Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh Đắk Lắk
lượt xem 9
download
Mục tiêu của luận án là làm rõ sự phân hóa về điều kiện địa lý theo các tiểu vùng với tiềm năng du lịch khác nhau, xác định và đề xuất được một số loại hình du lịch đặc thù mang tính bền vững ở tỉnh Đắk Lắk.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh Đắk Lắk
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Dương Thị Thủy ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường Mã số : 9850101.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hà Nội - 2019
- Công trình được hoàn thành tại: Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Quang Tuấn 2. GS.TS. Trương Quang Hải Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .............................. Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .............................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cơ sở chấm luận án tiến sĩ họp tại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ………………vào hồi giờ ngày tháng năm 20... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
- MỞ ĐẦU Đắk Lắk có tiềm năng và lợi thế to lớn về du lịch bởi cảnh quan độc đáo và truyền thống văn hóa đặc sắc, tọa lạc tại trung tâm vùng Tây Nguyên dễ dàng kết nối liên vùng, liên quốc gia. Địa hình núi và cao nguyên chia cắt mạnh tạo nên 17 thác nước hùng vĩ. Tỉnh có 2 VQG và 5 khu bảo tồn là nơi lưu giữ đặc thù thảm thực vật nhiệt đới nguyên sinh cùng nhiều loài động vật quý hiếm. Nơi đây còn lưu giữ và trao truyền các giá trị văn hóa tộc người đặc trưng của 47 đồng bào mà tiêu biểu là Di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” cùng 32 di tích VH-LS và 7 lễ hội đặc sắc. Trong thời gian qua du lịch Đắk Lắk đã bắt đầu khởi sắc, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2000-2018 đạt 10,72%/năm. Tốc độ nhanh nhưng đã xuất hiện những dấu hiệu của không bền vững như: Sản phẩm, loại hình du lịch bị mai một do tài nguyên suy giảm và biến đổi như đàn voi, diện tích rừng nguyên sinh, nguồn nước, kiến trúc nhà ở và văn hóa sinh hoạt đang bị mất đi. Du lịch còn tự phát, thiếu vồn đầu tư, thiếu tính liên kết và hạn chế về nguồn lao động du lịch đặc biệt tại các huyện. Do vậy, phát triển một cách bền vững, đảm bảo và phát triển hài hòa giữa kinh tế xã hội và môi trường thì nhất thiết phải đánh giá ĐKĐL và TN khu vực, là căn cứ sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch, phát triển loại hình du lịch đúng với chức năng lãnh thổ. Đây là vấn đề quan trọng nhất và cách duy nhất để phát triển du lịch bền vững. Mục tiêu của luận án là “Làm rõ sự phân hóa về điều kiện địa lý theo các tiểu vùng với tiềm năng du lịch khác nhau, xác định và đề xuất được một số loại hình du lịch đặc thù mang tính bền vững ở tỉnh Đắk Lắk”. Để thực hiện mục tiêu, sáu nội dung nghiên cứu được đặt ra: 1. Xác lập cơ sở lí luận về ĐKĐL&TN phục vụ phát triển du lịch bền vững, vận dụng cho tỉnh Đắk Lắk; 1
- 2. Phân vùng địa lí du lịch (ĐLDL); 3. Phân tích, đánh giá tiềm năng, tài nguyên theo tiểu vùng địa lý du lịch; 4. Đánh giá ĐKĐL&TN cho phát triển các loại hình du lịch đặc thù; 5. Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại các tiểu vùng địa lý theo hướng bền vững; 6. Định hướng tổ chức không gian và khuyến nghị giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Đắk Lắk. Phạm vi nghiên cứu của luận án: (1). Phạm vi không gian là tỉnh Đắk Lắk với diện tích 13.125 km2; (2). Phạm vi thời gian là số liệu và các dữ từ 2010 đến 2018 và định hướng đến 2030; (3). Phạm vi khoa học là Phân vùng địa lý du lịch tỉnh Đắk Lắk mang tính ứng dụng với 2 cấp là vùng và tiểu vùng, không đi sâu phân tích hệ thống các cấp phân loại. Khía cạnh DLBV được NCS đề cập và giải quyết với phạm vi “phục vụ phát triển du lịch bền vững”. Những điểm mới của luận án: 1. Làm rõ được sự phân hóa lãnh thổ thành các tiểu vùng ĐLDL với đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, văn hóa tộc người, hoạt động kinh tế, nhóm dạng tiềm năng du lịch tạo cơ sở khoa học cho phát triển những sản phẩm DL đặc thù mang tính bền vững; 2. Xác định được mức độ thuận lợi cho phát triển 4 loại hình du lịch theo hướng bền vững: 1, Du lịch sinh thái; 2, Du lịch văn hóa; 3, Du lịch nghỉ dưỡng; 4, Du lịch nông nghiệp và định hướng phát triển bền vững theo các tiểu vùng địa lý du lịch của tỉnh Đắk Lắk. Những luận điểm bảo vệ: Luận điểm 1: Sự khác nhau về vị trí địa lý cùng đặc điểm địa chất, địa hình và các hợp phần tự nhiên, nhân sinh quyết định sự đa dạng về đặc điểm sản xuất, hệ thống tài nguyên du lịch và ảnh hưởng đến văn hóa dân tộc, đã hình thành một cấu trúc lãnh thổ đặc thù gồm 5 vùng và 11 tiểu vùng địa lý du lịch ở tỉnh Đắk Lắk. 2
- Luận điểm 2: Kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của điều kiện địa lý, tài nguyên đối với các loại hình: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch nông nghiệp theo tiểu vùng địa lý du lịch, kết hợp phân tích thực trạng du lịch là cơ sở khoa học quan trọng cho đề xuất định hướng không gian phát triển du lịch bền vững tỉnh Đắk Lắk. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: (1). Ý nghĩa khoa học: Kết quả của luận án góp phần hoàn thiện phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về phân vùng địa lý ứng dụng và đánh giá điều kiện địa lí và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch bền vững cấp tỉnh. (2). Ý nghĩa thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác quy hoạch, quản lý và thu hút đầu tư cho phát triển du lịch bền vững tỉnh Đắk Lắk. Cơ sở tài liệu thực hiện đề tài gồm: 1. Các tài liệu nghiên cứu về ĐKĐL & TN tỉnh Đắk Lắk; 2. Hệ thống bản đồ cập nhật của tỉnh Đắk Lắk được cung cấp bởi Sở TN & MT và Sở NN và PTNT; 3. Niên giám thống kê, báo cáo kinh tế và du lịch tỉnh Đắk Lắk (2010- 2018); 4. Các số liệu, kết quả khảo sát, điều tra thực địa của đề tài cấp nhà nước TN3/T18 thuộc Chương trình Tây Nguyên 3; 5. Dữ liệu thực địa, điều tra xã hội học khi chủ trì đề tài cấp Trường TN16.17; 6. Kết quả điều tra xã hội học tại Đắk Lắk: 468 phiếu khách du lịch (quốc tế và nội địa), 665 phiếu phỏng vấn CĐĐP (trực tiếp & gián tiếp) được xử lý bằng phần mềm SPSS 20. Luận án gồm 3 chương nội dung cùng mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục. Trong đó có 41 bảng, 23 hình và biểu đồ, 24 bản đồ chuyên đề để minh họa. 3
- CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1 .Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan 1.1.1 .Hướng nghiên cứu điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch (1). Phân vùng địa lý bao gồm phân vùng địa lý tự nhiên (Nguyễn Đức Chính và Vũ Tự Lập, V.G.Zavrie 1963; Nguyễn Hoàn, Đào Đình Bắc, 1999; Vũ Văn Phái, Uông Đình Khanh, 2002; Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu, 2004; Trần Việt Liễn, 1984, 2002; Nguyễn Khanh Vân, 2006; Đặng Văn Bào, 2015…đã hoàn thiện cơ sở khoa học về phân vùng địa lý tự nhiên. Phân vùng địa lý kinh tế - xã hội được quan tâm nghiên cứu nhiều từ thế kỷ XIX cho đến hiện nay Trần Đình Gián, 1960; Ủy ban kế hoạch nhà nước Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 1964; Ngô Doãn Vịnh, 2005, Lê Thông, 2006, Đặng Văn Phan, 2006, Lê Thu Hoa, 2007, Hà Hữu Nga, 2012, Trương Quang Hải, 2013,… Công trình phân vùng địa lý văn hóa đề cập nhiều trên thế giới với các trường phái điển hình như: “khuyếch tán văn hóa” ở Tây Âu, lý thuyết “vùng văn hóa”, Lý thuyết “khu vực văn hóa lịch sử” của Liên Xô. Ở Việt Nam công trình này chưa nhiều, điển hình với Trần Quốc Vượng, 2000; Tô Ngọc Thanh, 2006; Ngô Đức Thịnh, 2004. (2). Phân vùng địa lý du lịch:Quan điểm tiếp cận trong phân vùng ĐLDL theo 4 hướng: 1. Tiếp cận địa lý tự nhiên, 2, Tiếp cận địa lý kinh tế - xã hội; 3. Tiếp cận địa lý tự nhiên – kinh tế xã hội- TN môi trường; 3. Tiếp cận địa lý tổng hợp. Xu hướng phân vùng địa lý DL thông qua hệ thống phân vị đã xuất hiện ở Liên Xô từ những năm 70, 80 của thế kỷ XX nhằm định hướng tổ chức lãnh thổ DL, đánh giá mức độ thuận lợi cho một số loại hình DL tham quan, nghỉ dưỡng Kobakhidze, 1987; Kotliaro, 1978; Dragiliva & Korneevets, 2004, Kropinova & Mitrofanova, 2010. Tiếp cận địa lý trong phân vùng địa 4
- lý DL xuất hiện ở Việt Nam từ năm 90 của thế kỷ XX và mang quan điểm tiếp cận của Liên Xô như Viện nghiên cứu Phát triển DL, 1991; Phạm Hoàng Hải, Trần Anh Tuấn, Lương Chi Lan, 2016; Nguyễn Cao Huần, Trần Thị Mai Hoa, Phạm Thị Cẩm Vân, 2017. Tiếp cận địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội – môi trường kết hợp bảo tồn trong công tác phân vùng đã có những nghiên cứu khá điển hình như Maria G.Sukhova, 2016; George S.J.Roman, 2001; Zoya G.Mirzekhanova, 2015; Sadegh Hadizadeh Zargar, 2016. Tiếp cận phân cụm (cluster) cũng được ứng dụng trong phân vùng địa lý DL bởi Daniel Blasco Franch, 2013; Anjali Chhetri, 2014. Các tiêu chí thường sử dụng trong phân vùng địa lý DL: nhóm tiêu chí điều kiện tự nhiên; nhóm tiêu chí điều kiện kinh tế xã hội; nhóm tiêu chí cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật. Phương pháp sử dụng trong phân vùng địa lý cả định tính và định lượng. Ở Việt Nam, chưa có công trình phần vùng ĐLDL cấp tỉnh sử dụng tiêu chí kết hợp tự nhiên – KTXH-VH – TNDL. (3). Du lịch bền vững: Thuật ngữ “du lịch bền vững” (sustainable tourism) đề cập tại chương trình nghị sự 21, 1992; WTTC, 200; UNEP và WTO, 2005. Tiếp sau đó là hướng nghiên cứu mang tính tổng luận về phát triển DLBV được D.Pearce, 1989; B.Boniface, C.Cooper, 1993; B.Steck, 1999; C.Cooper, S.Wanhill, 2008. Ở Việt Nam, lý luận DLBV được đề cập nhiều từ năm 90 thông qua hội thảo và đề tài khoa học của Tổng cục Du lịch Việt Nam, các trường Đại học, tổ chức ESRT Việt Nam và các tác giả như Phạm Trung Lương, 2002; Lê Chí Công, 2013; Nguyễn Thế Đồng, 2015. Nghiên cứu mối quan hệ giữa PTBV với các loại hình DLST, DLVH, DL nông thôn được nhiều tác giả quan tâm như Jeffrey D. Kline, 2001; Martha Honey, 2008; Engelbert Ruoss, Loredana Alfarè, 2013; Ruth McAreavey và John McDonagh, 2011. Nhóm tiêu chí đánh giá dựa trên 3 trụ cột kinh tế, xã hội, môi trường được nhiều nghiên cứu đề cập bởi Tổ chức Du lịch Thế giới, 1996; McCool, 2001; Hội đồng Du lịch Anh, 5
- 2003. Vấn đề tài nguyên, môi trường thể chế chính sách và công nghệ được Chris & Sirakaya, 2006; Paul AnthonyC. Notorio, 2016 quan tâm. Vai trò của du khách và cộng đồng cũng quyết định thành công DLBV Ioannides 1995; Sanchez & Pulido, 2008; Moore & Polley, 2007. 1.1.2 .Hướng đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch (1). Đối tượng đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch gồm 3 nhóm chính: thứ nhất là nhóm đối tượng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch tự nhiên; thứ hai là nhóm đối tượng thuộc điều kiện kinh tế -văn hóa -xã hội, tài nguyên du lịch văn hóa; thứ 3 kết hợp cả yếu tố tự nhiên và nhân văn. Đối tượng đánh giá gắn với điều kiện thiên nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên thể hiện trong nghiên cứu của Jakeman & Simpson, 1988; Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu, 1988; Đặng Duy Lợi, 1993, 1999. Đánh giá điều kiện khí hậu cho DL của Julianna Priskin, 2001; C. R. de Freitas, 2003, Reza Esmaili, 2014; Nguyễn Khan Vân, 2006. J.Vatrin Xkaia, Thomas Kweku Taylor, 2013; Ngô Ngọc Cát & Nguyễn Xuân Tặng, 1994. Tài nguyên sinh vật cho du lịch có Nguyễn Đức Kháng, Đặng Huy Huỳnh, Nguyễn Tiến Bân, 2013; Lê Quốc Tuấn, 2014. Đối tượng nghiên cứu có thể là những hệ thống lãnh thổ tự nhiên cho du lịch được nghiên cứu bởi L.M. Matley, 1976; Clare Gunn, 1994; Marzuki, 2011; Backman, 2014; Yildurim, Olmez, 2008. Đánh giá tổng hợp ĐKTN cho các loại hình DL dựa vào thiên nhiên khá phổ biến Ashouri, P. Faryadi, Sh, 2010; Azizan Marzuki1, 2011, Tri Rahayuningsih, 2015. Đối tượng đánh giá gắn với điều kiện kinh tế - văn hóa- xã hội và tài nguyên du lịch văn hóa thực hiện bởi Mathieson & Wall, 1982; Brunt và Courtney, 1999; Bucurescu, Iuliana, 2012; John R.M. Philemon, 2015; Nguyễn Minh Tuệ, Công Thị Nghĩa, 1990, Trần Thúy Anh, 2014. Đối tượng đánh giá là tổng hợp thể tự nhiên và văn hóa (kết hợp địa lý tự nhiên cùng nhân văn, đề cập tới vấn đề môi trường): Dư Tiễn, 1992; Vương Vinh, 1996; 6
