intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Vai trò của cộng đồng trong hoạt động trưng bày bảo tàng - từ thực tiễn Bảo tàng DTHVN

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

8
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Vai trò của cộng đồng trong hoạt động trưng bày bảo tàng - từ thực tiễn Bảo tàng DTHVN" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích thuận lợi và khó khăn trong hoạt động trưng bày có sự tham gia của cộng đồng tại Bảo tàng DTHVN, từ đó khẳng định tính ưu việt của hình thức này. Đề nhận thức, đánh giá một trong các quan niệm và cách thức hoạt động bảo tàng còn chưa phổ biến ở nước ta. Thông qua đó, nêu các kinh nghiệm có thể áp dụng rộng rãi hơn về phương thức hoạt động này ở các bảo tàng có chức năng tương ứng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Vai trò của cộng đồng trong hoạt động trưng bày bảo tàng - từ thực tiễn Bảo tàng DTHVN

  1. BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI ******** LÝ THỊ NGỌC DUNG VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG TRƯNG BÀY BẢO TÀNG (Từ thực tiễn Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam) Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 9229042 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA HÀ NỘI, 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Duy Thiệu Phản biện 1: PGS.TS. Võ Quang Trọng Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Đặng Văn Bài Hội đồng Di sản văn hoá Quốc gia Phản biện 3: TS. Lê Thị Minh Lý Cục Di sản văn hoá, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sỹ cấp Trường Tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Số 418, đường La Thành, Đống Đa, Hà Nội Vào hồi: … giờ …, ngày … tháng … năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện trường Đại học Văn hóa Hà Nội
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bảo tồn và phát triển dựa vào cộng đồng đang là xu thế thế giới và chính là giải pháp khai thác bền vững giá trị di sản. Mời cộng đồng đến bảo tàng để thực hiện trưng bày di sản văn hoá (vật thể và phi vật thể) là cách bảo tàng đã đại diện cho nguyện vọng của người dân, không chỉ trong việc bảo tồn những hiện vật có ý nghĩa đặc biệt với cộng đồng họ, mà còn trong việc bảo vệ và trưng bày những yếu tố mang giá trị bản sắc mà cho tới nay vẫn bị bỏ qua hoặc giới thiệu chưa đầy đủ, thậm chí có nguy cơ biến mất. Một xu thế của Bảo tàng học trên Thế giới đã và đang được chuyển đổi lấy cộng đồng làm đối tác trong các chương trình và hoạt động của họ bởi bảo tàng vì con người và do chính con người tạo ra. Tuy nhiên, sự tham gia phụ thuộc vào quan điểm của bảo tàng, điều này đòi hỏi thời gian và nguồn lực để phát triển các dự án hợp tác: phát triển đồng thuận giữa các bên liên quan; đảm bảo quy định và khuyến khích phù hợp cho sự tham gia của cộng đồng và xây dựng năng lực tổ chức tại chính địa phương cộng đồng sinh sống. Vào năm 1972, cuộc họp “Hội nghị bàn tròn Santiago tại Chile” đã quy tụ các nhà Bảo tàng học từ Trung và Nam Mỹ, đại diện của UNESCO và ICOM, sau đó kết quả được UNESCO công bố năm 1973, đưa ra khuyến nghị rằng các bảo tàng có trách nhiệm giải quyết các nhu cầu của cộng đồng họ phản ánh. Phải có sự thay đổi mô hình từ một bảo tàng tập trung vào các giá trị truyền thống về quyền sở hữu, bảo tồn và giải thích, đến một nơi mà nhu cầu của cộng đồng được đặt ở cốt lõi. Các cơ quan quản lý, nhà nghiên cứu, cán bộ bảo tàng và tình nguyện viên đang trăn trở để tìm ra giải pháp để các bảo tàng có thể phản ứng với “cơn lốc thay đổi trong xã hội và trách nhiệm của bảo tàng để thu hút công chúng vào những vấn đề đương đại”. Nhận thấy rằng, cộng đồng có giá trị quý báu đối với danh tiếng của một bảo tàng, là nguồn cung cấp đề tài vô tận cho các hoạt động trưng bày của bảo tàng - vì cộng đồng đóng vai trò là những người nắm giữ lịch sử và nắm giữ ký ức. Để tiếp tục gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa một cách bền vững, chúng ta cần tăng cường cộng tác với cộng đồng vì khi xoáy vào hiểu biết của mỗi cá nhân tức là bảo tàng đã trung hoà được những hiểu biết khác nhau giữa các nền văn hoá, lịch sử hay bản sắc dân tộc và khuyến khích đối thoại giữa các dân tộc trên Thế giới. Tại Bảo tàng DTHVN, từ khi có ý tưởng xây dựng bảo tàng đã xác định sứ mệnh và xu hướng hoạt động đó là “Bảo tàng vì cộng đồng”; Bảo tàng dành sự lựa chọn hiện vật và giới thiệu các những câu chuyện đằng sau hiện vật cho chủ thể văn hoá. Vì vậy, song song với hoạt động trưng bày thường xuyên, bảo tàng còn khuyến khích và tạo điều kiện cho chủ thể văn hoá trực tiếp thực hành và giới thiệu di sản văn hoá phi vật thể đến với công chúng ngay chính tại không gian bảo tàng. Đó là dành không gian cho cộng đồng tự mình nói về văn hoá của chính mình; mời chủ thể văn hoá đến bảo tàng và bằng những kinh nghiệm dân gian
  4. 2 dựng nên ngôi nhà mang đặc trưng văn hoá của họ; công chúng được thưởng thức chương trình nghệ thuật hay trải nghiệm các kỹ thuật thủ công truyền thống tại bảo tàng qua sự thể hiện và hướng dẫn của chính chủ thể văn hoá. Theo quan niệm của Bảo tàng học hiện đại, các hoạt động trình diễn di sản văn hoá tại bảo tàng, truyền tri thức dân gian tại bảo tàng hay trải nghiệm văn hoá gắn với cộng đồng tại bảo tàng thì đều là những dạng thức của “trưng bày đặc biệt – trưng bày di sản văn hoá phi vật thể” [42,Tr.459]. Nhu cầu thưởng thức, tìm hiểu và trải nghiệm văn hoá của công chúng ngày càng phát triển; chủ thể văn hoá muốn thể hiện mình với những giá trị đích thực còn khách tham quan muốn tìm hiểu di sản văn hoá một cách khách quan theo cảm nhận của riêng họ. Với những nhìn nhận trên đây, luận án nghiên cứu “Vai trò của cộng đồng trong hoạt động trưng bày bảo tàng - từ thực tiễn Bảo tàng DTHVN” lựa chọn nghiên cứu trường hợp điển hình và tập trung vào một khía cạnh cụ thể là làm thế nào các bảo tàng có thể hỗ trợ tích cực việc trao truyền và tham gia của cộng đồng trong các hoạt động bảo tàng nói chung và trưng bày nói riêng. Chọn hướng tiếp cận mới là đề cao lực lượng sáng tạo, sở hữu và kế thừa di sản trong môi trường bảo tàng. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án xem xét vai trò của cộng đồng tham gia trong hoạt động trưng bày tại bảo tàng, nghiên cứu sự khác biệt giữa các cấp độ tham gia của cộng đồng trong các dự án trưng bày bảo tàng. Phân tích thuận lợi và khó khăn trong hoạt động trưng bày có sự tham gia của cộng đồng tại Bảo tàng DTHVN, từ đó khẳng định tính ưu việt của hình thức này. Đề nhận thức, đánh giá một trong các quan niệm và cách thức hoạt động bảo tàng còn chưa phổ biến ở nước ta. Thông qua đó, nêu các kinh nghiệm có thể áp dụng rộng rãi hơn về phương thức hoạt động này ở các bảo tàng có chức năng tương ứng. Từ thực tiễn tại Bảo tàng lựa chọn làm trường hợp điển hình để phân tích, mục tiêu chính của luận án là làm rõ các vấn đề hợp tác cộng đồng tăng lên nhưng không hoàn toàn ở một mức độ; mà có các mức độ sự tham gia khác nhau. Và khẳng định rằng không áp dụng máy móc cho mọi dự án của bảo tàng, mà có thể là truyền cảm hứng cho sự tương tác, trao quyền và sáng tạo ngoài bảo tàng, tại chính nơi cộng đồng sinh sống. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án tập trung giải quyết một số vấn đề sau: Trình bày những vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận chung từ đó nhận thức sâu sắc vai trò của bảo tàng trong việc bảo tồn di sản văn hoá; vai trò, vị trí của công tác trưng bày trong bảo tàng và mối quan hệ giữa bảo tàng và cộng đồng. Nghiên cứu xu hướng phổ biến của Bảo tàng học thế giới, tuy nhiên chưa phổ biến ở Việt Nam đó là hợp tác với cộng đồng để bảo tồn di sản văn hoá vật
