Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần, mối quan hệ của các loài côn trùng bắt mồi với sâu hại trên cây chè ở Phú Thọ và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên chúng
lượt xem 4
download
Luận án nghiên cứu thành phần, diễn biến mật độ sâu hại và côn trùng bắt mồi chính trên chè, khả năng khống chế sâu hại của một số loài côn trùng bắt mồi chính, ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên sâu hại, côn trùng bắt mồi chính và mối quan hệ giữa chúng, xây dựng tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho lĩnh vực canh tác bền vững quản lý dịch hại chè tổng hợp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần, mối quan hệ của các loài côn trùng bắt mồi với sâu hại trên cây chè ở Phú Thọ và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên chúng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ------------------------------------ Vũ Thị Thƣơng NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN, MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC LOÀI CÔN TRÙNG BẮT MỒI VỚI SÂU HẠI TRÊN CÂY CHÈ Ở PHÚ THỌ VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI LÊN CHÚNG Chuyên ngành: SINH THÁI HỌC Mã số: 9 42 01 20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HÀ NỘI – 2018
- Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Trƣơng Xuân Lam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Phƣơng Liên Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện Khoa học và Công nghệ – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi ...... giờ ….. ngày ….... tháng .....năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại : - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam
- MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Những nghiên cứu về thành phần sâu hại chè đã được tiến hành từ những năm đầu thế kỉ XX (Du Pasquier, 1932). Nhưng nghiên cứu về thành phần thiên địch của sâu hại chè thì chỉ mới bắt đầu từ cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI (Nguyễn Văn Thiệp, 1998; Lê Thị Nhung, 2002; Phạm Văn Lầm và nnk, 2003, 2005, 2007a, 2007b, 2008, 2011, Phạm Văn Lầm, 2013…). Tuy nhiên các tác giả chưa nghiên cứu mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi với sâu hại và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái cơ bản lên mối quan hệ đó. Trong công tác phòng chống sinh vật hại để bảo vệ cây chè thì nhu cầu sử dụng hóa chất, phân bón và các chất điều tiết sinh trưởng vẫn không ngừng gia tăng và trở thành một thói quen của người nông dân. Việc gia tăng quá mức số lần sử dụng thuốc trừ sâu hoá học không chỉ tiêu diệt các loài sâu hại chè mà còn làm xuất hiện nhiều loài sâu hại nguy hiểm khác, một số loài sâu hại thứ yếu gia tăng số lượng và trở thành các loài hại chủ yếu, làm suy giảm tài nguyên thiên địch của sâu hại trong tự nhiên. Qui trình Viet GAP trên chè được công bố lần đầu tiên năm 2008, trong đó nêu rõ ưu tiên sử dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), trong đó việc sử dụng biện pháp sinh học luôn luôn được khuyến khích. Trước yêu cầu của thực tiễn và khoa học như trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này. 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Luận án đã thống kê, cập nhật thành phần loài côn trùng hại và côn trùng bắt mồi tại 9 huyện trồng chè của tỉnh Phú Thọ. Luận án cung cấp dẫn liệu khoa học về diễn biến mật độ của một số sâu hại và côn trùng bắt mồi chính trên chè từ 2014 – 2016. Ý nghĩa thực tiễn: Các dẫn liệu thu được là cơ sở đề xuất các biện pháp bảo vệ, duy trì và nhân thả các loài côn trùng bắt mồi trong phòng chống sâu hại chè ở vùng nghiên cứu. 3. Mục đích của đề tài Nghiên cứu thành phần, diễn biến mật độ sâu hại và côn trùng bắt mồi chính trên chè, khả năng khống chế sâu hại của một số loài côn trùng bắt mồi chính, ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên sâu hại, côn trùng bắt mồi chính và mối quan hệ giữa chúng, xây dựng tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho lĩnh vực canh tác bền vững quản lý dịch hại chè tổng hợp. 4. Cấu trúc của luận án Luận án gồm 145 trang đánh máy khổ A4, gồm 27 bảng biểu, 15 hình được chia thành các chương, mục như sau: Phần mở đầu: 3 trang; Chương 1: Cơ sở khoa học và tổng quan tài liệu: 28 trang; Chương 2: Nội dung và phương pháp 1
