Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng loài và thành phần hóa học tinh dầu một số loài thuộc họ Sim (Myrtaceae Juss. 1789) ở tỉnh Hà Tĩnh
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Nghiên cứu đa dạng loài và thành phần hóa học tinh dầu một số loài thuộc họ Sim (Myrtaceae Juss. 1789) ở tỉnh Hà Tĩnh" là đánh giá được tính đa dạng về thành phần loài và đặc điểm sinh học, thành phần hóa học và thử hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu một số loài trong họ Sim (Myrtaceae) ở tỉnh Hà Tĩnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng loài và thành phần hóa học tinh dầu một số loài thuộc họ Sim (Myrtaceae Juss. 1789) ở tỉnh Hà Tĩnh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN HẬU KHANH NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG LOÀI VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC TINH DẦU MỘT SỐ LOÀI THUỘC HỌ SIM (MYRTACEAE JUSS. 1789) Ở TỈNH HÀ TĨNH Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 9420111 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC NGHỆ AN - 2022
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Hồng Ban 2. PGS.TS. Trần Minh Hợi Phản biện 1: …………………………………………… Phản biện 2: …………………………………………… Phản biện 3: …………………………………………… Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp trường tại Trường Đại học Vinh Vào hồi …….giờ …….ngày ……. tháng …….năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam; - Trung tâm Thông tin - Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Trường Đại học Vinh.
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới khí hậu gió mùa, nắng nhiều, mưa nhiều, độ ẩm cao là những nhân tố thuận lợi đối với sự tồn tại và phát triển của nhiều loài thực vật nhiệt đới. Trong hệ thực vật Việt Nam, nhóm các cây có tinh dầu rất phong phú và đa dạng. Đến nay đã thống kê được khoảng 657 loài (chiếm 6,3% tổng số loài hiện đã biết ở Việt Nam) thuộc 357 chi (chiếm 15,8%) và 114 họ (chiếm 37,8%). Hà Tĩnh có khu hệ thực vật khá phong phú và đa dạng, có thảm thực vật rừng kín thường xanh nhiệt đới mưa mùa, tồn tại ở độ cao dưới 700 m và rừng kín thường xanh á nhiệt đới núi thấp từ 700 - 1.800 m. Họ Sim (Myrtaceae Juss. 1789) là một trong những họ lớn của ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), trên thế giới có 5.950 loài thuộc 132 chi, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á và Brazil. Ở Việt Nam đã ghi nhận 15 chi với 107 loài và thứ. Đây là một trong những họ cho nhiều giá trị sử dụng khác nhau (cho gỗ, làm thuốc, cho tinh dầu, làm cảnh, làm thức ăn,…) và đã được người dân sử dụng trong đời sống hàng ngày, cho nhiều triển vọng ứng dụng trong ngành dược, có ý nghĩa rất lớn cả về mặt sinh thái và kinh tế. Mặc dù có nhiều giá trị và lợi ích to lớn kể trên nhưng họ Sim (Myrtaceae) ở Hà Tĩnh vẫn chưa được nghiên cứu về đa dạng loài cũng như thành phần hóa học trong tinh dầu và hoạt tính của chúng. Vì vậy, tác giả đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đa dạng loài và thành phần hóa học tinh dầu một số loài thuộc họ Sim (Myrtaceae Juss. 1789) ở tỉnh Hà Tĩnh”, góp phần đánh giá tính đa dạng loài, thành phần hóa học tinh dầu và hoạt tính sinh học của một số loài trong họ, ứng dụng nhiều hơn nữa vào thực tế đời sống, giúp chính quyền địa phương có cơ sở trong công tác bảo tồn, khai thác hợp lí, phát triển xanh và bền vững. 2. Mục tiêu 2.1. Mục tiêu chung 1
- Đánh giá được tính đa dạng về thành phần loài và đặc điểm sinh học, thành phần hóa học và thử hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu một số loài trong họ Sim (Myrtaceae) ở tỉnh Hà Tĩnh. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá tính đa dạng về thành phần loài và đặc điểm sinh học của các loài trong họ Sim (Myrtaceae) ở tỉnh Hà Tĩnh - Phân tích thành phần hóa học trong tinh dầu lá, hoa, quả của một số loài thuộc họ Sim (Myrtaceae) ở tỉnh Hà Tĩnh. - Thử hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu lá của một số loài trong họ Sim (Myrtaceae) ở tỉnh Hà Tĩnh 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Công trình này đã cung cấp những dẫn liệu mới về giá trị sử dụng và đa dạng thực vật họ Sim ở Hà Tĩnh đồng thời cung cấp những dẫn liệu khoa học làm cơ sở cho công tác bảo tồn, khai thác hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên thực vật chứa tinh dầu thuộc họ Sim, phục vụ phát triển kinh tế và xã hội ở tỉnh Hà Tĩnh. 4. Đóng góp mới của Luận án - Lần đầu tiên cung cấp các dẫn liệu tương đối đầy đủ và có hệ thống về các loài thực vật họ Sim (Myrtaceae) ở tỉnh Hà Tĩnh, bao gồm 63 loài thuộc 13 chi. Bổ sung thêm vùng phân bố tại Hà Tĩnh cho 38 loài thuộc 09 chi của họ Sim (Myrtaceae). Ghi nhận chi Feijoa với loài Feijoa sellowiana (O.Berg.) O.Berg và chi Myrciaria với loài Myrciaria cauliflora (Mart.) O. Berg có phân bố ở Việt Nam. - Lần đầu tiên cung cấp dẫn liệu về tinh dầu lá của 09 loài thuộc họ Sim (Myrtaceae): Trâm vối lá đen (Cleistocalyx nigrans (Gagnep.) Merr. & Perry), Trâm gân mạng (Cleistocalyx retinervius Merr. & Perry), Thập tử hoa nhỏ (Decaspermum parviflorum (Lamk.) J. Scott), Sim rừng lớn (Rhodamnia dumetorum (Poir.) Merr. & Perry), Trâm bullock (Syzygium bullockii (Hance) Merry & Perry), Trâm hance (Syzygium hancei Merr.& Perry), Trâm hoa dài (Syzygium lineatum (DC.) Merr. & Perry), Trâm quả trắng (Syzygium tsoongii (Merr.) Merr. & Perry) và Trâm tích lan 2
- (Syzygium zeylanicum (L.) DC. Lần đầu tiên cung cấp dẫn liệu về tinh dầu hoa và tinh dầu quả của 01 loài thuộc họ Sim (Myrtaceae): Thập tử hoa nhỏ (Decaspermum parviflorum (Lamk.) J. Scott). - Đã xác định được hoạt tính sinh học của tinh dầu lá loài Trâm quả trắng, loài Trâm bullock và loài Trâm tích lan. Tinh dầu lá của cả 3 loài trên đều có khả năng kháng các chủng vi khuẩn Gram (+) gồm: Enterococus faecalis, Staphylococcus aureus và Bacillus cereus. Bên cạnh đó, tinh dầu lá loài Trâm bullock và loài Trâm quả trắng còn có khả năng kháng chủng Nấm men Candida albicans. Đặc biệt, tinh dầu lá loài Trâm bullock ngoài những khả năng trên còn có khả năng kháng thêm chủng Escherichia coli (Gram (-)) và đạt giá trị MIC = 128 g/ml (IC50 = 46,67 g/ml). CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu họ Sim (Myrtaceae) 1.1.1. Trên thế giới Năm 1753, nhà thực vật học người Thụy Điển C. Linnaeus đã thống kê họ Sim có 3 chi với 13 loài. Năm 1789, A. Jussieu đã đặt tên họ Sim là Myrtaceae với typus là Myrta L., về sau các chi trong họ này đã có nhiều thay đổi, đặc biệt chi Eugenia L. được tác giả Gaertner (1732-1791) chuyển đa số thành chi Syzygium. Năm 1826, Blume tách từ chi Eugenia ra khỏi Syzygium để xây dựng 1 chi mới là Cleistocalyx Blume. Ngoài các công trình nghiên cứu tổng thể về họ Sim (Myrtaceae) trên toàn thế giới, còn có nhiều công trình nghiên cứu riêng lẻ như: Bộ thực vật chí đại cương Đông dương, tập 2 (1908) đã chia họ Sim thành 11 chi và 80 loài. Ở Úc đã ghi nhận 75 chi và 1.500 loài. Ở Trung Quốc, tác giả E. D. Merrill & L. M. Perry (1938a) và tác giả J. Chen & L. A. Craven (2007) đã xây dựng khóa định loại cho 10 chi và 121 loài thuộc họ Sim. Thái Lan có 14 chi và 204 loài. Campuchia đã ghi nhận 27 loài thuộc chi Syzygium. Lào ghi nhận 14 chi và 118 loài. Malaysia đã ghi nhận 12 chi với 241 loài. 3
- Philippine đã ghi nhận 12 chi cùng 250 loài dưới dạng khóa định loại cho các loài thuộc họ Sim. Theo J. Chen & L. A. Craven (2007), họ Sim có khoảng 130 chi và 4.500 đến 5.000 loài. Từ năm 2008 - 2016, họ Sim trên thế gới đã được thống kê và công bố gồm 132 chi và 5.950 loài. 1.1.2. Ở Việt Nam Tác giả J. Loureiro người pháp, là người đầu tiên nghiên cứu về họ Sim ở Việt Nam. Ông đã mô tả 03 chi với 15 loài thuộc họ Sim trong cuốn “FIora Cochinchinensis” (1788). H. Lecomte (1908 - 1921) đã mô tả 11 chi với 80 loài phân bố ở Đông Dương, trong đó đã ghi nhận 10 chi và 58 loài phân bố ở Việt Nam. Năm 1965, tác giả Tamás Pócs đã ghi nhận 7 chi và 28 loài thuộc họ Sim ở Việt Nam. Năm 1969, Lê Khã Kế & cs đã xây dựng khóa định loại họ Sim ở Việt Nam cho 9 chi với 15 loài. Năm 1993, tác giả Phạm Hoàng Hộ đã cho xuất bản tác phẩm “Cây cỏ việt nam” đã xây dựng khóa định loại cho họ Sim ở Việt Nam với 14 chi và 101 loài. Năm 2003, tác giả Nguyễn Tiến Bân và cs đã mô tả 15 chi với 107 loài và thứ. Năm 1993, Trần Đình Lý & cs biên soạn “1.900 loài cây có ích ở Việt Nam”, đã ghi nhận họ Sim có 10 chi và 31 loài. Năm 1997, lương y Lê Trần Đức đã giới thiệu và mô tả 5 chi với 9 loài được sử dụng làm thuốc. Năm 1999, Đỗ Tất Lợi đã thống kê và mô tả chi tiết 11 loài thuộc 9 chi được sử dụng làm thuốc trị bệnh. Đỗ Huy Bích & cs (2004) đã giới thiệu 9 chi và 30 loài. Công trình của Võ Văn Chi (2012) đã mô tả 11 chi và 32 loài được sử dụng làm thuốc. 1.1.3. Ở Hà Tĩnh Giai đoạn từ năm 1993 - 1998, tổ chức FIPI, Cục Kiểm lâm và tổ chức WWF đã khảo sát, điều tra về thực vật ở Vườn Quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh và đã công bố 5 chi với 17 loài thuộc họ Sim. Le Trong Trai, Nguyen Huy Dung, Nguyen Cu, Le Van Cham and J. C. Eames (1996) đã công bố 6 loài thuộc 5 chi ở Khu BTTN Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh. Gần đây nhất (năm 2020), tác giả Lê Duy Linh trong luận án tiến sĩ “Nghiên cứu thành phần loài thực vật có chứa tinh dầu ở VQG Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh” đã thống kế họ Sim gồm 5 chi với 14 loài. Như vậy, ta thấy họ Sim ở tỉnh Hà Tĩnh chưa được nghiên cứu một cách đầy 4
- đủ về thành phần loài và đặc điểm sinh học của chúng, hiện nay chỉ có các công trình nghiên cứu mang tính đa dạng chung được công bố rải rác. 1.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học tinh dầu họ Sim (Myrtaceae) 1.2.1. Trên thế giới Công trình của E. Guenther (1948) trong cuốn “The Essential Oils”, tác giả đã mô tả đặc điểm sinh học và cách sử dụng của một số tinh dầu thực vật thuộc họ Sim. Tác giả B. M. Lawrence, trong các công trình “Essential oils” (1992 - 1994), công trình “Progress in essential oils” (1995 - 1997) và công trình “Progress in essential oils” (2001) đã thống kê trên 1.000 loài thực vật chứa tinh dầu trên thế giới, trong đó có các loài thực vật thuộc chi Eugenia, chi Eucalyptus, chi Melaleuca của họ Sim. Năm 2006, tác giả Christophe Wiart trong công trình “Medicinal plants of the Asia - Pacific: Drugs for the Future?” đã ghi nhận tinh dầu của họ Sim có giá trị trong trị liệu, có tác dụng chống oxy hóa, gây độc tế bào và kháng khuẩn. 1.2.2. Ở Việt Nam Năm 1977, Vũ Ngọc Lộ đã xuất bản cuốn “Những cây tinh dầu quý”, tác giả đã giới thiệu các đặc điểm sinh học, sinh thái và khả năng gieo trồng cũng như kỹ thuật thu hái, tách chiết và đánh giá chất lượng tinh dầu cây Tràm. Đỗ Tất Lợi (1985 - 1989), đã giới thiệu một số cây tinh dầu thuộc chi Eucalyptus. Nguyễn Xuân Dũng (1996) trong “Nghiên cứu thành phần hoá học góp phần phân loại bằng hoá học (chemotaxonomy) một số cây thuốc và cây tinh dầu ở Việt Nam” đã nghiên cứu và công bố 1 loài trong chi Cleitocalyx và 16 loài trong chi Eucalyptus. Tác giả Lã Đình Mỡi & cs trong cuốn “Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam” đã nêu ra những vấn đề chung về tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, đồng thời giới thiệu 8 chi thuộc họ Sim có tinh dầu trong hệ thực vật Việt nam, bên cạnh đó đã mô tả chi tiết về nguồn gốc, công dụng, sản xuất, đặc tính của tinh dầu,… của một số loài như Cây tràm, cây Bạch đàn, cây Chổi xuể. 1.2.3. Ở Hà Tĩnh 5
- Hiện tại chúng tôi chưa thấy công trình nào nghiên cứu về thành phân hóa học tinh dầu và hoạt tính sinh học các loài trong họ Sim (Myrtaceae) ở tỉnh Hà Tĩnh được công bố. 1.3. Đặc điểm sinh học của các loài trong họ Sim (Myrtaceae) 1.3.1. Đặc điểm hình thái của các loài trong họ Sim (Myrtaceae) + Thân: Cây gỗ lớn, gỗ trung bình, gỗ nhỏ hoặc cây bụi, thường có mùi thơm, gỗ của một số loài thường được sử dụng trong xây dựng và trong gia cụ. + Lá: Lá đơn, nguyên hay mép khía răng, hầu hết lá mọc đối trừ các loài thuộc chi Melaleuca, Tristaniopsis, Eucalyptus, Callistermon và Baeckea có lá mọc cách. Lá thường có tuyến mờ và không có lá kèm, thông thường có mùi thơm và có chứa tinh dầu. Lá có sự khác nhau về hình dạng và kích thước. Lá có các dạng: Hình xoan, hình bầu dục, hình kim,…phiến lá có thể dày hoặc mỏng, thông thường phiến lá nhẵn, một số loài có phiến lá nhẵn bóng, có thể có lông tơ màu trắng hoặc trắng pha nâu nhạt. Gốc lá cân đối, cuống lá ngắn hoặc dài từ 1 - 2 cm, chót lá thường có mũi, thường có một gân chính, rất ít loài có 3 gân chính, gân phụ lá thường xuất phát từ gân chính, gân cách bìa từ 1 - 3 mm. + Hoa: Cụm hoa ở đầu cành hoặc ở nách lá, thông thường có hình xim hay hình chùm, rất ít khi cụm hoa hình cầu mọc ngay trên thân cây. Lá bắc 1, dễ rụng, lá bắc con 2. Hoa đều, lưỡng tính. Đài hình ống đính hoàn toàn vào bầu hay chỉ đính một ít, có thể có 4 - 5 lá đài, xếp hợp, rất hiếm khi ống đài nguyên. Tràng từ 4 - 5, xếp hợp, thường dính thành hình cầu, khi hoa nở thì mở ra hoàn toàn và rụng như một nắp. Hoa thường có nhị rất nhiều, chúng xếp thành một hay nhiều dãy, rời nhau hoàn toàn hay dính một ít ở gốc thành ống ngắn; bao phấn đính lưng hay đính gốc, 2 ô, mở theo khe dài, trung đới có tuyến ở tận cùng. Hầu hết không có đĩa mật, nếu có thì hình vành khăn, che kín phía gốc vòi. Bầu hoàn toàn hạ hay hạ một phần, có thể có từ 1 - 5 ô hay nhiều hơn, đính noãn trung trụ, rất ít khi đính bên; vòi đơn, kéo dài, đầu tròn, rất ít khi chia 3 - 4 thùy; trong bầu, noãn xếp thành hai hay nhiều dãy, đính ở góc trong mỗi ô, noãn đảo. + Quả: Quả nang hay thịt, có sợi, có cuống rất ngắn đến cuống dài, thường 6
- được bọc kín bởi ống đài; Quả hình cầu, hình trứng, hình chuông, khi chín quả có thể mở hoặc không mở, quả thường nhẵn hoặc đôi khi có lông tơ. Hạt một hay nhiều, thường hạt không có nội nhũ, phôi thẳng hay cong, đôi khi nạc, có hai lá mầm không xa nhau. 1.3.2. Đặc điểm sinh thái, mùa hoa, mùa quả của các loài trong họ Sim (Myrtaceae) + Nơi sống: Các loài thường mọc rải rác hoặc thành đám ở dưới đất trong rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, trảng cây bụi và ven rừng, ven đường, ven suối, vùng đất đồi đá vôi hoặc vùng cát ven biển. Hầu hết cây trưởng thành thiên về ưa sáng, cây non chịu bóng. Có nhiều loài thuộc họ Sim (Myrtaceae) ở Việt Nam được nhập nội và trồng như: Tràm liễu (Callistemon citrinus (Curt.) Skeels), Bạch đàn úc (Eucalyptus camaldulensis Dehnhart), Bồ đề liễu (Eucaluptus exserta F. Muell), Bạch đàn lấm chấm (Eucalyptus maculata Hook) và Tràm gió (Melaleuca var. minor (Smith) Duthie) được nhập từ Ôxtrâylia. Ổi cảnh (Psidium cujavillus Burm. f.) và Ổi (Psidium guajava L.) được nhập từ Trung Mỹ,… + Mùa ra hoa, mùa quả: Các loài thuộc họ Sim (Myrtaceae) thông thường có mùa ra hoa từ tháng 1 đến tháng 10 hàng năm, tùy vào từng loài cụ thể mà có mùa ra hoa và quả khác nhau. Một số loài ra hoa từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm và có quả sau 2 - 3 tháng, như: Bạch đàn úc (Eucalyptus camaldulensis Dehnhart), Bồ đề liễu (Eucaluptus exserta F. Muell), Bạch đàn lấm chấm (Eucalyptus maculata Hook). Một số loài khác có mùa ra hoa từ tháng 4 đến 6 như loài: Tràm (Melaleuca leucadendra L), Sim rừng lớn (Rhodamnia dumetorum (Poir.) Merr. & Perry), Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk), Roi (Syzygium jambos (L.) Alston), Trâm thơm (Syzygium odoratum (Lour.) DC),…nhiều loài ra hoa từ tháng 7 đến tháng 9 như: Vối (Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr. & Perry), Trâm hance (Syzygium hancei Merr. & Perry),…cũng có những loài có mùa ra hoa từ tháng 9 đến tháng 10, như loài Trâm lá cứng (Syzygium sterrophyllum Merr. & Perry). Bên cạnh đó, một số loài có mùa ra hoa, quả gần như quanh năm như: Tràm liễu (Callistemon citrinus (Curt.) Skeels), Nho thân gỗ (Myrciaria cauliflora (Mart.) O.Berg), Ổi (Psidium guajava L.). 7
- CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các loài trong họ Sim (Myrtaceae) ở tỉnh Hà Tĩnh (bao gồm những loài trồng và phân bố tự nhiên). - Phạm vi nghiên cứu: Trên toàn tỉnh Hà Tĩnh, tập trung chủ yếu Vườn Quốc gia Vũ Quang, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kẻ Gỗ, Khu vực rừng phòng hộ huyện Hương Sơn, Khu BTĐDSH đầu nguồn sông Ngàn Phố, khu vực rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh, khu vực rừng phòng hộ Hồng Lĩnh, Nghi Xuân và các khu vực khác có phân bố của họ này. Thời gian nghiên cứu tiến hành từ tháng 5 năm 2018 đến tháng 5 năm 2022. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Lập danh lục và đánh giá tính đa dạng về thành phần loài, đa dạng về dạng thân, đa dạng về giá trị sử dụng, nghiên cứu các đặc điểm sinh học (hình thái, sinh thái) và phân bố các loài trong họ Sim (Myrtaceae) ở tỉnh Hà Tĩnh. - Xác định hàm lượng, thành phần hóa học trong tinh dầu và thử hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu một số loài trong họ Sim (Myrtaceae) ở tỉnh Hà Tĩnh. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu thực vật 2.3.1.1. Phương pháp kế thừa tài liệu - Nghiên cứu tài liệu, tập hợp, phân tích các tư liệu trong và ngoài nước về các loài thuộc họ Sim (Myrtaceae). Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở khu vực nghiên cứu. Các mẫu vật lưu ở bảo tàng trong nước và nước ngoài. Các số liệu về diện tích và các yếu tố môi trường khi triển khai đề tài nghiên cứu. Các văn bản pháp quy liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học. Các tài liệu khoa học, các kết quả nghiên cứu có liên quan. 2.3.1.2. Phương pháp điều tra thực địa 8
- Quá trình điều tra nghiên cứu thực địa áp dụng theo phương pháp được mô tả theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). Dựa vào bản đồ địa hình và bản đồ các hệ sinh thái ở tỉnh Hà Tĩnh, tiến hành vạch tuyến và điểm nghiên cứu. Các điểm và tuyến nghiên cứu đi qua các sinh cảnh khác nhau đặc trưng cho khu vực nghiên cứu. Sử dụng la bàn, máy định vị vệ tinh GPS để xác định vị trí của điểm thu mẫu ngoài thực địa. Ở mỗi địa điểm nghiên cứu tác giả chọn các tuyến điều tra chính để nghiên cứu, cụ thể: Khu vực rừng phòng hộ Hương Sơn chọn 3 tuyến chính; Khu vực rừng phòng hộ Hương Khê chọn 3 tuyến chính; VQG Vũ Quang chọn 5 tuyến chính; Khu vực rừng phòng hộ Hồng Lĩnh và Nghi Xuân chọn 6 tuyến chính; Khu vực huyện Thạch Hà và TP Hà Tĩnh chọn 5 tuyến chính; Khu BTTN Kẻ Gỗ chọn 5 tuyến chính; Khu vực rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh chọn 5 tuyến chính. 2.3.1.3. Phương pháp thu mẫu và xử lý sơ bộ mẫu ngoài thực địa Các mẫu thu có đủ cả bộ phận dinh dưỡng, sinh sản, được gắn số hiệu và ghi lại các thông tin sơ bộ ngoài thực địa, các thông tin này sẽ được chép vào sổ thu mẫu. Sau đó, với các mẫu nhỏ được bỏ trong túi nilon kín có kẹp miệng, còn các mẫu khác được gói trong tờ giấy báo xếp thành từng chồng và cho vào túi nilon lớn hơn chứa dung dịch pha cồn để bảo quản, mẫu thu được kẹp trong giấy báo khổ A3 và nẹp tạm thời bằng kẹp mắt cáo gỗ. Sử dụng máy ảnh để ghi lại hình ảnh của các loài cùng các sinh cảnh và những hoạt động của tập thể trong quá trình nghiên cứu. 2.3.1.4. Phương pháp xử lý và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm Mẫu xử lý khô tại Trung tâm Thực hành - Thí nghiệm, trường Đại học Vinh. Mẫu được ép, sấy, làm thành tiêu bản, hoàn chỉnh lý lịch khi xác định được tên. So mẫu nghiên cứu với bộ mẫu chuẩn, xác định tên loài dựa vào các đặc điểm của cành, lá, hoa, quả. Các mẫu khó được định danh bởi các chuyên gia. Định loại bằng phương pháp hình thái so sánh để phân tích các mẫu vật và theo mô tả bởi Phạm Hoàng Hộ, Nguyễn Tiến Bân, M. H. Lecomte, P. Wilson và theo các tài liệu sau: Tên cây rừng Việt Nam; Flora of China; Flora of 9
- Thailand; Annotated catalogue of the flowering plants of São Tomé and Príncipe Bothalia; Handbuch der systematischen Botanik và một số tài liệu chuyên ngành khác. Chỉnh lý tên khoa học và xây dựng danh lục: Chỉnh lý tên theo Nguyễn Kim Đào (2003) và theo The Plant List. Sắp xếp tên họ, chi và chỉnh lý tên tác giả theo R. K. Brummitt & cs (1992). 2.3.1.5. Phương pháp đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật - Đa dạng về các taxon: Đánh giá đa dạng thống kê số loài, chi trên cơ sở dựa vào bảng danh lục thực vật, tính tỷ lệ % của các taxon để thấy được mức độ đa dạng của chúng. - Đa dạng về dạng thân: Dạng thân được đánh giá theo mô tả bởi Nguyễn Tiến Bân và theo tài liệu “Tên cây rừng Việt Nam”. - Đa dạng về giá trị sử dụng: Tìm hiểu về giá trị sử dụng của các loài trong họ Sim (Myrtaceae) thông qua các tài liệu đã công bố trong và ngoài nước, các tài liệu bao gồm: Cây thuốc Việt Nam, trồng, hái, chế biến, trị bệnh ban đầu, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, 1900 loài cây có ích ở Việt Nam, Từ điển cây thuốc Việt Nam, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, Danh lục cây thuốc Việt Nam, Medicinal plants of the Asia-Pacific: Drugs for the Future?. 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu 2.3.2.1. Thu mẫu và chưng cất tinh dầu Mẫu để chưng cất tinh dầu là các bộ phận riêng biệt của cây (lá, hoa, quả). Mỗi mẫu thu từ 0,5-3 kg tươi, mẫu được ghi số hiệu (số hiệu này trùng với số hiệu mẫu thực vật để định loại) và ngày tháng được thu. Sau khi thu hái, mẫu được cắt nhỏ và chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước có hồi lưu trong thiết bị Clevenger trong thời gian 3 - 4 giờ ở áp suất thường theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam. 2.3.2.2. Phương pháp định lượng tinh dầu Tinh dầu của các bộ phận khác nhau được định lượng theo phương pháp 10
- của Dược điển Việt Nam. Hiệu suất tinh dầu được tính theo công thức: - Hiệu suất tinh dầu tính theo khối lượng lá tươi (Y%) bằng công thức. V x 0,9 x 100 Y% = (d < 1) m Trong đó: Y: Hiệu suất thu hồi tinh dầu theo khối lượng %; V: Thể tích tinh dầu thu được (ml); m: Khối lượng mẫu lá tươi đưa vào chưng cất tính theo gram (g); 0,9: Hằng số áp dụng cho tinh dầu có tỷ trọng nhẹ hơn nước (0,9). 2.3.2.3. Phương pháp phân tích thành phần hoá học tinh dầu Chuẩn bị mẫu phân tích cho sắc ký khí: Hoà tan 1,5 mg tinh dầu đã được làm khô bằng Na2SO4 khan trong 1ml hexan tinh khiết loại dùng cho phân tích sắc ký. Sắc ký khí (GC) với đầu dò FID: Được thực hiện trên máy Agilent Technologies HP 6890N Plus với Detectơ FID, cột mao quản HP-5MS chiều dài 30m, đường kính trong (ID) = 0,25 mm, lớp phim mỏng 0,25µm với khí mang là hydro. Nhiệt độ buồng bơm mẫu là 250oC. Nhiệt độ Detectơ là 260oC. Chương trình nhiệt độ 60oC (2 min), tăng 4oC/phút cho đến 220oC, dừng ở nhiệt độ này trong 10 phút. Sắc ký khí - khối phổ (GC/MS): Được thực hiện trên hệ thống thiết bị sắc ký khí khối phổ liên hợp Agilent Technologies HP 6890N/ HP 5973 MSD với cột tách và các điều kiện vận hành sắc ký như nêu ở trên và sử dụng khí Heli (He) làm khí mang. 2.4. Phương pháp thử hoạt tính kháng khuẩn Thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của tinh dầu trên một số chủng vi khuẩn Gram (+), các chủng vi khuẩn Gram (-) và chủng Nấm men. Bước 1. Thử tác dụng kháng khuẩn theo phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch. Các mẫu thử được coi là dương tính khi có vòng vô khuẩn lớn hơn hoặc bằng 20 mm. Bước 2. Các mẫu có hoạt tính dương ở bước 1 sẽ tiến hành thử tiếp ở bước 2 để tính ra nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) theo phương pháp của A. D. Vanden 11
- Berghe & A. J. Vlietinck (1991); A. J. Vlietinck (1998) và L. McKane & J. Kandel (1996) tiến hành trên phiến vi lượng 96 giếng. Kháng sinh kiểm định bao gồm: Streptomycin cho vi khuẩn Gr (+), Tetracyclin cho vi khuẩn Gr (-), Nystatin hoặc Amphotericin B cho Nấm men. Mẫu có giá trị MIC ≤ 200µg/ml được coi là dương tính kháng vi sinh vật. 2.5. Phương pháp xử lí số liệu Số liệu được xử lí trên phần mềm Microsoft Office Excel 2016. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đa dạng họ Sim (Myrtaceae) ở tỉnh Hà Tĩnh Kết quả nghiên cứu họ Sim (Myrtaceae) ở tỉnh Hà Tĩnh đã xác định được 63 loài thuộc 13 chi. Trong 63 loài có 33 loài phân bố tự nhiên, 23 loài nhập nội và 7 loài trồng. Trong 13 chi, sự phân bố các loài trong chi là không đồng đều, đa dạng nhất là chi Syzygium với 31 loài (chiếm 49,21%), trong đó có 24 loài phân bố tự nhiên, 06 loài trồng và 01 loài nhập nội; tiếp đến là chi Eucalyptus 14 loài (chiếm 22,22%), trong đó cả 14 loài đều nhập nội; chi Cleistocalyx 04 loài (chiếm 6,35%), trong đó có 03 loài phân bố tự nhiên và 01 loài trồng; chi Psidium 03 loài (chiếm 4,76%), trong đó cả 03 loài đều nhập nội; chi Decaspermum 02 loài (chiếm 3,17%) và cả 02 loài đều phân bố tự nhiên; chi Melaleuca 02 loài (chiếm 3,17%), trong đó 01 loài nhập nội và 01 loài tự nhiên; chi Baeckea, Rhodamnia, Rhodomyrtus mỗi chi 01 loài (cùng chiếm 1,59%), tất cả đều phân bố tự nhiên; chi Callistemon, Eugenia, Feijoa, Myrciaria mỗi chi 01 loài (cùng chiếm 1,59%), tất cả đều nhập nội. Qua bảng 3.1 ta thấy số loài nhập nội chiếm khá cao (23 loài) trong đó chi Eucalyptus là chi có số lượng loài lớn thứ hai (14 loài) và có 100% số loài trong chi đều nhập nội, bên cạnh đó còn có 07 loài trong họ được trồng. Như vậy ta thấy nguồn gốc của các loài trong họ Sim (Myrtaceae) khá đa dạng, các loài trong họ có nhiều ý và cho nhiều ứng 12
- dụng thực tiễn trong đời sống, vì vậy được người dân nhập trồng và trồng với số lượng loài lớn (bảng 3.1). Bảng 3.1. Số chi và số loài thực vật họ Sim (Myrtaceae) ở tỉnh Hà Tĩnh TT Chi Số loài Tỉ lệ % Nguồn gốc (Phụ lục 01) 1 Baeckea 1 1.59 Tự nhiên 2 Callistemon 1 1.59 Nhập nội - 03 loài phân bố Tự nhiên 3 Cleistocalyx 4 6.35 - 01 loài Trồng 4 Decaspermum 2 3.17 Tự nhiên 5 Eucalyptus 14 22.22 Nhập nội 6 Eugenia 1 1.59 Nhập nội 7 Feijoa 1 1.59 Nhập nội - 01 loài phân bố Tự nhiên 8 Melaleuca 2 3.17 - 01 loài Nhập nội 9 Myrciaria 1 1.59 Nhập nội 10 Psidium 3 4.76 Nhập nội 11 Rhodamnia 1 1.59 Tự nhiên 12 Rhodomyrtus 1 1.59 Tự nhiên - 24 loài Tự nhiên 13 Syzygium 31 49.21 - 06 loài Trồng - 01 loài Nhập nội Tổng cộng 13 63 100 63 loài Để làm rõ hơn tính đa dạng họ Sim (Myrtaceae) ở tỉnh Hà Tĩnh, kết quả được so sánh với họ Sim ở Việt Nam (Nguyễn Kim Đào (2003)), kết quả được trình bày qua bảng 3.2. Bảng 3.2. So sánh số loài trong các chi được nghiên cứu ở Hà Tĩnh với số loài hiện đã biết ở Việt Nam Tỷ lệ % TT Chi Hà Tĩnh (1) ViệtNam (2) giữa (1) và (2) 1 Baeckea 1 1 100,00 2 Callistemon 1 1 100,00 3 Cleistocalyx 4 5 80,00 4 Decaspermum 2 3 66,67 5 Eucalyptus 14 25 56,00 6 Eugenia 1 1 100,00 13
- 7 Feijoa 1 0 Không xác định được 8 Melaleuca 2 2 100,00 9 Myrciaria 1 0 Không xác định được 10 Psidium 3 3 100,00 11 Rhodamnia 1 2 50,00 12 Rhodomyrtus 1 1 100,00 13 Syzygium 31 61 50,82 Ghi chú: (2): Theo Nguyễn Kim Đào (2003). Bảng 3.2 cho thấy, thành phần loài họ Sim (Myrtaceae) ở tỉnh Hà Tĩnh khá đa dạng với 63 loài so với 107 loài và thứ, chiếm 58,87% tổng số loài và thứ hiện đã biết ở Việt Nam và 13 chi so với 15 chi chiếm 86,67% tổng số chi ở Việt Nam. Trong số 13 chi có 2 chi mới với 2 loài mới chưa được thống kê ở Việt Nam là chi Feijoa với loài Feijoa sellowiana (O.Berg.) O.Berg và chi Myrciaria với loài Myrciaria cauliflora (Mart.) O. Berg hiện được nhập trồng phổ biến ở Việt Nam. Có 6 chi có số loài đạt tối đa và bằng số loài hiện biết ở Việt Nam gồm: chi Baeckea, Callistemon, Eugenia, Rhodomyrtus (Mỗi chi có 1 loài), chi Melaleuca chiếm 2 loài và chi Psidium chiếm 3 loài. Với sự đa dạng cao của họ Sim ở tỉnh Hà Tĩnh, chúng tôi tiến hành xác định các loài trong họ này được bổ sung thêm vùng phân bố ở tỉnh Hà Tĩnh. 3.2. Các loài trong họ Sim (Myrtaceae) được bổ sung thêm vùng phân bố ở Hà Tĩnh Kết quả nghiên cứu đa dạng thực vật họ Sim ở tỉnh Hà Tĩnh đã bổ sung thêm 38 loài và 09 chi có vùng phân bố ở tỉnh Hà Tĩnh. Trong 38 loài trên, có 5 loài phân bố ở khu vực Miền Bắc là: Bồ đề liễu (Eucalyptus exserta F. Muell.), Trâm dầu (Syzygium balsamineum Wall.), Trâm ba vì (Syzygium baviense (Gagnep.) Merr. & Perry), Trâm bois (Syzygium boisianum (Gagnep.) Merr. & Perry) và Trâm sao (Syzygium imitans Merr. & Perry). Có 2 loài phân bố ở khu vực Miền Trung gồm: Trâm gân mạng (Cleistocalyx retinervius Merr. & Perry) và Trâm finet (Syzygium finetii (Gagnep.) Merr. & Perry). Có 5 loài phân bố ở khu vực Tây Nguyên gồm: Khuynh diệp ướt (Eucalyptus 14
- botryoides Smith), Bạch đàn tro (Eucalyptus cinerea F. Muell.), Khuynh diệp to (Eucalyptus grandis Hill. ex Maiden), Bạch đàn maiden (Eucalyptus maidenii F. Muell.) và Khuynh diệp dẻo (Eucalyptus viminalis Labill.). Có 8 loài phân bố ở khu vực Miền Nam gồm: Trâm vối ô (Cleistocalyx circumcissa (Gagnep.) Phamh.), Bạch đàn trắng (Eucalyptus alba Reinw. ex Blume), Bạch đàn lá dài (Eucalyptus longifolius Link), Bạch đàn lá xoan (Eucalyptus populifolia Hook.), Bạch đàn liễu (Eucalyptus tereticornis Smith), Ổi cảnh (Psidium cujavillus Burm. f.), Trâm hoa mảnh (Syzygium leptanthum (Wight) Niedenz.) và Trâm pierre (Syzygium pierrei (Gagnep.) Merr. & Perry). Có 1 loài phân bố từ khu vực Miền Bắc đến khu vực Miền Trung là: Trâm bon (Syzygium bonii (Gagnep.) Merr. & Perry). Có 2 loài phân bố từ khu vực Miền Bắc đến khu vực Tây Nguyên gồm: Thập tử mảnh (Decaspermum gracilentum (Hance) Merr. & Perry) và Tiểu diệp an (Eucalyptus resinifera Smith). Có 1 loài phân bố từ khu vực Miền Trung đến khu vực Tây Nguyên là: Trâm hoa xanh (Syzygium chloranthum (Duthie) Merr. & Perry). Có 3 loài phân bố từ khu vực Miền Trung đến khu vực Miền Nam gồm: Bạch đàn úc (Eucalyptus camaldulensis Dehnhart), Trâm bôi (Syzygium corticosum (Lour.) Merr. & Perry) và Trâm kiền kiền (Syzygium syzygioides (Miq.) Merr. & Perry). Có 4 loài phân bố từ khu vực Tây Nguyên đến khu vực Miền Nam gồm: Tràm bông đỏ (Callistemon citrinus (Curt.) Skeels), Trâm trắng (Syzygium chanlos (Gagnep.) Merr. & Perry), Trâm hoa dài (Syzygium lineatum (DC.) Merr. & Perry) và Trâm nam bộ (Syzygium cochinchinensis (Gagnep.) Merr. & Perry). Có 7 loài có khu vực phân bố rộng, gần như trải dài trên cả nước từ khu vực Miền Bắc cho đến khu vực Miền Nam, bao gồm các loài sau: Ổi dứa (Feijoa sellowiana (O.Berg.) O.Berg), Thập tử hoa nhỏ (Decaspermum parviflorum (Lamk.) J. Scott), Trâm sơ ri (Eugenia uniflora L.), Bạch đàn chanh (Eucalyptus citriodora Hook. f.), Nho thân gỗ (Myrciaria cauliflora (Mart.) O.Berg), Trâm lá chụm ba (Syzygium formosum (Wall.) Masam) và Roi (Syzygium malaccense (L.) Merr. & Perry). 3.3. Đa dạng về dạng thân Kết quả điều tra và phân tích đa dạng về dạng thân của họ Sim ở tỉnh Hà Tĩnh với 4 dạng thân chính, kết quả được trình bày ở bảng 3.3. 15
- Bảng 3.3. Dạng thân của các loài thuộc họ Sim (Myrtaceae) ở tỉnh Hà Tĩnh TT Dạng thân Số loài Tỷ lệ % 1 Thân gỗ lớn (GOL) 11 17,46 2 Thân gỗ trung bình (GOT) 16 25,40 3 Thân gỗ nhỏ (GON) 26 41,27 4 Thân bụi (BUI) 10 15,87 Tổng cộng 63 100.00 Bảng 3.3 cho thấy, trong 4 dạng thân trên thì nhóm thân gỗ lớn với 11 loài (chiếm 17,46%) thuộc các chi Eucalyptus và Syzygium; nhóm cây gỗ trung bình 16 loài (chiếm 25,40%) chủ yếu thuộc các chi Cleistocalyx, Eucalyptus, Myrciaria và Syzygium; nhóm cây gỗ nhỏ với 26 loài (chiếm 41,27%) chủ yếu thuộc các chi Cleistocalyx, Melaleuca, Syzygium và nhóm cây bụi với 10 loài (chiếm 15,87%) thuộc các chi Feijoa, Baeckea, Decaspermum, Eugenia, Psidium, Rhodamnia và Rhodomyrtus. Trong 4 dạng thân trên thì dạng thân gỗ nhỏ và dạng thân gỗ trung bình là những dạng thân chiếm ưu thế. 3.4. Đa dạng về giá trị sử dụng Giá trị sử dụng của các nhóm cây thuộc họ Sim (Myrtaceae) được thể hiện qua bảng 3.4. Bảng 3.4. Giá trị sử dụng của các loài thực vật trong họ Sim (Myrtaceae) ở Hà Tĩnh TT Giá trị sử dụng Ký hiệu Số loài Tỉ lệ% 1 Cây cho tinh dầu CTD 63 100 2 Cây lấy gỗ LGO 48 76,19 3 Cây làm thuốc THU 32 50,79 4 Cây cho quả ăn được ANQ 25 39,68 5 Cây làm cảnh CAN 11 17,46 6 Cây có công dụng khác # 7 11,11 7 Cây cho tanin, thuốc nhuộm TAN 4 6,35 Nhóm cây cho tinh dầu: Với 63 loài cho tinh dầu chiếm 100% tổng số loài, hiện nay đề tài đã nghiên cứu về tinh dầu của một số loài như: Trâm vối lá đen 16
- (Cleistocalyx nigrans (Gagnep.) Merr. & Perry), Trâm gân mạng (Cleistocalyx retinervius Merr. & Perry), Thập tử hoa nhỏ (Decaspermum parviflorum (Lamk.) J. Scott.), Tràm gió (Melaleuca quinquenervia (Cav.) S.T.Blake), Sim rừng lớn (Rhodamnia dumetorum (Poir.) Merr. & Perry), Đinh hương (Syzygium aromaticum (L.) Merr. & Perry), Trâm bullock (Syzygium bullockii (Hance) Merry & Perry), Trâm hance (Syzygium hancei Merr. & Perry), Trâm hoa dài (Syzygium lineatum (DC.) Merr. & Perry), Trâm quả trắng (Syzygium tsoongii (Merr.) Merr. & Perry) và Trâm tích lan (Syzygium zeylanicum (L.) DC.). Nhóm cây cho gỗ: Với 48 loài được dùng để đóng đồ gia dụng, đóng tàu thuyền, sử dụng trong xây dựng và gia cụ, chủ yếu thuộc chi Syzygium với các loài điển hình như: Trâm sao (Syzygium imitans Merr. & Perry), Trâm núi (Syzygium levinei (Merr.)Merr. & Perry), Trâm hoa dài (Syzygium lineatum (DC.) Merr. & Perry), Trâm nam bộ (Syzygium cochinchinensis (Gagnep.) Merr. & Perry), Trâm hance (Syzygium hancei Merr. & Perry),… Nhóm cây làm thuốc: Với 32 loài thuộc 11 chi, chủ yếu làm thuốc bồi bổ sức khỏe, chữa các bệnh tiêu hóa, bỏng, hen suyễn, gan, cảm lạnh,... điển hình như: Ổi (Psidium guajava L.), Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk.), Vối (Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr. & Perry), Chổi xể (Baeckea frutescens L.), Bạch đàn úc (Eucalyptus camaldulensis Dehnhart),.... Nhóm cây cho quả ăn được: Với 25 loài như: Vối (Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr. & Perry), Ổi (Psidium guajava L.), Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk.), Nho thân gỗ (Myrciaria cauliflora (Mart.) O.Berg),.... đây là những loài đang được trồng rộng rãi ở các vùng khác nhau trên cả nước. Đặc biệt loài Ổi (Psidium guajava L.), Ổi dứa (Feijoa sellowiana (O.Berg.) O.Berg) và loài Nho thân gỗ (Myrciaria cauliflora (Mart.) O.Berg) hiện nay là những cây cho quả được ưa chuộng rộng rãi, quả cho hàm lượng vitamin C rất cao, có mùi vị thơm ngon, có thể đưa vào trồng trên quy mô công nghiệp để xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao. 17
- Nhóm cây làm cảnh: Với 11 loài được trồng và buôn bán rộng rãi trên thị trường là: Sắn thuyền (Syzygium polyanthum (Wight) Walp.), Roi (Syzygium jambos (L.) Alston), Roi (Syzygium semarangense (Blume) Merr. & Perry), Tràm bông đỏ (Callistemon citrinus (Curt.) Skeels), Nho thân gỗ (Myrciaria cauliflora (Mart.) O.Berg), Ổi cảnh (Psidium cujavillus Burm. f.), Trâm vối ô (Cleistocalyx circumcissa (Gagnep.) Phamh.) và Trâm mùi (Syzygium oleinum Wall. ex Walp). Nhóm cây có công dụng khác: Với 7 loài, ngoài những công dụng chính đã được đề cập còn cho một số công dụng khác như làm củi, làm giấy, làm chổi,... Nhóm cây cho tanin, thuốc nhuộm: Với 4 loài bao gồm: Vối (Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr. & Perry), Trâm hance (Syzygium hancei Merr. & Perry), Roi (Syzygium jambos (L.) Alston) và Trâm tích lan (Syzygium zeylanicum (L.) DC.). Như vậy, với 63 loài có giá trị sử dụng (chiếm 100%) tổng số loài phân bố ở tỉnh Hà Tĩnh thuộc 7 nhóm khác nhau; trong đó nhóm cây cho tinh dầu với 63 loài (chiếm 100%), nhóm cây lấy gỗ 48 loài (chiếm 76,19%), nhóm cây làm thuốc 32 loài (chiếm 50,79%), nhóm cây cho quả ăn được 25 loài (chiếm 39,68%), nhóm cây làm cảnh 11 loài (chiếm 17,46%), nhóm cây có công dụng khác 7 loài (chiếm 11,11%) và thấp nhất là nhóm cây cho tanin, thuốc nhuộm với 4 loài (chiếm 6,35%). Để có thêm các thông tin và các căn cứ khoa học nhằm góp phần định hướng cho việc bảo tồn, quy hoạch, trồng, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thực vật ở tỉnh Hà Tĩnh cũng như ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về đặc điểm sinh học của các loài trong họ Sim (Myrtaceae) ở tỉnh Hà Tĩnh. 3.5. Đặc điểm của các loài trong họ Sim (Myrtaceae) ở tỉnh Hà Tĩnh Phần này mô tả về đặc điểm nhận dạng, sinh học sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu và giá trị sử dụng. Kết quả nghiên cứu đã xác định được các tọa độ của 63 loài thuộc họ Sim (Myrtaceae) có phân bố ở Hà Tĩnh, đồng thời đã thu mẫu và mô tả một số đặc điểm sinh học (đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái, phân bố và giá trị sử dụng) của 63 loài nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 313 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 191 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 281 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 157 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 225 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 188 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 65 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 215 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 10 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 175 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn