Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết (DNPTCNY) trên thị trường chứng khoán Việt Nam
lượt xem 3
download
Luận án nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết (DNPTCNY) và đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao tinh minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY nói riêng và các DNNY nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết (DNPTCNY) trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Báo cáo tài chính (BCTC) là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, phản ánh các thông tin kinh tế tài chính tổng hợp về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Có thể coi BCTC là sản phẩm của quá trình lập, trình bày và cung cấp thông tin của một đơn vị kế toán. Trong đó, tính công khai, minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) được quan tâm từ nhiều nhóm đối tượng khác nhau, không chỉ là ban lãnh đạo doanh nghiệp mà BCTC còn được quan tâm đặc biệt từ các nhà đầu tư, các chuyên gia phân tích, các đối tác, các cơ quan quản lý…. Công khai, minh bạch là phương tiện hữu hiệu để các đối tượng quan tâm có được sự nhìn nhận, đánh giá đúng thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là thực trạng tài chính khi đưa ra các quyết định kinh tế. Tuy nhiên, thông tin trên BCTC được trình bày và công bố như thế nào để đáp ứng được nhu cầu người sử dụng vẫn còn khoảng cách tương đối lớn giữa thực tế và kỳ vọng. Song, tính công khai minh bạch của thông tin trên BCTC phụ thuộc vào chất lượng của quá trình tạo lập, trình bày và công bố thông tin của các doanh nghiệp, quá trình này chịu ảnh hưởng của nhiều các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Chính vì vậy, hiện nay trên thế giới và Việt Nam, vấn đề này được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Một số công trình trên thế giới khi nghiên cứu nhận thức của nhà đầu tư về thông tin trên BCTC, kết quả cho thấy đa số các nhà đầu tư đều đánh giá BCTC là nguồn cung cấp thông tin quan trọng nhất cho việc ra quyết định so với các nguồn thông tin khác. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng phản hồi rằng tính công khai, minh bạch của BCTC bị hạn chế do thiếu thông tin công khai hoặc có công khai nhưng rất khó hiểu. Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán ngày càng phát triển, theo đó các quy định về pháp lý liên quan ngày càng được bổ sung hoàn thiện. Đặc biệt là các quy định liên quan đến lập, trình bày và công bố thông tin trên BCTC. Các quy định này được hoàn thiện theo hướng ngày càng nâng cao tính công khai, minh bạch của thông tin. Song, một số quy định còn mang tính định hướng chưa thực sự cụ thể, rõ ràng, chưa có sự ràng buộc chặt chẽ về mặt pháp lý. Điều này, dẫn đến khả năng vận dụng quy định pháp luật vào thực tiễn ở mỗi doanh nghiệp có sự khác nhau nhất định. Bên cạnh, các DNNY đã có ý thức chấp hành tốt các quy định của pháp luật trong việc lập, trình bày
- 2 và công bố BCTC vẫn còn không ít số lượng doanh nghiệp chưa chú trọng đến tính công khai, minh bạch của thông tin trên BCTC. Các thông tin công bố còn nặng về hình thức, mới chỉ dừng lại ở yêu cầu công khai chứ chưa chú trọng đến tính minh bạch, vẫn còn phổ biến các tình trạng như: Công bố BCTC không kịp thời, số liệu trước và sau khi kiểm toán có sự chênh lệch tương đối lớn; giao dịch với các bên liên quan chưa được thuyết minh đầy đủ; trình bày các chỉ tiêu trên BCTC chưa đầy đủ, chưa đúng quy định của chuẩn mực kế toán và một số quy định liên quan; một số khoản mục trọng yếu trên BCTC chưa được trình bày đầy đủ, chi tiết và rõ ràng… làm ảnh hưởng đến khả năng đọc hiểu thông tin cũng như ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng khi sử dụng thông tin trên BCTC của các DNNY để đưa ra quyết định kinh tế. Tuy nhiên, tính công khai, minh bạch của thông tin trên BCTC không dễ dàng đánh giá và nhận biết. Đến nay, ở Việt Nam và trên thế giới cũng chưa có bộ chỉ số chính thức nào được sử dụng để đánh giá tính minh bạch của các thông tin trên BCTC của các DNNY. Do vậy, các tiêu chí đánh giá mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các nghiên cứu trước vẫn còn rời rạc, chưa nhất quán, chưa đồng bộ. Để đánh giá tính minh bạch thông tin trên BCTC là việc không dễ dàng, song làm thế nào để biết được các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC càng khó hơn. Bởi vì, chỉ khi hiểu rõ, nắm vững và kiểm soát được các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC mới giúp nhà quản lý doanh nghiệp, các cơ quan quản lý xác định được các giải pháp phù hợp để nâng cao tính minh bạch thông tin trên BCTC. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC có thể xuất phát từ bên trong và bên ngoài, có thể từ phía các DNNY với vai trò là người cung cấp thông tin, từ phía các công ty kiểm toán trong việc phát hiện và báo cáo các sai phạm trọng yếu trên BCTC, hay từ phía môi trường pháp lý liên quan, hay do một yếu tố nào khác. Mặt khác, số lượng các doanh nghiệp phi tài chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các DNNY trên TTCK VN (khoảng 90%), đa dạng về lĩnh vực kinh doanh như: Xây dựng, sản xuất, thương mại, dịch vụ,…có vai trò rất lớn trong sự phát triển của nền kinh tế. Theo đó, đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC của các DNPTCNY cũng rất đa đạng bao gồm Ban lãnh đạo doanh nghiệp, nhà đầu tư, ngân hàng, các đối tác, cơ quan quản lý Nhà nước, công ty kiểm toán và các chuyên gia phân tích chứng khoán…Do đó, sự minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin. Để có thể đưa ra những khuyến nghị và giải pháp một cách phù hợp, mang tính
- 3 khả thi cao nhằm đảm bảo và nâng cao tính minh bạch thông tin trên BCTC của DNPTCNY yết trên TTCK Việt Nam, cần thiết phải xác định được các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến tính minh bạch của thông tin trên BCTC, đặc biệt là thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán. Ở Việt Nam tính đến nay, theo tìm hiểu của tác giả, chưa có nghiên cứu chính thức nào xác định các yếu tố, cũng như lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính minh bạch của các thông tin trên BCTC của DN PTCNY trên thị trường chứng khoán (TTCK) dưới góc độ người cung cấp thông tin, mặc dù vấn đề này đang nhận được sự quan tâm không chỉ từ các nhà nghiên cứu mà còn từ các nhà quản lý doanh nghiệp, cơ quan quản lý, nhà đầu tư, công ty kiểm toán…. Đây được coi là phương pháp kiểm soát tính minh bạch thông tin trên BCTC từ gốc. Từ những lý do trên, NCS lựa chọn nghiên cứu đề tài : “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết (DNPTCNY) trên TTCK Việt Nam” với mong muốn góp phần làm sáng tỏ vấn đề đang được quan tâm, đồng thời là cơ sở để tác giả đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam. 2. Tổng quan nghiên cứu và nhận diện khoảng trống nghiên cứu 2.1. Các nghiên cứu về đánh giá minh bạch thông tin tài chính và tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính. Đánh giá tính minh bạch thông tin nói chung, minh bạch thông tin trên BCTC nói riêng là một việc không hề dễ dàng. Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về tính minh bạch thông tin trên BCTC có thể chia theo hai hướng tiếp cận khác nhau như sau: Với các công trình nghiên cứu cho rằng minh bạch thông tin trên BCTC đồng nghĩa với mức độ công bố thông tin, thường xuất phát từ quan điểm của người sử dụng thông tin đặc biệt là từ cảm nhận của nhà đầu tư để đánh giá mức độ minh bạch thông tin trên BCTC. Trong các nghiên cứu này, để đánh giá mức độ minh bạch thông tin, các nhà nghiên cứu thường dựa trên bộ tiêu chí đánh giá tính minh bạch của các tổ chức có uy tín như OECD, S&P, CIFAR. Điển hình cho cách tiếp cận này là các
- 4 công trình nghiên cứu của Robert Bushman và cộng sự (2001); Mine Aksu and Arman Kosedag (2005); Chueng và cộng sự (2005); YuChih Lin và cộng sự (Năm 2007). Từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu ở trên, cho thấy khi đứng trên quan quan điểm của người sử dụng thông tin để đánh giá mức độ minh bạch thông tin trên BCTC thì chỉ tập trung đánh giá về có hay không việc công bố thông tin trên BCTC chứ chưa tập trung đánh giá mức độ minh bạch thông tin một cách toàn diện, đầy đủ dẫn đến trường hợp là có những thông tin được công bố nhưng lại chưa chắc đã đảm báo tính minh bạch và ngược lại có những thông tin đảm bảo tính minh bạch nhưng không được công bố. Một số công trình đã có cách tiếp cận bao quát và đầy đủ hơn về tính minh bạch thông tin trên BCTC. Các tác giả cho rằng minh bạch thông tin trên BCTC không chỉ là mức độ công bố thông tin và còn bao gồm cả chất lượng thông tin công bố. Điển hình cho cách tiếp cận là các công trình nghiên cứu của Tara Vishwanath và Daniel Kaufmann (2001); Raymond S.Kulzick (2003), Blanchet (2002) & Prickett (2002); Bert J. Zarb (2006); Gheorghe, Mironela (2009); Ferdy van Beest và G.B, ‘Suzanne Boelens (2009), Nguyễn Đình Hùng (2010); Xuan QI, Dan LIU (2012); MarianaMan, Maria Ciurea (2016); Nguyễn Trọng Nguyên (2016) và Phạm Quốc Thuần (2016). Qua tổng quan các công trình nghiên cứu trên, tính minh bạch của thông tin trên BCTC được xem xét từ quá trình lập, trình bày và cung cấp thông tin dưới góc độ người cung cấp thông tin. Với cách tiếp cận này, tính minh bạch thông tin trên BCTC được đánh giá qua các đặc tính cơ bản: Đầy đủ, kịp thời, tin cậy, có thể so sánh, dễ hiểu, dễ tiệp cận. 2.2. Các công trình nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của thông tin trên BCTC Qua tổng quan, có thể hệ thống hóa các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC theo các nhóm yếu tố sau: Các yếu tố thuộc về đặc điểm tài chính Quy mô doanh nghiệp; Đòn bẩy tài chính; Hiệu quả sử dụng tài sản; Lợi nhuận; Tài sản đảm bảo
- 5 Các yếu tố thuộc về đặc điểm quản trị công ty Quy mô hội đồng quản trị; Sự kiêm nhiệm giữa chủ tich HĐQT và Giám đốc; Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập; Ban kiểm soát;Ban giám đốc; Hệ thống kiểm soát nội bộ; Năng lực của nhân viên kế toán Các yếu tố bên ngoài Kiểm toán độc lập; Môi trường pháp lý về kế toán, các quy định công bố thông tin, chế tài xử phạt 2.3. Khoảng trống nghiên cứu Từ tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Cho đến nay cũng chưa có bộ tiêu chí chính thức nào về đánh giá tính minh bạch thông tin trên BCTC được công bố áp dụng tại Việt Nam dưới góc độ người cung cấp thông tin. Về các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC, hầu hết các công trình nghiên cứu đều tập trung vào việc nghiên cứu các yếu tố thuộc đặc điểm tài chính và đặc điểm quản trị của DN nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC, rất ít các công trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình soạn lập và công bố thông tin trên BCTC. Về phương pháp nghiên cứu: Rất ít các công trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin dưới góc độ người cung cấp thông tin bằng phương pháp định lượng. Về phạm vi nghiên cứu, đa số các công trình nước ngoài thường nghiên cứu trên phạm vi quốc gia. Còn các công trình trong nước thường mới chỉ dừng lại ở phạm vi từng sở giao dịch như Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội hoặc Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Mục tiêu chung của luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết (DNPTCNY) và đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao tinh minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY nói riêng và các DNNY nói chung.
- 6 Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa, bổ sung và góp phần hoàn thiện cơ sở lý thuyết về minh bạch thông tin trên BCTC và các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC dưới góc độ người cung cấp thông tin Xác định mức độ minh bạch thông tin trên BCTC và các yếu tố ảnh hưởng cũng như lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính minh bạch của thông tin trên BCTC của các DNPTCNY. Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY nói riêng và các DNNY trên TTCK Việt Nam. 4. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung phân tích và trả lời các câu hỏi sau: (1) Minh bạch thông tin trên BCTC và các yếu tố nào ảnh hưởng đến tính minh bạch của thông tin trên BCTC dưới gọc độ người cung cấp thông tin? (2) Thực trạng về mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính minh bạch thông tin trên BCTC như thế nào? (3) Các khuyến nghị nhằm nâng cao tính minh bạch của thông tin trên BCTC của các DNNY trên TTCK? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Minh bạch thông tin trên BCTC và yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNYtrên TTCK Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: Tác giả tiến hành thu thập số liệu và khảo sát tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết (DNPTCNY) trên TTCK Việt Nam. Tác giả không thực hiện khảo sát các tổ chức tài chính như ngân hàng, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp chứng khoán, các doanh nghiệp bảo hiểm…
- 7 Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu các nội dung liên quan đến luận án được thực hiện từ năm 20152019. 6. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng 7. Đóng góp của luận án Các đóng góp về mặt lý luận Thứ nhất, dựa vào các nghiên cứu tiền nhiệm luận án hệ thống hóa, tổng hợp và phân loại cách tiếp cận về tính minh bạch thông tin trên BCTC và các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC theo hai hướng tiếp cận: (1) Dưới góc độ người sử dụng thông tin và (2) Dưới góc độ người cung cấp thông tin. Thứ hai, luận án chỉ rõ vai trò cũng như cơ sở vận dụng của các lý thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu về minh bạch thông tin và các yếu tố ảnh hưởng đến minh bạch thông tin trên BCTC. Thứ ba, về phương pháp nghiên cứu, luận án đã sử sụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu: định tính và định lượng để xây dựng mô hình nghiên cứu cũng như kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu Các đóng góp về mặt thực tiễn Thứ nhất, dựa theo các khuôn mẫu về đặc tính của thông tin trên BCTC của các tổ chức lập quy và các nghiên cứu trước, luận án đã xây dựng được bộ tiêu chí đo lường đánh giá mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY gồm 5 đặc tính minh bạch (Thích hợp, Tin cậy, Có thể so sánh, Kịp thời và Thuận tiện) với 21 thuộc tính đo lường. Thứ hai, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, dưới góc độ người cung cấp thông tin, có 7/8 yếu tố ảnh hưởng thuận chiều có ý nghĩa thống kê đến tính minh bạch của thông tin trên BCTC với 29 thuộc tính đo lường. Thứ ba, trên cơ sở kết quả về nghiên cứu định lượng đã trình bày trong phần thực tiễn, luận án cũng đã trình bày một số khuyến nghị và giải pháp để nâng cao tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY.
- 8 8. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận án bao gồm 5 chương, cụ thể: Chương 1: Cơ sở lý luận về minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính và các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính Chương 2: Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chương 5: Kết luận và một số khuyến nghị nhằm nâng cao tính minh bạch của thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH MINH BẠCH CỦA THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Tổng quan về minh bạch thông tin trên BCTC. 1.1.1. Minh bạch thông tin Minh bạch thông tin là một khái niệm rất trừu tượng. M inh bạch thông tin không chỉ dừng lại ở việc xem xét mức độ công bố thông tin và còn bao gồm cả chất lượng thông tin được công bố. Thực tế, chất lượng thông tin công bố chỉ có thể được kiểm soát từ quá trình soạn lập, trình bày và công bố thông tin. Do đó, để nhìn nhận một cách bao quát nhất, đầy đủ nhất về tính minh bạch thông tin cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin, NCS đứng trên quan điểm của người cung cấp thông tin để nghiên cứu. 1.1.2. Thông tin trên Báo cáo tài chính Đứng trên quan điểm của người cung cấp thông tin thì thông tin trên BCTC là kết quả của quá trình tạo lập, trình bày và công bố thông tin của các đơn vị kế toán, bao gồm các thông tin tài chính (tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và dòng tiền)
- 9 và thông tin phi tài chính (cơ hội, rủi ro, cơ cấu nhân sự, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, chính sách kế toán…). 1.1.3. Minh bạch thông tin trên BCTC Dưới góc độ người cung cấp thông tin: Minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính là quá trình soạn lập, trình bày và công bố một cách công khai và đảm bảo chất lượng về toàn bộ thông tin liên quan đến tình hình tài chính, kết quả hoạt động, dòng tiền và các thông tin bổ sung khác trên thuyết minh BCTC nhằm tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đồng thời đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng sử dụng. 1.2. Vai trò của minh bạch thông tin trên BCTC Minh bạch thông tin trên BCTC có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với các đối tượng sử dụng thông tin mà còn quan trọng đối với bản thân các doanh nghiệp cung cấp thông tin trong việc đưa ra các quyết định liên quan. 1.3. Tiêu chí đánh giá và đo lường mức độ minh bạch thông tin trên BCTC 1.3.1. Tiêu chí đánh giá mức độ minh bạch thông tin trên BCTC Từ quan điểm về tính minh bạch thông tin trên BCTC dưới góc độ người cung cấp thông tinh, để có thể đưa ra tiêu chí đánh giá mức độ minh bạch thông tin trên BCTC, luận án sẽ xem xét tính minh bạch thông tin trên BCTC theo hai tiêu chí: (1) Chất lượng thông tin trên BCTC và (2) mức độ công bố thông tin (năng tiếp cận thông tin của người sử dụng) 1.3.2. Đo lường mức độ minh bạch thông tin trên BCTC Dưới góc độ người cung cấp thông tin, mức độ minh bạch thông tin trên BCTC sẽ được đo lường thông qua các đặc tính: Đầy đủ, phù hợp; đáng tin cậy; kịp thời; có thể so sánh; dễ hiểu, dễ tiếp cận. 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của các thông tin trên BCTC 1.4.1. Một số lý thuyết nền tảng Các lý thuyết nền tảng được vận dụng để nghiên cứu tính minh bạch thông tin trên BCTC và các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY, bao gồm: Lý thuyết thông tin hữu ích; Lý thuyết thông tin bất cân xứng; Lý
- 10 thuyết đại diện; Lý thuyết hành vi quản lý; Lý thuyết thể chế, Lý thuyết xử lý thông tin. 1.4.2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC Các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC là các yếu tố tác động và chi phối đến quá trình hình thành các thông tin trên BCTC và các đặc tính đại diện cho sự minh bạch thông tin. Các yếu tố đó bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp bao gồm: Kiểm soát nội bộ, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát, Nhân viên kế toán. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp bao gồm: Kiểm toán độc lập, Môi trường pháp lý. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 của luận án đã trình bày những nội dung cơ bản liên quan đến tính minh bạch thông tin trên BCTC dưới góc độ người cung cấp thông tin. Trong đó, thông tin trên BCTC được hình thành từ quá trình tạo lập, trình bày và công bố thông tin. Tiêu chí đánh giá mức độ minh bạch thông tin trên BCTC là chất lượng của thông tin và công khai thông tin. Để đo lường mức đô minh bạch thông trên BCTC, luận án căn cứ vào các đặc tính chất lượng của thông tin theo khuôn mẫu của các FASB, IASB đồng thời kế thừa phương pháp đo lường từ các nghiên cứu tiền nhiệm để phát triển thang đo cho các đặc tính đại diện cho sự minh bạch thông tin trên BCTC như: Đầy đủ phù hợp, kịp thời, trung thực, so sánh được, dễ hiểu dễ tiếp cận. CHƯƠNG 2: BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1. Doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp phi tài chính niêm yết 2.1.1. Doanh nghiệp niêm yết 2.1.1.1. Khái quát về nghiệp nghiệp niêm yết 2.1.1.2. Đặc điểm quản trị công ty (QTCT) của các DNNY 2.1.2. Doanh nghiệp phi tài chính niêm yết 2.1.2.1. Khái quát doanh nghiệp phi tài chính niêm yết
- 11 2.1.2.2. Đặc điểm của doanh nghiệp phi tài chính niêm yết 2.2. Tổng quan về báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết 2.2.1. Hệ thống báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo tài chính gồm: (1) Bảng cân đối kế toán (2) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (3) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (4) Bản thuyết minh Báo cáo tài chính 2.2.2. Quy định về lập, trình bày và công bố thông tin trên BCTC của các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam 2.2.2.1. Quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính 2.2.2.2. Chế độ kế toán áp dụng cho các DNPTCNY 2.2.2.3. Quy định về công bố thông tin trên TTCK của các DNPTCNY 2.2.3. Đặc điểm báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết BCTC của các DNPTCNY đòi hỏi độ tin cậy cao và rất nhạy cảm. BCTC của các DNPTCNY theo dõi và phản ánh nhiều chỉ tiêu đặc thù. BCTC của các DNPTCNY phản ánh khối lượng nghiệp vụ lớn và phức tạp. BCTC của DNPTCNY phải tuân thủ các quy định khắt khe hơn của TTCK, trong đó có yêu cầu bắt buộc phải kiểm toán. 2.3. Khái quát thực trạng về lập, trình bày và công bố thông tin trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phi tài chính niêm yết. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Trong chương 2, NCS đã tổng quát hóa các nội dung liên quan đến Báo cáo tài chính của các DNNY trên TTCK VN, trong đó gồm các nội dung về khái niệm, đặc điểm của các DNPTCNY và đặc điểm của BCTC của các DNPTCNY trên TTCK VN. Bên cạnh đó, luận án cũng trình bày các quy định pháp lý về lập, trình bày và công bố thông tin trên BCTC và các quy định về quản trị công ty của các DNNY trên
- 12 thị trường chứng khoán Việt Nam. Nội dung của chương 2 là một trong những căn cứ pháp lý khi xây dựng các tiêu chí đo lường mức độ minh bạch thông tin trên BCTC cũng như xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY trên TTCK VN ở chương 3.
- 13 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thiết kế nghiên cứu 3.1.1. Quy trình nghiên cứu Toàn bộ quy trình nghiên cứu của luận án được thể hiện tại hình 3.1. dưới đây.
- 14 3.1.2. Mô hình nghiên cứu. 3.1.2.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu Luận án sử dụng mô hình hồi quy đa biên với biến phụ thuộc là tính minh bạch của thông tin trên BCTC, biến độc lập là 8 yếu tố ảnh hưởng là: Hệ thống kiểm soát nội bộ, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát, Nhân viên kế toán, Môi trường pháp lý, kiểm toán độc lập và phần mềm kế toán (Hình 3.2). Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất 3.1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu Từ mô hình nghiên cứu (hình 3.2) các giả thuyết nghiên cứu sẽ được phát biểu như sau: H1: KSNB hoạt động càng hiệu quả thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY càng cao. H2: HĐQT càng độc lập, hoạt động tuân thủ quy định thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY càng cao. H3: Ban giám đốc càng chính trực, am hiểu và tuân thủ quy định về lập, trình bày và công bố thông tin trên BCTC thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY càng cao. H4: Ban kiểm soát càng đảm bảo về số lượng, tỷ lệ thành viên, trình độ
- 15 chuyên môn và thực hiện tốt chức năng giám sát thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY càng cao. H5: Năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của Nhân viên kế toán càng đảm bảo thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY càng cao H6: Môi trường pháp lý càng hoàn thiện thì mức độ mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY càng cao H7: Chất lượng kiểm toán BCTC của các Công ty Kiểm toán độc lập càng cao thì mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY càng cao. H8: Phần mềm kế toán có chất lượng càng tốt thì mức độ minh bạch thông trên BCTC của các DNPTCNY càng cao. 3.1.2.3. Xây dựng thang đo của các biến trong mô hình nghiên cứu Xây dựng thang đo các đặc tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của DNPTCNY. Xây dựng thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY. 3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu và quy trình thực hiện trong nghiên cứu định tính 3.2.1. Thu thập dữ liệu 3.2.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu định tính 3.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu trong nghiên cứu định lượng 3.3.1. Thu thập dữ liệu Thu thập dữ liệu nghiên cứu gồm các nội dung: Chọn mẫu nghiên cứu, thiết kế câu hỏi khảo sát và phương pháp thu hồi phiếu khảo sát 3.3.1.1. Chọn mẫu nghiên cứu trong định lượng 3.3.1.2. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát 3.3.1.3. Phương pháp khảo sát và thu hồi phiếu khảo sát 3.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu định lượng 3.3.2.1. Mã hóa dữ liệu 3.3.2.2. Phương pháp phân tích khám phá nhân tố 3.3.2.3. Phương pháp phân tích hồi quy
- 16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu của luận án. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: Nghiên cứu định tính và Nghiên cứu định lượng. Từ quy trình nghiên cứu, tác giả đã xây dựng được mô hình nghiên cứu đề xuất về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY. Trong đó, biến phụ thuộc là tính minh bạch thông tin trên BCTC được đánh giá qua 5 đặc tính của thông tin ( Sự đầy đủ phù hợp, sự tin cậy, sự thuận tiện, Có thể so sánh, tính kịp thời) tương ứng với 26 tiêu chí đo lường và 8 biến độc lập là 8 yếu tố (Hệ thống kiểm soát nội bộ, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát, Nhân viên kế toán, Môi trường pháp lý, Kiểm toán độc lập và phần mềm kế toán) tương ứng với 29 tiêu chí đo lường, với cỡ mẫu khỏa sát là 445 DNPTCNY. Kết quả nghiên cứu và bàn luận kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày ở chương tiếp theo.
- 17 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 4.1. Kết quả thống kê mô tả 4.1.1. Tổng hợp ý kiến chuyên gia về các tiêu chí đo lường tính minh bạch thông tin 4.1.2.Tổng hợp ý kiến chuyên gia về các yếu tố ảnh hưởng 4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng 4.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu 4.2.2. Kết quả thống kế mô tả về thực trạng mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY Bảng 4.01: Mức độ minh bạch thông tin trên BCTC tại các DNPTCNY N Maximum Mean (Giá Std. Deviation Minimum (giá trị Ký hiệu biến (mẫu (giá trị lớn trị trung (Độ lệch nhỏ nhất) ) nhất) bình) chuẩn) MB: Minh bạch thông tin 392 2.73 4.00 3.4003 .28462 trên BCTC R: Sự đầy đủ và phù hợp 392 2.25 4.25 3.5434 .42466 F: Sự tin cậy 392 2.67 4.17 3.3478 .37058 U: Dễ hiểu, dễ tiếp cận 392 2.60 4.20 3.4388 .38901 C: Có thể so sánh được 392 2.33 4.33 3.2857 .39028 T: Tính kịp thời 392 2.33 4.33 3.3861 .40112 ( Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu) 4.2.3. Thống kê mô tả về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY Bảng 4.02: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch
- 18 của thông tin BCTC tại các DN Descriptive Statistics Ký hiệu biến N Minimum Maximum Mean Std. Deviation KSNB 392 1.60 4.00 2.7505 .43773 HDQT 392 2.00 5.00 3.7772 .56388 BGD 392 2.33 4.67 3.5349 .44719 BKS 392 2.00 4.75 3.7379 .47070 NVKT 392 1.00 5.00 3.5765 .73428 MTPL 392 2.00 5.00 3.2870 .58561 KTDL 392 2.00 4.50 3.2940 .56835 PMKT 392 1.67 4.33 3.1981 .62498 ( Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu) 4.2.4. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của các thành phần đo lường tính MBTT BCTC và các yếu tố ảnh hưởng đều có giá trị cao (từ 0.638 đến 0.894> 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến đều cao (0.316–0.862> 0.3) cho thấy các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng phù hợp và đạt yêu cầu về độ tin cậy. Tuy nhiên, chỉ có biến quan sát R1 “Báo cáo tài chính có trình bày thông tin phi tài chính ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư” có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.291 0.727 4.2.5. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 4.2.5.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập Theo kết quả phân tích khám phá nhân tố đối với biến độc lập, đánh giá chất lượng thang đo và phân tích nhân tố khám phá EFA, tác giả nhận diện có có 8 yếu tố tác động đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY với 29 biến quan sát. 4.2.5.2. Phân tích khám phá nhân tố với biến phụ thuộc Sau khi phân tích EFA thì trong số 26 biến quan sát ban đầu tương ứng với 5 thuộc tính minh bạch thông tin BCTC chỉ còn 21 biến quan sát 4.2.6. Kết quả phân tích tương quan và hồi quy bội 4.2.6.1 Phân tích hệ số tương quan (Pearson) 4.2.6.2. Phân tích hồi quy
- 19 Phương trình hồi quy chuẩn hóa như sau: MB = 0.291 HDQT + 0.220 BGD + 0.344 BKS + 0.372 NVKT + 0.388 MTPL + 0.333 KTDL + 0.255 PMKT Mô hình hồi qui cho thấy có tổng cộng 7 yếu tố ảnh hưởng cùng chiều đến MBTT BCTC, cụ thể: Yếu tố Môi trường pháp lý có ảnh hưởng mạnh nhất (β= 0.388), kế tiếp là yếu tố Nhân viên kế toán (β= 0.372); BKS (β= 0.344); Kiểm toán độc lập (β=0,333); HĐQT (β= 0.291); Phần mềm kế toán (β=0.255) và thấp nhất là BGĐ (β=0.220). 4.2.7. Kết quả kiểm định giả thuyết Căn cứ kết quả phân tích EFA và kết quả hồi quy cho thấy các biến độc lập HDQT, BGD, BKS, NVKT, MTPL, NVKT, PMKT đều có tác động ý nghĩa thống kê (Sig = 0.000 0.05 nên với bộ dữ liệu thu thập được thì tác giả chưa tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của biến hệ thống kiểm soát nội bộ đến MBTT BCTC, vì thế bác bỏ giả thuyết H1. 4.3 Bàn luận về kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng 4.3.1. Kiểm soát nội bộ 4.3.2. Hội đồng quản trị 4.3.3. Ban giám đốc 4.3.4. Ban kiểm soát 4.3.5. Nhân viên kế toán 4.3.6. Môi trường pháp lý 4.3.7. Kiểm toán độc lập 4.3.8. Về phần mềm kế toán
- 20 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Từ kết quả đó cho thấy, mức độ MBTT trên BCTC của các DNNY trên TTCK VN chỉ ở mức trung bình khá. Thang đo xây dựng để đánh giá mức độ minh bạch thông tin trên BCTC theo yêu cầu về công bố thông tin và các đặc tính chất lượng thông tin trình bày trên BCTC từ các cơ quan hữu quan trong nước và quốc tế với 5 thang đo và 26 biến quan sát, sau quá trình đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronbach α và thực hiện đánh giá giá trị thang đo bằng EFA, kết quả còn lại 21 tiêu chí, thỏa mãn độ tin cậy cần thiết làm cơ sở đo lường mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY. Với 5 thang đo mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY là: Sự đầy đủ và phù hợp (R), Sự tin cậy (F), Sự dễ hiểu, dễ tiếp cận (U), Sự so sánh (C) và tính kịp thời (T). Thông qua dữ liệu nghiên cứu định tính, luận án đã tiến hành phân tích đo lường MBTT trên BCTC và các yếu tố tác động đến MBTT BCTC. Tác giả đã phân tích và đưa vào mô hình lý thuyết 8 yếu tố thuộc biến độc lập. Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả kiểm định thì loại 1 yếu tố (KSNB) ra khỏi mô hình do tác giả chưa tìm thấy mối quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc (MBTT trên BCTC). Trong mô hình cuối cùng có 7 yếu tố độc lập tác động đến tính MBTT trên BCTC của các DNNY, trong đó, có 1 yếu tố được xác định là đặc thù riêng của nghiên cứu này Phần mềm kế toán và hai yếu tố (BGĐ và BKS) được tác giả kiểm định bằng cả phương pháp định tính và định lượng mà các nghiên cứu trước mới dừng lại ở nghiên cứu định tính.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 269 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 252 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 182 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn