intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa chánh niệm, cảm hứng và ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Mối quan hệ giữa chánh niệm, cảm hứng và ý định khởi sự kinh doanh xã hội" được thực hiện với mục tiêu trả lời các câu hỏi được mong đợi sẽ đóng góp vào cơ sở lý thuyết, hàm ý quản trị và giải pháp thúc đẩy lực lượng doanh nghiệp xã hội, góp phần gia tăng số lượng và chất lượng doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa chánh niệm, cảm hứng và ý định khởi sự kinh doanh xã hội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------------------------------- BÙI NGỌC TUẤN ANH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÁNH NIỆM, CẢM HỨNG VÀ Ý ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH XÃ HỘI Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số chuyên ngành: 62 34 01 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại : Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học : 1. PGS.TS. Phạm Xuân Lan 2. TS. Vân Thị Hồng Loan Phản biện 1:………………………………………………………………………… Phản bịên 2:………………………………………………………………………… Phản biện 3:………………………………………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm điểm luận án cấp trường họp tại:…………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Vào hồi……..giờ…….ngày…….tháng……..năm 2022. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện : - Thư viện Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh - Thư viện Quốc Gia
  3. 1 1 CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU Giới thiệu 1.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài luận án 1.1.1 Bối cảnh thực tiễn Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) định nghĩa: “Doanh nghiệp xã hội (DNXH) là những tổ chức hoạt động dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau vận dụng tinh thần doanh nhân nhằm theo đuổi cùng lúc cả hai mục tiêu xã hội và kinh tế. DNXH thường cung cấp các dịch vụ xã hội và việc làm cho các nhóm yếu thế ở cả thành thị và nông thôn. Ngoài ra, DNXH còn cung cấp các dịch vụ cộng đồng, trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, môi trường”. Loại hình doanh nghiệp này đã cung cấp các mô hình sáng tạo nhằm giải quyết tích cực các vấn đề của xã hội, lấp đầy khoảng trống của các chương trình phúc lợi xã hội quốc gia (Gupta và cộng sự, 2020). Do những lợi ích kinh tế và xã hội của khởi sự kinh doanh xã hội, các nhà hoạch định chính sách và cộng đồng học thuật đang cố gắng tìm cách thúc đẩy hiện tượng này (Brieger & De Clercq, 2019; Tiwari và cộng sự, 2017a). Bên cạnh đó, báo cáo GEM 2015 về KSKD xã hội cho thấy trong số 58 nền kinh tế tham gia khảo sát, Việt Nam có 1,1% người trưởng thành bắt đầu khởi nghiệp và tham gia vào các hoạt động xã hội. Nếu xét chi tiết hơn, tỷ lệ người trưởng thành KSKD các DNXH ở Việt Nam rất thấp, chỉ đạt 0,45% so với mức 1,1% ở các hoạt động xã hội và 13,7% ở các hoạt động kinh doanh thông thường (Bosma và cộng sự, 2016). Để có những chính sách hỗ trợ hợp lý trong việc khuyến khích thành lập các DNXH, cần phải nghiên cứu và phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tư duy của các cá nhân. Mặc dù hầu hết các nghiên cứu trong bối cảnh quốc tế tập trung vào các phân tích cấp độ cá nhân, tuy nhiên, phần lớn đều tập trung xem xét các tiền đề và điều kiện tiên quyết cần thiết để khuyến khích các hoạt động kinh doanh xã hội gắn với từng khu vực, quốc gia cụ thể (Anh và cộng sự, 2021; Brieger & De Clercq, 2019). Cho đến nay vẫn còn rất ít các nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh của các quốc gia mới nổi (Tiwari & Bhat, 2020). Các kết quả nghiên cứu trước đây có thể chưa phù hợp khi áp dụng vào đặc thù khởi sự kinh doanh xã hội ở Việt Nam. Với những lập luận trên, luận án tập trung vào Việt Nam như một trường hợp nghiên cứu, để chứng minh ứng dụng thực tế của khởi sự kinh doanh xã hội ở một quốc gia mới nổi. 1.1.2 Bối cảnh lý thuyết Kể từ khi trở thành một trong các chủ đề được quan tâm từ phía các nhà chuyên môn lẫn cộng đồng học thuật, các nghiên cứu khởi sự kinh doanh xã hội đã tăng lên rõ rệt (Rey- Martí và cộng sự, 2016). Tuy nhiên, những hiểu biết về ý định khởi sự kinh doanh xã hội vẫn còn tồn đọng nhiều khoảng trống lý thuyết cần làm rõ. Thứ nhất, các lý thuyết hành vi hoạch định (TPB), lý thuyết sự kiện khởi sự kinh doanh (SEE) dù vẫn đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực giải thích ý định khởi sự kinh doanh xã hội nhưng hạn chế trong việc giải thích các khía cạnh của nhận thức xã hội. Do đó, việc tiếp cận các lý thuyết mới như Lý thuyết nghề nghiệp nhận thức xã hội (SCCT) xem việc trở thành doanh nhân xã hội là một quyết định nghề nghiệp và có ảnh hưởng của yếu tố nhận thức xã hội là điều cần thiết. Thứ hai, hiện chưa có nghiên cứu nào tiếp cận ở góc độ cảm xúc và nhận thức thông qua các đặc điểm tính cách như cảm hứng, chánh niệm nhằm giải thích những gì xảy ra trong hành vi của doanh nhân xã
  4. 2 hội do sự tương tác giữa họ với thế giới bên ngoài (nhận thức hỗ trợ xã hội) làm nảy sinh ý định tham gia vào quá trình khởi nghiệp xã hội. Thứ ba, các nghiên cứu trước đây tập trung vào đối tượng chủ yếu là sinh viên đã bỏ qua nhiều đối tượng tiềm năng khác, do đó luận án đã tiếp cận rộng hơn, mở rộng với nhiều đối tượng thành phần khác nhau. Thứ tư, xuất thân doanh nhân xã hội có sự khác biệt hơn so với doanh nhân thương mại ở vai trò của giới tính, nghề nghiệp trước đó do đó cần làm rõ ảnh hưởng của hai đặc điểm này trong việc hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về chủ đề DNXH được triển khai từ rất sớm. Các vấn đề được đề cập đầu tiên là sự hỗ trợ về mặt marketing cho các DNXH (Trương Thị Nam Thắng và cộng sự, 2005). Các nghiên cứu tiếp theo được quan tâm mang tính giới thiệu và định nghĩa về các loại hình DNXH (Nguyễn Văn Trúc, 2011). Trong các năm sau đó, hướng nghiên cứu tập trung vào việc định hình các cơ sở pháp lý và kiến nghị về mặt chính sách cho loại hình doanh nghiệp này (Ngọc Hải Hoàng, 2015; Nguyễn Minh Thảo, 2014; Nguyễn Thị Dung, 2017; Nguyễn Thị Như Ái, 2019; Nguyễn Thị Yến & Trần Thị Bảo Ánh, 2017; Phạm Vũ Thắng & Cao Tú Oanh, 2015; Phan Thị Thanh Thủy, 2015; Phùng Thị Yến, 2016). Trong khía cạnh khởi sự kinh doanh xã hội, hiện chỉ mới có ba nghiên cứu được thực hiện. Tran và Von Korflesch (2018) cho rằng mô hình vai trò và hoạt động bổ sung sẽ có ảnh hướng đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội, trong khi Le và cộng sự (2020) khám phá ra sự đồng cảm sẽ tác động lên ý định thông qua hành vi ủng hộ xã hội. Trước đó, Luc (2018) cho thấy rằng nhận thức khả năng tiếp cận tài chính chỉ gián tiếp làm tăng ý định kinh doanh thông qua thái độ đối với hành vi và nhận thức hành vi. Có thể thấy, hiện nay trong các nghiên cứu về mặt học thuật ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến khởi sự kinh doanh xã hội, dù rằng hướng nghiên cứu khởi sự kinh doanh đã được chú ý rất nhiều trong thời gian qua. Hơn nữa, một số ít công bố về ý định khởi sự kinh doanh xã hội được thực hiện ở Việt Nam vẫn chưa giải quyết được các vấn đã lập luận ở trên. Điều này thúc đẩy luận án điều tra những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội để đóng góp về lý thuyết cũng như thực tiễn tại Việt Nam. Từ những lý do trên, đề tài “Mối quan hệ giữa chánh niệm, cảm hứng và ý định khởi sự kinh doanh xã hội” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ. 1.2 Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Câu hỏi nghiên cứu 1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu Để trả lời các câu hỏi được mong đợi sẽ đóng góp vào cơ sở lý thuyết, hàm ý quản trị và giải pháp thúc đẩy lực lượng DNXH, góp phần gia tăng số lượng và chất lượng DNXH tại Việt Nam. Nghiên cứu tập trung vào các vấn đề, với các mục tiêu cụ thể sau: 1/ Phân tích mối quan hệ và đánh giá mức độ ảnh hưởng của cảm hứng và ý định khởi sự kinh doanh xã hội. 2/ Phân tích mối quan hệ và đánh giá mức độ ảnh hưởng của chánh niệm và ý định khởi sự kinh doanh xã hội. 3/ Phân tích mối quan hệ và đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhận thức hỗ trợ xã hội và ý định khởi sự kinh doanh xã hội. 4/ Xác định vai trò trung gian của nhận thức năng lực, kỳ vọng kết quả trong mối quan
  5. 3 hệ giữa cảm hứng, chánh niệm, nhận thức hỗ trợ xã hội với ý định khởi sự kinh doanh xã hội từ bối cảnh lý thuyết SCCT. 5/ Xác định vai trò nghề nghiệp, giới tính trong mô hình khởi sự kinh doanh xã hội. 6/ Đề xuất những hàm ý và kiến nghị cho các nhà hoạch định chính sách, cộng đồng để thúc đẩy khởi sự kinh doanh xã hội. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu của luận án là chánh niệm, cảm hứng, nhận thức hỗ trợ xã hội, ý định khởi sự kinh doanh xã hội và các mối liên kết xung quanh ý định trong lý thuyết SCCT.  Đối tượng khảo sát: Kinh doanh xã hội là hiện tượng chưa được phổ biến ở Việt Nam, do đó tổng thể mẫu nghiên cứu của luận án sẽ là những cá nhân có sự hiểu biết nhất định về lĩnh vực này. Khung chọn mẫu bao gồm các cá nhân đã từng tham dự các hoạt động do Hội Hỗ trợ Cộng đồng Doanh nghiệp Xã hội Việt Nam (SSEC) tổ chức hoặc phối hợp tổ chức. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu  Giới hạn nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ giới hạn trong những yếu tố chánh niệm, cảm hứng, nhận thức hỗ trợ xã hội, ý định khởi sự kinh doanh xã hội và các mối liên kết xung quanh ý định trong bối cảnh lý thuyết SCCT.  Phạm vi về nội dung xử lý: Mặc dù có nhiều cách tiếp cận và có nhiều mô hình lý thuyết nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội, luận án này chỉ áp dụng và mở rộng lý thuyết SCCT nhằm khám phá ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường, bối cảnh và đặc điểm cá nhân đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội.  Phạm vi về thời gian: Luận án được thực hiện trong thời gian từ năm 2016 – 2021, trong giai đoạn các hoạt động kinh doanh xã hội bắt đầu được chú ý và đưa vào trong các chương trình nghị sự, các báo cáo đánh giá hằng năm của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM). Việc điều tra thu thập dữ liệu được thực hiện trong năm 2020.  Giới hạn không gian: Hoạt động kinh doanh xã hội và ý định khởi sự kinh doanh xã hội còn rất mới ở Việt Nam. Nhằm đảm bảo các đáp viên tham gia khảo sát có đủ hiểu biết để hoàn thành bảng câu hỏi điều tra, luận án chỉ chọn các cá nhân đã từng tham dự các chương trình do SSEC chủ trì hoặc đồng tổ chức. 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính Trong giai đoạn đầu của quy trình nghiên cứu, nghiên cứu định tính được sử dụng (nghiên cứu sơ bộ) nhằm phát triển mô hình lý thuyết và hình thành thang đo. Một nghiên cứu tổng quan đã được thực hiện để hệ thống hóa cơ sở lý thuyết trong lĩnh vực khởi sự kinh doanh xã hội cũng như tìm ra các khoảng trống nghiên cứu cần làm rõ, từ đó phát triển các giả thuyết làm cơ sở xây dựng mô hình lý thuyết. Kết quả từ nghiên cứu tổng quan giúp hình thành mô hình nghiên cứu cũng như xây dựng được thang đo nháp đầu tiên. Sau đó, thảo luận nhóm được thực hiện với những chuyên gia là những người có am hiểu sâu về lĩnh vực kinh doanh xã hội, doanh nhân xã hội, giảng viên nhằm xác nhận lại mô hình đề xuất, làm rõ và tinh chỉnh thang đo trong bối cảnh thực tiễn Việt Nam. Kết quả bước này giúp hình thành thang đo nháp lần hai và thang đo này được phỏng vấn thử với 30 người được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản dựa trên danh sách các học viên đã tham gia các chương
  6. 4 trình do SSEC tổ chức. Cuộc phỏng vấn thử này nhằm đánh giá mức độ hoàn chỉnh về nội dung và hình thức của các phát biểu trước khi trở thành thang đo chính thức cho luận án. 1.4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng Mẫu chính thức sử dụng trong luận án được chọn theo phương pháp thuận tiện. Quá trình thu thập thông tin dưới sự hỗ trợ từ SSEC, bảng câu hỏi được thiết kế bằng Google Form được gởi đến các đáp viên phù hợp thông qua một đường link kèm theo nội dung giới thiệu về nghiên cứu và mục đích của nghiên cứu. Thông qua khâu xử lý sàng lọc, nghiên cứu thu về 502 phiếu khảo sát hợp lệ dùng phân tích dữ liệu chính thức. Mô hình hóa phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM) được lựa chọn để kiểm tra sự phát triển và mở rộng lý thuyết SCCT theo khuyến nghị của Lowry và Gaskin (2014) và (Hair và cộng sự, 2017). PLS-SEM còn có thế mạnh khi dữ liệu không tuân theo phân phối chuẩn, kể cả khi có vấn đề về đa cộng tuyến và khi mô hình chứa nhiều mối quan hệ trung gian (Hair và cộng sự, 2017). PLS-SEM phù hợp với các mô hình phức tạp, cũng như các nghiên cứu mang tính chất khám phá như luận án (Hair và cộng sự, 2016). Phần mềm SmartPLS 3.2.8 được sử dụng trong nghiên cứu để đánh giá các mô hình đo lường và kiểm định các giả thuyết. 1.5 Ý nghĩa, đóng góp của nghiên cứu 1.5.1 Đóng góp về mặt lý thuyết Trước hết, nghiên cứu xác nhận lý thuyết SCCT có năng lực dự đoán ý định khởi sự kinh doanh (KSKD) xã hội với hai tiền đề bao gồm: kỳ vọng kết quả và nhận thức năng lực KSKD xã hội. Điều này khẳng định vai trò của các biến trung gian này trong lý thuyết SCCT để mô tả hành vi ra quyết định gắn với các vấn đề nghề nghiệp. Kế đó, ngoài mô hình năm đặc điểm lớn (Big five model), hai đặc điểm chánh niệm, cảm hứng được chứng minh có năng lực giải thích tốt ý định KSKD xã hội. Sự phối hợp giữa hai đặc điểm tính cách (cảm hứng, chánh niệm), bối cảnh (nhận thức hỗ trợ xã hội) và lý thuyết SCCT giúp hình thành mô hình tiềm năng mới, hoàn thiện lý thuyết KSKD xã hội. Sau cùng, kết quả nghiên cứu giúp làm rõ thêm câu trả lời ai có thể trở thành doanh nhân xã hội (H. Cohen và cộng sự, 2019). Luận án đã khám phá thêm hai đặc điểm tính cách tiềm năng (cảm hứng, chánh niệm) cũng như ảnh hưởng của nền tảng (giới tính, nghề nghiệp) có khả năng tác động đến ý định KSKD xã hội của một cá nhân. Đóng góp này giúp mở rộng thêm ứng dụng của lý thuyết tính cách, lý thuyết giới tính cũng như mở ra các hướng nghiên cứu mới cho mô hình ý định KSKD xã hội xem xét thêm sự tác động của những yếu tố nhân khẩu học. 1.5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn Nghiên cứu tiếp cận ý định KSKD xã hội như việc chọn một nghề đem đến những lý giải mới cho các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp xã hội và cũng như cho chính bản thân các doanh nhân xã hội tiềm năng. Thứ nhất, luận án đóng góp bộ thang đo được điều chỉnh trong bối cảnh Việt Nam để tìm ứng viên nhân doanh xã hội tiềm năng phù hợp và công cụ để đánh giá hiệu quả của các chương trình đã triển khai. Thứ hai, các nhà hoạch định chính sách, tổ chức hỗ trợ DNXH có thêm những gợi ý mới dựa trên ba yếu tố bổ sung: chánh niệm, cảm hứng và nhận thức hỗ trợ xã hội cũng như
  7. 5 chú ý về sự khác biệt nghề nghiệp, giới tính. Khám phá này giúp các nhà hoạch định chính sách có thêm những gợi ý để xây dựng các chiến lược phù hợp phát triển các DNXH cũng như mở rộng đối tượng ứng viên tiềm năng. Cuối cùng, nghiên cứu này giúp các nhà hoạch định chính sách nhận thức các yếu tố ưu tiên trong việc ra các chương trình hỗ trợ cụ thể cho lĩnh vực DNXH. Ngoài ra, các tổ chức hỗ trợ thúc đẩy DNXH sẽ có những lựa chọn tốt hơn trong việc thiết kế cấu trúc khóa học, chương trình hoạt động giúp thúc đẩy lực lượng doanh nhân xã hội tiềm năng khi thay đổi “trái tim và tâm trí” của họ. 1.6 Bố cục của luận án Chương 1. Phần mở đầu. Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu. Chương 4. Kết quả nghiên cứu. Chương 5. Kết luận và một số hàm ý. 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Giới thiệu 2.1 Doanh nghiệp xã hội (DNXH) Luận án tiếp cận khái niệm DNXH theo Chính phủ Anh (2002): “DNXH là một mô hình kinh doanh được thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội, và sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”. 2.2 Doanh nhân xã hội (social entrepreneur) 2.2.1 Doanh nhân Doanh nhân hay còn gọi doanh nhân thương mại để phân biệt với doanh nhân xã hội trong nghiên cứu này. Các doanh nhân thương mại là những người khởi sự kinh doanh bằng cách đưa những sáng kiến ra thị trường (Schumpeter, 1982). Việc trở thành một doanh nhân cũng được xem là một sự lựa chọn nghề nghiệp (Liguori và cộng sự, 2020). Họ khởi sự, tổ chức, quản lý và chịu trách nhiệm cho một doanh nghiệp, chấp nhận thách thức để tự làm chủ hơn là làm thuê cho người khác (Segal và cộng sự, 2005). 2.2.2 Doanh nhân xã hội Từ những định nghĩa được tổng hợp, tác giả đề xuất định nghĩa về doanh nhân xã hội như sau: “Các doanh nhân xã hội là những cá nhân được định hướng bởi sứ mệnh xã hội, xuất phát từ trái tim nhân ái. Họ khởi sự qua các giải pháp sáng tạo cho những vấn đề xã hội bằng sự thấu hiểu sâu sắc, kiên trì với tham vọng cống hiến cho xã hội và cam kết với điều đó”. 2.2.3 Phân biệt doanh nhân thương mại và doanh nhân xã hội Martin và Osberg (2007) nhận xét rằng dù hai loại doanh nhân đều được thúc đẩy bởi các cơ hội kinh doanh, tuy nhiên họ khác nhau về mục đích của giá trị. Trong khi doanh nhân xã hội tối đa hóa một số hình thức tác động xã hội, doanh nhân thương mại tối đa hóa lợi nhuận hoặc giá trị cổ đông (Bornstein & Davis, 2010; Visser, 2011). Theo Emerson và Twersky (1996), các doanh nhân thương mại có thể tạo ra giá trị xã hội trong quá trình tạo ra
  8. 6 lợi ích tư nhân. Trong khi đó, các doanh nhân xã hội có thể tạo ra lợi ích tư nhân trong quá trình tạo ra giá trị xã hội. 2.3 Ý định khởi sự kinh doanh xã hội (social entrepreneurship intention) 2.3.1 Khởi sự kinh doanh và khởi sự kinh doanh xã hội Theo Schumpeter (1982), khởi sự kinh doanh là cung cấp các giải pháp mới cho thị trường. Theo Kirzner (2015) khởi sự kinh doanh là khả năng nhận biết và khai thác các lợi thế thị trường. Định nghĩa khởi sự kinh doanh xã hội được kế thừa từ Mair và Noboa (2006): “cách tiếp cận sáng tạo để giải quyết các vấn đề trong các lĩnh vực giáo dục, môi trường, y tế, cộng đồng”. 2.3.2 Phân biệt khởi sự kinh doanh xã hội và các khái niệm tương tự 2.3.2.1 Sự khác biệt giữa khởi sự kinh doanh xã hội và trách nhiệm xã hội (CSR) Trong khi khởi sự kinh doanh xã hội, sứ mệnh xã hội có tính ưu tiên hàng đầu và lợi nhuận là phương tiện để đạt được sứ mệnh này; do đó, ít nhất phải được tái đầu tư một phần vào dự án chứ không phải chủ yếu do các cổ đông chiếm dụng. Trong khi ở các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội, tối đa hóa lợi nhuận vẫn là mục tiêu cuối cùng và hướng tới việc đem về các giá trị cho cổ đông (Busch & Friede, 2018). Các lập luận trên cho thấy khởi sự kinh doanh xã hội phân biệt với CSR. 2.3.2.2 Sự khác biệt giữa khởi sự kinh doanh xã hội và khởi sự kinh doanh bền vững (Sustainable entrepreneurship) Khởi sự kinh doanh bền vững có thể phân biệt với khởi sự kinh doanh xã hội trong việc theo đuổi đồng thời ba thay vì hai mục tiêu: (1) lợi ích xã hội, (2) là tổ chức khả thi về kinh tế và (3) giảm suy thoái môi trường (N. Thompson và cộng sự, 2011). Hoặc theo lập luận của Shepherd và Patzelt (2011), nghiên cứu về khởi sự kinh doanh xã hội hướng đến sự khám phá các cơ hội giải quyết vấn đề xã hội mang đến lợi nhuận, nhưng lại không bao gồm việc duy trì trạng thái hiện tại của thiên nhiên, nguồn hỗ trợ cuộc sống, và cộng đồng. 2.3.3 Ý định khởi sự kinh doanh xã hội (social entrepreneurial intention - SEI) Ý định đóng vai trò quan trọng trong việc lý giải các hành vi xã hội (Fishbein & Ajzen, 1980). Thậm chí, ý định còn được xem là yếu tố dự báo đơn lẻ tốt nhất cho các hành vi mang tính hành động (Ajzen, 2011). Ý định khởi sự kinh doanh xã hội thường được xem xét dưới góc độ hành vi tâm lý và là quá trình nhận thức, lên kế hoạch (Hockerts, 2017; Mair & Noboa, 2006). Khái niệm về ý định khởi sự kinh doanh xã hội trong luận án được hiểu là “một niềm tin được nhận thức của một cá nhân có ý định vận hành một doanh nghiệp xã hội và có ý định lên kế hoạch thực hiện vào một lúc nào đó trong tương lai” (E. R. Thompson, 2009). 2.4 Các nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội 2.4.1 Hướng tiếp cận thứ nhất: Kiểm định và phát triển các mô hình nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội Kế thừa từ khởi sự kinh doanh xã hội truyền thống, phần lớn các mô hình nghiên cứu khởi sự kinh doanh xã hội mang tính kế thừa từ các lý thuyết hành vi đã được ứng dụng trước đó (Anh và cộng sự, 2021). Các nghiên cứu ý định khởi sự kinh doanh xã hội xoay quanh 4 mô hình: lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) của (Ajzen, 1991) (Cavazos-Arroyo và cộng sự, 2017; Ernst, 2011; Jemari và cộng sự, 2017; Luc, 2018, 2020a); mô hình tiềm năng khởi nghiệp (EPM) của Krueger và Brazeal (1994) (Mair & Noboa, 2005); mô hình của sự kiện
  9. 7 khởi nghiệp (SEE) của Shapero và Sokol (1982) (Hockerts, 2013, 2017; Ip và cộng sự, 2018; Lacap và cộng sự, 2018; Mair & Noboa, 2006). Ngoài ra, trong chủ đề này, Tran và Von Korflesch (2016) giới thiệu một cách tiếp cận nghiên cứu mới bằng một mô hình dựa trên Lý thuyết nghề nghiệp nhận thức xã hội (SCCT). 2.4.1.1 Tiếp cận từ Lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) của Ajzen (1991) 2.4.1.2 Tiếp cận từ lý thuyết sự kiện khởi sự kinh doanh (SEE) của Shapero và Sokol (1982) 2.4.1.3 Tiếp cận từ lý thuyết tiềm năng khởi sự kinh doanh (EPM) của Krueger và Brazeal (1994) 2.4.1.4 Tiếp cận từ Lý thuyết nghề nghiệp nhận thức xã hội (SCCT) của Lent và cộng sự (1994) 2.4.1.5 Đánh giá tổng hợp các lý thuyết tiếp cận 2.4.2 Hướng nghiên cứu thứ hai: Tập trung vào các đặc tính của doanh nhân xã hội (1) Đặc điểm (2) Đặc điểm (3) Các nhân tính cách nhận thức tố nền tảng Tính cách Tính cách Tính cách xã chung (Big 5) kinh doanh hội Hình 2.1: Các khía cạnh nghiên cứu về bản thân doanh nhân xã hội 2.4.2.1 Tiếp cận theo đặc điểm tính cách Các đặc điểm “tính cách chung” thường được mô tả xoay quanh mô hình năm đặc điểm tính cách lớn (Big five model) (Goldberg, 1990). Các đặc điểm chung này cho thấy có sự liên hệ với ý định khởi sự kinh doanh xã hội (Aure, 2018; C.-Y. Hsu & Wang, 2019; Ip và cộng sự, 2018; İrengün & Arıkboğa, 2015; Nga & Shamuganathan, 2010). Nhìn chung, đối với năm đặc điểm tính cách lớn, doanh nhân xã hội không cho thấy sự khác biệt nhiều với doanh nhân thương mại (Lukes & Stephan, 2012). Ở hướng xem xét “tính cách kinh doanh”, các nghiên cứu cho rằng doanh nhân xã hội tương tự như doanh nhân thương mại, cùng sở hữu chung các tính cách riêng giống nhau (Shaw & Carter, 2007). Hai loại hình doanh nhân này thể hiện các đặc điểm tương tự nhau như chủ động cá nhân, kiểm soát nội tại, chấp nhận rủi ro, sợ thất bại, sáng tạo và sẵn sàng chịu trách nhiệm (Bacq và cộng sự, 2016; Chipeta & Surujlal, 2017; Kedmenec và cộng sự, 2015; Liu và cộng sự, 2020). Tuy nhiên, bản thân doanh nhân xã hội ưu tiên mục tiêu vì lợi nhuận để tạo ra của cải xã hội (Mair & Martí, 2006), cho thấy bản chất những tính cách kinh doanh vẫn chưa thể giải thích được đầy đủ. Như vậy, các nghiên cứu về tính cách kinh doanh của loại hình doanh nhân này vẫn chưa cho thấy rõ được động lực nhằm thúc đẩy DNXH. Trong lĩnh vực khởi sự kinh doanh xã hội, những tính cách xã hội đã được khám phá như đồng cảm, cảm thông, lòng trắc ẩn và nghĩa vụ đạo đức được chứng minh tạo lực thúc đẩy cá nhân theo đuổi khởi sự kinh doanh xã hội (Bacq & Alt, 2018; McMullen & Bergman, 2017; Miller và cộng sự, 2012; Waddock & Steckler, 2016). Với các yếu tố về “tính cách xã hội” đã được khám phá, có thể nhận ra một người có mức độ đồng cảm hoặc năng lực đánh
  10. 8 giá đạo đức sẽ chọn trở thành một doanh nhân xã hội sau khi tiếp xúc với một vấn đề xã hội cụ thể (sự kiện kích hoạt). Tuy vậy, chính Mair và Noboa (2006) lại cho rằng không phải ai đồng cảm và năng lực đánh giá đạo đức đều trở thành một doanh nhân xã hội. Các yếu tố này chỉ là điều kiện cần thiết, theo Mair và Noboa (2006) giải thích vẫn chưa đủ bao quát hết trong việc giải thích ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Souitaris và cộng sự (2007) gợi ý nên tiếp tục nghiên cứu theo hướng mở rộng hơn về nền tảng, tính cách hoặc nhận thức của một cá nhân. Souitaris và cộng sự (2007) tiếp tục đặt vấn đề là liệu cá nhân có “tình yêu” với sự nghiệp kinh doanh xã hội và/hoặc với một cơ hội kinh doanh thúc đẩy bởi cảm xúc và sở thích cá nhân hơn là sự đánh giá hợp lý bằng lý trí. 2.4.2.2 Tiếp cận theo nhận thức Trong lĩnh vực khởi sự kinh doanh xã hội, những yếu tố nhận thức đã được khám phá bao gồm mong muốn nhận thức, tính khả thi nhận thức, hỗ trợ xã hội (Mair & Martí, 2006), khó khăn trong cuộc sống và năng lực phán đoán đạo đức (moral judgment competence) (Kedmenec và cộng sự, 2015), vốn nhân lực và vốn xã hội (Jemari và cộng sự, 2017), phong cách nhận thức (Tiwari và cộng sự, 2017a), nhận thức về tiếp cận tài chính (Luc, 2018). Đáng ngạc nhiên là mặc dù các yếu tố nhận thức được tập trung khai thác, sự khác biệt của một cá nhân đã được chứng minh là yếu tố dự đoán cao nhất về hiệu quả hành động, tuy nhiên năng lực nhận thức lại chưa được chú ý nghiên cứu trong lĩnh vực khởi sự kinh doanh xã hội. 2.4.2.3 Tiếp cận trên các nhân tố nền tảng Giới tính, tuổi tác và giáo dục là 3 biến trong số các biến được đề cập thường xuyên nhất đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội (Marín và cộng sự, 2019). Tuy nhiên, giới tính là một yếu tố quan trọng nhưng vẫn chưa được giải thích thỏa đáng theo các tác động khi giới tính và nghề nghiệp có nhiều khác biệt giữa doanh nhân xã hội và doanh nhân thương mại (Estrin và cộng sự, 2013). Mặt khác, dù giới tính đã được nghiên cứu về tác động trực tiếp (Bacq & Alt, 2018), hay biến kiểm soát (Hockerts, 2017; Urban & Kujinga, 2017), tuy nhiên tác động điều tiết của giới tính đối với mối quan hệ giữa ý định khởi sự kinh doanh xã hội và các yếu tố quyết định của nó vẫn chưa được nghiên cứu (Latif & Ali, 2020). Ngoài ra, phần lớn những công bố về khởi nghiệp xã hội của phụ nữ được bối cảnh hóa trong bối cảnh quốc gia phát triển, các kết quả đóng góp vẫn cần được xác thực từ góc độ các nền kinh tế mới nổi (Rosca và cộng sự, 2020). Do đó, việc khám phá vai trò điều tiết của những nhân tố nền tảng như một yếu tố điều tiết trong các mô hình khởi sự kinh doanh xã hội là cần thiết. Ngoài ra, Shumate và cộng sự (2014) phát hiện rằng có hai con đường dẫn đến khởi sự kinh doanh xã hội: con đường hoạt động xã hội và con đường từ hoạt động kinh doanh. Trước đó, Leadbeater (1997) giải thích nguồn gốc của khởi sự kinh doanh xã hội đến từ 3 nguồn chính: “Khu vực công cộng”, “khu vực tư nhân” và “khu vực tự nguyện”. Các phát hiện này chỉ ra khoảng trống nghiên cứu đứng ở góc độ đối tượng khảo sát khi các nghiên cứu trước đây trong lĩnh vực khởi sự kinh doanh xã hội tập trung chủ yếu vào đối tượng sinh viên (Hockerts, 2017; Politis và cộng sự, 2016; Tiwari & Bhat, 2020). Những lập luận trên cho thấy việc khám phá ảnh hưởng của giới tính, nghề nghiệp là cần thiết cho việc giải thích ý định khởi sự kinh doanh xã hội. 2.4.3 Hướng nghiên cứu thứ ba: Tập trung vào các yếu tố bối cảnh
  11. 9 2.4.4 Các khoảng trống nghiên cứu 2.4.4.1 Khoảng trống về lý thuyết nền của các nghiên cứu trước Cách tiếp cận giải thích hành vi khởi sự bằng lý thuyết TPB và lý thuyết SEE có sự hạn chế khi quá tập trung vào sự nhận thức cá nhân mà chưa xét đến sự tương tác của cá nhân trong bối cảnh nhận thức xã hội (Hindle và cộng sự, 2009). Cả hai đều không có sự đề cập một cách rõ ràng về vai trò của mục tiêu mong muốn của ý định hành vi. 2.4.4.2 Khoảng trống về đối tượng nghiên cứu Các đặc điểm tính cách xã hội chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ trong việc định hình ý định khởi sự kinh doanh xã hội bởi vì chưa rõ sự liên hệ rõ ràng với động lực hành động (Mair & Noboa, 2006). Các nhà nghiên cứu cần phải khám phá thêm các đặc điểm liên quan đến động cơ tình cảm (Arend, 2013; Souitaris và cộng sự, 2007) trong sự tương tác với bối cảnh xã hội cụ thể trong quá trình này (Hockerts, 2017). Bên cạnh đó, các nhân tố nền tảng trước đây thường xuất hiện trong các nghiên cứu đóng vai trò như biến kiểm soát hay như xem xét tác động đến đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, với nền tảng xuất thân khá đa dạng của doanh nhân xã hội (Leadbeater, 1997), việc xem xét ảnh hưởng của giới tính, nghề nghiệp hứa hẹn cung cấp nhiều gợi ý khám phá mới về đặc điểm của họ. 2.4.4.3 Khoảng trống về đối tượng khảo sát Tồn tại khoảng trống nghiên cứu đứng ở góc độ nhân khẩu học, khi các nghiên cứu trước đây trong lĩnh vực khởi sự kinh doanh xã hội tập trung chủ yếu vào đối tượng sinh viên (Hockerts, 2017; Politis và cộng sự, 2016; Tiwari & Bhat, 2020). 2.4.4.4 Khoảng trống về bối cảnh nghiên cứu Khởi sự kinh doanh xã hội chịu sự tác động lớn bởi bối cảnh địa phương (Bacq & Janssen, 2011; Diochon & Ghore, 2016). Do đó, khởi sự kinh doanh xã hội cần được kiểm định lại ở từng bối cảnh cụ thể (Ghalwash và cộng sự, 2017). 2.4.5 Hướng tiếp cận nghiên cứu của luận án Quyết định khởi sự kinh doanh xã hội là một quyết định quan trọng đối với một cá nhân. Quyết định này mang đến việc cá nhân phải đối mặt với các vấn đề xã hội chưa được giải quyết, cần có những giải pháp mang tính thách thức cao, yêu cầu sự đồng cảm và tính thực tế (Tiwari & Bhat, 2020). Do đó, trong bối cảnh khởi sự kinh doanh xã hội, việc hiểu rõ những đặc điểm cá nhân (chánh niệm, cảm hứng), sự nhận thức xã hội và môi trường (nhận thức hỗ trợ xã hội) ảnh hưởng đến quyết định nghề nghiệp đầy thử thách như vậy thực sự rất quan trọng. Việc mở rộng lý thuyết SCCT liên quan đến các yếu tố cá nhân và bối cảnh được coi là một nền tảng lý thuyết toàn diện đầy hứa hẹn cho ý định khởi sự kinh doanh xã hội. 2.5 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 2.5.1 Lý thuyết nghề nghiệp nhận thức xã hội (SCCT) Các nghiên cứu về lý thuyết SCCT xác nhận rằng đầu vào của cá nhân (ví dụ như đặc điểm và khuynh hướng tính cách) và các biến cơ bản (ví dụ: các yếu tố môi trường và bối cảnh địa lý) ảnh hưởng đến niềm tin về nhận thức năng lực và kỳ vọng kết quả, từ đó ảnh hưởng đến việc hình thành ý định (Liguori và cộng sự, 2018). Theo Tran và Von Korflesch (2016) SCCT là một lý thuyết phù hợp giải thích ý định khởi sự kinh doanh xã hội như là một lựa chọn nghề nghiệp của một cá nhân. 2.5.2 Cảm hứng (Inspiration - INS)
  12. 10 2.5.2.1 Định nghĩa Kế thừa từ định nghĩa của Thrash và Elliot (2004) khi xét cảm hứng như một đặc điểm tính cách, tính cảm hứng là mức độ cá nhân trải nghiệm cảm hứng thường xuyên và sâu sắc, thúc đẩy cá nhân chấp nhận trách nhiệm lớn hơn thông qua năng lực bản thân để hành động. 2.5.2.2 Vai trò của cảm hứng trong mô hình ý định khởi sự kinh doanh xã hội Trong các câu chuyện khởi sự kinh doanh, những khoảnh khắc cảm hứng thường xuất hiện, chính yếu tố này đã giúp các cá nhân nhận ra và khai thác các cơ hội kinh doanh đột phá (Wartiovaara và cộng sự, 2019). Trong lĩnh vực kinh doanh xã hội, Martin và Osberg (2007) khẳng định rằng cảm hứng là một trong các đặc điểm quan trọng, nền tảng cho quá trình đổi mới của doanh nhân xã hội. 2.5.3 Chánh niệm (Mindfulness - MFN) 2.5.3.1 Định nghĩa Nghiên cứu đề xuất định nghĩa mở rộng hơn về chánh niệm trong bối cảnh khởi sự kinh doanh xã hội: “Chánh niệm nhắc nhở một cá nhân về những gì họ phải làm; giúp một cá nhân nhìn thấy bản chất sâu sắc của tất cả các hiện tượng với thái độ cởi mở và tích cực”. 2.5.3.2 Vai trò của chánh niệm trong mô hình ý định khởi sự kinh doanh xã hội Thông qua nghiên cứu định tính, Plaskoff (2012) đặt vấn đề dùng chánh niệm giải thích khởi sự kinh doanh xã hội như cách tích hợp trái tim và tâm trí, sự hội tụ của các hoạt động kinh doanh và tác động xã hội, và thực hiện tìm kiếm và giải quyết vấn đề sáng tạo và phi truyền thống. Chinchilla và Garcia (2017) lập luận rằng do bản chất mục tiêu kép của DNXH, chánh niệm là một đặc điểm quan trọng của ý định khởi sự kinh doanh xã hội. 2.5.4 Nhận thức hỗ trợ của xã hội (perceived social support - PSS) 2.5.4.1 Định nghĩa Trong bối cảnh khởi sự kinh doanh xã hội, nghiên cứu này tiếp cận theo khía cạnh sự hỗ trợ được nhận thức bởi những doanh nhân xã hội tiềm năng, với định nghĩa rút gọn của Hobfoll (1988): “Nhận thức hỗ trợ xã hội được định nghĩa là nhận thức của cá nhân về những tương tác hoặc mối quan hệ xã hội cung cấp cho họ sự trợ giúp thực sự hoặc nhúng họ vào một hệ thống xã hội cung cấp các giá trị cần thiết”. 2.5.4.2 Vai trò của nhận thức hỗ trợ xã hội trong mô hình khởi sự kinh doanh xã hội Các cá nhân khi nhận được nhiều hỗ trợ từ môi trường xung quanh, họ có nhiều khả năng bắt đầu kinh doanh hơn (Hockerts, 2017; Ip và cộng sự, 2017). 2.5.5 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết Với lý thuyết nền được sử dụng là SCCT, mô hình nghiên giải thích ý định khởi sự kinh doanh xã hội như là một lựa chọn nghề nghiệp của một cá nhân. Tiếp cận này gợi ý quá trình ra quyết định trở thành doanh nhân xã hội bị ảnh hưởng bởi đặc điểm cá nhân và các yếu tố môi trường. Những yếu tố này là nguồn gốc của nhận thức năng lực, kỳ vọng kết quả và ý định hành động (Lent và cộng sự, 1994). 2.5.5.1 Nhận thức năng lực khởi sự kinh doanh xã hội (Social entrepreneurial self– efficacy - SEF) H1.1: Nhận thức năng lực khởi sự kinh doanh xã hội (SEF) tác động tích cực đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội (SEI).
  13. 11 2.5.5.2 Kỳ vọng kết quả từ khởi sự kinh doanh xã hội (social outcome expectations - SOE) Giả thuyết H1.2: Kỳ vọng kết quả từ khởi sự kinh doanh xã hội (SOE) có tác động tích cực lên ý định khởi sự kinh doanh xã hội (SEI). Giả thuyết H1.3: Nhận thức năng lực khởi sự kinh doanh xã hội (SEF) ảnh hưởng tích cực lên kỳ vọng kết quả khởi sự kinh doanh xã hội (SOE). 2.5.5.3 Ảnh hưởng của đặc điểm cảm hứng trong mô hình khởi sự kinh doanh xã hội Giả thuyết H2.1: Cảm hứng (INS) có ảnh hưởng tích cực lên ý định khởi sự kinh doanh xã hội (SEI). Giả thuyết H2.2: Cảm hứng (INS) có ảnh hưởng tích cực lên nhận thức năng lực khởi sự kinh doanh xã hội (SEF) Giả thuyết H2.3: Cảm hứng (INS) có ảnh hưởng tích cực lên kỳ vọng kết quả khởi sự kinh doanh xã hội (SOE). 2.5.5.4 Ảnh hưởng của đặc điểm chánh niệm trong mô hình ý định khởi sự kinh doanh xã hội đề xuất H3.1: Chánh niệm (MFN) có tác động tích cực đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội H3.2: Chánh niệm (MFN) có tác động tích cực đến nhận thức năng lực khởi sự kinh doanh xã hội (SEF). H3.3: Chánh niệm (MFN) có tác động tích cực đến kỳ vọng kết quả từ khởi sự kinh doanh xã hội (SOE). 2.5.5.5 Ảnh hưởng của nhận thức hỗ trợ xã hội trong mô hình ý định khởi sự kinh doanh xã hội đề xuất Giả thuyết 4.1: Nhận thức hỗ trợ xã hội (PSS) ảnh hưởng tích cực lên các ý định kinh doanh xã hội. Giả thuyết 4.2: Nhận thức hỗ trợ xã hội (PSS) ảnh hưởng tích cực lên nhận thức năng lực khởi sự kinh doanh xã hội (SEF). Giả thuyết 4.3: Nhận thức hỗ trợ xã hội (PSS) ảnh hưởng tích cực lên kỳ vọng kết quả khởi sự kinh doanh xã hội (SOE). 2.5.5.6 Tác động trung gian của nhận thức năng lực và kỳ vọng kết quả Giả thuyết H5.1a: Nhận thức năng lực làm trung gian mối quan hệ từ cảm hứng đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Giả thuyết H5.1b: Kỳ vọng kết quả làm trung gian mối quan hệ từ cảm hứng đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Giả thuyết H5.2a: Nhận thức năng lực làm trung gian mối quan hệ từ chánh niệm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Giả thuyết H5.2b: Kỳ vọng kết quả làm trung gian mối quan hệ từ chánh niệm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Giả thuyết H5.3a: Nhận thức năng lực làm trung gian mối quan hệ từ nhận thức hỗ trợ xã hội đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Giả thuyết H5.3b: Kỳ vọng kết quả làm trung gian mối quan hệ từ nhận thức hỗ trợ xã hội đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. 2.5.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất
  14. 12 Ở cấp độ đầu tiên, ý định khởi sự kinh doanh xã hội bị ảnh hưởng tích cực bởi hai yếu tố là nhận thức năng lực khởi sự và kỳ vọng kết quả. Nhận thức năng lực khởi sự cũng ảnh hưởng tích cực đến kỳ vọng kết quả. Ở cấp độ thứ hai, sự liên quan đến các tác động từ các yếu tố cá nhân và ngữ cảnh lên ý định khởi sự kinh doanh xã hội, nhận thức năng lực khởi sự và kỳ vọng kết quả được xem xét. Các yếu tố tác động được nghiên cứu là cảm hứng, chánh niệm và nhận thức hỗ trợ xã hội. Hơn nữa, các mối quan hệ giữa các yếu tố cá nhân và ngữ cảnh với ý định được được giả thuyết là do nhận thức năng lực và kỳ vọng kết quả làm trung gian. Đối với các mối quan hệ trực tiếp giữa tất cả các yếu tố, mô hình nghiên cứu đề xuất được trình bày trong Hình 2.10. Cảm hứng (INS) H2.1 H2.2 H2.3 0.514 Nhận thức năng lực khởi sự KDXH H1.1 H3.2 (SEF) Ý định khởi Chánh niệm H3.1 sự KDXH (MFN) H1.3 (SEI) H3.3 H1.2 Kỳ vọng kết quả từ KDXH 0.649 (SOE) H4.2 H4.3 H4.1 Giả thuyết H5.1, H5.2, H5.3: Tác động trung Nhận thức hỗ gian của nhận thức năng lực bản thân và kỳ trợ xã hội vọng kết quả từ khởi sự kinh doanh xã hội (PSS) Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu chính thức của luận án (Nguồn: tác giả đề xuất) 3 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Giới thiệu 3.1 Tiếp cận nghiên cứu 3.1.1 Phương pháp nghiên cứu 3.1.2 Quy trình nghiên cứu Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ (định tính) 3.1.2.1 Bước 1: Tổng quan tài liệu có hệ thống, thiết lập mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, xây dựng thang đo nháp 1 3.1.2.2 Bước 2: Tiến hành thảo luận nhóm chuyên gia 3.1.2.3 Bước 3: Phỏng vấn thử Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức (định lượng)
  15. 13 3.1.2.4 Bước 4: Nghiên cứu định lượng Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Nghiên cứu sơ bộ (định tính) Nghiên cứu chính thức (định lượng) Vấn đề nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Tổng quan tài liệu có hệ thống (systematic literature review) Nghiên cứu Đánh giá độ tin định lượng cậy thang đo (N=502) Đề xuất mô hình Thang đo nghiên cứu nháp 1 Thảo luận Đánh giá độ Mô hình cấu nhóm (N=7) phân biệt và trúc tuyến tính Mô hình nghiên Thang đo hội tụ SEM cứu chính thức nháp 2 Phỏng vấn thử (N=30) Bảng câu Thảo luận và hỏi chính đề xuất hàm ý thức quản trị Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 3.2 Nghiên cứu định tính 3.2.1 Kết quả tổng quan tài liệu - Câu hỏi nghiên cứu: Lập kế hoạch “Các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý (planning) định khởi sự kinh doanh xã hội”. - Từ khóa “social”, “entrep*" and Scopus (138 bài), “intent*” Google Scholar (145 Tìm kiếm - Cơ sở dữ liệu Scopus, Google bài), (searching) Scholar, Microsoft Academic Microsoft Academic - Đến trước ngày 20/12/2020 (206 bài) - Loại bỏ trùng lắp Sàng lọc - Loại bỏ những bài báo không 51 bài báo (screening) phù hợp Phân tích (extraction) và - Mã hóa - Phân tích thống kê tổng hợp - Tổng hợp - Phân tích chủ đề (reporting) Hình 3.2: Quy trình tổng quan tài liệu (Nguồn: tác giả tổng hợp)
  16. 14 3.2.2 Kết quả thảo luận nhóm 3.2.2.1 Kế hoạch triển khai thảo luận nhóm 3.2.2.2 Kết quả thảo luận nhóm 3.2.2.3 Thang đo Cảm hứng (INS - Inspiration) Luận án sử dụng thang đo cảm hứng phát triển bởi Thrash và Elliot (2003). 3.2.2.4 Thang đo Chánh niệm (MFN - Mindfulness) Trong số tất cả các thang đo chánh niệm, thang đo nhận thức về chánh niệm (MAAS - Mindful Attention Awareness Scale) của (Brown & Ryan, 2003) được trích dẫn rộng rãi nhất (Park và cộng sự, 2013; Siegling & Petrides, 2014). 3.2.2.5 Thang đo Nhận thức hỗ trợ xã hội (PSS - perceived social support) Thang đo gồm 4 biến quan sát dựa trên nghiên cứu Hockerts (2015), được các chuyên gia nhất trí 100% về ngữ nghĩa diễn đạt. 3.2.2.6 Thang đo Ý định khởi sự kinh doanh xã hội (SEI - social entrepreneurship intention) Kế thừa từ thang đo ý định khởi sự trong lĩnh vực thương mại của Liñán và Chen (2009), thang đo ý định khởi sự kinh doanh xã hội bao gồm 6 biến quan sát. Kết quả thảo luận nhóm đề xuất một số các thay đổi cụ thể như: “Tôi sẽ cố gắng hết sức để bắt đầu và điều hành doanh nghiệp xã hội của riêng mình” thành “Tôi sẽ nỗ lực để khởi sự kinh doanh xã hội thành công”; “Tôi có ý định bắt đầu một doanh nghiệp xã hội một ngày nào đó” được sửa thành “Tôi có ý định khởi sự kinh doanh xã hội trong tương lai”. 3.2.2.7 Thang đo Nhận thức năng lực khởi sự kinh doanh xã hội (SEF - Social entrepreneurial self–efficacy) Nhận thức năng lực khởi sự kinh doanh xã hội của một cá nhân được đo lường thông qua thang đo của (Hockerts, 2017). Phát biểu “Giải quyết các vấn đề xã hội là điều mà mỗi chúng ta có thể đóng góp” được nhóm chuyên gia thảo luận và đạt được sự đồng thuận chung khi diễn tả thành “Giải quyết các vấn đề xã hội là điều mà mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm”. Phát biểu “Tôi có thể tìm ra cách giải quyết các vấn đề mà xã hội đang phải đối mặt” được bổ sung thêm từ “đang” để diễn đạt ý rõ hơn. 3.2.2.8 Thang đo Kỳ vọng kết quả từ khởi sự kinh doanh xã hội (SOE - social outcome expectations) Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo kỳ vọng kết quả kế thừa từ nghiên cứu của Krueger và cộng sự (2000) bao gồm 5 biến quan sát được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu khởi sự kinh doanh (Liguori và cộng sự, 2020). Các nội dung diễn giải chi tiết đã được các chuyên gia đồng thuận và điều chỉnh một số từ để diễn đạt rõ ràng hơn để thích hợp với ngữ cảnh DNXH và tạo thuận lợi cho người trả lời. Ở mục đo “bảo đảm cho gia đình (về tương lai cho người thân, xây dựng doanh nghiệp để kế thừa,...)” hai chuyên gia từ doanh nghiệp đều có ý kiến cho rằng cần thay đổi từ “kế thừa”. Họ cho rằng đây là sứ mệnh xã hội, nếu các thế hệ sau nối tiếp thì cần tiếp tục thực hiện. Sau cùng với sự thống nhất của 6/7 chuyên gia, mục đo này được điều chỉnh thành: “Bảo đảm cho gia đình (về tương lai cho người thân, gầy dựng doanh nghiệp để thế hệ sau có thể tiếp tục…)”. Riêng mục đo “sự căng thẳng, áp lực (stress)”, các chuyên gia đồng thuận cho rằng sự áp lực thôi thúc các doanh nhân xã hội chính là họ thực hiện được nguyện vọng của
  17. 15 mình, chính là thay đổi xã hội. Để làm rõ hơn, tác giả nhắc lại định nghĩa khởi sự kinh doanh xã hội được sử dụng ở những khía cạnh từ các tác động xã hội khác nhau như giải quyết việc làm (Vidal, 2005) đến giảm nghèo (Seelos & Mair, 2005) hoặc đôi khi là bảo vệ tài nguyên môi trường, phát triển bền vững (Salamzadeh và cộng sự, 2013). Sau khi nghe trình bày, nhóm thảo luận đồng ý với các hoạt động này. Do đó, qua thảo luận (được sự đồng thuận của 5/7 chuyên gia), biến quan sát “sự căng thẳng, áp lực (stress)” được diễn giải thành “Tác động xã hội (giải quyết việc làm, giảm nghèo, giữ gìn tài nguyên môi trường,…)”. 3.2.3 Kết quả phỏng vấn thử sơ bộ Qua nghiên cứu phỏng vấn thử 30 cá nhân có am hiểu về kinh doanh xã hội cho thấy các biến quan sát trong các thang đo đều đạt yêu cầu, các đáp viên đều hiểu và trả lời chính xác các câu hỏi trong bảng khảo sát. Các hình thức trình bày, dùng từ cũng không nhận được bất kỳ góp ý nào từ các đáp viên. Do đó, bảng câu hỏi (thang đo nháp thứ hai) với 39 biến quan sát được xác nhận và sử dụng trong nghiên cứu định lượng tiếp theo. Bảng câu hỏi khảo sát chính thức được trình bày trong Phụ lục 5. 3.3 Nghiên cứu định lượng 3.3.1 Đối tượng khảo sát Mẫu sử dụng trong nghiên cứu là tập hợp các cá nhân đã có những hiểu biết cơ bản về lĩnh vực này. Khung lấy mẫu bao gồm những người tham gia tham dự các chương trình khác nhau do SSEC tổ chức hoặc phối hợp tổ chức. 3.3.2 Phương pháp chọn mẫu Do những hạn chế như đã trình bày, phương pháp chọn mẫu thuận tiện được áp dụng cho nghiên cứu. Nghiên cứu này có 39 biến quan sát, chọn theo tỷ lệ 10/1 và số mẫu cần thiết là 390 mẫu, nằm trong khoảng tốt theo đề nghị của Tabachnick và cộng sự (2007). 3.3.3 Kỹ thuật xử lý dữ liệu Phân tích dữ liệu sử dụng phần mềm phiên bản Smart PLS 3.2.8. Trình tự thực hiện phân tích định lượng được tuân theo các bước được đề nghị bởi (Hair và cộng sự, 2019). Tóm tắt chương 3 4 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Giới thiệu 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu Bảng 4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu Tiêu chí Tần số Tỷ lệ Giới tính Nam 246 49,00% Nữ 256 51,00% Độ tuổi Dưới 25 191 38,05% 25 - 35 131 26,10% 36 - 45 120 23,90% Trên 45 60 11,95% Trình độ giáo Trung học phổ thông 38 7,57% dục Cao đẳng, Đại học 410 81,67%
  18. 16 Tiêu chí Tần số Tỷ lệ Sau đại học 54 10,76% Nghề nghiệp Sinh viên 167 33,27% Quản lý/Giám đốc 43 8,57% Nhân viên 131 26,10% Tự kinh doanh riêng 85 16,93% Khác 76 15,14% Kích thước mẫu 502 100,00% Nguồn: Kết quả thống kê mẫu khảo sát 4.2 Đánh giá mô hình đo lường 4.2.1 Kiểm định độ hội tụ và độ tin cậy nhất quán nội tại 4.2.2 Kiểm định giá trị phân biệt giữa các cấu trúc trong mô hình nghiên cứu Hình 4.1: Kết quả phân tích mô hình đo lường Nguồn: Kết quả nghiên cứu 4.3 Đánh giá mô hình cấu trúc 4.3.1 Đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến 4.3.2 Đánh giá hệ số xác định (R2) và hệ số tác động (f2) 4.3.3 Đánh giá năng lực dự báo (Q2) 4.4 Đánh giá mối quan hệ và kiểm định giả thuyết nghiên cứu Bảng 4.2. Kết quả Bootstrapping mô hình cấu trúc và kiểm định giả thuyết Giả Mức độ tác Độ lệch t- Mối quan hệ p-value Kết quả thuyết động (β) chuẩn value H1.1 SEF -> SEI 0,324 0,056 5,830 0,000** Chấp nhận
  19. 17 Giả Mức độ tác Độ lệch t- Mối quan hệ p-value Kết quả thuyết động (β) chuẩn value H1.2 SOE -> SEI 0,184 0,061 2,994 0,003** Chấp nhận H1.3 SEF -> SOE 0,107 0,050 2,144 0,032** Chấp nhận H2.1 INS -> SEI 0,165 0,074 2,243 0,025** Chấp nhận H2.2 INS -> SEF 0,170 0,071 2,380 0,017** Chấp nhận H2.3 INS -> SOE 0,184 0,078 2,357 0,018** Chấp nhận H3.1 MFN -> SEI 0,162 0,080 2,032 0,042** Chấp nhận H3.2 MFN -> SEF 0,158 0,076 2,091 0,037** Chấp nhận H3.3 MFN -> SOE 0,358 0,076 4,688 0,000** Chấp nhận H4.1 PSS -> SEI 0,127 0,055 2,302 0,021** Chấp nhận H4.2 PSS -> SEF 0,484 0,053 9,139 0,000** Chấp nhận H4.3 PSS -> SOE 0,217 0,067 3,223 0,001** Chấp nhận Nguồn: Kết quả nghiên cứu 4.5 Kiểm tra tác động trung gian Bảng 4.3. Kết quả kiểm định các giả thuyết trung gian Phát biểu giả thuyết Kết quả H5.1a Nhận thức năng lực làm trung gian mối quan hệ từ cảm hứng đến Chấp nhận ý định khởi sự kinh doanh xã hội (INS -> SEF -> SEI) H5.1b Kỳ vọng kết quả làm trung gian mối quan hệ từ cảm hứng đến ý Bác bỏ định khởi sự kinh doanh xã hội (INS -> SOE -> SEI) H5.2a Nhận thức năng lực làm trung gian mối quan hệ từ chánh niệm đến Bác bỏ ý định khởi sự kinh doanh xã hội (MFN -> SEF -> SEI). H5.2b Kỳ vọng kết quả làm trung gian mối quan hệ từ chánh niệm đến ý Chấp nhận định khởi sự kinh doanh xã hội (MFN -> SOE -> SEI). H5.3a Nhận thức năng lực làm trung gian mối quan hệ từ nhận thức hỗ Chấp nhận trợ xã hội đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội (PSS -> SEF -> SEI). H5.3b Kỳ vọng kết quả làm trung gian mối quan hệ từ nhận thức hỗ trợ Chấp nhận xã hội đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội (PSS -> SEF -> SEI). Nguồn: Kết quả nghiên cứu 4.6 Đánh giá sự ảnh hưởng của nghề nghiệp đến mô hình khởi sự kinh doanh xã hội Kết quả từ bảng 4.10 cho thấy, đối với cả nhóm Sinh viên và nhóm Nhân viên/chuyên viên cho thấy mối quan hệ giữa cảm hứng và ý định khởi sự kinh doanh xã hội đều không có ý nghĩa thống kê ở mức 95%. Sự khác biệt có ý nghĩa được tìm thấy giữa hai nhóm bao gồm: ảnh hưởng của cảm hứng đến nhận thức năng lực khởi sự (INS -> SEF: Δβ= 0,404; p=0,005), ảnh hưởng của chánh niệm lên ý định khởi sự kinh doanh xã hội (MFN -> SEI: Δβ= -0,482; p=0,003), nhận thức hỗ trợ xã hội lên ý định khởi sự kinh doanh xã hội (PSS -> SEI: Δβ= 0,228; p= 0,035). Kết quả từ Bảng 4.11 cho thấy, đối với cả nhóm Sinh viên và nhóm Nhà quản lý/Giám đốc/Người tự kinh doanh thì chánh niệm, mối quan hệ giữa kỳ vọng kết quả với ý định khởi
  20. 18 sự kinh doanh xã hội không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Sự khác biệt có ý nghĩa được tìm thấy giữa hai nhóm bao gồm: ảnh hưởng của cảm hứng đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội (INS -> SEI: Δβ = -0,489; p =0,029), ảnh hưởng của chánh niệm lên nhận thức năng lực (MFN -> SEF: Δβ = -0,499; p = 0,021), nhận thức hỗ trợ xã hội lên ý định khởi sự kinh doanh xã hội (PSS -> SEI: Δβ = 0,231; p = 0,037). Sự khác biệt về mối quan hệ nhận thức năng lực đến kỳ vọng kết quả mặc dù có ý nghĩa thống kê (p=0,001) nhưng lại không mang ý nghĩa giải thích do không dẫn đến việc hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Kết quả từ Bảng 4.12 cho thấy, đối cả với nhóm Nhân viên/chuyên viên và nhóm Nhà quản lý/Giám đốc/Tự kinh doanh thì mối quan hệ giữa nhận thức hỗ trợ xã hội và ý định khởi sự kinh doanh xã hội đều không có ý nghĩa thống kê ở mức 95%. Sự khác biệt có ý nghĩa được tìm thấy giữa hai nhóm bao gồm: ảnh hưởng của cảm hứng đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội (INS -> SEI: Δβ= -0,644; p = 0,005), ảnh hưởng của chánh niệm lên ý định khởi sự kinh doanh xã hội (MFN -> SEI: Δβ= 0,353; p=0,046). Sự khác biệt về mối quan hệ nhận thức năng lực đến kỳ vọng kết quả mặc dù có ý nghĩa thống kê (p=0,002) nhưng lại không mang ý nghĩa giải thích do không dẫn đến việc hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội. 4.7 Đánh giá sự khác biệt giữa giới tính trong mô hình khởi sự kinh doanh xã hội Kết quả từ Bảng 4.13 cho thấy, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% được tìm thấy giữa hai nhóm nam và nữ bao gồm: ảnh hưởng của cảm hứng đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội (INS -> SEI: Δβ=0,312; p =0,024), nhận thức hỗ trợ xã hội lên ý định khởi sự kinh doanh xã hội (PSS -> SEI: Δβ= -0,299; p =0,002) và nhận thức năng lực lên ý định khởi sự kinh doanh xã hội (SEF -> SEI: Δβ=-0,293; p =0,002). 4.8 Thảo luận kết quả nghiên cứu 4.8.1 Mô hình dựa trên Lý thuyết SCCT và các thành phần trong bối cảnh khởi sự kinh doanh xã hội Kết quả từ luận án cho thấy thứ tự tác động của các thành phần lý thuyết SCCT lên ý định lần lượt là nhận thức năng lực KSKD (β= 0,324), kỳ vọng kết quả (β= 0,184). Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Aure và cộng sự (2019) cho thấy sự khác biệt khá lớn. Trong nghiên cứu của họ, kỳ vọng kết quả (β=0,261) có ảnh hưởng quan trọng đến ý định KSKD xã hội, kế đó mới là nhận thức năng lực khởi sự với sự ảnh hưởng khá khiêm tốn (β=0,090). Ngoài ra, trong mô hình của Aure và cộng sự (2019), mức độ giải thích về ý định KSKD xã hội (R2=0,395) cũng khác biệt so với kết quả nghiên cứu từ luận án (R2=0,649). Sự khác biệt này có thể được lý giải từ những khác biệt do đối tượng khảo sát và bối cảnh xã hội, thể chế hỗ trợ khác nhau giữa hai nghiên cứu (Sahasranamam & Nandakumar, 2020). Trong nghiên cứu của họ, đối tượng khảo sát là sinh viên trong khi luận án tiếp cận đối tượng tham gia được mở rộng bao gồm nhiều thành phần nghề nghiệp khác nhau (bao gồm cả sinh viên). Hơn nữa, các đối tượng tham gia khảo sát trong nghiên cứu này đã có sự hiểu biết nhất định về DNXH, khác với đối tượng sinh viên trong nghiên cứu của Aure và cộng sự (2019). Các lập luận trên cho thấy mô hình nghiên cứu đề xuất có năng lực giải thích tốt trong lĩnh vực KSKD xã hội. 4.8.2 Nhận thức hỗ trợ xã hội Phân tích cho thấy nhận thức hỗ trợ xã hội là một yếu tố dự báo mạnh mẽ về nhận thức năng lực khởi sự. Điểm phát hiện này lý giải sự hỗ trợ của xã hội chưa phải là yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ cho ý định khởi sự kinh doanh xã hội ở các quốc gia có nền kinh tế mới nổi như
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2