intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu điều trị nhạy cảm ngà răng ở người lao động trong ngành sản xuất hóa chất bằng Seal & Protect

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt "Nghiên cứu điều trị nhạy cảm ngà răng ở người lao động trong ngành sản xuất hóa chất bằng Seal & Protect" trình bày các nội dung chính sau: Mô tả đặc điểm lâm sàng nhạy cảm ngà răng ở người lao động trong ngành sản xuất hóa chất có tiếp xúc với axít tại Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao năm 2015; Đánh giá hiệu quả điều trị nhạy cảm ngà răng bằng Seal & Protect ở nhóm người lao động có tiếp xúc với axít nêu trên trong 12 tháng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu điều trị nhạy cảm ngà răng ở người lao động trong ngành sản xuất hóa chất bằng Seal & Protect

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƢỢC LÂM SÀNG 108 ****************************** QUÁCH HUY CHỨC NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ NHẠY CẢM NGÀ RĂNG Ở NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH SẢN XUẤT HOÁ CHẤT BẰNG SEAL & PROTECT Chuyên ngành : Răng Hàm Mặt Mã số : 9720501 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ RĂNG HÀM MẶT HÀ NỘI – 2023
  2. CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƢỢC LÂM SÀNG 108 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS.TS Trịnh Đình Hải 2. PGS.TS Lê Thị Thu Hà Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Viện tổ chức tại Viện Nghiên cứu khoa học Y Dược lâm sàng 108. Vào hồi …….giờ…..., ngày ….. tháng ….. năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia. 2. Thư viện Viện Nghiên cứu khoa học Y Dược lâm sàng 108.
  3. DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ 1. Quách Huy Chức, Trịnh Đình Hải, Lê Thị Thu Hà và cộng sự (2022). Đặc điểm lâm sàng nhạy cảm ngà răng ở người lao động trong ngành sản xuất hóa chất có tiếp xúc với axít. Tạp chí Y học Cộng đồng; Tập 63, số 5. 2. Quách Huy Chức, Trịnh Đình Hải, Lê Thị Thu Hà và cộng sự (2022). Đánh giá hiệu quả điều trị nhạy cảm ngà răng bằng Seal & Protect ở người lao động trong ngành sản xuất hóa chất có tiếp xúc với axít . Tạp chí Y học Cộng đồng; Tập 63, số 6.
  4. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, trong các vấn đề bệnh lý về Răng Hàm Mặt thì nhạy cảm ngà răng (NCNR) thường gặp nhiều. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng NCNR, trong đó nặng nhất là mòn răng, đặc biệt là mòn răng hóa học do axít. Qua một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ NCNR rất khác nhau từ 8- 57% dân số. Có mối liên quan tỷ lệ thuận giữa mòn răng hóa học và tình trạng nhạy cảm ngà; đặc biệt là ở những người lao động có tiếp xúc với axít. Từ năm 1992, tại Nhật Bản, nhạy cảm ngà do mòn răng hóa học đã được công nhận là bệnh nghề nghiệp. Đã có nhiều nghiên cứu về các phương pháp điều trị nhạy cảm ngà răng do nhiều nguyên nhân khác nhau; tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về các phương pháp điều trị nhạy cảm ngà răng ở những người lao động do thường xuyên tiếp xúc với axít. Seal & Protect là một vật tư y tế dễ sử dụng, giá thành thấp, có tính quang trùng hợp, có chất kết dính và trong suốt; có tác dụng che phủ những vùng lộ ngà sớm để ngăn ngừa hoặc làm giảm mòn cổ răng, ngăn chặn sâu răng và điều trị NCNR. Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hoá chất Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ là nhà máy hóa chất lớn trong nước với hơn 3000 người lao động, với thế mạnh là sản xuất hoá chất, trong đó có axít sunfuric và phân bón. Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về sử dụng công nghệ dán dính quang trùng hợp để điều trị nhạy cảm ngà trên những người lao động tiếp xúc với axít, vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu điều trị nhạy cảm ngà răng ở người lao động trong ngành sản xuất hóa chất bằng Seal & Protect” thực hiện tại Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hoá chất Lâm Thao với 2 mục tiêu: - Mục tiêu 1: Mô tả đặc điểm lâm sàng nhạy cảm ngà răng ở người lao động trong ngành sản xuất hóa chất có tiếp xúc với axít tại Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao năm 2015. - Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả điều trị nhạy cảm ngà răng bằng Seal & Protect ở nhóm người lao động có tiếp xúc với axít nêu trên trong 12 tháng.
  5. 2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Tại Việt Nam, ngành công nghiệp hóa chất là ngành công nghiệp lớn, đang phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành sản xuất thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng như axít, ắc quy, pin, phân bón, sơn, chất tẩy rửa...trong quá trình sản xuất hoá chất có liên quan nhiều đến axít, ít nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động. Nhiều nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam đã chỉ ra mối liên quan tỷ lệ thuận giữa mòn răng với NCNR, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về mối liên quan này trên những người thường xuyên tiếp xúc với axít và những phương pháp điều trị NCNR hiệu quả. Do đó nghiên cứu nhằm xác định đặc điểm lâm sàng NCNR ở những người lao động trong ngành sản xuất hoá chất thường xuyên tiếp xúc với axít là rất cấp thiết, tìm ra mối liên quan về tình trạng mòn răng và nhạy cảm ngà với axít; từ đó nghiên cứu các phương pháp điều trị, loại thuốc, vật tư y tế phù hợp nhất để điều trị NCNR, bảo vệ ngà răng, chống mài mòn, bảo vệ sức khoẻ răng miệng và nâng cao chất lượng cuộc sống, tinh thần cho người lao động yên tâm làm việc. Ý NGHĨA THỰC HIỆN VÀ ĐÓNG GÓP MỚI Nhạy cảm ngà răng là một bệnh khá phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh cao và dao động nhiều ở các cộng đồng khác nhau, là bệnh gây ảnh hưởng nhiều tới chức năng ăn nhai và chất lượng cuộc sống, nhất là đối với những người thường xuyên tiếp xúc với a xít. Seal & Protect là một loại vật tư y tế dạng dịch trong suốt, dễ sử dụng, chỉ bôi lên răng 02 lần và chiếu đèn quang trùng hợp mỗi lần 10 giây; có tác dụng che phủ những vùng lộ ngà sớm, làm giảm mòn cổ răng, ngăn chặn sâu răng và điều trị NCNR. Việc nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng của NCNR trên những người lao động tiếp xúc với axít và điều trị NCNR bằng Seal & Protect ở nhóm người lao động bị NCNR nêu trên là việc làm cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn lớn và giá trị khoa học cao. Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về hiệu quả sử dụng Seal & Protect điều trị NCNR ở người lao động làm việc trong môi trường có axít. Từ đó đưa ra những khuyến nghị trong việc điều trị và chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người lao động có tiếp
  6. 3 xúc với axít và người dân, người dân ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; đồng thời khuyến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đưa bệnh NCNR do tiếp xúc với axít vào danh mục bệnh nghề nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động làm việc trong môi trường độc hại có axít làm gia tăng tình trạng xói mòn răng. Cung cấp những bằng chứng mới về hiệu quả điều trị NCNR bằng Seal & Protect trên nhóm người lao động có tiếp xúc với axít là rất tốt trong 3-6 tháng, ngay sau điều trị hiệu quả rất tốt đạt 97,4%, sau 3 tháng hiệu quả giảm dần nhưng vẫn giữ mức cao là 81,7% và sau 6 tháng đạt 51,23%. Hiệu quả tốt hơn khi phát hiện sớm và điều trị ngay, đặc biệt là trên những răng có độ mòn thấp, nhạy cảm ít; nếu có điều kiện thì bôi bổ sung tại thời điểm 3 đến 6 tháng hoặc kết hợp thêm phương pháp để đạt hiệu quả giảm nhạy cảm ngà kéo dài hơn nữa. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI - Số lượng đối tượng nghiên cứu can thiệp chưa được nhiều. - Thời gian nghiên cứu chưa được nhiều, do đối tượng nghiên cứu làm việc theo ca làm việc. Người lao động gặp khó khăn khi xin nghỉ làm việc tạm thời để tham gia nghiên cứu và không tham gia nghiên cứu cùng với nhau, do đó mất nhiều thời gian để khám, đánh giá sau điều trị. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm 171 trang (bao gồm cả mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo) kết cấu thành 3 phần và 4 chương sắp xếp theo thứ tự gồm: Phần 1: Đặt vấn đề 02 trang Chương 1: Tổng quan nghiên cứu 36 trang Chương 2; Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 16 trang Chương 3: Kết quả nghiên cứu 33 trang Chương 4: Bàn luận 38 trang Phần 2: Kết luận 02 trang Phần 3: Khuyến nghị 01 trang Luận án gồm: 36 bảng, 09 biểu đồ, 22 hình và 106 tài liệu tham khảo.
  7. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Khái niệm nhạy cảm ngà răng Theo Hollan G.R và cộng sự thì nhạy cảm ngà răng có các đặc trưng sau: răng bị ê buốt rõ, diễn biến nhanh, xuất hiện từ vùng ngà bị lộ khi có các kích thích như nhiệt độ, hơi, cọ xát, thẩm thấu, hóa chất (nhưng chưa đủ gây nhạy cảm ngà trên răng bình thường) mà không phải do khiếm khuyết hoặc bệnh lý nào khác. 1.2. Cơ chế của nhạy cảm ngà răng - Có ba cơ chế chính: thuyết phân bổ thần kinh, thuyết về sự dẫn truyền các nguyên bào tạo răng và thuyết thủy động lực học. - Nhiều tác giả công nhận thuyết thủy động lực học của Brännström: các kích thích như: nhiệt độ, hóa chất, cọ xát… tạo ra các dòng chảy dịch trong ống ngà và sự thay đổi áp lực. Sự thay đổi này kích thích các sợi thần kinh A- δ ở biên giới ngà - tủy hoặc trong ống ngà tạo ra cảm giác ê buốt. NCNR xuất hiện khi ngà răng bị lộ làm mất men hoặc tổ chức quanh răng hoặc hệ thống ống tủy mở thông với tủy ở bên trong. 1.3. Yếu tố nguy cơ gây nhạy cảm ngà răng Gồm các yếu tố nội tại và ngoại lai như: - Lực kéo, lực nén: nội tại (hoạt động cận chức năng, khớp cắn), ngoại lai (ăn nhai, thói quen, nghề nghiệp, răng giả, hàm răng giả). - Cọ sát: nội tại (cọ mòn, cận chức năng, nuốt), ngoại lai (nhai, vệ sinh răng miệng, thói quen, nghề nghiệp, răng giả, hàm răng giả). - Xói mòn do chất hoá học: nội tại (mảng bám răng, dịch nướu, dịch vị của dạ dày) và ngoại lại (dinh dưỡng, nghề nghiệp, thuốc, bia rượu). 1.4. Mòn răng hóa học - Là bệnh mãn tính, làm mất mô cứng của răng do axít nội hoặc ngoại lai mà không có của vi khuẩn. Độ pH thay đổi theo thói quen ăn uống, tình trạng bệnh đường tiêu hoá hay tiếp xúc với hơi axít và dễ biến đổi nên nguy cơ mất khoáng men răng, từ đó gây mòn răng. - Nguyên nhân: đồ ăn uống axít, ga, bia rượu, chất kích thích, trào ngược dạ dày. Axít phản ứng với hydroxyapatit của men răng, phá hủy và giải phóng ra ion canxi làm men răng dễ bị mòn. 1.5. Dịch tễ học về nhạy cảm ngà răng - Qua các nghiên cứu thì tỷ lệ NCNR từ 8%-57% dân số. Theo Chikte U.M và cộng sự (1998): tỷ lệ người tiếp xúc axít bị NCNR là
  8. 5 66%. Theo Agrawal R và cộng sự (2014) tỷ lệ NCNR của nhóm tiếp xúc axít là 57,6%, cao hơn nhiều nhóm không tiếp xúc là 11,3%. - Năm 2013: theo Vũ Thị Ngọc Anh: tỷ lệ mòn răng do tiếp xúc thường xuyên với axít là 69% và nghiên cứu năm 2015 trên 400 người lao động có tiếp xúc trực tiếp với axít cho thấy tỷ lệ NCNR là 69%. 1.6. Một số phƣơng pháp dự phòng và điều trị nhạy cảm ngà - Các biện pháp dự phòng: chải răng nhẹ nhàng, chế độ ăn uống ít có axít, sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng có Fluor. - Can thiệp chuyên khoa để che phủ hoặc bít kín ống ngà: bằng các hợp chất chứa Fluor, Oxalate, Glutaraldehyde, Casein phosphopeptide- Amorphous Calcium Phosphate, Hợp chất của muối kim loại nặng. Laser, hàn răng, điều trị tủy. Phẫu thuật ghép và che vạt phủ chân răng. 1.7. Seal & Protect Hình 1: Hình ảnh bộ sản phẩm Seal &Protect Seal & Protect là vật liệu hàn có tính quang trùng hợp, dễ sử dụng, bôi 1-2 lớp sau đó chiếu đèn quang trùng hợp; nhiều nghiên cứu và chỉ ra rằng các tác dụng sau: Ngăn ngừa mòn răng ít nhất 3 tháng; Giảm nhiều các vi sinh vật liên quan tới bệnh sâu răng; Khỏi hoặc làm giảm bớt NCNR trong khoảng 1 năm. Sử dụng tốt nhất là định kỳ 6 tháng bởi nhân viên y tế có kinh nghiệm. Thành phần và chức năng: - PENTA: Chất tăng cường bám dính, chất hỗ trợ làm ướt và liên kết ngang. - MA resins: Nhựa Di- và trimethacrylate tạo thành lớp vỏ bảo vệ chắc chắn.
  9. 6 - Chất độn nano: Chất độn có chức năng siêu mịn giúp tăng khả năng chống mài mòn của lớp phủ được xử lý. - Chất khởi động: Khởi động phản ứng quang trùng hợp. - Aceton: Dung môi và vận chuyển resin. - CAFH: Nguồn Fluoride (amin Fluoride hữu cơ). - Acetone: Dung môi và chất mang cho resin; - Triclosan: Chất kháng khuẩn. Chức năng của nó được giải thích bằng hình ảnh sau: Hình 2: Hình ảnh mô tả thành phần và tác dụng của Seal & Protect Nghiên cứu của Perdigao trong phòng thí nghiệm và sử dụng kính hiển vi điện tử cho thấy độ dầy của Seal &Protect thâm nhập và phân bố đồng đều vào bề mặt lớp ngà. Bằng chứng được thể hiện qua hình ảnh sau:
  10. 7 Hình 3. Hình ảnh chụp trên kính hiển vi điện tử mô tả sự bám dính của lớp Seal &Protect trên bề mặt ngà răng: D là lớp ngà răng; H là lớp ngà răng xen lẫn lớp Seal & Protect (dày 7-10 µm); A là lớp Seal &Protect (dày 35-40 µm) *Một số nghiên cứu về điều trị nhạy cảm ngà bằng Seal &Protect: - Theo Volpe A.R và cộng sự (năm 1993): giá trị trung bình của NCNR (với thang điểm cho từ 0 đến 9) tại thời điểm bắt đầu, sau 3, 6, 12 tháng tương ứng là 6,91; 0,36; 0,94 và 2,08. - Năm 2008, theo Chadwick R.G và Mason A.G: trong 3-6 tháng có 72,01 % răng giảm ê buốt nhiều; trong khi đó tỷ lệ này với Sensodyne là 36,84% và Duraphat là 53,08%. - Năm 2010: Erdemir U và cộng sự nghiên cứu trên 11 người bệnh với 131 răng cho thấy sau 04 tuần điều trị, hiệu quả giảm NCNR giảm đáng kể, số điểm đánh giá bằng VAS là 0.80 ± 1.28. - Năm 2013: Phạm Thị Việt Dung nghiên cứu trên 47 răng cho thấy ngay sau điều trị thì tỷ lệ các răng đạt kết quả tốt 70-80%. Gibson M, Sharif M.O, Smith A và cộng sự: sau 02 tuần, 03 tháng và 06 tháng cho kết quả cả 03 nhóm đều giảm đáng kể triệu chứng nhạy cảm ngà răng với (p
  11. 8 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ và Phòng khám đa khoa trực thuộc Công ty từ năm 2015 - 2017. 2.2. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu Chung tôi phối hợp 2 chiến lược thiết kế nghiên cứu khác nhau: nghiên cứu cắt ngang mô tả để thực hiện Mục tiêu 1 và nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng, so sánh trước - sau nhằm đánh giá hiệu quả điều trị nhạy cảm ngà răng Seal & Protect để thực hiện Mục tiêu 2. 2.2.1. Nghiên cứu cắt ngang mô tả 2.2.1.1. Đối tượng nghiên cứu * Tiêu chuẩn lựa chọn: là người lao động của Công ty Super phốt phát và Hóa chất Lâm Thao làm việc trong môi trường có tiếp xúc với axít (bao gồm trực tiếp và gián tiếp); Tự nguyên tham gia nghiên cứu; Tuổi 18-60. * Tiêu chuẩn loại trừ: những người không đồng ý và hợp tác nghiên cứu. Đang sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc; thuốc giảm đau, chống viêm; đang mang thai. Loại bỏ răng bị khuyết tật, chết tuỷ, nứt, vỡ hoặc đã được hàn trám, răng giả, răng đang mang chụp bọc, răng bị viêm quanh răng. Đang có bệnh cấp tính về răng miệng. Được phẫu thuật nha chu trong vòng 03 tháng trở lại đây. Đang chỉnh hình hàm mặt, chỉnh răng. 2.2.1.2. Phương pháp nghiên cứu * Thiết kế nghiên cứu: là nghiên cứu cắt ngang mô tả, nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng và xác định tỷ lệ NCNR của người lao động có tiếp xúc với axít tại Công ty cổ phần Super phốt phát và Hóa chất Lâm Thao năm 2015. * Mẫu nghiên cứu tính theo công thức: pq n  Z (2  / 2) 2 DE Trong đó: 1 d n : cỡ mẫu, số người nghiên cứu. z(1- α/2) : hệ số tin cậy ở mức xác suất 95%. p : tỷ lệ người lao động của nhà máy sản xuất pin tại Ấn Độ bị NCNR do tiếp xúc với axít sunfuric năm 2014 (p = 57,6%).
  12. 9 q : tỷ lệ người lao động của nhà máy sản xuất pin tại Ấn Độ không bị NCNR do tiếp xúc với axít sunfuric năm 2014 (q= 42,4%). d : độ chính xác mong muốn 0,02. DE : hệ số thiết kế = 1,4. Cỡ mẫu tính được là n = 771người. * Chọn mẫu: - Chọn mẫu ngẫu nhiên dựa vào các tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ trên. - Số người có đủ tiêu chuẩn tại Công ty là 868 người, số này lớn hơn cỡ mẫu tính được là n = 771 người, nên chúng tôi vẫn đưa tất cả số người còn lại vào nghiên cứu; do đó cỡ mẫu nghiên cứu là n = 868 người. 2.2.2. Nghiên cứu can thiệp 2.2.2.1. Đối tượng nghiên cứu Chọn từ kết quả của nghiên cứu mô tả cắt ngang nêu trên, có thêm những tiêu chuẩn loại trừ sau: bị ợ hơi, ợ chua do bệnh dạ dày và bị dị ứng với một trong các thành phần của Seal & Protect. 2.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu * Thiết kế nghiên cứu: Là một nghiên cứu can thiệp lâm sàng không có đối chứng, so sánh trước - sau nhằm đánh giá hiệu quả điều trị NCNR bằng Seal & Protect ngay sau điều trị, sau điều trị 03 tháng, 06 tháng và 12 tháng. * Mẫu nghiên cứu: - Ước tính cỡ mẫu: theo công thức cho nghiên cứu “trước-sau”: Trong đó: n: cỡ mẫu, là số răng nghiên cứu. C = 7,85: là hằng số liên quan đến sai sót loại I và II với α = 0.05 và β = 0.20. r: là hệ số tương quan, ước tính r = 0,6. ES: hệ số ảnh hưởng, ước tính ES = 0,08 - Cỡ mẫu tính được là 981 răng, thực tế chúng tôi nghiên cứu điều trị 1054 răng của 38 người lao động bị NCNR đủ tiêu chuẩn. - Cách chọn mẫu: Lấy mẫu thuận tiện có chủ đích. 2.3. Tiến hành nghiên cứu - Thu thập danh sách người lao động; - Xây dựng bộ câu hỏi, bệnh án nghiên cứu và thực hiện thử;
  13. 10 - Tập huấn người thực hiện nghiên cứu, làm các thủ tục hành chính; Phỏng vấn và thu thập thông tin và thủ tục hành chính. * Trang thiết bị y tế: Ghế máy răng; máy đo nhạy cảm ngà cơ học Yeaple Force-Sensing Probe, đèn quang trùng hợp, Seal & Protect và các trang thiết bị y tế cần thiết khác. *Tiến hành nghiên cứu qua 06 bƣớc nhƣ sau: - Nghiên cứu mô tả cắt ngang: Bƣớc 1: Phỏng vấn người lao động theo mẫu phiếu. Bƣớc 2: Khám, đánh giá tình trạng chung các răng, các tổn thương liên quan đến NCNR, xác định tình trạng NCNR. Bƣớc 3: Khám đánh giá cụ thể tình trạng, mức độ nhạy cảm ngà xịt hơi và bằng máy Yeaple Force - Sensing Probe, đánh giá theo theo thang VRS và VAS, mức độ mòn răng ở từng răng trên mỗi người bệnh. - Phương pháp kích thích bằng luồng khí: Kích thích thổi hơi để kích thích và đánh giá mức độ NCNR bằng hơi với áp lực 60 psi ở nhiệt độ 21 - 22ºC. Đánh giá kết quả bằng thang điểm VAS với các tương ứng: 0 (không ê buốt); 1-40 mm (ê buốt Nhẹ); 41-70 mm (ê buốt Vừa); 71-99 mm (ê buốt Nặng); 100 mm (ê buốt Rất nặng, không chịu nổi). - Phương pháp sử dụng máy Yeaple Force - Sensing Probe: Đặt đầu kích thích vuông góc với bề mặt răng, cho cường độ lực kích thích tăng dần (mỗi lần 10g) cho đến khi răng xuất hiện ê buốt, tăng từ 10 đến 50g. Sử dụng thang đánh giá VRS để đánh giá 4 mức độ NCNR theo các điểm số: 0 điểm: không ê buốt; 1 điểm: ê buốt nhẹ; 2 điểm: ê buốt vừa, bắt đầu khó chịu; 3 điểm: ê nặng buốt, ê buốt kéo dài trên 10 giây, khó chịu nhiều. - Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng kích thích thổi hơi trước khi sử dụng kích thích cọ xát với từng răng. Mỗi răng được kích thích đánh giá 2 lần, cách nhau 10 phút để đánh giá sau kết quả không bị ảnh hưởng. * Xác định tình trạng và mức độ mòn răng theo chỉ số TWI. - Nghiên cứu can thiệp: Bƣớc 4: Kiểm soát tại nhà với tất cả 38 người tham gia. Bƣớc 5: Can thiệp chuyên khoa bằng Seal & Protect với 02 lớp
  14. 11 - Lớp thứ nhất: Làm sạch và khô bề mặt răng, bôi Seal & Protect lên các mặt của răng bằng tăm bông, để nguyên khoảng 20s, xì hơi nhẹ để loại bỏ phần dung môi thừa và chiếu đèn 10 giây để làm cứng Seal & Protect. - Lớp thứ hai: bôi lớp Seal & Protect thứ hai; xì hơi nhẹ để loại bỏ phần dung môi thừa và chiếu đèn 10 giây. Bƣớc 6: Khám và đánh giá mức độ nhạy cảm ngà tại từng thời điểm ngay sau điều trị, sau 03 tháng, 06 tháng và 12 tháng theo thang VAS và VRS. 2.4. Các biến số nghiên cứu Tuổi; Giới tính; Số năm công tác và số năm làm nghề hiện tại; Trình độ học vấn; Kỹ thuật chải răng; Thức ăn, đồ uống thường dùng; Dạng thức ăn thường dùng; Tình trạng ợ hơi, chua, tật nghiến răng, biểu hiện rối loạn khớp thái dương hàm, thói quen uống rượu sau giờ làm việc, hút thuốc, uống rượu; Tình trạng nhạy cảm ngà răng; Đặc điểm về nhóm răng bị ê buốt; ê buốt khi ăn uống, điều trị ê buốt, môi trường làm việc; Sử dụng trang bị bảo hộ lao động. 2.5. Xử lý số liệu Số liệu được thu thập, rà soát lại tất cả thông qua phiếu khám. Làm sạch, mã hoá và nhập bằng phần mềm Epi Data 3.1. Chọn ngẫu nhiên bằng phần mềm R. Tiến hành nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Sử dụng thuật toán Khi bình phương khi so sánh tỷ lệ và thuật toán T-Test khi so sánh trung bình. 2.6. Sai số và biện pháp khắc phục - Sai số: do người phỏng vấn, nhớ lại từ người bệnh nghiên cứu, do người thăm khám, do trang thiết bị, do cảm nhận của người bệnh. - Khắc phục: thử nghiệm trước; tập huấn cho người thực hiện nghiên cứu kỹ, chuẩn đủ trang thiết bị y tế, nhân lực, cơ sở vật chất và có phương án dự phòng thích hợp. 2.7. Đạo đức nghiên cứu - Các đối tượng nghiên cứu được giải thích kỹ và được tư vấn chăm sóc sức khỏe răng miệng đặc biệt là dự phòng và điều trị NCNR miễn phí trong suốt quá trình nghiên cứu. - Các răng bị nhạy cảm ngà ngoài tiêu chuẩn lựa chọn hoặc tiến triển nặng được điều trị, tư vấn phương pháp điều trị thích hợp khác nhưng không đưa vào số liệu. - Sau 12 tháng theo dõi, các răng mòn độ 1 nếu vẫn còn ê buốt hoặc ê buốt tăng lên được tiếp tục bôi thêm, những răng có mòn độ 2, độ 3 vẫn bị ê buốt được trám miễn phí nếu người bệnh có nhu cầu.
  15. 12 - Các sản phẩm sử dụng trong nghiên cứu đã được phép sử dụng tại cơ sở khám chữa bệnh. Các thông tin về đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật. Nghiên cứu được Hội đồng đạo đức thông qua. Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm lâm sàng nhạy cảm ngà răng ở ngƣời lao động trong ngành sản xuất hóa chất có tiếp xúc với axít tại Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hoá chất Lâm Thao năm 2015. Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi và giới của 868 ngƣời lao động Số lƣợng Tuổi Giới tính p n % (Trung bình) Nam 571 65,8% 40,93 ± 8,61 (19 – 59) 0,739 Nữ 297 34,2% 41,12 ± 7,49 (22 – 54) Tổng số 868 100% 40,00 ± 8,24 (19 – 59) p
  16. 13 Bảng 3.2. Đặc điểm về nhóm răng bị ê buốt của 518 ngƣời lao động Nhóm răng ê buốt Số lƣợng Tỷ lệ % Răng cửa 107 20,7 Răng nanh 52 10 Răng hàm nhỏ 174 33,6 Răng hàm lớn 311 60 Nhận xét: Một người có thể bị nhạy cảm nhiều nhóm răng. Nhóm răng hàm lớn bị nhiều nhất 60%, Nhóm răng nanh thấp nhất 10%. Bảng 3.3. Đặc điểm về ê buốt răng khi ăn uống của 518 ngƣời lao động Loại kích thích Số lƣợng ngƣời Tỷ lệ % Lạnh 372 71,8 Nóng 53 10,2 Chua 196 37,8 Ngọt 47 9,1 Kích thích khác 9 1,7 Nhận xét: Một người có thể bị NCNR bởi nhiều kích thích. Tỷ lệ người bị NCNR do đồ lạnh nhiều nhất 71,8%, chua 37,8%. Bảng 3.4. Đặc điểm về hàn răng ê buốt của 518 ngƣời lao động Hàn răng ê buốt Số lƣợng ngƣời Tỷ lệ % Đã hàn răng 166 32 Chưa hàn răng 352 68 Tổng 518 100 Nhận xét: Tỷ lệ người bị ê buốt răng chưa hàn rất nhiều là 68%.
  17. 14 Bảng 3.5. Đặc điểm về thâm niên công tác và thời gian tiếp xúc với axít của 868 ngƣời lao động Số năm Mean ± SD min max Số năm công tác 17,84 ± 9,67 8 36 Số năm làm nghề hiện tại 15,70 ± 9,74 8 36 Số giờ/ngày tiếp xúc với môi 7.60 ± 1.23 0,50 12,00 trường a xít Số năm làm việc liên quan với 16.92 ± 9.81 0,25 37,00 hóa chất Nhận xét: Số năm công tác là 17,84 ± 9,67, số năm làm nghề hiện tại là 15,70 ± 9,74. Thời gian làm việc tiếp xúc với a xít trung bình một ngày là 7,60 ± 1.23. Số năm làm việc liên quan đến hoá chất là 16,92 ± 9,81 năm, nhỏ nhất là 03 tháng, nhiều nhất là 37 năm. Bảng 3.6. Tình trạng NCNR khi tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với axít của 868 ngƣời lao động NCNR Có Không p Tổng OR n % n % số Tiếp xúc CI (95%) Trực tiếp 442 63,7 76 43,7 518 p
  18. 15 3.2. Hiệu quả điều trị nhạy cảm ngà răng bằng Seal & Protect ở nhóm ngƣời lao động có tiếp xúc với axít trong 12 tháng Bảng 3.7. Kết quả điều trị NCNR đo thang VAS (số lƣợng 1054 răng) Kết quả Không Nhẹ Vừa Nặng Rất nặng nhạy cảm (1-40mm) (41-70mm) (71-99mm) (100mm) (0 mm) Thời Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ lệ Số Tỷ Điểm lượng lệ lượng lệ lượng lệ % lượng % lượng lệ % % % Trước điều trị 0 0 0 0 193 18,3 224 21,3 637 60,4 Ngay sau điều 277 26,3 749 71,1 28 2,7 0 0 0 0 trị Sau 3 tháng 139 13,2 831 78,8 84 8.0 0 0 0 0 Sau 6 tháng 0 0 305 28,9 609 57,8 140 13,3 0 0 Sau 12 tháng 0 0 0 0 137 13 336 31,9 581 55,1 Nhận xét: - Kết quả điều trị ngay sau điều trị và 3-6 tháng đầu tiên rất khả quan, từ sau tháng thứ 6 trở đi hiệu quả giảm đáng kể: Trước điều trị, tỷ lệ răng nhạy cảm Rất Nặng là 60,4%. - Ngay sau điều trị, số răng nhạy cảm Nhẹ chiếm tỷ lệ cho cao nhất là 71,1%, hiệu quả điều trị rất tốt với 97,4% răng giảm nhạy cảm. - Sau 03 tháng có 861 răng giảm nhạy cảm ngà, hiệu quả đạt 81,7%. - Sau 06 tháng, hiệu quả tiếp tục giảm hơn, so với trước khi điều trị có 540 răng giảm NCNR đạt tỷ lệ 51,23%. - Sau 12 tháng, các răng gần như trở về mức độ ban đầu, nhạy cảm Vừa tỷ lệ ít nhất là 13%, mức độ Nặng là 42,2%, mức độ Rất nặng tỷ lệ cao 55,1%.
  19. 16 Bảng 3.8. Kết quả điều trị NCNR của ngƣời lao động tại các thời điểm khi xịt hơi đo theo thang VAS (số lƣợng 1054 răng) Giá trị X ± SD min – max ptrƣớc – t Thời điểm Trước khi điều trị 91,24 ± 12,34 65 – 100 Ngay sau điều trị 23,82 ± 15,31 0 – 50
  20. 17 tháng hầu hết các răng trở về mức nhạy cảm như ban đầu, còn một số ít răng nhạy cảm ít hơn so với trước khi điều trị (p< 0,01). Bảng 3.10. Kết quả điều trị nhạy cảm ngà răng ở ngƣời lao động dựa vào độ mòn khác nhau đo theo thang VRS (số lƣợng 1054 răng) Trƣớc Ngay sau Sau 3 Sau 6 Sau 12 Thời khi điều điều trị tháng tháng tháng điểm trị (Mean ± (Mean ± (Mean ± (Mean ± (Mean ± SD) SD) SD) SD) SD) (min - (min - (min - (min - Mức độ (min - max) max) max) max) mòn răng max) Độ 1 (n = 84) 2±0 0±0 0±0 1±0 2±0 (2 - 2) (0 - 0) (0 - 0) (1 - 1) (2 - 2) Độ 2 (n = 445) 0,63 ± 0,88 ± 2,57 ± 0,5 0,48 0,33 1,31±0,47 2,57±0,50 (2 - 3) (0 - 1) (0 - 1) (1 - 2) (2 - 3) Độ 3 (n = 525) 2,95±0,22 0,95±0,22 1,05±0,22 1,73±0,44 2,94±0,23 (2 - 3) (0 - 1) (1 - 2) (1 - 2) (2 - 3) p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2