intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tác động của việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở đồng bằng Sông Cửu Long

Chia sẻ: Nhiên Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

24
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm phân tích tình hình sử dụng dịch vụ thuê ngoài của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đồng bằng Sông Cửu Long; nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng dịch vụ thuê ngoài của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đồng bằng Sông Cửu Long; đề xuất các hàm ý quản trị liên quan đến sử dụng dịch vụ thuê ngoài nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tác động của việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở đồng bằng Sông Cửu Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã ngành: 62340102 ĐINH CÔNG THÀNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG DỊCH VỤ THUÊ NGOÀI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Cần Thơ, 2021
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Người hướng dẫn chính: TS. Lê Tấn Nghiêm Người hướng dẫn phụ: TS. Nguyễn Hồng Gấm Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường Họp tại: Vào lúc ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm ….. Phản biện 1: ……………………………………….. Phản biện 2: ……………………………………….. Phản biện 3: ……………………………………….. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ. Thư viện Quốc gia Việt Nam.
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Đinh Công Thành, Lê Tấn Nghiêm, 2016. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng dịch vụ thuê ngoài của các doanh nghiệp tại Thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 46: 1-11. 2. Đinh Công Thành, Lê Tấn Nghiêm, 2017. Phân tích sự tác động của lợi ích – rủi ro đến thái độ và mức độ sử dụng dịch vụ thuê ngoài của các doanh nghiệp tại Thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. 52 (1): 93-104. 3. Đinh Công Thành, Lê Tấn Nghiêm, 2017. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thuê ngoài nhân sự: nghiên cứu các doanh nghiệp tại tỉnh Trà Vinh. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. 26(2): 32-43. 4. Đinh Công Thành, Lê Tấn Nghiêm, 2018. Các yếu tố ảnh hưởng đến thuê ngoài dịch vụ và tầm quan trọng của thuê ngoài dịch vụ đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. 63(6): 88-104. 5. Dinh Cong Thanh, Le Tan Nghiem, Nguyen Hong Gam, 2020. The effect of outsourcing on the non-financial performance of SMES in the Mekong Delta. Journal of Trade Science. 8(1): 62 – 72. 1
  4. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thuê ngoài dịch vụ (Outsourcing) được viết tắt từ “Outside resource using”, được hiểu là một DN đi thuê một nhà cung ứng dịch vụ bên ngoài để họ thực hiện một phần hay toàn bộ các phần công việc thay vì bản thân DN phải thực (Yang và cộng sự, 2007). Các lĩnh vực của DVTN hiện nay gồm thuê ngoài công nghệ thông tin, lao động bán thời gian, trả lương ngoài, kế toán thuê ngoài, báo cáo thuế, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ dọn dẹp văn phòng, bảo vệ 24/24, vận chuyển văn phòng trọn gói, lắp đặt/quản trị mạng hoặc bảo trì máy tính/thiết bị văn phòng, dịch vụ dịch thuật…Ngày nay, các DN trên thế giới sử dụng nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh (Wekesa và Were, 2014). Thuê ngoài còn được biết đến như một công cụ quản lý giúp DN cắt giảm chi phí kinh doanh (Gilley và cộng sự, 2004; Handley, 2012; Sani và cộng sự, 2013; Gerald và cộng sự, 2013; Yıldız và công sự, 2014), tăng lợi nhuận (Elegbede, 2013), giảm bớt tính cồng kềnh của bộ máy, tiết kiệm thời gian trong quản trị (Sadi và Ahmed, 2011; Gerald và cộng sự, 2013). Với những lợi ích đó, các DN trên toàn thế giới đã ngày càng mạnh dạn sử dụng DVTN. Tại Việt Nam, thuê ngoài cũng được các DN sử dụng rộng rãi (Hồng, 2012). Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và cạnh tranh khốc liệt của các DN, đặc biệt là các DNNVV, để tồn tại trên thường trường DN phải có chiến lược kinh doanh có hiệu quả nhất bằng cách giảm chi phí kinh doanh hợp lý. Một trong số những giải pháp đó là sử dụng DVTN (Hafeez và Andersen, 2014; Isaksson và Lantz, 2015; Montaseb và công sự, 2018). Mặc dù gặp khá nhiều khó khăn, nhưng DNNVV ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng đã có những bước tiến đáng kể, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là giải quyết vấn đề việc làm (sử dụng 50% lao động), tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo và đóng góp hơn 40% GDP1. Đến năm 2018 toàn vùng ĐBSCL có 97,16% là DNNVV2, đa số còn gặp nhiều khó khăn hạn chế trong quá trình hoạt động như trình độ quản lý, thiếu vốn, đầu ra không ổn định, nhất là chi phí hoạt động tăng cao, khó cạnh tranh với các DN khác trong và ngoài nước. Đó cũng là những nguyên nhân dẫn đến hơn 4.500 DN ở ĐBSCL phải giải thể và tạm ngừng hoạt hoạt động trong năm 2019, tăng hơn 30% so với năm 20183. Chính vì vậy, việc định hướng cho các DNNVV ở ĐBSCL sử dụng hiệu quả DVTN để phát huy đến mức cao nhất hiệu quả hoạt động, tăng sức cạnh tranh trong xu thế hội nhập là hết sức cần thiết. Tuy vậy, thuê ngoài cũng tiềm ẩn những rủi ro cho các DN. Thật vậy, nghiên cứu của Milena và cộng sự (2011) đã chỉ ra một số bất lợi: (i) thiếu sự kiểm soát các công ty cho thuê dịch vụ, (ii) DN sẽ gặp bất lợi nếu công ty cho thuê dịch vụ kết thúc hoạt động, (iii) rất khó để bảo mật thông tin của DN, (iv) các công ty cho thuê dịch vụ thiếu động cơ làm việc đem lại công việc hoàn thành không tốt hoặc không đúng tiến độ. Chính điều này ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động của DN. (1) Hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp vùng ĐBSCL do NHNN Việt Nam tổ chức ngày 29/8/2019 tại TP. Cần Thơ. (2) Số liệu được tính toán lại từ Sách trắng DN Việt Nam năm 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP năm 2018 của Chính phủ. (3) Số liệu được tổng hợp từ Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2020. 2
