intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu chuỗi cung ứng hạt điều tại vùng Dông Nam Bộ

Chia sẻ: Nhiên Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

28
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án với mục tiêu đánh giá thực trạng và phân tích hiệu quả chuỗi cung ứng hạt điều của vùng Đông Nam Bộ để có những giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng hạt điều của vùng và đưa ngành hàng hạt điều Việt Nam phát triển ổn định và bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu chuỗi cung ứng hạt điều tại vùng Dông Nam Bộ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 62.34.01.02 NGUYỄN HỮU TỊNH NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG HẠT ĐIỀU TẠI VÙNG ĐÔNG NAM BỘ DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ Cần Thơ, 2021 1
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Người hướng dẫn chính: Ts. Võ Hùng Dũng Người hướng dẫn phụ: Ts. Nguyễn Huỳnh Phước Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường Họp tại: ………………………………………………………………….. Vào lúc:………………………………………………………………….. Phản biện 1: ……………………………………………………………….. Phản biện 2: ……………………………………………………………….. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ. Thư viện Quốc gia Việt Nam. 2
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Nguyễn Hữu Tịnh, Võ Hùng Dũng, 2019, “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất điều của nông hộ tại vùng Đông Nam bộ.”Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, Vol. 545 (7/2019), p 40-42. 2. Nguyễn Hữu Tịnh, Võ Hùng Dũng, 2019, “ Đề xuất mô hình lý thuyết đánh giá hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng hạt điều tại vùng Đông Nam bộ.”Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, Vol. 547 (8/2019), p 51-53. 3. Nguyễn Hữu Tịnh, 2019, “ Phân tích thực trạng chuỗi giá trị ngành hang hạt điều tại vùng Đông Nam bộ.”Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, Vol. 551 (10/2019), p 40-42,33. 4. Nguyễn Hữu Tịnh, Võ Hùng Dũng, 2019, “ Các yếu tố ảnh hưởng điến hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng hạt điều của nông hộ tại vùng Đông Nam bộ.”Tạp chí Tài chính, Vol. 2 (7/2019), p 101-104. 5. Nguyễn Hữu Tịnh, 2020, “Nhận diện điểm nghẽn trong chuỗi hạt điều chuỗi cung ứng hạt điều vùng Đông Nam bộ.”Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, Vol. 573 (09/2020), p 64-66. 6. Nguyễn Hữu Tịnh, (2020), “ Chi phí logistic trong chuỗi cung ứng hạt điều tại vùng Đông Nam bộ.”Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, Vol. 575 (10/2020), p 84-86. 3
  4. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Đặt vấn đề và tính cấp thiết của đề tài 1.1.1. Đặt vấn đề Chuỗi cung ứng là quá trình tích hợp trong đó nguyên vật liệu được sản xuất thành sản phẩm cuối cùng và giao cho khách hàng thông qua hệ thống phân phối, bán lẻ hoặc cả hai. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những cải tiến trong chuỗi cung ứng sẽ đem lại một lợi nhuận đáng kể trong việc tiết kiệm chi phí, cải thiện chất lượng sản phẩm, thời gian và dịch vụ khách hàng. Đánh giá chuỗi cung ứng là rất quan trọng để gia tăng hiệu quả hoạt động qua các kế hoạch cải tiến phù hợp được đề xuất dựa trên các tiêu chí và thông tin thu được trong quá trình đánh giá. Trên thế giới, chuỗi cung ứng là một khái niệm không mới nhưng đối với các doanh nghiệp Việt Nam thì chuỗi cung ứng vẫn còn khá mới mẻ, lạ lẫm. Trong những năm qua, nhiều nhà kinh tế học và quản trị học đã chỉ ra vai trò quan trọng của chuỗi cung ứng của nông sản nên có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến chuỗi cung ứng của nhiều loại sản phẩm khác nhau, trong đó có nhiều nghiên cứu về chuỗi cung ứng nông sản nhằm mục đích tìm ra giải pháp cải tiến và nâng cao hiệu quả của chuỗi. 1.1.2. Sự cần thiết của nghiên cứu Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, đặc biệt là tiến trình hội nhập kinh tế thế giới thì vai trò của quản trị chuỗi cung ứng càng được coi trọng. Hiện tại, có khá nhiều nghiên cứu về sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đi chuyên sâu về chuỗi cung ứng của ngành hàng hạt điều. Những nghiên cứu về chuỗi cung ứng trước chỉ đề cập đến một trong những vấn đề: Phân tích chuỗi cung ứng, phân tích hiệu quả chuỗi cung ứng, phân tích hiệu quả của từng tác nhân trong chuỗi, phân tích điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng,… Chưa có nghiên cứu nào tích hợp tất cả những vấn đề trên để tìm ra điểm nghẽn trong xuyên suốt chuỗi cung ứng. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên cùng với nhận thức tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng hàng hóa dịch vụ nói chung và mặt hàng hạt điều nói riêng, đề tài “Nghiên cứu chuỗi cung ứng hạt điều tại vùng Đông Nam Bộ” nhằm phân tích các dòng chảy trong chuỗi cung ứng hạt điều, đánh giá hiệu quả chất lượng, thời gian, chí phí logistic và nhận diện những điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng hạt điều ở vùng Đông Nam Bộ, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng cho 4
  5. ngành điều trong khu vực nghiên cứu và cho cả nước là thật sự cần thiết. 1.1.3. Tính mới của luận án Sau khi tổng hợp những nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy rằng có rất nhiêu nghiên cứu liên quan đến chuỗi cung ứng và đặc biệt là chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đi chuyên sâu về chuỗi cung ứng của ngành hàng hạt điều. Những nghiên cứu về chuỗi cung ứng trước chỉ đề cập đến một trong những vấn đề: Phân tích chuỗi cung ứng, phân tích hiệu quả chuỗi cung ứng, phân tích hiệu quả của từng tác nhân trong chuỗi, phân tích điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng,... Chưa có nghiên cứu nào tích hợp tất cả những vấn đề trên để tìm ra điểm nghẽn trong xuyên suốt chuỗi cung ứng. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện nghiên cứu chuyên sâu chuỗi cung ứng của sản phẩm hạt điều. Ngoài ra, kết hợp giữa phân tích chuỗi cung, phân tích hiệu quả chuỗi cung ứng (hiệu quả chất lượng, hiệu quả thời gian và hiệu quả chi phí logistic) cùng với việc phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả chuỗi cung ứng từ đó tìm ra những điểm nghẽn ảnh hưởng đến hiệu quả của chuỗi. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng và phân tích hiệu quả chuỗi cung ứng hạt điều của vùng Đông Nam Bộ để có những giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng hạt điều của vùng và đưa ngành hàng hạt điều Việt Nam phát triển ổn định và bền vững. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá khái quát thực trạng chuỗi cung ứng hạt điều tại vùng Đông Nam Bộ. Đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng dựa trên các yếu tố về chất lượng, thời gian và chi phí logistic. Phân tích và tìm ra điểm nghẽn làm ảnh hưởng đến sự vận hành của toàn chuỗi cung ứng hạt điều ở vùng Đông Nam Bộ. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng hạt điều của vùng Đông Nam Bộ và phát triển ngành điều Việt Nam một cách ổn định và bền vững. 1.3 . Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1. Thực trạng chuỗi cung ứng hạt điều tại vùng Đông Nam Bộ như thế nào ? Câu hỏi 2. Hiệu quả chuỗi cung ứng trên cơ sở chất lượng sản phẩm, thời gian và 5
  6. chi phí logistic trong chuỗi cung ứng hạt điều tại vùng Đông Nam Bộ như thế nào? Câu hỏi 3. Những điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng làm ảnh hưởng đến hiệu quả chuỗi cung ứng hạt điều tại vùng Đông Nam Bộ là gì? Câu hỏi 4. Những những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng hạt điều của vùng Đông Nam Bộ và phát triển ngành điều Việt Nam một cách hiệu quả? 1.4 . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng luận án tập trung nghiên cứu là chuỗi cung ứng hạt điều: Các dòng chảy trong chuỗi cung ứng, chất lượng, thời gian và chi phí logistic. Đối tượng khảo sát của luận án là các chủ hộ sản xuất điều, thương lái, đại lý thu mua, doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp xuất khẩu. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 1.4.2.1 Phạm vi không gian Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu trong địa bàn các tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ. Vùng Đông Nam Bộ gồm có 6 tỉnh có diện tích trồng điều từ cao đến thấp là: Bình Phước, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà ịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh. Trong đó Bình Dương và Tây Ninh có diện tích điều rất ít chưa đến 1% toàn vùng. 1.4.2.2 Phạm vi thời gian Dữ liệu thứ cấp: Từ năm 2015 đến năm 2019 Dữ liệu sơ cấp: Năm 2018 1.4.2.3 Phạm vi nội dung Tập trung nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm hạt điều của vùng Đông Nam Bộ, hướng tới việc thay đổi một phần hoạt động sản xuất và cung ứng thực phẩm hiện tại của khu vực nhằm đạt hiệu quả cao hơn. 1.5 . Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 1.5.1 Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu chuỗi cung ứng đang là một lĩnh vực còn khá mới tại Việt Nam, nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ thêm cách nhìn tổng quan một chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp và làm phong phú thêm cách tiếp cận trong nghiên cứu về chuỗi cung ứng nông sản. Nghiên cứu này cũng là nền tảng để các nhà nghiên cứu khác có thêm cơ sở để thực hiện nhiều hơn nữa và phát triển rộng rãi hơn những nghiên cứu về chuỗi cung 6
  7. ứng của các ngành hàng khác trên cả nước. 1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn Là nghiên cứu đầu tiên đi chuyên sâu về chuỗi cung ứng của ngành hàng hạt điều. Sự kết hợp các vấn đề: Phân tích chuỗi cung ứng, phân tích hiệu quả chuỗi cung ứng, phân tích hiệu quả của từng tác nhân trong chuỗi,… để tìm ra điểm nghẽn xuyên suốt chuỗi cung ứng. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng cho ngành điều trong khu vực nghiên cứu và cho cả nước. Nghiên cứu sẽ góp một phần vào việc đưa ngành điều Việt Nam phát triển bền vững và đủ sức cạnh tranh với thế giới. 1.6 . Kết cấu của luận án Ngoài phần tóm lược và phần kết luận, luận án được chia thành 5 chương được trình bày với kết cấu như sau: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Mô hình nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và kiến nghị 7
  8. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết- Tổng quan nghiên cứu 2.1.1. Chuỗi cung ứng 2.1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng nông sản Cho đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về chuỗi cung ứng theo nhiều cách tiếp cận khác nhau và có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “chuỗi cung ứng”. Trong nghiên cứu của luận án này, tác giả trích lược một số định nghĩa chuỗi cung ứng nhằm củng cố cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu của mình, bao gồm: Bryceson và Smith (2008), Christopher (2010), Huỳnh Thị Thu Sương (2012), Dmitry Ivanov và cộng sự (2019). Nhìn chung, chúng ta có thể hiểu chuỗi cung ứng là: “Hệ thống các tổ chức, con người và cơ sở hạ tầng có liên quan đến việc đưa sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Các hoạt động của chuỗi cung ứng là quá trình chuyển đổi từ các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất thành những sản phẩm hoàn chỉnh và phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng”. Một chuỗi cung ứng bao gồm một hành trình liên kết giữa các nhân tố trong đó có 3 hoạt động cơ bản nhất, gồm: Cung cấp, sản xuất, phân phối. 2.1.1.2. Quản lý chuỗi cung ứng Có nhiều định nghĩa khác nhau từ các học giả: Lee và cộng sự (1995), các tác giả Mentzer, Dewitt, Min, Nix, Smith và Zachia (2001), Jerrey P.Wincel (2004), Christopher (2005), FAO (2007), Huỳnh Thị Thu Sương (2012) nhưng chúng ta có thể tóm lại, định nghĩa quản lý chuỗi cung ứng trên đây đề cập đến việc cân nhắc tất cả các thành tố của chuỗi cung ứng; những tác động của nó đến chi phí và vai trò trong việc sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng; đưa ra cách tiếp cận hệ thống để nắm bắt và quản lý các hoạt động từ nhà cung cấp đến các cơ sở sản xuất tới các trung gian phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng một cách tối ưu nhất. Các thành phần và mối quan hệ liên kết trong chuỗi cung ứng Theo Minh Phương (2013), liên kết trong chuỗi cung ứng bao gồm liên kết dọc và liên kết ngang. Trong một chuỗi cung ứng có thể phân tích thành các thành phần cơ bản sau đây, gồm: Nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, khách hàng/người tiêu dùng. Mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi có thể ở nhiều mức 8
  9. độ khác nhau, mỗi mức độ có một thế mạnh riêng.. 2.1.1.3. Các dòng chảy trong chuỗi cung ứng Theo Chrisopher (2011), trong chuỗi cung ứng có 3 dòng chảy cơ bản xuyên suốt chiều dài của chuỗi là dòng sản phẩm/dịch vụ, dòng thông tin và dòng tiền. 2.1.1.4. Đánh giá chuỗi cung ứng Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những cải tiến trong chuỗi cung ứng sẽ đem lại một lợi nhuận đáng kể trong việc tiết kiệm chi phí, cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng. Beamon (1998) đã chỉ ra hai nhóm thang đo định tính và định lượng với các chỉ số xoay quanh hai vấn đề chi phí và dịch vụ khách hàng khi đánh giá chuỗi cung ứng.Trần Tiến Khai và cộng sự (2011), đã tìm hiểu nguyên nhân thất bại của chuỗi cung ứng dừa ở Bến Tre: Yếu kém trong khâu sản xuất, cần sự hỗ trợ từ chính quyền, sản phẩm thiếu cạnh tranh, cấu trúc chuỗi giá trị không bảo đảm. Krepl et al (2016) thực hiện nghiên cứu chuỗi giá trị hạt điều xuất khẩu ở Tanzania, nghiên cứu sử dụng phương pháp sơ đồ chuỗi và tính GTGT qua mỗi khâu trong chuỗi. Như vậy, việc đánh giá chuỗi cung ứng là rất quan trọng để gia tăng hiệu quả hoạt động qua các kế hoạch cải tiến phù hợp được đề xuất dựa trên các tiêu chí và thông tin thu được trong quá trình đánh giá. 2.1.2. Hiệu quả chuỗi cung ứng Hiệu quả về quản lý chất lượng: có nhiều nghiên cứu về hiệu quả chất lượng trong chuỗi cung ứng như Kaoru Ishikawa (1990), Aramyan (2007), Terera Bett (2009). Trong nghiên cứu này, để đánh giá hiệu quả chất lượng điều, tác giả sử dụng tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn chất lượng điều tươi theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12380:2018, Tiêu chuẩn chất lượng điều nhân theo chuẩn AFI. Hiệu quả thời gian: có nhiều nghiên cứu liên quan đến hiệu quả thời gian trong chuỗi cung ứng như Aramyan (2007), Teresa Betts (2009), Dore (2000). Tóm lại, thời gian là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao sự tin cậy và hài lòng của khách hàng hay đối tác trong chuỗi cung ứng từ đó nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng. Việc đáp ứng thời gian theo yêu cầu và linh hoạt khi cần thiết là điều mà nghiên cứu này quan tâm đến. Hiệu quả về chi phí - Chi phí logistic: Theo Steward (2010), trong khi quan tâm đến sự thành công về hiệu quả nhà cung cấp, các nhà nghiên cứu đề cập đến hiệu quả 9
  10. chi phí chính là thước đo đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng. Hiệu quả chi phí đo lường khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra một mức lợi nhuận thích hợp. 2.1.3. Điểm nghẽn chuỗi cung ứng Qua khái niệm về chuỗi cung ứng có thể hiểu rằng chuỗi cung ứng là mạng lưới các tổ chức tham gia vào dòng vận động của các yếu tố đầu vào và thông tin từ nhà cung cấp đầu tiên đến người tiêu dùng cuối cùng và các hoạt động của những tổ chức đó. Mỗi tổ chức trong chuỗi đều có mối quan hệ chặt chẽ, hợp tác để chia sẻ trách nhiệm, nguồn lực, thông tin nhằm tăng năng lực cạnh tranh của mỗi bên và tìm kiếm lợi nhuận (Togar và Sridharan, 2002). Khi một mắt xích trong chuỗi cung ứng suy giảm giá trị, thì cả chuỗi cung ứng sẽ bị ảnh hưởng, đây được coi là điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng. Ta có thể hiểu khái quát về điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng là hiện tượng một hoặc nhiều mắt xích trong chuỗi cung ứng suy giảm giá trị, làm tổn thất về số lượng, chất lượng sản phẩm, kéo theo các chi phí khác tăng cao hoặc tổn thất về lợi nhuận cho nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Hướng tiếp cận Hướng tiếp cận phân tích chuỗi cung ứng hạt điều: Theo cách tiếp cận của nghiên cứu này, tác giả cho rằng một chuỗi cung ứng ít nhất phải có đủ 3 tác nhân cơ bản, gồm: Nhà cung ứng, nhà sản xuất, nhà phân phối/nhà bán lẻ/khách hàng trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau. Trong việc phân tích dòng chảy trong chuỗi cung ứng, theo lý thuyết có 3 dòng chảy là: Dòng thông tin, dòng sản phẩm dịch vụ và dòng tiền. Tác giả tách dòng sản phẩm dịch vụ thành 3 dòng là: Dòng chuyển quyền sở hữu vật chất, dòng vận chuyển và dòng xúc tiến. Như vậy, có 5 dòng chảy trong chuỗi cung ứng: Dòng thông tin, dòng chuyển quyền sở hữu vật chất, dòng vận chuyển, dòng xúc tiến và dòng tiền. Hướng tiếp cận phân tích hiệu quả chuỗi cung ứng hạt điều: Về việc phân tích hiệu quả vế chất lượng của chuỗi cung ứng hạt điều, dựa theo “Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12380:2018” và “ Tiêu chuẩn AFI”, tác giả phân tích định tính thực trạng chất lượng hạt điều vùng Đông Nam Bộ và so sánh với tiêu chuẩn quy định để rút ra kết luận về chất lượng hạt điều tại khu vực. Ngoài ra, tác giả còn phân tích định lượng để đánh giá sự cảm nhận của khách hàng về chất lượng hạt điều như thế nào theo tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, tác giả còn xây dựng mô hình hồi quy các yếu tố tác động đến 10
  11. chất lượng điều tươi đo nông hộ sản xuất; Về việc phân tích hiệu quả thời gian, tác giả dùng nghiên cứu định tính để mô tả thời gian thực tế của từng khâu trong toàn chuỗi cung ứng sau đó so sánh với thời gian thực tế khi sản phẩm dịch chuyển từ nhà cung cấp đến tay khách hàng; Về việc phân tích hiệu quả logistic, tác giả dùng nghiên cứu định tính để mô tả thực trạng về logistic của từng khâu trong toàn chuỗi cung ứng, tính toán chi phí logistic và tỉ trọng chi phí ở từng công đoạn so với chi phí logistic toàn chuỗi cung ứng hạt điều và so với tổng chi phí của toàn chuỗi cung ứng. Hướng tiếp cận phân tích điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng hạt điều: Để tìm điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng hạt điều ở vùng Đông Nam Bộ, Luận án phân tích sâu và rộng hơn về chuỗi cung ứng như: Sự liên kết và hợp tác, ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực nhân viên, môi trường không chắc chắn và chính sách của Nhà nước. Để có cơ sở khoa học vững chắc, tác giả xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến hiệu quả chuỗi cung ứng cho 2 trường hợp doanh nghiệp và cho nông hộ. Tác giả dùng phân tích nhân tố khám phá đểm tìm ra tác động trong từng nhân tố. Ngoài ra, việc xác định điểm nghẽn còn dựa vào kết quả mô tả hiện trạng và phân tích chuỗi cung ứng hạt điều và kết quả nghiên cứu hiệu quả chuỗi cung ứng. 2.2.2. Khung nghiên cứu chuỗi cung ứng hạt điều Nghiên cứu bắt đầu bằng việc xác định vấn đề nghiên cứu từ đó xây dựng các mục tiêu nghiên cứu, tổng hợp cơ sở lý thuyết, đưa ra phương pháp nghiên cứu. Các bước tiếp theo là: Thiết lập các mô hình nghiên cứu, phân tích thực trạng chuỗi cung ứng. Cuối cùng là việc đánh giá ưu và nhược điểm để từ đó đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả và hoàn thiện cho chuỗi cung ứng hạt điều. 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu - Kích thước mẫu Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống (Systematic random sampling) (P.E.Church, 1984) đã được sử dụng cho việc xác định hộ để thu thập thông tin. Số liệu phân tích chuỗi gồm 2 nguồn: Sơ cấp và thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp: Được tổng hợp từ báo cáo của hiệp hội điều của các tỉnh và Hiệp hội điều Việt Nam, niên giám thống kê của các tỉnh, báo cáo của Bộ Công thương, Bộ NN và PTNT về sản lượng và chi phí của ngành nông sản, trong đó có hạt điều, các báo cáo tài chính thu thập từ 12 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hạt điều trên địa bàn Đông Nam Bộ. Dữ liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua tiến trình sau 11
  12. Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi Bước 2: Xác định số lượng mẫu cần thiết. Bảng 2.1. Phân bố mẫu điều tra chuỗi Diện tích Tần suất Hộ Thương Doanh Tỉnh Tần số (Ha) % lái nghiệp Bình Phước 134.302 67 149 102 20 27 B -VT 9.175 5 10 5 2 3 Đồng nai 37.802 19 42 29 6 7 Bình Thuận 17.053 9 19 14 2 3 Tổng 198.332 100 220 150 30 40 Nguồn: Tổng hợp và phân tích của tác giả, 2020 Bước 3: Phỏng vấn điều tra khách hàng Bước 4: Kiểm tra kết quả phỏng vấn, loại ra những mẫu không đạt yêu cầu Bước 5: Nhập liệu Bước 6: Xử lý dữ liệu 2.2.4. Phương pháp nghiên cứu và phân tích số liệu Phân tích định tính: Nghiên cứu định tính được sử dụng trong nghiên cứu này là kỹ thuật thảo luận và phỏng vấn sâu. Tiến hành bằng cách thảo luận tay đôi với 20 đối tượng là các chủ doanh nghiệp và nông dân hoạt động trong ngành điều để tìm hiểu các khái niệm và các đặc điểm hoạt động trong ngành trên địa bàn nghiên cứu, xây dựng thang đo nháp, đề cương thảo luận được chuẩn bị trước. Kết quả của nghiên cứu này là cơ sở để tác giả cũng cố và phát triển các kết quả nghiên cứu lý thuyết sử dụng cho giai đoạn phỏng vấn sâu. Tiến hành phỏng vấn sâu với 10 chuyên gia trong ngành. Phân tích định lượng: Tác giả sử dụng phần mềm SPSS và EXCEL để tổng hợp, phân tích dữ liệu bao gồm: Thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phân tích hồi quy bội và kiểm định các vi phạm giả thiết trong mô hình hồi quy, Kiểm định thang đo - Phân tích khám phá nhân tố, phương pháp cho điểm. 12
  13. CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1. Mô hình phân tích chuỗi cung ứng hạt điều Nguồn: Tổng hợp và phân tích của tác giả, 2020 Hình 3.1. Mô hình chuỗi cung ứng hạt điều vùng Đông Nam Bộ Phân tích theo 5 dòng chảy trong chuỗi cung ứng: (1) Dòng thông tin, (2) Dòng chuyển quyền sở hữu vật chất, (3) Dòng vận chuyển, (4) Dòng xúc tiến, (5) Dòng tiền 3.2. Mô hình phân tích hiệu quả chuỗi cung ứng Nguồn: Tổng hợp và phân tích của tác giả, 2020 Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đánh giá hiệu quả của chuỗi cung ứng hạt điều 13
  14. 3.3. Mô hình phân tích điểm nghẽn chuỗi cung ứng hạt điều Nghiên cứu định tính Phân tích chuỗi Điểm nghẽn trong chuỗi Phân tích hiệu quả chuỗi Phân tích những nhân tố tác động đến hiệu quả chuỗi cung ứng Nguồn: Tổng hợp và phân tích của tác giả, 2020 Hình 3.3. Mô hình phân tích điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng 14
  15. CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thực trạng về ngành điều 4.1.1. Thực trạng về ngành điều của thế giới và Việt Nam Theo số liệu báo cáo từ Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, diện tích điều của Việt Nam giảm liên tục trong 8 năm từ năm 2007 (440.000 ha) xuống còn 290.000 ha vào năm 2017. Đến năm 2018, diện tích điều có xu hướng phục hồi trở lại và đạt 293.000 ha, năm 2019 đạt 297.498 ha. Từ năm 2008 đến 2015, năng suất điều của nước ta luôn duy trì ở mức thấp dưới 1,0 tấn/ha. Đến năm 2018 và 2019, năng suất điều bị giảm do tác động mạnh của hạn hán, mưa trái mùa và dịch bệnh. Sản lượng điều thô của Việt Nam tăng trưởng là 2,3%/năm. Năng suất có xu hướng tăng trong khi diện tích gieo trồng điều giảm 4,8% mỗi năm kể từ năm 2010 đến năm 2017. Năm 2018 và 2019, sản lượng điều thô giảm và chỉ đạt 303.948 tấn năm 2018; 210.899 tấn năm 2019. Theo số liệu thống kê của Hội đồng hạt quả khô quốc tế (INC) và Hội đồng điều toàn cầu (GCC, 2018) , năm 2018 - 2019 tổng sản lượng điều thô cho thu hoạch thế giới ước đạt 3,485 triệu tấn, tăng 160 ngàn tấn so với 2017 - 2018 do một số quốc gia sản xuất ở khu vực châu Phi và Đông Nam Á mùa vụ cho thu hoạch thuận lợi. Sáu quốc gia có sản lượng điều thô lớn nhất thế giới gồm có: Ấn Độ, Bờ Biển Ngà, Việt Nam, Tanzania, Guinea Bissau và Nigeria. Như vậy, nếu so sánh diện tích trồng điều của Việt Nam và thế giới thì ta thấy rõ ràng trong khi thế giới có xu hướng tăng rất mạnh còn Việt Nam thì có xu hướng giảm trong những năm gần đây. õ ràng chúng ta đang đi ngược với xu hướng thế giới. Sản lượng điều nhân của thế giới năm 2018 là 754 nghìn tấn, trong đó Ấn Độ là nước sản xuất và chế biến điều nhân lớn nhất với sản lượng điều nhân là 172 ngàn tấn (chiếm 23%), Việt Nam (113 ngàn tấn - chiếm 15%) đứng thứ hai. Sản lượng điều nhân của thế giới tăng trưởng khá chậm, tốc độ tăng trưởng 2007 – 2018 chỉ đạt 3,5%/năm. Việt Nam có trên 30 thị trường nhập khẩu hạt điều thô, trong đó những thị trường nhập khẩu điều thô lớn nhất gồm có: Bờ Biển Ngà (chiếm 35% tổng sản lượng nhập khẩu), Campuchia (11%) và các thị trường khác (54%). 15
  16. Mặc dù là quốc gia chế biến và xuất khẩu điều nhân hàng đầu thế giới nhưng tiêu thụ trong nước các sản phẩm điều của Việt Nam còn hạn chế, chỉ chiếm khoảng 6% với các sản phẩm chế biến sâu. 4.1.2. Thực trạng ngành điều tại Đông Nam Bộ Kết quả khảo sát chuỗi cung ứng hạt điều ở vùng Đông Nam Bộ cho thấy chuỗi sản phẩm của cây điều khá phong phú, ngoài sản phẩm chính là hạt đều thì hầu hết các bộ phận như thân, trái, vỏ hạt,… đều có giá trị kinh tế. Chuỗi sản phẩm từ cây điều được mô tả trong hình sau: Nguồn:Tổng hợp và phân tích của tác giả, 2020 Hình 4.1. Chuỗi sản phẩm điều vùng Đông Nam Bộ Diện tích trồng điều tại các tỉnh vùng Đông Nam Bộ qua các năm từ 2015 đến 2019 được tổng hợp trong bảng 4.1. Bình Phước là tỉnh có diện tích trồng điều lớn nhất vùng qua các năm và ít có sự biến động nhất. Hai tỉnh có diện tích trồng điều nhỏ nhất là Tây Ninh và Bình Dương, chiếm tỉ lệ chưa đến 1% so với toàn vùng. Theo số liệu báo cáo từ Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, diện tích cây điều cả nước năm 16
  17. 2019 là 337.143 ha. Diện tích trồng điều ở các tỉnh vùng Đông Nam Bộ là 200.738 ha, chiếm 59.5 % diện tích cả nước. Bảng 4.1 Diện tích trồng điều tại các tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ (2015 - 2019) Đvt: Ha Năm Tỉnh 2015 2016 2017 2018 2019 % 2019 Bình Phước 134.911 134.107 134.014 134.204 134.302 67,2 Tây Ninh 1.447 1.153 1.045 1.007 1.020 0,5 B -VT 11.759 10.566 9.825 9.374 9.175 4,6 Đồng nai 44.770 41.125 39.741 38.888 37.802 ,9 Bình Thuận 17.179 17.892 16.588 17.025 17.053 8,5 Bình Dương 2.181 1.739 1.613 1.559 1.386 0,7 Tổng cộng 212.247 206.582 202.826 202.057 200.738 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê các tỉnh Đông Nam Bộ, 2020 Trong 3 năm từ 2016 đến 2018, các doanh nghiệp trong nước đã thu mua 100% sản lượng điều được sản xuất trong nước, ước đạt 1,36 triệu tấn. Trong đó, năm 2016 đạt 384 ngàn tấn, năm 2017 đạt 500 ngàn tấn, năm 2018 đạt 475 ngàn tấn (VINACAS, 2019). Lượng hạt điều nhân xuất khẩu qua các năm tại vùng Đông Nam Bộ. Lượng xuất khẩu điều nhân tăng qua các năm có xu hướng tăng theo thời gian, năm sau cao hơn năm trước duy trì ở mức trên 20%. 4.2. Kết quả nghiên cứu 4.2.1. Kết quả nghiên cứu định tính 4.2.1.1. Đề xuất thang đo lường Các chuyên gia đề xuất: Thang đo sự cảm nhận của khách hàng về chất lượng điều tươi do nông dân sản xuất và chất lượng điều nhân do công ty sản xuất dùng thang đo Likert 5 điểm cho các chỉ tiêu trong “Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12380:2018” về chất lượng điều tươi, và tiêu chuẩn chất lượng điều nhân “Tiêu chuẩn AFI”; Thang đo lường cảm nhận chung về chất lượng điều tươi dùng thang điểm đánh giá từ 0 đến 10: Với 0 là hoàn toàn không đạt tiêu chuẩn và 10 là hoàn toàn đạt tiêu chuẩn theo “Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12380:2018”. 4.2.1.2. Kỳ vọng hiệu quả thời gian, chất lượng và chi phí logistic 17
  18. Bảng 4.2. Kỳ vọng thời gian chế biến và phân phối nhân điều STT Công đoạn Thời gian ( Ngày) 1 Tiếp nhận nhiên liệu đầu vào 1-2 2 Phơi và bảo quản nhiên liệu 2-4 3 Phân loại nguyên liệu (cỡ hạt điều) 1 4 Hấp/rang 1-2 5 Cắt tách 1 6 Sấy 1 7 Bóc vỏ lụa 1-2 8 Đóng gói 1-2 9 Bảo quản và phân phối 10-15 Tổng 19-30 Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả, 2020 Cũng theo các chuyên gia thì thời gian thực tế có thể kéo dài do nhiều lý do phát sinh không mong muốn nhưng để đạt hiệu quả kinh tế thì giai đoạn này không vượt quá 35 ngày. Bảng 4.3. Tổng hợp kỳ vọng thời gian đưa hàng từ doanh nghiệp lên tàu STT Công đoạn Thời gian ( Ngày) 1 Bốc xếp vào container 1 2 Vận chuyển đến cảng 1 3 Chờ lên tàu 4-5 Tổng 6-7 Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả, 2020 Theo các chuyên gia thì hiên tại ngành điều Việt Nam đang sử dụng 2 bộ tiêu chuẩn: “Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12380:2018” và “ Tiêu chuẩn AFI” để đánh giá chất lượng điều. Các chuyên gia cho rằng chi phí logistic hiện đang chiếm một tỉ lệ khá cao trong tổng chi phí nên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của chuỗi cung ứng. Kỳ vọng chi phí logistic ngang bằng với các nước phát triển là vào khoảng 15% đến 20% giá thành của sản phẩm. Nhận định về những điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng, các chuyên gia cho rằng những điểm nghẽn dễ dàng nhận thấy nhất là: Chi phí logistic, thủ tục xuất nhập khẩu, thiếu nguồn nguyên liệu thô. Bên cạnh đó cũng còn nhiều yếu tố khác nhưng biểu hiện không rõ ràng như sự hợp tác, thông tin, biến động giá,… Cần có những phân tích chuyên sâu thì mới xác định được. 18
  19. 4.2.2. Phân tích chuỗi cung ứng điều vùng Đông Nam Bộ Mô tả dòng chuyển quyền sở hữu vật chất: Dòng chuyển quyền sở hữu vật chất trong chuỗi cung ứng hạt điều mô tả trong hình sau: 45,8% Đại lý nhỏ 8% Đại lý thu mua 1% thành phẩm Đại lý/ Công ty 45,8% cung ứng 2,5% vật tư nông 36,7% Thương lái/ 36,4% Cơ sở chế 3% Công ty 5.5% 0.5% nghiệp Đại lý lớn biến vừa và XNK nhỏ 5,6% 46,1% 13,4% 2,85% 4,5% 0,25% 0,7% Công ty chế biến XNK 22,7% Các tỉnh khác 17,8% Nguồn: Tổng hợp và phân tích của tác giả, 2020 Hình 4.2. Chuỗi cung ứng hạt điều vùng Đông Nam Bộ Mô tả dòng vận chuyển hạt điều Thu Doanh Doanh gom/ nghiệp nghiệp Nông Boong chế xuất dân Đại lý tàu biến khẩu 1 ngày 1.5-2 ngày 25-36 7-10 ngày Nguồn: Tổng hợp và phân tích số liệu khảo sát của tác giả, 2020 Hình 4.3. Dòng vận chuyển hạt điều vùng Đông Nam Bộ Mô tả dòng thông tin trong chuỗi cung ứng hạt điều: Nông dân nhận thông tin về giống, phân bón và kỹ thuật trồng và chăm sóc điều từ nhiều kênh khác nhau. Một số cơ sở cung cấp giống và phân bón lớn có hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân tuy nhiên cũng còn rất hạn chế. Hầu hết các cơ sở bán giống nhỏ lẻ gần như là không có hoạt động bán hàng. Hầu hết thông tin do nông dân truyền miệng với nhau; Nông dân 19
  20. thường chỉ liên hệ với những thương lái quen biết hoặc hỏi thông tin thương lái từ các hộ xung quanh; Giữa thương lái và nhà máy thuờng thông tin được truyền đạt qua điện thoại, trao đổi thông tin hàng ngày. Thông thường thì giữa thương lái và nhà máy có hợp đồng cung cấp sản phẩm với nhau và giữa các thương lái trong khu vực cũng kết nối chặt chẽ với nhau, thống nhất giá cả, vì vậy sự chênh lệch giá mua giữa các thương lái không có sự chênh lệch lớn. Phương tiện trao đổi chủ yếu vẫn là điện thoại; Kênh phân phối hạt điều trong nước là không đáng kể nên đa số doanh nghiệp chế biến (80%) đều không chủ động chào hàng bằng các phương tiện thông tin đại chúng và chào hàng trực tiếp đến cửa hàng bán lẻ và các đại lý; Doanh nghiệp chế biến với nhau: Thông tin hoàn toàn bằng điện thoại khi cần hoặc có hợp đồng trước; Doanh nghiệp chế biến - Doanh nghiệp xuất khẩu: các doanh nghiệp hoạt động liên kết với nhau theo hợp đồng xuất - nhập khẩu. Mô tả dòng xúc tiến trong chuỗi cung ứng hạt điều: Sự hỗ trợ qua lại giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng là không lớn, không có chính sách xúc tiến, khuyến mại nào ngoài việc cấp tín dụng thương mại cho nhau. Tuy nhiên, tác dụng của các gói tín dụng thương mại này cũng thể hiện rõ ràng, giúp dòng chảy vật chất nhanh hơn. Mô tả dòng tài chính trong chuỗi cung ứng hạt điều: Sự phân bổ GTGT và lợi nhuận trong chuỗi cung ứng điều được thể hiện theo 2 kênh phân phối. - Kênh phân phối dài: Nông dân - Thu gom địa phương - Đại lý thu mua nông sản - Cơ sở chế biến vừa và nhỏ - Đại lý thu mua thành phẩm - Công ty xuất khẩu. Theo kênh phân phối dài, tổng GTGT được tạo ra là 42,66 triệu đồng/tấn, tổng lãi gộp là 28,61 triệu đồng/tấn và lãi ròng là 26,64 triệu đồng/tấn. Trong các tác nhân thực hiện chức năng phân phối thì các tác nhân phân phối điều thành phẩm có tỷ lệ lợi nhuận cao hơn so với các tác nhân phân phối điều nguyên liệu. - Kênh phân phối ngắn: Nông dân - Thu gom địa phương - Đại lý buôn nguyên liệu - Công ty chế biến và xuất khẩu. Theo kênh phân phối ngắn, nông dân là tác nhân tạo ra GTGT cao nhất (73,51%) và cũng thu lại lợi nhuận nhiều nhất (lãi gộp 80,15%; lãi ròng 80,37%). GTGT mà tác nhân chế biến tạo ra cũng khá cao, chiếm 10,74% tổng GTGT toàn chuỗi, tuy nhiên lợi nhuận của tác nhân này chỉ chiểm tỷ lệ 5,03% tổng lãi gộp và 4,58% tổng lãi ròng do họ không tham gia vào công đoạn phân phối thành phẩm.. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1