trí theo QH, còn các bãi đỗ xe tải không có QH Thực trạng hệ thống bãi đỗ xe, điểm đỗ xe Năm 2021 9
  12.  1.178 bãi, điểm đỗ xe máy, ô tô có phép  Tổng diện tích đất dành cho điểm đỗ xe, bãi đỗ xe là 429.269m2  Mạng lưới điểm đỗ xe, bãi đỗ xe hiện đang thiếu về số lượng và kém về chất lượng dịch vụ  Quỹ đất dành cho điểm đỗ xe, bãi đỗ xe công cộng, có phép được thống kê và điều tra khảo sát hiện nay chỉ đáp ứng được 8-10% số nhu cầu điểm đỗ  Hầu hết các điểm đỗ xe đạp, xe máy đều có diện tích hẹp và quy mô nhỏ  Thiếu bãi đỗ xe vẫn là bài toán của Hà Nội lâu nay, đặc biệt khi mở rộng địa giới hành chính. Xe con, xe máy, Xe khác xe đạp 5% 15% Xe buýt 26% Xe tải 16% Xe liên tỉnh 38% Đánh giá chung về hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ Thứ nhất, về quỹ đất: Hiện nay hệ thống các bãi đỗ xe của Hà Nội vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đỗ xe của TP Thứ hai, số lượng hệ thống KCHT giao thông tĩnh: Bến xe khách được quản lý chính thức chỉ phục vụ được khoảng 60% nhu cầu, còn lại 40% sử dụng những bến không chính thức phân bố trên toàn TP Thứ ba, bố trí hệ thống giao thông tĩnh + Hệ thống bến xe hiện nay còn bất cập về vị trí + Hệ thống điểm đỗ xe phân bố chưa hợp lý + Việc bố trí hệ thống các điểm đỗ xe chưa phù hợp về mật độ và khoảng cách + Hệ thống các bãi và điểm đỗ khu vực ngoại vi được QH và xây dựng gắn kết với tổ chức giao thông đô thị hầu như chưa có + Chưa có một QH tổng thể, bố trí, xây dựng các điểm, bến, bãi đỗ xe ngắn hạn và dài hạn Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ Thực trạng xây dựng quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ Stt Khu vực Diện tích (ha) 1 Khu vực hạn chế phát triển 86,46 2 Khu vực mở rộng phát triển 261,67 3 Khu vực phát triển xây mới 448,69 Cộng 796,82 10
  13. Với kết quả tính toán trên chỉ để định hướng QH cho phát triển của đô thị Hà Nội chưa tính toán chính xác được nhu cầu quỹ đất dành cho KCHT giao thông tĩnh đường bộ thực tế theo số lượng phương tiện trong từng khu vực của thủ đô Hà Nội Hiện nay, QH này chưa được UBND TP thực hiện công bố, công khai, thông tin về quy hoạch còn chưa đầy đủ Tại các đô thị vệ tinh, quy hoạch các bến xe khách theo định hướng quy hoạch chung các đô thị vệ tinh đã được phê duyệt Tại các đô thị vệ tinh quy hoạch 4 bến xe tải Vị trí, quy mô diện tích các bãi đỗ xe công cộng được xác định phù hợp với các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết được duyệt, đã cập nhật khớp nối thống nhất với các dự án đầu tư đã và đang khai Quy hoạch 133 vị trí các bãi đỗ xe buýt và 88 bãi đỗ xe tải trong phạm vi đô thị trung tâm, tổng diện tích 590,2 ha đáp ứng nhu cầu dừng đỗ, sửa chữa xe buýt, xe tải. Thực trạng xây dựng kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ Bảng 3.12: KH đầu tư phát triển hệ thống KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2015- 2021 Stt Chỉ tiêu KH 2015 2017 2019 2020 2021 I Bến xe khách 1 Số dự án đầu tư xây dựng mới (dự án) 2 2 1 0 1 Vốn đầu tư xây dựng mới (tỷ đồng) 205 179 68 0 112 2 Số dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng (dự án) 3 3 2 3 4 Vốn đầu tư nâng cấp, mở rộng (tỷ đồng) 41 36 30 28 52 3 Số dự án đầu tư sửa chữa, duy tu (dự án) 4 5 2 2 0 Vốn đầu tư sửa chữa, duy tu (tỷ đồng) 11 15 9 8 0 II Bến xe tải 1 Số dự án đầu tư xây dựng mới (dự án) 2 1 1 0 0 Vốn đầu tư xây dựng mới (tỷ đồng) 72 30 33 0 0 2 Số dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng (dự án) 2 3 3 4 3 Vốn đầu tư nâng cấp, mở rộng (tỷ đồng) 8 14 16 19 18 3 Số dự án đầu tư sửa chữa, duy tu (dự án) 2 0 0 0 0 Vốn đầu tư sửa chữa, duy tu (tỷ đồng) 10 0 0 0 0 III Bến đỗ xe, điểm đỗ xe 1 Số dự án đầu tư xây dựng mới (dự án) 131 150 134 117 112 Vốn đầu tư xây dựng mới (tỷ đồng) 141 166 172 142 163 2 Số dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng (dự án) 126 174 107 92 130 Vốn đầu tư nâng cấp, mở rộng (tỷ đồng) 80 91 62 54 68 3 Số dự án đầu tư sửa chữa, duy tu (dự án) 15 29 22 19 34 Vốn đầu tư sửa chữa, duy tu (tỷ đồng) 3 7 5 10 9 Những con số KH (về dự án và vốn đầu tư) được TP đưa ra trong các năm 2015 đến 2021 cho phát triển hệ thống KCHT giao thông tĩnh đường bộ là tương đối lớn. 11
  14. Bảng 3.13: Tỷ lệ thực hiện KH đầu tư phát triển hệ thống KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2015- 2021 ĐVT: % Stt So sánh thực hiện với KH 2015 2017 2019 2020 2021 I Bến xe khách 1 Tỷ lệ thực hiện số dự án đầu tư xây dựng mới 50,0 50,0 0,0 - 0,0 Tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư xây dựng mới 92,20 92,74 0,0 - 0,0 2 Tỷ lệ thực hiện số dự án đầu tư nâng cấp, mở 100,0 100,0 100,0 100,0 75,0 rộng Tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư nâng cấp, mở rộng 97,56 94,44 100,0 101,8 75,0 3 Tỷ lệ thực hiện số dự án đầu tư sửa chữa, duy tu 100,0 80,0 100,0 100,0 - Tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư sửa chữa, duy tu 100,0 96,67 96,67 103,4 - II Bến xe tải 1 Tỷ lệ thực hiện số dự án đầu tư xây dựng mới 0,0 0,0 0,0 - - Tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư xây dựng mới 0,0 0,0 0,0 - - 2 Tỷ lệ thực hiện số dự án đầu tư nâng cấp, mở 50,0 33,33 33,33 50,0 33,33 rộng Tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư nâng cấp, mở rộng 37,50 21,43 25,0 47,4 27,78 3 Tỷ lệ thực hiện số dự án đầu tư sửa chữa, duy tu 100,0 - - - - Tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư sửa chữa, duy tu 96,0 - - - - III Bến đỗ xe, điểm đỗ xe 1 Tỷ lệ thực hiện số dự án đầu tư xây dựng mới 46,56 36,0 41,04 38,46 42,86 Tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư xây dựng mới 43,97 22,29 30,81 35,92 42,94 2 Tỷ lệ thực hiện số dự án đầu tư nâng cấp, mở 31,75 36,78 36,45 40,22 35,38 rộng Tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư nâng cấp, mở rộng 30,0 59,34 35,48 40,74 27,94 3 Tỷ lệ thực hiện số dự án đầu tư sửa chữa, duy tu 73,33 48,28 63,64 57,89 52,94 Tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư sửa chữa, duy tu 56,67 47,14 42,0 54,15 45,56 Chất lượng của KT đầu tư phát triển hệ thống KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2015- 2021 là không tốt. Thực trạng xây dựng chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ Bảng 3.14: Thống kê tình hình ban hành CS phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ do UBND TP Hà Nội ban hành trong giai đoạn 2015- 2021 ĐVT: Văn bản Stt Phân loại 2015 2017 2019 2020 2021 1 Nhóm CS về đất đai - Các kế hoạch 3 2 2 3 3 - Các quy định 8 12 10 9 10 2 Nhóm CS về vốn - Các kế hoạch 2 4 3 4 3 - Các quy định 7 6 6 11 9 3 Nhóm CS về con người - Các kế hoạch 2 2 2 2 2 - Các quy định 4 4 6 4 5 4 Nhóm CS khác 18 16 13 12 14 12
  15. Bảng 3.15: Kết quả điều tra xã hội học về hoạt động xây dựng QH, KH, CS phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội Stt Nội dung đánh giá Mẫu Điểm Đánh (người) BQ giá I Đánh giá của cán bộ, công chức 1 Đánh giá sự phối hợp của các cơ quan trong xây dựng 204 3,91 Tốt QH, KH, CS 2 Đánh giá chất lượng của QH phát triển KCHT giao Trung 204 3,45 thông tĩnh đường bộ bình 3 Đánh giá chất lượng của các KH phát triển KCHT giao Trung 204 3,47 thông tĩnh đường bộ hằng năm bình 4 Đánh giá sự đầy đủ của các CS phát triển KCHT giao 204 3,92 Tốt thông tĩnh đường bộ 5 Đánh giá sự chi tiết, tính phù hợp của các CS phát triển 204 3,67 Tốt KCHT giao thông tĩnh đường bộ II Đánh giá của đại diện của các nhà thầu 1 Đánh giá mức độ công khai của chính quyền đối với các Trung 171 3,41 QH, KH phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ bình 2 Đánh giá chất lượng của QH phát triển KCHT giao Trung 171 3,37 thông tĩnh đường bộ bình 3 Đánh giá chất lượng của các KH phát triển KCHT giao Trung 171 3,44 thông tĩnh đường bộ hằng năm bình 4 Đánh giá sự đầy đủ của các CS phát triển KCHT giao 171 3,90 Tốt thông tĩnh đường bộ 5 Đánh giá sự chi tiết, tính phù hợp của các CS phát triển Trung 171 3,39 KCHT giao thông tĩnh đường bộ bình Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội  Mô hình tổ chức bộ máy QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội về cơ bản đã được thống nhất, có tính chuyên môn hóa cao, có cơ chế phối hợp rõ ràng giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác QLNN  Mô hình tổ chức bộ máy vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi khối lượng công việc rất lớn.  Khâu chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của một số Sở, và chính quyền quận, huyện còn nhận thức khác nhau về nội dung QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ, dẫn đến thiếu thống nhất về trách nhiệm  TP còn chưa thể hiện đúng vai trò quan trọng của mình trong việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và giám sát chủ đầu tư thực hiện đúng tiến độ, tuân thủ pháp luật. 13
  16. Bảng 3.16: Kết quả điều tra xã hội học về tổ chức bộ máy QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội Stt Nội dung đánh giá Mẫu Điểm Đánh (người) BQ giá I Đánh giá của cán bộ, công chức 1 Đánh giá cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN về phát triển 204 3,70 Tốt KCHT giao thông tĩnh đường bộ 2 Đánh giá cơ chế phối hợp hoạt động của bộ máy QLNN về Trung 204 3,36 phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ bình 3 Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực bộ máy QLNN về 204 3,61 Tốt phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ II Đánh giá của đại diện của các nhà thầu 1 Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực bộ máy QLNN về Trung 171 3,46 phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ bình 2 Đánh giá sự chính xác, khách quan, công khai, minh bạch của các hoạt động quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức Trung 171 3,45 bộ máy QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bình bộ Thực trạng tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ Thực trạng đảm bảo mặt bằng cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ  Kết quả GPMB cho các dự án phát triển hệ thống KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Bảng 3.17: Kết quả GPMB cho các dự án phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2015- 2021 Stt Chỉ tiêu ĐVT 2015 2017 2019 2020 2021 1 Số dự án thực hiện trong Dự án 123 141 113 120 116 năm 2 Diện tích cần GPMB Ha 80,4 78,5 32,0 35,8 29,4 3 Diện tích đã thực hiện Ha 51,2 50,7 18,4 18,2 13,4 GPMB 4 Tỷ lệ thực hiện GPMB so % 63,68 64,59 57,50 50,84 45,58 với kế hoạch 5 Số tiền bồi thường khi Tỷ 85,5 86,2 32,1 31,5 24,3 GPMB đồng  Lãnh đạo TP có quan điểm không nhất trí với việc định giá đất phù hợp với giá thị trường, giá đất cần được Nhà nước quản lý chặt chẽ, nguyên nhân của những bất cập về đất đai không phải do địa phương làm chưa tốt mà do quy định của pháp luật về đất đai về “giá đất do Nhà nước quy định phải phù hợp với giá đất trên thị trường“ là không phù hợp với thực tế địa phương  Trình độ nhận thức của một số cán bộ trong các cơ quan nhà nước ở các cấp thực hiện công tác GPMB còn nhiều điểm không thống nhất, gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện GPMB  Sự phối hợp của các cấp, ngành, tổ chức, chủ dự án có lúc, có nơi còn chưa đồng bộ, chặt chẽ, thiếu chuyên sâu dẫn đến kết quả chưa cao trong thực hiện GPMB 14
  17.  Việc chuẩn bị và tổ chức thực hiện GPMB còn gặp phải rất nhiều khó khăn về: nguồn vốn, tiến độ, bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ thực hiện  Chính sách bồi thường thiệt hại được áp dụng ở mỗi thời điểm khác nhau, không nhất quán, đặc biệt là giá bồi thườn  Kiểm tra, kiểm soát về SDĐ dành cho phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Bảng 3.18: Kết quả kiểm tra, kiểm soát về SDĐ dành cho phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2015- 2021 Stt Chỉ tiêu ĐVT 2015 2017 2019 2020 2021 1 Số cuộc kiểm tra, kiểm soát Cuộc 20 22 20 23 26 2 Diện tích đất đề nghị thu hồi để dành cho phát triển KCHT giao thông tĩnh Ha 6,21 7,19 8,30 7,16 8,28 đường bộ 3 Diện tích đất đã thu hồi Ha 4,68 5,25 6,44 5,39 6,67 4 Tỷ lệ thu hồi % 75,36 73,02 77,59 75,28 80,56 5 Số cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật về quản lý đất đai cho phát triển KCHT 2 2 0 4 1 giao thông tĩnh đường bộ 6 Số tiền xử phạt vi phạm hành chính Tỷ đồng 0,182 0,171 0,199 0,306 0,213 7 Số trường hợp tranh chấp, khiếu nại, tố Trường 102 96 92 128 110 cáo về đất đai hợp 8 Số trường hợp tranh chấp, khiếu nại, tố Trường 97 93 91 120 105 cáo về đất đai đã được xử lý hợp Thứ nhất, kiểm tra, kiểm soát việc thực thi quy định pháp luật về đất đai. Thứ hai, thanh tra, kiểm tra việc thực thi quy định pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm về đất đai. Thứ ba, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Bảng 3.19: Kế hoạch huy động nguồn vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2015- 2021 ĐVT: Tỷ đồng Stt Nguồn vốn 2015 2017 2019 2020 2021 1 Từ khu vực nhà nước - Vốn phân bổ từ NSNN 52 56 66 69 44 - Vốn trái phiếu địa phương 100 100 100 100 100 - Vốn vay tín dụng nhà nước 388 299 139 161 148 - Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước 0 0 0 0 0 - Vốn vay ODA 0 0 0 0 0 - Vốn khác 31 33 40 29 30 2 Từ khu vực ngoài nhà nước - Vốn đầu tư thông qua hình thức hợp tác công- tư 0 0 0 0 0 - Vốn khác 0 0 0 0 0 15
  18. Bảng 3.20: Kết quả huy động nguồn vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2015- 2021 ĐVT: Tỷ đồng Stt Nguồn vốn 2015 2017 2019 2020 2021 Tổng số 341 312 120 151 138 1 Vốn phân bổ từ NSNN 40 41 21 26 28 2 Vốn trái phiếu địa phương 100 100 0 0 0 3 Vốn vay tín dụng nhà nước 183 152 85 116 99 4 Vốn khác 18 19 14 9 11 Thực trạng tổ chức thực hiện các dự án xây lắp, cải tạo, duy tu, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ  Hệ thống quản lý chất lượng các công trình hạ tầng giao thông đã được Sở GTVT TP thực hiện đúng với các quy định, hướng dẫn của các Nghị định  Quá trình quản lý chất lượng các dự án xây dựng có sự tham gia của Tư vấn giám sát: Đơn vị Tư vấn giám sát là Đơn vị Tư vấn độc lập với Đơn vị Tư vấn lập dự án đầu tư, Tư vấn thiết kế kỹ thuật thi công- Tổng dự toán  Công tác quản lý chất lượng các dự án KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP thời gian qua còn chú trọng thực hiện đúng quy trình nghiệm thu  Bảo hành công trình: Sau khi công trình hoàn thành, đơn vị thi công và các nhà thầu cung cấp thiết bị thực hiện bảo hành công trình trong thời gian đã thỏa thuận trong hợp đồng (thông thường là 2 năm) với giá trị tương đương 5% giá trị hợp đồng.  Nhìn chung, các dự án xây dựng, cải tạo, duy tu, bảo trì KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội thời gian qua sau khi nghiệm thu đi vào hoạt động đạt kết quả tốt, chất lượng đảm bảo. Bảng 3.23: Kết quả điều tra xã hội học về chất lượng công trình và quản lý chất lượng công trình KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội Stt Nội dung đánh giá Mẫu Điểm Đánh (người) BQ giá I Đánh giá của cán bộ, công chức 1 Đánh giá hoạt động lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư 204 4,02 Tốt 2 Đánh giá công tác khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng 204 3,83 Tốt công trình, thi công xây dựng công trình 3 Đánh giá công tác nghiệm thu công trình 204 3,74 Tốt 4 Trung Đánh giá năng lực của các nhà thầu 204 3,48 bình 5 Đánh giá hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ của các nhà Trung 204 3,42 thầu bình II Đánh giá của đại diện của các nhà thầu 1 Đánh giá hoạt động lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu 171 3,86 Tốt tư 2 Đánh giá công tác khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng 171 3,99 Tốt công trình, thi công xây dựng công trình 3 Đánh giá công tác nghiệm thu công trình 171 3,61 Tốt 4 Trung Đánh giá năng lực của các nhà thầu 171 3,39 bình 5 Đánh giá hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ của các nhà Trung 171 3,38 thầu bình 16
  19. Bảng 3.24: Đánh giá tiến độ thực hiện các dự án KCHT giao thông tĩnh đường bộ xây dựng trong giai đoạn 2015- 2021 trên địa bàn TP Hà Nội Stt Tiêu chí ĐVT Giai đoạn 2015- 2021 Tổng dự án triển khai thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu (bao gồm cả các công trình xây dựng mới và các công trình cải Dự án 493 tạo, duy tu, bảo trì) 1 Dự án thực hiện nhanh hơn tiến độ KH Dự án 29 Tỷ lệ % 5,88 2 Dự án thực hiện đúng tiến độ KH Dự án 121 Tỷ lệ % 24,54 3 Dự án thực hiện chậm hơn tiến độ KH Dự án 343 Tỷ lệ % 69,58 4 Thời gian chậm tiến độ trung bình của 1 dự án Tháng 3  Phần lớn các dự án đầu tư xây dựng KCHT giao thông tĩnh đường bộ xây dựng trong giai đoạn 2015- 2021 trên địa bàn TP Hà Nội đều được thực hiện chậm hơn tiến độ KH Bảng 3.26: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của các dự án đầu tư KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2015- 2021 thông qua so sánh việc sử dụng vốn theo KH Stt Tiêu chí ĐVT Giai đoạn 2015- 2021 Tổng dự án triển khai thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu (bao gồm cả các công trình xây dựng mới và các công trình cải Dự án 493 tạo, duy tu, bảo trì) 1 Dự án sử dụng vốn đúng theo KH Dự án 117 Tỷ lệ % 23,73 2 Dự án sử dụng vốn vượt KH Dự án 376 Tỷ lệ % 76,27  Hầu hết các dự án được triển khai trong giai đoạn 2015- 2021 đều sử dụng vốn vượt KH đề ra ban đầu Thực trạng tổ chức khai thác và sử dụng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ Không giống với việc quản lý khai thác và sử dụng hệ thống KCHT giao thông động với sự chồng chéo, phân tán trong quản lý của nhiều chủ thể, đối với việc quản lý khai thác và sử dụng hệ thống KCHT giao thông tĩnh đường bộ, thì có ít cơ quan tham gia vào quản lý hơn, do đó, không có nhiều sự chồng chéo trong hoạt động quản lý khai thác và sử dụng hệ thống KCHT này Các mức phí, giá được đưa ra trong CS phí sử dụng hạ tầng giao thông tĩnh do UBND TP xây dựng trong thời gian qua chỉ phản ánh mục tiêu an sinh xã hội hơn là sử dụng phí đỗ xe như một công cụ để kiểm soát và quản lý nhu cầu sử dụng hệ thống KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Thực trạng thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ 17
  20. Bảng 3.32: Thống kê các cuộc thanh, kiểm tra, giám sát hoạt động phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2015- 2021 ĐVT: Cuộc Stt Phân loại 2015 2017 2019 2020 2021 1 Thanh tra của các Bộ - Cuộc thanh tra đột xuất 3 5 2 5 3 - Cuộc thanh tra theo KH 4 4 4 4 4 2 Thanh tra của Thanh tra TP và Thanh tra Sở GTVT TP - Cuộc thanh tra đột xuất 6 12 8 11 10 - Cuộc thanh tra theo KH 4 4 4 4 4 3 Kiểm tra, giám sát của Sở GTVT TP - Cuộc kiểm tra đột xuất 8 8 10 13 12 - Cuộc kiểm tra theo KH 12 12 12 12 12 - Giám sát và đánh giá thường xuyên 12 12 12 12 12  Kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội thời gian qua cho thấy, về cơ bản Chủ đầu tư đã chấp hành đúng các quy định ba giai đoạn thực hiện dự án (chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư) về trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng ngay từ khâu lập dự án cho đến khâu tổ chức đấu thầu, quản lý thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán...;  Tuy nhiên, còn tồn tại ở một số khâu trong thực hiện, một số dự án thay đổi quy mô, bổ sung hạng mục làm vượt tổng mức đầu tư so với được duyệt ban đầu.  hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội, đã được đẩy mạnh và đổi mới theo hướng thanh tra, kiểm tra, giám sát có trọng tâm, trọng điểm.  Thực tế cũng cho thấy, công tác giám sát, đánh giá đầu tư của Sở GTVT TP (Chủ đầu tư) vẫn còn mang nặng tính hình thức, chưa thực hiện hết chức năng giám sát trong quá trình đầu tư, nghiệm thu khối lượng không đúng thực tế thi công Đánh giá chung quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội Đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả, phù hợp của quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội  Tính hiệu lực của QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội cơ bản đã đạt được, nhưng chưa trọn vẹn.  Tính hiệu quả của QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội chưa đạt được  Tính phù hợp của QLNN về phát triển KCHT giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn TP Hà Nội cũng chưa đạt được trọn vẹn khi có 1/2 tiêu chí được đánh giá ở mức trung bình, tiêu chí còn lại mặc dù đạt mức tốt, nhưng điểm bình quân còn tương đối thấp Đánh giá theo nội dung quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội Những điểm mạnh trong quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2