  5. Nhiều nghiên cứu thực chứng cho thấy, thuê ngoài đã tác động đến hiệu quả hoạt động của DN. Có nhiều tranh luận trái chiều về sự tác động này. Phần lớn các nghiên cứu cho rằng, thuê ngoài tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của DN (Bin và cộng sự, 2006; Kroes và Ghosh, 2010; Gilley và Rasheed, 2000; Bustinza và cộng sự, 2010; Kamyabi và Devi, 2011; Agburu và cộng sự, 2017). Tuy vậy, cũng có nghiên cứu cho rằng thuê ngoài không cải thiện, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả tài chính DN (Isaksson và Lantz, 2015). Cũng có ý kiến cho rằng, thuê ngoài chỉ tác động đến hiệu quả phi tài chính mà không tác động đến hiệu quả tài chính DN (Gilley và cộng sự, 2004). Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thuê ngoài tác động đến hiệu quả tài chính lẫn phi tài chính DN (Gilley và Rasheed, 2000; Elmuti, 2003; Bustinza và cộng sự, 2010; Kamyabi và Devi, 2011; Elegbede, 2013). Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng, không có mối quan hệ giữa sử dụng DVTN với hiệu quả (Leiblein và cộng sự, 2002). Thực tiễn các nghiên cho thấy, mỗi tác giả có cách tiếp cận khác nhau về vấn đề thuê ngoài cũng như chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của DN, bởi mỗi nghiên cứu có cách tiếp cận khác nhau về mặt lý thuyết, hầu hết các nghiên cứu chưa trình bày được một cách tổng quát sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc thuê ngoài và chưa đánh giá một cách tổng quát các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của một DN so với lý thuyết. Với những lập luận trên, nghiên cứu tác động của việc sử dụng DVTN đến hiệu quả hoạt động của các DNNVV ở ĐBSCL được thực hiện nhằm để hiểu rõ hơn về tình hình sử dụng nguồn lực thuê ngoài của các DNNVV ở ĐBSCL, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thuê ngoài và sự tác động của việc sử dụng DVTN đến hiệu quả hoạt động của các DNNVV ở ĐBSCL. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (1) Phân tích tình hình sử dụng dịch vụ thuê ngoài của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đồng bằng Sông Cửu Long; (2) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng dịch vụ thuê ngoài của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đồng bằng Sông Cửu Long; (3) Phân tích sự tác động của việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đồng bằng Sông Cửu Long; (4) Đề xuất các hàm ý quản trị liên quan đến sử dụng dịch vụ thuê ngoài nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đồng bằng Sông Cửu Long. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về không gian Địa bàn nghiên cứu của đề tài là các DNNVV ở các tỉnh/thành bao gồm: Bạc Liêu, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Đồng Tháp và TP. Cần Thơ. 3
  6. 1.3.2 Phạm vi về thời gian Dữ liệu thứ cấp về số lượng DN và tình hình hoạt động kinh doanh của các DNNVV ở ĐBSCL được tổng hợp từ Niên giám thống kê 2017 – 2018 và Sách trắng DN Việt Nam năm 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Dữ liệu sơ cấp được phỏng vấn và thu thập từ đầu năm 2018 đến tháng 4/2019. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghiên cứu sự tác động của việc sử dụng DVTN đến hiệu quả hoạt động của các DNNVV ở ĐBSCL. 1.3.4 Đối tượng khảo sát Đối tượng điều tra là nhà quản trị cấp cao hoặc những người đứng đầu các bộ phận chức năng tại các DN có sử dụng DVTN. Ngoài ra, để có thể đánh giá một cách tổng quan và đầy đủ về hoạt động thuê ngoài, luận án còn tiếp cận thu thập thông tin từ những nhà quản trị và nhân viên các DN có cung ứng DVTN. 1.4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN  Về mặt khoa học: Thứ nhất, luận án đã có những đóng góp về phương pháp nghiên cứu: các thang đo đo lường cho các khái niệm (các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thuê ngoài, thái độ thuê ngoài, mức độ thuê ngoài và hiệu quả hoạt động) được thiết kế, điều chỉnh phù hợp và đạt độ tin cậy nghiên cứu về hoạt động thuê ngoài của các DNNVV ở ĐBSCL. Ngoài ra, đề tài còn bổ sung vào hệ thống thang đo đo lường khái niệm lợi ích cảm nhận, và bổ sung khái niệm mối quan hệ giữa các bên liên quan trong hoạt động thuê ngoài; Thứ hai, đóng góp về lý thuyết: nghiên cứu đã xây dựng mô hình lý thuyết về tác động thuê ngoài đến hiệu quả hoạt động của các DNNVV ở ĐBSCL dựa trên cơ sở lý thuyết tích hợp (Integrated model) giữa lý thuyết chi phí giao dịch – TCE, lý thuyết quan điểm dựa trên nguồn lực – RBV, lý thuyết năng lực cốt lõi – CCT, lý thuyết mối quan hệ – RT, lý thuyết vốn xã hội – SCT và lý thuyết thẻ điểm cân bằng – BSC. Qua đó, nghiên cứu đã góp phần bổ sung vào hệ thống lý thuyết liên quan đến hiệu quả hoạt động của DN khi sử dụng DVTN.  Về mặt thực tiễn: Đề tài đóng góp quan trọng trong việc cung cấp giá trị thực tiễn để các DN, các đơn vị có sử dụng DVTN nâng cao hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, đề tài còn cung cấp giá trị thực tiễn để các tổ chức/cá nhân chuyên cung cấp DVTN nắm bắt thông tin và đáp ứng nhu cầu của các DN thuê ngoài, từ đó nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng. 1.5 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Nội dung chính của luận án gồm 166 trang với 5 chương: Giới thiệu, cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và thảo luận, kết luận và hàm ý quản trị. 4