- Tự Tôn Bình, 1998; Syfujjaman Tarafder & Dr.N.C.Jana, 2012; Kuo & Wu, 2013; Sintayehu Aynalem Aseres, 2015; Jiri Vystoupil, 2017; Muna Mousa Slehat, 2018. Ở Việt Nam, nhiều tác giả cũng tiếp cận hướng này như Nguyễn Thị Hải, 2002; Đào Ngọc Cảnh, 2003; Trương Quang Hải, Nguyễn Cao Huần, Đặng Văn Bào, 2006; Phạm Quang Tuấn, 2008; Trương Quang Hải, 2013; Bùi Thị Thu, 2012, Phạm Hoàng Hải, Lương Chi Lan, 2015, Nguyễn Cao Huần, Trần Mai Hoa, Phạm T.Cẩm Vân (2017). (2). Phương pháp đánh giá: gồm Phương pháp đánh giá định tính, đánh giá định lượng, ứng dụng bản đồ và GIS trong đánh giá. Hướng đánh giá định tính thể hiện qua khảo sát thu thập tài liệu, điều tra xã hội học (giá trị DL, mức độ hấp dẫn, mức độ hài lòng và mức độ đa dạng), SWOT và phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu thực hiện bởi Atsbha Gebreigziabher Asmelash, 2015; Sintayehu Aynalem Aseres, 2015; Lê Quốc Tuấn, 2014. Trần Đăng Ninh, 2016; Phạm Quang Tuấn & Dương Thị Thủy, 2015. Đánh giá ĐKĐLvà TN cho DL bằng phương pháp định lượng sẽ lượng hóa giá trị DL của điểm đến. Những công trình nghiên cứu tiếp cận theo hướng này sử dụng đồng thời cả phương pháp định lượng và định tính. Hệ phương pháp sử dụng trong hướng đánh giá này là phân tích đánh giá đa chỉ tiêu nhằm tìm ra những khu vực thuận lợi cho phát triển du lịch: phương pháp trung bình cộng, phương pháp trọng số tổng (WSM), phương pháp phân tích thức bậc (AHP) kết hợp lý thuyết mờ hay Delphi và các mô hình, kỹ thuật tính toán nhằm khách quan giá trị du lịch của tài nguyên: Ngô Tất Hổ, 2000; Weiwei Wu, 2013; Xiaoyang Wang, 2017; Abdulla Al Mamun & Soumen Mitra, 2012; Đặng Duy Lợi, 1993; Nguyễn Tiến Chinh, 1995; Nguyễn Thị Hải, 2002, Đào Ngọc Cảnh, 2003; Trương Quang Hải, Nguyễn Cao Huần, Đặng Văn Bào, 2006. 7
- Hệ thông tin địa lý (GIS) sử dụng để thu thập dữ liệu, trực quan kết quả đánh giá lên bản đồ và kết hợp những phương pháp định lượng và định tính thể hiện qua những nghiên cứu của Ashouri, P. Faryadi, 2010; Azizan Marzuki1, 2011; Libo Yan, 2017. GIS sử dụng để tính toán và thu thập dữ liệu đánh giá: Jana Mikulec, Michaela Antouskoca, 2011; Tri Rahayuningsih, 2015. Các công trình sử dụng phương pháp định lượng hoặc kết hợp cả định tính và GIS trong đánh giá ngày càng phổ biến tại Việt Nam như L.V.Tin, 2000; N.T.Hải, 2002; Trần Đức Thanh, 2001; N.C. Huần, 2005; T.Q.Hải, 2006; Nguyễn Hữu Xuân, 2009; T.Q.Hải, H.T.T.Hương 2016; L.C.Lan 2016, D.T.Thủy, P.Q.Tuấn, 2019. (3). Tiêu chí đánh giá: Bộ tiêu chí đánh giá đa phần gồm tiềm năng nội lực và tiềm năng ngoại lực, trong đó nội lực là “sức hấp dẫn” hay “giá trị tự thân” là giá trị du lịch của điểm đến được phản ánh qua giá trị thẩm mỹ, giá trị giải trí, giá trị văn hóa, giá trị sinh thái, giá trị lịch sử, giá trị khoa học, giá trị kinh tế,…. Còn ngoại lực gồm năng lực, thái độ của cộng đồng địa phương và môi trường du lịch, cơ sở hạ tầng du lịch, khả năng tiếp cận, khả năng liên kết, thể chế chính sách, công ty du lịch… Các đánh giá tiềm năng, tài nguyên du lịch thường gắn kết cả nội và ngoại lực. 1.1.3 Các công trình về khu vực nghiên cứu Các nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và văn hóa của Đắk Lắk rất đa dạng nhưng du lịch thì hạn chế: tác giả Nguyễn Văn Chiển, Phạm Quang Anh, Trương Quang Hải, Nguyễn Cao Huần (1985), Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Đình Kỳ, Đặng Văn Bào, Phạm Hoàng Hải (2015)…Công trình nghiên cứu về kinh tế xã hội như Ngô Đức Thịnh, 1980; Anna De Hautecloque Howe. 1990; Geoges Condominas, 1992; Nguyễn Xuân Độ, 1996; Trần An Phong, 1996; Lưu Anh Hùng, 1992; Nguyễn Thị Bích Hà, 2002; Phạm Văn Hồ, 2012; Nguyễn Văn Kự và Lưu Hùng, 2009. Hướng nghiên cứu du 8
- lịch mởi ở phạm vi toàn vùng Tây Nguyên như Trần Sơn Hải, 2011; Nguyễn Duy Mậu, 2012; Nguyễn Đức Tuy, 2014; Dương Thị Thủy, Phạm Quang Tuấn, 2014; Trương Quang Hải & nnk, 2015. Công trình nghiên cứu DL tỉnh Đắk Lắk chưa nhiều, một số ít nghiên cứu của Tuyết Hoa Niêkdăm, 2008; Trương Quang Hải, 2015; Dương Thị Thủy, Phạm Quang Tuấn, 2017, 2019. 1.2 Cơ sở lý luận cho đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch 1.2.1 Điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch Dưới góc độ du lịch, điều kiện địa lý (Geographical conditions hay Geographical features) là toàn bộ các hợp phần của lớp vỏ địa lý (lớp vỏ cảnh quan) bao gồm điều kiện tự nhiên và hệ quả tương tác giữa con người với ĐKTN là điều kiện kinh tế xã hội. TNDL và ĐKĐL (tiềm năng du lịch) là bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống lãnh thổ du lịch, căn cứ hình thành loại hình du lịch, quyết định mục đích chuyến đi của du khách và tạo những sản phẩm du lịch bổ trợ. 1.2.2 Phân vùng địa lý du lịch Quan niệm phân vùng địa lý du lịch :phân vùng địa lý du lịch là sự phân chia lãnh thổ thành những khu vực có ranh giới khép kín, đồng nhất tương đối về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội và tài nguyên du lịch, không lặp lại trong không gian và mỗi đơn vị lãnh thổ có sức hấp dẫn du lịch riêng. Mục tiêu công tác phân vùng ĐLDL giúp hoàn thiện chuyên môn hóa và nâng cao hiệu quả kinh tế của lãnh thổ. Các tiêu chí phân vùng không phải bất kì và ngẫu nhiên, mà chúng có mối liên hệ hữu cơ với nhau, tạo nên thể thống nhất phản ánh cấu trúc lãnh thổ. Ranh giới được xác định thông qua mức độ đồng nhất không gian lãnh thổ. Ranh giới phân định giữa hai vùng ĐLDL kề nhau thường bằng sắc độ và biến dạng mang tính chuyển tiếp và nhận diện qua đối tượng địa lý tự nhiên như sông, đường giao thông, dãy núi, thung lũng. Đặt tên vùng ĐLDL theo đơn vị hành chính nếu như ranh giới vùng có sự trùng hợp nhất định, hay theo tên núi, tên sông, thảm thực vật, đô 9
- thị... kết hợp dạng địa hình đặc trưng. Phân vùng ĐLDL góp phần cải thiện cơ cấu ngành, lãnh thổ du lịch theo hướng tổng hợp nhằm đạt hiệu quả tối ưu trong phát triển du lịch, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái và là tiền đề quan trọng cho phát triển bền vững du lịch. Nguyên tắc phân vùng: khách quan, tổng hợp, đồng nhất tương đối, toàn vẹn lãnh thổ, địa giới hành chính. 1.2.3 .Phát triển du lịch bền vững Quan niệm về du lịch bền vững: là quan điểm phát triển du lịch sao cho các khía cạnh kinh tế văn hóa xã hội môi trường và thể chế chính sách tìm được sự cân bằng. Đồng thời đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia du lịch hiện tại nhưng không làm tổn hại nhu cầu du lịch trong tương lai. Đánh giá du lịch bền vững: đơn vị đánh giá là tiểu vùng ĐLDL vói 4 nhóm tiêu chí gồm kinh tế - văn hóa xã hội – tài nguyên môi trường, thể chế chính sách và được cụ thể làm 24 tiêu chí thứ cấp. Hê phương pháp sử dụng trong đánh giá gồm: điều tra khảo sát thực địa + AHP + VIKOR. 1.2.4 Các loại hình du lịch ưu thế miền núi và cao nguyên Khu vực miền núi và cao nguyên là ưu thế cho các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch nông nghiệp và du lịch nghỉ dưỡng. (1). DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường. (2). DLVH là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại. (3). DLNN là loại hình du lịch dựa vào hoạt động nông nghiệp với mục đích hưởng thụ, nâng cao hiểu biết, giáo dục giúp tạo thêm thu nhập cho CĐĐP. (4). Du lịch ND là hoạt động du lịch nhằm mục đích nâng cao sức khỏe của con người sau những ngày lao động vất vả thường diễn ra nơi có khí hậu dễ chịu, phong cảnh ngoạn mục, vùng núi, nông thôn, hồ, thác,... 10
- 1.2.5 Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên cho các loại hình du lịch Đánh giá tài nguyên du lịch là xác định giá trị, mức độ thuận lợi cho phát triển du lịch chung hay các loại hình du lịch cụ thể bằng những phương pháp định lượng hay định tính. Nghiên cứu sử dụng đơn vị đánh giá là tiểu vùng ĐLDL cho 4 đối tượng là DLST, DLVH, DLNN, DLND. Hệ phương pháp sử dung trong đánh giá gồm điều tra xã hội học + phân tích không gian + AHP + VIKOR. Tiêu chí đánh giá khác nhau với từng loại hình du lịch: Mức độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch Văn hóa bản Tiềm năng du lịch sinh thái Địa hình Khí hậu địa của tỉnh Đắk Lắk Sinh vật Chất lượng dịch vụ lưu chú Công tác bảo vệ bảo Khả năng tiếp tồn tài nguyên cận Hình 1.1 - Chuỗi quan hệ nhân quả các tiêu chí đánh giá DLST Tám nhóm tiêu chí đánh giá DLST cụ thể bằng 31 tiêu chí thứ cấp. Mức độ hấp dẫn của tiềm năng du lịch Di tích lịch sử du lịch Bảo tồn và phát huy các Lễ hội Tiềm năng du lịch văn hóa Công trình đương giá trị văn hóa đại Làng nghề truyền thống và các sản Khả năng tiếp cận phẩm của nghề Năng lực cộng đồng địa phương làm du lịch Hình 1.2- Chuỗi quan hệ nhân quả các khía cạnh đánh giá DLVH Chín nhóm tiêu chí đánh giá DLVH cụ thể bằng 34 tiêu chí thứ cấp. 11
- Sức hấp dẫn của địa điểm đến Hoạt động nông Tiềm năng du Khả năng nghiệp lịch nông nghiệp tiếp cận Cộng đồng địa Chất lượng môi Cơ sở dịch vụ du phương trường du lịch lịch Hình 1.3- Chuỗi quan hệ nhân quả các khía cạnh đánh giá DLNN Sáu nhóm tiêu chí đánh giá DLNN cụ thể bằng 25 tiêu chí thứ cấp. Nhiệt Lượng Độ ẩm Gió độ mưa Chỉ số đánh giá khí hậu cho DL Tiềm năng Du Lịch nghỉ Cơ sở hạ tầng DL nghỉ dưỡng dưỡng phục vụ nghỉ dưỡng Độ cao Môi trường Khả năng cảnh quan tiếp cận du lịch Hình 1.4- Chuỗi quan hệ nhân quả các khía cạnh đánh giá DLND Chín nhóm tiêu chí đánh giá DLND cụ thể bằng 30 tiêu chí thứ cấp. 1.3. Quan điểm, phương pháp nghiên cứu Các quan điểm nghiên cứu: Quan điểm hệ thống, quan điểm lãnh thổ, quan điểm lịch sử viễn cảnh, quan điểm phát triển bền vững, và quan điểm kinh tế sinh thái. Phương pháp nghiên cứu: (1). Hệ phương pháp phân vùng địa lý du lịch: điều tra khảo sát và thu thập tài liệu, phân tích tổng hợp ĐKĐL & TN, phân tích yếu tố trội, phân tích liên hợp, so sánh các bản đồ hợp phần; (2). Hệ phương pháp đánh giá ĐKĐL & TN cho loại hình du lịch ưu thế và đánh giá DLBV: điều tra xã hội học, phân tích không gian, phân tích thứ bậc AHP kết hợp kỹ thuật VIKOR; (3) Phương pháp khác như đánh giá tổng hợp các điều kiện địa lý, điều tra xã hội học, phân tích chuỗi và bản đồ viễn thám và GIS. 12
- CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ TÀI NGUYÊN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH ĐẮK LẮK 2.1 Điều kiện địa lý Tỉnh Đắk Lắk có trải dài từ 107o28’57” đến 108o59’37” kinh Đông và từ 12o9’45” đến 13o25’06” vĩ Bắc, nằm ở trung tâm và là hạt nhân kinh tế-văn hóa vùng Tây Nguyên. Tỉnh có Tp. BMT, Tx. Buôn Hồ và 13 huyện với 184 đơn vị hành chính cấp xã (152 xã, 20 phường và 12 thị trấn). Nơi đây có hệ thống giao thông liên vùng và liên quốc gia rất thuận lợi. Đặc điểm địa lý tự nhiên khu vực có những đặc trưng sau: (1). Địa chất: Đắk Lắk có lịch sử phát triển địa chất xuyên suốt từ nguyên đại Nguyên sinh (Proterozoi), cổ sinh (Paleozoi) đến trung sinh (Mesozoi) và tân sinh (Cenozoi). Trên nền tảng địa chất đa dạng thiên tạo những giá trị di sản nổi bật như: di sản núi lửa cổ (Núi lửa Pơng D’rang), thác ghềnh cổ và hiện đại (thác Dray Nur), địa hình thành tạo liên quan đến sông (thềm Sokon Ea H’leo, hồ Lắk). . (2). Địa mạo: mang địa hình cao nguyên bazan đặc trưng, độ cao địa hình có xu hướng tăng dần từ Đông Nam sang Tây Bắc, gồm địa hình nội sinh núi lửa, bóc mòn chung, bóc mòn tích tụ và địa hình tích tụ đã tác tạo cho nơi đây những dạng cảnh quan đặc trưng như núi trung bình, núi thấp (ở phía Nam và Đông), cao nguyên bazan (trung tâm tỉnh), bình sơn nguyên bóc mòn (phía Đông Nam), bán bình nguyên (phía Tây) và trũng giữa núi, sông, hồ và đầm lầy. (3). Khí hậu – thủy văn: Khí hậu phân hóa thành 10 kiểu sinh khí hậu, kết hợp với chỉ số khí hậu cho du lịch (TCI) cho thấy Tx.Buôn Hồ, H.Krông Búk, Krông Năng, Lắk, Krông Bông, M’Đrắk có khí hậu dễ chịu. Các sông Sêrêpôk, Krông H’Năng, Ea H’Leo chảy qua cao nguyên BMT trên địa hình bị chia cắt mạnh, chênh lệch độ cao lớn đã tạo nên 17 ghềnh thác có cảnh quan hùng vĩ, nguyên sơ. 13
- (4). Thổ nhưỡng: phong phú và đa dạng gồm 6 nhóm đất chính, trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm 72,1% và đất xám là 11,03%. (5). Sinh vật: những thảm rừng đa sinh thái với hơn 3000 loài cây rừng thuộc 3 kiểu rừng: Kiểu rừng kín thường xanh trên núi, kiểu rừng kín nửa rụng lá, kiểu rừng thưa cây lá rộng & lá kim và được chia làm 9 loại rừng, phân bố chính tại 2 VQG và 5 KBT. Đặc điểm kinh tế xã hội có sự phân hóa sau: (1). Dân cư, lao động: Tính đến năm 2017, dân số đạt 1.853.868 người chiếm 32,9% dân số Tây Nguyên. Mật độ dân số 144 người/km2 và đông nhất tại Tp.BMT và Tx. Buôn Hồ. Lao động là 1149,4 nghìn người và lao động thương mại và dịch vụ chiếm 27,42%. (2). Dân tộc và văn hóa: Thành phần dân tộc tại Đắk Lắk đa dạng, phong phú bậc nhất cả nước với 47 dân tộc cùng chung sống: gồm 5 nhóm dân tộc Việt – Mường, Tày – Thái, Môn Khmer, H’Mông – Dao và Nam Đảo. Trong đó Người Kinh chiếm 70%, Ê đê là 12,3%, M’nông là 3,3% dân số. Nơi đầy hình thành ba dòng văn hóa giàu bản sắc: dân tộc bản địa Trường Sơn – Tây Nguyên, các dân tộc thiểu số phía Bắc và văn hóa dân tộc Kinh. (3). Kinh tế: Chuyển dịch kinh tế sang hướng công nghiệp – dịch vụ còn chậm. Giai đoạn 2010 - 2018, GDP bình quân đầu người tăng từ 1.068.000 đồng/người lên 2.321.000 đồng/người và Tp.BMT, H Eakar, CưM’gar, Krông Năng, Krông Pắk, Ea Hleo có GDP cao hơn các huyện khác. 2.2 Tài nguyên du lịch Sự phân bố TNDL theo dạng địa hình như sau: (1). Phân bố trên địa hình núi đặc trưng với VQG Chư Yang Sin, KBT Nam Kar, KBT Ea Sô, KBT sinh cảnh Ea Ral cùng những cảnh quan địa hình nổi bật như đỉnh Chư, Vọng Phu, đèo Phượng Hoàng và cảnh quan mặt nước gồm thác Thủy Tiên, Đắk Tuar, Sơn Long gắn với buôn làng 25 dân tộc sống đan xen với đồng bào Ê đê, M’nông như 14
- Buôn Treng, Waio, Ea Răl, M’Liêng,Triết và Tría,... cùng những cánh rừng cao su xanh mướt. (2). Phân bố trên địa hình cao nguyên với dấu tích núi lửa Pơng D’rang và 7 cảnh quan mặt nước gồm thác, hồ. TNDL văn hóa đặc biệt nhất là buôn làng Ê đê như Ako Dhong, Ako Tam, di tích LSVH (Nhà đày BMT, đình Lạc Giao, chùa Khải Đoan..) cùng các trang trại cà phê. Nơi đây là trung văn hóa dịch vụ du lịch của tỉnh, nơi diễn ra các lễ hội “Liên hoan cồng chiêng Tây Nguyên”, Festival hoa Cà Phê,... (3). Phân bố trên địa hình bán bình nguyên: nổi bật với VQG Yok Đôn lớn nhất Việt Nam có HST rừng Khộp đặc hữu, khác biệt cùng hồ Ea Súp Thượng- hồ thủy lợi lớn thứ 2 Tây Nguyên. Nơi đây nổi bật với văn hóa Voi (Buôn Đôn), tháp Chăm Yang Prông, buôn làng Ê đê cùng trang trại cây ăn quả. (4). Phân bố trên địa hình bằng trũng giữa núi: điển hình nhất với cụm thác Dray Nur-Dray Sáp thượng và hồ Lắk, hồ Krông Buk Hạ. Văn hóa đồng bào M’Nông và Ê đê bao trùm TNDL văn hóa nơi đây. 2.3 Phân vùng địa lý du lịch Tiềm năng du lịch tỉnh Đắk Lắk là hệ quả sự tương tác tác giữa các hợp phần tự nhiên như địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật với con người theo thời gian. Do vậy, nghiên cứu phân vùng địa lý du lich xét cả yếu tố tự nhiên, kinh tế - bảo tồn, văn hóa và tài nguyên du lịch. Sau khi xác lập được bộ 13 tiêu chí phân vùng ĐLDL, dựa trên mức độ đồng nhất của chúng đã xây dựng được 80 đơn vị tiềm năng du lịch. Nghiên cứu tiếp tục chọn lọc 6 tiêu chí gồm: Đồng nhất tương đối về hình thái địa hình; Đồng nhất tương đối về kiểu sinh khí hậu; Đồng nhất tương đối về nhóm đất; Đồng nhất tương đối về loại rừng; Đồng nhất tương đối về loại hình sử dụng đất; Đồng nhất tương đối về nhóm dạng tiềm năng du lịch phân hóa thành 11 tiểu vùng ĐLDL (1.Tiểu vùng núi thấp Nam Kar; 2.Tiểu vùng núi trung bình Chư 15
- Yang Sin; 3.Tiểu vùng núi thấp Chư Mư, 4.Tiểu vùng núi thấp Chư Prông; 5. Tiểu vùng núi thấp Chư Kung – Chư Su; 6.Tiểu vùng sơn nguyên M’Đrắk, 7.Tiểu vùng cao nguyên EaH’leo – Buôn Hồ; 8.Tiểu vùng cao nguyên Cư Mgar – Buôn Ma Thuột – Cư Kuin. 9.Tiểu vùng bán bình nguyên Ea Súp; 10.Tiểu vùng bán bình nguyên Buôn Đôn. 11.Tiểu vùng bằng trũng Krông Ana - Krông Pắk - Ea Kar). Mỗi tiểu vùng chịu tác động của tiêu chí phân vùng khác nhau. Tiếp tục dựa trên 7 tiêu chí là Đồng nhất tương đối về hệ tầng, phức hệ; Đồng nhất tương đối về quá trình địa mạo; Đồng nhất tương đối về đá mẹ; Đồng nhất tương đối về kiểu rừng; Đồng nhất tương đối về hoạt động kinh tế chính; Đồng nhất tương đối về mục đích bảo tồn; Đồng nhất tương đối về giá trị văn hóa và lịch sử phát triển theo nhóm dân tộc đã phân hóa thành 5 vùng ĐLDL (1.Vùng địa lý du lịch núi trung bình thấp Chư Yang Sin – Chư Mư; 2.Vùng địa lý du lịch núi thấp Chư Djiu – M’Đrắk; 3.Vùng địa lý du lịch cao nguyên Buôn Ma Thuột; 4.Vùng địa lý du lịch bán bình nguyên Buôn Đôn – Ea Súp; 5.Vùng địa lý du lịch bằng trũng Krông Ana - Krông Pắk - Ea Kar). Mỗi vùng chịu tác động của tiêu chí phân vùng khác nhau. CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH ĐẮK LẮK 3.1 Đánh giá chung Trong quyết định 2162/2013/QĐ-TTg về quy hoạch du lịch vùng Tây Nguyên đến 2020 và định hướng 2030, đồng thời trong Nghị quyết số 06/2016/NQ-HĐNDvề phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020 cũng định hướng phát triển một số loại hình du lịch. Với mục tiêu phát triển DLBV tỉnh Đắk Lắk, nghiên cứu đã lựa chọn những loại hình nổi trội, khác biệt mang tính bền vững để đánh giá mức độ thuận lợi gồm DLST, DLVH, DLNN, DLND. Quy trình đánh giá được được thực hiện tương tự quy trình đánh giá sinh thái cảnh quan (Nguyễn Cao Huần, 2005), nghiên cứu có sử dụng phương pháp VIKOR để khách quan hơn kết quả 16
- quy trình thực hiện qua 7 bước: Bước 1. Lựa chọn tiêu chí đánh giá; Bước 2. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá thành phần; Bước 3. Xác định trọng số các khía cạnh, tiêu chí bằng phương pháp AHP; Bước 4. Xác định điểm đánh giá thành phần dựa trên hiện trạng tiểu vùng địa lý DL; Bước 5. Đánh giá tổng hợp; Bước 6. Tiến hành xếp hạng giá trị tiềm năng du lịch theo tiểu vùng bằng phương pháp VIKOR; Bước 7. Phân loại mức độ thuận lợi theo tiểu vùng; Dựa vào kết quả xếp hạng Qi, nghiên cứu tiến hành phân hạng mức độ thuận lợi cho các tiểu vùng theo từng loại hình du lịch theo công thức: 𝑄𝑖𝑚𝑎𝑥−𝑄𝑖𝑚𝑖𝑛 ∆Qi = 𝑛 Trong đó: ∆M là khoảng cách điểm giữa các hạng (bậc) đánh giá; Qimax điểm đánh giá chung cao nhất; Qimin điểm đánh giá chung thấp nhất; n là số cấp đánh giá (n=5). Bước 7. Tổng hợp và lựa chọn loại hình DL ưu tiên. Bảng 3.7- Phân loại mức độ thuận lợi ĐKĐL & TN cho loại hình DL TV Qi DLST Qi DLVH Qi DLNN Qi DLND TV11 0,9561 0,8874 0,1754 1,0000 TV12 0,0773 0,2321 0,2899 0,5191 TV2.1 0,5735 0,3406 0,0000 0,4923 TV2.2 1,0000 0,0000 0,2737 0,9131 TV3.1 0,3917 1,0000 1,0000 0,7851 TV3.2 0,3592 0,7951 0,5190 0,2228 TV3.3 0,9734 0,8507 0,7854 0,5568 V4 0,3680 0,5123 0,0834 0,5748 TV5.1 0,2972 0,6495 0,4848 0,1507 TV5.2 0,0000 0,7269 0,4223 0,0000 TV5.3 0,7646 0,9509 0,9543 0,3462 (Qi càng nhỏ thì mức độ ưu tiên phát triển càng cao) Tiểu vùng ĐLDL 11: Rất thuận lợi cho phát triển DLNN; Tiểu vùng ĐLDL 12: Rất thuận lợi cho DLST, khá TL cho DLVH và DLNN, trung 17
- bình cho DLND; Tiểu vùng ĐLDL TV2.1: Rất thuận lợi cho DLNN, khá TL cho DLVH, trung bình cho DLST và DLND; Tiểu vùng ĐLDL TV2.2: Rất thuận lợi cho DLVH, khá thuận lợi cho DLNN và trung bình cho DLST. Tiểu vùng ĐLDL TV3.1: Khá thuận lợi cho DLST; Tiểu vùng ĐLDL TV3.2: Khá TL cho DLST, DLND và trung bình cho DLNN; Tiểu vùng ĐLDL TV3.3: Trung bình cho DLND; Vùng ĐLDL V4: Rất TL cho DLNN, khá TL cho DLST, trung bình cho DLVH và DLND. Tiểu vùng ĐLDL TV5.1: Rất TL cho DLND, khá TL cho DLST, trung bình cho DLNN; Tiểu vùng ĐLDL TV5.2: Rất TL cho DLST, DLND và trung bình với DLNN.Tiểu vùng ĐLDL TV5.3: Khá thuận lợi cho DLND. 3.2 Phân tích hiện trạng và quy hoạch 3.2.1 Hiện trạng du lịch tỉnh Đắk Lắk Thứ nhất là hiện trạng tổ chức lãnh thổ du lịch: (1). Tuyến, khu du lịch: Các tuyến du lịch của Đắk Lắk chủ yếu bám theo hệ thống giao thông: Tuyến du lịch quốc lộ 14 kết nối TV2.2, TV2.1 và TV3.1 với tỉnh Gia Lai và Đắk Nông; Tuyến du lịch theo quốc lộ 26 liên kết TV2.2 với 2.1. tới V4, TV3.3 rồi TV5.3; Tuyến du lịch theo quốc lộ 29 tích hợp TV.2.1 với 3.2 tiếp tới Quy Nhơn, Nha Trang; Tuyến du lịch quốc lộ 27 đưa du khách từ TV2.2 tới V4 và TV5.1 đến đô thị Đà Lạt; Đường Trường Sơn Đông đi qua TV3.2, TV3.3 và TV5.3 để tới Phú Yên và Lâm Đồng. Các khu du lịch trọng điểm của tỉnh phân bố chính ở TV2.2, TV1.2, TV2.1, V4, TV5.1 và TV5.2. (2). Loại hình du lịch: Đắk Lắk có 6 loại hình du lịch chính đang khai thác là Du lịch tham quan ở TV2.2, TV1.2, V4, TV5.1, TV2.1, TV3.2; du lịch sinh thái ở (TV1.2), V5, V4; du lịch văn hóa ở TV2.2, V4, TV1.2, TV5.1 và TV3.2; du lịch nông nghiệp ở (V2) và TV1.2; du lịch nghỉ dưỡng ở V4, TV5.1, TV2.2. Thứ hai là hiện trạng khách du lịch: Lượng khách đến Đắk Lắk có sự tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ 10,72%/năm, trong đó khách nội địa đạt 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 268 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 252 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 177 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn