Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch và đề xuất các giải pháp bảo tồn ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài "ghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch và đề xuất các giải pháp bảo tồn ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An" là đánh giá được tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch (thành phần loài, thảm thực vật) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt nhằm đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch và đề xuất các giải pháp bảo tồn ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- NGUYỄN DANH HÙNG NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HOẠT, TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 9.42.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HÀ NỘI, 2020
- Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Người hướng dẫn khoa học 1: TS. Đỗ Ngọc Đài Người hướng dẫn khoa học 2: PGS. TS. Trần Minh Hợi Phản biện 1: … Phản biện 2: … Phản biện 3: …. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi … giờ ..’, ngày … tháng … năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Đa dạng sinh học (ĐDSH) có vai trò cực kì to lớn đối với con người. Từ xa xưa, con người đã sử dụng nguồn tài nguyên này cho nhiều mục đích khác nhau để phục vụ đời sống như: lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nơi ở và ngay cả những hoạt động tinh thần như phong tục tập quán, nghệ thuật - thi ca, hội hoạ... cũng đều xuất phát từ mối liên hệ giữa con người và những sinh vật xung quanh. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với các khu hệ động vật, thực vật, nấm, vi sinh vật rất đa dạng và phong phú nên được xem là một trong những trung tâm ĐDSH cao trên thế giới. Đến nay, ở Việt Nam biết khoảng hơn 13.000 loài thực vật bậc cao có mạch; hàng năm,con số này vẫn tăng lên vì có nhiều loài mới được phát hiện và bổ sung thêm. Khu BTTN Pù Hoạt bao gồm những khối núi lớn với độ cao là 2.457 m. Đây là vùng nằm trong “Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An” được UNESCO công nhận ngày 20/9/2007. Khu BTTN Pù Hoạt có tổng diện tích 90.741 ha, thuộc phạm vi 9 xã của huyện Quế Phong gồm: Thông Thụ, Đồng Văn, Tiền Phong, Hạch Dịch, Nậm Giải, Tri Lễ, Nậm Nhoóng, Cắm Muộn và Châu Thôn, ở phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, có tọa độ địa lý 19027’46” - 19059’55” độ vĩ Bắc, 104037’-104014’ độ kinh Đông. Tuy có Hệ thực vật phong phú nhưng những nghiên cứu về chúng còn rất ít. Một số công trình đã có của Đỗ Ngọc Đài và công sự (2012), Đoàn Điều tra Quy hoạch lâm nghiệp Nghệ An (2013), Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An (2016) mới đề cập đến những khía cạnh khác nhau chưa mang tính hệ thống và cập nhập đầy đủ về Khu hệ thực vật bậc cao có mạch. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch và đề xuất các giải pháp bảo tồn ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá được tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch (thành phần loài, thảm thực vật) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt nhằm đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.Quan điểm về đa dạng sinh học Vấn đề đa dạng sinh học và bảo tồn đã trở thành một chiến lược trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh vật trên toàn phạm vi thế giới. Đó là Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN), Chương trình môi trường Liên 1
- hợp quốc (UNEP), Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), Viện Tài nguyên di truyền quốc tế (IPGRI)... Việc bảo tồn đa dạng sinh học là trọng tâm của sinh học bảo tồn, nhưng cụm từ “đa dạng sinh học” còn có rất nhiều định nghĩa. Định nghĩa do Quỹ quốc tế về bảo tồn thiên nhiên WWF (1989) đề xuất như sau: Đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”. Do vậy đa dạng sinh học phải được tính theo ba mức độ: Đa dạng về loài, đa dạng hệ sinh thái và đa dạng về gen. 1.2. Nghiên cứu về thực vật trên thế giới 1.2.1. Nghiên cứu về hệ thực vật Ở các nước châu Âu, châu Mỹ, việc nghiên cứu hệ thực vật trên toàn lãnh thổ đã được hoàn thành từ lâu. Hầu hết các vật mẫu đã được thu thập và lưu trữ tại các phòng mẫu khô (Herbarium) như: Kew (Anh), Bảo tàng lịch sử tự nhiên Paris (Pháp), New York (Hoa Kỳ), Xanh Pê-téc-bua (Nga)... Vì vậy, khi xây dựng các khu BTTN và VQG hết sức thuận lợi, đơn giản đối với họ. Một số công trình tiêu biểu của một số nước châu Á như: Thực vật chí Ấn Độ, Thực vật chí Malaixia (1948-1972), Thực vật chí Thái Lan (1970-2012), Thực vật chí Hải Nam (1971- 1980), Thực vật chí Vân Nam (1977-1997), Thực vật chí Trung Quốc (1994- 2013), (1968-2000), Thực vật chí Hồng Kông (2007-2009), Thực vật chí Đài Loan (1993-2000),… 1.2.2. Nghiên cứu thảm thực vật Nghiên cứu về thảm thực vật, có nhiều quan điểm khác nhau, mỗi quan điểm đều đưa ra những cách thức phân loại riêng theo từng mục đích như phân loại rừng dựa theo cấu trúc và ngoại mạo. Đây là hướng cổ điển được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng như A. F. Schimper (1903), Champion (1936), A. Aubréville (1949), Schimithusen (1959), UNESCO (1973),… 1.3. Nghiên cứu về thực vật ở Việt Nam 1.3.1. Nghiên cứu hệ thực vật Nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam chủ yếu là các tác giả của J. Loureiro (1793), J.B.L. Pierre (1880), H. Lecomte và cộng sự (1907-1952), A. Aubréville (1960-1996), Lê Khả Kế và cộng (1971-1989), Phạm Hoàng Hộ (1991-1993; 1999-2000), Tập thể các nhà nghiên cứu thực vật Việt Nam (2001, 2003, 2005). Ngoài ra, còn có một số tài liệu về các họ riêng biệt đã được công bố như Orchidaceae Việt Nam (L. Averyanov, 1994), Euphorbiaceae (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1999), Annonaceae (Nguyễn Tiến Bân, 2000), Lamiaceae (Vũ Xuân Phương, 2000), Myrsinaceae (Trần Thị Kim Liên, 2002), Cyperaceae (Nguyễn Khắc Khôi, 2002),... Một số nghiên cứu về đa dạng thành phần loài: T. Pócs (1965), Phan Kế Lộc (1969, 1980), Thái Văn Trừng (1978), Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Lê Trần Chấn (1999), Nguyễn Tiến Bân (2005)…. 2
- 1.3.2. Nghiên cứu thảm thực vật Một số công trình nghiên cứu về thảm thực vật của người nước ngoài như: Chevalier (1918), Maurand (1943), Dương Hàm Nghi (1956), Rollet, Lý Văn Hội và Neay Sam Oil (1958), Loschau (1960), Schmid M. (1974), .... Trong nước, có một số công trình nghiên cứu của các tác giả: Vũ Tự Lập (1976), Thái Văn Trừng (1978, 2000), Vũ Đình Huề (1984), Phan Kế Lộc (1985). Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu khác như: Phùng Ngọc Lan (1996), Nguyễn Nghĩa Thìn (2004),…. 1.4. Nghiên cứu yếu tố địa lý thực vật Các công trình nghiên cứu về phổ dạng sống của hệ thực vật ở Việt Nam nói chung và các khu hệ thực vật của các địa phương nói riêng đã áp dụng theo hệ thống phân chia dạng sống thực vật của C. Raunkiær (1934). Một số công trình nghiên cứu như: T. Pócs (1965) nghiên cứu phổ dạng sống của hệ thực vật Bắc Việt Nam, Thái Văn Trừng (1978) còn áp dụng các ký hiệu khác cho chồi và lá theo các trạng mùa, ký hiệu về hình dạng tán, chất liệu dây leo, Lê Trần Chấn (1999) … 1.5. Nghiên cứu phổ dạng sống Gagnepain là người đầu tiên nghiên cứu, phân tích và đánh giá các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật Việt Nam (1926, 1944), T. Pócs (1965) đã phân tích và sắp xếp các loài thực vật ở Bắc Việt Nam thành nhóm các yếu tố trên cơ sở khu phân bố hiện tại mà không phân tích đến nguồn gốc phát sinh của chúng. Thái Văn Trừng (1978), Nguyễn Nghĩa Thìn (1999),…. 1.6. Nghiên cứu thực vật ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt Nghiên cứu thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt trước đó và sau này thành lập Ban quản lý đã có một số công trình như: Hoàng Danh Trung và cs (2010) “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở vùng đệm Khu BTTN Pù Hoạt, Nghệ An”; Đỗ Ngọc Đài và Lê Thị Hương (2012) bước đầu đánh giá tính đa dạng hệ thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt, Nghệ An công bố 925 loài; Năm 2013, Viện Điều tra Quy hoạch rừng đã đánh giá tính đa dạng sinh học để thành lập Khu BTTN Pù Hoạt đã công bố 776 loài. Năm 2017, Sở Khoa học và Công nghệ đã thực hiện đề tài “Điều tra, đánh giá tính đa dạng sinh học ở Khu BTTN Pù Hoạt và đề xuất các giải pháp bảo tồn” đã thống kê được 1159 loài, 469 chi và 122 họ trong 5 ngành thực vật bậc cao cáo mạch. Năm 2018, Xin Hong và cs đã công bố loài Bế pù hoạt (Didymocarpus puhoatensis) ở Khu BTTN Pù Hoạt. 1.7. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt 1.7.1. Điều kiện tự nhiên khu BTTN Pù Hoạt Khu BTTN Pù Hoạt có tổng diện tích tự nhiên 90.741 ha, trong đó rừng đặc dụng 39.221 ha và rừng phòng hộ 51.52 ha. Nằm trên địa bàn 9 xã thuộc huyện Quế Phong: Tri Lễ, Tiền Phong, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm Giải, Đồng Văn, Nậm Nhoóng, Cắm Muộn và Châu Thôn. 3
- 1.7.2. Điều kiện kinh tế - xã hội - Dân tộc Thái có 8.148 người, chiếm 83,7%; Dân tộc H’Mông có 3.310 người, chiếm 7,3%; Dân tộc Khơ Mú có 412 chiếm 4,5%; Dân tộc Kinh có 1.832 người, chiếm 4,1%; Dân tộc Thổ có 166 người, chiếm 0,4%. Đặc điểm 100% dân tộc H’Mông sinh sống ở xã Tri Lễ, được hình thành 10 bản, trong đó 8 bản nằm trong Khu BTTN (3 bản ở trong vùng lõi, 5 bản ở vùng đệm). CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loài thực vật bậc cao có mạch và các trạng thái thảm thực vậtở khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An. 2.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài được tiến hành từ 3/2017 đến tháng 8 năm 2019. Mỗi năm thu mẫu 6 đợt, mỗi đợt 7 ngày. Các tuyến điều tra gồm: + Tuyến Hạnh Dịch: gồm các tiểu khu: 59, 61, 62, 63, 72, 78. + Tuyến Thông Thụ: gồm các tiểu khu: 2, 11, 12, 17, 27, 41, 46, 47, 48, 49, 50, 64, 65, 68. + Tuyến Nậm Giải: gồm các tiểu khu: 91, 92, 94, 96, 97, 101. + Tuyến Đồng Văn: gồm các tiểu khu 16, 26, 36, 37, 38, 39, 40, 52. + Tuyến Tiền Phong: gồm các tiểu khu: 69, 76. + Tuyến Tri Lễ: gồm các tiểu khu: 95, 98, 103. + Tuyến Châu Thôn: gồm tiểu khu 115. + Tuyến Nậm Nhóong: gồm các tiểu khu: 126, 130. + Tuyến Cắm Muộn: gồm các tiểu khu 135. Tổng số mẫu thu được 5.324 mẫu và được lưu ở Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (HN), Viện Sinh học Nhiệt đới (VNM), Trường Đại học Đà Lạt (DLU), Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, Khu BTTN Pù Hoạt. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Xây dựng danh lục các loài thực vật khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt. - Đánh giá tính đa dạng về các taxon thực vật, dạng sống, yếu tố địa lý, giá trị sử dụng, các loài thực vật quý hiếm và vấn đề bảo tồn. - Phân loại và mô tả cấu trúc các kiểu thảm thực vật ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt - Đề xuất các giải pháp bảo tồn về đa dạng thực vật ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu Kế thừa các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở khu vực 4
- nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu trước đó. 2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa Chọn tuyến và OTC để thu mẫu theo nguyên tắc được ghi trong sách Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Thái Văn Trừng (1999) và Klein R.M., Klein D.T. (1975). - Điều tra tuyến - Điều tra theo tuyến vạch sẵn trên bản đồ địa hình, tuyến cần được lựa chọn dựa trên các đường mòn có sẵn để dễ tiếp cận khu vực hơn. Các tuyến điều tra có chiều dài không giống nhau được xác định đảm bảo đi qua tất cả các trạng thái rừng. Tuyến điều tra được đánh dấu trên bản đồ và đánh dấu trên thực địa bằng sơn hoặc dây nilon có màu dễ nhận biết. Xác định các tuyến điều tra chính để điều tra xác định tất cả các loài thực vật bậc cao có mạch theo các nội dung đề ra. - Điều tra trong ô tiêu chuẩn Do điều kiện địa hình khu vực nghiên cứu phức tạp, giao thông khó khăn, nên chúng tôi đã lựa chọn diện tích mỗi ô tiêu chuẩn (OTC) là 2000m² với kích thước 40x50m. Trong mỗi OTC tiến hành lập 5 ô dạng bản (ODB) ở 4 góc và 1 ô chính giữa, diện tích ô dạng bản là 25m² có kích thước 5x5m. Trong ô tiêu chuẩn điều tra toàn diện tầng cây gỗ. Tầng cây bụi, thảm tươi, thực vật ngoại tầng, cây tái sinh điều tra trong các ô dạng bản. Ngoài ra trong các kiểu thảm điển hình của khu vực, tiến hành lập các ô điều tra phẫu đồ rừng để xác định cấu trúc không gian đặc trưng của các kiểu thảm thực vật. Diện tích của ô điều tra phẫu đồ rừng là 400m². - Thu mẫu thực vật Mỗi cây ít nhất thu 2-3 mẫu tiêu bản, kích cỡ phải đạt 29 x 41cm có thể tỉa bớt cành, lá, nếu cần thiết. Sau khi thu mẫu đánh số hiệu vào mẫu. Đối với mẫu cùng cây đánh cùng một số hiệu. Đặc biệt, phải ghi ngay những đặc điểm dễ nhận biết ngoài thiên nhiên vào phiếu ghi thực địa vì những đặc điểm này dễ bị mất khi mẫu khô: màu sắc của cây, hình dạng các ổ bào tử và cách sắp xếp của các ổ bào tử, các kiểu lá... 2.4.3. Xử lý và trình bày mẫu Các mẫu thu thập từ thực địa được làm tiêu bản theo phương pháp được ghi trong sách Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). Sau khi mẫu được xử lý sơ bộ ở ngoài thực địa, tiếp tục xử lý khô tại phòng Mẫu thực vật, Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Các mẫu tiêu bản đã được sấy khô và ép phẳng, sau đó trình bày và khâu đính trên bìa giấy cứng kích thước 30 cm x 42 cm. 2.4.4. Phương pháp xác định tên khoa học Tên khoa học được xác định bằng phương pháp hình thái so sánh.Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng trong nghiên cứu phân loại thực vật từ trước đến nay. Tài liệu chính được sử dụng trong quá trình nghiên cứu Cây cỏ 5
- Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1999-2003), Thực vật chí Trung Quốc, Tập 1- 25, thực vật chí Đông Dương và các bộ thực vật chí Việt Nam (Tập 1-21). Kiểm tra tên khoa học: Khi đã có đầy đủ tên loài, tiến hành kiểm tra lại các tên khoa học để đảm bảo tính hệ thống, tránh sự nhầm lẫn và sai sót, dựa theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập I-III và trang Web: http://www. theplantlist.org (The Plant List); Kết hợp với Luật danh pháp Quốc tế, Melbourne (2012), tham khảo tra cứu tên khoa học trên các trang http://www. ipni.org (The International Plant Names Index). 2.4.5. Lập danh lục thành phần loài Danh lục thành phần loài được sắp xếp họ, chi, loài theo Brummitt (1992). Danh lục ngoài tên khoa học và tên Việt Nam của các loài còn ghi tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ Việt Nam và các thông tin khác gồm: dạng sống, yếu tố địa lý và giá trị sử dụng, mẫu nghiên cứu. 2.4.6. Phương pháp đánh giá về đa dạng thực vật 2.3.6.1. Đánh giá đa dạng các ngành, lớp và họ, chi Đánh già về các ngành, hai lớp của ngành Ngọc lan, xác định họ, chi có nhiều loài, tính tỷ lệ % số loài các chi đó so với toàn bộ số loài của cả hệ thực vật. 2.4.6.2. Phương pháp đánh giá về dạng sống Tiến hành xác định, phân tích dạng sống của hệ thực vật nghiên cứu theo thang phân chia các dạng sống của Raunkiær (1934). 2.4.6.3. Phương pháp đánh giá đa dạng về yếu tố dịa lý Việc thiết lập phổ các yếu tố địa lý, áp dụng sự phân chia của các tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). 2.4.6.4. Phương pháp đánh giá về giá trị tài nguyên và mức độ đe dọa - Đánh giá về giá trị tài nguyên Tìm hiểu sơ bộ về giá trị sử dụng của các loài qua phương pháp tiếp cận cộng đồng (PRA: Participatory Rural Appraisal - đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân). Sưu tầm các loài cây có giá trị sử dụng làm thuốc, làm cảnh, cho tinh dầu… (theo kinh nghiệm dân gian). Ngoài ra, còn sử dụng các tài liệu đã công bố trong và ngoài nước để tra cứu về giá trị sử dụng của các loài như: Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 2012), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 1999), Cây Cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn Chi- Trần Hợp, tập I-1999, tập II-2002), Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam (2004); Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam (Triệu Văn Hùng và cộng sự, 2007). - Đa dạng các loài thực vật hiếm và vấn đề bảo tồn Căn cứ vào các tiêu chuẩn của Sách Đỏ Việt Nam (2007), thang đánh giá của IUCN (2017), Nghị định số 06/2019/NĐ-CP về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (2019) 2.4.7. Phương pháp xây dựng bản đồ thảm thực vật và hệ thống các đơn vị thảm thực vật 6
- Bước 1. Công tác chuẩn bị: Bước 2. Xử lý ảnh viễn thám: Bước 3. Thành lập bản đồ thảm thực vật: Từ bản đồ lớp phủ bề mặt, kết hợp với các lớp thông tin khác như mô hình số độ cao, phân vùng sinh thái, nhiệt độ, lượng mưa... để xây dựng bản đồ thảm thực vật. Sau khi có đủ các lớp thông tin của bản đồ, tiến hành biên tập, trình bày nội dung của từng bản đồ theo thiết kế kỹ thuật. Sử dụng phần mềm GIS đưa ra các số liệu của từng lớp thông tin theo mục đích sử dụng, có thể bao gồm các số liệu thống kê, bảng biểu, diện tích... 2.4.8. Phương pháp xây dựng đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn đa dạng thực vật ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt - Căn cứ đề xuất giải pháp - Phương pháp đề xuất giải pháp quản lý thảm thực vật CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đa dạng về thành phần loài thực vật ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt 3.1.1. Đa dạng về các taxon thực vật ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt 3.1.1.1. Đa dạng về bậc ngành Danh lục các loài thực vật bậc cao có mạch tại Khu BTTN Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An, được sắp xếp họ theo Brummitt (1992), gồm có tổng số 2.425 loài và dưới loài (2.367 loài và 58 đơn vị dưới loài) thuộc 885 chi và 208 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch (Bảng 3.1). Trong đó đã phát hiện, mô tả 3 loài mới cho khoa học dự kiến đặt tên là: Trà hoa vàng nghệ an (Camellia ngheanensis Do N.D., Luong V.D., Ly N.S., Le T.H. & Nguyen D.H.), Trà hoa vàng pù hoạt (Camellia puhoatensis Luong V.D., Ly N.S., Le T.H., Nguyen D.H. & Do N.D.) thuộc họ Chè (Theaceae) và Xuyến thư pù hoạt (Loxotigma puhoatensis Ly N.S., Le T.H., Nguyen D.H. & Do N.D.) thuộc họ Tai voi (Gesneriaceae). Đồng thời ghi nhận bổ sung thêm 4 loài cho Hệ thực vật Việt Nam nói chung, ở Khu BTTN Pù Hoạt nói riêng là: Gừng quả trần (Zingiber nudicarpum D. Feng), Gừng nhọn đầu mới (Zingiber neotruncatum T.L. Wu, K. Larsen & Turland), Sa nhân nhẵn (Amomum glabrum S. Q. Tong), thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) và loài Huyết rồng pù hoạt (Spatholobus pulcher Dunn.) thuộc họ Đậu (Fabaceae). Ngoài ra còn ghi nhận 8 loài gần đây mới được công bố cho khoa học và bổ sung cho Hệ thực vật Việt Nam ở Khu BTTN Pù Hoạt là: Nô vũ quang (Neolitsea vuquangensis Mitsuyuki & Yahara.) thuộc họ Long não (Lauraceae), 7
- Giác đế bân (Goniothalamus banii B.H. Quang, R.K. Choudhary & V.T. Chinh) thuộc họ Na (Annonaceae), Gừng trung bộ (Zingiber castaneum Škorničk. & Q.B. Nguyễn), Gừng lá sáng bóng (Zingiber nitens M.F. Newman), Riềng nhiều hoa (Alpinia polyantha D. Fang), Sa nhân (Amomum velutina X.E.Ye, Škorničk. & N.H. Xia), Gừng vũ quang (Zingiber vuquangense Ly N.S., Le T.H., Do N.D., Trinh T.H, Nguyen V.H.), Sa nhân quế (Amomum cinnamomeum Škorničk., Luu & H.Đ. Trần) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Bảng 3.1. Phân bố của các bậc taxon ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt Tên ngành Họ Chi Loài Tên khoa học Tên Việt Nam SL % SL % SL % Psilotophyta Khuyết lá thông 1 0,48 1 0,11 1 0,04 Lycopodiophyta Thông đất 2 0,96 4 0,45 30 1,24 Equisetophyta Cỏ tháp bút 1 0,48 1 0,11 1 0,04 Polypodiophyta Dương xỉ 27 12,98 83 9,38 233 9,61 Pinophyta Thông 8 3,85 11 1,24 16 0,66 Magnoliophyta Ngọc lan 169 81,25 785 88,70 2.144 88,49 Tổng 208 100 885 100 2.425 100 Hình 3.1. Phân bố của các taxon bậc ngành ở Khu BTTN Pù Hoạt Qua bảng 3.1 và hình 3.1. cho thấy, phân bố của các taxon bậc ngành của Hệ thực vật Khu BTTN Pù Hoạt có sự khác nhau rõ rệt. Trong đó, ngành Ngọc lan chiếm ưu thế tới 88,49% tổng số loài và dưới loài, 88,70% tổng số chi; 81,25% tổng số họ. Tiếp đến là ngành Dương xỉ có số loài và dưới loài là 233 chiếm 9,61% tổng số loài và dưới loài, với 83 chi, chiếm 9,38% tổng số chi; 27 8
- họ chiếm 12,98% tổng số họ. Các ngành còn lại là Khuyết lá thông, Thông đất, Cỏ tháp bút chiếm tỷ lệ không đáng kể về số lượng họ, chi và loài. Giữa hai lớp đó là lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) và lớp Hành (Liliopsida) trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) thì thấy các họ, chi và loài của lớp Ngọc lan cũng chiếm ưu thế (bảng 3.2; hình 3.2). Bảng 3.2. Phân bố của các taxon trong hai lớp của ngành Ngọc lan Họ Chi Loài Lớp Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % lượng % Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) 132 78,11 608 77,32 1.682 78,45 Lớp Hành (Liliopsida) 37 21,89 177 22,68 462 21,55 Tổng 169 100 785 100 2.144 100 Tỷ lệ (Ma/Li) 3,57 3,41 3,64 Hình 3.2. Tỷ lệ % của lớp Ngọc lan so với lớp Hành trong ngành Ngọc lan Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) có 132 họ, chiếm 78,11% tổng số họ; 607 chi chiếm 77,32% tổng số chi và 1.682 loài, chiếm 78,45% tổng số loài; lớp Hành (Liliopsida) chỉ với 37 họ, chiếm 21,89%; 178 chi chiếm 22,68% và 462 loài, chiếm 21,55%. 9
- Xét về tỷ lệ thì số họ của lớp Ngọc lan so với lớp Hành là 3,57%, có nghĩa là cứ 3,57 họ của lớp Ngọc lan mới có 1 họ của lớp Hành; về số chi và số loài tương ứng là 3,41 và 3,64. 3.1.1.2. Đa dạng về bậc họ Kết quả nghiên cứu đã xác định được 208 họ, trong đó có 49 họ mới chỉ gặp 1 loài, 34 họ mới chỉ gặp 2 loài, 15 họ có 3 loài, 6 họ có 4 loài, 37 họ có từ 5-9 loài, 67 họ có từ 10 loài trở lên. Thông thường khi đánh giá tính đa dạng của một hệ thực vật, người ta thường phân tích 10 họ đa dạng nhất của hệ thực vật đó. Bởi vì tỷ lệ (%) của 10 họ đa dạng nhất so với tổng số loài của toàn hệ được xem là bộ mặt của mỗi hệ thực vật và là chỉ tiêu so sánh đáng tin cậy. Kết quả trong bảng trên cho thấy, với 10 họ đa dạng nhất chiếm 4,83% tổng số họ, nhưng có 787 loài chiếm 32,19% tổng số loài. Các họ đa dạng nhất của HTV Khu BTTN Pù Hoạt (trên 100 loài) là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với 119 loài chiếm 4,91%; tiếp đến là họ Long não với 113 loài chiếm 4,66%; họ Cà phê (Rubiaceae) với 102 loài chiếm 4,21%. 7 họ còn lại có từ 50 đến 78 loài chiếm từ 2,06% đến 3,22% tổng số loài. Như vậy, tổng số loài của 10 họ đa dạng nhất ở Khu BTTN Pù Hoạt chiếm 32,45% phù hợp với nhận định của A.I. Tonmachop (1974) cho rằng 10 họ đa dạng nhất của hệ thực vật nhiệt đới thường chiếm không quá 40-50% tổng số loài của hệ thực vật và rất ít họ chiếm quá 10% số loài của toàn hệ. Kết quả này cũng phù hợp với một số kết quả đã công bố của các tác giả nghiên cứu hệ thực vật ở các vùng khác nhau như khu BTTN Xuân Liên (27,18%), Khu BTTN Bến En (40,3%), VQG Pù Mát (32,81%), Khu BTTN Pù Luông (27,83%). 3.1.1.3. Đa dạng về bậc chi Trong số 885 chi đã biết thì 10 chi đa dạng nhất chỉ chiếm 1,13% tổng số chi, nhưng có 229 loài, chiếm 9,44% tổng số loài của hệ thực vật Khu BTTN Pù Hoạt. Kết quả cho thấy Ficus là chi đa dạng nhất. Đây được đanh giá là chi đặc trưng cho rừng mưa nhiệt đới, chúng phân bố khá rộng từ đai thấp đến đai vừa. Đáng chú ý là, các chi Litsea, Cinnamomum, Syzygium mang tính chất đặc trưng, tham gia cấu trúc các thảm thực vật chính của HTV Khu BTTN Pù Hoạt. 2 chi Asplenium và Selaginella mang tính chất đặc trưng cấu trúc nên tầng cỏ quyết. Điều đó cho thấy tính chất của HTV ở Khu BTTN Pù Hoạt là nhiệt đới gió mùa. 3.1.2. Đa dạng về giá trị sử dụng Trên cơ sở các thông tin đã có (Võ Văn Chi (2012), 1900 loài cây có ích của Trần Đình Lý (chủ biên) (1993), Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2000, 2003, 2005), Triệu Văn Hùng (chủ biên) (2007), … kết hợp với các kết quả phỏng cộng đồng cư dân trong quá trình điều tra thực địa có thể sắp xếp các loài thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt vào 15 nhóm giá trị sử dụng khác nhau (bảng 3.13). Bảng 3.13. Giá trị sử dụng của các loài thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt 10
- TT Giá trị sử dụng Ký hiệu Số loài* Tỷ lệ % 1 Cây dùng làm thuốc THU 1103 45,48 2 Cây cho gỗ LGO 348 14,35 3 Cây ăn được ANĐ 263 10,85 4 Cây làm cảnh CAN 205 8,45 5 Cây cho tinh dầu CTD 197 8,12 6 Cây cho sợi, đan lát, dây SOI 39 1,61 7 Cây thức ăn gia súc AGS 38 1,57 8 Cây cho tanin TAN 30 1,24 9 Cây cho dầu béo CDB 29 1,20 10 Cây làm gia vị GVI 21 0,87 11 Cây cho chất nhuộm NHU 13 0,54 12 Cây có độc DOC 12 0,49 13 Cây cho nhựa CNH 7 0,29 * Một loài có thể có 1 hoặc nhiều giá trị sử dụng khác nhau Hình 3.6. Giá trị sử dụng của các loài thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt Kết quả thống kê được 1.513 loài có giá trị sử sụng chiếm 62,39% tổng số loài. Trong đó, nhóm cây được sử dụng nhiều nhất là cây làm thuốc với 1.103 loài, chiếm 45,48% tổng số loài; tiếp đến là cây cho gỗ với 348 loài, chiếm 14,35%; cây ăn được với 263 loài, chiếm 10,85%; cây làm cảnh với 205 loài, chiếm 8,45%; cây cho tinh dầu với 197 loài, chiếm 8,12%; các nhóm giá trị sử dụng còn lại có từ 5 loài đến 38 loài, chiếm 0,21% đến 1,57% được thể hiện qua hình 3.6. 11
- 3.1.3. Đa dạng về dạng sống Một quần xã thực vật được đặc trưng về mặt cấu trúc bởi các dạng sống của các loài cấu thành hệ thực vật đó. Mỗi loài đều có những đặc điểm hình thái nhất định phân biệt với các loài khác, đó chính là kết quả của quá trình tiến hoá, quá trình biến đổi lâu dài thích nghi với điều kiện ngoại cảnh. Vì thế, đối với một khu hệ thực vật thì việc lập phổ dạng sống là rất quan trọng, nó giúp cho việc xác định cấu trúc hình thái của hệ và từ đó đưa ra những biện pháp tối ưu trong công tác bảo tồn và khai thác. Áp dụng hệ thống phân loại dạng sống của Raunkiaer (1934) khi phân tích phổ dạng sống của HTV Pù Hoạt thì đã xác định được 2.425 loài, kết quả được thể hiện qua bảng 3.15. Bảng 3.15. Dạng sống của các loài thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt Dạng sống Ký hiệu Số loài Tỷ lệ % Nhóm cây chồi trên Ph 1.781 73,44 Nhóm cây chồi sát đất Ch 359 14,80 Nhóm cây chồi nửa ẩn Hm 51 2,10 Nhóm cây chồi ẩn Cr 85 3,51 Nhóm cây một năm Th 149 6,14 Tổng cộng 2.425 100 Hình 3.7. Phổ dạng sống của hệ thực vật khu BTTN Pù Hoạt Các kết quả trong Bảng 3.15 cho thấy, nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm ưu thế với 1.781 loài, chiếm 73,44% tổng số loài. Trong đó, chủ yếu là các loài của họ: Na (Annonaceae), Ngọc lan (Magnoliaceae), Long não (Lauraceae), Dẻ (Fagaceae), Chè (Theaceae), Cam (Rutaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Bồ hòn (Sapindaceae), Sim (Myrtaceae), Xoan (Meliaceae),…; tiếp đến là các 12
- nhóm cây chồi sát đất (Ch) với 359 loài, chiếm 14,80%; cây chồi 1 năm chiếm 6,14% tập trung nhiều ở các họ như: Lúa (Poaceae), Hoa môi (Lamiaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), …; nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm 3,51%, như ở các họ Gừng (Zingiberaceae), Ráy (Araceae),…; cây chồi nửa ẩn (Hm) chiếm 2,10% và thấp nhất là cây sống ở nước (Hy) chiếm 0,33%. Từ kết quả nghiên cứu đã lập phổ dạng sống của HTV Khu BTTN Pù Hoạt là: SB = 73,44% Ph + 14,80% Ch + 2,10% Hm + 3,51% Cr + 6,14% Th. So sánh về số loài thuộc nhóm cây chồi trên (Ph), giữa các dạng sống cho ở bảng 3.17. Bảng 3.17. Tỷ lệ dạng sống cây chồi trên (Ph) ở HTV Khu BTTN Pù Hoạt Nhóm cây chồi trên Ký Số Tỷ lệ % hiệu loài Cây chồi trên to: là cây gỗ cao trên 30 m Mg 82 4,60 Cây chồi trên vừa: cây gỗ cao 8-30 m Me 403 22,63 Cây chồi trên nhỏ: cây gỗ cao 2-8 m Mi 459 25,77 Cây chồi trên lùn: cây bụi Na 260 14,60 Cây bì sinh sống lâu năm Ep 34 1,91 Cây thân thảo sống lâu năm cao trên 25cm Hp 146 8,20 Dây leo sống lâu năm, leo cao trên 25cm Lp 383 21,50 Cây ký sinh, bán ký sinh sống lâu năm Pp 5 0,28 Cây sống dưới nước Hy 8 0,33 Cây mọng nước Suc 1 0,06 Tổng 1.773 100 Những kết quả thu được trong bảng trên, đã dẫn tới phổ dạng sống cho nhóm cây chồi trên (Ph): Ph = 4,60%Mg + 22,63%Me + 25,77%Mi + 14,60%Na + 21,50%Lp + 1,91%Ep + 8,20%Hp + 0,28%Pp + 0,06%Suc + 0,45%Hy. Trong nhóm cây chồi trên thì nhóm cây chồi trên nhỏ (Mi) chiếm tỷ lệ cao nhất với 25,77 %, chủ yếu là các loài thuộc các họ Cà phê (Rubiaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Long não (Lauraceae), Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), Thị (Ebenaceae), Dâu tằm (Moraceae), Cam (Rutaceae),… Tiếp đến là nhóm cây chồi vừa (Me) chiếm 22,63 % tập trung chủ yếu trong các họ Ngọc lan (Magnoliaceae), Long não (Lauraceae), Dẻ (Fagaceae), Đậu (Fabaceae), Cà phê (Rubiaceae), Sim (Myrtaceae), Bồ hòn (Sapindaceae), Chè (Theaceae), Vang (Caesalpiniaceae),… Nhóm cây dây leo (Lp) chiếm tới 21,50 % số loài thuộc các họ Na (Annonaceae), Dây khế (Connaraceae), Nho (Vitaceae), Thiên lý 13
- (Asclepiadaceae), Tiết dê (Menispermaceae),… Nhóm cây chồi lùn (Na) chiếm 14,60 % thuộc các họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), Dâu tằm (Moraceae), Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), Cam (Rutaceae), Cà phê (Rubiaceae),… Nhóm cây chồi trên thân thảo sống lâu năm (Hp) chủ yếu thuộc các họ trong các ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), Thông đất (Lycopodiophyta) và các họ Lúa (Poaceae), Bạc hà (Lamiaceae),… Nhóm cây chồi rất lớn (Mg) chiếm 4,60 %, nhưng đây lại là các loài cây gỗ lớn thuộc các họ Kim giao (Podocarpaceae), Sim (Myrtaceae), Dầu (Dipterocarpaceae), Đậu (Fabaceae), Ngọc lan (Magnoliaceae), Dẻ (Fagaceae), Xoan (Meliaceae), Bồ hòn (Sapindaceae),… Nhóm cây bì sinh (Ep) chiếm 1,91 % thuộc các họ Ráy (Araceae), Lan (Orchidaceae), Tổ chim (Asclepiadaceae),… Nhóm cây sống dưới nước (Hy), kí sinh, bán kí sinh (Pp) và nhóm cây mọng nước (Suc) chiếm tỷ lệ thấp tương ứng với 0,45 %; 0,28 % và 0,06 % Ph. Hình 3.8. Phổ dạng sống của nhóm cây chồi trên Ph ở Khu BTTN Pù Hoạt Từ những dẫn liệu trên có thể thấy: ở điều kiện nhiệt đới ẩm thì nhóm dạng sống chồi trên (Ph) thường chiếm ưu thế và là đặc trưng của HTV. Đặc điểm này cũng đã được khẳng định của các công trình của Raunkiaer (1934), Richard (1969), Nguyễn Nghĩa Thìn (2004, 2006), Lê Trần Chấn (1999), Lê Thị Hương và cs. (2015), Đậu Bá Thìn và cs. (2016), Nguyễn Thanh Nhàn (2017),… 3.1.4. Đa dạng về yếu tố địa lý Yếu tố địa lý thực vật là thể hiện một loài nào đó có tính chất đặc hữu hay di cư và để biết được mức độ giống nhau hay khác nhau về vùng phân bố của các loài thực vật. Do vậy, khi nghiên cứu các yếu tố địa lý hệ thực vật ở Khu 14
- BTTN Pù Hoạt, căn cứ vào khung phân loại của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) đã chia làm 8 yếu tố chính. Nghiên cứu sự phân bố theo yếu tố địa lý của 2.425 loài thực vật có mạch ở Khu BTTN Pù Hoạt, đã xác định được 2.409 loài có đủ thông tin, còn 16 loài chưa đủ thông tin để xác định (nhóm này được xếp vào yếu tố địa lý nhóm 8). Trong số những loài đã được xác định, có thể xếp vào các yếu tố địa lý và được tổng hợp tại Bảng 3.18 và Hình 3.9. Bảng 3.18. Yếu tố địa lý của các loài thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt Ký Số Tỷ lệ Tỷ lệ Tên yếu tố Số loài hiệu loài (%) (%) 1 Toàn thế giới 6 0,25 6 0,25 2 Liên nhiệt đới 60 2,47 Liên nhiệt đới 2.1 Nhiệt đới châu Á, Mỹ 2 0,08 2.2 Nhiệt đới châu Á, Phi, Mỹ 5 0,21 70 2,89 2.3 Nhiệt đới châu Á, Úc, Mỹ và các đảo Thái Bình Dương 3 0,12 3 Cổ nhiệt đới 17 0,70 Cổ nhiệt đới 3.1 Nhiệt đới Á-Úc 120 4,95 160 6,60 3.2 Nhiệt đới Á-Phi 23 0,95 4 Nhiệt đới châu Á 436 17,98 Nhiệt đới châu Á 4.1 Đông Dương - Malêzi 241 9,94 4.2 Đông Dương - Ấn Độ 218 8,99 4.3 Đông Dương - Himalaya 122 5,03 1.281 52,82 4.4 Đông Dương - Nam Trung Hoa 130 5,36 4.5 Đặc hữu Đông Dương 134 5,53 5 Ôn đới 1 0,04 Ôn đới 5.1 Ôn đới châu Á-Bắc Mỹ 0 0,00 5.2 Ôn đới cổ thế giới 1 0,04 115 4,74 5.3 Ôn đới Địa Trung Hải 6 0,25 5.4 Đông Á 107 4,41 6 Đặc hữu Việt Nam Đặc hữu Việt 396 16,33 Nam 6.1 Cận đặc hữu Việt Nam 313 12,91 709 29,24 7 Cây trồng 68 2,80 68 2,80 8 Yếu tố chưa xác định 16 0,66 16 0,66 Tổng số 2.42 100 2.425 100 5 15
- Hình 3.9. Phố các yếu tố địa lý cơ bản của hệ thực vật Pù Hoạt Bảng 3.18 và hình 3.9 cho thấy: - Nhóm các yếu tố Nhiệt đới châu Á với 1.281 loài, chiếm 52,82% tổng số loài và chiếm ưu thế hoàn toàn so với các nhóm còn lại của HTV Khu BTTN Pù Hoạt. - Yếu tố Cổ nhiệt đới với 160 loài, chiếm 6,60% tổng số loài. Đây là yếu tố mà các loài phân bố trải dài từ châu Úc sang châu Á và châu Phi. - Yếu tố Ôn đới với 115 loài, chiếm 4,74% tổng số loài, chúng phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới cổ thế giới với 1 loài, ôn đới Âu-Á-Địa Trung Hải với 6 loài và vùng Đông Bắc Á đến Nhật Bản với 107 loài. - Yếu tố Toàn cầu với 6 loài, chiếm tỷ lệ 0,25%. Đây là các loài phân bố khá rộng ở trên thế giới. - Yếu tố Cây trồng với 68 loài chiếm 2,80% tổng số loài. Các loài chủ yếu được di thực và hiện nay được phát tán rộng rãi trong tự nhiên. - Trong nhóm các yếu tố nhiệt đới thì yếu tố nhiệt đới châu Á là lớn nhất với 436 loài, chiếm 17,98%, tiếp đến là yếu tố Đông Dương - Malêzi với 241 loài chiếm 9,94%; Đông Dương -Ấn Độ với 218 loài, chiếm 8,99%; yếu tố Đặc hữu Đông Dương với 134 loài, chiếm 5,53%; Đông Dương-Nam Trung Quốc với 130 loài, chiếm 5,36% và thấp nhất là Đông Dương-Himalaya với 112 loài, chiếm 5,03%. - Yếu tố Đặc hữu và Cận đặc hữu với 709 loài chiếm 29,24% tổng số loài; trong đó, yếu tố Đặc hữu với 396 loài, chiếm 16,33% tổng số loài; yếu tố Cận đặc hữu với 313 loài, chiếm 12,91%. Như vậy, tỷ lệ các yếu tố đặc hữu cho thấy tính chất quan trọng của thực vật bản địa ở Khu BTTN Pù Hoạt. Tỷ lệ này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Thái Văn Trừng (1978), Lê Trần Chấn và cộng sự (1999) cho rằng hệ thực vật Việt Nam có trên 30% số loài đặc hữu và 16
- cận đặc hữu. Đặc biệt, có 3 loài mới được phát hiện cho khoa học và mới ghi nhận phân bố ở Khu BTTN Pù Hoạt như: Trà hoa vàng nghệ an (Camellia ngheanensis Do N.D., Lương V.D., Ly N.S., Le T.H. & Nguyen D.H.), Trà hoa vàng pù hoạt (Camellia puhoatensis Luong V.D., Ly N.S., Le T.H., Nguyen D.H. & Do N.D.) thuộc họ Chè (Theaceae) và Xuyến thư pù hoạt (Loxotigma puhoatensis Ly N.S., Le T.H., Nguyen D.H. & Do N.D.) thuộc họ Tai voi (Gesneriaceae). Khu BTTN Pù Hoạt là địa điểm có địa hình đồi núi thấp đến cao (2.457 m) và có tiềm năng cần được nghiên cứu tiếp tục để phát hiện và bổ sung các loài thực vật cho Việt Nam và cho khoa học. 3.1.5. Đa dạng về các loài thực vật nguy cấp Kết quả điều tra, đã thống kê được 129 loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau; trong đó, có 112 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 23 loài trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ (2019) và 15 loài trong IUCN (2017), (qua Bảng 3.19). Bảng 3.19. Phân bố của các loài theo các mức độ bị đe dọa ở Pù Hoạt Mức độ bị đe dọa CR EN VU LR IA IIA Sách đỏ VN (2007) 5 37 69 1 Nghị định 06 (2019) 2 23 IUCN (2017) 3 6 6 Tổng cộng 5 40 75 7 2 23 Theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) thì tại Khu BTTN Pù Hoạt có 5 loài rất nguy cấp (CR), 37 loài nguy cấp (EN) và 69 loài sẽ nguy cấp (VU) và 01 loài ít dẫn liệu (LR). Một số loài độc đáo như: Sa mu dầu (Cunninghamia konishii), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Dẻ tùng vân nam (Amentotaxus yunnanensis), Hoa tiên (Asarum glabrum), Giác đế tam đảo (Goniothalamus tamdaoensis),... cũng được phát hiện có phân bố ở đây. Tại Khu BTTN Pù Hoạt đã xác định có 25 loài cấm khai thác và buôn bán trên thị trường, trong đó có 2 loài ở phụ lục IA và 23 loài ở phụ lục IIA của Nghị định 06/2019/NĐ-CP. Đây là những loài có giá trị làm thuốc, làm cảnh và cho gỗ nên đã và đang bị khai thác nhiều trong tự nhiên. Hiện, nơi sống của chúng đã bị thu hẹp chỉ có thể gặp ít cá thể ở một vài điểm trong Khu BTTN. Trong đó đáng chú ý là các loài Giổi xương (Paramichelia baillonii), Chân châu xanh (Nervilia aragoana), Thạch xương bồ lá to (Acorus macrospadiceus), Hoàng tinh vòng (Polygonatum kingianum), Ngọc vạn vàng (Dendrobium chrysanthum),... Theo IUCN (2017) thì, ở Khu BTTN Pù Hoạt có 3 loài rất nguy cấp (EN) gồm: Sa mu dầu (Cunninghamia konishii Hayata), Kiền kiền (Hopea pierrei Hance), Vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte), 6 loài sẽ nguy cấp (VU) là Sến mật (Madhuca pasquieri (Dub.) Lam), Trắc nam bộ (Dalbergia cochinchinensis Pierre), Chò nước (Dipterocarpus retusus Blume), Pơ mu 17
- (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & H. H. Thomas), Du sam núi đất (Keteleeria evelyniana Mast.), Dẻ tùng vân nam (Amentotaxus yunnanensis H.L.Li) và 6 loài còn ít dẫn liệu (LR) là Bách xanh (Calocedrus macrolepis Kurz), Tuế lá dài (Cycas dolichophylla K.D.Hill, T.Nguyen & P.K.Lôc), Gắm núi (Gnetum montanum Markgr.), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub.), Kim giao (Nageia fleuryi (Hickel) de Laub.), Ngâu dịu (Aglaia edulis (Roxb.) Wall.). Như vậy, nguồn gen thực vật bị đe dọa tuyệt chủng ở Khu BTTN Pù Hoạt rất đa dạng, thuộc nhiều nhóm khác nhau. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã có thể xây dựng bản đồ phân bố các loài thực vật nguy cấp ở Khu BTTN Pù Hoạt (Hình 3.10). Đây là cơ sở khoa học cần thiết để cho các cơ quan chức năng có những biện pháp quản lý, phát triển và bảo tồn chúng có hiệu quả. 3.1.6. Một số phát hiện mới cho khoa học và cho hệ thực vật Việt Nam ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt Kết quả nghiên cứu đã phát hiện và mô tả 3 loài mới cho khoa học là: Trà hoa vàng nghệ an (Camellia ngheanensis N.D. Do, V.D. Luong, N.S. Ly, T.H. Le & D.H. Nguyen), Trà hoa vàng pù hoạt (Camellia puhoatensis Luong V.D., Ly N.S., Le T.H., Nguyen D.H. & Do N.D.) và Xuyến thư pù hoạt (Loxotigma puhoatensis Ly N.S., Le T.H., Nguyen D.H. & Do N.D). Bổ sung 4 loài cho hệ thực vật Việt Nam là Gừng quả trần (Zingiber nudicarpum D. Feng), Gừng lá ngắn mới (Zingiber neotruncatum T.L. Wu, K. Larsen & Turland), Sa nhân lá nhẵn (Amomum glabrum S.Q. Tong), Huyết rồng pù hoạt (Spatholobus pulcher Dunn.). 3.2. Đa dạng về thảm thực vật ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt Khu vực đã điều tra xây dựng bản đồ thảm thực vật của KBTTN Pù Hoạt được thực hiện tại: Tri Lễ, Cắm Muộn, Nậm Giải, Hạnh Dịch, Tiền Phong, Thông Thụ và Đồng Văn; Tổng số tuyến: 33 tuyến, tổng độ dài tuyến điều tra khoảng: 537 km; tổng diện tích điều tra khoảng: 1075 ha; Tổng số ô tiêu chuẩn: 30 ô tiêu chuẩn. Cụ thể các tuyến và ô tiêu chuẩn tại các khu vực nghiên cứu như sau: Khu vực Tri Lễ, số tuyến: 8 tuyến (Cắm Muộn, Du sam núi đất, Sa mộc dầu, Đỉnh Pù Hoạt), tổng chiều dài tuyến 130 km; tổng diện tích điều tra trên tuyến: 261 ha; số ô tiêu chuẩn: 9 ô tiêu chuẩn. Khu vực Nậm Giải - Hạnh Dịch – Tiền Phong, số tuyến: 15 tuyến, tổng chiều dài tuyến 245 km; tổng diện tích điều tra trên tuyến: 489 ha; số ô tiêu chuẩn: 11 ô tiêu chuẩn. Khu vực Thông Thụ, số tuyến: 7 tuyến, tổng chiều dài tuyến 114 km; tổng diện tích điều tra trên tuyến: 228 ha; số ô tiêu chuẩn: 6 ô tiêu chuẩn. Khu vực Đồng Văn, số tuyến: 3 tuyến, tổng chiều dài tuyến 49 km; tổng diện tích điều tra trên tuyến: 98 ha; số ô tiêu chuẩn: 4 ô tiêu chuẩn. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 254 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 207 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 164 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng Cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2
38 p | 95 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn