intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu phát hiện các biến thể ở một số bệnh nhân tự kỷ Việt Nam bằng phương pháp giải trình tự toàn bộ vùng mã hóa (exome)

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:39

32
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là giải trình tự và phân tích toàn bộ vùng mã hóa (exome) ở một số bệnh nhân tự kỷ Việt Nam. Xác định các biến thể di truyền trên các gen liên quan đến bệnh tự kỷ ở một số người bệnh tự kỷ Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu phát hiện các biến thể ở một số bệnh nhân tự kỷ Việt Nam bằng phương pháp giải trình tự toàn bộ vùng mã hóa (exome)

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC ˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉ NGUYỄN THU HIỀN NGHIÊN CỨU PHÁT HIỆN CÁC BIẾN THỂ Ở MỘT SỐ BỆNH NHÂN TỰ KỶ VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI TRÌNH TỰ  TOÀN BỘ VÙNG MàHÓA (EXOME) Chuyên ngành: Hóa sinh học                                Mã số: 9420116 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
  2. HÀ NỘI ­ 2018
  3. 3 Công trình được hoàn thành tại Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN Viện Nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Huy Hoàng Viện Nghiên cứu hệ gen 2. GS. TS. Phan Văn Chi Viện Công nghệ sinh học Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3:  Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án phiên chính  thức Họp tại: Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội Vào hồi:     giờ     phút, ngày     tháng    năm  Có thể tìm hiểu luận án tại:
  4. 4 ­ Thư viện Quốc Gia ­ Thư viện Viện Công nghệ sinh học ­ Website: http://luanvan.moet.gov.vn
  5. 5 MỞ ĐẦU Tự  kỷ  (Autism Spectrum Disorders ­(ASD)) thuộc một nhóm các   rối loạn phát triển, không đồng nhất về mặt di truyền. Tự kỷ được biểu   hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn   về  giao tiếp ngôn ngữ  và phi ngôn ngữ, hành vi, sở  thích và hoạt động  mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại. Một số bệnh thường thấy đi kèm với   ASD bao gồm rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tiêu hóa và các  phản ứng bất thường gây kích thích cảm giác. Điều đáng nói là hiện nay  chưa có phương pháp chữa trị  dứt điểm cho bệnh nhân tự  kỷ. Các biện  pháp được áp dụng hiện nay chỉ để  giảm các rối loạn hành vi, các loại  thuốc nhằm giảm sự hung hăng, lo âu, trầm cảm,…. Ước tính mới nhất  cho thấy rằng ASD  ảnh hưởng đến khoảng 1 trong 68 trẻ  em và tỷ  lệ  mắc bệnh  ở  bé trai chiếm  ưu thế  so với bé gái. Nguy cơ  di truyền của  bệnh được đề  xuất có liên quan đến  ảnh hưởng kết hợp của các biến   thể khác nhau. Trong những nghiên cứu ở những cặp song sinh, sự đồng   nhất kiểu hình của ASD  ở  những cặp song sinh cùng trứng chiếm 70­ 90%, trong khi tỉ  lệ  này  ở  những cặp song sinh khác trứng chỉ  0­30%.  Yếu tố  môi trường cũng có sự  tương tác với yếu tố  di truyền và gây ra   những thay đổi bất thường trong sự phát triển tế bào thần kinh, phát triển  trí não. Giải trình tự  toàn bộ vùng mã hóa (WES) đã được sử  dụng rộng   rãi trong các nghiên cứu lâm sàng vài năm gần đây, đặc biệt trong việc   xác định các gen bệnh di truyền theo Mendel. Hàng chục nghìn biến thể  gen có thể  được xác định trong mỗi exome trong nhiều bệnh phức tạp   như: tim mạch, thần kinh,... Đối với con người, trí tuệ  là một tính trạng   cực kỳ phức tạp do nhiều gen quy định. WES đang được coi là hướng đi  đúng đắn để nghiên cứu di truyền bệnh tự kỷ. Phương pháp này giúp xác   định điều kiện di truyền cụ thể  với những trường hợp còn nghi ngờ  về  mặt lâm sàng, cho thấy tầm quan trọng của các biến đổi di truyền trên   gen trong hội chứng tự  kỷ. Hiện nay, tại Việt Nam việc nghiên cứu di   truyền bệnh tự  kỷ  còn khá mới, và đặc biệt chưa có nghiên cứu nào sử  dụng kỹ  thuật phân tử  cao. Xuất phát từ  thực tiễn đó, luận án “Nghiên  cứu phát hiện các biến thể   ở  một số  bệnh nhân tự  kỷ  Việt Nam  bằng phương pháp giải trình tự toàn bộ vùng mã hóa (exome)”  được  thực hiện sẽ  giúp cho các nhà nghiên cứu di truyền học giải thích được   cơ  chế  gây bệnh và các bác sĩ lâm sàng điều trị  bệnh hiệu quả, đúng   hướng để nâng cao chất lượng cuộc sống.
  6. 6 Mục tiêu của đề tài: 1. Giải trình tự  và phân tích toàn bộ  vùng mã hóa (exome)  ở  một số  bệnh nhân tự kỷ Việt Nam. 2. Xác định các biến thể di truyền trên các gen liên quan đến bệnh  tự kỷ ở một số người bệnh tự kỷ Việt Nam.
  7. 7 Nội dung nghiên cứu: 1. Sàng lọc bệnh nhân tự kỷ. 2. Thu thập mẫu máu và tách DNA tổng số từ  mẫu máu bệnh nhân  và gia đình.  3. Giải trình tự  toàn bộ exome của một số bệnh nhân tự  kỷ  tự  Việt   Nam. 4. Phân tích số liệu tìm các biến thể di truyền liên quan đến bệnh tự  kỷ ở người Việt Nam. Những đóng góp mới của luận án: 1. Đưa ra số liệu các biến thể mới ở người bệnh tự kỷ Việt Nam. 2. Xác định 02 biến thể mới (p.L111P và p.R3048C) trên gen  RYR3 ở  01 bệnh nhân.  3. Xác định 02 biến thể mới (p.R801C và p.W819C) trên gen RYR2 ở  01 bệnh nhân. 4. Xác định 06 biến thể mới trên gen MUC16 (p.A2224S; p.W13569C;  p.Val13167Met;   p.L13171F;   p.E12869K;   p.D13229E)   ở   06   bệnh  nhân. 5. Xác định đa hình rs7725785c.507+53G>T trên gen HTR4 ở 04 bệnh  nhân.    Cấu trúc của luận án: Luận án được trình bày trong 119 trang (không kể  tài liệu tham khảo và   phần phụ lục). Luận án được chia thành các phần: ­ Mở đầu: 03 trang ­ Chương 1. Tổng quan tài liệu: 29 trang ­ Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 13 trang ­ Chương 3. Kết quả nghiên cứu: 43 trang ­ Chương 4. Bàn luận: 22 trang ­ Kết luận và Kiến nghị: 01 trang ­ Các công trình công bố của tác giả: 01 trang ­ Tóm tắt luận án bằng tiếng Anh: 07 trang
  8. 8 Luận án gồm 23 bảng, 37 hình, sử  dụng 233 tài liệu tham khảo gồm   tiếng Việt, tiếng Anh và một số trang Web. Phần phụ lục Danh sách 101   gen liên quan đến bệnh tự  kỷ  của hãng Illumina; Kết quả  tạo thư  viện  DNA; Chất lượng dữ liệu của fastq của các mẫu; Thông tin hồ sơ DBC­ P và CARS của bệnh nhân.
  9. 9 NỘI DUNG LUẬN ÁN CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. GIỚI THIỆU BỆNH TỰ KỶ Tự  kỷ  là một dạng rối loạn trong Rối Loạn Phát Triển Lan Toả  (Rối Loạn Phổ  Tự  Kỷ), bệnh khởi phát sớm trong 3 năm đầu tiên của  cuộc đời, tác động đến sự  phát triển của trẻ trong 3 lĩnh vực chính như:   tương tác xã hội, ngôn ngữ, hành vi. Tự kỷ là một rối loạn mãn tính, ảnh  hưởng nghiêm trọng đến sự  phát triển trí tuệ  và hành vi cũng như  khả  năng học tập, sinh hoạt và khả năng thích ứng của trẻ sau này. Tự kỷ hay   rối loạn phổ tự kỷ là một nhóm các hội chứng không đồng nhất về mặt   di truyền. Tự  kỷ được biểu hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về  tương tác xã hội, khó khăn về  giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, hành   vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại. Ngoài những   triệu   chứng   lâm   sàng   cổ   điển   cụ   thể,   có   khoảng   31%   bệnh   nhân   bị  khuyết tật trí tuệ, 20­25% có triệu chứng co giật. Một số  bệnh thường  thấy đi kèm với ASD bao gồm rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn   tiêu hóa,  các phản  ứng bất thường gây kích thích cảm giác. Cơ  sở  di  truyền của bệnh được đề  xuất có liên quan đến sự   ảnh hưởng kết hợp   của các biến thể khác nhau. 1.2. NHỮNG YẾU TỐ GÂY BỆNH Ở CẤP ĐỘ DI TRUYỀN HỌC 1.2.1. Các biến thể số lượng bản sao (CNVs) Nghiên cứu ban đầu (Jacquemont ML, Sanlaville D et al. 2006;   Sebat   J,   Lakshmi   B   et   al.   2007;   Christian   SL,   Brune   CW   et   al.   2008;  Marshall CR, Noor A et al. 2008) cho thấy sự gia tăng tần số  của CNVs   trong quần thể người ASD so với đối chứng (trung bình 6­10 % so với 1­ 3%, tương  ứng). Gần đây, nhiều bằng chứng cho rằng vị trí CNV và sự  phù hợp chức năng của nó có thể  đóng một vai trò quan trọng hơn số  lượng và kích cỡ  của CNV. Phân tích chức năng của những thể  CNVs  hiếm đã cho thấy sự  tham gia của các locus trong phát triển khớp thần   kinh, sợi trục và tế bào thần kinh vận động. 1.2.2. Các gen “khớp thần kinh”­ neuroligins, SHANK và neurexins Một   vài   gen   neurologin,   SHANK   và   neurexin   mã   hóa   cho   các  protein quan trọng dẫn đến sự  ổn định, trưởng thành và hình thành khớp   thần kinh đã và đang được tìm thấy, đột biến trên các gen này gây ra các   hành vi đặc trưng cho kiểu hình của bệnh tự kỷ (Craig AM and Kang Y   2007; Südhof TC 2008; Betancur C, Sakurai T et al. 2009).  
  10. 10 1.2.3. Các gen định hình chất nhiễm sắc (MECP2) Gen MECP2 rất cần thiết cho sự phát triển và đảm bảo thực hiện  đúng chức năng của não. Mất  MeCP2  sẽ  trì hoãn sự  hoàn thiện của tế  bào nơron thần kinh và khớp nối thần kinh. Các đột biến mất chức năng  của  MECP2  là nguyên nhân của hội chứng Rett (Chahrour M and HY.   2007). Tuy nhiên, đột biến mới của MECP2 đôi khi có thể  dẫn đến các  kiểu hình như: chậm phát triển, tâm thần nhẹ và các biến thể  Rett bằng   lời nói, phụ  thuộc vào sự  biến đổi cụ  thể  (Lam CW, Yeung WL et al.  2000). Đột biến MECP2 cũng được tìm thấy  ở các bé gái mắc chứng tự  kỷ không điển hình. 1.2.4. Các gen điều khiển sự phát triển và hình thái ­ (HOXA1, PTEN,   EIF4E) Nhiều bệnh nhân hội chứng tự  kỷ  thường có biểu hiện hình thái   mặt như có các dị tật nhỏ hoặc lớn, đầu nhỏ hoặc to. Những đứa trẻ với  biểu hiện tự  kỷ  thường có hình thái khuôn mặt nhỏ  (Tripi G, Roux S et   al. 2008) và tỷ  lệ  phát triển đầu/cơ  thể  không bình thường (Sacco R,  Militerni R et al. 2007; Chawarska K, Campbell D et al. 2011). Kho ảng   20% trẻ  tự  kỷ  có đầu to (Sacco R, Militerni R et al. 2007), với sự  phát  triển đầu vượt trội  trong những năm đầu khi mới sinh ra (Courchesne E,   Pierce K et al. 2007). Ngược lại một nhóm nhỏ các bệnh nhân mắc chứng  tự  kỷ nguyên phát có cơ thể  nhỏ và đầu nhỏ  (Sacco R, Militerni R et al.   2007). Một số gen quan trọng trong nhóm này như HOXA1, PTEN, EIF4E  đều được tìm thấy  ở  những bệnh nhân tự  kỷ  có sự  bất thường về  hình  thái. 1.2.5. Các gen liên quan tới Ca2+ Một nghiên cứu gần đây cho thấy trong một số trường hợp tự kỷ  có thể  là do sự  bất thường nội cân bằng  Ca2+trong quá trình phát triển  thần kinh (Krey J and R. 2007). Ngoài ra, một số nghiên cứu di truyền đã   xác định được gen liên quan đến bệnh tự  kỷ  mã hóa protein hoặc trực   tiếp   hoặc   gián   tiếp   kiểm   soát  Ca2+nội   bào   hoặc   quy   định   cytosolic  Ca2+quá độ. Các phân tử  này bao gồm các kênh ion, các thụ  thể  và các   protein truyền tín hiệu điều khiển  Ca2+liên quan tới sự  phát triển thần  kinh trung ương. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
  11. 11 Đối tượng được lựa chọn là 07  tre trên 3 tuôi đ ̉ ̉ ược  chẩn đoán  lâm sàng mắc bệnh tự kỷ  bởi các bác sĩ chuyên khoa tại Khoa Tâm bệnh  ­ BV Nhi TƯ co s ́ ự tham gia cua ph ̉ ụ huynh. 2.2. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Thủ tục lấy mẫu được tuân theo tiêu chuẩn của Hội đồng Y đức  tại Viện Nghiên cứu hệ gen số 02/QĐ­NCHG và Tuyên bố Helsinki của   Hội đồng Y khoa thế giới. 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU • Giải trình gen thế  hệ  mới,  giải trình tự  gen bằng phương pháp  Sanger, khuếch đại gen bằng phản ứng PCR, điện di DNA.  • Phân   tích   dữ   liệu   bằng   các   phần   mềm   tin   sinh   chuyên   sâu :  Burrows–Wheeler Alignerv 0.7.10, Picard v1.118, … 2.3.1. Giải toàn bộ vùng gen mã hóa Phương pháp giải trình tự  toàn bộ  vùng mã hóa bao gồm 3 bước   chính: thiết lập thư viện DNA; giải trình tự  trên máy; xử lý và phân tích   dữ liệu (Schuster SC. 2008).  Sử   dụng   SureSelect   target   enrichment   system   for   Illumina   paired­end   multiplexed sequencing. Toàn bộ  quá trình  tạo thư  viện DNA gồm 5  bước chính: cắt  DNA thành các đoạn ngắn theo bộ  kit; Các đoạn DNA đã cắt được gắn   với các adaptors và indexes cho từng mẫu; Lai các đoạn DNA với các   trình tự  exon được biotin hóa và gắn hạt từ  đã được phủ  streptavidin;  Loại bỏ những phân tử không liên kết, các trình tự exon đã byotin hóa và   thu lại các đoạn chứa exon; Khuếch đại các đoạn exon mẫu. 2.3.2. Phân tích dữ liệu Thư  viện DNA sau đó được giải trình tự  trên máy giải trình tự  mới. Dữ liệu trình tự được sắp xếp và so sánh với ngân hàng gen người  (hg19) bằng phần mềm BWA phiên bản 0.7.10. (Li, Durbin, 2009). Bản   sao phân tử  được loại bỏ  bằng cách sử  dụng Picard v1.118. Dữ  liệu sau   đó được phân tích bằng Genome Analysis Toolkit v3.4    để  tìm tất cả  những vị trí có sự  thay đổi alen với tần số thống kê cao, bao gồm SNPs,   đoạn thêm, mất ngắn và CNVs (McKenna, Hanna et al. 2010). Biến thể  được chú giải bằng phần mềm SnpEff v4.1 và các cơ  sở dữ liệu dbSNP  v142, 1000Genome, ClinVar, ESP nhằm xác định ảnh hưởng của biến thể  (Cingolani et al., 2012) . Để chọn lọc được những biến thể tiềm năng, dữ  liệu được lọc qua các bước lọc như sau. Đầu tiên, các biến thể có giá trị  MQ 
  12. 12 dấu là “Damaging (D)” hoặc  “NA (‘.’)” được giữ  lại. Thứ  ba, chọn lọc   các biến thể thay thế. Thứ tư, loại bỏ những biến thể đã được được biết   đến trong ngân hàng dữ liệu SNPs 142. 2.3.7. Phân tích các gen trong mối tương tác Để  phân tích các gen liên quan đến ASD, dữ  liệu các gen chứa  biến thể ở từng bệnh nhân được đưa vào hệ thống ASD@Princeton của   trường đại học Princeton. Trong nghiên cứu này, chúng tôi phân tích các  mối tương quan của các gen liên quan đến các đặc điểm đặc trưng nhất   ở  người bệnh tự kỷ bao gồm: biểu hiện hành vi, giao tiếp, tương tác xã  hội. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 XÁC ĐỊNH BIẾN THỂ DI TRUYỀN Ở BỆNH NHÂN TỰ KỶ 3.1.1. Xác định và chú giải biến thể Sử   dụng  bộ   công  cụ   GATK   để   xác  định  biến   thể,   phần  mềm  SnpEff sử  dụng để  phân chia các biến thể  thành các nhóm theo mức độ  ảnh hưởng chức năng của biến thể. Từ bảng kết quả 3.1 cho thấy, mẫu  số T01 cho tổng số SNP là 103.840, tổng số Indel là 14.843 và % tìm thấy  trên dbSNP142 là 97,3%. Tương tự như thế 6 mẫu bệnh nhân còn lại lần   lượt có các chỉ  số  như  trên được tổng kết và trình bày trong bảng  3.1.  Ngoài ra, kết quả thu được từ  7 nhóm biến thể  thì trong đó có đến hơn   97% số  biến thể  là đã được đăng ký trong ngân hàng dbSNP142 (Bảng   3.1). Bảng 3.1. Kết quả xác định và chú giải biến thể Tên biến Mẫu Mẫu Mẫu Mẫu Mẫu Mẫu Mẫu thể T01 T02 T03 T06 T07 T08 T09 Tổng SNP 103.840 105.091 103.809 104.497 104.022 103.954 107.192 Biến thể 11.488 11.539 11.322 11.417 11.276 11.447 11.664 đồng nghĩa Biến thể 10.546 10.734 10.540 10.456 10.423 102.000 10.644 sai nghĩa Thêm bộ mã hóa kết 78 80 95 95 84 34 97 thúc Mất bộ ba mã kết 38 31 36 38 39 37 42 thúc Tổng số biến thể 14.843 15.581 14.898 15.077 14.943 14.793 16.192 thêm mất Đột biến lệch khung 284 279 273 283 276 275 306 đọc
  13. 13 Thêm bộ 163 156 148 148 158 155 154 ba mã hóa Mất bộ ba 207 207 174 178 185 185 198 mã hóa % tìm thấy trên 97,3 97,2 97,4 97,3 97,3 97,3 97,1 dbSNP142 Sau quá trình lọc, những gen/biến thể được giữ lại thỏa mãn các điều  kiện: Gen có khả năng gây ra bệnh liên quan thần kinh Có chỉ số MQ>40 (mapping quality) SIFT_Pred=D, PolyPhen 2 _ Pred =D (Damaging) Biến thể không có trong cơ sở dữ liệu dbSNP 142 Bảng 3. 2. Số lượng biến thể sau các bước lọc của 07 bệnh  nhân Tên Dữ liệu Thuộc gen SIFT_Pred=D Không có Thuộc 101 mẫu gốc có tiềm Và PolyPhen 2 _ trong gen ASD năng gây Pred =D dbSNP 142 bệnh và MQ>40 T01 118.687 164.980 330 14 16 T02 120.672 164.780 342 16 17 T03 118.707 164.950 309 8 16 T06 119.574 163.250 319 19 17 T07 118.965 161.180 305 11 17 T08 118.774 163.890 319 14 15 T09 123.386 167.470 304 12 22 Ở bảng kết quả 3.2 cho thấy, dữ liệu gốc của mẫu T01 là 118.687   biến thể  trên các gen có liên quan đến bệnh thần kinh thì trải qua bước   lọc chỉ  số  MQ >40 (thuộc các gen có tiềm năng gây bệnh) còn 164.98   biến thể. Tiếp tục lọc qua bước các biến thể bị đánh giá là có ảnh hưởng   đến   chức   năng   protein   (SIFT_Pred=D   và   PolyPhen   2   _   Pred   =D   (Damaging)) được giữ  lại còn 330, Trong đó có 14 biến thể  quan tâm   không có trong cơ sở dữ liệu dbSNP142, 16 biến thể trên các gen đã biết  liên quan đến ASD. Tương tự  như  thế  với 6 mẫu còn lại trải qua các   bước lọc thì số lượng biến thể còn lại được trình chi tiết trong bảng 3.2. 3.1.2. Biến thể di truyền ở bệnh nhân T01 3.1.2.1. Biến thể  di truyền trên các gen liên quan đến ASD  ở  bệnh nhân   T01
  14. 14 Sau quá trình phân tích và chọn lọc bằng các phần mềm tin sinh  học,  ở bệnh nhân T01, chúng tôi đã thu được bảng dữ  liệu các biến thể  nằm trên các gen có trong danh sách 101 gen ASD gồm 16 biến thể trên 12   gen:  DPP6,   GRIN2B,   MED12,   NEGR1,   PDE10A,   PTCHD1,   PTEN,   SMC1A, ST7, TSC2, CACNA1E, SCN8A. Từ  kết quả giải trình tự  toàn bộ vùng mã hóa, các gen được phân  tích sâu hơn bằng các ứng dụng về dự đoán, tương tác của các gen nhạy   cảm với ASD của trường Đại học Princeton (asd.priceton.edu). Các gen   và các mối liên kết chức năng trong các biểu hiện bệnh đặc trưng của  các bệnh nhân tự kỷ như khiếm khuyết trong các lĩnh vực: Hành vi, giao   tiếp, tương tác xã hội được phân tích. Kết quả phân tích sự tương tác của   các gen liên quan đến ba biểu hiện đặc trưng nhất ở bệnh nhân T01 cho   thấy, các gen tham gia là tương đối giống nhau, và  ở  cả  3 biểu hiện  nghiên cứu, 2 gen chứa biến thể  ở bệnh nhân T01 là  DPP6 và CASK đều  tham gia (Hình 3.1). Hình 3.1 Sự tương tác của các gen ở bệnh nhân T01 Trong đó, chỉ  số  tin  cậy của mối tương tác giữa  gen   DPP6  và  NTRK3  là 0,65, chỉ  số  tin cậy của mối tương tác giữa gen  CASK   và  ATP2B2 là 0,6 3.1.2.2. Biến thể trên các gen mới ở bệnh nhân T01 Từ kết quả giải trình tự exome của các bệnh nhân qua phân tích và   sàng lọc những biến  thể  tiềm năng này sẽ  được phân tích tiếp bằng 2  công   cụ   là   SIFT   (sorting   intolerant   from   tolerant)   và   PolyPhen  (polymorphism phenotyping). Kết quả bệnh nhân T01 có 14 biến thể quan 
  15. 15 tâm   không   có   trong   cơ   sở   dữ   liệu   dbSNP142   trên   các   gen:   ATP2B3,  BCL11A,  CDK13,  CSMD2,  DNAH9,  HIP1R,  KNDC1,  LRRC7,  MUC5B,  MYCBP2, PITPNM3, SMTN và ZDBF2 . 3.1.3. Biến thể di truyền ở bệnh nhân T02 3.1.3.1. Biến thể  di truyền trên các gen liên quan đến ASD  ở  bệnh   nhân T02 Kết quả sau các bước lọc, bệnh nhân T02 có 17 biến thể nằm trên   15   gen   đã   biết   liên   quan   đến   ASD:  CASK,   CDKL5,   FOXP1,   KLHL3,  MED12,   SCN2A,   SHANK2,   SHANK2,   SLC6A4,   TCF4,   VPS13B,   ZEB2,   CACNA1I, SCN3A, SCN5A Kết quả  phân tích mối tương quan cho thấy trong các gen chứa   biến thể của bệnh nhân T02, có 2 gen quan trọng, tham gia vào các biểu   hiện đặc trưng trong nghiên cứu này là  SHANK  2 và CASK.  Trong biểu  hiện hành vi, có 3 gen được xác định trong hệ  thống ASD@Princeton là  CDCY1, ATP2B2, EFNB3 (Hình 3.2).  Theo đánh giá của hệ thống, chỉ số  tin cậy của mối tương tác giữa gen SHANK2  và 2 gen OLFM1,  LARGE  lần lượt là 0,53, 0,58 Hình 3.2. Sự tương tác của các gen ở bệnh nhân T02 3.1.3.2. Biến thể trên các gen mới ở bệnh nhân T02 Sau khi loại bỏ  các biến thể  được đánh giá là an toàn, không gây  bệnh và các biến thể nằm trong ngân hàng db142SNP, số lượng các biến  thể  nằm trên các gen mới  ở bệnh nhân T02 là 16 biến thể. Các biến thể 
  16. 16 này nằm trên 15 gen:  RP1L1, MYOM3, PDIA5, ADCY2, DST, PKD2L1,   CTBP2,   MYO1E,   MYH13,   SDK2,   MUC16,   INPP5J,   EYS,   ATP2B3,   GPRASP1. 3.1.4. Biến thể di truyền ở bệnh nhân T03 3.1.4.1. Biến thể  di truyền trên các gen liên quan đến ASD  ở  bệnh   nhân T03 Sau khi chọn lọc bằng các phần mềm chuyên dụng, 16 biến thể  nằm trên 15 gen liên quan đến ASD được tìm thấy ở bệnh nhân T03. Các   gen này gồm có:  NTNG1, ZEB2, MBD5, FOXP1, KLHL3, HOXA1, ST7,   DPP6, DLGAP2, GRIN2B, TRPM1, SOX5, UBE3A, RBFOX1, CACNA1C. Hình 3.3. Sự tương tác của các gen ở bệnh nhân T03 Kết quả phân tích mối tương quan của các gen trong các biểu hiện   bệnh, cho thấy, đối với bệnh nhân T03, chỉ có gen DPP6 tham gia và mối  tương quan với các gen liên quan đến 3 biểu hiện trong nghiên cứu này   (Hình 3.3) 3.1.4.2. Biến thể trên các gen mới ở bệnh nhân T03 Bệnh nhân T03 có 8 biến thể  trên 8 gen mới   FLNC, ADAMTS9,  NIN, ASB16, MUC16, TMPRSS15, KDELR3, ALPI.  3.1.5. Biến thể di truyền ở bệnh nhân T06 3.1.5.1. Biến thể di truyền trên các gen liên quan đến ASD ở bệnh  nhân T06
  17. 17 Sau các bước chọn lọc, kết quả  thu được  ở  bệnh nhân T06 bao  gồm   17  biến   thể   trên   15  gen  đã  biết   liên   quan  đến   ASD:  ANKRD11,  AUTS2,   CASK,   DOCK4,   DPP6,   KATNAL2,   KLHL3,   NIPBL,   RBFOX1,   RELN, SHANK2, SOX5, TCF4, TSC1, TSC2. Kết quả phân tích các gen  ở  bệnh nhân T06 cho thấy, bệnh nhân này có 5 gen quan trọng, tham gia vào  mối tương tác với các gen liên quan đến các biểu hiện hành vi, giao tiếp,  tương tác xã hội. Đó là  TSC1,TSC2, NIPBL, SHANK2, DPP6 (Hình 3.4).  Trong đó gen TSC1, TSC2 nằm trong danh sách gen của hệ thống, chứng   tỏ sự quan trọng của gen này liên quan đến biểu hiện giao tiếp. Theo tính   toán chỉ số tin cậy của mức độ tương tác giữa 2 gen TSC1, TSC2 là 0,62.  Chỉ  số  tin cậy của mức độ  tương tác giữa gen  NIPBL với các gen khác  đều trên 0,7. Hình 3.4. Sự tương tác của các gen ở bệnh nhân T06 3. 1.5.2. Biến thể trên các gen mới ở bệnh nhân T06 Bệnh   nhân   T06   có   18   biến   thể   trên   19   gen:  BRF1,   ABCA13,  ATP2B3,   CCNL2,   CIT,   CLTCL1,   CTBP2,   DISP1,   FNDC7,   MUC16,   MUC5B, RSL1D1, RYR3, SGSM3, TTYH1 và WDFY4. 3.1.6. Biến thể di truyền ở bệnh nhân T07
  18. 18 3.1.6.1. Biến thể  di truyền trên các gen liên quan đến ASD  ở  bệnh   nhân T07 Bệnh nhân T07 mang 17 biến thể trên 16 gen liên quan đến ASD đã   được biết: ATRX, AUTS2, DLGAP2,FOXP1, KDM5C, KIRREL3, MED12,   PTEN,   SHANK2,   SMG6,   KCNJ10,   SOX5,   SPAST,   ST7,   VPS13B,   CACNA1H.  16 gen này được đưa vào hệ  thống phân tích dữ  liệu của   trường Đại học Princeton để phân tích mối tương quan giữa các gen. Kết  quả phân tích cho thấy,  ở cả 3 biểu hiện hành vi, giao tiếp, tương tác xã   hội, có 4 gen trong số 16 gen này tham gia đó là ATRX, SPAST, KDM5C,  SHANK2. Ngoài ra, gen  ATRXN1, PCLB1  những gen có vai trò rất quan  trọng, thể  hiện kích thước và màu xanh của vòng tròn đại diện (Hình   3.5).   Chỉ   sộ   độ   tin   cậy   của   mức   độ   tương   tác   giữa   gen  SPAST  và  PPP1R12A là 0,55. trong khi chỉ số này của sự  tương tác giữa gen  ATN1  và KDM5C là 0,61. Hình 3.5. Sự tương tác của các gen ở bệnh nhân T07 3.1.6.2. Biến thể trên các gen mới ở bệnh nhân T07 Bệnh nhân T07 có 11 biến thể  mới nằm 10 gen:   HECW2, RYR2,  PLCH2, SPEN, ADAMTS9, RBM47, IQCE, MUC5B, MUC16, UMODL1
  19. 19 3.1.7. Biến thể di truyền ở bệnh nhân T08 3.1.7.1. Biến thể  di truyền trên các gen liên quan đến ASD  ở  bệnh   nhân T08 Kết quả chọn lọc cho thấy, ở bệnh nhân T08 có 15 biến thể, các   biến   thể   này   nằm   trên   14   gen   liên   quan   dến   ASD:  CASK,   DLGAP2,  DOCK4, FOXP1, GABRB3, RBFOX1, RELN, SCN1A, SHANK2, SHANK3,   SOX5, CACNA1D, CACNA1F, KCNMA1. Sau khi đưa dữ liệu các gen này  vào hệ thống phân tích mối tương quan, kết quả cho thấy sự quan trọng   của 2 gen và CACNA1F khi tham gia vào cả 3 biểu hiện. Gen  SHANK2 có  mối tương quan với gen  PLCB1,  EFNB2  là những gen quan trọng trong  hệ  thống, biểu hiện  ở hình tròn đại hiện màu xanh. Gen  CACNA1F liên  quan đến gen ACRV1 (Hình 3.6), với chỉ số độ tin cậy là 0,63. Hình 3.6. Sự tương tác của các gen ở bệnh nhân T08 3.1.7.2. Biến thể trên các gen mới ở bệnh nhân T08 Đối với kết quả chọn lọc các biến thể  trên những gen mới, bệnh  nhân   T08   có   14   biến   thể,   trên   các   gen:  KIAA1109,   OR52E8,   NFRKB,   WHSC1L1,   FLG,   INSRR,   IL17RC,   MUC5B,   BCL9L,   ENO2,   GGA2,   SMTNL2, MUC16, BTAF1. 3.1.8. Biến thể di truyền ở bệnh nhân T09 3.1.8.1. Biến thể  di truyền trên các gen liên quan đến ASD  ở  bệnh   nhân T09
  20. 20 Hình 3.7. Sự tương tác của các gen ở bệnh nhân T09 Sau các bước chọn lọc, kết quả  phân tích  ở  bệnh nhân T09 thu   được   22   biến   thể   trên   19   gen   đã   biết   liên   quan   đến   bệnh   tự   kỷ:   ANKRD11,   ARX,   ATRX,   AVPR1A,   CHD7,   CNTNAP5,   DOCK4,   EHMT1,   FOXP1,   KCNQ5,   KLHL3,   MED12,   MET,   NRXN1,   OPHN1,   RBFOX1,   SMC1A, SOX5, CACNA1G. Mối tương quan giữa các gen này với các gen   liên quan đến các biểu hiện đặc trưng của bệnh nhân tự  kỷ  cũng được   phân tích. Kết quả  cho thấy, trong số  19 gen đưa vào phân tích, gen   MET,  CACNA1G  và  AVPR1A  tham gia  ở  cả  3 biểu hiện.   AVPR1A  được đánh  giá là gen quan trọng trong sự hình thành các biểu hiện tương tác xã hội,   hành vi, giao tiếp. MET có vai trò quan trọng trong biểu hiện hành vi. Các   gen này được đánh dấu màu xanh ở hình tròn đại diện (Hình 3.7).Các mối   tương tác trong các gen này đều có chỉ số tin cậy trên 0,6. 3.1.8.1. Biến thể trên các gen mới ở bệnh nhân T09 Ở  bệnh nhân T09, số  biến thể  được tìm thấy trong các gen mới   sau các bước chọn lọc là 12 biến thể, bao gồm 11 gen CNTN5, PDE4DIP,  KDM3B,   ABCA1,   CTBP2,   MUC5B,   TRPM7,   CCBE1,   MUC16,   ZNF208,   PGC
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2