  7. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1.1 Khái niệm thuê ngoài dịch vụ Thuê ngoài là thỏa thuận trong đó một DN trao lại một phần hoạt động của họ cho một công ty/đối tác ở bên ngoài bằng một hợp đồng cung ứng dịch vụ (Yang và cộng sự, 2007). Đó là quá trình chuyển giao một phần hoặc tất cả hoạt động chức năng nội bộ của DN cho một bên cung cấp bên ngoài thực hiện (Ketler và Walstrom, 1993). Giải thích rõ hơn về khái niệm này, Murem (1997) định nghĩa thuê ngoài như là việc chuyển một phần khối lượng công việc của DN (có thể là các hoạt động chính hoặc hoạt động phụ trợ) cho bên cung ứng dịch vụ để các nhà quản trị DN tập trung nguồn lực vào thực hiện các hoạt động cốt lõi. Cũng có định nghĩa cho rằng, thuê ngoài là việc DN đưa ra quyết định chọn một hoặc một số hay tất cả các quy trình/hoạt động chức năng để uỷ thác cho một công ty, một tổ chức hay một cá nhân bên ngoài thực hiện các hoạt động thay cho DN (Jan, 1999). Vì vậy, các DN cần xem xét và xác định rõ những chức năng nào DN cần tự thực hiện và những chức năng nào DN nên sử dụng các nguồn lực được cung ứng một cách chuyên nghiệp, sẵn có từ các tổ chức/cá nhân bên ngoài (Bhagat và cộng sự, 2010). Quinn và Hilmer (1995) cho rằng để đưa ra quyết định về hoạt động thuê ngoài, DN cần so sánh chi phí, và cân nhấc giữa lợi ích và rủi ro khi thuê ngoài so với trường hợp DN tự thực hiện. Beaumont và Sohal (2004) thì cho rằng nếu DN đã có đầy đủ mọi nguồn lực để thực hiện các chức năng của mình thì DN không cần thiết thuê ngoài cung ứng và ngược lại thì nên thuê sẽ tốt hơn. Handley (2012) thì cho rằng quyết định thuê ngoài hay không ở DN còn phụ thuộc vào tính chất công việc, theo đó nếu những chức năng là cốt lõi, và đặc biệt quan trọng thì DN nên giữ lại, không nên chuyển giao cho các tổ chức/cá nhân bên ngoài thực hiện và ngược lại. 2.1.2 Cơ sở lý thuyết về thuê ngoài Theo lý thuyết chi phí giao dịch (Transaction Cost Economics theory – TCE) của Coase (1937), tiết kiệm chi là mục tiêu quan trọng đối bất kỳ các doanh nghiệp. Lý thuyết TCE chỉ rõ, để thực hiện được lợi ích này doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội từ sử dụng nguồn lực các tổ chức, cá nhân bên ngoài. Williamson (1975) còn chỉ thêm, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro về chi chí phát sinh, điều này có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, thuê ngoài còn phụ thuộc vào thái độ của các nhà quản lý doanh nghiệp đối với hoạt động này. Bên cạnh đó, theo lý thuyết quan điểm dựa trên nguồn lực (Resource Based Views - RBV) và lý thuyết năng lực cốt lõi (Core Competency Theory - CCT) của Prahalad và Hamel (1990), mỗi tổ chức đều có những thế mạnh nhất định về nguồn lực nội bộ. Khi đó, doanh nghiệp chỉ thuê ngoài các hoạt động không cốt lõi. Trên cơ sở phát triển lý thuyết CCT, Aron và Singh (2005) còn cho rằng việc xem xét sử dụng nguồn lực bên ngoài còn phụ thuộc vào: (i) cảm nhận lợi ích thuê ngoài; (ii) chiến lược của doanh nghiệp; (iii) khả năng đáp ứng yêu cầu của bên cung ứng. Ngoài ra, dựa vào lý thuyết mối quan hệ (Relationship Theories - RT) của Klepper (1995) cho thấy vai trò của hoạt động hợp tác, giao lưu kinh tế của các tổ chức với nhau. 5
  8. Lý thuyết RT tập trung xây dựng sự thỏa thuận mà ở đó mỗi bên xem xét động lực cho việc xây dựng và duy trì mối quan hệ nhằm đạt được hiệu quả tổ chức từ mối quan hệ này. Như vậy, lý thuyết RT có thể vận dụng trong việc thuê ngoài, bởi có được mối quan hệ trong thuê ngoài là yếu tố quan trọng tác động quyết định sử dụng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, theo các lý thuyết, sử dụng nguồn lực bên ngoài phụ thuộc vào các yếu tố: (1) cảm nhận lợi ích của thuê ngoài; (2) rủi ro khi thuê ngoài; (3) đặc điểm chức năng của doanh nghiệp; (4) định hướng chiến lược của doanh nghiệp; (5) khả năng đáp yêu cầu của bên cung cấp; (6) thái độ đối với thuê ngoài và (7) mối quan hệ giữa các bên tham gia. 2.1.3 Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động Hiệu quả hoạt động của DN là một khái niệm đa chiều, tùy theo bối cảnh hoạt động, yếu tố thời gian cũng như mục tiêu nghiên cứu mà cách tiếp cận thuật ngữ hiệu quả hoạt động cũng khác nhau. Richard và cộng sự (2009) cho rằng hiệu quả phản ảnh cho trình độ sử dụng các yếu tố thuộc về nguồn lực sẵn có của một DN. Đó là quá trình chuyển đổi các yếu tố đầu vào của DN thành yếu tố đầu ra. Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng, hiệu quả hoạt động là chỉ tiêu phản ánh quá trình đạt được mức độ về các chỉ tiêu kinh doanh của DN so với các DN trong cùng lĩnh vực kinh doanh (Gilley và Rasheed, 2000; Gilley và cộng sự, 2004; Kroes và Ghosh, 2010). Để xác định các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của DN, hầu hết các nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard – BSC). Theo BSC, hiệu quả của một tổ chức được đánh giá từ 4 khía cạnh: (1) hiệu quả tài chính; (2) hiệu quả khách hàng; (3) hiệu quả xử lý quy trình nội bộ và (4) hiệu quả đổi mới và phát triển. Trên cơ sở sử dụng lý thuyết BSC của Kaplan và Norton (1992), Marr (2005) đã xây dựng và phát triển thang đo đo lường hiệu quả (Business Performance Measurement – BPM) và bổ sung thêm hiệu quả sử dụng yếu tố con người trong tổ chức. Bởi con người là nhân tố đặc biệt quan trọng, quyết định đến sự thành công của mọi tổ chức. 2.2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh sự tác động của thuê ngoài đến hiệu quả hoạt động của DN. Gilley và Rasheed (2000) nghiên cứu tác động của sử dụng các DVTN đến hiệu quả hoạt động của các DN tại Mỹ. Nghiên cứu cho thấy, thuê ngoài dịch vụ tác động tích cực đến hiệu quả tài chính lẫn quả phi tài chính của DN. Elmuti (2003) cũng đã nghiên cứu về sự tác động của việc sử dụng nguồn lực thuê ngoài ở các DN tại Hoa Kỳ. Theo đó, hiệu quả hoạt động của DN được đánh giá ở các khía cạnh: (1) năng suất thực hiện công việc; (2) tỷ lệ sai sót trong công việc; (3) sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ; (4) xử lý công việc nội bộ và (5) hiệu quả thị trường. Ngoài ra, dựa vào lý thuyết năng lực cốt lõi và lý thuyết về chi phí giao dịch, Bustinza và cộng sự (2010), Kamyabi và Devi (2011) cũng chứng minh sự tác động của thuê ngoài đến hiệu quả hoạt động của các DN trong lĩnh vực dịch vụ ở Tây Ban Nha. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc cảm nhận lợi ích từ thuê ngoài tác động mạnh đến nhận thức về mức độ quan trọng của việc thuê ngoài tại DN. Nghiên cứu cũng cho thấy thuê ngoài tác động đến hiệu quả hoạt động của DN, nhất là hiệu quả phi tài chính (như giảm số khiếu nại của khách 6
  9. hàng, đảm bảo sự kịp thời trong phục vụ khách hàng, rút ngắn thời gian đáp ứng nhu cầu khách hàng, cải thiện mức độ trung thành và hài lòng của khách hàng về DN, cải thiện thị phần DN). Ngoài ra, thuê ngoài còn tác động về mặt hiệu quả tài chính như tăng trưởng doanh thu, cải thiện tỷ suất lợi nhuận trên tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của DN. Tóm lại, từ lược khảo các nghiên cứu liên quan cho thấy, có khác biệt đáng kể giữa các nghiên cứu trong việc chứng minh sự tác động các nhân tố đến mức độ thuê ngoài, và khác biệt về chứng minh tác động của việc sử dụng DVTN đến hiệu quả hoạt động của DN. Nguyên nhân là do mỗi tác giả sử dụng các lý thuyết nền khác nhau cho nghiên cứu của mình hoặc lược khảo từ các nghiên cứu thực nghiệm. Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu dựa trên nền tảng 2 lý thuyết chính là lý thuyết về chi phí giao dịch (TCE) và lý thuyết năng lực cốt lõi (CCT). Do đó, mỗi nghiên cứu thường chỉ có thể giải thích một hoặc một vài nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thuê ngoài của DN, và chưa khái quát một cách đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến thuê ngoài, cụ thể như sau: - Thứ nhất, các nghiên cứu sử dụng lý thuyết về chi phí giao dịch (Transaction Cost Economics theory – TCE) nhấn mạnh 2 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thuê ngoài là yếu tố lợi ích và rủi ro khi thuê ngoài. Theo đó các nghiên cứu sử dụng lý thuyết TCE đặc biệt đề cao vai trò của tiết kiệm chi phí cho DN như nghiên cứu của Kroes và Ghosh (2010), Bhagat và cộng sự (2010), Yang và cộng sự (2007), Jain và Natarajan (2011), Bustinza và cộng sự (2010), Kroes và Ghosh (2010), Hafeez và Andersen (2014). Bên cạnh đó, theo lý thuyết TCE, việc thuê ngoài còn phụ thuộc vào cân nhắc cũng như thái độ của DN đối với hoạt động này (Jain và Natarajan, 2011; Hafeez và Andersen, 2014). Thế nhưng, các nghiên cứu sử dụng lý thuyết TCE lại bỏ qua vai trò ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm chức năng của tổ chức, sự phù hợp của thuê ngoài với định hướng chiến lược của DN hay yếu tố khả năng đáp ứng các yêu cầu của bên cung ứng dịch vụ đến quyết định thuê ngoài. - Thứ hai, các nghiên cứu sử dụng lý thuyết quan điểm dựa trên nguồn lực – RBV, lý thuyết năng lực cốt lõi CCT cũng nhấn mạnh lợi ích từ việc tận dụng các nguồn lực từ các tổ chức/cá nhân bên ngoài (Bin và cộng sự, 2006; Hsiao và cộng sự, 2010; Kamyabi và Devi, 2011; Austin-Egole và Iherioanma, 2020). Bên cạnh đó, lý thuyết RBV, CCT còn đề cập đến sự ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm chức năng của tổ chức, chiến lược thuê ngoài và khả năng đáp ứng yêu cầu của bên cung ứng dịch vụ đến việc sử dụng dịch vụ (Dominguez, 2005; Agburu và cộng sự, 2017). Tuy nhiên, các nghiên cứu dựa trên lý thuyết RBV, CCT còn hạn chế bởi chưa quan tâm đến sự ảnh hưởng của yếu tố thái độ của các nhà quản trị đến việc thuê ngoài dịch vụ và yếu tố rủi ro khi DN thuê ngoài. Đây có thể xem là hạn chế lớn nhất của lý thuyết RBV, CCT. - Thứ ba, qua lược khảo cho thấy hầu hết các nghiên cứu trên đánh hiệu quả hoạt động khi DN thuê ngoài còn hạn chế trong việc xác định các tiêu chí đo lường hiệu quả hoạt động so với lý thuyết thẻ điểm cân bằng BSC. Do đó, các nghiên cứu trên chỉ tập trung đánh giá hiệu quả DN thuê ngoài ở một vài chỉ tiêu nhất định mà chưa có sự đánh giá một cách bao quát các chỉ tiêu phân tích. 7
  10. Vì vậy, dựa trên cơ sở tìm ra những lỗ hổng của các lý thuyết và nghiên cứu trên, luận án đề xuất một cơ sở lý thuyết tích hợp (Integrated model) giữa lý thuyết về chi phí giao dịch TCE, lý thuyết quan điểm dựa trên nguồn lực RBV, lý thuyết năng lực cốt lõi CCT, và lý thuyết thẻ điểm cân bằng BSC để nghiên cứu một cách tổng quát sự tác động của các khái niệm trong mô hình nghiên cứu. 2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Gewald và Dibbern (2009) khẳng định, việc cảm nhận lợi ích cũng như rủi ro đối với thuê ngoài sẽ tác động trực tiếp đến thái độ của các nhà quản lý đối với hoạt động này. Và thái độ đối với thuê ngoài của DN sẽ tác động đáng kể đến mức độ DN thuê ngoài. Gewald và Dibbern (2009) còn chứng minh yếu tố lợi ích cảm nhận và rủi ro thuê ngoài tác động gián tiếp đến mức độ thuê ngoài của doanh nghiệp thông quan biến trung gian là thái độ thuê ngoài. Như vậy, bên cạnh thái độ đối với thuê ngoài ảnh hưởng đến mức độ thuê ngoài thì yếu tố cảm nhận lợi ích và rủi ro cũng ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ thuê ngoài. Tania và Faiza (2013) cho rằng bản chất của thuê ngoài luôn chứa đựng yếu tố rủi ro, quan trọng là các doanh nghiệp có khả năng kiểm soát được những rủi ro đó như thế nào. Nghiên cứu của Hafeez và Andersen (2014) khẳng định thêm, mức độ thuê ngoài phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, như: (i) tần suất thực hiện giao dịch; (ii) yếu tố thuộc về nguồn lực tài sản; (iii) sự tin tưởng vào bên cung ứng, và (iv) qui mô của tổ chức, khi đó doanh nghiệp có qui mô càng nhỏ do thì xu hướng thuê ngoài càng cao. Có thể thấy được, theo Hafeez và Andersen (2014) việc thuê ngoài của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào: (1) đặc điểm chức năng của doanh nghiệp và (2) yếu tố tiêu chuẩn bên cung ứng. Ngoài Kroes và Ghosh (2010) còn nghiên cứu và chỉ ra rằng, việc sử dụng các nguồn lực của DN còn phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của DN, bởi quyết định thuê ngoài phải trên cơ sở phù hợp với mục tiêu và định hướng hoạt động của DN. Thực tiễn các nghiên trên có thấy, các nghiên cứu này vẫn còn hạn chế trong việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thuê ngoài so với lý thuyết. Do vậy, tác giả đề xuất mô hình tổng quát sự tác động của các yếu tố đến việc thuê ngoài. Nhìn chung, có thể thấy được mức độ thuê ngoài phụ thuộc vào các yếu tố: (1) cảm nhận lợi ích thuê ngoài, (2) khả năng kiểm soát rủi ro, (3) thái độ đối với thuê ngoài, (4) định hướng chiến lược, (5) đặc điểm chức năng và (6) tiêu chuẩn bên cung ứng. Thêm vào đó, dựa vào lý thuyết mối quan hệ RT và lý thuyết vốn xã hội SCT, kết hợp với phỏng vấn chuyên gia cho thấy, việc thuê ngoài của doanh nghiệp ở ĐBSCL còn phụ thuộc vào yếu tố mối quan hệ giữa các bên liên quan, đặc biệt là mối quan hệ quen biết. Như vậy, dựa vào tổng kết các lý thuyết, lược khảo các nghiên cứu liên quan và qua kết quả phỏng vấn chuyên sâu, nghiên cứu đề xuất mô hình tác động của thuê ngoài dịch vụ đến hiệu quả hoạt động của các DNNVV tại ĐBSCL như sau: 8
  11. Biến kiểm soát: - Qui mô doanh nghiệp - Số năm hoạt động - Số năm thuê ngoài - Lĩnh vực hoạt động H1b + Lợi ích cảm nhận H 1 a+ Thái độ - Loại hình thuê ngoài Thuê ngoài - Hoạt động phụ trợ, cốt lõi H2b+ H2a+ H 3+ Kiểm soát rủi ro HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG H4 + Mức độ H7a+ a: Hiệu quả tài chính Đặc điểm chức năng Thuê ngoài H 5+ a: Hiệu Hiệu quả quả tàitài phi chính chính Tiêu chuẩn cung ứng b: Hiệu quả khách hàng H8 + H6+ c: Quy trình nội bộ Mối quan hệ d: Đổi mới và phát triển H9b,9c,9d,9e+ Chiến lược thuê ngoài giữa các bên e: Hiệu quả nhân viên Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất Nguồn: Tác giả đề xuất Các giả thuyết nghiên cứu được tổng hợp như sau: H1a: Có sự tác động thuận chiều của việc cảm nhận lợi ích đến mức độ thuê ngoài ở DN. H1b: Có sự tác động thuận chiều của việc cảm nhận lợi ích đến thái độ thuê ngoài ở DN. H2a: Có sự tác động thuận chiều của việc kiểm soát rủi ro đến mức độ thuê ngoài ở DN. H2b: Có sự tác động thuận chiều của việc kiểm soát rủi ro đến thái độ thuê ngoài ở DN. H3: Có sự tác động thuận chiều của thái độ thuê ngoài đến mức độ thuê ngoài của DN. H4: Có sự tác động thuận chiều của yếu tố đặc điểm chức năng đến mức độ thuê ngoài ở DN. H5: Có sự tác động thuận chiều của yếu tố tiêu chuẩn bên cung ứng đến mức độ thuê ngoài ở DN. H6: Có sự tác động thuận chiều của chiến lược thuê ngoài đến mức độ sử dụng DVTN của DN. H7: Có sự tác động thuận chiều của mức độ sử dụng DVTN đến hiệu quả hoạt động (tài chính và phi tài chính) của DN. H8: Có sự tác động thuận chiều của yếu tố mối quan hệ giữa các bên đến mức độ thuê ngoài ở DN. H9: Có sự tác động thuận chiều của yếu tố mối quan hệ giữa các bên đến hiệu quả hoạt động (tài chính và phi tài chính) ở DN. 9
  12. Bảng 2.1: Diễn giải các biến trong mô hình nghiên cứu Mã hóa Biến quan sát Nguồn 1. Lợi ích cảm nhận từ thuê ngoài BEN1 Thuê ngoài giúp tiết kiệm chi phí hơn cho DN chúng tôi BEN2 Thuê ngoài giúp giảm chi phí cố định, tăng chi phí biến đổi Thuê ngoài giúp chúng tôi dành nhiều thời gian, công sức hơn để tập BEN3 Gewald và trung thực hiện các hoạt động quan trọng Dibbern (2009); Thuê ngoài giúp chúng tôi chia sẻ một phần rủi ro do tận dụng sự Gewald (2010) BEN4 chuyên nghiệp từ bên cung ứng Thuê ngoài giúp chúng tôi giải quyết được khó khăn do thiếu nguồn BEN5 lực (nhân lực, vật lực, tài lực) BEN6 Thuê ngoài giúp giảm tải công việc cho DN Ý kiến chuyên gia 2. Kiểm soát rủi ro thuê ngoài ORM1 DN hạn chế được sự lệ thuộc vào bên cung ứng dịch vụ ORM2 DN có khả năng kiểm soát tốt các hoạt động được thuê ngoài Gewald và Dibbern (2009); ORM3 DN có khả năng kiểm soát tốt qui trình cung ứng dịch vụ Hafeez và ORM4 Chi phí thuê ngoài giảm như kỳ vọng của DN Andersen (2014) DN có khả năng kiểm soát tốt chi phí phát sinh thêm so với hợp đồng ORM5 thuê ngoài ORM6 DN quản lý tốt bí mật, thông tin nội bộ không để bị lộ ra bên ngoài 3. Đặc điểm chức năng của tổ chức Chúng tôi chỉ thuê ngoài những hoạt động/chức năng không thật sự ORG1 quan trọng của DN Chúng tôi thuê ngoài vì thiếu nguồn lực (tài sản, con người, cơ sở vật Hafeez và ORG2 chất) thực hiện các hoạt động tại DN Andersen (2014); Chúng tôi thuê ngoài vì không có khả năng thực hiện tốt các hoạt Kamyabi và Devi ORG3 động (2011) ORG4 Qui mô DN nhỏ nên chúng tôi thuê ngoài ORG5 Khối lượng công việc giải quyết quá nhiều 4. Chiến lược thuê ngoài Thuê ngoài là xu thế lựa chọn tất yếu của hầu hết các DN nói chung STR1 và của chúng tôi nói riêng Chúng tôi thuê ngoài nhằm hướng đến mục tiêu tăng lợi thế cạnh tranh STR2 trong dài hạn Kroes và Ghosh Chúng tôi thuê ngoài nhằm hướng đến chiến lược cải tiến sản (2010) STR3 phẩm/dịch vụ của mình Chúng tôi thuê ngoài nhằm tập trung mọi nguồn lực cho việc đầu tư STR4 vào chiến lược đa dạng hóa hoạt động kinh doanh 5. Tiêu chuẩn bên cung ứng SUP1 Bên cung ứng có chính sách giá cả hợp lý SUP2 Bên cung ứng dịch vụ có danh tiếng tốt Kroes và Ghosh (2010); Hafeez và SUP3 Bên cung ứng dịch vụ luôn đảm bảo tốt kế hoạch theo hợp đồng Andersen (2014) SUP4 Bên cung ứng có nhiều dịch vụ ưu đãi cho DN SUP5 Bên cung ứng có những nét tương đồng về văn hoá với DN Ý kiến chuyên gia 6. Mối quan hệ giữa các bên REL1 DN có mối quan hệ quen biết với bên cung ứng thuê ngoài DN đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác lâu dài với bên cung ứng REL2 DVTN Ý kiến chuyên gia DN tin tưởng vào sự giới thiệu về bên cung ứng DVTN từ các đối tác REL3 trong hợp tác kinh doanh 10