- nghiên cứu: 14 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 84 trang; Kết luận và đề nghị: 2 trang; Tài liệu tham khảo: 14 trang, gồm 155 tài liệu tham khảo trong đó 48 tài liệu tiếng Việt, 101 tài liệu tiếng nước ngoài và 6 tài liệu internet. Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Về mặt lý thuyết thì mọi hệ sinh thái đều có cơ chế tự nhiên để thiết lập trạng thái cân bằng của chúng. Tuy nhiên trong quá trình canh tác, dưới sự tác động của con người đặc biệt là phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thành phần và cấu trúc hệ sinh thái đồng ruộng luôn bị thay đổi, làm phá vỡ cân bằng sinh thái tự nhiên của sinh quần. Nhưng dựa trên cơ chế đấu tranh sinh học, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng các loài côn trùng bắt mồi để khống chế mật độ sâu hại trên sinh quần đồng ruộng, giảm thiểu sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật để canh tác một cách bền vững. Về mặt thực tiễn thì xu hướng canh tác bền vững trong đó sử dụng biện pháp sinh học là vấn đề then chốt, đã có từ rất lâu và đang rất được chú trọng, ngày càng phát triển mạnh mẽ cả trong nước và trên thế giới. Trước yêu cầu của thực tiễn và khoa học, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thành phần, mối quan hệ của các loài côn trùng bắt mồi với sâu hại trên cây chè ở Phú Thọ và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên chúng”. 1.2 . Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới * Những nghiên cứu về thành phần sâu hại trên chè, mức độ phổ biến và diễn biến mật độ của một số loài hại chính trên chè Các kết quả nghiên cứu về thành phần sâu hại chè đã được công bố rất nhiều và tập trung chủ yếu vào cuối thế kỷ XX. Các loài dịch hại (rầy xanh Empoasca flavescens Fabricius, bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall, rệp muội nâu đen Toxoptera aurantii Fonscolombe, các loài sâu bộ cánh vẩy ăn lá chè, bọ xít muỗi Helopeltis theivora Waterhouse …) gây nên tổn thất 50 – 55% năng suất trên các nương chè ở Nam Phi (Rattan, 1992; Sivapalan và Delucchi, 1973). Sivapalan et al., 1997a, 1997b ghi nhận trên chè Ấn Độ có 200 loài sâu hại. Trong đó có 4 loài sâu và nhện hại chính: (Empoasca flavescens Fabricius, Physothrips setiventris Bagnall, Helopeltis thervora Waterhouse, Oligonychus coffeae Nietner). Sau đó các tác giả đi sâu nghiên cứu biến động mật độ 4 loài hại chính nói trên * Những nghiên cứu về thành phần côn trùng bắt mồi và diễn biến mật độ một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè Những ghi nhận đầu tiên về côn trùng bắt mồi trên chè là năm 1903 (Theo CABI, 1997) bởi Watt và Mann. Hai tác giả này đã phát hiện 2 loài ăn bọ xít muỗi hại chè là Melamphaus sp. và Sycanus sp. Các tác giả thường nghiên cứu từng 2
- nhóm thiên địch của 1 đối tượng sâu hại cụ thể. Xie (1993) đã tiến hành nghiên cứu côn trùng ăn rệp hại chè ở Gruzin. Muraleedharan và Radhakrishnan (1986, 1988), Muraleedharan (1992a, 1992b) nghiên cứu côn trùng ăn rệp hại chè ở Ấn Độ. Chen (1988), Cheazeau (1993), Barboka (1994), Wang và Tasai (2001), Zhang và Wang (1992), Gutierrez và Bonato (1994) nghiên cứu côn trùng ăn sâu hại bộ cánh vẩy. Theo Barboka (1994) nghiên cứu thiên địch của Homona coffearia Nietner. Ananthakrishnan (1984) và Sannigrahi và Mukopadhyay (1992) nghiên cứu côn trùng ăn bọ trĩ hại chè ở Srilanka. Somnath và Rahman (2014) nghiên cứu nhóm bọ rùa bắt mồi trên chè tại Ấn Độ. * Nghiên cứu mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi là sâu hại phổ biến trên chè Somnath et al. (2010) nghiên cứu mối quan hệ giữa bọ rùa đỏ với rệp. Somnath và Rahman (2014), Chowdhury et al. (2008) nghiên cứu mối quan hệ giữa bọ rùa đỏ với rầy, rệp. Nitin et all. (2017) đã mối quan hệ giữa bọ xít cổ ngỗng bắt mồi Sycanus galbanus Distant với sâu cánh vẩy trong phòng thí nghiệm. * Những nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên sâu hại, côn trùng bắt mồi và mối quan hệ của chúng trên chè Các công trình đã công bố trên thế giới tập trung nhiều ở hai nước Trung Quốc và Ấn Độ và rải rác các công bố khác của một số nước như Banglades, Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản…Các tác giả chủ yếu nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên biến động mật độ sâu hại và côn trùng bắt mồi, ít nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến mối quan hệ côn trùng bắt mồi với vật mồi của chúng. 1.2.2. Những nghiên cứu trong nước * Những nghiên cứu về thành phần sâu hại trên chè, mức độ phổ biến và diễn biến mật độ của một số loài sâu hại phổ biến trên chè Các tác giả nghiên cứu nhiều vấn đề này là Nguyễn Khắc Tiến, 1969, 1986, 1994; Nguyễn Văn Hùng, 1988; Nguyễn Văn Thiệp, 1998, 2000, Lê Thị Nhung, 2002, Phạm Văn Lầm và nnk, 2003, 2005, 2007a, 2007b, 2008, 2011, Phạm Văn Lầm, 2013 ghi nhận nhiều nhất là 40 loài côn trùng bắt mồi trên chè. Các loài sâu hại chính: rầy xanh, bọ trĩ, rệp muội nâu đen, sâu bộ cánh vẩy ăn lá chè. * Những nghiên cứu về thành phần côn trùng bắt mồi và diễn biến mật độ một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè Người đầu tiên nghiên cứu về thiên địch trên chè là Nguyễn Văn Thiệp, 1998, 2000, ông công bố có 13 loài thiên địch của sâu hại chè ở Phú Hộ trong đó có 6 loài thiên địch chủ yếu của sâu hại chè gồm 4 loài nhện, 1 loài bọ xít bắt mồi và 1 loài kiến đen nhỏ. Năm 2002, tác giả Lê Thị Nhung công bố giai đoạn 1996 – 1999, tại các nương chè Phú Thọ ghi nhận 79 loài thiên địch. Tác giả Phạm Văn 3
- Lầm (2013) ghi nhận 113 loài thiên địch, đã định danh được 56 loài thiên địch trong đó có 37 loài côn trùng bắt mồi. * Những nghiên cứu mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi là sâu hại phổ biến trên chè Cho đến nay, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về nhóm thiên địch bắt mồi trên các cây trồng khác như đậu tương, lạc, rau, lúa ngô… nhưng các nghiên cứu về côn trùng bắt mồi trên cây chè thì chưa được nghiên cứu nhiều. Các nghiên cứu về thiên địch trên các cây trồng khác bắt đầu từ rất sớm nhưng trên cây chè mới bắt đầu vào những năm cuối thế kỉ 20, tuy nhiên chủ yếu mới bước đầu nghiên cứu về thành phần thiên địch và đề xuất phương hướng quản lý tổng hợp dịch hại chè. Đến những năm đầu của thế kỉ XXI, qui trình quản lý tổng hợp dịch hại chè được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu này chỉ đề xuất các biện pháp cần thực hiện trong qui trình IPM trên chè, trong đó có đề xuất biện pháp bảo vệ và thúc đẩy thiên địch trên nương chè, nhưng chưa có các công bố chi tiết về đặc điểm sinh học, phương pháp bảo vệ, sử dụng thiên địch. * Những nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên sâu hại, côn trùng bắt mồi và mối quan hệ giữa chúng trên chè Nguyễn Văn Thiệp, 1998, 2000, Lê Thị Nhung (2002) nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu, thời tiết, giống, cây che bóng, kĩ thuật đốn, kĩ thuật hái, thuốc hóa học, chế độ canh tác, địa hình đến mật độ sâu hại và thiên địch chưa nghiên cứu sự ảnh hưởng đến mối quan hệ côn trùng bắt mồi với vật mồi. Nhận xét chung các nghiên cứu ở Việt Nam Nhìn chung tại Việt Nam các nghiên cứu về thành phần côn trùng và biến động số lượng các loài sâu hại phổ biến trên chè đã được nghiên cứu rất chi tiết bởi các tác giả Nguyễn Văn Thiệp (2000) và Lê Thị Nhung (2002). Tuy nhiên các nghiên cứu về côn trùng bắt mồi còn rất hạn chế, các kết quả đã công bố chỉ tập trung nghiên cứu thành phần và diễn biến mật độ tập hợp thiên địch mà chưa nghiên cứu từng đối tượng cụ thể. Nghiên cứu về ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái như giống, cây che bóng, kĩ thuật hái chè, kĩ thuật đốn, thời gian đốn...cũng bước đầu được nghiên cứu bởi các tác giả nói trên. Tuy nhiên các công trình đã công bố chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố sinh thái lên biến động số lượng mật độ sâu hại chè mà chưa có công trình nào nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố sinh thái lên biến động mật độ các loài côn trùng bắt mồi và đặc biệt là ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đó đến mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi và vật mồi của chúng là sâu hại trên chè. 4
- CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các loài sâu hại trên chè, đặc biệt là nhóm sâu hại phổ biến. Các loài côn trùng bắt mồi đặc biệt là một số loài côn trùng phổ biến trên chè. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Đề tài được tiến hành từ tháng 12/2013 đến tháng 12/2017 - Thực hiện điều tra thành phần sâu hại và côn trùng bắt mồi tại 9 huyện của tỉnh và bố trí thực nghiệm tại Hạ Hòa, Yên Lập, tỉnh Phú Thọ - Phân loại, định danh các loài sâu hại và thiên địch tại Phòng Sinh thái côn trùng - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu thành phần sâu hại trên chè, mức độ xuất hiện và diễn biến mật độ của một số loài hại phổ biến tại địa điểm nghiên cứu. - Nghiên cứu thành phần côn trùng bắt mồi và vật mồi của chúng, diễn biến mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè tại địa điểm nghiên cứu. - Nghiên cứu mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi là sâu hại phổ biến trên chè tại địa điểm nghiên cứu. - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái (giống chè, cây che bóng, biện pháp chăm sóc, kĩ thuật hái chè, biện pháp đốn chè, thuốc hóa học) lên sâu hại, côn trùng bắt mồi và mối quan hệ giữa chúng trên chè tại địa điểm nghiên cứu. 2.4. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu Vật liệu nghiên cứu gồm 5 giống chè LDP1, LDP2, PH1, Trung Du và TRI777. Dụng cụ gồm vợt côn trùng, ống hút, chổi lông, bẫy hố, bẫy tổ, khay nhôm kích thước 35 x 25 x 5cm, dầu hỏa, dầu rửa bát, cồn, foocmon, lọ đựng mẫu, các dụng cụ nghiên cứu khác như sổ ghi chép, máy ảnh, … 2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.5.1. Nghiên cứu thành phần sâu hại trên chè, mức độ phổ biến và diễn biến mật độ của một số loài sâu hại phổ biến tại địa điểm nghiên cứu. Tiến hành theo phương pháp điều tra của Viện Bảo vệ Thực vật (1997), Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2003), Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Tạo (2006). Bảo quản mẫu vật theo phương pháp của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía bắc (1992). 2.5.2. Nghiên cứu thành phần côn trùng bắt mồi, mức độ phổ biến, vật mồi của chúng và diễn biến mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè tại địa điểm nghiên cứu Điều tra thành phần côn trùng bắt mồi được thực hiện kết hợp với điều tra sâu hại. Riêng thu mẫu kiến bắt mồi chúng tôi sử dụng phương pháp bẫy hố (Theo phương pháp của hiệp hội côn trùng Amateur Entonologists, 2015). Ong bắt mồi 5
