intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng của doanh nghiệp - Trường hợp của Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng của doanh nghiệp - Trường hợp của Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng doanh nghiệp; các yếu tố và cơ chế tác động thông qua hoạt động đổi mới giữa liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng doanh nghiệp. Thông qua việc xây dựng mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu, kiểm định từ dữ liệu khảo sát của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng của doanh nghiệp - Trường hợp của Việt Nam

  1. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Các nghiên cứu đã chỉ ra các nhóm yếu tố tác động tới tăng trưởng gồm: (1) Yếu tố đặc trưng của doanh nhân dựa trên niềm tin rằng một công ty có thể là một phần mở rộng của doanh nhân (Chandler &; Hanks, 1994), nhiều công trình thực nghiệm đã nhằm xác định các đặc điểm chính của các doanh nhân gợi ý ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của công ty (Gilbert, McDougall &; Audretsch, 2006); (2) Đặc trưng của doanh nghiệp, gồm những yếu tố đặc trưng từ bản chất của công ty và những yếu tố liên quan đến các nguồn lực cụ thể; (3) Mạng lưới cá nhân và công ty và (4) Các yếu tố bên ngoài công ty (yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội, công nghệ). Theo Rungtusanatham, 2003, liên kết chuỗi cung ứng là "các kết nối rõ ràng và /hoặc ngầm mà một công ty tạo ra với các thực thể quan trọng trong chuỗi cung ứng của mình để quản lý dòng chảy và /hoặc chất lượng đầu vào từ các nhà cung cấp vào công ty và đầu ra từ công ty đến khách hàng"; các mối liên kết này trở thành một nguồn lực hiếm, có giá trị, khó bắt trước, không thể thay thế, di chuyển không hoàn hảo của công ty; đồng thời, liên kết chuỗi cung ứng cũng tạo ra khả năng để công ty thu nhận tài nguyên thông qua việc tiếp cận, khai thác các kho kiến thức, thông tin bên ngoài doanh nghiệp, từ đó thay đổi các nguồn lực vốn có và hoạt động nội tại dẫn tới những thay đổi trong hiệu suất hoạt động. Từ góc độ của liên kết chuỗi cung ứng, mối quan tâm về các yếu tố tác động tới liên kết chuỗi cung ứng cũng như cơ chế các liên kết này tác động tới tăng trưởng của doanh nghiệp đã được nhiều nghiên cứu đề cập. Thứ nhất, các nghiên cứu đã chỉ ra, đặc điểm công ty (như quy mô, tuổi công ty .v.v…) là yếu tố quan trọng tác động tới tăng trưởng; đồng thời những đặc điểm này cũng quyết định tới liên kết của công ty đối với các đối tác bên ngoài nói chung và liên kết trên chuỗi cung ứng nói riêng. Thứ hai, liên kết chuỗi cung ứng được xem là chiến lược quan trọng giúp các công ty có thể tiếp cận và khai thác các thông tin, ý tưởng, công nghệ phục vụ các hoạt động đổi mới, tạo ra những đổi mới về sản phẩm, quy trình, tổ chức, tiếp thị-bán hàng, từ đó tác động tới tăng trưởng của công ty. Đồng thời, các công ty liên kết với các đối tác hỗ trợ khác để có được ý tưởng, tri thức, công nghệ phục vụ hoạt động đổi mới. Với tầm quan trọng của liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng trong doanh nghiệp, đặc biệt là các SMEs, nghiên cứu về các yếu tố tác động cùng cơ chế giải thích mối quan hệ giữa hai yếu tố này dành được nhiều sự quan tâm. Nghiên cứu trong bối cảnh các SMEs ngành chế biến chế tạo Việt Nam dự kiến sẽ có những đóng góp cả về lý thuyết và thực tiễn. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng doanh nghiệp; các yếu tố và cơ chế tác động thông qua hoạt động đổi mới giữa liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng doanh nghiệp. Thông qua việc xây dựng mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu, kiểm định từ dữ liệu khảo sát của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam, bổ sung bằng chứng thực nghiệm cho các nền tảng lý thuyết hiện có; đồng thời,
  2. 2 từ những phát hiện mới, đưa ra những khuyến nghị, hàm ý chính sách cho cơ quan quản lý nhà nước và cấp quản lý của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tăng trưởng vững chắc trong các doanh nghiệp. Câu hỏi nghiên cứu: Các yếu tố nào? Có hay không và trong điều kiện nào, liên kết chuỗi cung ứng của các SMEs trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo có thể dẫn đến kết quả đổi mới và sau đó chuyển thành tăng trưởng của doanh nghiệp? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: - Các yếu tố tác động đến liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng của doanh nghiệp; Mối quan hệ và cơ chế tác động giữa liên kết chuỗi cung ứng, liên kết với các tổ chức trung gian với tăng trưởng của doanh nghiệp; vai trò của năng lực hấp thụ trong các mối quan hệ này; Các hoạt động đổi mới. Phạm vi nghiên cứu - Về đối tượng: Các SMEs lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam. - Về thời gian: dữ liệu phục vụ nghiên cúu được thu thập từ tháng 12 năm 2023 đến tháng 3 năm 2024. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Luận án kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu tổng quan lý thuyết về liên kết chuỗi cung ứng, đổi mới mở, kết quả đổi mới của doanh nghiệp, năng lực hấp thụ, tăng trưởng của doanh nghiệp; Từ các kết quả phân tích tài liệu sẽ hình thành khung lý thuyết, mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng thực hiện dựa trên dữ liệu điều tra mẫu doanh nghiẹp, sử dụng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu về liên kết chuỗi cung ứng, đổi mới, tăng trưởng của doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam. Các phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng bao gồm: Phân tích độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis), phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Model). Dữ liệu điều tra được xử lý bằng phần mềm phân tích thống kê SPSS22 và AMOS 24. 1.5. Những đóng góp của luận án Luận án có các đóng góp về lý thuyết và thực tiễn cụ thể như sau: 1. Trước tiên, Luận án đã hệ thống hoá tương đối toàn diện cơ sở lý thuyết về liên kết chuỗi cung ứng, tăng trưởng doanh nghiệp; các yếu tố và cơ chế tác động thông qua hoạt động đổi mới giữa liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng doanh nghiệp. Các Lý thuyết được sử dụng gồm: Lý thuyết dựa vào nguồn lực, Lý thuyết dựa vào tri thức, Lý thuyết mạng, Lý thuyết về năng lực động và Tiếp cận hệ sinh thái đổi mới. 2. Về các yếu tố tác động tới tăng trưởng của doanh nghiệp: - Luận án kiểm định và xác định được ảnh hưởng của đặc điểm doanh nghiệp (tuổi, quy mô, ngành/lĩnh vực) tới tăng trưởng doanh nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp trẻ có tốc độ tăng trưởng tốt hơn DN có nhiều năm hoạt động; quy mô lớn giúp doanh nghiệp duy trì đà tăng trưởng; ngoài ra, đặc trưng ngành/lĩnh vực cũng là yếu tố quan trọng tác
  3. 3 động tới tới tăng trưởng của doanh nghiệp. 03 nhóm ngành, gồm: cơ khí chế tạo, dệt may, da giầy đang có mức tăng trưởng cao hơn các nhóm ngành còn lại. - Kết quả nghiên cứu đã khẳng định tác động của đổi mới quy trình và vai trò trung gian của đổi mới quy trình trong mối quan hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng doanh nghiệp; không tồn tại mối quan hệ trực tiếp giữa liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng doanh nghiệp. - Không có bằng chứng có ý nghĩa chỉ ra tác động của đổi mới sản phẩm, đổi mới tổ chức, đổi mới tiếp thị - bán hàng tới tăng trưởng của doanh nghiệp. 3. Kết quả nghiên cứu khẳng định, liên kết với các đối tác trung gian dựa vào khoa học và công nghệ (viện nghiên cứu, trường đại học) và nhóm hỗ trợ hoạt động (cơ quan nhà nước, các hiệp hội) đóng vai trò làm cấu nối, mở đường cho việc tìm kiếm, hấp thụ và khai thác tri thức, ý tưởng đổi mới từ liên kết các đối tác trên chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng chỉ ra, các doanh nghiệp lớn ít liên kết với các đối tác trên chuỗi để thực hiện đổi mới; các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có xu hướng liên kết nhiều hơn với các đối tác trên chuỗi cung ứng để thực hiện các hoạt động đổi mới. 4. Luận án khẳng định vai trò của liên kết chuỗi cung ứng và liên kết các tổ chức trung gian dựa vào khoa học và công nghệ có tác động tích cực tới kết quả đổi mới của doanh nghiệp ở cả 04 khía cạnh: (đổi mới sản phẩm, đổi mới quá trình, đổi mới tổ chức, đổi mới tiếp thị và bán hàng). Liên kết với chính phủ, các hiệp hội không tác động trực tiếp tới kết quả đổi mới mà thông qua các liên kết này, giúp doanh nghiệp tiếp cận và khai thác thuận lợi các nguồn thông tin đổi mới từ các đối tác trên chuỗi cung ứng. 5. Luận án đã làm rõ được vai trò điều tiết của năng lực hấp thụ tiếp năng trong mối quan hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng (khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối), liên kết với các tổ chức trung gian và kết quả đổi mới của doanh nghiệp (đổi mới quy trình, đổi mới tổ chức và đổi mới tiếp thị - bán hàng). 6. Luận án cung cấp các thông tin, hàm ý để đề xuất các giải pháp cụ thể cho các doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo và cơ quan quản lý nhà nước để thúc đẩy liên kết chuỗi cung ứng, liên kết với các trung gian hỗ trợ thực hiện đổi mới, thúc đẩy đổi mới trong doanh nghiệp từ đó thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong doanh nghiệp. 1.6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, Luận án bố cục thành 5 chương nội dung, cụ thể: Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng doanh nghiệp Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng phát triển, liên kết chuỗi cung ứng và đổi mới trong các doanh nghiệp lĩnh vực chế biến chế tạo của Việt Nam. Chương 4: Kết quả nghiên cứu.. Chương 5: Bình luận và Đề xuất kiến nghị thúc đẩy tăng trưởng trong các doanh nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam.
  4. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ LIÊN KẾT CHUỖI CUNG ỨNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DOANH NGHIỆP 1.1 Các khái niệm có liên quan 1.2.1 Liên kết chuỗi cung ứng Rungtusanatham et al. (2003) đã đưa ra định nghĩa về liên kết trong chuỗi cung ứng đó là "các kết nối rõ ràng và / hoặc ngầm mà một công ty tạo ra với các thực thể quan trọng trong chuỗi cung ứng của mình để quản lý dòng chảy và / hoặc chất lượng đầu vào từ các nhà cung cấp vào công ty và đầu ra từ công ty đến khách hàng". Các liên kết như vậy, nếu được quản lý hiệu quả, có thể dẫn đến một chuỗi cung ứng hiệu quả và đã được chứng minh là có lợi cho tăng trưởng của các công ty tham gia vào các liên kết (Kalwani và Narayandas, 1995; Narasimhan và Jayaram, 1998; Boyer et al., 2005), và có thể cung cấp tiềm năng cho một lợi thế cạnh tranh bền vững (Rungtusanatham et al., 2003; Barratt và Oke, 2007). Từ góc độ của hoạt động đổi mới, việc chia sẻ thông tin, ý tưởng, công nghệ của các đối tác trên chuỗi cung ứng có vai trò hết sức quan trọng để thúc đẩy hoạt động đổi mới trong nội tại doanh nghiệp. 1.1.2 Liên kết với các tổ chức trung gian Trong hệ sinh thái đổi mới, theo Boyd (1990), một doanh nghiệp sẽ có hai loại liên kết với các tác nhân bên ngoài. Liên kết với các đối tác trên chuỗi cung ứng (các nhà cung cấp, khách hàng thượng nguồn và hạ nguồn, các đối thủ cạnh tranh .v.v...). Loại thứ hai là liên kết với các tổ chức trung gian như: các cơ quan chính phủ, trường đại học, viện công nghệ và các cơ quan dịch vụ tài chính và luật (Howells, 2006; Lee và cộng sự, 2010; Zeng và cộng sự, 2010; Zhang và Li, 2010). Các nghiên cứu đã chỉ ra, liên kết với các trường đại học và các tổ chức giáo dục đại học để có các ý tưởng khoa học (Bianchi, Cavaliere, Chiaroni, Frattini, &; Chiesa, 2011); Viện R&D để phát triển công nghệ mới (Asakawa, Nakamura, &; Sawada, 2010; Bianchi và cộng sự, 2011); chính phủ để kích thích đổi mới trực tiếp hoặc gián tiếp (Bianchi et al., 2011); vườn ươm để tạo ý tưởng (Gassmann &; Enkel, 2004); các công ty lớn cho các dự án phát triển sản phẩm chung (Gassmann et al., 2010); .v.v.. 1.1.3 Kết quả đổi mới Đổi mới là "việc thực hiện một sản phẩm mới hoặc cải tiến đáng kể (hàng hóa hoặc dịch vụ), hoặc quy trình, phương pháp tiếp thị mới hoặc phương pháp tổ chức mới trong thực tiễn kinh doanh, tổ chức nơi làm việc hoặc quan hệ đối ngoại" (OECD 2005). Bản chất chung của một đổi mới theo định nghĩa này là công việc đó phải được hoàn thành và cho ra kết quả được sử dụng, tức là sản phẩm được bán ra, quy trình công nghệ được vận hành thành công, phương pháp tiếp thị hay phương pháp tổ chức và quản lý mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Hầu hết các tác giả phân loại nó là sản phẩm, quy trình, tiếp thị và đổi mới tổ chức (OECD 2005; Oke và cộng sự. 2007; Chetty và Stangl 2010). 1.1.4 Tăng trưởng doanh nghiệp Theo Penrose (1959), sự tăng trưởng có ý nghĩa khác nhau - đó là sự gia tăng về số lượng như tăng trưởng sản lượng, xuất khẩu và bán hàng hoặc tăng quy mô hoặc cải thiện chất lượng. Các tác giả đã đạt đến gần như một danh sách tương tự các chỉ số tăng trưởng có thể bao gồm thị phần, tài sản, lợi nhuận, đầu ra vật chất, việc làm, nguồn lực của công ty và doanh số bán hàng (Ardishvili et al., 1998; Delmar, 1997; Gilbert và cộng sự, 2006; Batt,
  5. 5 2002). Trong số tất cả các chỉ số, doanh số bán hàng là một tập hợp toàn diện và một chỉ số chủ yếu được sử dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm (Delmar, 1997; Ardishvili và cộng sự, 1998; Delmar và cộng sự, 2003; Cowling, 2004). Storey (1994) chỉ ra rằng các yếu tố liên quan đến tăng trưởng của SMEs bắt nguồn từ ba thành phần, đó là chủ sở hữu-người quản lý; đặc điểm công ty; và chiến lược của công ty. 1.1.5 Năng lực hấp thụ Cohen và Levinthal (1990, trang 128) đưa ra định nghĩa về khả năng hấp thụ - là khả năng của một công ty nhận ra giá trị của thông tin mới từ bên ngoài, đồng hóa và áp dụng nó vào các mục đích thương mại. Trong mô hình đổi mới mở, kiến thức được thu thập từ một số nguồn bên ngoài, chẳng hạn như nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và trường đại học.v.v... để bổ sung cho các nguồn lực đổi mới nội bộ (Chesbrough và Crowther 2006; Enkel, Gassmann và Chesbrough 2009). Tuy nhiên, để hưởng lợi từ kiến thức bên ngoài và tham gia vào quá trình thu nhận kiến thức, trước tiên các công ty phải phát triển "khả năng hấp thụ" của họ. Vì vậy, năng lực hấp thụ trở thành chìa khóa để hiểu sự thành công của chiến lược đổi mới mở từ ngoài vào trong. 1.2.6 Đặc điểm của doanh nghiệp Các yếu tố bên trong có liên quan chặt chẽ với các đặc điểm của công ty. Quy mô công ty, tuổi công ty, loại ngành và nguồn lực (quyền sở hữu) là những đặc điểm công ty điển hình được nghiên cứu thường xuyên nhất. Đặc điểm công ty phân biệt công ty này với công ty khác về chức năng và hoạt động của nó (Nkundabanyanga et al. 2019). Trong nghiên cứu này, các đặc điểm về quy mô, tuổi, đặc điểm ngành/sản phẩm được xem xét như một trong các yếu tố có tác động tới liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng của các doanh nghiệp 1.2. Các lý nền tảng 1.2.1. Lý thuyết dựa vào nguồn lực (RBV) và Lý thuyết dựa vào tri thức (KBV) Khái niệm trung tâm của RBV là sự không đồng nhất về tài nguyên (được sở hữu hoặc có thể truy cập bởi một công ty) là tiền đề tạo ra hiệu suất khác biệt (Barney, 1991, Peteraf, 1993). RBV chấp nhận ý tưởng về sự không đồng nhất trong việc sở hữu tài nguyên và khả năng để quản lý và sử dụng các tài nguyên là một cách sáng tạo nhằm khai thác các cơ hội từ môi trường (Peteraf, 1993; Kor &; Mahoney, 2000, 2004; Safari &; Saleh, 2020). Bổ sung cho RBV, KBV thừa nhận “kiến thức” là nguồn lực chiến lược và quan trọng nhất của công ty và lập luận rằng các nguồn lực dựa trên tri thức của công ty rất khó bắt chước, phức tạp về mặt xã hội và cụ thể hơn đối với sản phẩm và dịch vụ của công ty (Costello &; Donnellan, 2011). Do đó, sở hữu hoặc khả năng tiếp cận kiến thức đảm bảo lợi thế cạnh tranh bền vững. RBV và KBV đã được sử dụng để luận giải liên kết chuỗi cung ứng xanh và đổi mới sản phẩm xanh và đổi mới quy trình xanh Kong et al. (2020); giải thích việc sáng tạo tri thức là một yếu tố quan trọng quyết định khả năng đổi mới và bền vững của công ty (Smith, Collins, &; Clark, 2005). 1.2.2 Lý thuyết mạng Lý thuyết mạng giả định rằng thị trường là hệ thống các mối quan hệ xã hội và nghề nghiệp giữa khách hàng, nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh. Các SMEs xem các
  6. 6 đối tác bên ngoài là tài sản bổ sung và thu được những lợi ích cần thiết. Các SMEs tạo ra các mạng lưới để truy cập đáng kể và thay thế các nguyên liệu thô hiện có dưới dạng máy móc hoặc phụ kiện mới nếu cần (Whitley, 2002). Mạng lưới của một công ty có thể được coi là một 'tài nguyên không thể bắt chước và không thể thay thế cũng như 'một phương tiện để truy cập các khả năng độc đáo (Javalgi và Todd, 2011, Lin và Lin, 2016, Fang et al., 2019). 1.2.3 Lý thuyết về năng lực động Năng lực động được coi là một nguồn lợi thế cạnh tranh bền vững cho phép các công ty bắt đầu thay đổi tổ chức và thực hiện các chiến lược để cải thiện hiệu quả và hiệu quả của họ trong một thị trường đầy biến động và năng động (Barney 1991). Các nguồn cạnh tranh bổ sung là tài nguyên mạng, có thể truy cập được đối với các tổ chức đảm bảo hợp tác thường xuyên với các đối tác khác nhau trong môi trường bối cảnh của họ (Lavie 2006). Các động lực chính của đổi mới mở là các nguồn lực và khả năng, nuôi dưỡng các dự án R &D và cho phép chúng được phát triển thành các sản phẩm kinh doanh mới theo thời gian (Vanhaverbeke, Cloodt 2014). 1.3 Tác động của đặc điểm doanh nghiệp đến liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng của doanh nghiệp 1.3.1 Tác động của tuổi doanh nghiệp đến liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng của doanh nghiệp 1.3.1.1 Tác động của tuổi và tăng trưởng của doanh nghiệp Tuổi của một công ty như một nguồn tài nguyên quý giá về hồ sơ, kinh nghiệm, học tập và mạng lưới đã được thiết lập, có thể tạo điều kiện cho sự phát triển. Điều này liên quan đến mối quan hệ của tuổi tác và sự phát triển của công ty đã được duy trì trong hầu hết các nghiên cứu. 1.3.1.2 Tác động của tuổi doanh nghiệp đến liên kết chuỗi cung ứng Damanpour (1987), phát hiện ra rằng một công ty càng cũ, cơ cấu tổ chức của nó càng trở nên kém linh hoạt, mức độ quan liêu tăng lên qua từng năm tạo ra sức ì trong hoạt động đổi mới. Các nghiên cứu về vòng đời kinh doanh đã đề xuất rằng sự phát triển của một công ty trẻ liên quan đến sự phát triển sáng tạo của tổ chức (Churchill, 2000; Davidsson và Delmar, 1997; Scott và Bruce, 1987); 1.3.2 Tác động của quy mô doanh nghiệp đến liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng của doanh nghiệp 1.3.2.1 Quy mô doanh nghiệp tác động tới tăng trưởng doanh nghiệp Storey (1994) nhận thấy rằng quy mô công ty là yếu tố được nghiên cứu rộng rãi nhất và quan trọng nhất trong tăng trưởng của các SMEs. Jovanovic (1982) chỉ ra rằng sự khác biệt về quy mô phản ánh các vị trí khác nhau dọc theo con đường tăng trưởng; công ty lớn hơn có thể tận hưởng những lợi thế của việc có các nguồn lực lớn hơn có thể mang lại sự kết hợp tối ưu cho sản xuất tối ưu. 1.3.2.2 Quy mô doanh nghiệp tác động tới liên kết chuỗi cung ứng Các SMEs được đặc trưng bởi tính linh hoạt và phản ứng nhanh với đổi mới (Schumpeter, 1942; Bower và Christensen, 1995; Koberg và cộng sự., 2003; Nieto và
  7. 7 Santamarı'a, 2010), nhưng họ thường ít có khả năng tiếp cận các nguồn lực và năng lực quan trọng cho sự đổi mới (Hewitt-Dundas, 2006). Đặc trưng của sự nhỏ bé là một trong những động lực để thúc đẩy các doanh nghiệp liên kết với các đối tác bên ngoài. 1.3.3 Mối quan hệ giữa đặc điểm sản phẩm, ngành/lĩnh vực tới liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng của doanh nghiệp Lựa chọn và áp dụng các định hướng chiến lược cụ thể tùy thuộc vào đặc điểm ngành (Varma et al. 2006). Ozer và Markóczy (2010) nhận thấy rằng cấu trúc ngành và đặc điểm công ty ảnh hưởng đáng kể đến chiến lược và đổi mới của công ty. Xem xét từ góc độ tác động tới tăng trưởng: các tài liệu thực nghiệm chỉ ra rằng các lĩnh vực mới nổi hoặc đang phát triển, với cơ hội kinh doanh lớn hơn, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng vững chắc hơn các lĩnh vực trưởng thành, phân mảnh hoặc suy giảm (Bauer, Dao, Matzler &; Tarba, 2017; Sirmon, Hitt &; Ireland, 2007; Smallbone và cộng sự, 1995). 1.4 Tác động của liên kết với các tổ chức trung gian đến liên kết chuỗi cung ứng Các SMEs thường không dễ để tìm được đối tác và thực hiện trao đổi kiến thức hiệu quả với các đối tác trên chuỗi cung ứng. Do đó, các trung gian dịch vụ đóng vai trò kép trong một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo (Muller và Zenker, 2001); một mặt họ trực tiếp tham gia vào các hoạt động đổi mới của các SMEs trong khi mặt khác họ có ảnh hưởng gián tiếp bằng cách "mở đường cho việc hấp thụ kiến thức từ các nguồn đổi mới khác" (Yam et al., 2011: 394). 1.5. Mối quan hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng, liên kết với các tổ chức trung gian, kết quả đổi mới và tăng trưởng của doanh nghiệp 1.5.1 Mối quan hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng, liên kết với các tổ chức trung gian và kết quả đổi mới Doanh nghiệp thiết lập các Liên kết trên chuỗi cung ứng và Liên kết với các tổ chức/đơn vị trung gian để tìm kiếm, khai thác các thông tin, ý tưởng, công nghệ để phục vụ hoạt động đổi mới. Sự đa dạng các liên kết làm giảm thiểu rủi ro của sự nhỏ bé của các SMEs bằng cách cung cấp cho họ quyền truy cập vào kiến thức chiến lược và hoạt động của các đối tác (Dooley, Kenny, &; Cronin, 2016; Mei và cộng sự, 2019). Faems và cộng sự. (2005) đã chứng minh rằng kết quả đổi mới của một công ty tăng lên với sự đa dạng của các đối tác; đồng thời, việc khai thác sâu từ các đối tác bên ngoài thông qua sự tương tác chặt chẽ và giao tiếp thường xuyên với các đối tác trên chuỗi và các đối tác trung gian có thể giúp doanh nghiệp có được kiến thức ngầm, những kiến thức này khó có thể có được bằng cách quét nhanh lượng lớn các nguồn kiến thức bên ngoài. 1.5.2. Mối quan hệ giữa kết quả đổi mới và tăng trưởng của doanh nghiệp Đổi mới là "việc thực hiện một sản phẩm mới hoặc cải tiến đáng kể (hàng hóa hoặc dịch vụ), hoặc quy trình, phương pháp tiếp thị mới hoặc phương pháp tổ chức mới trong thực tiễn kinh doanh, tổ chức nơi làm việc hoặc quan hệ đối ngoại" (OECD 2005). Để xem xét tác động của đổi mới tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp, các nghiên cứu đã tiếp cận đổi mới các các khía cạnh khác nhau gồm: đổi mới sản phẩm, đổi mới quá trình, đổi mới tổ chức, đổi mới tiếp thị và bán hàng.
  8. 8 Các nghiên cứu đã chỉ ra tác động tích cực của đổi mới đến kết quả hoạt động của tổ chức. Rosli và Sidek (2013) xác nhận rằng đổi mới sản phẩm và quy trình có tác động đến kết quả hoạt động của tổ chức. Đổi mới tổ chức có thể cải thiện kết quả hoạt động của tổ chức thông qua việc giảm chi phí, cũng như cải thiện sự hài lòng của nhân viên và khách hàng (Yusheng &; Ibrahim, 2019). Đối với Johne và Davies (2000), đổi mới thị trường sẽ làm tăng doanh số bán hàng thông qua nhu cầu ngày càng tăng đối với sản phẩm, từ đó mang lại lợi nhuận bổ sung cho các công ty sáng tạo. 1.5.3 Mối quan hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng, liên kết với các tổ chức trung gian với và tăng trưởng của doanh nghiệp Đổi mới có thể được coi là công cụ có giá trị và hiệu quả cho bất kỳ công ty nào để đạt được sự phát triển bền vững, duy trì lợi thế cạnh tranh và tiếp cận các thị trường mới (Becheikh et al., 2006). Có một mối liên hệ giữa việc thực hiện các thực tiễn đổi mới và tăng trưởng doanh nghiệp, đã được thiết lập tốt trong các nghiên cứu trước đây (Psomas et al., 2018). Hơn nữa, nghiên cứu rất phong phú về việc xem xét ảnh hưởng của đổi mới đối với kết quả hoạt động và tăng trưởng của công ty (Hölzl &; Friesenbichler, 2010; Santi &; Santoleri, 2017). 1.5.4 Vai trò trung gian của kết quả đổi mới trong mối quan hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng, liên kết với các tổ chức trung gian và tăng trưởng doanh nghiệp Tăng trưởng doanh nghiệp được thúc đẩy bởi trung gian là các kết quả đổi mới như: thay đổi trong phạm vi sản phẩm/dịch vụ, phân phối sản phẩm/dịch vụ và mục tiêu thị trường. Crossan và Apaydin, 2010; He and Wong, 2004 đã chỉ ra rằng, đổi mới quy trình là một kết quả trung gian, đóng vai trò là phương tiện để đạt được kết quả hoạt động cấp cao hơn, thay vì tự nó là một mục tiêu. Đổi mới quy trình góp phần giảm chi phí, cải thiện chất lượng, tăng năng suất hoặc đơn giản là bằng cách đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan bên trong và bên ngoài từ đó có khả năng ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. 1.6 Vai trò điều tiết của năng lực hấp thụ trong mối quan hệ với liên kết chuỗi cung ứng và kết quả đổi mới Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các công ty có khả năng hấp thụ tiềm năng cao có nhiều khả năng thu lợi nhuận từ các chiến lược OI. Lane et al. (2006) cho rằng khi đối mặt với kiến thức và cơ hội bên ngoài, các công ty có khả năng hấp thụ tiềm năng cao có thể đánh giá các tài nguyên này chính xác hơn và hấp thụ chúng hiệu quả hơn. Lichtenthaler (2009) đã chỉ ra rằng khi hợp tác với các đối tác bên ngoài, các công ty có khả năng hấp thụ tiềm năng mạnh mẽ có thể dễ dàng có được năng lực cốt lõi và các nguồn lực chính của đối tác để nâng cao hiệu suất đổi mới. 1.7. Tổng hợp mô hình và các giả thuyết nghiên cứu 1.7.1 Tổng hợp mô hình nghiên cứu Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu và nghiên cứu cơ sở lý thuyết, Luận án xây dựng mô hình nghiên cứu và khái quan trong hình sau:
  9. 9 Đặc điểm doanh nghiệp: LK với các tổ chức - Tuổi trung gian hỗ trợ - Quy mô hoạt động - Đặc điểm sản phẩm - Ngành sản phẩm LIÊN KẾT CHUỖI TĂNG CUNG ỨNG TRƯỞNG Liên kết với các tổ chức trung gian về KH&CN Năng lực hấp thụ Kết quả đổi mới Nguồn: Tổng hợp xây dựng của tác giả 1.7.2. Tổng hợp giả thuyết nghiên cứu CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Quy trình nghiên cứu 2.2 Đo lường các yếu tố trong mô hình nghiên cứu 2.2.1 2.2.1 Đo lường Liên kết chuỗi cung ứng, Liên kết với các tổ chức trung gian Các đối tác được phân chia thành 03 nhóm, gồm: Nhóm 1, các đối tác trên chuỗi cung ứng của doanh nghiệp; Nhóm 2, các đối tác trung gian hỗ trợ (các đối tác khoa học- công nghệ và hỗ trợ hoạt động, gồm cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội... Việc bổ sung tác nhân là Hiệp hội xuất phát từ thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp/ngành hàng của Việt Nam. Luận án sử dụng Thang đo chiều sâu (đánh giá mức độ khai thác, sử dụng nguồn thông tin, tri thức, ý tưởng, công nghệ của đối tác phục vụ đổi mới): được đánh giá theo phương pháp chủ quan với 10 loại đối tác chính thức (nguồn kiến thức và thông tin). Thang đo Likert 5 điểm được sử dụng, trong đó 1= Không dùng; 2 = Thấp; 3 = Trung bình; 4 = Cao, 5 = Rất cao. Thang đo này đã được điều chỉnh với Thang đo gốc của Laursen and Salter 2005, trong đó 1 = dùng ở mức độ cao; 0 = không sử dụng, thấp hoặc trung bình. 2.1.2 Thang đo kết quả đổi mới Thang đo Kết quả đổi mới trong nghiên cứu này được xây dựng gồm: Đổi mới về sản phẩm, Đổi mới về quá trình, Đổi mới về tổ chức, Đổi mới về tiếp thị và bán hàng. Nghiên cứu sử dụng thang điểm Likert 5 mức độ cho các biến quan sát của thang đo. 2.1.4 Thang đo Năng lực hấp thụ Biến Năng lực hấp thụ được đề xuất xem xét gồm 02 chiều: Năng lực hấp thụ tiềm năng và Năng lực hấp thụ thực tế. Nghiên cứu sử dụng thang điểm likert 5 mức độ cho từng câu hỏi 2.1.5 Thang đo tăng trưởng của doanh nghiệp Đo bằng Mức tăng doanh thu bán hàng trung bình trong vòng 03 năm
  10. 10 2.1.6. Đo lường đặc điểm doanh nghiệp Quy mô công ty đo bằng số lượng lao động. thành 04 loại chính: Doanh nghiệp siêu nhỏ (10 lao động trở xuống), doanh nghiệp nhỏ (từ trên 10 lao động đến 200 lao động), doanh nghiệp vừa (từ trên 200 đến 300 lao động) và doanh nghiệp lớn (trên 300 lao động). Tuổi công ty đề cập đến thời gian hoạt động kinh doanh được tính từ khi thành lập công ty cho đến giai đoạn điều tra (2023 -2024). chia thành 03 nhóm: từ 10 năm trở xuống; từ 11 đến 20 năm và trên 20 năm Đặc điểm sản phẩm/ngành: gồm Nhóm các DN sản xuất sản phẩm cuối cùng và Nhóm các DN sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Và tập trung một số ngành chính trong lĩnh vực chế biến chế tạo như: Dệt may, Da giầy, Cơ khí chế tạo .v.v.. Cường độ đầu tư cho R&D đầu tư cho R&D (tỷ lệ so với lợi nhuận) với 05 khoảng chia: Không rõ, Dưới 5%, Từ 5% đến dưới 10%; Từ 10% đến dưới 20%, Trên 20%. 2.3 Xây dựng Phiếu khảo sát Các biến nghiên cứu sau khi đã xác định được biến quan sát và lựa chọn thang đo phù hợp đều được đưa vào Phiếu khảo sát nhằm thu thập dữ liệu phục vụ phân tích; được gửi cho các chuyên gia (lý thuyết) và doanh nghiệp củng cố, hoàn thiện mô hình nghiên cứu; phát hiện những điểm cần chỉnh sửa trong thang đo, bảng câu hỏi dự kiến và cách thức tổ chức hoạt động thu thập dữ liệu (cooper và Schindler, 1988; Fink, 2003) và đảm bảo không có vướng mắc, khó hiểu khi trả lời Phiếu khảo sát và ghi lại dữ liệu (Saunders và cộng sự, 2009). 2.4 Mẫu nghiên cứu, thu thập dữ liệu và phân tích định lượng Thực hiện qua hai bước: Bước 1, Thu thập dữ liệu (thiết kế điều tra, chọn mẫu điều tra, tiến hành thu thập dữ liệu từ mẫu khảo sát); Bước 2, phân tích dữ liệu gồm sử dụng phần mềm xử lý SPSS22 để phân tích đặc trưng, cơ cấu mẫu khảo sát (frequency), tính toán các thống kê mô tả thực trạng (descriptive statistics) và phân tích độ tin cậy (reliability) của thang đo (dựa trên hệ số Cronbach’s alpha); sau đó tác giả thực hiện phân tích nhân tố khẳng định (CFA) với sự hỗ trợ của phần mềm AMOS24 nhằm đánh giá tính giá trị và tính phân biệt, sự phù hợp của các thang đo khái niệm trong mô hình. Cuối cùng là kiểm định các mối quan hệ (giả thuyết) của mô hình nghiên cứu dựa trên mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). 2.4.1. Chọn mẫu điều tra  Đối tượng, phạm vi: Nghiên cứu thực hiện khảo sát tại các DN nhỏ và vừa thuộc ngành chế biến tạo. Danh sách các lĩnh vực/ ngành sản phẩm thuộc ngành chế biến chế tạo được tham khảo dựa vào Hệ thống phân ngành kinh tế (Tổng cục Thống kê). Doanh nghiệp vừa và nhỏ được xác định dựa vào tiêu chí quy mô lao động.  Xác định số lượng đơn vị mẫu điều tra Dựa trên cơ sở xác định cỡ mẫu từ các nghiên cứu thực nghiệm trước đó và nguồn lực, tác giả đề xuất số lượng DN chọn vào mẫu khảo sát tối thiểu là 300 DN để đảm bảo độ tin cậy cho các kết quả nghiên cứu định lượng của luận án.  Phương pháp chọn mẫu Nghiên cứu chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất, thông qua hệ thống các hiệp hội DN để tiếp cận các DN thuộc đối tượng khảo sát.
  11. 11 2.4.2 Phương pháp phân tích định lượng 2.4.2.1. Kiểm tra dữ liệu, thực hiện các thống kê mô tả 2.4.2.2. Phân tích độ tin cậy thang đo 2.4.2.3. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) 2.4.2.4. Phân tích mô hình cấu trúc (SEM) 2.4.2.5. Phân tích tác động điều tiết CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN, LIÊN KẾT CHUỖI CUNG ỨNG VÀ ĐỔI MỚI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC CHẾ BIẾN CHẾ TẠO VIỆT NAM 3.1 Hiện trạng ngành công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam Về số lượng doanh nghiệp: tại thời điểm 31/12/2019, số doanh nghiệp CBCT đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh là 109.917 doanh nghiệp. Về tăng trưởng chung: tính đến năm 2021, tổng giá trị gia tăng các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo tạo ra là trên 2.087,4 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành), tăng gấp 4,5 lần so với năm 2010. Quy mô ngành CNCBCT hiện đang đứng đầu trong các ngành kinh tế, gấp đôi so với quy mô ngành Nông lâm – thuỷ sản là ngành lớn thứ hai. - Về tăng trưởng xuất khẩu: Xuất khẩu của các doanh nghiệp CBCT tăng khá, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ngành công nghiệp CBCT trong tổng kim ngạch xuất khẩu luôn ở mức cao, từ 81,8% năm 2011 tăng lên 95,1% trong năm 2020; tuy nhiên xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp CBCT hiện nay chủ yếu được thúc đẩy bởi khu vực FDI. 3.2 Thực trạng liên kết chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam hiện có tỷ lệ liên kết xuôi thấp hơn nhiều nước Đông Nam Á, và đang tiếp tục giảm. Trong khi đó, liên kết ngược lại tăng dần, cho thấy sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu để lắp ráp thành phẩm ngày càng lớn. Liên kết xuôi – Liên kết ngược: theo Báo cáo từ Bộ Công Thương, 2020, mức độ liên kết ngược của các ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở mức bình quân 0,16 trong giai đoạn 2010 - 2018 cho thấy mức độ liên kết và tác động của các DNFDI với các doanh nghiệp sản xuất trong nước ở mức thấp. Mức độ liên kết xuôi của tất cả các ngành chế biến chế tạo bình quân ở mức 0,18 trong giai đoạn 2010-2018. Về liên kết thực hiện hoạt động đổi mới: các doanh nghiệp đã liên kết với các đối tác trên chuỗi cung ứng và các đối tác hỗ trợ để thực hiện đổi mới; trong đó, liên kết ở mức cao nhất đến từ khách hàng, tiếp đến là đối thủ cạnh tranh; nhóm các viện nghiên cứu công lập ít được các doanh nghiệp quan tâm. Tuy nhiên, từ số liệu khảo sát cho thấy, quá trình đổi mới của các doanh nghiệp này chủ yếu là khép kín, doanh nghiệp tự thực hiện (chiếm 80,6%) trong khi hợp tác với bên ngoài chỉ chiếm 17,2%. 3.3 Thực trạng đổi mới trong các doanh nghiệp chế biến chế tạo Doanh nghiệp CBCT của Việt Nam được đánh giá là đổi mới ít hơn so với kỳ vọng tương ứng với mức độ phát triển của quốc gia cũng như so với các quốc gia tương đương được chọn. Trong 04 loại ĐMST chính (ĐMSP, ĐMQT, ĐMTT, ĐMTC&QL) thì tỷ lệ % số doanh nghiệp có ĐMQT là cao nhất (39,9%); tỷ lệ % số doanh nghiệp có ĐMTT trong giai đoạn 2014-2016 là thấp nhất (28,6%).
  12. 12 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Đặc trưng mẫu khảo sát Xét về cơ cấu các loại hình doanh nghiệp, nhóm DN có vốn Nhà nước chiếm 27.5%, nhóm DN cổ phần ngoài NN, TNHH và tư nhân chiếm hơn 53%, DN có vốn nước ngoài chiếm gần 19%. Về đặc điểm sản phẩm kinh doanh, Các DN chỉ kinh doanh sản phẩm cuối cùng chiếm đa số (gần 60%), các DN chỉ kinh doanh sản phẩm trung gian chiếm khoảng hơn 26% và nhóm DN có cả 2 loại sản phẩm cuối cùng và trung gian chiếm khoảng 14%. Về kinh nghiệm (số năm hoạt động) của DN, đa số các DN trong mẫu có số năm hoạt động từ 10 đến dưới 20 năm (chiếm khoảng 43.7%) Về quy mô DN theo số lao động, các DN quy mô nhỏ chiếm 38.4%, DN có quy mô vừa chiếm 52%; chưa đến 10% các DN siêu nhỏ. Về đặc điểm hoạt động xuất khẩu, trên 51% DN có hoạt động xuất khẩu, gần 49% DN không có xuất khẩu. Về cường độ chi phí cho hoạt động R&D, nhìn chung các DN chi cho R&D ở mức dưới 5% (khoảng 33.4%) và mức từ 5 – 10% (khoảng 31.1%); mức từ 10% trở lên chỉ chiếm khoảng hơn 30%. Về ngành sản phẩm kinh doanh chính, chủ yếu tập trung vào 3 nhóm: Cơ khí chế tạo (gần 25%), Dệt may (xấp xỉ 16%), Da dày (12%).
  13. 13 4.2. Một số thông tin khác về thực trạng DN trong mẫu khảo sát Bảng 4.2. Thống kê mô tả và hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình Thống kê mô tả các biến Hệ số tương quan Std. LKTG_HOTRO n Minimum Maximum Mean LKNCC LKKH LKDT LKNPP LKTG_KHCN DMSP DMQT DMTC DMMAR NLHT TANG_DT QUY_MO Chi_phi_R_D Deviation HOATDONG LKNCC 302 2.00 5.00 3.437 1.121 1 .502** .325** .529** .355** .335** .433** .440** .428** .406** .407** .147* -.071 .111 LKKH 302 2.00 5.00 3.682 1.181 .502** 1 .494** .522** .308** .282** .479** .405** .447** .459** .399** .117* -.057 .156** LKDT 302 2.00 5.00 3.083 1.213 .325** .494** 1 .503** .301** .257** .333** .314** .339** .356** .336** .066 .035 -.007 LKNPP 302 2.00 5.00 3.440 1.204 .529** .522** .503** 1 .378** .262** .429** .345** .416** .422** .367** .091 -.010 .049 LKTG_HOTROHOATDONG 302 2.00 5.00 2.599 1.009 .355** .308** .301** .378** 1 .420** .232** .257** .320** .250** .197** .061 .011 .059 LKTG_KHCN 302 2.00 5.00 3.079 1.173 .335** .282** .257** .262** .420** 1 .308** .433** .388** .252** .280** .076 .051 .146* DMSP 302 1.00 5.00 3.567 0.987 .433** .479** .333** .429** .232** .308** 1 .670** .607** .673** .440** .193** -.031 .188** DMQT 302 1.00 5.00 3.670 0.874 .440** .405** .314** .345** .257** .433** .670** 1 .758** .513** .536** .202** .055 .152** DMTC 302 1.00 5.00 3.456 0.856 .428** .447** .339** .416** .320** .388** .607** .758** 1 .626** .523** .150** .004 .144* DMMAR 302 1.00 5.00 3.323 1.066 .406** .459** .356** .422** .250** .252** .673** .513** .626** 1 .440** .149** -.100 .064 NLHT 302 1.00 5.00 3.805 0.784 .407** .399** .336** .367** .197** .280** .440** .536** .523** .440** 1 .117* -.027 .049 TANG_DT 302 1.00 4.00 2.738 0.937 .147* .117* .066 .091 .061 .076 .193** .202** .150** .149** .117* 1 .067 .251** QUY_MO 302 1.00 3.00 2.424 0.662 -.071 -.057 .035 -.010 .011 .051 -.031 .055 .004 -.100 -.027 .067 1 .009 Chi_phi_R_D 302 1.00 4.00 2.142 1.020 .111 .156** -.007 .049 .059 .146* .188** .152** .144* .064 .049 .251** .009 1 (Nguồn: Tính toán và tổng hợp của tác giả)
  14. 14 4.3. Kiểm định thang đo trong môi trường nghiên cứu 4.3.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo đề xuất trong mô hình nghiên cứu Thang đo Kí hiệu Hệ số Cronbach’s alpha Đổi mới sản phẩm DMSP 0.932 Đổi mới quy trình DMQT 0.930 Đổi mới tổ chức DMTC 0.925 Đổi mới Marketing DMMAR 0.933 Năng lực hấp thụ tiềm năng NLHTTN 0.924 (Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả với SPSS22) 4.3.2. Phân tích độ giá trị thang đo Bảng 4.4. Tổng hợp các chỉ số đánh giá độ tin cậy, độ hội tụ, tính phân biệt của thang đo sử dụng trong mô hình Ký MaxR DMS DMT DMMA NLHTT Thang đo CR AVE MSV DMQT hiệu (H) P C R T Đổi mới sản phẩm DMSP 0.932 0.732 0.538 0.933 0.855 Đổi mới quy trình DMQT 0.934 0.739 0.541 0.935 0.643 0.859 Đổi mới tổ chức DMTC 0.925 0.712 0.486 0.930 0.573 0.5228 0.843 DMMA Đổi mới Marketing 0.934 0.78 0.576 0.935 0.663 0.458 0.323 0.883 R NL hấp thu thực tế NLHTTT 0.934 0.781 0.577 0.935 0.442 0.583 0.421 0.603 0.883 (Nguồn: Tính toán và tổng hợp của tác giả với sự hỗ trợ của AMOS 24) 4.4. Phân tích mô hình cấu trúc SEM 4.4.1. Phân tích các yếu tố tác động đến liên kết nhà cung ứng và tăng trưởng của SMEs (mô hình 1) Bảng 4.5. Kết quả ước lượng mô hình tác động của các yếu tố đến liên kết nhà cung ứng và tăng trưởng doanh thu của SMEs (Mô hình 1) Mối liên hệ/ tác động Estimate S.E. C.R. Sig. LKNCC
  15. 15 DM_MAR
  16. 16 Mối liên hệ/ tác động Estimate S.E. C.R. P TANG_DT
  17. 17 4.4.4 Phân tích các yếu tố tác động đến Liên kết Đối thủ cạnh tranh và tăng trưởng của SMEs (mô hình 4) Bảng 4.8: Kết quả ước lượng mô hình tác động của các yếu tố đến liên kết đối thủ cạnh tranh và tăng trưởng của SMEs (Mô hình 4) Mối liên hệ/ tác động Estimate S.E. C.R. P LKDT
  18. 18 Bảng 4.9: Trích kết quả mô hình phân tích tác động điều tiết của Năng lực hấp thụ lên mối liên hệ giữa liên kết nhà cung cấp và kết quả đổi mới của SMEs Mối liên hệ/ tác động Estimate S.E. C.R. P DM_TC
  19. 19 4.5.3 Mô hình phân tích tác động điều tiết của năng lực hấp thụ lên mối quan hệ liên kết nhà phân phối và kết quả đổi mới của SMEs Bảng 4.11: Trích kết quả mô hình phân tích tác động điều tiết của Năng lực hấp thụ lên mối liên hệ giữa liên kết nhà phân phối và kết quả đổi mới của SMEs Mối liên hệ/ tác động Estimate S.E. C.R. P DM_TC
  20. 20 CHƯƠNG 5: BÌNH LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN CHẾ TẠO CỦA VIỆT NAM 5.1 Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Bảng 5.1. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu Mối quan hệ Giả thuyết nghiên cứu Kết luận 1. Tác động của đặc điểm doanh nghiệp đến liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng của doanh nghiệp 1.1 Tác động của tuổi H1: Tuổi doanh nghiệp có tác động tích cực Ủng hộ doanh nghiệp đến liên tới tăng trưởng doanh nghiệp. kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng của doanh nghiệp H2: Tuổi doanh nghiệp có tác động tích cực Không Ủng hộ đến liên kết chuỗi cung ứng. 1.2 Tác động quy mô H3: Quy mô doanh nghiệp có tác động tích cực tới Ủng hộ doanh nghiệp đến liên tăng trưởng DN. kết chuỗi cung ứng và H4. Quy mô doanh nghiệp tác động đến liên Ủng hộ ( đối với tăng trưởng của doanh kết chuỗi cung ứng LK nhà cung cấp) nghiệp 1.3 Mối quan hệ giữa H5a: Đặc điểm sản phẩm có mối quan hệ với Không ủng hộ đặc điểm sản tăng trưởng của doanh nghiệp phẩm/ngành lĩnh vực H5b: Đặc điểm ngành/lĩnh vực có mối quan hệ Ủng hộ tới liên kết chuỗi cung với tăng trưởng của doanh nghiệp Ủng hộ ứng và tăng trưởng H6a: Đặc điểm sản phẩm có mối quan hệ với của doanh nghiệp tăng trưởng của DN Ủng hộ H6b: Đặc điểm ngành/lĩnh vực có mối quan hệ với liên kết chuỗi cung ứng. 2. Tác động của liên kết với các tổ chức trung gian đến liên kết chuỗi cung ứng H7a: Liên kết với các tổ chức trung gian khoa Ủng hộ học và công nghệ tác động tích cực tới liên kết chuỗi cung ứng. Ủng hộ H7b: Liên kết với các tổ chức trung gian hỗ trợ hoạt động tác động tích cực tới liên kết chuỗi cung ứng. 3. Mối quan hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng, liên kết với các tổ chức trung gian, kết quả đổi mới và tăng trưởng doanh nghiệp 3.1 Mối quan hệ giữa H8 (a): Mức độ liên kết chuỗi cung ứng có tác Ủng hộ liên kết chuỗi cung động tích cực tới đổi mới sản phẩm. ứng, liên kết với các H8 (b): Mức độ liên kết với các tổ chức trung Không ủng hộ tổ chức trung gian và gian hỗ trợ hoạt động có tác động tích cực tới kết quả đổi mới đổi mới sản phẩm. Ủng hộ H8 (c): Mức độ liên kết với các tổ chức trung gian KH&CN có tác động tích cực tới đổi Ủng hộ mới tổ chức.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2