intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quân sự: Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh trên địa bàn Hà Nội

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

76
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận án gồm 4 chương sau: Chương 1/ Tổng quan vấn đề nghiên cứu. Chương 2/ Cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao chất lượng quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh. Chương 3/ Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh trên địa bàn Hà Nội. Chương 4/ Kiểm tra kết quả nghiên cứu và bàn luận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quân sự: Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh trên địa bàn Hà Nội

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ QUỐC PHÒNG<br /> <br /> HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ<br /> <br /> VŨ ĐÌNH QUẢNG<br /> <br /> GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG KỸ<br /> THUẬT GIÁM SÁT MỤC TIÊU AN NINH<br /> TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI<br /> <br /> Chuyên ngành: Chỉ huy, quản lý kỹ thuật.<br /> Mã số: 9 86 02 20<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUÂN SỰ<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. PGS.TS. Nguyễn Trọng Dân<br /> 2. TS. Nguyễn Ngọc Kỷ<br /> <br /> HÀ NỘI – 2018<br /> <br /> CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH<br /> TẠI HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ - BỘ QUỐC PHÒNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. PGS,TS. Nguyễn Trọng Dân<br /> 2. TS. Nguyễn Ngọc Kỷ<br /> <br /> Phản biện 1: GS, TS. Nguyễn Ngọc Thanh - Học viện Quốc phòng<br /> Phản biện 2: TS. Tạ Duy Hiền - Bộ Công an<br /> Phản biện 3: PGS,TS. Hoàng Ngọc An - Học viện Kỹ thuật Quân sự<br /> <br /> Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp học viện theo quyết định số<br /> 4186/QĐ-HV ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự,<br /> họp tại Học viện Kỹ thuật Quân sự vào hồi... giờ....ngày....tháng.....năm ...<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> -<br /> <br /> Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự<br /> <br /> -<br /> <br /> Thư viện Quốc gia<br /> <br /> DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU<br /> LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN CỦA NCS<br /> 1.<br /> 2.<br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> 7.<br /> <br /> Vũ Đình Quảng (2014), “Hệ thống thông tin địa lý (GIS) hỗ trợ quản lý dữ liệu tại các<br /> mục tiêu an ninh”, Tạp chí KHCN&MT CAND (43/2014), trang 30-33.<br /> Vũ Đình Quảng (2015), “Biểu diễn dữ liệu an ninh tại điểm nóng trên bản đồ điện tử<br /> phục vụ công tác điều tra cơ bản”, Tạp chí KHCN&MT CAND (60/2015), trang 33-35.<br /> Vũ Đình Quảng (2015), “Chiến tranh thông tin và vấn đề quản lý hệ thống mục tiêu an<br /> ninh trong địa bàn trọng điểm”, Kỷ yếu hôi thảo khoa học, Trường Đại học Kỹ thuật –<br /> Hậu cần CAND, trang 325-332,<br /> Vũ Đình Quảng (2016), “Phương pháp chuẩn hóa danh mục và tăng cường công tác<br /> quản lý Nhà nước về hệ thống trang bị kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh”, Tạp chí<br /> KHCN&MT CAND (74/2016), trang 22-24.<br /> Vũ Đình Quảng (2016), “Lý thuyết độ tin cậy và ứng dụng trong quản lý, dự báo tình<br /> trạng biến động của hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh”, Tạp chí KHCN&MT<br /> CAND (2/2017), trang 34-37.<br /> Vũ Đình Quảng (2016), “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đề xuất nâng cao chất<br /> lượng quản lý hệ thống mục tiêu an ninh trọng điểm trong giai đoạn mới”, Tạp chí<br /> KHCN&MT CAND (68/2016), trang 31-33.<br /> Vũ Đình Quảng, (2017), “Phần mềm chuyên dụng nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống<br /> trang bị kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh trọng điểm”, Tạp chí KHCN&MT CAND<br /> (12/2017), trang 50-52.<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Trong công tác Công an, nhiệm vụ bảo vệ, đấu tranh tại mục tiêu an ninh (MTAN),<br /> ngày càng khó khăn, phức tạp khi mà các thế lực chống đối luôn lợi dụng những sơ hở trong<br /> nhiệm vụ bảo vệ an ninh tại các MTAN của cơ quan Công an, để thực hiện các hoạt động<br /> tuyên truyền, chống phá, gây bất ổn an ninh chính trị tại địa bàn trọng điểm.<br /> Để giám sát các MTAN, ngoài yếu tố con người cần phải có các phương tiện kỹ thuật<br /> (PTKT) tạo nên hệ thống kỹ thuật (HTKT) với các chức năng thu thập, truyền tải, lưu trữ,<br /> xử lý thông tin về MTAN theo yêu cầu nghiệp vụ. Trong thời đại cách mạng công nghiệp<br /> 4.0 hiện nay mà cốt lõi là các lĩnh vực kỹ thuật số, vật lý, sinh học, ảnh hưởng trực tiếp đến<br /> mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh quốc gia; cho thấy, nhiệm vụ<br /> nâng cao chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN có ý nghĩa quan trọng đặc biệt.<br /> Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, nơi có các cơ sở an ninh<br /> cấp chiến lược, các trụ sở quan trọng của Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành; nơi tập trung hầu<br /> hết các trụ sở của các tổ chức quốc tế, tạo nên hệ thống MTAN với đặc thù riêng, ảnh hưởng<br /> không nhỏ đến công tác bảo vệ, đấu tranh tại MTAN hiện nay. Do vậy, quản lý, khai thác<br /> HTKT một cách toàn diện, thống nhất, góp phần nâng cao hiệu quả giám sát MTAN luôn là<br /> nhiệm vụ chính trị trọng tâm của các đơn vị nghiệp vụ giám sát MTAN trên địa bàn.<br /> Hiện nay, hoạt động quản lý, khai thác HTKT giám sát MTAN trên địa bàn Hà Nội<br /> còn bộc lộ nhiều hạn chế:<br /> Chưa có chiến lược quy hoạch, định hướng chất lượng quản lý thực lực PTKT tại các<br /> đơn vị nghiệp vụ, hạn chế đến nhiệm vụ giám sát MTAN hiện nay;<br /> Mô hình tổ chức, cơ chế quản lý hệ thống còn những điểm chưa phù hợp, làm<br /> giảm hiệu quả giám sát MTAN của các đơn vị nghiệp vụ;<br /> Việc ứng dụng tiến Bộ KH&KT trong quản lý chưa được áp dụng rộng rãi, hạn chế<br /> đến việc khai thácPTKT giám sát MTAN của các đơn vị nghiệp vụ giám sát MTAN.<br /> Hiện nay, mặc dù đã có những công trình nghiên cứu quản lý HTKT giám sát an ninh<br /> công cộng, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về nâng cao chất lượng<br /> quản lý HTKT giám sát MTAN của các đơn vị nghiệp vụ.<br /> Từ thực tế trên, trước yêu cầu, nhiệm vụ giám sát các MTAN, việc nghiên cứu “Giải<br /> pháp nâng cao chất lượng quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh trên địa<br /> bàn Hà Nội” là cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn trong tình hình hiện nay.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN trên địa bàn Hà Nội,<br /> góp phần nâng cao hiệu quả giám sát MTAN, đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ công tác Công an trong<br /> giai đoạn mới.<br /> 3. Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> - Nghiên cứu cơ sở khoa học nâng cao chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN<br /> trong giai đoạn mới.<br /> <br /> 2<br /> <br /> - Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN trên địa<br /> bàn Hà Nội.<br /> - Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN trên địa bàn<br /> Hà Nội.<br /> 4. Đối tượng nghiên cứu<br /> Chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN.<br /> 5. Phạm vi nghiên cứu<br /> - Về thời gian, đề tài nghiên cứu trong điều kiện HTKT giám sát MTAN được trang<br /> bị như hiện nay và định hướng phát triển đến 2030.<br /> - Về không gian, đề tài nghiên cứu HTKT giám sát MTAN trên địa bàn Hà Nội.<br /> - Về nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý<br /> các PTKT thực hiện chức năng giám sát MTAN.<br /> 6. Phương pháp nghiên cứu<br /> Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lê nin, luận<br /> án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp lịch sử logic; phương<br /> pháp hệ thống - cấu trúc; phương pháp khảo sát - điều tra; phương pháp phân tích – tổng<br /> hợp và phương pháp chuyên gia.<br /> 7. Đóng góp mới của luận án<br /> - Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao chất lượng quản lý HTKT<br /> giám sát MTAN trong giai đoạn mới. Trong đó, làm rõ các tiêu chí đánh giá chất lượng<br /> quản lý HTKT giám sát MTAN.<br /> - Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nâng cao chất lượng quản lý hệ HTKT<br /> giám sát MTAN trên địa bàn Hà Nội, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác Công an hiện nay<br /> và giai đoạn mới.<br /> 8. Cấu trúc của luận án<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận án gồm 4 chương sau:<br /> Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.<br /> Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao chất lượng quản lý hệ thống kỹ thuật<br /> giám sát mục tiêu an ninh.<br /> Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hệ thống kỹ thuật<br /> giám sát mục tiêu an ninh trên địa bàn Hà Nội.<br /> Chương 4: Kiểm tra kết quả nghiên cứu và bàn luận.<br /> Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br /> 1.1. Hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh và xu hướng phát triển<br /> Giám sát tình hình an ninh tại các MTAN là nhiệm vụ chính trị, thường xuyên của<br /> các đơn vị nghiệp vụ do Bộ Công an quản lý, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh chính<br /> trị và trật tự an toàn xã hội.<br /> Cùng với các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng các PTKT giám sát MTAN là phương<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2