  13. Mã hóa Biến quan sát Nguồn 7. Thái độ thuê ngoài ATT1 Chúng tôi có thái độ tốt đối với việc thuê ngoài tại DN ATT2 Thuê ngoài rất phù hợp với mục tiêu hoạt động của DN Gewald và cộng ATT3 Chúng tôi tin rằng lợi ích của thuê ngoài nhiều hơn rủi ro DN gặp phải sự (2006); Gewald ATT4 Thuê ngoài là một sự lựa chọn đúng đắn của DN (2010) Nhìn chung, thuê ngoài tạo được nhiều sự thay đổi tốt hơn trong hoạt ATT5 động kinh doanh của DN 8. Mức độ thuê ngoài LVE1 Tỷ lệ thuê ngoài các hoạt động cốt lõi Gilley và Rasheed (2000); Everaert LVE2 Tỷ lệ thuê ngoài các hoạt động phụ trợ và cộng sự (2006) Tỷ lệ chi phí dành cho thuê ngoài hàng năm: Gulla và Gupta LVE3 1: dưới 20%; 2: từ 20 – dưới 30%; 3: từ 30 – dưới 40% (2012) 4: từ 40 – dưới 50%; 5: trên 50% Gewald và LVE4 DN sẽ tăng cường hơn nữa thuê ngoài các hoạt động Dibbern (2009); Gewald (2010) 9. Hiệu quả hoạt động của DN 9.1 Hiệu quả phi tài chính 9.1.1 Hiệu quả thu hút và giữ chân khách hàng CUS1 Khách hàng hài lòng hơn về chất lượng sản phẩm/dịch vụ của DN Gilley và cộng sự CUS2 Số lượng phàn nàn của khách hàng đã giảm đi đáng kể (2004); Bolat và Yılmaz (2009); CUS3 Khách hàng trung thành hơn về sản phẩm/dịch vụ của DN Bustinza và cộng CUS4 Thị phần của DN được cải thiện đáng kể sự (2010) 9.1.2 Hiệu quả làm việc của nhân viên EMP1 Nhân viên hài lòng hơn về môi trường làm việc tại DN Gilley và cộng sự EMP2 Nhân viên có tinh thần tích cực hơn trong công việc (2004); Bolat và EMP3 Nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ thực hiện công việc Yılmaz (2009) 9.1.3 Hiệu quả xử lý công việc nội bộ DN tập trung thời gian, công sức vào thực hiện các phần việc quan INT1 trọng trong tổ chức Elmuti (2003) INT2 Tiến độ các công việc tại DN luôn được đảm bảo tốt INT3 Các phần việc kém hiệu quả trong DN đã được cải thiện tốt hơn 9.1.4 Hiệu quả đổi mới và phát triển GRO1 Nội bộ DN có sự cải tiến và đổi mới tích cực đáng kể Gilley và cộng sự GRO2 DN có được khả năng cạnh tranh tốt hơn so với đối thủ (2004) GRO3 DN có được sự tăng trưởng bền vững tốt hơn 9.2 Hiệu quả tài chính Gilley và Rasheed Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS) của DN tăng trưởng qua (2000); Kroes và ROS Ghosh (2010); các năm Kamyabi và Devi (2011) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của DN tăng trưởng qua Bustinza và cộng ROE các năm sự (2010); Kamyabi và Devi ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) của DN tăng trưởng qua các năm (2011) Nguồn: Lược khảo các nghiên cứu liên quan, phỏng vấn chuyên sâu và thảo luận thang đo 11
  14. CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1 KHUNG NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ THUYẾT Phỏng vấn chuyên gia Thang đo nháp NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN (20 doanh nghiệp) NGHIÊN CỨU SƠ BỘ Thảo luận (115 doanh nghiệp) thang đo SỐ LIỆU THỨ CẤP NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC Cronbach’s Alpha Phân tích EFA Thực trạng sử Nhân tố Mức độ Hiệu quả dụng DVTN ảnh hưởng thuê ngoài hoạt động - Kiểm tra độ thích hợp của mô hình Phân - Loại biến có trọng số CFA nhỏ tích - Tính hệ số tin cậy tổng hợp CFA - Tính phương sai trích được - Kiểm tra tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt - Kiểm tra mối liên hệ mô hình lý thuyết SEM - Kiểm định giả thuyết - Ước lượng lại mô hình - Phân tích cấu trúc đa nhóm KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ Hình 3.1 Khung nghiên cứu 12
  15. 3.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU Dữ liệu thứ cấp gồm số lượng và tình hình hoạt động kinh doanh của DNNVV ở ĐBSCL được thu thập từ Niên giám thống kê 2017 - 2019 của Tổng Cục Thống kê Việt Nam và Sách trắng DN Việt Nam của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2020. Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ: (1) 20 chuyên gia nhằm hình thành và/hoặc bổ sung thang đo cho nghiên cứu (Flick, 2009); (2) 427 DNNVV sử dụng dịch vụ thuê ngoài ở 6 địa phương gồm Bạc Liêu, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh và TP. Cần Thơ được thu thập bằng phương pháp phi xác suất theo kiểu thuận tiện kết hợp lấy mẫu theo phương pháp phát triển mầm (Snowball sampling) (Baltar và Brunet, 2012). 3.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH - Đối với dữ liệu phỏng vấn chuyên gia: đề tài sử dụng phương pháp mã hóa ba bậc (Three-level coding) (Saldaña, 2015). Dữ liệu phỏng vấn sau khi được ghi chép thành văn bản sẽ được tiến hành mã hóa theo từng câu để xác định các mã (Codes). Các mã sau đó được xem xét sự khác và giống để gom thành các nhóm (Categories). Sau cùng các nhóm được tiến hành phân tích để xác định chủ đề/khái niệm cho vấn đề nghiên cứu (Theme/concept). - Đối với dữ liệu phỏng vấn cá nhân: đề tài sử dụng các phương pháp phân tích: (1) Kiểm định Cronbach’s alpha để kiểm định độ tin cậy và đánh giá chất lượng của thang đo; (2) Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) để xác định các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng DVTN, đồng thời kiểm định sự phù hợp của thang đo đo lường mức độ thuê ngoài và hiệu quả hoạt động; (3) Phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis) để xác định sự phù hợp của dữ liệu nghiên cứu với mô hình lý thuyết; và (4) mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural equation modeling) thông qua phần mềm AMOS (Analysis of Moment Structures) để kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu; (5) Kiểm định Bootstrap để đánh giá mức độ tin cậy của các ước lượng trong mô hình nghiên cứu; (6) Phân tích đa nhóm (Multi- Group Analyses) để đánh giá xem có sự tác động điều tiết nào (moderation effect) của các biến kiểm soát (theo qui mô DN, thời gian DN hoạt động, thời gian DN đã sử dụng nguồn lực nên ngoài, lĩnh vực DN hoạt động, loại dịch vụ DN thuê ngoài, tỷ lệ thuê ngoài hoạt động) đối với mức độ DN thuê ngoài và hiệu quả hoạt động của DN không. 13
  16. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 TÌNH HÌNH THUÊ NGOÀI DỊCH VỤ CỦA CÁC DNNVV Ở ĐBSCL 4.1.1 Thông tin về doanh nghiệp Qua kết quả điều tra 427 DN cho thấy, phần lớn loại hình là công ty TNHH (chiếm 57,14%), công ty cổ phần chiếm 21,78% và DN tư nhân chiếm 19,91%, trong khi đó loại hình HTX chỉ chiếm rất nhỏ trong số doanh nghiệp điều tra (chiếm 1,17%). Đa phần DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ (chiếm 50,59%) và lĩnh vực công nghiệp - xây dựng (chiếm 36,77%). DN thuê ngoài dịch vụ chủ yếu là các DN có qui mô hoạt động siêu nhỏ (chiếm đến 68,85% số DN điều tra) và DN có qui mô nhỏ (chiếm 28,57%), trong khi đó doanh nghiệp qui mô vừa chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn (chỉ chiếm 2,58%). Đa phần doanh nghiệp thuê ngoài để giải quyết khó khăn trước mắt, nhất là doanh nghiệp mới đi vào hoạt động nhu cầu thuê càng cao (phần lớn doanh nghiệp thuê từ 2 – 5 năm, chiếm đến 44,73% doanh nghiệp điều tra), trong khi đó doanh nghiệp thuê sau 10 năm chỉ chiếm 17,10% DN được khảo sát. 4.1.2 Dịch vụ doanh nghiệp thuê ngoài Các dịch vụ được DN sử dụng khá đa dạng. Tuy nhiên, chủ yếu tập trung vào dịch vụ thuê ngoài lao động, dịch vụ thuê vệ sĩ/bảo vệ chuyên nghiệp và dịch vụ cung ứng, quản lý nguồn lao động, thuê tài sản. Cụ thể về các dịch vụ được DNNVV ở ĐBSCL thuê ngoài thể hiện ở Bảng sau: Bảng 4. 1: Tổng hợp dịch vụ được DNNVV ở ĐBSCL thuê ngoài % DNNVV thuê Tần Tỷ lệ DN Các dịch vụ Siêu DN DN số thuê (%) nhỏ nhỏ vừa A. Thuê ngoài lao động - Thuê kế toán, khai báo thuế 219 51,29 82,65 17,35 - - Vệ sĩ/bảo vệ 164 38,41 59,76 39,02 1,22 - Cung ứng và quản lý nguồn lao động 158 37,00 68,99 31,01 - - Dọn dẹp, vệ sinh công nghiệp 114 26,70 54,39 43,86 1,75 - Dịch vụ bảo trì máy móc thiết bị công nghiệp 109 25,53 59,63 38,53 1,83 - Tiếp thị/chăm sóc khách hàng/hỗ trợ bán hàng 56 13,11 71,43 28,57 - - Tư vấn kinh tế, xây dựng 49 11,48 57,14 42,86 - - Dịch vụ đào tạo nghề 44 10,30 59,09 36,36 4,55 - Kiểm kê hàng tồn kho 31 7,26 61,29 32,26 6,45 - Dịch vụ tư vấn quản lý, tư vấn quản trị nhân sự 30 7,03 68,99 31,01 - B. Thuê ngoài dịch vụ CNTT - Thiết kế website, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống 70 16,39 70,00 28,57 1,43 - Thuê dữ liệu 30 7,03 60,00 40,00 - C. Thuê tài sản 125 29,27 68,80 30,40 0,80 D. Thuê khác - Dịch vụ logistics 61 14,29 44,26 47,54 8,20 - Dịch vụ pháp lý 26 6,09 61,54 38,46 Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu điều tra 427 DN 14
  17. 4.1.3 Lý do doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thuê ngoài Phần lớn các DNNVV ở ĐBSCL sử dụng DVTN vì cho rằng có thể giúp giảm được chi phí đầu tư, nhà quản trị tập trung nguồn lực vào thực hiện các hoạt động quan trọng tại DN hay đơn giản hóa bộ máy hoạt động. Sau đây là một số lý do cơ bản quyết định đến việc sử dụng DVTN của các DNNVV ở ĐBSCL: Đơn vị: % Giảm chi phí đầu tư cho DN 51,82 DN tập trung vào các hoạt động quan trọng 44,28 Đơn giản hóa bộ máy hoạt động 43,80 Thiếu nhân sự thực hiện công việc 36,98 Tận dụng dịch vụ chuyên nghiệp từ bên cung ứng 33,58 Thiếu cơ sở vật chất (nhà kho, phân xưởng…) 27,49 DN không làm tốt hơn so với thuê bên ngoài 22,87 DN muốn có được lợi thế cạnh tranh 20,68 Xây dựng mối quan hệ với bên cung ứng 16,06 Thiếu trang thiết bị, máy móc 12,90 Giảm bớt rủi ro trong kinh doanh 12,90 Lý do khác 4,62 Hình 4.1 Lý do DN sử dụng DVTN Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu điều tra 427 DN 4.1.4 Hạn chế khi sử dụng dịch vụ thuê ngoài Hạn chế lớn nhất từ sử dụng nguồn lực thuê ngoài của DN là bên cung ứng dịch vụ không đảm bảo đúng như những cam kết, nguy cơ rò rỉ thông tin, dữ liệu, tài sản trí tuệ, bí quyết kinh doanh của DN ra bên hay rủi ro chất lượng nhân sự không đảm bảo tốt. Kết quả khảo sát từ 427 DNNVV ở ĐBSCL cho thấy một số vấn đề khi DN thuê ngoài như sau: Đơn vị: % 30,00 26,93 25,76 23,65 22,95 25,00 21,08 17,33 20,00 15,46 12,41 15,00 10,00 6,79 3,28 5,00 - Không Nguy cơ Chất Lệ thuộc Chi phí Công Thiếu Khó khăn Không Hạn chế đúng như lộ thông lượng vào bên TNDV việc tính kiểm soát tạo ưu thế khác cam kết tin nhận sự cung cấp không chậm trễ chuyên cạnh giảm nghiệp tranh Hình 4.2 Hạn chế của sử dụng DVTN Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu điều tra 427 DN 15
  18. 4.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THUÊ NGOÀI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THUÊ NGOÀI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DN 4.2.1 Kết quả phân tích độ tin cậy của các thang đo Kiểm định Cronbach’s Alpha cho thấy thang đo của các khái niệm đạt được độ tin cậy tốt do hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,60 và hệ số tương quan biến tổng của của các biến đều lớn hơn 0,3. Tuy nhiên, biến BEN1, BEN2 và BEN4 đo lường cho khái niệm cảm nhận lợi ích thuê ngoài; biến ORM4 đo lường thang đo khả năng kiểm soát rủi ro thuê ngoài; biến ORG3 và ORG4 của thang đo đặc điểm chức năng của doanh nghiệp; biến SUP3 và SUP4 đo lường cho khái niệm đặc điểm bên cung ứng; biến ATT5 đo lường cho khái niệm thái độ thuê ngoài có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 nên biến này bị loại (Hair và cộng sự, 2014). Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha lần 2 như sau: Bảng 4.2: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Số STT Thang đo Ký hiệu Cronbach biến 1 Cảm nhận lợi ích 3 BEN3, BEN5, BEN6 0,852 2 Kiểm soát rủi ro 5 ORM1, ORM2, ORM3, ORM5, ORM6 0,871 3 Đặc điểm chức năng 3 ORG1, ORG2, ORG5 0,832 4 Định hướng chiến lược 4 STR1, STR2, STR3, STR4 0,733 5 Tiêu chuẩn cung ứng 3 SUP1, SUP2, SUP5 0,827 6 Quan hệ giữa các bên 3 REL1, REL2, REL3 0,730 7 Thái độ thuê ngoài 4 ATT1, ATT2, ATT3, ATT4 0,866 8 Mức độ thuê ngoài 4 LVE1, LVE2, LVE3, LVE4 0,834 - Hiệu quả phi tài chính + Khách hàng 4 CUS1, CUS2, CUS3, CUS4 0,915 + Nhân viên 3 EMP1, EMP2, EMP3 0,827 9 + Nội bộ 3 INT1, INT2, INT3 0,794 + Đổi mới và phát triển 3 GRO1, GRO2, GRO3 0,841 - Hiệu quả tài chính 3 ROA, ROE, ROS 0,878 Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu điều tra 427 doanh nghiệp 4.2.2. Phân tích EFA Phân tích EFA của khái niệm các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thuê ngoài cho thấy kết quả đảm bảo được các tiêu chuẩn, hệ số KMO đạt 0,774 (thoả mãn điều kiện 0,50
  19. Tương tự, phân tích EFA thang đo thái độ và mức độ thuê ngoài. Kết quả phân tích cho thấy dữ liệu thị trường rất phù hợp với thang đo lý thuyết, kết quả như sau: Bảng 4.4: Kết quả phân tích EFA thang đo thái độ và mức độ thuê ngoài Kiểm định Tổng phương Khái niệm KMO Eigenvalue Số nhóm Barlett sai trích Thái độ thuê ngoài 0,805 0,000 71,57% 2,863 1 Mức độ thuê ngoài 0,752 0,000 67,50% 2,700 1 Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu điều tra 427 doanh nghiệp Tương tự, ta có kết quả EFA thang đo hiệu quả phi tài chính của các DNNVV ở ĐBSCL. Kết quả EFA cho thấy nghiên cứu có được mô hình phù hợp. Chỉ số Eigenvalue > 1,0 kết quả nghiên cứu trích được 3 nhân tố, thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.5: Kết quả phân tích EFA thang đo hiệu quả hoạt động Hiệu quả phi tài chính Hiệu quả Khía cạnh khách hàng và nhân viên Khía cạnh nội bộ và phát triển tài chính Trọng số tải nhân tố 0,895 (CUS3) 0,830 (GRO2) 0,920 (ROA) 0,845 (CUS1) 0,764 (INT2) 0,842 (ROE) 0,794 (CUS4) 0,744 (INT3) 0,759 (ROS) 0,784 (CUS2) 0,716 (GRO1) 0,791 (EMP2) 0,706 (GRO3) 0,708 (EMP1) 0,672 (INT1) 0,675 (EMP3) KMO = 0,891; Sig. = 0,000; Eigenvalue = 2,115 > 1; Tổng phương sai trích = 61,84% Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu điều tra 427 doanh nghiệp 4.2.3. Phân tích CFA cho các khái niệm trong mô hình nghiên cứu Theo Byrne (2001), mô hình nghiên cứu phù hợp khi chỉ số TLI, CFI≥0,9; CMIN/df≤3; RMSEA≤0,08. Kết quả CFA mô hình tới hạn cho thấy, kiểm định Chi-bình phương có P=0,000. Chỉ tiêu CMIN/df=1,714≤3; TLI=0,928, CFI=0,936≥0,9 và RMSEA=0,041≤0,08 cho thấy được sự phù hợp của mô hình với dữ liệu thu thập. Chi-square = 1525,040; df = 890; P = 0,000; Chi-Square/df = 1,714; CFI = 0,936; TLI = 0,928; RMSEA = 0,041 Hình 4.3 Kết quả CFA mô hình tới hạn Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu điều tra 427 DN 17
  20. Theo lý thuyết, để đảm bảo độ tin cậy thì độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích phải từ 0,5 trở lên (Hair và cộng sự, 2014). Tuy nhiên, phương sai trích vẫn có thể chấp nhận giá trị từ 0,4 nhưng phải đảm bảo độ tin cậy tổng hợp lớn hơn 0,6 (Fornell và Larcker, 1981). Kết quả xử lý thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.6: Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo các khái niệm trong mô hình Độ tin cậy Tổng phương Kết Số Cronbach’s Khái niệm tổng hợp - biến alpha c sai trích -  vc luận 1. Lợi ích cảm nhận 3 0,852 0,855 0,663 2. Kiểm soát rủi ro 5 0,871 0,875 0,587 3. Đặc điểm chức năng 3 0,832 0,832 0,622 4. Chiến lược thuê ngoài 4 0,733 0,738 0,417 5. Tiêu chuẩn cung ứng 3 0,827 0,832 0,623 6. Mối quan hệ giữa các bên 3 0,730 0,765 0,527 Đạt 7. Thái độ thuê ngoài 4 0,866 0,859 0,605 yêu 8. Mức độ thuê ngoài 4 0,834 0,855 0,598 cầu 9. Hiệu quả hoạt động của DN 9.1 Hiệu quả phi tài chính - Hiệu quả khách hàng – nhân viên 7 0,920 0,917 0,616 - Hiệu quả nội bộ - phát triển 6 0,880 0,880 0,553 9.2 Hiệu quả tài chính 3 0,878 0,880 0,771 Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu điều tra 427 doanh nghiệp Kết quả bảng trên cho thấy tất cả các khái niệm trong mô hình đều đạt yêu cầu về giá trị cũng như độ tin cậy. Như vậy, thang đo phù hợp sử dụng cho phân tích SEM và mô hình đánh giá tác động của việc sử dụng DVTN đến hiệu quả hoạt động của các DNNVV ở ĐBSCL được điều chỉnh như sau: Biến kiểm soát: - Qui mô doanh nghiệp - Số năm hoạt động - Số năm thuê ngoài - Lĩnh vực hoạt động H1b + - Loại hình thuê ngoài Lợi ích cảm nhận từ thuê ngoài H 1 a+ THÁI ĐỘ - Hoạt động phụ trợ, cốt lõi THUÊ NGOÀI H2b+ Khả năng kiểm soát rủi ro H2a+ H3+ Hiệu quả hoạt động: H7a,b,c+ - Hiệu quả tài chính H4 + - Hiệu quả khách Đặc điểm chức năng của tổ chức MỨC ĐỘ THUÊ NGOÀI hàng & nhân viên H4+ - Hiệu quả nội bộ & phát triển Chiến lược thuê ngoài H5+ H8 + Tiêu chuẩn bên cung ứng H9a,b,c+ Mối quan giữa các bên Hình 4.4 Mô hình lý thuyết sau khi điều chỉnh 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2