- chúng tôi sử dụng bẫy tổ (Theo phương pháp của Christophe, 2012). Nghiên cứu diễn biến mật độ một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè theo phương pháp của Viện bảo bệ thực vật (1997). Giám định các loài bọ rùa bắt mồi theo tài liệu của Hoàng Đức Nhuận (2007), các loài bọ xít bắt mồi theo Claver và Ambrose (2002) và Vennison và Ambrose (1992), các loài ong bắt mồi theo Nguyen et al. (2006, 2011); Nguyen and Kojima, 2014; Saito -Morooka et al. (2015). So sánh thành phần sâu hại và côn trùng bắt mồi với phần của các ghi nhận trước tại địa điểm nghiên cứu và ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011 của Viện Bảo vệ thực vật (1976), Phạm Văn Lầm và nnk (2007a, 2011), Phạm Văn Lầm (2013). 2.5.3. Nghiên cứu mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi là sâu hại chè phổ biến tại địa điểm nghiên cứu: Tham khảo phương pháp tính hệ số tương quan của Nguyễn Thanh Hải và Đỗ Tất Lực (2008). 2.5.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên sâu hại, côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè và mối quan hễ giữa chúng tại địa điểm nghiên cứu * Ảnh hưởng của giống chè đến một số loài sâu hại, côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè và mối quan hệ giữa chúng: Bố trí 5 công thức như sau CT1: Giống LDP1. CT2: Giống LDP2. CT3: Giống PH1. CT4: Giống Trung du. CT5: TRI777 * Ảnh hưởng của cây che bóng: CT1 – Có cây che bóng. CT2 – Không có cây che bóng * Ảnh hưởng của biện pháp chăm sóc: CT1 – Chăm sóc tốt, CT2 – Chăm sóc ít. * Ảnh hưởng của kĩ thuật hái chè: CT1 – Hái san trật, CT2 – Hái kĩ * Ảnh hưởng của biện pháp đốn: CT1 – Đốn sớm, CT2 – Đốn muộn, CT3 – Đốn phớt, CT4 – Đốn đau. * Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hóa hóa học: Theo dõi mật độ sâu hại và côn trùng bắt mồi trên công thức phun thuốc của người dân và không phun thuốc 2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập được xử lý và trình bày qua bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh. Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2010 2.7. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cơ bản về cùng nghiên cứu Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ, là nơi giao nhau của 3 con sông lớn gồm sông Hồng, sông Đà và sông Lô. Hạ Hoà ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng trung du và miền núi phía Bắc, chịu ảnh hưởng của hai vùng khí hậu giữa đông và tây bắc bộ, khí hậu chia 2 mùa rõ rệt. Đất trồng chè của Hạ Hòa chủ yếu là đất đồi thấp, nghèo dinh dưỡng và chua. 6
- CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nghiên cứu thành phần sâu hại, mức độ phổ biến và diễn biến mật độ của một số loài hại chính trên chè tại tỉnh Phú Thọ Chúng tôi tiến hành điều tra thành phần sâu hại chè tại 9 huyện của tỉnh Phú Thọ từ 2014 đến 2016, đã ghi nhận 56 loài côn trùng gây hại trên cây chè thuộc 8 bộ và 30 họ. Có 3 loài sâu hại chè được ghi nhận mới cho tỉnh Phú Thọ bao gồm: Biston suppressaria Guence, Chalcocelis albigutata Snellen, Archips sp. Có 7 loài xuất hiện khá phổ biến (tần suất bắt gặp từ 25 đến 50% trong đó có 6 loài thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera). Chỉ có 3 loài sâu hại xuất hiện phổ biến (tần suất bắt gặp > 50%) là bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall, rầy xanh Empoasca flavescens Fabricius, rệp muội nâu đen Toxoptera aurantii Fonscolombe. Theo dõi biễn biến mật độ các loài phổ biến cho thấy: rầy xanh có 2 cao điểm là tháng 4 và tháng 10. Bọ trĩ có 1 cao điểm vào tháng 7. Rệp muội nâu đen xuất hiện nhiều vào mùa khô (tháng 8 năm trước đến tháng 4 năm sau) và không có cao điểm rõ ràng. Sâu cánh vẩy xuất hiện quanh năm, cao nhất vào tháng 9. 3.2. Nghiên cứu thành phần côn trùng bắt mồi, vật mồi của chúng và diễn biến mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi trên chè tại Phú Thọ Tại Phú Thọ ghi nhận 51 loài côn trùng bắt mồi trên chè thuộc 7 bộ và 15 họ. Có 4 loài xuất hiện phổ biến trên nương chè Phú Thọ gồm bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus Dohrn, bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius), bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus (Fabricius), bọ rùa đỏ Micraspis discolor (Fabricius). Có 1 loài được mô tả mới cho khoa học (Polistes communalis Nguyen, Vu & Carpenter, 2017), 4 loài côn trùng bắt mồi ghi nhận mới trên chè tại Phú Thọ gồm Cyrtorhinus lividipennis Reuter, Poliditus peramatus Uhler, Andrallus spinidens Fabricius, Orius sauteri (Poppius). Theo dõi diễn biến 4 loài phổ biến thì chúng đều xuất hiện quanh năm và có những cao điểm mật độ nhất định: S. croceovittatus vào tháng 6, O. sauteri vào tháng 5 và tháng 10, M. discolor vào tháng 7 – 8, M. sexmaculatus vào tháng 6 và tháng 11 trong 3 năm nghiên cứu. 3.3. Mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè tại Phú Thọ 3.3.1. Mối quan hệ giữa một số loài bọ xít bắt mồi phổ biến và vật mồi của chúng trên chè 7
- 8
- 9
- 3.3.2. Mối quan hệ của một số loài bọ rùa phổ biến với rệp muội nâu đen hại chè Toxoptera aurantii Fonscolombe tại Phú Thọ 10
- 11
- Mối quan hệ này trên đồng ruộng là mối quan hệ rời rạc, không liên tục, chúng chỉ chặt chẽ ở một giai đoạn nhất định và thường là giai đoạn mật độ côn trùng bắt mồi và vật mồi cao. Cụ thể là mối quan hệ giữa bọ xít nâu nhỏ bắt mồi O. sauteri với bọ trĩ P. setiventris chặt chẽ nhất vào tháng 5 đến tháng 10 (hình 3.12), giữa bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi S. croceovittatus và tập hợp sâu cánh vẩy chặt chẽ nhất vào tháng 4 đến tháng 9 (hình 3.13), giữa bọ rùa đỏ M. discolor và bọ rùa 6 vằn M. sexmaculatus với rệp muội nâu đen chặt chẽ nhất vào tháng 4 đến 7 trong 3 năm nghiên cứu (hình 3.14 và hình 3.15). 3.4. Ảnh hƣởng của một số yếu tố sinh thái lên mật độ và mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại phổ biến trên chè tại Phú Thọ 3.4.1. Ảnh hưởng của giống chè lên mật độ và mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại phổ biến * Ảnh hưởng của giống chè lên mật độ và tỷ lệ số lượng giữa côn trùng bắt mồi với sâu hại trên chè Trong 5 giống chè thường được trồng ở Phú Thọ thì mức độ nhiễm bọ trĩ của giống Trung Du (có nguồn gốc Trung Quốc) là nặng nhất, 2 giống lai LDP1 và LDP2 nhiễm nhẹ nhất. Mật độ của bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi (O. sauteri) trên giống Trung Du cũng là cao nhất, thấp nhất trên 2 giống lai LDP1, LDP2. Tuy nhiên ảnh hưởng của các giống chè tới bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi và bọ trĩ không chỉ làm sai khác mật độ mà còn làm sai khác tỷ lệ số lượng bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi : số lượng bọ trĩ. Trên giống Trung Du, tỷ lệ này là 1:42, tiếp theo giống TRI777 (1:48), giống PH1 (1:54), giống LDP2 (1:68), cao nhất ở giống lai LDP1 (1:90). Mật độ sâu hại bộ cánh vẩy trên giống Trung Du và giống TRI777 (giống địa phương) cao hơn 3 giống còn lại (LDP1, LDP2, PH1). Mật độ của bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi trên 3 giống TRI777, PH1 và Trung Du là cao hơn trên 2 giống lai lai LDP1 và LDP2. Tỷ lệ số lượng bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi : tập hợp sâu cánh vẩy trên 3 giống Trung Du, PH1 và TRI777 là 1:2. Trên 2 giống lai LDP1 và LDP2 thì tỷ lệ này là 1:3. Mật độ rầy xanh cao nhất ở giống Trung Du, thấp nhất trên 2 giống lai LDP1, LDP2 và PH1 (có nguồn gốc Assam). Mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi trên 2 giống Trung Du và TRI777 cao hơn 3 giống còn lại. Tỷ lệ số lượng tập hợp bọ xít bắt mồi : số lượng rầy xanh cao nhất 2 giống Trung Du và LDP2 (cùng là 1:17), tiếp theo là trên giống LDP1 (cùng là 1:15), thấp nhất là trên 2 giống PH1 và TRI777 (cùng là 1:14). Mật độ bọ rùa đỏ cao nhất trên 2 giống lai LDP1 và LDP2, thấp nhất trên 2 giống PH1, TRI777. Mật độ bọ rùa 6 vằn cao nhất trên 2 giống lai LDP1 và LDP2, thấp nhất trên 2 giống PH1 và TRI777. Mật độ tập hợp bọ rùa ở 2 giống lai LDP1 và LDP2 cao hơn 3 giống còn lại. Mật độ vật mồi của bọ rùa (rệp muội nâu đen 12
- Toxoptera aurantii Fonscolombe) cũng có sự sai khác ở các giống chè khác nhau, trên 2 giống lai LDP1 và LDP2 cao nhất, thấp nhất trên 2 giống PH1và TRI777. Tỷ lệ số lượng bọ rùa đỏ : rệp muội nâu đen cao nhất trên giống PH1 và Trung Du (cùng là 1:24), tiếp theo trên giống TRI777 và LDP1 (cùng là 1:23), thấp nhất trên giống LDP2 (1:22). Tỷ lệ số lượng bọ rùa 6 vằn : rệp muội nâu đen cao nhất trên giống TRI777 và PH1 (cùng là 1:29), tiếp theo trên giống LDP2 (1:28), cuối cùng là trên giống LDP1 và Trung Du (cùng là 1:27). Tỷ lệ số lượng tập hợp bọ rùa bắt mồi : rệp muội nâu đen trên 2 giống LDP2 và Trung Du là 1:11, trên 3 giống LDP1, PH1, TRI777 là 1:10. * Ảnh hưởng của giống chè lên hệ số tương quan giữa một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại phổ biến trên chè tại Phú Thọ Bảng 3.14. Ảnh hưởng của giống chè đến mối quan hệ giữa một số loài côn trùng bắt mồi và vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè tại Phú Thọ năm 2016 Hệ số tƣơng quan trên từng giống chè Quan hệ giữa côn trùng bắt mồi (R) TT với vật mồi (sâu hại phổ biến) Trung LDP1 LDP2 PH1 TRI777 du Bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ 1. -0,89 -0,97 -0,84 -0,81 -0,62 trĩ Bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập 2. -0,82 -0,76 -0,80 - 0,42 -0,86 hợp sâu cánh vẩy 3. Tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh -0,65 -0,59 0,14 -0,32 -0,57 4. Bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen -0,97 -0,89 -0,37 -0,38 -0,96 5. Bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen -0,75 -0,81 -0,03 -0,49 -0,99 Tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội 6. -0,85 -0,85 -0,20 -0,67 -0,98 nâu đen Côn trùng bắt mồi thể hiện vai trò khống chế sâu hại ở các mức độ khác nhau cũng phụ thuộc vào các giống. Trên giống lai (LDP1, LDP2) và giống TRI777 thì mối quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ, bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy, tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh, bọ rùa đỏ với rệp muội, bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen và tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen thể hiện là tương quan nghịch, chặt và rất chặt. Các mối tương quan yếu thể hiện ở các giống như giống PH1 và yếu nhất trên Giống Trung du có quan hệ giữa bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy, quan hệ tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh, quan hệ bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen và quan hệ bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen có quan hệ nghịch và yếu thể hiện ở hệ số tương quan R= 0,32 – 0,49 (Bảng 3.14). 13
- 3.4.2. Ảnh hưởng của cây che bóng lên mật độ và mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại phổ biến * Ảnh hưởng của cây che bóng đến mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi và vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè tại Phú Thọ Qua 5 tháng theo dõi (từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2016), mật độ bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi trung bình trên nương chè có cây che bóng là 1,28 con/m2) cao hơn trên nương chè không có cây che bóng (0,92 con/m 2) (LSD0,05 = 0,15). Ngược lại, mật độ bọ trĩ trung bình trên chè có cây che bóng (42,8 con/m2) thấp hơn nương chè không có cây che bóng (49,3 con/m2) (LSD0,05 = 3,2). Tỷ lệ số lượng bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi : số lượng bọ trĩ trên chè có cây che bóng là 1: 33 và trên chè không có cây che bóng là 1: 53. Mật độ bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi S. croceovittatus trung bình trên chè có cây che bóng là 1,12 con/m2 không có sự sai khác với mật độ này trên chè không có cây che bóng (1,08 con/m2) (LSD0,05 = 0,7). Cũng tương tự, mật độ tập hợp sâu cánh vẩy trung bình trên chè có cây che bóng là 3,63 con/m2 không có sự sai khác với mật độ này trên chè không có cây che bóng (3,55 con/m2) (LSD0,05 = 0,91). Do vậy tỷ lệ số lượng bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi : số lượng tập hợp sâu cánh vẩy trên 2 công thức thí nghiệm cũng giống nhau, cùng là 1: 3. Mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi trung bình trên nương chè có cây che bóng là 2,93 con/m2 cao hơn trên nương chè không có cây che bóng (2,74 con/m2) (LSD0,05 = 0,11). Ngược lại, mật độ rầy xanh E. flavescens trung bình trên nương chè có cây che bóng là 63,05 con/m2 thấp hơn trên nương chè không có cây che bóng (70,44 con/m2) (LSD0,05 = 3,31). Tỷ lệ số lượng tập hợp bọ xít bắt mồi : số lượng rầy xanh trên chè có cây che bóng là 1: 22 và trên chè không có cây che bóng là 1: 26. Mật độ bọ rùa đỏ, bọ rùa 6 vằn, tập hợp bọ rùa và vật mồi ưa thích của chúng (rệp muội nâu đen) trên chè có cây che bóng đều cao hơn trên chè không có cây che bóng. Cụ thể, mật độ bọ rùa đỏ M. discolor trung bình ở chè có cây che bóng là 1,50 con/m2, ở chè không có cây che bóng là 1,30 con/m2 (LSD0,05 = 0,12); Mật độ bọ rùa 6 vằn M. sexmaculatus trung bình ở công thức có cây che bóng là 1,21 con/m2, ở công thức không có cây che bóng là 0,98 con/m2 (LSD0,05 = 0,14); Mật độ tập hợp bọ rùa bắt mồi trung bình ở công thức có cây che bóng là 2,93 con/m2, ở công thức không có cây che bóng là 2,63 con/m2 (LSD0,05 = 0,20); Mật độ rệp muội trung bình trên chè có cây che bóng là 49,5 con/m2, ở công thức không có cây che bóng là 38,7 con/m2 (LSD0,05 = 2,11). Tỷ lệ số lượng bọ rùa đỏ : rệp muội nâu đen trên chè có cây che bóng là 1:33 và trên chè không có cây che bóng là 1:30. Tỷ lệ bọ rùa 6 vằn : rệp muội nâu đen trên chè có cây che bóng là 14
- 1:41và trên chè không có cây che bóng là 1:40. Tỷ lệ Tập hợp bọ rùa : rệp muội nâu đen trên chè có cây che bóng là 1:17 và trên chè không có cây che bóng là 1:15. * Ảnh hưởng của cây che bóng đến hệ số tương quan giữa một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè Bảng 3.16. Ảnh hƣởng của cây che bóng đến mối quan hệ giữa một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè tại Phú Thọ năm 2016 Hệ số tƣơng quan (R) Mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi với vật STT Không mồi Có che bóng che bóng 1. Bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ -0,91 -0,52 Bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh 2. -0,47 -0,42 vẩy 3. Tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh -0,80 -0,45 4. Bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen -0,90 -0,97 5. Bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen -0,92 -0,91 6. Tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen -0,95 -0,95 Côn trùng bắt mồi thể hiện vai trò khống chế sâu hại ở các mức độ khác nhau trên chè có cây che bóng và không có cây che bóng. Xét 6 cặp côn trùng bắt mồi và sâu hại phổ biến trên chè có cây che bóng và không có cây che bóng cho thấy: Trên chè có cây che bóng thì mối quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ, bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy, bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen, bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen và tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen thể hiện là tương quan nghịch, chặt và rất chặt. Trên chè không có cây che bóng các mối tương quan thể hiện yếu hơn. 3.4.3. Ảnh hưởng của biện pháp chăm sóc lên mật độ và mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại phổ biến * Ảnh hưởng của biện pháp chăm sóc lên mật độ giữa một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè Qua 5 tháng theo dõi (từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2016), mật độ bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi (O. sauteri) và vật mồi ưa thích của nó là bọ trĩ (P. setiventris) trên chè chăm sóc tốt đều thấp hơn trên chè chăm sóc ít. Cụ thể, mật độ (O. sauteri) trung bình trên nương chè chăm sóc tốt là 1,26 con/m2, trên nương chè chăm sóc ít là 1,43 con/m2 (LSD0,05 = 0,07); Mật độ P. setiventris trung bình trên chè chăm sóc tốt là 32,8 con/m2, trên nương chè chăm sóc ít là 42,7 con/m2 (LSD0,05 = 1,50). Tỷ lệ số lượng bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi : số lượng bọ trĩ trên chè chăm sóc tốt là 1:26 và trên chè chăm sóc ít là 1:33. 15
- Mật độ bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi và mật độ tập hợp sâu cánh vẩy trên chè chăm sóc tốt đều thấp hơn trên chè chăm sóc ít. Cụ thể, mật độ S. croceovittatus trung bình trên chè chăm sóc tốt là 0,77 con/m2, trên chè chăm sóc ít (1,26 con/m2) (LSD0,05 = 0,08); Mật tập hợp sâu cánh vẩy trung bình trên chè có chăm sóc tốt là 2,22 con/m2, trên chè chăm sóc ít là 2,71 con/m2 (LSD0,05 = 0,12). Tỷ lệ số lượng bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi : số lượng tập hợp sâu cánh vẩy trên chè chăm sóc tốt là 1:3 và trên chè chăm sóc ít là 1:2. Mật độ trung bình tập hợp bọ xít bắt mồi và rầy xanh trên chè chăm sóc tốt đều thấp hơn trên chè chăm sóc ít. Cụ thể mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi trên chè chăm tốt là 3,10 con/m2, trên nương chè ít chăm sóc là 3,34 con/m2 (LSD0,05 = 0,16); Mật độ rầy xanh E. flavescens trung bình trên nương chè chăm sóc tốt là 52,4 con/m2, trên nương chè chăm sóc ít là 67,8 con/m2 (LSD0,05 = 3,50). Tỷ lệ số lượng tập hợp bọ xít bắt mồi : số lượng rầy xanh trên chè chăm sóc tốt là 1:17 và trên chè chăm sóc ít là 1:20. Mật độ bọ rùa đỏ M. Discolor, rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus, tập hợp bọ rùa bắt mồi và rệp muội nâu đen trên chè chăm sóc tốt đều thấp hơn trên chè chăm sóc ít. Cụ thể, mật độ M. discolor trung bình ở công thức chè chăm sóc tốt là 1,23 con/m2, ở công thức chè chăm sóc ít là 1,53 con/m2 (LSD0,05 = 0,05). Mật độ M. sexmaculatus trung bình ở công thức chè chăm sóc tốt là 1,12 con/m2, ở công thức chè chăm sóc ít là 1,48 con/m2 (LSD0,05 = 0,06); Mật độ tập hợp bọ rùa bắt mồi trung bình ở công thức chè chăm sóc tốt là 2,89 con/m2, ở công thức chè chăm sóc ít (3,26 con/m2) (LSD0,05 = 0,18); Mật độ rệp muội nâu đen trung bình ở chè chăm sóc tốt là 35,3con/m2, ở công thức không chè ít chăm sóc là 52,7 con/m2 (LSD0,05 = 2,50). Tỷ lệ số lượng bọ rùa bắt mồi: số lượng rệp muội nâu đen trên chè chăm sóc tốt là 1:19 và trên chè chăm sóc ít là 1:34. Tỷ lệ bọ rùa 6 vằn : rệp muội nâu đen trên chè chăm sóc tốt là 1:32 và trên chè chăm sóc ít là 1:37. Tỷ lệ Tập hợp bọ rùa : rệp muội nâu đen trên chè chè chăm sóc tốt là 1:12 và trên chè chăm sóc ít là 1:16. Bảng 3.18. Ảnh hƣởng của biện pháp chăm sóc lên mối quan hệ giữa một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè tại Phú Thọ STT Hệ số tƣơng quan (R) Mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi với Chăm Chăm sóc ít vật mồi sóc tốt 1. Bọ xít nâu nhỏ bắt mồi với bọ trĩ -0,86 -0,68 2. Bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy -0,78 -0,71 3. Tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh -0,74 -0,38 4. Bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen -0,80 -0,96 5. Bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen -0,85 -0,85 6. Tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen -0,93 -0,91 16
- Bọ xít bắt mồi và bọ rùa bắt mồi thể hiện vai trò khống chế rất sâu hại khác nhau trên chè chăm sóc tốt và chăm sóc ít. Đối với bọ xít bắt mồi (hệ số tương quan giữa bọ xít nâu nhỏ bắt mồi với bọ trĩ, bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy, tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh trên chè chăm sóc tốt đều có giá trị tuyệt đối cao hơn trên chè chăm sóc ít; tức là trên chè chăm sóc tốt bọ xít bắt mồi thể hiện vai trò khống chế vật mồi (sâu hại chè) tốt hơn trên chè chăm sóc ít. Nhung đối với bọ rùa bắt mồi thì tùy loài lại thể hiện khác nhau. Mối quan hệ giữa bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen trên chè chăm sóc tốt không chặt chẽ bằng trên chè chăm sóc ít. Mối quan hệ giữa rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen như nhau ở hai chế độ chăm sóc. Mối quan hệ giữa tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen trên chè chăm sóc tốt chặt chẽ hơn trên chè chăm sóc ít. 3.4.4. Ảnh hưởng của kĩ thuật hái chè lên mật độ và mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại phổ biến * Ảnh hưởng của kĩ thuật hái chè lên mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi và vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè Qua 5 tháng theo dõi (từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2016), mật độ bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi (O. sauteri) trung trên nương chè hái san trật (1,04 con/m2) thấp hơn trên nương chè hái kĩ (1,82 con/m2) (LSD0,05 = 0,07). Ngược lại, mật độ của bọ trĩ (P. setiventris) trung bình trên chè hái san trật (38,5 con/m2) cao hơn nương chè hái kĩ (32,9 con/m2) (LSD0,05 = 1,32). Tỷ lệ số lượng bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi : số lượng bọ trĩ trên chè hái san trật là 1:37 và trên chè hái kĩ là 1:18. Mật độ bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi S. croceovittatus trung bình trên chè hái san trật là 0,78 con/m2 thấp hơn mật độ này trên chè hái kĩ (1,12 con/m2) (LSD0,05 = 0,04). Ngược lại, mật độ của tập hợp sâu cánh vẩy trung bình trên chè hái san trật là 3,08 con/m2 cao hơn mật độ này trên chè hái kĩ (2,04 con/m2) (LSD0,05 = 0,12). Tỷ lệ số lượng bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi : số lượng tập hợp sâu cánh vẩy trên chè hái san trật là 1:4 và trên chè hái kĩ là 1:2. Mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi trung bình trên nương chè hái san trật là 2,63 con/m2 thấp hơn trên nương chè hái kĩ (3,56 con/m2) (LSD0,05 = 0,15). Nhưng mật độ rầy xanh E. flavescens trung trên nương chè hái san trật là 59,3 con/m2 cao hơn trên nương chè hái kĩ (51,3 con/m2) (LSD0,05 = 3,26). Tỷ lệ số lượng tập hợp bọ xít bắt mồi : số lượng rầy xanh trên chè hái san trật là 1:23 và trên chè hái kĩ là 1:14. Mật độ 2 loài bọ rùa theo dõi và mật độ tập hợp bọ rùa bắt mồi trên chè hái san trật đều thấp hơn trên chè hái kĩ. Ngược lại, mật độ rệp muội nâu đen trên chè hái san trật lại cao hơn trên chè hái kĩ. Cụ thể như sau: Mật độ bọ rùa đỏ M. discolor trung bình ở công thức chè hái san trật là 1,37 con/m2 thấp hơn ở công thức hái kĩ (1,42 con/m2) (LSD0,05 = 0,05). Mật độ bọ rùa 6 vằn M. sexmaculatus 17
- trung bình ở công thức chè hái san trật là 0,93 con/m2 thấp hơn ở công thức chè hái kĩ (1,43 con/m2) (LSD0,05 = 0,06). Mật độ tập hợp bọ rùa bắt mồi ở công thức chè hái san trật là 2,79 con/m2 thấp hơn ở công thức chè hái kĩ (3,11 con/m2) (LSD0,05 = 0,15). Mật độ của rệp muội nâu đen hại chè T. aurantii trung bình qua trên chè hái san trật là 55,9 con/m2 cao hơn ở công thức hái kĩ (36,5 con/m2) (LSD0,05 = 1,68). Tỷ lệ số lượng bọ rùa đỏ : rệp muội nâu đen trên chè hái san trật là 1:41 và trên chè hái kĩ là 1:26. Tỷ lệ bọ rùa 6 vằn : rệp muội nâu đen trên chè hái san trật là 1:60 và trên chè hái kĩ là 1:25. Tỷ lệ Tập hợp bọ rùa : rệp muội nâu đen trên chè hái san trật là 1:20 và trên chè hái kĩ là 1:12. * Ảnh hưởng của kĩ thuật hái chè lên hệ số tương quan giữa một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè Côn trùng bắt mồi thể hiện vai trò khống chế sâu hại ở các mức độ khác nhau trên chè hái san trật và chè hái kĩ. Xét 6 cặp côn trùng bắt mồi và sâu hại phổ biến trên chè hái san trật và chè hái kĩ cho thấy: Trên chè hái kĩ thì mối quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ, bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy, bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen, bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen và tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen thể hiện là tương quan nghịch rất chặt. Trên chè hái san trật các mối tương quan thể hiện yếu hơn (Bảng 3.20). Bảng 3.20. Ảnh hƣởng của kĩ thuật hái chè lên mối quan hệ giữa một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè tại Phú Thọ năm 2016 Mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi với Hệ số tƣơng quan (R) STT vật mồi Hái san trật Hái kĩ 1. Bọ xít nâu nhỏ bắt mồi với bọ trĩ -0,61 -0,79 Bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu 2. -0,75 -0,82 cánh vẩy 3. Tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh -0,54 -0,49 4. Bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen -0,78 -0,88 5. Bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen -0,74 -0,87 6. Tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen -0,87 -0,92 3.4.5. Ảnh hưởng của biện pháp đốn lên mật độ và mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại phổ biến * Ảnh hưởng của kĩ thuật đốn chè lên mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi và sâu hại trên chè 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 305 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 267 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 177 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn