intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định" được nghiên cứu với mục tiêu: Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định, từ đó đưa ra các hàm ý chính sách nhằm nâng cao NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG NGUYỄN TRẦN THI NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9340101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đỗ Ngọc Mỹ Phản biện 1: ……………………………………………… Phản biện 2 ……………………………………………… Phản biện 3: ……………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng vào hồi giờ ngày tháng năm 2023 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Khoa học Tổng hợp - Thư viện Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  3. DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Trần Thi và cộng sự (2017). Liên kết phát triển du lịch của Bình Định với các địa phương. Tạp chí Kinh tế và Dự báo – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số 27 (9/2017), tr. 27- 30. ISSN: 0866-7120 2. Nguyễn Trần Thi (2021). Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định. Tạp chí Công thương, số 27 (12/2021), tr. 278-282. ISSN: 0866-7756 3. Nguyễn Trần Thi và Đỗ Ngọc Mỹ (2022). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định. Tạp chí Công thương, số 16 (6/2022), tr. 133-138. ISSN: 0866- 7756
  4. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong bối cảnh nước ta đang trong tiến trình hội nhập các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới một cách sâu và toàn diện, vai trò của các DN và NLCT của các DN là hết sức quan trọng. Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, du lịch tỉnh Bình Định phát triển nhanh, trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế sau: Một số địa phương chưa quan tâm đúng mức cho phát triển du lịch; một số dự án đã cấp phép nhưng triển khai chậm; các loại hình vui chơi, giải trí phục vụ du khách còn hạn chế; sản phẩm du lịch chưa đa dạng. Nhiều địa bàn du lịch tiềm năng, tài nguyên du lịch có giá trị, nhất là tài nguyên du lịch văn hóa chưa được phát huy. Các DN lữ hành tại tỉnh đa số có quy mô nhỏ, chưa thiết lập hệ thống văn phòng đại diện tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, khu vực Tây Nguyên... nhằm quảng bá du lịch Bình Định và tạo thành các đầu mối kết nối khách; công tác giới thiệu, quảng bá xúc tiến du lịch có lúc, có nơi còn triển khai theo cách rập khuôn, chưa đồng bộ. Đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch trên địa bàn nhìn chung còn thiếu và yếu; vai trò của Hiệp hội Du lịch chưa được phát huy đúng mức và toàn diện... Nghị quyết cũng đã đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, trong đó vấn đề phát triển du lịch bền vững là vấn đề hết sức được quan tâm.
  5. 2 Vậy các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định cần phải làm gì để nâng cao NLCT của mình trong bối cảnh phát triển du lịch bền vững hiện nay. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định nhằm đánh giá thực trạng và xác định những nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN này là cần thiết. Khoảng trống nghiên cứu Thứ nhất, chưa tìm thấy nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển du lịch bền vững và NLCT của DN KDDL. Thứ hai, chưa tìm thấy nghiên cứu về tác động trực tiếp và tác động gián tiếp của các nhân tố (biến độc lập), thông qua việc kiểm định vai trò của phát triển du lịch bền vững (biến trung gian) đến NLCT của các DN KDDL (biến phụ thuộc). Thứ ba, chưa tìm thấy nghiên cứu về NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định” làm luận án tiến sĩ kinh tế. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định, từ đó đưa ra các hàm ý chính sách nhằm nâng cao NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đối tượng nghiên
  6. 3 cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL. Về đối tượng khảo sát của đề tài: Giám đốc, phó giám đốc hoặc những người được giám đốc ủy quyền tham gia tác nghiệp trực tiếp nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý công việc, điều hành DN và phải hiểu được tình hình kinh doanh của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. Phạm vi thời gian: Dữ liệu sơ cấp được tổng hợp từ hai chương trình nghiên cứu sơ bộ đối với 200 DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định từ tháng 12 năm 2018 đến tháng 01 năm 2019. Chương trình khảo sát chính thức được thực hiện với 315 DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định từ tháng 12 năm 2021 đến tháng 03 năm 2022. Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL như: Cơ sở lý thuyết về NLCT của DN KDDL, quan điểm về NLCT của DN, các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DN KDDL, các hàm ý quản trị nâng cao NLCT của các DN KDDL. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (định tính kết hợp với định lượng). 1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1.5.1. Về mặt học thuật Một là, đề tài xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến
  7. 4 NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định; Hai là, đề tài thực hiện cách tiếp cận đa chiều (thực hiện đo lường trực tiếp và gián tiếp), trong việc đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. Ba là, xác định và chứng minh vai trò trung gian của nhân tố Phát triển du lịch bền vững trong mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc NLCT của các DN KDDL. Bên cạnh đó, bổ sung thang đo lường Phát triển du lịch bền vững đề các nghiên cứu trong tương lai có thể kế thừa. Đây là đóng góp mới của đề tài. Bốn là, đề tài điều chỉnh thang đo NLCT DN và các thành phần của nó cho trường hợp các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định, giúp bổ sung vào hệ thống thang đo lý thuyết. 1.5.2. Về mặt thực tiễn Một là, đề tài giúp các nhà quản lý, điều hành các DN KDDL, nhà hoạch định chính sách về phát triển và KDDL tỉnh Bình Định có được cái nhìn mới, tổng quan về ngành du lịch và NLCT của các DN KDDL tỉnh Bình Định. Từ đó có những định hướng, chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh trở thành một ngành kinh tế quan trọng, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định. Hai là, đề tài đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. 1.6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Luận án được kết cấu thành 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu; Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu; Chương 3: Thiết kế nghiên cứu; Chương 4: Kết quả nghiên cứu; Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị.
  8. 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1.1. Cạnh tranh Từ những quan niệm của Neufeldt (1996), Michael Porter (1996), có thể đưa ra khái niệm chung trong khoa học kinh tế: Cạnh tranh là sự đua tranh giữa các chủ thể kinh doanh nhằm chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng và các điều kiện thuận lợi trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 2.1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp NLCT của DN là một khái niệm đa chiều, bao gồm nhiều nhân tố cần xem xét. Trong đó việc xác định những nhân tố này và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến NLCT của DN là hết sức cần thiết. Thông qua những nhân tố này, DN có thể cải thiện và nâng cao NLCT của DN mình. Theo quan điểm của tác giả, NLCT của DN là khả năng khai thác tốt những nhân tố sản xuất để thu về hiệu quả kinh tế cao và bền vững, mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm củng cố và nâng cao sức cạnh tranh của DN so với các đối thủ. 2.1.3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh du lịch Theo Chương V của Luật Du lịch 2017 về Kinh doanh Du lịch, DN KDDL là các DN kinh doanh dịch vụ lữ hành, DN kinh doanh vận tải khách du lịch, DN kinh doanh lưu trú du lịch và các DN kinh doanh dịch vụ du lịch khác (dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm, dịch vụ thể thao, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch).
  9. 6 Hiện nay đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về NLCT của DN du lịch. NLCT của DN du lịch luôn gắn liền và có vai trò quan trọng đối với NLCT của điểm đến tại địa phương đó. Từ những quan điểm về NLCT của DN nói chung và DN du lịch nói riêng của các nghiên cứu trên, quan điểm của tác giả về NLCT của DN KDDL như sau: NLCT của DN KDDL là việc nâng cao khả năng cạnh tranh của DN so với những đối thủ, khai thác và tận dụng tối đa mọi lợi thế của DN để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng, đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả, duy trì được chỗ đứng trên thị trường, hội nhập và tăng trưởng ổn định trong tương lai. 2.1.4. Một số quan điểm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Một số quan điểm về NLCT của DN như: Quan điểm dựa vào lợi thế cạnh tranh; Quan điểm cạnh tranh dựa vào nguồn lực và cách tiếp cận năng lực cốt lõi; Quan điểm cạnh tranh dựa trên định hướng thị trường. Bên cạnh các quan điểm về cạnh tranh nêu trên, có rất nhiều quan điểm khác về NLCT của DN được các nhà nghiên cứu đưa ra. Xét khía cạnh nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DN trong nên kinh tế toàn cầu hóa hiện nay, tác giả lựa chọn tích hợp nhiều quan điểm về NLCT của DN để nghiên cứu nhằm xem xét đầy đủ các tác động giữa các yếu tố nội lực và ngoại lực của một DN, đặc biệt các DN KDDL là các DN có độ mở của thị trường cao. 2.2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN 2.2.1. Một số nghiên cứu ngoài nước
  10. 7 Các nghiên cứu ngoài nước về NLCT điểm đến như Ritchie và Crouch (1993); Tanja Mihalic (2000); Dwyer, Livaic và Mellor (2003); Craigwell (2007); Mechinda và cộng sự (2010); Serrato, Valenzuela và Rayas (2013); Mazurek (2014); Christopher Nyanga, Jaloni Pansiri và Delly Chatibura (2019). Các nghiên cứu về NLCT của các DN KDDL như: Henry Tsai, Haiyan Song và Kevin K. F. Wong (2008); Lee và King (2009); Ivanovic, Mikinac và Perman (2011); Williams và Hare (2012); Review, Assistant, và Dubrovnik (2013); Theodore Metaxas, Athina Economou (2016); Daniel Adrian Gârdan và cộng sự (2020). Đa phần các nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả hoặc phân tích nhân tố khám phá để phân tích về NLCT điểm đến du lịch, hoặc là xây dựng các bộ tiêu chí đánh giá NLCT của điểm đến du lịch. Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL còn nhiều khoảng trống nghiên cứu. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, vấn đề phát triển du lịch bền vững được quan tâm, đây cũng là một nhân tố cần được xem xét và đánh giá các mối quan hệ tương quan trong việc nâng cao NLCT của DN KDDL. 2.2.2. Một số nghiên cứu trong nước NLCT các DN du lịch được nhiều tác giả trong nước nghiên cứu như: Nguyễn Cao Trí (2011); Phạm Hải Yến (2013); Trần Bảo An và cộng sự (2014); Nguyễn Thành Long (2016); Phan Thị Thanh Trúc (2016); Nguyễn Quyết Thắng, Nguyễn Thành Long và Nguyễn Thanh Lâm (2019). Đối các nghiên cứu về du lịch tỉnh Bình Định, trong thời gian gần đây
  11. 8 có một số công trình nghiên cứu điển hình sau: Nguyễn Ngọc Tiến (2015); Đỗ Ngọc Mỹ và cộng sự (2017). Đa phần là các nghiên cứu định tính, sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích số liệu thứ cấp và đề xuất giải pháp. Đối với các nghiên cứu về du lịch tỉnh Bình Định, đa số các nghiên cứu tập trung vào đánh giá sự hài lòng khách du lịch, nghiên cứu điểm đến và đặc trưng du lịch..., chưa có một nghiên cứu nào về NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. 2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Trên cơ sở lý thuyết từ các công trình nhiên cứu trước về NLCT, tác giả đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định gồm 09 nhân tố: (1) Cạnh tranh về giá; (2) Năng lực marketing; (3) Năng lực tổ chức, quản lý; (4) Thương hiệu; (5) Phát triển du lịch bền vững; (6) Chất lượng sản phẩm, dịch vụ; (7) Nguồn nhân lực; (8) Môi trường điểm đến; (9) Trách nhiệm xã hội. Trong đó, nhân tố Phát triển du lịch bền vững đóng vai trò là biến trung gian. Các giả thuyết nghiên cứu: H1: Khả năng cạnh tranh về giá ảnh hưởng cùng chiều (+) đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. H2: Năng lực marketing có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. H3: Năng lực tổ chức, quản lý ảnh hưởng cùng chiều (+) đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. H4: Thương hiệu ảnh hưởng cùng chiều (+) đến NLCT của
  12. 9 các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. H5: Phát triển du lịch bền vững ảnh hưởng cùng chiều (+) đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. H6: Chất lượng sản phẩm, dịch vụ ảnh hưởng cùng chiều (+) đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. H7: Chất lượng sản phẩm, dịch vụ ảnh hưởng cùng chiều (+) đến Phát triển du lịch bền vững. H8: Nguồn nhân lực ảnh hưởng cùng chiều (+) đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. H9: Nguồn nhân lực ảnh hưởng cùng chiều (+) đến Phát triển du lịch bền vững. H10: Môi trường điểm đến ảnh hưởng cùng chiều (+) đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. H11: Môi trường điểm đến ảnh hưởng cùng chiều (+) đến Phát triển du lịch bền vững. H12: Trách nhiệm xã hội ảnh hưởng cùng chiều (+) đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. H13: Trách nhiệm xã hội ảnh hưởng cùng chiều (+) đến Phát triển du lịch bền vững. CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (định tính kết hợp với định lượng) và được chia thành 03 giai đoạn, cụ thể như sau:
  13. 10 Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính, thảo luận nhóm là 07 chuyên gia, nhà nghiên cứu có kinh nghiệm về DN và ngành du lịch tỉnh Bình Định. Hoàn thiện mô hình nghiên cứu, thang đo, biến quan sát và xây dựng dàn bài thảo luận nhóm chuyên gia lần 2 với 30 chuyên gia tại các trường đại học, cơ quan chuyên môn, DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng sơ bộ. Những hoạt động chủ yếu trọng bước này là: (1) điều tra sơ bộ, (2) đánh giá sơ bộ độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp phân tích Cronbach Alpha, (3) phân tích nhân tố khám phá (EFA) và (4) thiết lập bảng câu hỏi cho chương trình điều tra chính thức Giai đoạn 3: Nghiên cứu chính thức (sử dụng phương pháp định lượng kết hợp phương pháp định tính sau định lượng) Nội dung chính được thực hiện trong bước nghiên cứu này là: (1) đánh giá sơ bộ độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp phân tích Cronbach Alpha, (2) phân tích nhân tố khám phá (EFA), (3) phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và (4) mô hình nghiên cứu được kiểm định bằng phân tích mô hình hóa cấu trúc tuyến tính (SEM). Bên cạnh đó, tác giả tiến hành các kiểm định biến trung gian và kiểm định sự khác biệt để đạt được mục tiêu nghiên cứu ban đầu đã đề ra. Tiến hành bước nghiên cứu định tính tiếp theo bằng việc tổ chức hội thảo khoa học gồm các chuyên gia tại các trường đại học, cơ quan chuyên môn, DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định để diễn giải và minh chứng cho các luận điểm rút ra từ nghiên cứu định lượng.
  14. 11 3.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (định tính kết hợp với định lượng). Nghiên cứu định tính thông qua thảo luận nhóm chuyên gia. Nghiên cứu định lượng thông qua 02 cuộc khảo sát: Nghiên cứu định lượng sơ bộ với khảo sát 200 DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định; Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện với 315 DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. 3.3. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH 3.3.1. Nghiên cứu định tính điều chỉnh mô hình nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất và hình thành dàn bài thảo luận nhóm chuyên gia lần 1. Sau khi hình thành xong bảng câu hỏi thảo luận nhóm chuyên gia, tiến hành thảo luận nhóm chuyên gia và thu thập ý kiến. Cách thức tiến hành thảo luận nhóm được thực hiện thông qua buổi hội thảo khoa học, được tổ chức vào 13 giờ 30 phút, ngày 04 tháng 9 năm 2018, tại Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định. Đối tượng thảo luận nhóm là 07 chuyên gia, nhà nghiên cứu có kinh nghiệm về DN và ngành du lịch tỉnh Bình Định. Nội dung thảo luận nhóm chuyên gia xoay quanh các thành phần trong từng yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DN KDDL tỉnh Bình Định. ❖ Kết quả nghiên cứu định tính điều chỉnh mô hình nghiên cứu: Dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả và kết quả nghiên cứu định tính thảo luận chuyên gia, mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL trên địa
  15. 12 bàn tỉnh Bình Định gồm 09 nhân tố: (1) Cạnh tranh về giá; (2) Năng lực marketing; (3) Năng lực tài chính; (4) Năng lực tổ chức, quản lý; (5) Thương hiệu; (6) Phát triển du lịch bền vững; (7) Chất lượng sản phẩm, dịch vụ; (8) Nguồn nhân lực; (9) Môi trường điểm đến; (10) Trách nhiệm xã hội; (11) Cơ chế chính sách địa phương. Trong đó, nhân tố Phát triển du lịch bền vững đóng vai trò là biến trung gian. 3.3.2. Nghiên cứu định tính hoàn thiện thang đo Sau khi tiến hành thảo luận nhóm chuyên gia lần 1, tác giả hoàn thiện mô hình nghiên cứu, xây dựng dàn bài thảo luận nhóm chuyên gia lần 2 nhằm hoàn thiện thang đo và biến quan sát. Đối tượng thảo luận nhóm là 30 chuyên gia tại các trường đại học, cơ quan chuyên môn, DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. Cách thức tiến hành thông qua cuộc hẹn thảo luận nhóm trực tiếp, các tài liệu và câu hỏi được gửi trước đến các chuyên gia thông qua các điều tra viên của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Bình Định. Nội dung thảo luận nhóm chuyên gia, thảo luận nhóm xoay quanh các thành phần trong từng yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DN KDDL tỉnh Bình Định dựa trên nền các thành phần thang đo góc rút ra từ nghiên cứu tài liệu, các công trình nghiên cứu trước đó. Thời gian thực hiện tiến hành từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2018. 3.4. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ 3.4.1. Chương trình nghiên cứu định lượng sơ bộ Đối tượng khảo sát: là cá nhân giữ các chức vụ lãnh đạo DN: giám đốc, phó giám đốc hoặc những người được giám đốc
  16. 13 ủy quyền tham gia tác nghiệp trực tiếp nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý công việc, điều hành DN và phải hiểu được tình hình kinh doanh của DN. Kích thước mẫu: Cỡ mẫu đối với nghiên cứu sơ bộ là 200, để đảm bảo số lượng phiếu thu về hợp lệ, tác giả tiến hành khảo sát 219 mẫu. Phương pháp khảo sát: Điều tra khảo sát bằng bảng câu hỏi. Phương pháp chọn mẫu: Sử dụng phương pháp lấy mẫu phi xác suất, thuận tiện. Thời gian tiến hành khảo sát: Tháng 12/2018 đến 01/2019. 3.4.2. Phương pháp đánh giá thang đo sơ bộ Kết quả nghiên cứu sơ bộ sẽ được mã hóa và đánh giá độ tin cậy (Cronbach's alpha) và phân tích nhân tố khám phá (EFA). 3.4.3. Kết quả đánh giá thang đo sơ bộ Đối với nghiên cứu định lượng sơ bộ, số phiếu phát ra là 219 phiếu, mỗi DN 01 phiếu. Số phiếu thu về là 209 phiếu và số phiếu hợp lệ là 200 phiếu.Kết quả cho thấy Mô hình nghiên cứu chính thức các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định gồm 09 nhân tố với 54 biến quan sát và 01 nhân tố NLCT chung của DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định với 05 biến quan sát. 3.5. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC 3.5.1. Chương trình nghiên cứu chính thức Kích thước mẫu: Mô hình nghiên cứu chính thức có 11 nhân tố với 54 biến quan sát và thang đo NLCT với 05 biến
  17. 14 quan sát. Như vậy kích thức mẫu tối thiểu là 295 mẫu (theo Hair, 1998). Trong luận án này, tác giả lựa chọn cỡ mẫu là 318 mẫu. Đối tượng khảo sát: là giám đốc, phó giám đốc hoặc những người được giám đốc ủy quyền tham gia tác nghiệp trực tiếp nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý công việc, điều hành DN và phải hiểu được tình hình kinh doanh của DN. Phương pháp chọn mẫu: Sử dụng phương pháp lấy mẫu xác suất, phân tầng. Phương pháp khảo sát: Điều tra khảo sát bằng bảng câu hỏi. Thời gian tiến hành khảo sát: Tháng 12/2021 đến 03/2022. 3.5.2. Phương pháp đánh giá thang đo chính thức Dữ liệu thu thập được đánh giá bằng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và phương pháp mô hình hóa cấu trúc tuyến tính (SEM). 3.6. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Mô hình nghiên cứu chính thức gồm 09 nhân tố: (1) Cạnh tranh về giá; (2) Năng lực marketing; (3) Năng lực tài chính; (4) Năng lực tổ chức, quản lý; (5) Thương hiệu; (6) Phát triển du lịch bền vững; (7) Chất lượng sản phẩm, dịch vụ; (8) Nguồn nhân lực; (9) Môi trường điểm đến; (10) Trách nhiệm xã hội; (11) Cơ chế chính sách địa phương. Trong đó, nhân tố Phát triển du lịch bền vững đóng vai trò là biến trung gian.
  18. 15 Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu chính thức Nguồn: Kết quả phân tích EFA Mô hình có với 54 biến quan sát và 01 nhân tố NLCT chung của DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định với 05 biến quan sát. Các giả thuyết nghiên cứu: H1: Khả năng cạnh tranh về giá ảnh hưởng cùng chiều (+) đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. H2: Năng lực marketing có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. H3: Năng lực tài chính có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định.
  19. 16 H4: Năng lực tổ chức, quản lý ảnh hưởng cùng chiều (+) đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. H5: Thương hiệu ảnh hưởng cùng chiều (+) đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. H6: Phát triển du lịch bền vững ảnh hưởng cùng chiều (+) đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. H7: Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch ảnh hưởng cùng chiều (+) đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. H8: Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch ảnh hưởng cùng chiều (+) đến Phát triển du lịch bền vững. H9: Nguồn nhân lực ảnh hưởng cùng chiều (+) đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. H10: Nguồn nhân lực ảnh hưởng cùng chiều (+) đến Phát triển du lịch bền vững. H11: Môi trường điểm đến ảnh hưởng cùng chiều (+) đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. H12: Môi trường điểm đến ảnh hưởng cùng chiều (+) đến Phát triển du lịch bền vững. H13: Trách nhiệm xã hội ảnh hưởng cùng chiều (+) đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. H14: Trách nhiệm xã hội ảnh hưởng cùng chiều (+) đến Phát triển du lịch bền vững. H15: Cơ chế chính sách của địa phương ảnh hưởng cùng chiều (+) đến NLCT của các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định. H16: Cơ chế chính sách của địa phương ảnh hưởng cùng chiều (+) đến Phát triển du lịch bền vững.
  20. 17 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC Số phiếu phát ra là 318 phiếu, mỗi DN 01 phiếu. Số phiếu thu về và hợp lệ là 315 phiếu (đạt tỷ lệ 99,06%). Đa số các DN được khảo sát có tổng số lao động từ 50 lao động trở xuống, chiếm tỷ lệ 78,1%. DN có từ 51 đến 100 lao động chiếm tỷ lệ 14,0%. DN có số lao động trên 100 chiếm tỷ lệ 7,9%. Tổng nguồn vốn DN từ 3 tỷ trở xuống chiếm tỷ lệ 64,1%, từ trên 3 tỷ đến 50 tỷ chiếm tỷ lệ 29,2% và trên 50 tỷ chiếm tỷ lệ 6,7%. Số lượng DNTN chiếm 34,3%, Công ty TNHH chiếm 45,7%. Công ty Cổ phần chiếm 7,6% và loại hình DN khác chiếm 12,4%. Có 83,2% DN KD dịch vụ lưu trú; 8,9% DN KD dịch vụ lữ hành nội địa; 3,5% DN KD dịch vụ lữ hành quốc tế và 4,4% DN KD dịch vụ khác như ăn uống, mua sắm phục vụ khách du lịch đạt chuẩn. Tỷ lệ người được khảo sát có thời gian làm việc trong ngành KDDL dưới 1 năm là 20,3%; từ 1 năm đến dưới 3 năm là 31,4%; từ 3 năm đến dưới 5 năm là 21,0%; từ 5 năm đến dưới 10 năm là 11,4%; từ 10 năm trở lên là 15,9%. 4.2. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ THANG ĐO CHÍNH THỨC 4.2.1. Phân tích hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha Kết quả đánh giá các thang đo chính thức bằng Cronbach’s Alpha cho thấy, đối với thang đo Năng lực tổ chức, quản lý, biến QLY4 (Việc hợp tác liên kết thường mang đến lợi ích cho DN Ông/Bà về khách hàng và bổ sung nguồn lực còn thiếu) có hệ số tương quan biến tổng là 0,256
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2