BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC<br />
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM<br />
<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br />
……..….***…………<br />
<br />
BÙI HỒNG QUANG<br />
<br />
NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI HỌ NHÀI<br />
(OLEACEAE Hoffmanns. & Link) Ở VIỆT NAM<br />
<br />
Chuyên ngành:Thực vật học<br />
Mã số: 62.42.01.11<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC<br />
<br />
Hà Nội – 2016<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện<br />
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học 1: TS. Nguyễn Văn Dư<br />
Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Trần Thị Phương Anh<br />
Phản biện 1: …<br />
Phản biện 2: …<br />
Phản biện 3: ….<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại Học viện<br />
Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào<br />
hồi .... giờ....’, ngày … tháng … năm 201….<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án<br />
Họ Nhài (Oleaceae Hoffmanns. & Link) có khoảng 25 chi với hơn 600 loài,<br />
phân bố ở hầu hết các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Ở Việt Nam,<br />
họ thực vật này hiện này có 74 loài và 8 phân loài và 1 thứ, nhiều loài có giá trị<br />
kinh tế và khoa học. Cho đến nay, phân loại thực vật được coi một trong những<br />
ngành khoa học quan trọng trong sinh học. Kết quả của phân loại thực vật còn là<br />
cơ sở khoa học cho các lĩnh vực khoa học khác nhau như Sinh thái học, Tài<br />
nguyên thực vật, Địa lý thực vật, Công nghệ sinh học, Dược học và Y học… Ở<br />
nước ta mới chỉ có công trình của Gagnep. (1933) là công trình phân loại một<br />
cách có hệ thống và tương đối đầy đủ về họ Nhài. Nhưng cho đến nay nhiều nội<br />
dung trong tài liệu này đã không còn phù hợp, cần được bổ sung và sửa đổi. Ngoài<br />
tài liệu trên, còn một số công trình nghiên cứu khác của Phạm Hoàng Hộ (1970,<br />
2003), Võ Văn Chi (1997, 2005, 2012), Nguyễn Tiến Bân & nnk (1997, 2003,<br />
2005)... các tài liệu này chỉ mô tả ngắn gọn, dưới dạng danh lục hoặc chỉ đề cập<br />
đến giá trị sử dụng của các loài, về mặt danh pháp còn một số nhầm lẫn và thiếu<br />
nhiều thông tin. Từ thực tế trên, việc nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ<br />
thống về phân loại họ Nhài ở Việt Nam là rất cần thiết. Chính vì vậy, tác giả luận<br />
án đã lựa chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI HỌ NHÀI (OLEACEAE<br />
Hoffmanns. & Link) Ở VIỆT NAM”.<br />
2. Mục đích của đề tài luận án<br />
Hoàn thành việc phân loại họ Nhài (Oleaceae) một cách đầy đủ và có hệ thống,<br />
làm cơ sở để biên soạn Thực vật chí về họ này ở Việt Nam.<br />
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án<br />
* Ý nghĩa khoa học<br />
Kết quả của đề tài góp phần bổ sung và hoàn chỉnh kiến thức về phân loại họ Nhài<br />
(Oleaceae) ở Việt Nam, là bước chuẩn bị quan trọng để biên soạn bộ sách “Thực<br />
vật chí Việt Nam” về họ này.<br />
* Ý nghĩa thực tiễn<br />
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học phục vụ cho các ngành ứng dụng và sản xuất<br />
như Nông-Lâm nghiệp, Dược học và trong công tác đào tạo.<br />
4. Bố cục của luận án<br />
- Luận án gồm 160 trang, 68 hình vẽ, 11 bản đồ, 5 bảng, 73 trang ảnh màu.<br />
- Luận án gồm các phần: mở đầu (1 trang), chương 1: tổng quan tài liệu (26<br />
trang), chương 2: đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu (9 trang),<br />
chương 3: kết quả nghiên cứu (113 trang), kết luận (1 trang), điểm mới của luận<br />
<br />
1<br />
<br />
án (1 trang) danh mục các bảng, danh mục hình vẽ, danh mục bản đồ, danh mục<br />
các công trình công bố của tác giả (15 công trình) và 1công trình chấp nhận đăng<br />
bài, tài liệu tham khảo (123 tài liệu), bảng tra cứu tên khoa học, bảng tra cứu tên<br />
Việt Nam, phụ lục 1: danh sách mẫu hạt phấn; phụ lục 2: Ảnh mẫu type các loài<br />
(11 trang ảnh màu), phu lục 3. bản đồ phân bố của các loài trong chi (11 bản đồ),<br />
Phụ lục 4 danh sách mẫu sinh học phân tử; dữ liệu trình tự gen các loài thuộc họ<br />
Nhài.<br />
CHƯƠNG 1<br />
TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
I. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HỌ NHÀI (OLEACEAE Hoffmanns. & Link) TRÊN THẾ<br />
GIỚI.<br />
<br />
1.1. Vị trí của họ Oleaceae trong ngành Ngọc Lan (Magnolyophyta)<br />
Carl Linnaeus, năm (1753) là người đầu tiên đặt tên cho 8 chi và 18 loài<br />
sau này được xếp thuộc họ Nhài. Các loài này đã được ông chia vào phân lớp 2 nhị<br />
dài với 1 vòi nhụy. Năm (1809), hai tác giả Johann Centurius Hoffmannsegg và<br />
Johann H. F. Link. mô tả 1 bậc phân loại chi của họ Nhài và được gọi là "Oleinae".<br />
Từ thời điểm này họ Nhài (Oleaceae) được chính thức thành lập, đặt theo tên chi<br />
Olea. Từ đó đến nay, vị trí và hệ thống phân loại của taxon này được nhiều tác giả<br />
nghiên cứu và có nhiều quan điểm khác nhau.<br />
Quan điểm thứ nhất: Sắp xếp họ Oleaceae vào bộ Gentianales và có quan hệ gần<br />
gũi với các họ Apocynaceae, Asclepiadeae và Gentianeae. Có đặc điểm hình thái<br />
chung là: Cây trườn, bụi, gỗ nhỏ; lá đơn mọc đối; hoa mẫu 4 hoặc 5; nhị 2-4; bầu<br />
trên; quả mọng, quả nang hoặc quả hạch. Theo quan điểm này có, hai nhà thực vật<br />
học người Anh là Bentham, G. và D. J. Hooker năm (1862) và Heywood (1996).<br />
Quan điểm thứ 2: Sắp xếp họ Oleaceae vào bộ Loganiales và có quan hệ gần gũi<br />
với họ Loganiaceae do cùng chung đặc điểm hình thái cây leo trườn; hoa mẫu 4<br />
hoặc 5; quả nang, theo quan điểm này có Hutchinson (1959).<br />
Quan điểm thứ 3: Sắp xếp họ Oleaceae vào bộ Scrophulariales và có quan hệ gần<br />
gũi với Gesneriaceae, Acanthaceae, Scrophulariaceae. Giữa họ Oleaceae có đặc<br />
điểm chung như; hoa mẫu 4 hoặc 5; quả nang, quan điểm này không bao gồm họ<br />
Lamiaceae, theo quan điểm này có Cronquist (1968) và Thorne (1968).<br />
Quan điểm thứ 4: Sắp xếp họ Oleaceae vào bộ Lamiales và có quan hệ gần gũi với<br />
các họ Gesneriaceae, Scrophulariaceae, Lamiaceae, Verbenaceae, có các đặc điểm<br />
hình thái giống nhau như trên, theo quan điểm này có hệ thống của P. S. Green chủ<br />
biên J. W. Kadereit (2004) và hệ thống APG III (2009).<br />
Quan điểm thứ 5: Sắp xếp họ Oleaceae độc lập trong bộ Oleales. Theo quan điểm<br />
này có Engler A, Gily E (1924), Melchior (1964), Takhtajan (1973), Dahlgren<br />
<br />
2<br />
<br />
(1982), Takhtajan (1987, 2009), một số các quan điểm xếp họ Oleaceae là một bộ,<br />
tiêu biểu cho quan điểm này có Takhtajan trong hệ thống của mình, thuộc các năm<br />
khác nhau, đã xếp Oleaceae độc lập trong bộ Oleales và theo các tác giả này bộ<br />
Oleales có quan hệ gần gũi với các bộ Gentiales, Verbenales, Scrophulariales, có<br />
nhiều đặc điểm hình thái giống nhau.<br />
Tuy nhiên quan điểm xếp họ Oleaceae độc lập trong bộ Oleales, không được các<br />
nhà nghiên cứu hệ thống đồng tình. Như vậy mỗi tác giả đều có quan điểm và cách<br />
sắp xếp khác nhau trong các taxon bậc bộ hoặc trên bộ. Nhưng các nghiên cứu gần<br />
đây về sinh học phân tử cũng như hình thái các tác giả đều sắp xếp họ này thuộc<br />
phân lớp Lamiidae bộ Lamiales.<br />
1.2. Các hệ thống phân loại họ Nhài (Oleaceae Hoffmanns. & Link)<br />
Sau khi họ Nhài được thành lập năm (1809), đầu thế kỷ 19 đã có nhiều<br />
tác giả công bố hệ thống về họ này mặt khác cũng có nhiều tác giả đi sâu nghiên<br />
cứu phân loại họ Nhài ở các quốc gia và vùng lãnh thổ. Qua các công trình đó, tác<br />
giả luận án thấy rằng có hai quan điểm về hệ thống như sau:<br />
1.2.1. Quan điểm thứ nhất: Chia họ Oleaceae thành các tông (Tribus) rồi chia<br />
tiếp thành chi (Genus) và các bậc nhỏ hơn, dưới đây là một số hệ thống tiêu biểu<br />
cách phân chia này<br />
De Candolle A. P. (1844) là người đầu tiên sử dụng các đặc điểm hình thái của<br />
qủa để phân chia họ Nhài, thành các taxon bậc dưới họ một cách có hệ thống, tác<br />
giả chưa công nhận Jasmineae gồm 6 chi là Chondrospermum, Nyctanthes,<br />
Bolivaria, Menodora, Balangue, Jasminum thuộc họ Oleaceae, ông để nhóm này<br />
như một họ độc lập. Trong họ Oleaceae, De Candolle đã sắp xếp 21 chi thuộc họ<br />
Oleaceae vào 4 tông dựa trên đặc điểm của quả.<br />
Clarke, C. B. (1882) nghiên cứu hệ thực vật Ấn Độ đã công nhận Jassminae thuộc<br />
họ Oleaceae và sắp xếp 10 chi họ Oleaceae thành 4 tông (tribe): Hệ thống này<br />
phần lớn đồng quan điểm với hệ thống của De Candolle (1844), có điểm khác là<br />
tác giả công nhận tông Jasmineae thuộc họ Oleaceae, và nhập chi Chionanthus<br />
vào Linociera do đó không công nhận tông Chionantheae.<br />
Takhtajan, A. L. (1987) đã sắp xếp 30 chi họ Oleaceae vào 7 tông, trong hệ thống<br />
này, có nhiều điểm khác như số lượng các tông đã thay đổi, so với cách sắp xếp<br />
hai hệ thống trên là De Candolle (1844) và Clarke, C. B. (1882).Tác giả công<br />
nhận tông Fraxineae và các tông không được công nhận là Syringeae, Oleineae,<br />
Chionantheae. Hê thống Takhtajan, A. L. (1987) tuy số lượng chi và vị trí sắp xếp<br />
của các tông phần nào đã thể hiện được chiều hướng tiến hóa của các taxon trong<br />
họ Oleaceae, nhưng vẫn tồn tại một số nhược điểm như là; tông Jasmineae có hai<br />
<br />
3<br />
<br />