  5. 3 thể và phi vật thể; Phát triển các sưu tập của bảo tàng, hình thành nên các trưng bày thường xuyên, nhất thời gắn với cộng đồng trong điều kiện thách thức đòi hỏi bảo tàng phải nỗ lực và sáng tạo hơn nữa. Luận án xem xét mối tương quan lý thuyết, nguyên tắc của sự tham gia và phương pháp mà Bảo tàng DTHVN sử dụng để nghiên cứu, hợp tác với cộng đồng nhằm bảo tồn, lưu giữ di sản văn hoá của chính cộng đồng. Khảo sát, phân tích đánh giá thực tiễn hoạt động trưng bày tại Bảo tàng DTHVN, từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động trưng bày có sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo tồn di sản văn hoá (thông qua phản hồi của khách tham quan, cộng đồng chủ thể, nhà quản lý bảo tàng). Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng trong hoạt động trưng bày bảo tàng. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là vai trò của cộng đồng- chủ thể văn hoá trong hoạt động trưng bày của Bảo tàng. Quan điểm, quá trình tổ chức thực hiện trưng bày có sự tham gia của cộng đồng tại Bảo tàng DTHVN- có thể coi đây là nghiên cứu trường hợp (case study). Tuy nghiên cứu trường hợp điển hình, nhưng luận án nghiên cứu nhiều trường hợp cộng đồng với các hình thức trưng bày khác nhau (bao gồm các loại hình trưng bày thường xuyên, nhất thời, dự án photovoice,…) với các mức độ tham gia khác nhau (chia sẻ thông tin, tư vấn, cùng thực hiện, cùng quyết định, quyết định hoàn toàn) nhằm đưa ra cái nhìn đối sánh và hiệu quả nhất. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Quan niệm, cách thức hoạt động và thực tiễn hợp tác với cộng đồng tại bảo tàng DTHVN trong tất cả hình thức trưng bày thường xuyên, trưng bày nhất thời, trưng bày và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể,... từ những ngày đầu thành lập cho tới nay (2022). Phạm vi không gian: Luận án tập trung chủ yếu nghiên cứu vai trò của cộng đồng trong hoạt động trưng bày tại Bảo tàng DTHVN. Trong một chừng mực nhất định, luận án cũng quan tâm tới một số cộng đồng gắn với trưng bày ở ngoài Bảo tàng DTHVN. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó, những phương pháp sau đây đóng vai trò cơ bản: hương pháp điền dã dân tộc học; Phương pháp nghiên cứu xã hội học; Phương pháp hệ thống; Phương pháp so sánh đối chiếu; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp đánh giá theo phân tích SWOT. 5. Câu hỏi nghiên cứu - Vai trò của cộng đồng đối với hoạt động bảo tàng?
  6. 4 - Quan điểm và các hình thức bảo tàng trao quyền cho cộng đồng trong hoạt động trưng bày? - Các mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động trưng bày? - Tính hiệu quả của việc hợp tác với cộng đồng trong hoạt động trưng bày? 6. Giả thuyết nghiên cứu Đề xuất rằng, hợp tác với cộng đồng trong hoạt động trưng bày và giới thiệu di sản văn hoá như là yếu tố quyết định sự phát triển của bảo tàng. Sự tham gia của cộng đồng chủ thể văn hoá trong hoạt động bảo tàng có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hoá của chính cộng đồng. Xem xét kỹ một số quan điểm để thấy được sự khác biệt giữa cách thể hiện thông tin truyền thống và quan điểm thực hiện trưng bày: Trưng bày truyền thống Trưng bày có sự tham gia cộng đồng Nội dung Toàn bộ nền tảng kiến thức Tập trung vào chủ đề, câu chuyện truyền tải khoa học. và kinh nghiệm. Hướng dẫn Hướng dẫn trong phương Hướng dẫn biến thành một cuộc và học tập pháp của cán bộ bảo tàng trò chuyện nhiều cấp độ: giữa đã được định sẵn. khách tham quan và cán bộ bảo tàng; giữa khách tham quan và cộng đồng; giữa các thành viên trong cộng đồng. Tính khách Chỉ có một hoặc một vài Không nhằm mục đích đưa ra một quan – chủ câu trả lời cho các câu hỏi câu trả lời thẳng thắng mà mục quan liên quan đến nguồn gốc và đích là mở ra những khả năng và lịch sử, khách tham quan quan điểm khác, là những suy nghĩ chấp nhận câu trả lời đó. về chủ đề và vấn đề. Chủ quan Khách quan So sánh cách thể hiện thông tin giữa trưng bày truyền thống và trưng bày có sự tham gia của cộng đồng 7. Đóng góp của luận án Hệ thống lại quan niệm và cách thức trưng bày bảo tàng qua thực tiễn Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam từ đó khơi dậy lên một phương thức hoạt động bảo tàng gắn với sự tham gia của cộng đồng chủ thể văn hoá; Nêu một số kinh nghiệm về phương diện hoạt động của hình thức trưng bày có sự tham gia của cộng đồng theo các mức độ khác nhau, từ đó có thể áp dụng cho một số loại hình bảo tàng ở Việt Nam; Luận án đưa ra một nhận định mới đó là việc truyền dạy, bảo tồn di sản văn hoá không chỉ diễn ra tại nơi cộng đồng sinh sống mà được thực hiện ngay tại chính bảo tàng;
  7. 5 Đề xuất các giải pháp nhằm tiếp cận một cách sâu sắc cộng đồng mà trưng bày hướng tới. 8. Cấu trúc của Luận án Đề tài nghiên cứu “Vai trò của cộng đồng trong hoạt động trưng bày Bảo tàng - từ thực tiễn bảo tàng Dân tộc học Việt Nam” ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia làm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, quan điểm và cách tiếp cận của luận án. Chương 2: Vai trò của cộng đồng trong hoạt động trưng bày thường xuyên Chương 3: Vai trò của cộng đồng trong hoạt động trưng bày nhất thời Chương 4: Giải pháp nâng cao vai trò của cộng đồng trong hoạt động trưng bày Bảo tàng. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, QUAN ĐIỂM VÀ CÁCH TIẾP CẬN CỦA LUẬN ÁN 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1 Nghiên cứu về trưng bày bảo tàng - Các nghiên cứu về lý luận trưng bày nói chung Các tác giả trên Thế giới Vương Hoằng Quân – Trung Quốc [43,tr.29]; Kaulen M.E - Nga [25]; Barry Lord – chuyên gia bảo tàng Canada[59]; tại Việt Nam, từ công trình nghiên cứu đầu tiên về Khoa học Bảo tàng của tác giả Đào Duy Kỳ [26]; đến các nghiên cứu của Nguyễn Hải Ninh [33]; Nguyễn Trường Giang [54] đã đưa ra lý luận về trưng bày nói chung. Bàn về lý thuyết trưng bày, các công trình nghiên cứu cho thấy có 2 xu hướng: (1) Quan tâm đến yếu tố chính trị, hàn lâm, hướng tới mục đích khoa học; trưng bày tuân thủ theo đề cương nghiên cứu, kiến thức truyền tải đến khách tham quan khoa học theo chuẩn mực định sẵn; thiết kế trưng bày phụ thuộc vào xu hướng thẩm mỹ của “hoạ sĩ”. (2) Xu hướng gần đây hơn cho rằng, trưng bày hướng tới yếu tố tương tác, nội dung trưng bày được kể qua câu chuyện hiện vật, kiến thức được truyền tải thông qua cách thực hành di sản văn hoá của chủ thể. - Các nghiên cứu bàn về thực tiễn hoạt động trưng bày Các tác giả trên Thế giới, Vid Goding và Wayne Modest [98] - học giả nghiên cứu tại Bảo tàng của Leicester, Vương quốc Anh; Barry Lord và Maria Piacente [59]; tại Việt Nam, Nguyễn Văn Huy [21, tr.28-35]; Lê Thị Minh Lý [29]; Cục Di sản văn hoá và Bảo tàng DTHVN tổ chức “Hội thảo khoa học – thực tiễn: Phương pháp trưng bày và giới thiệu hiện vật bảo tàng” [14] đã đưa ra bàn luận về thực tiễn hoạt động trưng bày trên Thế giới và Việt Nam.
  8. 6 Từ thực tiễn hoạt động trưng bày có thể thấy, quan điểm về cách thức tiến hành trưng bày của hệ thống Bảo tàng Việt Nam đang dần dần thay đổi: từ chỗ lấy hiện vật làm trung tâm, xây dựng nội dung trưng bày sao cho giới thiệu được số lượng hiện vật lớn nhất có thể… tới việc nhìn nhận thấy tầm quan trọng của các câu chuyện đằng sau hiện vật, các bảo tàng đang dần chuyển mình, thay đổi từ thực tiễn sẵn có và học hỏi từ các xu hướng quốc tế. 1.1.2 Nghiên cứu về vai trò của cộng đồng trong hoạt động bảo tàng - Các hội thảo, hội nghị, toạ đàm bàn về vai trò của cộng đồng trong hoạt động bảo tàng UNESCO (1960), khuyến nghị liên quan đến các biện pháp hiệu quả của việc xây dựng viện bảo tàng cho mọi người [46]; UNESCO (Paris, Pháp) năm 1989 [45]; Hội thảo “Bảo tàng và cộng đồng” năm 1995 (Norway) [92], Công ước UNESCO 2003 [47]; của UNESCO năm 2005 (Paris, Pháp) [48]; UNESCO năm 2006 (Tokyo, Nhật Bản) [91]; Hội nghị ICOM 2004 về “Bảo tàng và Di sản văn hoá phi vật thể” (Hàn Quốc) [13]. Hội nghị ICOM tháng 8 năm 2007 [71]; Từ nội dung tại các hội thảo, toạ đàm đề cập đã mở ra một cách tiếp cận mới về cộng đồng, đó là mối liên hệ giữa bảo tàng (hiện vật, công chúng) và cộng đồng/chủ thể di sản văn hoá. Tuy nhiên, vấn đề còn chưa làm sáng tỏ đó là phương thức nào có thể kết nối các lực lượng này vào một hoạt động mang tính công khai, để công chúng được thưởng thức các giá trị văn hoá một cách toàn vẹn nhất; để thấy được vai trò của chủ thể văn hoá hay nói cách khác là cộng đồng trong việc bảo tồn, lưu giữ, thực hành và trao truyền di sản văn hoá đang nắm giữ. - Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa bảo tàng và cộng đồng Các tác giả trên Thế giới, Teresa Cristina Scheiner (1995) Brazil, [92]; Kreps (2003) [74]; Peter David [86]. Các tác giả đều thừa nhận rằng “biểu hiện của bảo tàng và cái gọi là cộng đồng vô cùng phức tạp”, luôn thay đổi gắn với văn hoá phi vật thể. Đồng quan điểm cho rằng làm việc với cộng đồng là công việc vô cùng phức tạp, Newman [85] khẳng định, dù khó khăn nhưng các dự án có tính đến quan điểm của cộng đồng hoặc sự tham gia của cộng đồng tạo ra mối quan tâm liên tục trong các vấn đề đương đại và thường gắn với thuật ngữ “phát triển bền vững”.Stephen Weil [87], Laura Peers và Alison K.Brown [80], Piotr Bienkowski [89], Lynda Kelly [81] đã chỉ ra rằng cần có các bảo tàng đáp ứng các vấn đề xã hội như dân số và tính bền vững, công bằng xã hội và quyền của người dân địa phương. Tại Việt Nam, Hội thảo “Bảo tàng – Cộng đồng: Quan điểm và cách tiếp cận” được Bảo tàng DTHVN tổ chức năm 2015 là dịp để giới chuyên môn bảo tàng cùng thảo luận, đánh giá, chia sẻ các kinh nghiệm về tổ chức, hoạt động bảo tàng gắn với cộng đồng [6].
  9. 7 - Nghiên cứu về vai trò của cộng đồng trong hoạt động trưng bày tại bảo tàng. Lauren Benetua, Nina Simon, Stacey Marie Garcia [82, tr.3]; Nguyễn Đức Tăng nhận định rằng: “đa số các trưng bày và triển lãm chuyên đề đã thực hiện đều liên quan trực tiếp đến một nhóm cộng đồng chủ thể, mang đậm yếu tố nhân học và văn hoá đương đại” [35, tr.6], Lê Thị Thuý Hoàn và Lê Thị Hoa [23] nhận định Cộng đồng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của bảo tàng, thành viên cộng đồng tham gia như những người đóng góp hoặc phối hợp bằng cách hiến tặng hiện vật, triển khai nghiên cứu, viết các câu chuyện và tham gia vào các dự án truyền thông bảo tàng. 1.1.3 Nghiên cứu về bảo tàng, cộng đồng và nhà quản lý Vid Golding [97, tr.77-82] cho rằng, người quản lý đang ở một vị trí mạnh mẽ để quyết định mức độ kiểm soát, chấp nhận về mức động tham gia của cộng đồng. Sheila Watson [94]; Dr. Piotr Bienkowski [89] nhìn nhận quá trình đánh giá hành trình thay đổi qua nghiên cứu một bảo tàng điển hành để rút ra bài học tổng thể. Các tác giả cũng chỉ ra 5 lĩnh vực chính của thực hành và quản lý bảo tàng đặc biệt quan trọng đối với thực hành tham gia đó là: quản trị; phát triển chuyên môn nhân viên; gắn kết và mở rộng đối tác cộng đồng; đánh giá hoạt động; đề cao tầm quan trọng của giọng nói bên ngoài tổ chức. 1.1.4 Các nghiên cứu tiếp cận theo lý thuyết: tham gia và trao quyền Aaron Seagraves (2009) [57, tr.11] khẳng định trong các dự án có sự tham gia của cộng đồng, cộng đồng được xác định không phải là một khách tham quan của trưng bày mà là đối tác của bảo tàng và các bảo tàng triển khai mô hình dựa trên cộng đồng để kết hợp cộng đồng vào cấu trúc hoạt động của bảo tàng. Vanessa Rae Escarcega Gomes [96]. Aaron Seagraves (2009) tiếp cận lý thuyết tham gia theo hướng đi tìm cộng đồng điển hình để tham gia xây dựng trưng bày; Vanessa Rae Escarcega Gomes (2010) hướng tới mục đích gia tăng sự tham gia của đối tượng cộng đồng mục tiêu là trẻ em. Nguyễn Thị Thu Trang [39] Đặt trọng tâm vào việc lý giải di sản qua ý nghĩa của không gian, thời gian, hành vi thực hành di sản và người thực hành di sản; khẳng định rằng các yếu tố của nền văn hoá phải được hiểu trong mối quan hệ của chúng với một hệ thống hay cấu trúc bao quát hơn, rộng hơn. Điểm chung của tất cả các nghiên cứu tiếp cận lý thuyết cộng đồng nêu trên đó là mức độ trao quyền của bảo tàng cho cộng đồng phụ thuộc vào năng lực cộng đồng – được định nghĩa là kiến thức và kỹ năng cộng đồng phải giải quyết vấn đề của mình, cũng như nhận thức về vấn đề cụ thể, kỹ năng phổ biến thông tin và kỹ năng giao tiếp trong và giữa các nhóm. 1.1.5 Những vấn đề còn bỏ ngỏ Những tóm lược trên đây về cộng đồng trong hoạt động của bảo tàng nói chung và trưng bày bảo tàng nói riêng đưa tác giả vào những khó khăn khi
  10. 8 phải đưa ra những vấn đề còn bỏ ngỏ. Bởi lẽ, tác giả cần phải xem xét ở những khía cạnh sau: 1/. Cộng đồng có vai trò quan trọng đối với danh tiếng của bảo tàng, tuy nhiên làm việc với cộng đồng - những cá nhân không đồng nhất là điều không đơn giản. Thực tiễn cho thấy tiếp cận cộng đồng thường xuyên xảy ra những sự bất đồng tri thức và quan điểm giữa cộng đồng và cán bộ bảo tàng. Đòi hỏi sự thay đổi về nhận thức, dẫu biết rằng điều này không thể ngay lập tức mà phải cả một quá trình. 2/. Liên quan đến mức độ tham gia của cộng đồng trong từng dự án trưng bày tại bảo tàng DTHVN. Đối với từng mức độ, tiếng nói cộng đồng được thể hiện ra sao? Và vai trò của cán bộ bảo tàng sẽ được dịch chuyển như thế nào? 3/. Trên thế giới, nhìn nhận về cộng đồng trong hoạt động tại bảo tàng khá đa dạng. Tuy nhiên trong giới bảo tàng của Việt Nam chưa thực sự phổ biến, làm sao có thể mô hình hoá trường hợp nghiên cứu điển hình để có thể áp dụng ở một số bảo tàng tương đồng trong hệ thống bảo tàng Việt Nam. 1.2 Cơ sở lý thuyết tiếp cận 1.2.1 Một số khái niệm cơ bản 1.2.1.1 Khái niệm cộng đồng Cộng đồng được định nghĩa là một tập hợp những chủ thể văn hoá và những người cùng cư trú ở một khu vực địa lý, có những đặc trưng chung về văn hoá, xã hội, cùng thừa nhận một di sản văn hoá phi vật thể nhất định là bản sắc của mình. 1.2.1.2 Khái niệm Bảo tàng Tháng 8/2022 tại Praha, ICOM sau 18 tháng bàn luận với sự tham góp ý kiến từ 126 nước đã đưa ra định nghĩa mới về Bảo tàng: “Bảo tàng là một tổ chức không vì lợi nhuận, hoạt động lâu dài, phục vụ xã hội thông qua nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, diễn giải và trưng bày di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Mở cửa cho công chúng, dễ tiếp cận và bao trùm, bảo tàng thúc đẩy sự đa dạng và bền vững. Bảo tàng hoạt động và thực hiện truyền thông theo đạo đức, một cách chuyên nghiệp, với sự tham gia của cộng đồng, đem lại những trải nghiệm đa dạng cho giáo dục, tư duy và chia sẻ kiến thức.” Định nghĩa mới này phù hợp với sự thay đổi mới về vai trò của bảo tàng, thừa nhận tầm quan trọng của tính toàn diện, sự tham gia của cộng đồng và tính bền vững. 1.2.1.3 Trưng bày Trưng bày bảo tàng là việc giới thiệu, sắp xếp hiện vật bảo tàng và tư liệu liên quan có chủ đích, khoa học và hấp dẫn bằng các phương tiện, giải pháp kỹ thuật, mỹ thuật để khách tham quan được tiếp cận, nghiên cứu, học tập và trải nghiệm. 1.2.1.4 Vai trò của cộng đồng trong hoạt động trưng bày Cộng đồng tham gia vào hoạt động trưng bày tại bảo tàng để lưu giữ, bảo tồn, và trao truyền di sản văn hoá mà cộng đồng đại diện. Qua mắt nhìn (thế giới
  11. 9 quan – quan điểm) và qua cảm xúc (nhân sinh quan – cách sống) của cộng đồng để giới thiệu di sản văn hoá tới công chúng một cách chân thực và đầy đủ nhất. 1.2.2 Lý thuyết tiếp cận 1.2.2.1 Tiếp cận theo bảo tàng học 1.2.2.2 Tiếp cận theo lý thuyết sự tham gia của cộng đồng 1.2.2.3 Tiếp cận theo lý thuyết lý thuyết trao quyền 1.2.3 Khung lý thuyết phân tích luận án 1.3 Khái quát về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 1.3.1. Quan niệm và cách thức hoạt động của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ 1.3.3 Đội ngũ cán bộ nghiên cứu, sưu tầm của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và cách tiếp cận cộng đồng. Tiểu kết Chương 1: Trong khuôn khổ những vấn đề lý thuyết chung, luận án cố gắng xác định những ưu điểm của quan điểm mới khi gắn kết sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động bảo tàng. Cốt lõi của những quan điểm mới này là một cam kết về mối quan hệ đang phát triển giữa một bảo tàng và cộng đồng chủ thể văn hoá trong đó cả hai bên đều bình đẳng và liên quan đến việc chia sẻ các kỹ năng, kiến thức và sức mạnh hướng tới mục đích là tạo giá trị cho cả hai bên. Điều này rất khác với cách tiếp cận quản lý bảo tàng truyền thống trong đó cán bộ bảo tàng, trên cơ sở kiến thức và thẩm quyền chuyên môn, kiểm soát nội dung trưng bày, cơ sở lưu giữ và các chức năng bảo tàng. Những thay đổi này đại diện cho một sự tái hiện triệt để về bản chất của các bảo tàng, vượt qua thách thức đã mang lại lợi ích to lớn cho tất cả các bên. Có nhiều lợi thế khác nhau khi các bảo tàng hợp tác với cộng đồng ví dụ như (1) quyền quyết định – cộng đồng sẽ trực tiếp tham gia vào việc ra quyết định vấn đề liên quan đến bảo tồn di sản văn hoá của chính họ; (2) quyền sở hữu – khi cộng đồng tham gia họ có thể khẳng định quyền sở hữu di sản của mình; (3) nâng cao năng lực – bằng cách người dân địa phương được trang bị kỹ năng để quản lý các chương trình tại địa phương mình; (4) nâng cao nhận thức – về tầm quan trọng và giá trị của di sản văn hoá mà họ đại diện. Nghiên cứu rút ra những minh chứng mới về lý thuyết bảo tàng, sự thay đổi đã tạo ra những suy nghĩ và thực hành sáng tạo trong các bảo tàng quan tâm nhiều hơn đến cộng đồng chủ thể văn hoá và nhu cầu của công chúng bảo tàng. Mỗi chủ đề được tổng quan tại chương sẽ tiếp tục được phân tích sâu hơn trong những trường hợp cụ thể để đưa ra kết luận và đề xuất hữu ích cho các nghiên cứu trường hợp trong tương lai.
  12. 10 Chương 2 VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG TRƯNG BÀY THƯỜNG XUYÊN 2.1 Xây dựng trưng bày từ thông tin cộng đồng chia sẻ 2.1.1 Nghiên cứu sưu tầm 2.1.1.1 Quan điểm về sưu tầm hiện vật từ cộng đồng tại Bảo tàng DTHVN 2.1.1.2 Các giai đoạn sưu tầm phục vụ trưng bày 2.1.2 Thiết kế không gian kiến trúc từ đặc trưng văn hoá cộng đồng 2.1.2.1 Thiết kế không gian kiến trúc bảo tàng DTHVN thể hiện đặc trưng văn hoá cộng đồng. Mục tiêu chính bảo tàng hướng đến là muốn diễn giải văn hoá được định hình như thế nào bằng cách trình bày trực quan các địa điểm và trải nghiệm sống của mọi người như tại địa phương. 2.1.2.2 Thiết kế không gian trưng bày theo cảnh quan văn hoá cộng đồng Lộ trình tham quan đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt người xem khám phá trưng bày. Lộ trình tham quan tại Bảo tàng DTHVN được tổ chức theo ngôn ngữ tộc người và phân bố theo vùng miền địa lý. Phương pháp bố trí nội dung trưng bày của bảo tàng là kết hợp giữa cộng đồng ngôn ngữ và vùng lãnh thổ. Lựa chọn cách thức tổ chức trưng bày theo khung phân loại tộc người: hệ ngữ, nhóm ngôn ngữ tộc người và tộc người. Cách bố trí hiện vật trong trưng bày tại Bảo tàng DTHVN hầu hết hiện vật trưng bày là hiện vật gốc. Bảo tàng lấy hiện vật làm trung tâm, phản ánh những sinh hoạt đời thường của các dân tộc. Vậy nên một quan đểm xuyêt suốt trong thiết kế đó là thẩm mỹ tối giản. 2.1.2.3 Thiết kế đồ hoạ tôn trọng đặc trưng văn hoá và hình ảnh cộng đồng 2.1.3 Xây dựng không gian trưng bày gắn với câu chuyện văn hoá cộng đồng 2.1.3.1 Hiện vật trưng bày kể các câu chuyện về cộng đồng Cấp độ nhận thông tin cộng đồng chia sẻ để xây dựng trưng bày là mức độ tham gia thấp nhất nhưng cộng đồng đã thiết lập một mỗi quan hệ hữu hình – cung cấp những cách giải thích khác nhau về chủ đề cho khách tham quan của bảo tàng. 2.1.3.2 Trưng bày tái tạo không gian văn hoá cộng đồng Một là, sử dụng manoquine (hình nộm tái tạo) Hai là, sử dụng mô hình thu nhỏ Ba là, sử dụng hình thức mô phỏng tái tạo Trong quá trình thực hiện trưng bày, ngoài việc tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu, bảo tàng còn nhờ đến sự giúp đỡ của những người dân địa phương, đặc biệt là những người trực tiếp thực hành di sản
  13. 11 văn hoá. Trên tinh thần cầu thị, bảo tàng lắng nghe những ý kiến đánh giá, nhận xét của cộng đồng về trưng bày và hơn nữa mời họ cùng tham gia trưng bày. 2.1.3.3 Tư liệu nghe nhìn về cộng đồng Công chúng đến bảo tàng không những được chiêm ngưỡng các hiện vật trưng bày trong trạng thái tĩnh mà còn được xem cuộc sống thực tế của hiện vật. Hệ thống băng hình ở mỗi phòng trưng bày giới thiệu cuộc sống hiện tại, những phong tục, nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, các hoạt động văn hoá của các dân tộc để tăng sức hấp dẫn của bảo tàng. 2.2 Cộng đồng tư vấn và chỉnh lý nội dung trưng bày - Cộng đồng trực tiếp trưng bày các nội dung gắn với tôn giáo, tín ngưỡng Sự tham gia của cộng đồng đặc biệt cần thiết trong ứng xử với đời sống tâm linh của hiện vật, giúp trưng bày hiện vật “thiêng” một cách đúng đắn theo đúng suy nghĩ và quan điểm của cộng đồng. Hơn nữa, cộng đồng còn có thể tư vấn cho bảo tàng định hướng nghiên cứu sâu về đời sống tâm linh của mỗi hiện vật, từ đó hình thành các sưu tập hiện vật tôn giáo, nghi lễ như: bùa chú, tượng thờ, trang phục thầy cúng, … phục vụ cho công tác trưng bày thường xuyên và nhất thời trong tương lai. - Cộng đồng tham gia chỉnh lý nội dung trưng bày. Để hình thành một trưng bày là một công việc hợp tác, đòi hỏi các cá nhân khác nhau có chuyên môn cụ thể để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Cùng với đó là quan niệm bình đẳng về văn hoá và một thái độ nhân văn trong tiếp cận, trong đó vai trò của chủ thể văn hoá được nâng cao. 2.3 Cộng đồng cùng thực hiện trưng bày “Vườn kiến trúc” 2.3.1 Quan điểm trong xây dựng các ngôi nhà dân gian 2.3.1.1 Quan điểm về mục tiêu xây dựng Với mục đích bảo tồn di sản văn hóa, khi xây dựng các ngôi nhà dân gian, Bảo tàng DTHVN hướng đến nguyên tắc và trọng tâm là thể hiện đặc trưng văn hóa tộc người gắn với môi trường cảnh quan, sinh thái thực tế của từng khu vực lịch sử - văn hóa. 2.3.1.2 Quan điểm về lựa chọn công trình kiến trúc Trong quá trình tổ chức trưng bày, tùy từng trường hợp cụ thể mà có cách giải quyết linh hoạt. Bảo tàng DTHVN luôn tôn trọng là đảm bảo tính nguyên mẫu vốn có của ngôi nhà, từ vật liệu, kỹ thuật cho đến cách bài trí trong ngôi nhà, nhằm tạo cảm quan thực về không gian văn hóa tộc người. 2.3.1.3 Quan điểm về việc chia sẻ quyền thực hiện trưng bày cho cộng đồng Một trong những định hướng chiến lược quan trọng nhất của Bảo tàng DTHVN khi xây dựng khu trưng bày ngoài trời là thường xuyên tăng cường mối liên hệ với cộng đồng. Ngôi nhà của dân tộc nào do chính dân tộc đó thực hiện, họ tham gia vào quá trình lựa chọn và tạo dựng để trưng bày ngôi nhà.
  14. 12 2.3.2 Cộng đồng tham gia xây dựng các công trình kiến trúc dân gian 2.3.2.1 Cộng đồng luôn tôn trọng yếu tố tâm linh trong mỗi công trình kiến trúc Bảo tàng hoàn toàn tôn trọng và coi đây là khía cạnh văn hoá tâm linh, nét đẹp phong tục dân tộc và luôn tạo điều kiện để những người thợ - đại diện của cộng đồng, thực hiện theo nghi lễ địa phương một cách trung thực nhất có thể được. Mỗi khi có hoạt động sửa chữa, bảo tàng đều thể theo nguyện vọng của những người thợ, chuẩn bị đồ lễ, để họ thực hành các nghi lễ “động thổ”, trình báo thổ thần, thổ địa, tổ nghề trước khi bắt tay vào tháo dỡ công trình và lễ “tạ ơn” sau khi kết thúc hoàn thành việc sửa chữa công trình. 2.3.2.2 Công cụ, nguyên liệu từ địa phương và kỹ thuật xây dựng từ tri thức cộng đồng Quan điểm dựng ngôi nhà dân gian “như cộng đồng đang có”, có thể một khía cạnh nào đó minh chứng xu thế thay đổi giá trị truyền thống tại chính địa phương. 2.3.3 Cộng đồng bảo quản các công trình kiến trúc dân gian 2.3.3.1 Hoạt động bảo quản hàng ngày Hoạt động chăm sóc, bảo quản hàng ngày đối với trưng bày ngoài trời trước hết thuộc nhiệm vụ của phòng Bảo tàng ngoài trời, gắn với trách nhiệm cá nhân mỗi cán bộ và nhân viên trong phòng. 2.3.3.2 Cộng đồng trực tiếp sửa chữa, tu bổ Về quan điểm thực hiện sửa chữa tu bổ các công trình ngoài trời. Hoạt động sửa chữa, tu bổ công trình kiến trúc dân gian trưng bày ngoài trời nhằm duy trì tính nguyên vẹn, đảm bảo sự an toàn. Quy trình hoạt động sửa chữa được tôn trọng, khuyến khích thực hiện theo cách làm của người dân địa phương, tức là thực hiện đầy đủ mọi hoạt động liên quan đến công việc sửa chữa một ngôi nhà, một công trình theo truyền thống của cộng đồng, cả về cách thức sử dụng kỹ thuật, vật liệu và nghi lễ, phong tục của địa phương. Với yêu cầu như vậy, chỉ có những chủ nhân văn hoá đích thực của mỗi công trình, những người thợ giàu tri thức bản địa, kinh nghiệm dân gian, từng gắn bó, tự hào về di sản văn hoá của họ đang được trưng bày, giới thiệu tại Bảo tàng DTHVN mới có thể đáp ứng được. Về quy trình thực hiện các hoạt động bảo quản công trình: - Phòng Bảo tàng ngoài trời đề xuất thành kế hoạch và dự toán sửa chữa; - Bảo tàng (đại diện là Phòng Bảo tàng ngoài trời) sẽ chủ động liên hệ với người dân địa phương đề nghị cộng tác, chuẩn bị thợ và nguyên vật liệu: + Chú ý đến cơ cấu tổ chức của một đoàn (nhóm) thợ, đoàn (nhóm) thợ cần có các lớp tuổi khác nhau, nhằm đảm bảo tính kế thừa, truyền dạy kỹ thuật tay nghề giữa lớp thợ cao tuổi, giàu kinh nghiệm cho lớp tuổi ít hơn với mục đích đào tạo, bồi dưỡng chuẩn bị nguồn thợ cho hoạt động sửa chữa lâu dài các công trình của Bảo tàng DTHVN.
  15. 13 + Thời gian tiến hành sửa chữa tôn trọng đề xuất của đoàn (nhóm) thợ, căn cứ vào mùa vụ hay tập quán kiêng kỵ liên quan đến việc làm nhà, sửa nhà của mỗi dân tộc. - Khi khâu chuẩn bị nguyên vật liệu hoàn tất, bảo tàng tổ chức đón thợ, bố trí ăn ở và triển khai hoạt động sửa chữa công trình tại Bảo tàng. Các bước tiến hành sửa chữa một công trình tại Bảo tàng được thực hiện theo nguyên tắc tôn trọng và tạo điều kiện tối đa theo cách làm của chủ thể văn hoá. Tiểu kết chương 2 Từ thực tiễn trưng bày thường xuyên tại bảo tàng DTHVN với ba mức độ tham gia của cộng đồng (Chia sẻ thông tin; Tư vấn, chỉnh lý; Cùng thực hiện các nội dung Trưng bày) các nhà nghiên cứu Bảo tàng học thừa nhận đây là cách thích hợp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa bền vững. Sử dụng ngôn ngữ, thực tế cuộc sống, các kinh nghiệm cụ thể, bảo tàng hợp tác với cộng đồng để cộng đồng trở thành đối tác không thể thiếu trong mọi hoạt động. Riêng trong trưng bày thường xuyên, Bảo tàng dùng một phương pháp tham gia với đặc quyền là làm việc nhóm tập thể, cho phép một cam kết tích cực hơn và sự tham gia trực tiếp hơn của mỗi thành viên trong cộng đồng. Điều này đòi hỏi Bảo tàng phải tôn trọng, tin tưởng vào cộng đồng, chia sẻ quyền quyết định những vấn đề chuyên môn cho cộng đồng. Ngoài ra, bảo tàng phải hỗ trợ cho các chủ thể văn hoá, những người cảm thấy khó khăn trong việc bảo tồn và phát huy di sản của họ. Di sản là nguồn lực nội sinh (nguồn còn lại là vốn nhân lực), là một nguyên liệu để phát triển, di sản nên được quản lý như một nguồn tài nguyên không thể tái tạo nhưng được sáng tạo bởi mỗi thành viên trong cộng đồng chủ thể. Bảo tàng là một phương tiện truyền thông chính thống, điều này có liên quan đến tính xác thực. Khi các thành viên cộng đồng diễn giải lịch sử của họ một cách sáng tạo, họ trở thành cầu nối trực tiếp giữa công chúng và di sản mà họ đại diện. Chương 3 VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG TRƯNG BÀY NHẤT THỜI 3.1 Quan điểm thực hiện trưng bày nhất thời tại Bảo tàng DTHVN 3.1.1 Mục tiêu các trưng bày nhất thời Thứ nhất, các chủ đề trưng bày thu hút và đem lại ấn tượng cho công chúng. Xác định chủ đề trưng bày là công đoạn đầu tiên và là tiền đề cơ bản của hoạt động trưng bày. Thứ hai, nội dung trưng bày truyền tải xúc cảm cho công chúng. Bảo tàng DTHVN gây xúc cảm cho người xem thông qua trưng bày mang hình thức kể chuyện câu chuyện đó được xuyên suốt, liên kết chặt chẽ và thể hiện bằng nhiều
  16. 14 cách, mỗi trưng bày không chỉ kể một câu chuyện mà kể nhiều câu chuyện, từng câu chuyện liên kết với nhau thành câu chuyện lớn và thông điệp lớn. Thứ ba, nhằm mục đích để công chúng trân trọng di sản văn hoá và cộng đồng. Trưng bày thành công là truyền đạt thông tin đến công chúng, đem đến cho công chúng những trải nghiệm đầy xúc động và mang tính biến đổi, giúp mở rộng hoặc thay đổi nhận thức, ý thích hay sự đánh giá của người xem về nhiều khía cạnh của bản thân họ và của thế giới. 3.1.2 Các nhóm đề tài tiềm năng 3.1.2.1 Đề tài về truyền thống văn hoá Việt Nam Với mục đích bảo tồn và phát huy tri thức dân gian, bảo tàng có hình thức “đưa hiểu biết” của một người, một cộng đồng đến với mọi người. Sự giao lưu này nhằm mục đích công chúng yêu thích và tôn trọng tri thức dân gian, đồng cảm với những con người bình dị, âm thầm bảo tồn tri thức đó 3.1.2.2 Đề tài phản ánh Đời sống xã hội đương đại Đặc điểm của các trưng bày chủ đề này được nhìn nhận và chia sẻ qua lăng kính của người trong cuộc, với chất liệu chính là băng ghi âm, lời nói, câu trích dẫn. Tuy nhiên, nguyên tắc đặt ra vẫn phải đảm bảo tính riêng tư trong câu chuyện của mỗi người và đặc biệt là tôn trọng quyết định của mỗi cá nhân (Nỗi đau và hy vọng – 20 năm HIV/AIDS ở Việt Nam, Chuyện của người đang lớn,…) Từ đó, hướng tới mục đích chia sẻ và cảm nhận và thể hiện trách nhiệm xã hội của bảo tàng trong cuộc sống đương đại. 3.1.2.3 Đề tài về các vấn đề mang tính “chính trị” Cộng đồng tham gia thực hiện trưng bày và truyền cảm hứng tới công chúng tham quan, để mỗi người tự tái tạo ký ức của mình, hơn thế nữa là truyền tải ký ức đến con cháu, và đến thế hệ trẻ. 3.1.2.4 Đề tài về các vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam là quốc gia đa dân tộc và đa tôn giáo. Bảo tàng DTHVN luôn tuân thủ một nguyên tắc trong hoạt động của mình là đa dạng văn hoá. Theo hướng tiếp cận đột phá đó là nghiên cứu đời sống thực hành tôn giáo qua cuộc sống thường ngày của cộng đồng. 3.1.2.5 Đề tài diễn giải về những thân phận đặc biệt Để những người thiệt thòi nói lên tiếng nói của họ, đưa ra thông điệp để xã hội thảo luận, dẫn dắt công chúng theo những cảm xúc khác nhau được chia sẻ từ chính những “người trong cuộc”. 3.2 Quá trình phát triển các dự án trưng bày nhất thời 3.2.1 Nghiên cứu phát triển ý tưởng Thứ nhất, ý tưởng trưng bày được xây dựng thông qua quá trình làm việc với cộng đồng. Họ không chỉ đơn giản được coi là một nhóm tập trung thỉnh thoảng gặp nhau để đưa ra phản hồi về các ý tưởng trưng bày, họ là những người sáng tạo và bảo tàng đã phát triển phương pháp làm trưng bày mới trao quyền cho cộng đồng.
  17. 15 Thứ hai, cộng đồng là nội lực để phát triển ý tưởng trưng bày. Những câu chuyện xác định cộng đồng, củng cố cộng đồng, đại diện cho cộng đồng hoặc giúp cộng đồng thảo luận về các vấn đề quan trọng trong trưng bày. 3.2.2 Khảo sát, sưu tầm hiện vật phục vụ trưng bày Bảo tàng có thể tiếp cận cộng đồng bằng cách tìm các cá nhân phù hợp và kết nối để tham gia dự án trưng bày. (1) Cán bộ bảo tàng xây dựng một danh sách những người cần liên lạc, danh sách này được kết hợp từ các mối quan hệ và mạng lưới của nhân viên và ban nội dung dự án, đôi khi bảo tàng sẽ gửi thư tuyển dụng hoặc thông cáo cho bất kỳ ai có thể phù hợp với nội dung chủ đề. (2) Bảo tàng kêu gọi mọi người trên khắp đất nước đóng góp đồ vật, hình ảnh câu chuyện liên quan đến chủ đề. 3.2.3 Hình thành kịch bản trưng bày Cốt chuyện trong trưng bày đưa ra nhằm mục đích tạo ra những phản ứng cảm xúc mạnh mẽ và đa dạng, tạo ra cuộc trò chuyện về quá khứ và sự liên quan của nó với hiện tại. Một trưng bày không chỉ kể một câu chuyện mà còn kể nhiều câu chuyện, từng câu chuyện liên kết với nhau thành câu chuyện lớn, những thông điệp lớn. 3.2.4 Diễn giải trưng bày “đa tiếng nói” Những trưng bày đa giọng nói và có sự tham gia này đã kích thích tư duy phê phán và thảo luận công khai về các vấn đề xã hội quan trọng bằng cách cho cả người tham gia trưng bày và công chúng tham quan một không gian để cùng nói lên mối quan tâm của họ. Từ đó đưa ra một hình thức nhân học bảo tàng mới, sử dụng cách tiếp cận mới, tập trung vào các giá trị theo một cách có ý nghĩa và thú vị riêng có của bảo tàng. 3.2.5 Cộng đồng đánh giá và truyền thông cho trưng bày Quyền quyết định thành công của trưng bày thuộc về người nắm giữ kiến thức tức là chủ thể văn hoá - đây là kiến thức, tri thức dân gian riêng có; và người trải nghiệm văn hoá tức là khách tham quan, là công chúng sẽ đưa ra nhận xét cá nhân theo nhiều kênh thông tin khác nhau khi tham quan trưng bày. Những đánh giá của cộng đồng và công chúng là cơ sở để bảo tàng nhìn nhận lại quá trình thực hiện trưng bày, từ đó cân nhắc việc chỉnh lý tại chính trưng bày hiện tại hoặc các trưng bày cùng chủ đề tiếp sau đó. 3.3 Cộng đồng giới thiệu di sản văn hoá phi vật thể tại bảo tàng 3.3.1 Các tiêu chí trong hoạt động giới thiệu di sản văn hoá phi vật thể tại bảo tàng 3.3.1.1 Tiêu chí giới thiệu di sản mang tính chất “mộc mạc” Các trình diễn “mộc mạc” đã thực sự thu hút công chúng vào thời điểm mà các hoạt động biểu diễn chuyên nghiệp gần như vắng khán giả. 3.3.1.2 Tiêu chí lựa chọn loại hình trình diễn Nổi bật trong các hoạt động gắn với cộng đồng là các hoạt động trình diễn nghề thủ công và văn nghệ dân gian tại bảo tàng.
  18. 16 Với các hoạt động này, cộng đồng được trao quyền và tham gia trong hoạt động trưng bày đặc biệt – trưng bày di sản văn hoá phi vật thể. Bảo tàng trao quyền ở cấp độ chia sẻ quyền quyết định – cộng đồng tham gia ở mức độ chủ động quyết định nội dung và hình thức giới thiệu di sản văn hoá tới công chúng. 3.3.1.3 Tiêu chí lựa chọn chủ thể trình diễn Bảo tàng DTHVN tiến hành hoạt động bảo tồn nghệ thuật dân gian truyền thống xuất phát từ quan điểm khuyến khích đa dạng hoá những đặc điểm riêng của mỗi cộng đồng, khôi phục lại các giá trị đặc sắc đã mai một của từng cộng đồng tại các địa phương khác nhau, giữ lại nét mộc mạc, không sân khấu hoá. Song hoạt động theo cách chuyên nghiệp, không tạo nên khoảng cách giữa người diễn và người xem, sử dụng âm thanh sống, có người giải thích ý nghĩa các tiết mục, trợ giúp, kết nối công chúng với nghệ nhân trước và sau trình diễn. 3.3.2 Cộng đồng hướng dẫn thực hành di sản văn hoá 3.3.2.1 Hoạt động được tổ chức vào dịp Lễ, Tết Thứ nhất, đó là các chương trình dịp Trung Thu Thứ hai, chương trình dịp Tết truyền thống 3.3.2.2 Xây dựng các lớp học thực hành di sản văn hoá Cán bộ Bảo tàng chỉ là người đóng vai trò kết nối học sinh với thợ thủ công, cung cấp cho các em những phương pháp, kỹ năng tìm hiểu về nghề thủ công, thợ thủ công và làng nghề. 3.4 Bảo tàng hỗ trợ cộng đồng chủ động thực hiện các dự án trưng bày 3.4.1 Quan điểm của bảo tàng về việc xây dựng các dự án hỗ trợ cộng đồng thực hiện trưng bày 3.4.1.1Mục tiêu của dự án Các dự án có sự tham gia có thể tạo nên mối quan hệ mạnh mẽ giữa công chúng và tổ chức cũng như những thành viên cộng đồng tham gia. Xây dựng cho thế hệ trẻ bản lĩnh văn hoá. 3.4.1.2 Hướng dự án được lựa chọn Một số dự án bảo tàng hỗ trợ cộng đồng thực hiện bao gồm nghiên cứu về các chủ đề sau: - Những vấn đề về nghề thủ công truyền thống - Hoài niệm về cuộc sống cộng đồng - Cuộc sống đương đại của cộng đồng - Suy nghĩ và trách nhiệm của cộng đồng trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá . - Sự thích nghi trong quá trình hội nhập 3.4.2 Ưu điểm và những thách thức khi thực hiện dự án Photovoice Photovoice là phương pháp nghiên cứu hành động có sự tham gia, sử dụng nhiếp ảnh và đối thoại như một phương tiện để cho các cá nhân bị thiệt thòi, để hiểu sâu sắc hơn về vấn đề hoặc mối quan tâm của cộng đồng.
  19. 17 - Điểm mạnh: thể hiện nội dung dự án thông qua chụp ảnh có sự sáng tạo; Cộng đồng được chủ động thực hiện theo quan điểm cá nhân cung cấp góc nhìn sâu sắc hơn và thúc đẩy sự phát triển di sản văn hóa mà họ đại diện. - Thách thức đặt ra: tuyển chọn người tham gia; câu chuyện và kinh nghiệm thường bị người có quyền lực lớn hơn bỏ qua; chất lượng ảnh đôi khi bị cản trở vì người thực hiện chưa có kinh nghiệm; cam kết về thời gian. Tiểu kết chương 3 Từ thực tiễn trưng bày nhất thời có sự tham gia của cộng đồng, có thể thấy: Thứ nhất, thách thức đối với các bảo tàng có hai mặt: một mặt, họ phải tiếp cận đối tượng rộng hơn và đa dạng hơn, phản ánh thành phần nhân khẩu học phức tạp của xã hội đương đại; mặt khác, họ phải đảm bảo rằng giá trị của di sản văn hóa được hiểu chính xác và vốn văn hóa của công chúng tăng lên. Do đó, họ được yêu cầu: (1) hiểu rõ bối cảnh họ hoạt động, (2) tham gia với cộng đồng và (3) tạo ra giá trị cho tất cả các bên liên quan tiềm năng. Thứ hai, giống như xã hội ngày nay rất đa dạng và phức tạp, các bảo tàng không còn là những tổ chức nguyên khối của quá khứ. Thay vào đó, các bảo tàng đang tập trung nỗ lực của họ hơn, kể những câu chuyện cụ thể với ý nghĩa lớn hơn. Thông thường, những câu chuyện này phản ánh những người bị thiệt thòi bởi xã hội chính thống – những cộng đồng yếu thế. Cách tiếp cận này cũng có thể dẫn đến một hoạt động bao trùm các vấn đề và nguồn cảm hứng của cộng đồng, trong nỗ lực cung cấp giá trị và ý nghĩa. Bảo tàng là nơi khách tham quan muốn trải nghiệm nhiều nhiều hơn và lắng nghe đa chiều hơn, là nơi đưa ra những quan điểm đang gây tranh cãi để đưa ra nhận định bàn luận trong một xã hội dân chủ, suy nghĩ tự do đối với nhiều người, được coi là một vai trò quan trọng đối với các bảo tàng - một trong số ít những nơi mà những cuộc tranh luận này có thể xảy ra: - Bảo tàng không chỉ để trưng bày các khía cạnh bề mặt của văn hóa. - Bảo tàng là một diễn đàn công cộng cho các vấn đề nên thách thức xã hội. - Nếu bảo tàng không làm thì thiết chế nào sẽ làm? - Bảo tàng phải là nơi cộng đồng được “kể” lại sự thật, bất kể sự thật là gì. Thứ ba, từ góc độ quản lý thực tế, các bảo tàng cũng cần đảm bảo các mục đích chung và có trách nhiệm cam kết về các công việc được ghi nhận trong sứ mệnh của bảo tàng. Bảo tàng không chỉ ý thức rõ ràng về mục đích, phương hướng mà còn phải đánh giá việc đạt được mục tiêu của họ và chứng minh nó đem lại hiệu quả cho việc bảo tồn di sản văn hoá dân tộc. Họ tiếp cận cộng đồng để hiểu những kiến thức dân gian mà bản thân họ thiếu. Và điều quan trọng sống còn là sự cởi mở, cán bộ bảo tàng thảo luận về giá trị của di sản, điều này làm cho một bảo tàng chân thực hơn và là nền tảng cho công việc có trách nhiệm xã hội. Những hoạt động mà Bảo tàng DTHVN đã làm trong hoạt động trưng bày nhất thời một phần nào đó làm sáng tỏ khía cạnh chiến lược, mục đích
  20. 18 mà bảo tàng hướng tới, dựa vào cộng đồng đem lại cảm nhận và cách nhìn khác của công chúng đối với bảo tàng. Chương 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG TRƯNG BÀY BẢO TÀNG 4.1 Đánh giá vai trò của cộng đồng trong hoạt đông trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 4.1.1 Đánh giá theo phân tích SWOT 4.1.1.1 Điểm mạnh Cộng đồng tham gia vào trưng bày bảo tàng thể hiện không gian quyền lực chung và xây dựng một hình thức giải thích tập thể về lịch sử cộng đồng. Cộng đồng nhìn nhận lại di sản của chính mình, sự đa dạng văn hoá, đa dạng hình thức giới thiệu và sự thay đổi văn hoá trong hiện tại. Bảo tàng DTHVN đã phát triển các chương trình tiếp cận khác nhau dành cho nhiều đối tượng. 4.1.1.2 Hạn chế Thứ nhất, gốc rễ của vấn đề nằm ở sức sáng tạo, cần có ý tưởng mới. Thứ hai, Chưa có nhiều đột phá trong ý tưởng và hình thức thể hiện/ thiết kế trưng bày. Thứ ba, mô hình các chương trình sự kiện gắn với cộng đồng được thực hiện rập khuôn. Thứ tư, lựa chọn cộng đồng đại diện, tiếp cận đơn tuyến. 4.1.1.3 Cơ hội Chủ động tìm kiếm sự giao lưu tương đồng, tìm kiếm sự hợp tác và hỗ trợ từ các đối tác quốc tế. Bảo tàng được coi là trung tâm, nơi gặp gỡ thúc đẩy các liên kết đến từ cộng đồng rộng lớn hơn và sự phát triển các dự án trong tương lai. 4.1.1.4 Thách thức Thách thức từ phía cộng đồng: người nắm giữ di sản đang mất dần. Thách thức từ phía chính quyền địa phương: thủ tục hành chính; tài chính. 4.1.2 Đánh giá hiệu quả trưng bày qua thông tin phản hồi của cộng đồng và công chúng 4.1.2.1 Nội dung và phương pháp đánh giá Đánh giá trưng bày thường được chia thành ba giai đoạn riêng biệt nhưng gắn kết với nhau: đánh giá ban đầu, đánh giá trong quá trình hình thành và
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2