Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật sản xuất giống cá Ngạnh - Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846) trong điều kiện nuôi tại tỉnh Nghệ An
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài là cung cấp dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học, kỹ thuật sinh sản và ương nuôi cá Ngạnh trong điều kiện nuôi tại tỉnh Nghệ An. Qua đó góp phần làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình sản xuất giống cá Ngạnh, nhằm cung cấp nguồn cá giống cho nuôi thương phẩm và bảo tồn được nguồn gen quý này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật sản xuất giống cá Ngạnh - Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846) trong điều kiện nuôi tại tỉnh Nghệ An
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ............***............ NGUYỄN ĐÌNH VINH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ NGẠNH - Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI TẠI TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 62 42 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Hà Nội – 2017
- Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Nguyễn Hữu Dực Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Nguyễn Kiêm Sơn Phản biện 1: … Phản biện 2: … Phản biện 3: …. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi … giờ ..’, ngày … tháng … năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Cá Ngạnh - Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846) là loài thuộc bộ cá nheo (Siluriformes), họ cá Ngạnh (Cranoglanididae). Trên thế giới, cá Ngạnh phân bố ở Trung Quốc (các khu vực giáp danh với Việt Nam là đảo Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam). Ở Việt Nam, cá Ngạnh thường bắt gặp ở tất cả các hệ thống sông từ miền Bắc (sông Hồng, sông Mã, sông Lam) đến miền Nam Trung Bộ. Giới hạn thấp nhất về phía Nam biết được của loài cá này là sông Trà Khúc - Quảng Ngãi. Cá Ngạnh phân bố ở tầng đáy và kề đáy, thích sống ở những nơi nước chảy vừa hoặc chậm, đáy nhiều bùn cát. Cá thường sống thành từng đàn, chủ yếu ở vùng hạ lưu nhiều hơn trung và thượng lưu các sông ở các tỉnh phía Bắc. Thịt cá Ngạnh - Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846) là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Zhang và cs (2009), đã tiến hành phân tích thành phần axit béo để đánh giá giá trị dinh dưỡng trong thịt cá Ngạnh - Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846) đã chỉ ra rằng, có tổng số 11 axit béo trong thịt cá, trong đó gồm 4 axit béo bão hòa và 7 axit béo không bão hòa. Điểm chất lượng của axit béo bão hòa là 33,9%, axit béo chưa bão hòa là 66,03%; trong đó, axit béo mạch đơn chưa bão hòa là 50,49% và axit béo chưa bão hòa mạch dài là 15,54%. Axit béo trong thịt cá Ngạnh chứa 3 axit chính là C18:1, C16:0 và C18:2n-6, đều có điểm chất lượng là 80,44% trong tổng số. Ngoài ra, thành phần axit béo trong thịt cá Ngạnh có sự khác biệt rõ ràng so với các loài cá có giá trị kinh tế khác. Tuy nhiên, nguồn lợi cá này ngoài tự nhiên ở nước ta đang bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác quá mức, do việc tác động của con người làm thay đổi dòng chảy, nơi cư trú và bãi đẻ. Hiện nay, danh lục Đỏ của liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN, 2017) xếp bậc sẽ nguy cấp (VU) và nằm trong danh mục các loài thủy sinh quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển theo quyết định số 82/2008-QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (loài có nguy cơ sẽ nguy cấp – VU). 1
- Xuất phát từ yêu cầu khoa học và thực tiễn trên, được sự đồng ý của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, chúng tôi đã chọn và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật sản xuất giống cá Ngạnh - Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846) trong điều kiện nuôi tại tỉnh Nghệ An”. Qua đó bước đầu xây dựng cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát triển nguồn lợi loài cá này, đồng thời làm tiền đề nghiên cứu sản xuất giống phục vụ mục tiêu đa dạng hóa đối tượng nuôi ngọt ở Nghệ An và vùng Bắc Trung bộ. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Cung cấp dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học, kỹ thuật sinh sản và ương nuôi cá Ngạnh trong điều kiện nuôi tại tỉnh Nghệ An. Qua đó góp phần làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình sản xuất giống cá Ngạnh, nhằm cung cấp nguồn cá giống cho nuôi thương phẩm và bảo tồn được nguồn gen quý này. 3. Nội dung nghiên cứu của luận án 3.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Ngạnh ngoài tự nhiên tại Nghệ An - Nghiên cứu đặc điểm phân loại cá Ngạnh; - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu của cá Ngạnh; - Nghiên cứu đặc điểm phân bố cá Ngạnh ngoài tự nhiên; - Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng cá Ngạnh ngoài tự nhiên; - Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng cá Ngạnh ngoài tự nhiên; - Nghiên cứu đặc điểm sinh sản cá Ngạnh ngoài tự nhiên. 3.2. Nghiên cứu kỹ thuật sinh sản cá Ngạnh trong điều kiện nuôi - Nghiên cứu kỹ thuật sinh sản cá Ngạnh; - Nghiên cứu kỹ thuật ấp nở trứng cá Ngạnh; - Nghiên cứu kỹ thuật ương giống cá Ngạnh. Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá Ngạnh Cá Ngạnh được phân loại như sau: Ngành động vật có dây sống: Chordata. 2
- Lớp cá vây tia: Actinopterygii; Bộ cá Nheo: Siluriformes; Họ cá Ngạnh: Cranoglanididae Giống cá Ngạnh: Cranoglanis; Loài cá Ngạnh: Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846). Hình 1.1. Cá Ngạnh trưởng thành 1.2. Tình hình nghiên cứu về cá Ngạnh trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Tình hình nghiên cứu cá Ngạnh trên thế giới Năm 1846, Richardson dựa trên một bức tranh sơn dầu của Trung Quốc đã mô tả đầu tiên về loài cá Ngạnh - Cranoglanis bouderius. Đến năm 1880, Peter đã mô tả giống Cranoglanis cùng với một loài mới, Cranoglanis sinensis. Đến năm 1839, Vaillant đã mô tả loài Cranoglanis henrici, mặc dù không được chú ý nhiều. Jayaram (1955) đã thống nhất gộp 2 loài C. multiradiatus và C. sinensis thành 2 loài C. bouderius. Gần đây, C. bouderius và C. multiradiatus đã được coi là loài riêng biệt. Zhang và cs (2009) cho kết quả về hàm lượng thịt và thành phần dinh dưỡng của thịt cá Ngạnh có 69,92 % là thịt, có hàm lượng protein là 17,89%, chất béo là 5,20 % và hàm lượng tro là 1,10 %. Zhou và cs (2012), thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo và sự phát triển phôi của cá Ngạnh thông qua việc sử dụng kích dục tố LHRH-A, DOM và não thùy thể cá Chép. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu cá Ngạnh ở Việt Nam Cao Xuân Dũng và cs (2010), nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sinh sản nhân cá Ngạnh (Cranoglanis henrici). Nguyễn Đình Vinh và cs (2013), đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sinh sản của cá Ngạnh (Cranoglanis bouderius) trong điều kiện nhân tạo tại khu vực Bắc Trung bộ. 3
- Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Cá Ngạnh - Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846) được thu gom ở khu vực tỉnh Nghệ An. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Cơ sở lý luận Cá Ngạnh Cranoglanis bouderius Nghiên cứu đặc điểm sinh học Nghiên cứu kỹ thuật sinh sản - Đặc điểm phân loại - Kỹ thuật nuôi thuần dưỡng - Đặc điểm hình thái giải phẫu - Kỹ thuật sinh sản - Đặc điểm phân bố - Kỹ thuật ấp trứng - Đặc điểm dinh dưỡng - Kỹ thuật ương giống - Đặc điểm sinh trưởng - Nghiên cứu bệnh cá Ngạnh - Đặc điểm sinh sản - Đề xuất giải pháp kỹ thuật Kết luận và đề xuất 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu về đặc điểm sinh học 2.2.2.1. Phương pháp thu thập vật mẫu: Theo tài liệu “Hướng dẫn nghiên cứu cá” của Pravdin (1963); 2.2.2.2. Phương pháp định loại hình thái và sinh học phân tử a. Phương pháp đo các chỉ tiêu hình thái: Theo tài liệu “Hướng dẫn nghiên cứu cá” của Pravdin (1963); Mô tả đặc điểm và tra cứu trên các tài liệu của Mai Đình Yên (1978); Vaillant (1893), Ng & Kottelat (2000); Nguyễn Văn Hảo (2005). b. Phương pháp chụp X-quangi: Theo Ng và Kottelat (2000). c. Phương pháp định danh bằng chỉ thị phân tử: Tách chiết DNA tổng số từ mẫu vây, PCR khuếch đại trình tự gen COI, giải trình tự vùng COI của gen ty thể, phân tích và sắp xếp trình tự, Thiết lập cây phân loài, xác định khoảng cách di truyền và định danh loài. 4
- 2.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm phân bố 2.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của cá Ngạnh a. Xác định cơ quan tiêu hóa b. Chỉ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân RLG: Theo Al- Hussainy (1949 trích bởi Biswas, 1973). c. Phổ dinh dưỡng của cá: Theo Nikolsky (1963) và Biswas (1973). d. Xác định độ no: Theo Lebedep (1954). 2.2.2.5. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng: Theo Laurencen (1951) 2.2.2.6. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh sản * Xác định các giai đoạn của tuyến sinh dục: Theo Nikolski (1963). * Xác định hệ số thành thục; xác định sức sinh sản của cá. * Xác định độ béo: Xác định hệ số độ béo Fullton (1902) (Theo Pravdin, 1973); Xác định hệ số độ béo Clark (1928) (Theo Pravdin, 1973). 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo 2.2.3.1. Phương pháp nghiên cứu nuôi thuần dưỡng: * Lựa chọn cá nuôi thuần dưỡng: Cá nuôi thuần dưỡng có ngoại hình cân đối, không dị tật; không biểu hiện mắc bệnh; khối lượng trên >0,5 kg. * Xác định hình thức nuôi thuần dưỡng: Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức về hệ thống nuôi, mỗi nghiệm thức lặp lại 2 lần, mỗi lần lặp bố trí 10 con: Nghiệm thức 1: Nuôi thuần dưỡng trong giai kích thước 6 x 4 x 1,5m đặt trong ao đất diện tích 800 m2; độ sâu nước khoảng 1,3 – 1,8 m; Nghiệm thức 2: Nuôi thuần dưỡng cá trong bể composite có thể tích 30 m3; Nghiệm thức 3: Nuôi thuần dưỡng cá trong ao đất diện tích 500 m2; độ sâu nước khoảng 1,3 – 1,8 m. * Lựa chọn thức ăn nuôi thuần dưỡng: Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, được bố trí trong ao đất diện tích 50 m2, mực nước trong ao duy trì từ 1,3 – 1,8 m. Cá được nuôi ở mật độ 01 con/m2: Nghiệm thức 1 (TĂ1): sử dụng 100% thức ăn là cá tạp; Nghiệm thức 2 (TĂ2): sử dụng 95% cá tạp và 5% thức ăn giun quế; Nghiệm thức 3 (TĂ3): Thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein 40%. 5
- 2.2.3.2. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống cá Ngạnh a. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ Thí nghiệm 1: Thử nghiệm nuôi vỗ cá bố mẹ bằng nguồn thức ăn khác nhau Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, tiến hành trong các giai trong ao, với mật độ 10 cặp cá bố mẹ/giai (đực cái nuôi chung theo tỷ lệ 1:1): Nghiệm thức 1 (TĂ1): 100% thức ăn là cá tạp; Nghiệm thức 2 (TĂ2): 50% cá tạp và 50% thức ăn công nghiệp sử dụng cho cá có hàm lượng protein 40%; Nghiệm thức 3 (TĂ3): 100% thức ăn công nghiệp sử dụng cho cá có hàm lượng protein 40%. b. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật cho đẻ Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của loại và liều lượng kích dục tố đến sinh sản cá Ngạnh * Tiêu chuẩn cá bố mẹ: cá Ngạnh bố mẹ kích cỡ: 1,02- 1,2 kg * Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức cho cá đực và 6 nghiệm thức cho cá cái, mỗi nghiệm thức lặp lại 4 lần. Nghiệm thức 1: 30 µg LRHa + 9 mg DOM/kg cá cái; Nghiệm thức 2: 40 µg LRHa + 9 mg DOM/kg cá cái; Nghiệm thức 3: (50 µg LRHa + 9 mg DOM)/kg cá cái; Nghiệm thức 4: 2500 IU HCG/kg cá cái; Nghiệm thức 5 (CT5): 3000 IU HCG/kg cá cái; Nghiệm thức 6 (CT6): 3500 IU HCG/kg cá cái. Liều cá đực bằng 1/3 liều dùng sử dụng cho cá cái. Thí nghiệm 3: Xác định hình thức thụ tinh phù hợp nhằm đạt được tỷ lệ trứng thụ tinh cao. Thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 4 lần và bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn: Thử nghiệm phương thức thụ tinh khô (TT1) và thử nghiệm phương thức thụ tinh tự nhiên (TT2). Thí nghiệm 4. Ấp trứng bằng các dụng cụ ấp khác nhau Trứng cá được ấp bằng các loại dụng cụ khác nhau: ÂT1: Ấp trong bể xốp có sục khí: Kích thước thùng xốp 0,4mx0,3mx0,3m; ÂT2: Ấp trên khay ấp trứng cá rô phi: Khay ấp có kích thước 0,37m × 0,23m × 0,05m, trứng ngập sâu trong nước 3- 4 cm. 6
- c. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật ương cá Ngạnh Thử nghiệm 5: Ương cá bột ở các hình thức ương khác nhau * Bố trí thí nghiệm Cá bột mới nở được đưa vào ương ở hai hình thức đến giai đoạn cá hương nhằm đánh giá hiệu quả của hệ thống: CT1 ương trong giai kích thước 2 x 2 x 1,2 m đặt trong ao nước tĩnh; CT2: ương trong bể composite kích thước 3m3. Thời gian ương nuôi 28 ngày. Mật độ ương 500 con/m3. Mỗi công thức lặp lại ngẫu nhiên 3 lần. Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của mật độ ương đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá Ngạnh giai đoạn từ cá hương đến cá giống. Thí nghiệm được tiến hành với 04 mật độ (MĐ) khác nhau: MĐ1: 40 con/m2; MĐ2: 50 con/m2; MĐ3: 60 con/m2; MĐ4: 70 con/m2, được bố trí ngẫu nhiên trong 12 giai. Mỗi nghiệm thức được bố trí lặp lại 3 lần. Cá thí nghiệm được cho ăn giun quế đến no với tần suất 2 lần/ngày, vào 7 giờ và 16 giờ. Thí nghiệm được tiến hành trong 60 ngày. Thí nghiệm 7: Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá Ngạnh giai đoạn từ cá hương đến cá giống. Thí nghiệm được tiến hành với 03 loại thức ăn (TA), gồm: TA1: sử dụng 100% cá tạp xay nhuyễn; TA2: sử dụng 100% giun quế; TA3: sử dụng thức ăn tự chế gồm 50% bột cá nhạt và 50% bột khô đậu nành. Cá thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên trong 9 giai, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. 2.2.3.3. Phương pháp nghiên cứu bệnh cá Ngạnh * Phương pháp phân lập và định danh vi khuẩn: Frerichs Millar (1993). * Phương pháp cảm nhiễm: Bố trí thí nghiệm: Đối với mỗi loài vi khuẩn nghiên cứu bố trí 2 nghiệm thức, nghiệm thức 1 gồm 5 cá thể cá khỏe, mỗi con được tiêm 0,5 ml hỗn dịch vi khuẩn với các nồng độ lần lượt từ 104; 105, 106, 107, 108(cfu/ml), nghiệm thức 2 là đối chứng tiêm nước muối sinh lý. * Phương pháp thử kháng sinh đồ Theo Bauer (1997) kết quả được ghi nhận bằng sử dụng phương pháp khuyếch tán trên đĩa thạch với các đĩa giấy kháng sinh tiêu chuẩn (CODE 1334- 7
- OXOID). Kháng sinh bao gồm: Ampicillin (10µg), Erythromycin (30µg), Tetracyclin (30µg), dịch ép củ tỏi (Allium sativum L) (150 µl), dịch ép lá ổi (Psidium guajava L) (150 µl). Kết quả được ghi nhận bằng sử dụng phương pháp khuyếch tán trên đĩa thạch với các đĩa giấy kháng sinh tiêu chuẩn (CODE 1334-OXOID). 2.2.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi: Các chỉ tiêu về môi trường; Các chỉ tiêu về sinh sản của cá; Theo dõi về tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống của cá ương. 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học có sử dụng phần mềm SPSS 16.0. So sánh giữa các nghiệm thức qua phép kiểm định DUNCAN với α = 0,05. 2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Địa điểm nghiên cứu: tại Nghệ An; Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2014 đến tháng 09/2017. Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Ngạnh 3.1.1. Định loại hình thái và sinh học phân tử 3.1.1.1. Kết quả phân loại hình thái bằng các chỉ tiêu đo, đếm Phân tích 26 mẫu thu tại các điểm Tương Dương, Con Cuông, Thanh Chương, Nam Đàn (Nghệ An), kết quả cho thấy: xem xét số đếm của 26 mẫu này dựa trên kết quả chụp X – quang (Hình 3.1), khu vực nghiên cứu chỉ có sự hiện diện của 2 loài: C. bouderius và C. henrici. Hình 3.1. Hình ảnh X-quang mẫu cá nghiên cứu 3.1.1.2. Kết quả phân loại bằng sinh học phân tử: Kết quả phân tích DNA: cho thấy kích thước gen của các mẫu nghiên cứu dao động trong khoảng 634 bp đến 689 bp, độ bao phủ dao động từ 83 đến 97 % và độ tương đồng đạt trên 98% so với mẫu đăng ký trên ngân hàng gen với mã hiệu JF292338.1. Kết quả đã thể hiện tên khoa học cuả tất cả các mẫu cá nghiên cứu là Cranoglanis bouderius. 8
- 3.1.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái cá Ngạnh 3.1.2.1. Mô tả: Cá Ngạnh có thân thon dài, dẹp bên về hướng đuôi. Từ chót mõm lên đến gốc vây lưng gần như là một đường thẳng. Cuống đuôi co hẹp lại. Đầu dẹp đứng, có dạng hình chóp. Khoảng cách 2 ổ mắt rộng, có 1 rãnh sâu chạy từ chẩm tới hết mắt và ở giữa đầu. Toàn thân cá có màu trắng bạc, phía trên lưng có màu xám nhạt. Thân cá trơn nhẵn, không có vảy. 3.1.2.2. Các chỉ tiêu đo đếm: Kết quả nghiên cứu trên phù hợp với mô tả cá Ngạnh của Nguyễn Văn Hảo (2005) và Ng. và Kottelat (2000). 3.1.3. Kết quả khảo sát vùng phân bố Cá Ngạnh phân bố ở 4 điểm thu mẫu xuyên suốt hệ thống sông Lam. Cá Ngạnh con xuất hiện ở tất cả 4 điểm thu mẫu; hiện diện nhiều hơn ở điểm Nam Đàn và Thanh Chương, trong khi cá Ngạnh lớn xuất hiện nhiều hơn ở điểm Tương Dương, Con Cuông (Bảng 3.5). Bảng 3.5. Phân bố cá Ngạnh theo thời gian Số lượng (cá thể)/ tháng Địa Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 điểm CN TT CN TT CN TT CN TT CN TT CN TT CN TT CN TT TD 0 47 21 35 48 27 29 37 26 33 16 36 21 34 12 35 CC 0 55 27 42 57 24 25 46 29 45 25 41 18 39 15 32 TC 0 25 52 12 27 54 58 21 37 23 33 36 31 32 31 14 NĐ 0 22 57 20 20 57 55 18 46 27 41 39 38 39 33 17 0 149 157 109 152 162 167 122 138 128 115 152 108 144 91 98 Cộng 149 266 314 329 266 267 252 189 Ghi chú: 0-30 cá thể/tháng: * ; 31-60 cá thể/tháng: **; 61 -90 cá thể/tháng: *** ; > 91 cá thể/tháng: **** 3.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng cá Ngạnh * Cấu tạo cơ quan tiêu hóa cá Ngạnh Hình 3.24. Hình dạng Hình 3.25. Hình Hình 3.26. Thực Hình 3.27. Lát cắt miệng dạng lược mang quản ngang thực quản (A: Lớp cơ vòng, B:Lớp cơ dọc, C:Lớp niêm mạc, D: Lớp áo cơ) 9
- Hình 3.28. Dạ dày Hình 3.29. Lát cắt Hình 3.30. Ruột Hình 3.31. Lát cắt ngang dạ dày ngang ruột (A: Thành, B: Dưới niêm mạc, C: (A: Màng ngoài, B: Lớp cơ trơn, C: Nhánh của nếp gấp, Niêm mạc, D: xoang mạch) D: Lớp dưới niêm mạc, E:Xoang mao mạch chứa hồng cầu) * Tần xuất xuất hiện thức ăn của cá Ngạnh Phân tích mẫu thức ăn trong dạ dày và ruột của 87 mẫu cá Ngạnh được thu thập đã tìm thấy các loài thức ăn phổ biến là cá con, giáp xác (tôm, cua), côn trùng (sâu bọ, mối), mùn bã hữu cơ, ... trong đó mùn bã hữu cơ xuất hiện với Hình 3.34. Tần số xuất hiện tần số cao nhất (54,02%). các loại thức ăn (n = 87) * Phổ thức ăn của cá Ngạnh Thành phần thức ăn bắt gặp chủ yếu trong ống tiêu hóa của cá Ngạnh là: giáp xác, cá, mùn bã hữu cơ. Hình 3.35. Phổ thức ăn * Tương quan chiều dài ruột và chiều dài tiêu chuẩn cá Ngạnh Kết quả khảo sát về chiều dài ruột và chiều dài thân của của cá Ngạnh trên 95 mẫu cá cho thấy: Chỉ số RLG = 1,23. Kết luận: Từ những đặc điểm hình thái bên ngoài và cấu trúc một số cơ quan bên trong ống tiêu hóa của cá Ngạnh như: vị trí miệng, răng, lược mang, thực quản, kích thước cấu tạo của dạ dày và ruột cho thấy tính ăn của cá Ngạnh là loài ăn tạp thiên về động vật. 3.1.5. Đặc điểm sinh trưởng cá Ngạnh Kết quả phương trình hồi quy giữa chiều dài và khối lượng thân của cá Ngạnh có dạng: W = 0.00492L2.90718. Kết quả cho thấy mối tương quan này Hình 3.36. Đồ thị mối tương quan là tương quan thuận giữa chiều dài và khối giữa chiều dài và khối lượng lượng với hệ số tăng trưởng b=2,90718±0,01 và hệ số điều kiện 0,0049±0,0003. 3.1.6. Đặc điểm sinh sản * Đặc điểm giới tính 10
- Hình 3.37. Cá cái Hình 3.38. Cá đực Hình 3.40. Buồng Trứng Hình 3.42. Tinh sào * Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục a/ Các giai đoạn phát triển của noãn sào: - Giai đoạn I: Tuyến sinh dục là dải mỏng, trong suốt có khi màu hơi vàng hoặc hơi hồng, mắt thường không phân biệt được tế bào sinh dục. - Giai đoạn II: Tuyến sinh dục gia tăng về kích thước và phân thùy rõ rệt, chiếm 1/3÷1/4 thể tích xoang bụng. Quan sát trên tiêu bản có thấy noãn bào có nhân tròn, lớn, nằm ở giữa. - Giai đoạn III: Tuyến sinh dục phát triển nhanh, kích thước gia tăng rõ chiếm 1/3÷1/2 thể tích xoang bụng, noãn sào có màu vàng nhạt, trên noãn sào đã có mạch máu phân bố. Quan sát trên tiêu bản thấy tế bào trứng chuyển sang giai đoạn dinh dưỡng hay còn gọi là sự lớn lên về chất dinh dưỡng làm kích thước noãn bào tăng nhanh nhờ gia tăng số lượng noãn hoàng dạng hạt và các không bào. - Giai đoạn IV: Tuyến sinh dục có kích thước lớn, chiếm gần hết xoang bụng. Noãn sào có mạch máu phân bố nhiều, màu vàng tươi và hơi đậm so với noãn sào ở giai đoạn III. Các hạt trứng to, lực liên kết giữa các tế bào trứng giảm làm cho trứng có xu thế tách rời nhau. - Giai đoạn V: Giai đoạn đẻ trứng, nhìn ngoài bụng cá to, thành bụng mềm và sệ hai bên, lỗ sinh dục to, hơi lồi. Buồng trứng căng tròn, có màu vàng nâu hay nâu đỏ, trên màng có mạch máu to. Vuốt nhẹ vào bụng cá trứng sẽ theo lỗ sinh dục chảy ra ngoài. Quan sát trên tiêu bản, các hạt trứng tròn đều, rời nhau. - Giai đoạn VI: Giai đoạn sau khi cá đẻ trứng. Về ngoại hình buồng trứng xẹp xuống, nhão và màu đỏ bầm do sự xuất huyết khi nang trứng vỡ. Hình 3.43. Buồng Hình 3.44. Tiêu bản Hình 3.45. Buồng Hình 3.46. Tiêu bản trứng GĐ II buồng trứng GĐ II trứng GĐ III buồng trứng GĐ III 11
- Hình 3.47. Buồng Hình 3.48. Tiêu bản Hình 3.49. Buồng Hình 3.50. Tiêu bản trứng GĐ IV buồng trứng GĐ IV trứng GĐ V buồng trứng GĐ V b/ Các giai đoạn phát triển của tinh sào - Giai đoạn I: Ở giai đoạn này có sự hiện diện của tinh nguyên bào, số lượng các tinh nguyên bào lớn nằm trong các bào nang. - Giai đoạn II: Tinh sào dài, nhỏ, có màu trắng hoặc trắng đục, mạch máu không rõ ràng. Số lượng tinh nguyên bào tăng lên nhiều và xếp thành từng chùm hình thành ống tinh nhỏ, đặc, giữa các ống ngăn cách bởi mô liên kết. - Giai đoạn III: Tinh sào có kích thước lớn hơn, màu trắng đục, trên bề mặt xuất hiện nhiều vệt màu hồng, đó là dấu hiệu của sự phát triển mạch máu. Quan sát trên tiêu bản, chủ yếu thấy xuất hiện các tinh nguyên bào thứ cấp đang trong thời kỳ phân chia thành các tinh tử. - Giai đoạn IV: Tinh sào có kích thước vượt hơn hẳn các giai đoạn trước, có màu trắng sữa, các mạch máu phát triển mạnh, hình thành buồng sinh tinh trong tinh sào, ở giữa buồng sinh tinh là các tinh trùng xắp xếp dày đặc. - Giai đoạn V: Giai đoạn chín muồi của tinh trùng. Tinh nang phát triển màu trắng sữa hoặc hơi vàng nhạt, mạch máu phát triển rõ ràng. Quan sát trên lát cắt trong túi tinh có rất nhiều tinh trùng. - Giai đoạn VI: Đây là giai đoạn sau khi cá tham gia sinh sản, tinh dịch đã chảy ra hết, tinh sào co lại có dạng như một dải mỏng. Mạch máu nở rộng nên tinh sào có màu hồng hoặc màu nâu. Hình 3.51. Tinh sào Hình 3.52. Tiêu bản Hình 3.53. Tinh sào Hình 3.54. Tiêu bản giai đoạn II tinh sào GĐ II giai đoạn III tinh sào GĐ III Hình 3.55. Tinh sào Hình 3.56. Tiêu bản Hình 3.57. Tinh sào Hình 3.58. Tiêu bản giai đoạn IV tinh sào GĐ IV giai đoạn V tinh sào GĐ V 12
- * Mùa vụ sinh sản của cá Ngạnh Cá đực cá cái 5 Biến động hệ số thành thục(%) cá a/ Biến động hệ số thành thục: Hình 3.62 4 cho thấy GSI của cá Ngạnh cái và đực thay 3 Ngạnh đổi liên tục trong 12 tháng, hệ số GSI của 2 cá Ngạnh cái, đực bắt đầu tăng từ tháng 1 1 0 và đạt đỉnh cao nhất vào tháng 6 (cái 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng 4,00%, đực 3,01%) và thấp nhất vào tháng 12 (cái 1,56%, đực 0,44%). Hình 3.60. Biến động hệ số thành thục b/ Biến động các giai đoạn thành thục của tuyến sinh dục: Tỷ lệ thành thục tuyến sinh dục của cá cái và cá đực tăng cao từ tháng 4 đến tháng 6. Trong thời gian này các tuyến sinh dục của cá Ngạnh ở giai đoạn III, IV và V chiếm trên 90%. c/ Sự biến động hệ số độ béo Fulton và hệ số độ béo Clark: Giá trị độ béo Fulton và Clark 3.1 Fulton Clark của cá Ngạnh biến đổi theo các tháng 2.9 2.7 thu mẫu, dao động trong khoảng 2.5 Độ béo(% 2.3 2,10÷3,01% (độ béo Fulton) và 2.1 1.9 1,87÷2,74 % (độ béo Clark) 1.7 1.5 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Độ béo của cá Ngạnh cao nhất Tháng ở tháng 1: 3,01% (độ béo Fulton) và Hình 3.63. Sự biến đổi độ béo Fulton và Clark qua các tháng thu mẫu 2,74% (độ béo Clark), các tháng sau đó độ béo giảm dần và thấp nhất vào tháng 6 (2,10% độ béo Fulton và 1,87% độ béo Clark). d/ Mùa vụ sinh sản: Mùa vụ sinh sản của cá Ngạnh ở vùng Bắc Trung bộ tập trung chính vào tháng 4÷tháng 6 hàng năm. Do đó, trong quá trình cho sinh sản nhân tạo, cần dựa vào mùa vụ sinh sản để tạo điều kiện phù hợp như các yếu tố môi trường, bãi đẻ, chế độ dòng chảy, ... để kích thích sinh sản cá, cho tỉ lệ đẻ là cao nhất. 3.1.6.6. Sức sinh sản Phân tích 85 cá thể cá Ngạnh cái thu thập từ tháng 01÷ 12/2014 cho thấy, sức sinh sản tuyệt đối của cá Ngạnh dao động từ 5348÷14867 trứng/cá cái, sức sinh sản tương đối dao động khoảng 25÷32 trứng/g cá cái với khối lượng thân biến động 465,95 ÷ 1131,5 g/con. 13
- 3.1.6.7. Các giai đoạn phát triển phôi của cá Ngạnh Quá trình phần cắt trứng của cá Ngạnh là phân cắt không hoàn toàn. B A Hình 3.64. Trứng sau thụ tinh Hình 3.65. Hình 3.66. Hình 3.67. A. Trứng được thụ tinh; B. Trứng không được thụ tinh Giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn 2 tế bào nhiều tế bào phôi dâu Hình 3.68. Giai Hình 3.69. Hình 3.70. Hình 3.71. Hình 3.72. đoạn phôi vị Hình thành tấm Hình thành Giai đoạn ấu Giai đoạn thần kinh điểm mắt trùng sắp nở cá bột Kết luận: Thời gian ấp nở của trứng cá Ngạnh kéo dài khoảng 26 – 27 giờ. Trong đó chia thành các giai đoạn: Phân cắt: khoảng 3 – 4 giờ; Phát triển phôi: khoảng 5 – 6 giờ; Phôi dâu: khoảng 2 giờ; Biệt hóa các lá phôi: Hình thành nên dây sống, ống thần kinh, não bọc mắt, túi tai và các cơ quan khác, kéo dài trong khoảng 14 – 17 giờ. 3.2. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật sinh sản cá Ngạnh trong điều kiện nuôi tại Nghệ An 3.2.1. Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống cá Ngạnh 3.2.1.1. Kết quả thử nghiệm các loại thức ăn nuôi vỗ cá bố mẹ Bảng 3.13. Kết quả thử nghiệm các loại thức ăn nuôi vỗ cá bố mẹ (TB±SD) Chỉ tiêu nghiên cứu TA1 TA2 TA3 Tỷ lệ thành thục cá đực (%) 82,26a ± 8,7 94,76a ± 8,5 95,76a ± 7,2 Tỷ lệ thành thục cá cái (%) 82,25a± 8,4 94,76a ± 8,6 100a ± 00 Tỷ lệ cá có trứng giai đoạn III (%) 8,2 10,3 11,4 Tỷ lệ cá không phát triển trứng (%) 11,2 7,4 0,0 Từ các kết quả thu được trên Bảng 3.13 cho thấy, nhìn chung, chất lượng sản phẩm sinh dục của các công thức nuôi vỗ bằng các loại thức ăn được thí nghiệm đều cho tỷ lệ thành thục của cá Ngạnh tương đối cao. Sử dụng nguồn thức ăn khác nhau để nuôi vỗ đàn cá bố mẹ cho kết quả sinh sản được thể hiện ở bảng 3.14. 14
- Bảng 3.14. Kết quả cho sinh sản nhân tạo tại các công thức nuôi vỗ Chỉ tiêu nghiên cứu TA1 TA2 TA3 Số cá cái tham gia sinh sản(con) 5 7 9 Kích cỡ cá tham gia sinh sản (kg/con) 1-1,2 1-1,2 1-1,2 Tổng khối lượng cá cái (kg) 6,00 8.40 10,98 Tỷ lệ cá rụng trứng(%) 88,4 90,2 91,3 Sức sinh sản thực tế (trứng/kg) 2548 ± 221 2554 ± 301 2586 ± 287 Tỷ lệ thụ tinh (%) 50,13±18,34 65,04±17,36 66,18±16,54 Tỷ lệ nở (%) 11,3±11,21 16,21±9,51 29,5±13,62 Tỷ lệ dị hình (%) 2,51 ± 0,21 1,71 ± 0,01 1,49 ± 0,16 Số cá bột thu (con) 866 2261 5543 Năng suất ra bột (cá bột/kg cá cái) 144 269 504 Qua bảng 3.14 ta thấy, kết quả cho sinh sản nhân tạo ở công thức nuôi vỗ cá bố mẹ sử dụng 100% thức ăn công nghiệp cho các chỉ tiêu nghiên cứu cao nhất như: Số cá cái tham gia sinh sản (9 con), tỷ lệ cá rụng trứng (91,3%), sức sinh sản thực tế (2586 trứng/kg), tỷ lệ thụ tinh (66,18 %), tỷ lệ nở (29,5%), năng suất ra bột (504 cá bột/kg cá cái). Như vậy, qua thí nghiệm này có thể khuyến cáo nên nuôi vỗ cá Ngạnh bố mẹ bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein 40%. 3.2.1.2. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật cho cá Ngạnh đẻ a. Kích thích sinh sản cá Ngạnh bằng các liều lượng kích dục tố khác nhau Kết quả thử nghiệm cho thấy, việc sử dụng HCG với liều lượng từ 2.500 IU HCG đến 3.500 IU HCG hoặc sử dụng kết hợp 9mg DOM cùng với hàm lượng LRHa từ 30µg ÷ 50µg cho tỷ lệ số cá thể cái có thể vuốt cho trứng đạt tỷ lệ tuyệt đối (100%). Bảng 3.15. Số lượng, tỷ lệ cá cái vuốt cho trứng và hệ số thành thục sinh dục của cá Ngạnh khi sử dụng các loại và các liều lượng kích dục tố khác nhau Số cá thể Tỷ lệ cá thể Công thức Hệ số thành thục Hệ số thành vuốt được trứng vuốt được thực nghiệm cá cái (%) thục cá đực (%) (con) trứng (%) CT1 5 100 2,16 0,19 CT2 5 100 2,18 0,21 CT3 5 100 2,14 0,22 CT4 5 100 2,21 0,20 CT5 5 100 2,19 0,23 CT6 5 100 2,17 0,22 15
- Bảng 3.16. Thời gian hiệu ứng và năng suất trứng của cá cái khi sử dụng các loại và các liều lượng kích dục tố khác nhau (TB ±SD) Công thức Thời gian hiệu Sức sinh sản tuyệt đối Sức sinh sản tương đối thực nghiệm ứng (phút) (ngàn trứng/con cá cái) (ngàn trứng/kg cá cái) 542,00 ± 82,25ab 3,21 ± 14,91a 1,84 ± 2,11a CT1 420 ÷ 600 2,20 ÷ 4,04 0,71÷ 2,01 593,75 ± 88,63b 3,06 ± 18,28a 1,04 ± 4,06a CT2 490 ÷ 670 1,70 ÷ 7,72 0,67 ÷ 1,74 627,50 ± 57,37b 4,04 ± 12,57a 1,61 ± 2,66a CT3 560 ÷ 680 2,30 ÷ 6,75 0,16 ÷ 2,30 483,00 ± 78,63a 5,61 ± 16,46a 2,41 ± 3,49a CT4 430 ÷ 600 3,20 ÷ 9,27 1,23 ÷ 3,62 519,00 ± 74,17ab 2,14 ± 1,37a 2,01 ± 0,42a CT5 460 ÷ 615 1,60 ÷ 2,90 1,63 ÷ 3,50 566,75 ± 84,16ab 2,37 ± 10,39a 1,18 ± 4,06a CT6 465 ÷ 662 1,30 ÷ 3,70 1,0 ÷ 2,27 Từ kết quả ở bảng 3.16 cho thấy: Nhìn chung thời gian hiệu ứng sinh sản trung bình ở mỗi công thức thí nghiệm trong khoảng từ 483,00 phút đến 627,50 phút (tức từ khoảng 7 tiếng đến 10,5 tiếng). Sức sinh sản tuyệt đối của cá Ngạnh từ 2,14 đến 5,61 (ngàn trứng/con cá cái) và sức sinh sản tương đối của cá Ngạnh từ 1,04 đến 2,61 (ngàn trứng/kg cá cái), sai khác giữa các công thức thí nghiệm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). 70 25 23 58 60 20 18 50 46.7 Tỉ lệ thụ tinh(%) Tỉ lệ nở(%) 36.5 15 13 13 13 40 35.4 35.1 12 31.9 30 10 20 5 10 0 0 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 Công thức thí nghiệm Công thức thí nghiệm Hình 3.73. Tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở của cá Ngạnh khi sử dụng các loại và các liều lượng kích dục tố khác nhau Qua Hình 3.73 cho thấy để kích thích cá Ngạnh bố mẹ sinh sản bằng các loại và liều lượng kích dục tố khác nhau cho tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở cao nhất ở CT5 (Tỉ lệ thu tinh là 58 % và tỉ lệ nở là 23%) và thấp nhất là CT3 (Tỉ lệ thụ tinh là 35,1 % và tỉ lệ nở là 12%). 16
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho phép kiến nghị, nên sử dụng LRHa kết hợp với DOM với liều lượng (30µg LRHa + 9mg DOM)/kg cá cái hoặc sử dụng HCG với liều lượng 2500 IU HCG/kg cá cái để kích thích sinh sản cá Ngạnh. b. Kết quả thử nghiệm thụ tinh cho 60 50.34 Tỉ lệ thụ tinh (%) 50 trứng cá Ngạnh 40 23.14 30 Kết quả nghiên cứu cho thấy, 20 trứng cá Ngạnh được thụ tinh với 10 0 phương thức thụ tinh khô đạt tỷ lệ TT1 TT2 Hình thức thụ tinh 50,34%, cao hơn so với trứng cá Hình 3.74. Tỷ lệ thụ tinh của trứng cá Ngạnh được thụ tinh với phương thức Ngạnh với các phương thức khác nhau thụ tinh tự nhiên (23,14). c. Kết quả thử nghiệm ấp trứng cá Ngạnh Bảng 3.17. Ảnh hưởng của hình thức ấp trứng đến tỷ lệ nở và tỷ lệ cá dị hình cá Ngạnh Công thức Số trứng lần Mật độ ấp Tỷ lệ nở Tỷ lệ dị hình thí nghiệm ấp (quả) (trứng/cm2) (%) (%) ÂT1 5000 10 22,51a ± 7,10 1,72a± 0,01 ÂT2 5000 10 13,69b ± 6,50 1,84b± 0,03 Kết quả ở Bảng 3.17 cho thấy, tỷ lệ ấp nở đạt cao hơn khi ấp trứng trong thùng xốp có sục khí (ÂT1) là 22,51% và thấp hơn khi ấp trong khay ấp cá rô phi (ÂT2) đạt 13,69%. 3.2.2.3. Kết quả ương giống cá Ngạnh a. Thử nghiệm ương cá bột lên cá hương 90 84 80 bằng các hình thức ương khác nhau 70 69 60 Tỉ lệ sống (%) a1) Tỷ lệ sống của cá bột trong ương nuôi 50 40 Tổ chức ương nuôi cá bột và thu được 30 20 các kết quả về tỷ lệ sống của chúng như trên 10 0 Hình 3.75. Tỷ lệ sống của cá được ương nuôi Giai Bể Hình thức ương ở trong bể sau 28 ngày đạt 84 %, cao hơn so Hình 3.75. Tỷ lệ sống của cá khi với cá được ương nuôi ở trong giai (69 %). ương ở các hình thức khác nhau a2) Tăng trưởng chiều dài thân và khối lượng của cá Ngạnh Thí nghiệm ương cá ngạnh trong 28 ngày (4 tuần), các kết quả về tăng trưởng của cá con được trình bày ở Bảng 3.18. 17
- Bảng 3.18. Tăng trưởng của cá ương ở các hình thức khác nhau Chỉ tiêu Đơn vị tính Cá ương trong giai Cá ương trong bể P (g) 0,03 ± 0,0096a 0,03 ± 0,009a Cỡ cá thả L (mm) 3,97 ± 0,632a 3,96 ± 0,705a P (g) 0,12 ± 0,010b 0,10 ± 0,016a Cỡ cá thu L (mm) 13,09 ± 1,025b 11,52 ± 0.96a P (g/ngày) 0,003 ± 0,000a 0,003 ±0,000a ADG L (mm/ngày) 0,33 ± 0,004b 0,270 ± 0,008a Các kết quả trên Bảng 3.18 cho thấy, kích thước của cá con lúc thả là tương đương nhau, sau thời gian ương nuôi cá được ương nuôi trong giai có khối lượng, chiều dài, tốc độ tăng trưởng trung bình ngày (P: 0,12 g/con; L:13,09 mm; P: 0,003 g/con; L :0,33 mm/con) cao hơn so với cá được ương nuôi trong bể. b. Kết quả thí nghiệm ương giống cá Ngạnh bằng nguồn thức ăn khác nhau Bảng 3.19. Tăng trưởng (theo khối lượng, g) của cá Ngạnh theo thức ăn Thức ăn thí nghiệm Chỉ tiêu Bột cá nhạt + Khô đậu nành khối lượng Cá tạp Giun quế (Tỷ lệ 1:1) W0 (g) 1,05 ± 0,01a 1,06 ± 0,02 a 1,06 ± 0,01a Wfl (g) 4,80 ± 0,23a 6,82 ± 0,30b 4,95 ± 0,28a AG (g) 3,75 ± 0,23a 5,76 ± 0,28b 3,89 ± 0,28a SGR (%/ngày) 2,53 ± 0,08a 3,11 ± 0,05b 2,57 ± 0,10a Bảng 3.20. Tăng trưởng (kích thước, cm) của cá Ngạnh theo loại thức ăn thí nghiệm Thức ăn thí nghiệm Chỉ tiêu kích Bột cá nhạt + Khô đậu nành thước Cá tạp Giun quế (Tỷ lệ 1:1) TL0 (cm) 2,25±0,02a 2,23±0,05 a 2,25±0,02a TLfl (cm) 12,94±0,28a 16,47±0,45b 13,27±0,87a AG (cm) 10,70±0,30a 14,24±0,42b 11,03±0,86a SGR (%/ngày) 2,92±0,05a 3,33±0,03b 2,96±0,10a CV60 (%) 3,44±0,09a 2,74±0,33b 3,32±0,48a 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 306 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 289 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 269 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 182 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn