Tóm tắt Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu sự biến động của vi sinh vật có ích trong đất và sâu hại chính dưới tác động của bón phân hữu cơ vi sinh và một số biện pháp kỹ thuật canh tác trên giống chè LDP1 tại Phú Thọ
lượt xem 7
download
Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm xác định được tác động của phân bón hữu cơ vi sinh đến sự biến động của một số vi sinh vật có ích trong đất và sự phát sinh của một số sâu hại chính trên chè làm cơ sở cho việc bón phân hợp lý. Xác định được ảnh hưởng của một số biện pháp kĩ thuật đến sự biến động của một số vi sinh vật có ích trong đất và sâu hại chính nhằm nâng cao năng suất và chất lượng chè, giảm sự phát sinh gây hại của các sinh vật hại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu sự biến động của vi sinh vật có ích trong đất và sâu hại chính dưới tác động của bón phân hữu cơ vi sinh và một số biện pháp kỹ thuật canh tác trên giống chè LDP1 tại Phú Thọ
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VŨ NGỌC TÚ NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA VI SINH VẬT CÓ ÍCH TRONG ĐẤT VÀ SÂU HẠI CHÍNH DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BÓN PHÂN HỮU CƠ VI SINH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC TRÊN GIỐNG CHÈ LDP1 TẠI PHÚ THỌ Ngành: Sinh thái học Mã số: 9420120 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
- 2 THÁI NGUYÊN 2019
- Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Đại học Thái Nguyên Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Văn Toàn 2. PGS.TS Lê Tất Khương Phản biện 1:........................................................... Phản biện 2:........................................................... Phản biện 3:........................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Trường vào hồi giờ phút ngày tháng năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại:
- 4 Thư viện Quốc gia, Trường Đại học Sư phạm Đại học Thái Nguyên, Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên, DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Trần Đặng Việt, Vũ Ngọc Tú (2015),"Nghiên cứu kỹ thuật hái chè giống LDP1 bằng máy trong giai đoạn sản xuất kinh doanh". Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, số 5(58), trang 3338. 2. Vũ Ngọc Tú, Nguyễn Văn Toàn (2017),"Effects of Microbial Organic Fertilizer and Mulch to Population and Bioactivity of Beneficial Microorganisms in Tea Soil in Phu Tho, Viet Nam". International Journal of Agricultural Technology 2017 Vol. 13(4): 469484. Available online http://www.ijataatsea.com ISSN 16869141. 3. Vũ Ngọc Tú, Nguyễn Văn Toàn (2018),"Nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân hữu cơ vi sinh đến quần thể sinh vật hại chính trên chè tại Phú Thọ". Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên,180(04): Trang 181 186. 4. Vũ Ngọc Tú, Nguyễn Văn Toàn, Lê Tất Khương, (2018), “Nghiên cứu ảnh hưởng của cây che bóng đến sự biến động của một số loài sâu hại chính trên chè tại Phú Thọ”. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, số 12(97)/2018, trang 8187.
- 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trà là một trong những đồ uống được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới và được sản xuất từ lá của cây chè Camellia sinensis. Việc bón phân hữu cơ, đặc biệt là phân hữu cơ vi sinh sẽ cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây và bổ sung vi sinh vật đất. Sự phát triển và hoạt động của vi sinh vật đất ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đất và sự phát triển của cây trồng Sử dụng phân bón hữu cơ làm tăng chất hữu cơ trong đất và hoạt động của vi sinh vật, giải phóng dần dần các chất dinh dưỡng, không làm tăng nồng độ nitơ trong mô thực vật. Ngoài bón phân, các biện pháp canh tác như tủ gốc, hái và trồng cây che bóng cũng tác động đến sinh trưởng của cây chè và ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu búp chè. Che phủ đất hay tủ gốc là việc tủ các vật liệu hữu cơ hoặc vô cơ lên bề mặt đất để tạo lớp phủ đất, giảm sự phát triển của cỏ dại, bảo vệ độ ẩm của đất, bảo vệ đất khỏi sự xói mòn, tăng tốc độ ngấm, và giảm biến động của nhiệt độ đất, do đó thường làm tăng sự phát triển của cây. Hái chè vừa là thao tác thu hoạch cũng là biện pháp kĩ thuật có ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng búp chè. Bên cạnh đó, việc trồng cây che bóng giúp cho cây chè sinh trưởng tốt hơn, tăng sản lượng chè, cải tạo đất và hạn chế sâu bệnh hại. Giống chè LDP1 là giống có sinh trưởng khoẻ, năng suất búp khá cao, có khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi và sâu bệnh tốt. Nguyên liệu từ giống chè LPD1 dùng được cho chế biến cả chè xanh và che đen với chất lượng tốt. Để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm chè nhằm hướng tới một nền sản xuất chè bền vững và nâng cao giá trị cho ngành chè, "Nghiên cứu sự biến động của vi sinh vật có ích trong đất và sâu hại chính dưới tác động của bón phân hữu cơ vi sinh và một số biện pháp kỹ thuật canh tác trên giống chè LDP1 tại Phú Thọ" là cần thiết để có thể đưa ra các giải pháp tích cực cho sản xuất chè ở Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung. 2. Mục tiêu nghiên cứu
- 6 Xác định được tác động của phân bón hữu cơ vi sinh đến sự biến động của một số vi sinh vật có ích trong đất và sự phát sinh của một số sâu hại chính trên chè làm cơ sở cho việc bón phân hợp lý. Xác định được ảnh hưởng của một số biện pháp kĩ thuật đến sự biến động của một số vi sinh vật có ích trong đất và sâu hại chính nhằm nâng cao năng suất và chất lượng chè, giảm sự phát sinh gây hại của các sinh vật hại. 3. Đóng góp mới của đề tài Từ những kết quả nghiên cứu đạt được đề tài có một số đóng góp mới cho khoa học đó là: (1) Cung cấp thông tin cụ thể về sự biến động của vi sinh vật và tăng chất lượng đất trồng chè dưới tác động của phân bón hữu cơ vi sinh; (2) Sử dụng tế guột để tủ gốc cho cây chè, số lượng vi khuẩn tổng số tăng nhanh, vật liệu tủ gốc được phân hủy nhanh chóng, do vậy giúp cải tạo đất trong thời gian ngắn; (3) Áp dụng phương thức hái chè bằng máy giúp tăng năng suất chè và giảm sự phát sinh gây hại của một số côn trùng gây hại trên chè như rầy xanh, bọ trĩ và bọ xít muỗi. 4. Bố cục của luận án: Nội dung chính của luận án thể hiện trong 134 trang, gồm 3 trang mở đầu, 41 trang tổng quan, 11 trang vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu, 79 trang kết quả nghiên cứu, thảo luận, tài liệu tham khảo. Toàn bộ phần này gồm 36 bảng, 10 hình và đồ thị. Phần phụ lục gồm tình hình sản xuất tiêu thụ trè tại Việt Nam và trên thế giới và các nội dung khác liên quan đến luận án. Chương 1. TỔNG QUAN Trong chương này, luận án tóm tắt các kết quả nghiên cứu và phác thảo đánh giá chung về nội dung của các nghiên cứu như sau: Việc sử dụng phân bón hữu cơ, đặc biệt là phân bón hữu cơ vi sinh và áp dụng các biện pháp kĩ thuật canh tác đều có ảnh hưởng đến chất lượng đất, sự sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng, từ cây hàng năm đến cây lâu năm, cũng như sự phát sinh và gây hại của một số sinh vật hại.
- 7 Đối với cây chè, các kết quả nghiên cứu đều chỉ ra rằng sử dụng phân bón hữu cơ làm tăng tốc độ sinh trưởng của chè và tăng năng suất chè. Việc bón phân hữu cơ dẫn đến quần thể vi sinh vật đa dạng, số lượng vi sinh vật đất cũng tăng. Tủ gốc bằng các vật liệu hữu cơ (rơm rạ, cỏ, mùn cưa, phế phẩm từ cây trồng,...) giúp giữ ẩm cho đất, điều hoà nhiệt độ đất, cải thiện chất hữu cơ trong đất, thay đổi quần thể vi sinh vật đất và hoạt tính enzym trong đất, từ đó tăng độ phì cho đất và tăng năng suất, chất lượng cây trồng. Kĩ thuật hái chè là một trong những yếu tố quan trọng luôn được quan tâm trong thu hoạch chè, bởi nó liên quan chặt chẽ đến năng suất và chất lượng chè nguyên liệu. Các kết quả nghiên cứu đều chỉ ra rằng, kĩ thuật hái khác nhau dẫn đến năng suất và chất lượng chè khác nhau. Sử dụng muồng lá nhọn hay cây mạch môn làm cây che bóng trên các nương chè để giảm thiểu sự phát sinh và gây hại của sinh vật hại chè đã được báo cáo. Các kết quả nghiên cứu cho thấy cây che bóng tác động đến sự phát sinh và gây hại của các loài sâu bệnh hại chè khác nhau. Mặc dù đã có nghiên cứu về tác động của phân bón hữu cơ đến cây chè đã được thực hiện, những nghiên cứu sâu hơn về bản chất như tác động của phân bón hữu cơ, đặc biệt là phân bón hữu cơ vi sinh đến hệ vi sinh vật đất, cụ thể là chỉ ra sự thay đổi về số lượng của các nhóm vi sinh vật như vi khuẩn, xạ khuẩn hay các vi sinh vật có hoạt tính sinh học khi áp dụng những loại phân bón này trên đất trồng chè ở nước ta vẫn còn rất hạn chế. Tương tự, những nghiên cứu về ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón hữu cơ đến sự biến động của sinh vật hại chè qua các thời điểm trong năm cũng rất ít. Ảnh hưởng của cây che bóng đến năng suất, chất lượng chè và sự phát sinh gây hại của một số sinh vật hại chè cũng đã được nghiên cứu. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu này trên giống chè LDP1 giai đoạn sản xuất kinh doanh trồng tại Phú Thọ chưa được thực hiện Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu
- 8 Giống chè: Các thí nghiệm được thực hiện trên diện tích giống chè LDP1, trồng năm 2000. Vật liệu khác: Phân bón hữu cơ vi sinh sử dụng trong nghiên cứu là loại phân ủ từ nguồn nguyên liệu rơm rạ, cây chất xanh, sử dụng chế phẩm vi sinh có chứa Actinomycetes phân giải xenlulo, bổ sung Bacillus và Azotobacter nhằm chuyển hóa chất hữu cơ tạo phân hữu cơ. Chất lượng chế phẩm vi sinh vật sau sản xuất: độ ẩm 26%, hàm lượng hữu cơ 24%, hàm lượng N tổng số 3,8%, mật độ VSV phân giải xenlulo 2,1 x 108 CFU/g; mật độ Bacillus và Azotobacter 3,09 5,12 x 108 CFU/g Phân bón hữu cơ vi sinh Sông Gianh do Tổng Công ty Sông Gianh sản xuất có thành phần: độ ẩm 30%, hữu cơ 15%, P 2O5 1,5%, acid humic 2,5%, các thành phần trung lượng (Ca, Mg, S), các chủng vi sinh vật hữu ích Aspergillussp., Azotobacter, và Bacillus. Tủ gốc: Sử dụng vật liệu tế guột và cành lá chè sau đốn. Cây che bóng: cây muồng lá nhọn tuổi 45, cây che bóng tầng cao (xoan) trồng theo đường biên với khoảng cách trồng giữa các cây từ 710m (các cây có chiều cao 57m). Đối tượng nghiên cứu: Các nhóm vi sinh vật (VSV) trong đất quan tâm nghiên cứu: vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm. Các sinh vật hại chính trên chè bao gồm nhện đỏ, bọ xít muỗi, rầy xanh, bọ cánh tơ (bọ trĩ). 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm triển khai: Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ). Thời gian theo dõi các thí nghiệm: Từ tháng 12/2012 đến tháng 12/2015. 2.3. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng bón phân hữu cơ vi sinh đến sự biến động của vi sinh vật có ích trong đất trồng chè và sự biến động của sinh vật hại chính trên chè tại Phú Thọ
- 9 Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của các vật liệu tủ gốc đến sự biến động của VSV có ích trong đất. Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức hái đến sự biến động của sinh vật hại chè và năng suất, chất lượng chè. Nội dung 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của cây che bóng đến sự phát triển của cây chè và sự biến động của sinh vật hại chè. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Các thí nghiệm: * Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của lượng bón phân hữu cơ vi sinh đến sự biến động của VSV có ích trong đất. * Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của việc bón thay thế lượng phân khoáng bằng phân hữu cơ vi sinh (tính bằng lượng bón) đến sự biến động của các sinh vật hại chính trên giống chè LDP1 * Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của việc bón thay thế lượng phân khoáng bằng phân hữu cơ vi sinh (qui giá trị) đến sự biến động của các sinh vật hại chính trên giống chè LDP1 * Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của các vật liệu tủ gốc chè tạo chất hữu cơ cho đất đến sự biến động của VSV có ích trong đất * Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của phương thức hái đến năng suất, chất lượng chè và sự biến động của sinh vật hại chè * Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của cây che bóng đến sự biến động của sinh vật hại chè và sự phát triển của cây chè 2.4.2. Phương pháp tiến hành * Nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân hữu cơ đến sự biến động của vi sinh vật đất. + Phương pháp nghiên cứu VSV đất: Phương pháp lấy mẫu đất: Mẫu đất được lấy ở độ sâu 6 15 cm, sau khi đã loại bỏ khoảng 5 cm phần đất và tàn dư thực vật. Phương pháp phân lập và xác định số lượng tế bào VSV. Phương pháp xác định các chủng VSV có khả năng phân giải xenlulo, phân giải lân, và cố định nitơ tự do. + Phương pháp bố trí thí nghiệm: thí nghiệm (TN) được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, 3 lần nhắc, mỗi ô thí nghiệm có diện tích 45 m2. + Phương pháp bón phân hữu cơ:
- 10 Bón một lần vào đầu năm (tháng 2), bón vào thời điểm có mưa, đất ẩm. Bón phân bằng hình thức cuốc hố sát gốc chè (cách gốc 1530cm, hố sâu 1015cm). * Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng bón phân hữu cơ vi sinh đến sự biến động của sinh vật hại chè + Phương pháp điều tra thành phần, mức độ phổ biến của sâu hại: Tiến hành điều tra định kì 710 ngày/lần, điều tra ngẫu nhiên 5 điểm theo đường chéo, mỗi điểm lấy 2 điểm nhỏ, mỗi điểm nhỏ trên 1 hàng chè dài 1,0m dài (hoặc 3 cây chè) dùng túi nilon to bao phủ tán chè đập và rung cho tất cả các cá thể rơi vào rồi tiến hành đếm và phân loại. Xác định tần xuất lặp (bắt gặp) từng loại sâu cụ thể. * Nghiên cứu ảnh hưởng của các vật liệu tủ gốc đến sự biến động của VSV có ích trong đất Cách tủ gốc: rải đều vật liệu tủ dọc theo hàng chè, ép sát vào gốc chè. Với cành lá chè sau đốn thực hiện thu dọn mặt tán chè, đưa cành lá chè sau đốn tủ ngay vào gốc chè. * Nghiên cứu ảnh hưởng của kĩ thuật hái đến năng suất, chất lượng chè và sự biến động của sinh vật hại chè Theo dõi các chỉ tiêu nông sinh học chè: mật độ búp, khối lượng 1 búp, năng suất chè búp tươi, tỷ lệ chè A+B, chỉ tiêu về mật độ sâu hại chính,.. 2.5. Phương pháp xử lý số liệu Các phân tích thống kê được thực hiện bằng phần mềm R. Để xác định liệu các công thức thí nghiệm có khác nhau về mặt thống kê, so sánh Tukey (P
- 11 3.1.1. Thành phần lý hóa tính của đất trồng chè Kết quả cho thấy đất khu thí nghiệm thuộc loại đất chua và nghèo dinh dưỡng. pHKCl dao động trong khoảng 3,64,6, lân (P2O5) tổng số và dễ tiêu đều thấp, chất hữu cơ (OM), kali (K 2O) và đạm đạt trung bình. CEC thấp, dao động từ 4,126,69 meq/100g đất, tổng Ca và Mg trao đổi thấp lần lượt là 1,59 và 0,72 meq/100g đất. Những kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây. 3.1.2. Ảnh hưởng của lượng bón phân hữu cơ vi sinh đến sự biến động của VSV trong đất trồng chè 3.1.2.1. Ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ vi sinh tới thành phần vi sinh vật tổng số Ảnh hưởng của bón phân hữu cơ vi sinh tới mật độ vi khuẩn tổng số Hình 3.1: Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến mật độ vi khuẩn tổng số (đơn vị: 106CFU/g đất). Các chữ thường biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa giữa các công thức trong cùng một ngày và các chữ hoa biểu thị sự khác nhau có ý nghĩa giữa các ngày khác nhau với độ tin cậy P
- 12 với đối chứng. Riêng ở CT4, mật độ xạ khuẩn tăng nhanh hơn, chỉ sau 60 ngày bón phân. Sau 240 ngày bón, ở công thức bón phân với lượng lớn (CT4), mật độ xạ khuẩn tăng nhanh một cách rõ rệt, đạt 10,67 x 105CFU/g đất, trong khi đó, mật độ xạ khuẩn ở công thức đối chứng không thay đổi. Ở các nghiệm thức bón lượng phân hữu cơ vi sinh thấp hơn, như CT2 và CT3, mật độ xạ khuẩn cũng tăng so với đối chứng nhưng vẫn thấp hơn so với mật độ xạ khuẩn đạt được ở CT4 sau 240 ngày bón. Ảnh hưởng của lượng bón phân hữu cơ vi sinh đến mật độ các chủng vi sinh vật có hoạt tính sinh học Tại CT4, trong 10 chủng vi khuẩn được thử hoạt tính, có tới 46% số chủng có hoạt tính phân giải xenlulo; 32, 22 và 15% số chủng phân giải phốt phát khó tan, tinh bột và sinh màng nhày đạt loại tốt. Trong khi đó, các chủng vi sinh vật phân lập từ đất tại các CT2, CT3 có hoạt tính phân giải xenlulo, phân giải phốt phát khó tan thấp hơn, thậm chí xuất hiện tỷ lệ lớn các chủng đó không có khả năng phân giải tinh bột và sinh màng nhày polyssacharide. 3.1.2.2. Đánh giá sự đa dạng vi sinh vật trong đất trồng chè dưới tác động của bón phân hữu cơ vi sinh Bảng 3.1: Tính đa dạng vi sinh vật đất trồng chè khi bón phân hữu cơ (thời gian phân tích: sau 240 ngày bón phân) Nấm men Vi Nấm Công sinh Xạ khuẩn khuẩn sợi thức màng TS nhầy chi SL %TS SL %TS SL %TS SL %TS (genus) CT1 8 4 50,00 0 0 0 0 4 50,00 CT2 15 8 53,33 1 6,67 2 13,33 4 26,67 CT3 16 8 50,00 2 12,50 2 12,50 4 25,00 CT4 24 14 58,33 6 25,00 2 8,33 2 8,33 Ghi chú: Tổng số (TS); Số lượng (SL) Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy, mẫu đất của CT4 có sự đa dạng VSV cao nhất với 24 chi, trong đó có 14 chi vi khuẩn (chiếm hơn 58%), nấm sợi chiếm 25%. Số lượng giống VSV gần tương đương nhau ở CT2 và CT3 (15 và 16 chi) và đều cao hơn CT1 (8 chi).
- 13 Bảng 3.2: Thành phần vi sinh vật đất và sự phân bố của chúng trong các công thức bón phân hữu cơ vi sinh khác nhau (thời gian lấy mẫu phân tích: 240 ngày sau bón phân) Thành Tần xuất xuất hiện các chủng TT Nhóm phần CT1 CT2 CT3 CT4 giống Pseudom ++ ++ +++ ++++ 1 onas 2 Bacillus +++ +++ ++++ ++++ Cellulom +++ ++ ++++ 3 onas Agrobact + + 4 Vi khuẩn erium phân giải Enteroba + + ++ +++ 5 xenlulo, cter phốt phát Nitrosom + ++++ 6 khó tan, onas cố định Nitrobact + ++ ++++ 7 đạm er Azotobact +++ 8 er Mycobact ++ + ++ 9 erium Rhizobiu + + ++ ++ 10 m Aspergill +++ ++ ++++ ++ 11 us Penicilliu +++ +++ ++++ ++ 12 Nấm sợi m phân giải Trichoder + ++ ++ 13 xenlulo, ma phốt phát 14 Fusarium + +++ + khó tan, 15 Mucor ++ + Mertahzi ++ + + 16 um Xạ Actinomy + ++ ++ 17 khuẩn cetes Lipomyce ++ ++ +++ ++++ Nấm sinh s sinh 18 màng polysach nhầy aride Tổng số 18 +++ +++ ++++ Ghi chú: ++++: rất nhiều; +++: nhiều; ++: trung bình; +: ít; : không có Bảng 3.2 cho thấy, khi bón nhiều phân hữu cơ (CT4) trong đất sẽ xuất hiện nhiều các chủng vi khuẩn phân giải chất hữu cơ, phân
- 14 giải xenlulo, phân giải phốt phát khó tan như Pseudomonas, Bacillus, Azotobacter,Nitrosomonas và Nitrobacter. 3.1.3. Ảnh hưởng của lượng bón phân hữu cơ vi sinh đến sự biến động của sinh vật hại chè 3.1.3.1. Điều tra thành phần sâu hại chính và thiên địch trên chè tại Phú Thọ Thành phần loài sâu hại chính trên chè tại Phú Thọ Kết quả điều tra cho thấy, có 29 loài sâu, nhện hại chính trên chè tại Phú Thọ, thuộc 9 bộ côn trùng và nhện hại, bao gồm: Bộ Acarina: Có 5 loài thuộc 4 họ, trong đó gây hại chủ yếu là Oligonyclus coffeae Nietner. Bộ Coleoptera: Có 2 loài thuộc 2 họ khác nhau là Curculinidae và Scarabacidae, đáng chú ý trong số này là loài bọ hung hại rễ chè. Bộ Diptera: Có 1 loài thuộc họ Chloropidae Bộ Hemiptera: Có 5 loài thuộc 4 họ, trong đó đáng chú ý nhất là loài bọ xít muỗi Helopeltis theivora Waterhouse có gây hại nghiêm trọng đến chè Bộ Homoptera: Có 4 loài thuộc 4 họ, trong đó có loài Empoasca flavescens Fabr. thuộc họ Ciadellidae chiếm số lượng nhiều nhất, sau đó đến rệp sáp Bộ Isoptera: Có 1 loài mối Odontotermes formosanus Shiraki thuộc họ Termitidae. Bộ lepidoptera: Có 8 loài thuộc 7 họ Bộ Orthoptera: Có 2 loài thuộc 2 họ, những loài thuộc bộ này không gây hại đáng kể nào Bộ Thysanoptera: Có 1 loài Physothrips setiventris Bagnall thuộc họ Thripidae. Thành phần thiên địch của sâu hại trên chè tại Phú Thọ Trong quá trình điều tra, đánh giá thành phần thiên địch đối với sâu, nhện hại chè tại Phú Thọ đầu năm 2013 đã thu được 19 loài côn trùng, nhện bắt mồi và ký sinh trùng, thuộc 8 bộ khác nhau. Bảng 3.3: Thành phần thiên địch sâu, nhện hại chè tại Phú Thọ
- 15 Mức Tên TT Tên khoa học Họ Vật mồi độ phổ Việt Nam biến Bộ Acarina Nhện nhỏ bắt Nhện nhỏ 1. Amblyseius sp. Phytoseiidae + mồi hại chè Bộ Araneida Clubiona japnicolla Boes. et 2. Nhện gập lá Clubionidae Rầy xanh + Str. 3. Nhện hàm dài Tetragnatha maxilloxa Thorell Tetragnathidae Rầy xanh ++ Rầy xanh, sâu 4. Nhện linh miêu Oxyopes javanus Thorell Oxyopidae ++ non cánh vẩy 5. Nhện lùn Atypena formosana sp. Linyphiidae Rầy xanh + Pardosa 6. Nhện sói pseudoannulata Lycosidae Rầy xanh + Boes. et Str. Nhện vân lưng Argipe catenulata Doles Rầy xanh, bọ 7. Araneidae + hình mác chall trĩ Bộ Coleoptera Rầy, sâu Kiến ba 8. Paederus fuscipes Curtis Strophylinidae non cánh ++ khoang vảy Rệp muội, 9. Bọ rùa đỏ Micrapis discolor Fabr. Coccinellidae sâu non cánh ++ vảy Rệp muội, 10. Bọ rùa nhỏ Stethorus sp. Coccinellidae + rầy xanh Menochilus Rệp muội, 11. Bọ rùa 6 vằn Coccinellidae + sexmaculatus Fabr. rầy xanh Bọ rùa chữ Rệp muội, 12. Coccinella transversalis Coccinellidae + nhân trứng Bộ Diptera
- 16 Mức Tên TT Tên khoa học Họ Vật mồi độ phổ Việt Nam biến Ischiodon scutellaris 13. Ruồi ăn rệp Syrphidae Rệp muội + Fabr. Bộ Hemiptera Bọ trĩ, trứng 14. Bọ xít ăn sâu Orius sauteri Popius Anthocoridae + rầy Bộ Hymenoptera Ong kén Ký sinh sâu 15. Apanteles sp. Braconidae + trắng nhỏ non cuốn búp Ong ký sinh Ký sinh rệp 16. Lysiphlebus sp. Aphidiidae + rệp muội Ký sinh Ong vàng ký Ichneumonida 17. Xanthopimpla sp. nhộng bọ + sinh nhộng e cánh vảy Bộ Mantodea Rệp muội, 18. Bọ ngựa Empusa unicornis Mantidae + bọ xít muỗi Bộ Odonata Chuồn Agriomis femina femina Sâu non, bọ 19. Coenagridae ++ chuồn kim Brauer cánh vảy Ghi chú:+ Ít phổ biến (60%) 3.1.3.2. Ảnh hưởng của việc bón thay thế lượng phân khoáng bằng phân hữu cơ vi sinh (tính bằng lượng bón) đến sự biến động của các sinh vật hại chính trên chè LDP1 Ảnh hưởng của việc bón thay thế lượng phân khoáng bằng phân hữu cơ vi sinh đến sự biến động mật độ của rầy xanh trên chè LDP1 Trong các năm 20132015 cho thấy: mật độ rầy xanh ở tháng 1 khá thấp, từ tháng 2 bắt đầu tăng và tăng nhanh trong tháng 34, đạt đỉnh cao vào tháng 5. Mật độ rầy xanh giảm dần ở các tháng 6, 7,
- 17 8, sau đó lại tiếp tục tăng trở lại vào các tháng 9, 10 và giảm dần từ tháng 1112 Hình 3.3: Biến động mật độ rầy xanh trong các năm 20132015 (con/khay). Dấu hoa thị chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa công thức thí nghiệm với đối chứng ở tháng tương ứng, với độ tin cậy P
- 18 Bảng 3.4: Khối lượng búp chè bị hại ở các cấp độ khác nhau Cấp C0 Cấp C1 Cấp C2 Cấp C3 Công thức* (g/búp) (g/búp) (g/búp) (g/búp) CT1 0,80a 0,76a 0,54a 0,48a CT2 0,82ab 0,80b 0,72b 0,60b CT3 0,84b 0,80b 0,66c 0,57b Ghi chú: Các chữ cái khác nhau chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa công thức thí nghiệm với đối chứng ở cấp độ tương ứng, với độ tin cậy P < 0,05. Khi chỉ bón phân vô cơ (CT1), khối lượng búp chè ở tất cả các cấp bị hại đều thấp hơn so với các nghiệm thức có bón phân hữu cơ vi sinh (CT2 và CT3). Việc bón một phần phân hữu cơ vi sinh theo CT2 và CT3 giúp hạn chế đáng kể sự giảm khối lượng búp bị hại qua các cấp bệnh, đến cấp C3 trọng lượng búp của chè vẫn có thể đạt 0,6 g/búp, trong khi khối lượng búp chè cấp C3 chỉ đạt 0,48 g/búp ở nghiệm thức đối chứng. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến thành phần thiên địch trên chè LDP1 Phân tích thành phần thiên địch trên đồi chè vào thời điểm bùng phát dịch rầy xanh và bọ trĩ hại chè (tháng 510 hàng năm) : xuất hiện nhiều nhất là các loài thuộc lớp nhện lớn bắt mồi (34 loài), tiếp đến là bộ cánh cứng với 17 loài, bộ cánh màng 12 loài (chủ yếu là ong, kiến ăn thịt, tò vò). Bộ cánh mạch, bộ cánh tơ, bộ cánh nửa,... tuy chỉ có rất ít loài xuất hiện (1 loài) nhưng đây là những loài rất quan trọng trong việc kìm hãm sự phát triển của nhện đỏ nâu hại chè. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến mật độ thiên địch Điều tra diễn biến về mật độ thiên địch bắt gặp trên các ô thí nghiệm nhận thấy thiên địch xuất hiện ít vào tháng 3 hàng năm, có
- 19 hai đỉnh cao xuất hiện nhiều thiên địch là tháng 58 và tháng 1011. Mật độ thiên địch xuất hiện nhiều nhất vào tháng 8 (1,68 con/khay ở CT1; 1,72 con/khay ở CT2 và 2,16 con/khay ở CT3) và thấp nhất vào tháng 3 (lần lượt cho ba CT1, CT2, CT3 là 0,58; 0,85 và 0,78 con/khay). 3.1.3.3. Ảnh hưởng của việc bón thay thế lượng phân khoáng bằng phân hữu cơ vi sinh (qui giá trị) đến sự biến động của các sinh vật hại chính trên chè Ảnh hưởng của việc bón thay thế lượng phân khoáng bằng phân hữu cơ vi sinh (qui giá trị) đến sự biến động của mật độ rầy xanh hại chè Sự biến động mật độ rầy xanh hại chè của CT1 theo quy luật chung là xuất hiện ít vào các tháng đầu năm (tháng 1,2) và tăng nhanh từ tháng 3, sau đó đạt đỉnh xuất hiện dịch hại mạnh vào tháng 5 và tháng 6 (trung bình các năm là 13,25 con/khay và 11,40, tương ứng với tháng 5 và 6). Từ tháng 7 số lượng rầy xanh giảm dần và xuống thấp nhất vào tháng 12 (đạt 1,52 con/khay). Như vậy, việc thay thế phân bón tổng hợp bằng phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh ở CT2 và CT3 đều dẫn đến giảm mật độ rầy xanh gây hại ở hầu hết các tháng, đặc biệt là ở tháng 5. Ảnh hưởng của việc bón thay thế lượng phân khoáng bằng phân hữu cơ vi sinh (qui giá trị) đến sự biến động của mật độ bọ trĩ trên chè Mật độ bọ trĩ hại chè tại các ô thí nghiệm tăng dần từ tháng 1, 2 và đạt đỉnh xuất hiện dịch lớn vào tháng 6, sau đó bắt đầu giảm và thấp nhất là các tháng cuối năm (tháng 10, 11, 12). Tuy nhiên, tại từng thời điểm khác nhau thì sự biến động mật độ bọ trĩ hại chè có khác nhau. Với CT1 (đối chứng), các tháng 6, 7, 8 là thời điểm xuất hiện nhiều bọ trĩ hại chè nhất, trong đó đỉnh cao là tháng 6 (4,81 con/búp). CT2 và CT3 có đỉnh cao xuất hiện dịch trùng vào tháng 6 (tương ứng là 4,54 và 4,15 con/búp) nhưng mật độ bọ trĩ xuất hiện thấp hơn so với CT1 (4,81 con/búp). Việc thay thế 30% giá trị phân
- 20 khoáng bằng phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh ở CT3 có thể đã có tác động tích cực đến cây chè, tăng khả năng đề kháng và giúp cây phát triển tốt hơn, góp phần hạn chế sự phát triển của sâu hại (trong đó có bọ trĩ hại chè). Ảnh hưởng của việc bón thay thế lượng phân khoáng bằng phân hữu cơ vi sinh (tính theo giá trị) đến thành phần thiên địch trên chè LDP1 Điều tra thành phần thiên địch trên chè tại các ô thí nghiệm nhận thấy các loài thiên địch được xác định thuộc 10 bộ, chủ yếu tập trung vào bộ cánh cứng (với 14 loài), bộ cánh màng (10 loài) và nhện lớn (28 loài). Các loài thuộc bộ cánh mạch, cánh nửa, nấm,... ít xuất hiện (chỉ 12 loài/bộ). 3.1.4. Ảnh hưởng của bón phân hữu cơ vi sinh đến t hành phần lý hóa tính của đất trồng chè Bảng 3.5: Tính chất lý học của đất trước và sau khi bón phân hữu cơ vi sinh sau ba năm thí nghiệm Hàm lượng Chỉ tiêu phân tích Trước thí Sau thí nghiệm nghiệm Dung trọng (g/cm3) 1,36a 1,09b Tỷ trọng (g/cm3) 2,63 a 2,48a Độ xốp (%) 48,3 a 52,6b Sức chứa ẩm tối đa đồng ruộng 42,1b 33,5a (%) Kết quả cho thấy sau thời gian sử dụng phân hữu cơ vi sinh, dung trọng đất đã giảm từ 1,36 xuống 1,09g/cm3, tỷ trọng đất cũng được cải thiện, giảm từ 2,63 xuống còn 2,48 ở khu đất bón phân hữu cơ vi sinh, Bảng 3.6: Tính chất hóa học của đất trước và sau khi bón phân hữu cơ vi sinh sau ba năm thí nghiệm Chỉ tiêu phân tích Trước thí nghiệm Sau thí nghiệm N (%) 0,08a 0,1b P2O5 (mg/100g) 2,9a 4,13a K2O (mg/100g) 7,34a 7,94a Chất hữu cơ (%) 2,56a 2,72a
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 313 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 191 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 281 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 157 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 225 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 188 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 64 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 215 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 10 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 175 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn