intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu tính đa dạng của nguồn tài nguyên cây thuốc tại Hoàng Su Phì, Hà Giang và đề xuất các biện pháp bảo tồn, sử dụng bền vững

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

28
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá được tính đa dạng của nguồn tài nguyên cây thuốc tại Hoàng Su Phì, Hà Giang và đề xuất các biện pháp bảo tồn, sử dụng bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu tính đa dạng của nguồn tài nguyên cây thuốc tại Hoàng Su Phì, Hà Giang và đề xuất các biện pháp bảo tồn, sử dụng bền vững

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- NGUYỄN DUY HƢNG NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CỦA NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC TẠI HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN, SỬ DỤNG BỀN VỮNG Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 9 42 01 11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC HÀ NỘI – 2021
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS-TS. Lƣu Đàm Cƣ 2. TS. Hà Minh Tâm Phản biện 1: …………………………… Phản biện 2: .…………………………… Phản biện 3: …………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Vào hồi ……. giờ …....’, ngày ….… tháng …… năm 20….. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Huyện Hoàng Su Phì nằm ở phía Tây của tỉnh Hà Giang, dưới dải Tây Côn Lĩnh hùng vĩ, có độ cao trung bình trên 2000 m so với mực nước biển. Huyện có diện tích 629,42 km², gồm 25 xã, thị trấn, là nơi chung sống của 12 dân tộc anh em. Chính ở độ cao hùng vĩ ấy, Hoàng Su Phì được thiên nhiên ưu đãi cùng với địa hình, phức tạp, chia cắt đã tạo nên các tiểu vùng khí hậu đa dạng hình thành thảm thực vật phong phú, trong đó có nguồn tài nguyên cây thuốc. Tuy nhiên đến nay nguồn tài nguyên cây thuốc của huyện chưa được điều tra, đánh giá đầy đủ. Hơn nữa, nơi đây không chỉ sở hữu nhiều loài cây thuốc quý mà còn lưu giữ rất nhiều vốn tri thức truyền thống trong việc sử dụng cây thuốc để phòng, chữa bệnh trong đồng bào dân tộc thiểu số mà nghề thuốc Nam được lưu truyền đến nay. Tuy nhiên, do bị khai thác quá mức... dẫn đến một số loài cây thuốc quý có nguy cơ tuyệt chủng hoặc còn rất ít. Do vậy đề tài “ Nghiên cứu tính đa dạng của nguồn tài nguyên cây thuốc tại Hoàng Su Phì, Hà Giang và đề xuất các biện pháp bảo tồn, sử dụng bền vững ” ” là cần thiết và có ý nghĩa lớn về khoa học. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Đánh giá được tính đa dạng của nguồn tài nguyên cây thuốc tại Hoàng Su Phì, Hà Giang và đề xuất các biện pháp bảo tồn, sử dụng bền vững. 3. Các nội dung nghiên cứu chính của luận án Đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc và tri thức, kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc của đồng bào các dân tộc thiểu số tại vùng nghiên cứu Tìm hiểu các mối đe dọa và đề xuất biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc và tri thức sử dụng tại Hoàng Su Phì
  4. 2 Bước đầu đề xuất một số biện pháp nhằm bảo tồn, phát triển một số loài cây thuốc có triển vọng đồng bào thiểu số tại khu vực nghiên cứu. Nghiên cứu thử hoạt tính sinh học của một số loài cây thuốc được đồng bào dân tộc H’Mông và Dao sử dụng chữa bệnh làm cơ sở cho việc phát triển một số cây thuốc, bài thuốc dân tộc có giá trị chữa bệnh trong cộng đồng. 4. Bố cục luận án Luận án bao gồm 5 phần: gồm 132 trang - Mở đầu: 02 trang. - Tổng quan tài liệu: 38 trang (trang 3 đến 41). - Địa điểm, đối tượng, nội dung và PP nghiên cứu: 16 trang (từ trang (từ trang 46 đến 60). - Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 58 trang - Kết luận và Kiến nghị: 02 trang CHƢƠNG 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Lƣợc sử nghiên cứu về đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc 1.1.1. Trên thế giới Từ thời cổ đại con người đã biết sử dụng cây cỏ làm thuốc để sinh tồn, chống chọi với thiên nhiên như: để làm cầm máu vết đứt tay trong khi dùng rìu đá, tẩm độc vào đầu mũi tên, làm mồi săn bắn…. Cùng với sự phát triển của xã hội, con người đã đúc rút kinh nghiệm trong thu hái, chế biến, sử dụng cây cỏ làm thuốc... Chính vì vai trò quan trọng đối với đời sống con người nên hiện nay tài nguyên cây thuốc được nghiên cứu ở hầu hết các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên
  5. 3 thế giới. Kết quả thảo luận trong các công trình đã được công bố việc nghiên cứu đó đem lại lợi ích ở nhiều lĩnh vực trong đời sống. 1.1.2. Ở Việt Nam Việt Nam trải dài theo huớng Bắc Nam, từ xã Lũng Cú- huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang đến xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, với hơn 1600 km trên đất liền, diện tích phần đất liền là 327.480 km2. Theo thống kê cả nuớc có 33 vuờn Quốc gia và 61 khu bảo tồn thiên nhiên, ngoài ra còn nhiều đảo và quần đảo lớn, nhu: Cát Bà, Cồn Cỏ, Bạch Long Vĩ, Hòn Mê, Cù Lao Chàm, Côn Đảo, Phú Quốc, Thổ Chu. Nơi đây chứa đựng nguồn tài nguyên nói chung, tài nguyên cây thuốc nói riêng vô cùng phong phú. Cùng với sự phát triển của lịch sử, tri thức và kinh nghiệm dân gian về sử dụng thuốc ở Việt Nam ngày càng trở nên đa dạng, gắn liền với tên tuổi của nhiều vị danh y nổi tiếng như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông...Ngoài các công trình chuyên về cây thuốc nói trên, còn có một số tài liệu liên quan tới cây thuốc, như: Lã Đình Mỡi và cộng sự (2001; 2002), trong “Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam”...Từ năm 2001 đến 2003, trong Danh lục các loài thực vật Việt Nam, các nhà khoa học về thực vật đã giới thiệu hơn 10 nghìn loài thực vật Việt Nam, trong đó đề cập đến giá trị làm thuốc của nhiều loài thực vật trên phạm vi khắp cả nước...Tại tỉnh Hà Giang gần hai chục năm trở lại đây có một vài dự án bảo tồn và khôi phục trồng cây thuốc song về cơ bản vẫn chưa duy trì được kết quả như mong muốn. Năm 2015 đề tài “Nghiên cứu điều tra khảo sát và xây dựng chiến lược phát triển cây dược liệu của tỉnh Hà Giang” tác giả Phạm Thị Thanh Huyền đã xây dựng danh lục các cây thuốc của tỉnh
  6. 4 gồm 1565 loài trong đó có 97 loài nằm trong danh sách các loài cây thuốc cần được bảo vệ ở Việt Nam ... Nhìn chung cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ chi tiết và hệ thống về cây thuốc Huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang . 1.2. Lƣợc sử nghiên cứu về giá trị sử dụng và các mối đe dọa ảnh hƣởng đến công tác bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc 1.2.1. Trên thế giới Theo WHO trên thế giới ước tính 80% dân số phụ thuộc vào cây thuốc để trị bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng, đặc biệt là các nước đang phát phát triển thông qua các hệ thống y học cổ truyền nổi tiếng như Ayurvedic, Ayurveda, Siddha, Unani, y học Tibetan, y học Jamu và y học Koryo, Kampo, y học cổ truyền Trung Quốc, Châu Phi,…. Giá trị sử dụng cây cỏ làm thuốc ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới ngay cả các nước tiên tiến, nơi có nền y học hiện đại rất phát triển...Các dân tộc thiểu số trên thế giới hiện đang lưu giữ và sở hữu nhiều tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc độc đáo, đặc biệt là các bài thuốc dân tộc có hiệu quả điều trị cao. Các bài thuốc dân tộc được sử dụng và đánh giá qua thực tế hàng nghìn năm nên có độ tin cậy và an toàn cao. Vì vậy, điều tra thành phần loài và tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc ở các dân tộc là một hướng nghiên cứu đang được thế giới quan tâm và triển khai mạnh ở nhiều nước. 1.2.2. Ở Việt Nam 1.2.2.1 Giá trị sử dụng tài nguyên cây thuốc Để phục vụ nhu cầu chữa bệnh cho người dân ngày càng tốt hơn, bên cạnh các phương thức dùng cây thuốc theo cách cổ truyền như
  7. 5 đun, sắc uống, xoa bóp,… nhiều loại thuốc hiện đại có nguồn gốc từ cây cỏ đã được bào chế, mang lại hiệu quả chữa bệnh cao hơn, nhanh và thuận tiện hơn. Sử dụng thuốc có nguồn gốc từ cây cỏ có xu hướng tăng nhanh nên ngành công nghiệp dược theo hướng này ngày càng được chú trọng và phát triển. Như vậy, việc phát triển các cây thuốc hiện có tại các VQG, KBTTT, ở các khu dự trữ sinh quyển là hoàn toàn có triển vọng. 1.2.2.2. Đánh giá các mối đe dọa tài nguyên cây thuốc Có nhiều mối đe dọa đối với nguồn tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam, nhưng nhìn chung thuộc trong các nhóm sau: Từ tự nhiên; Do con người; Do chuyển đổi mục đích sử dụng đất; Khai thác quá mức; Các mối đe dọa khác (Cháy rừng, Chiến tranh) 1.3. Lƣợc sử nghiên cứu về bảo tồn, phát triển tài nguyên cây thuốc và vai trò của tri thức dƣợc học dân tộc 1.3.1. Trên thế giới Cộng đồng các dân tộc trên thế giới đời sống của họ phụ thuộc rất nhiều vào các sản phẩm rừng, trong đó có cây thuốc; họ là những người nắm giữ và hiểu biết rất rõ về các đặc điểm, đặc tính cây thuốc bản địa và giá trị sử dụng của chúng, đồng thời họ là những người nắm giữ, kiểm soát hệ thống kiến thức bản địa về bảo tồn cây thuốc tại các khu rừng rất tốt bởi kinh nghiệm thu hái cây thuốc, các quan niệm, những điều cấm kỵ, niềm tin. WHO đã khuyến kích các nước nên tư liệu hóa lại các hệ thống y học cổ truyền như hệ thống Ayurveda hoặc Unani,… và y học dân gian, truyền khẩu, điều này sẽ đem lợi ích lớn cho nhân loại về bảo tồn trong tương lai... Tư liệu hóa, số hóa nguồn tri
  8. 6 thức dược học là việc làm hết sức quan trọng nhằm gìn giữ kiến thức trước khi biến mất cùng với sự ra đi của người am hiểu nó. Bên cạnh đó, bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng bởi người bản địa là rất cần thiết, là cơ sở cho các nghiên cứu khoa học tiếp theo dựa trên kiến thức bản địa. 1.3.2. Ở Việt Nam Nước ta có một nền y học dân tộc lâu đời với nhiều kinh nghiệm sử dụng các loại dược liệu, các bài thuốc có giá trị dùng để chữa các từ bệnh thông thường (cảm, ho, sốt,…) đến nan y (gan, thận, tim,..). Nền y học cổ truyền độc đáo đó đã bảo vệ sức khỏe cho dân tộc ta suốt chiều dài lịch sử với phương châm “Nam dược trị nam nhân”. Đồng thời, điều kiện tự nhiên ưu đãi cho đất nước và con người Việt Nam một hệ sinh thái phong phú và đa dạng về chủng loại cây thuốc, có tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc. Với hơn 5.000 loài đã biết CHƢƠNG 2 ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NC 2.1. Địa điểm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu là Huyện Hoàng Su Phì, đây là huyện miền núi biên giới phía Tây, cách trung tâm hành chính của Hà Giang 110 km. 2.2. Đối tƣợng nghiên cứu Tài nguyên cây thuốc ở Huyện Hoàng Su phì, Tỉnh Hà Giang (các loài thực vật bậc cao có mạch và một số có tiềm năng làm thuốc). Tri thức sử dụng cây thuốc của 2 dân tộc bản địa (Dân tộc Mông và Dao) sống tại Huyện Hoàng Su phì, Tỉnh Hà Giang. 3.3. Nội dung nghiên cứu
  9. 7 2.3.1. Nghiên cứu tính đa dạng và sự phân bố của nguồn TN cây thuốc 2.3.1. Nghiên cứu xác định các mối đe dọa đối với nguồn TN cây thuốc 2.3.2. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp bảo tồn 2.3.3. Nghiên cứu thử hoạt tính sinh học của một số loài cây thuốc được đồng bào dân tộc H’Mông và Dao sử dụng chữa bệnh 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1. Các phương pháp chung 2.4.1.1. h ng pháp th 2.4.1.2. Xử lý thông tin 2.4.2. Nhóm các phương pháp đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc 2.4.2.1. h ng pháp điều tra cây thuốc Để nghiên cứu xác định thành phần các loài, chúng tôi dựa vào phương pháp nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) và Gary J. Martin (2002) kết hợp với Quy trình điều tra dược liệu của Viện Dược liệu h ng pháp nghiên cứu thực vật Việc định loại mẫu vật dựa vào tài liệu Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1999-2003), Thực vật chí Việt Nam (2000) Việc chỉnh lý tên khoa học dựa vào Danh lục các loài thực vật Việt Nam do Nguyễn Tiến Bân và Phan Kế Lộc chủ biên và The plant list của Vườn thực vật Hoàng gia Anh Để đánh giá tính đa dạng về phân loại, đa dạng về dạng sống,... của nguồn tài nguyên cây thuốc, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực vật của Nguyễn Nghĩa Thìn 2.4.2.2. Đánh giá mức độ đe doạ
  10. 8 Để đánh giá mức độ bị đe dọa, chúng tôi dựa vào tài liệu như: Sách đỏ Việt Na, Danh lục đỏ thế giới (https://www.iucnredlist.org) và thực tế điều tra trong nhân dân; Nghị định số 06/2019/ NĐ-CP về: “quản lý thực vật r ng, động vật r ng nguy cấp, quý, hi m” 2.4.3. Xác định các mối đe dọa đối với nguồn tài nguyên cây thuốc 2.4.4. Các phương pháp nghiên cứu bảo tồn 2.4.4.1. h ng pháp nghiên cứu nhân giống hữu tính cây bằng hạt 2.4.4.2. h ng pháp nghiên cứu nhân giống vô tính bằng hom 2.4.5. Phương pháp nghiên cứu hoạt tính sinh học 2.4.5.1. h ng pháp đánh giá hoạt tính háng viêm 2.4.5.2. h ng pháp thử hoạt tính háng vi sinh vật iểm định CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tính đa dạng của nguồn tài nguyên cây thuốc huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang 3.1.1. Đa dạng về đơn vị phân loại Cho đến nay, đã xác định được nguồn tài nguyên cây thuốc của huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang gồm loài phân bố trong 5 ngành thực vật có mạch là: Thông đất (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). (Bảng 3.1). Bảng 3.1. Sự phân bố các loài cây thuốc trong các ngành Ngành Số họ Số chi Số loài Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lƣợn (%) lƣợn (%) lƣợ (%) g g ng
  11. 9 LYCOPODIOPHYTA 2 1,38 3 0,77 4 0,71 EQUISETOPHYTA 1 0,69 1 0,26 2 0,35 POLYPODIOPHYTA 11 7,65 14 3,57 17 3,02 PINOPHYTA 6 4,17 8 2,04 12 2,35 MAGNOLIOPHYTA 124 86,11 366 93,36 527 93,77 Magnoliopsida 98 79,03 303 82,78 438 83,11 Liliopsida 26 20,97 63 17,22 89 16,89 Tổng số 144 100 392 100 567 100 Số lượng cây thuốc phân bố ở các ngành không đồng đều nhau, chủ yếu tập trung ở ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), với 124 họ (chiếm 86,11%), 366 chi (chiếm 93,36%), 527 loài (chiếm 93,77%). Trong đó, lớp Hai lá mầm chiếm tỷ lệ cao, với 98 họ (chiếm 79,03%), 303 chi (chiếm 82,78%) và 438 loài (chiếm 83,11%). Đặc biệt kết quả nghiên cứu đã ghi nhận loài Chéo béo (Oreocnide kwangsiensis Hand.-Mazz) bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam. Đồng thời trong quá trình nghiên cứu chúng tôi còn ghi nhận loài Hoàng liên chân gà (Coptis quinquesecta W. T. Wang ) bổ sung cho khu vực nghiên cứu. 3.1.2. Đa dạng phổ dạng sống của các loài Kết quả cho thấy, nhóm cây thuốc có dạng sống có chồi trên mặt đất < 25 cm, thân cỏ, bao gồm cỏ một năm và cỏ nhiều năm ( Sp, Ch, Hm, Cr) có số lượng loài lớn nhất và được được dùng làm thuốc nhiều nhất, với 198 loài (chiếm 34,92%). Nhóm thân gỗ, bao gồm: thân gỗ lớn, thân gỗ trung bình và thân gỗ nhỏ (Mg, Me và Mi) là nhóm chiếm ưu thế, với 178 loài (chiếm 31,39%), Nhóm thân leo gỗ và thân leo
  12. 10 dạng cỏ (Ep và Lp) có 99 loài (chiếm 17,46%). Nhóm thân gỗ nhỏ, nửa bụi (Na và Hp) có 43 loài (chiếm 7,58%), 3.1.3. Đa dạng về yếu tố địa lí Thống kê được 18 yếu tố địa lítỷ trọng yếu tố đặc hữu Bắc bộ và yếu tố đặc hữu Việt Nam tuơng đối cao, với 59 loài (chiếm 10,50 %) trong tổng số 567 loài cây thuốc của hệ thực vật. Các yếu tố Nhiệt đới châu Á, Đông Dương, Ấn Độ hay Châu Á nhiệt đới đều là những yếu tố có số lượng loài phong phú. Sự đa dạng về các yếu tố địa lý nói lên tính đa dạng và giá trị khoa học của hệ thực vật KVNC 3.1.4. Đa dạng về sự phân bố trong các kiểu thảm thực vật Nghiên cứu thống kê được sự phân bố của các loài cây thuốc trong 10 kiểu thảm thực vật là: Rừng kín thường xanh ôn đới trên núi cao; Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi; Hệ sinh thái rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng - lá kim á nhiệt đới trên núi trung bình; Hệ sinh thái rừng trồng: Hệ sinh thái rừng hỗn giao gỗ và vầu, tre nứa; Kiểu thảm thực vật trảng cỏ và cây bụi và Kiểu thảm thực vật khu dân cư. 3.1.5. Giá trị bảo tồn của nguồn cây thuốc Hoàng Su Phì Hiện nay đã thống kê được 567 cây thuốc trên tổng số 5119 loài cây thuốc đã biết của Việt Nam. Số loài được ghi trong Sách đỏ Việt N m 2007: 40 loài (chiếm 7,05 %) tổng số loài cây thuốc trong khu vực nghiên cứu đang bị đe dọa ở các mức độ khác nhau, trong đó: Mức độ rất nguy cấp (CR): gồm có 04 loài là: Re hương (Cinamomum parthenoxylon Jack. Meisn.) - CR. A1a,c,d; Hoàng liên chân gà (Coptis quinquesecta W. T. Wang)- CR A1a,c,d. B1+ 2b,c; Vũ diệp tam thất (
  13. 11 Panax bipinnatifidum Seem)- CR A1a,c,d, B1+2b,c,e và loài Tam thất hoang (Panax stipuleanatus Tai &Feng)- CR A1c,d, B1+2b,c,e Mức độ nguy cấp (EN): gồm có 20 loài Mức sẽ nguy cấp (VU): gồm có 16 loài Số loài có trong Nghị định số 06/2019/NĐ-CP, ngày 22/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quí, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, khu vực nghiên cứu có 28 loài, cụ thể như sau: Thuộc nhóm I.A: gồm có 5 loài Thuộc nhóm II.A: gồm 23 loài : Số loài có trong Danh lục đỏ IUCN (2010) và Công ước quốc tế CITES (1973) là 6 loài. 3.2. Giá trị sử dụng và mối đe dọa nguồn tài nguyên cây thuốc 3.2.1. Giá trị sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc trong y học cổ truyền và công nghiệp dược phẩm. 3.2.1.1. Giá trị trong y học cổ truyền Trong quá trình tồn tại và phát triển, cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đặc biệt các dân tộc thiểu số có mối quan hệ rất mật thiết với thế giới tự nhiên, giới thực vật đặc biệt là sự có mặt nhiều loài cây thuốc ở Hoàng Su Phì, được sử dụng trong y học cổ truyền cho chúng ta thấy nguồn tài nguyên cây thuốc ở đây có tiềm năng rất lớn trong việc khai thác, nghiên cứu y dược học dân tộc ở nước ta. 3.2.1.2. Giá trị trong công nghiệp d ợc Hiện nay, nhiều loại sản phẩm thuốc được sản xuất từ cây thuốc lưu hành phổ biến trên thị trường Việt Nam, có thể kể đến: Berberin chữa tiêu chảy sản xuất từ cây Vàng đắng; từ cây Xuyên tâm liên sản
  14. 12 xuất thuốc điều trị lỵ, viêm dạ dày, đại…So với danh mục thuốc (khoảng 300 loại) có nguồn gốc thực vật của Bộ Y tế (2013) thì cây thuốc ở Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang hiện đang chứa đựng khoảng 90 loài cây thuốc và vị thuốc dùng để sản xuất thuốc. Điển hình trong số đó là Đẳng sâm (Codonopsis javanica); Ba gạc lá to (Rauvolfia cambodiana); Chè dây (Ampelopsis cantoniensis), Gừng (Zingiber officinale… Trong đó, một số loài có thể cung cấp cho thị trường. Bên cạnh đó, Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang còn chứa đựng một tiềm năng lớn các loài cây thuốc quý, hiếm, có giá trị kinh tế cao nhưng ít hoặc chưa được nghiên cứu chuyên sâu về dược học như: Hoàng liên chân gà (Coptis quinquesecta ), Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia ), Sâm mây (Peliosanthes teta), Hoàng tinh hoa đỏ... Như vậy, việc phát triển các cây thuốc hiện có tại khu vực nghiên cứu là hoàn toàn có triển vọng lớn và cũng là vấn đề mà huyện Hoàng Su Phì cần lưu ý trong chiến lược trọng tâm nhằm xóa đói giảm nghèo bền vững. 3.2.2. Tri thức bản địa và vai trò của cây thuốc trong đời sống người dân thiểu số trong vùng Cộng đồng các dân tộc thiểu số sống với rừng và đất rừng từ rất lâu đời, đã tạo nên sự gắn bó hữu cơ giữa con người với thiên nhiên. Đất đai, rừng núi ngoài việc nuôi sống họ còn giúp họ chống chọi với bệnh tật để họ sinh tồn. Chính vì lẽ đó mà đời trước truyền cho đời sau biết được cây nào ăn được, cây nào độc cần tránh, cây nào giúp ngừa có thai và cây nào khi dung giúp cơ thể khỏe mạnh ... Tuy mỗi dân tộc có nguồn tri thức cũng như số lượng cây thuốc là khác nhau xong hầu như tộc người nào cũng có mang màu sắc đặc trưng riêng của họ...
  15. 13 Thành phần cây thuốc truyền thống của 2 dân tộc bản địa * Dân tộc H’Mông Bước đầu đã thông kê được 127 loài cây thuốc thuộc 94 chi, 39 họ, 03 ngành: ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) được người H’Mông thường xuyên thu hái và sử dụng theo kinh nghiệm truyền thống. Trong số các họ của ngành Ngọc lan thì họ cúc- Asteraceae có số loài được đồng bào sử dụng làm thuốc nhiều nhất (28 loài), tiếp đến là họ Zingiberaceae (12 loài); họ Araliaceae (10 loài); họ Araceae (6 loài). Các họ: họ Vitaceae, họ Convallariaceae, họ Orchidaceae, họ Poaceae mỗi họ đều có (5 loài). Các họ còn lại mỗi họ có từ 1 đến 3 loài được đồng bào sử dụng làm thuốc. Cây thuốc chủ yếu ở ngành Ngọc lan, chứng tỏ rằng ngành Ngọc lan đóng có số lượng cây cỏ làm thuốc lớn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và chữa bệnh của đồng bào H’Mông. * Dân tộc Dao Theo kết quả điều tra, đã thống kê cây thuốc đồng bào Dao thường xuyên thu hái và sử dụng 188 loài, thuộc 73 họ, 154 chi, thuộc 4 ngành: Thông đất (Lycopodiophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) Cũng giống như dân tộc H’Mông và nhiều dân tộc khác, thành phần cây thuốc của dân tộc Dao nằm chủ yếu ở ngành Ngọc lan, đặc biệt lớp Ngọc lan (Magnoliophyta), với 64 họ (chiếm 87,67%), 143 chi (chiếm 92,85%), 173 loài (chiếm 92,03%). Trong đó, lớp Hai lá mầm chiếm tỷ lệ cao, với 50 họ (chiếm 68,49%), 117 chi (chiếm 75,97%) và
  16. 14 141 loài (chiếm 75,00%). Tuy nhiên số lượng cây thuốc của dân tộc Dao sử dụng làm thuốc cao hơn so với các dân tộc thiểu số khác (Tày, Nùng, H’Mông,…) đồng thời họ cũng có nhiều cách kết hợp độc đáo trong phác đồ điều trị. Như vậy, cây thuốc của cả 2 dân tộc Dao và H’Mônghuyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang có thể tổng hợp như sau: + Tổng số loài cây thuốc của 2 dân tộc thuộc các ngành thực vật: ngành Thông đất, ngành Dương xỉ, ngành Hạt trần và ngành Ngọc lan. Trong đó có những loài cây thuốc đều được dân tộc Dao và H’Mông sử dụng dùng chung; mặt khác có những loài chỉ có đồng bào Dao sử dụng. Sự khác biệt về thành phần cây thuốc giữa 2 dân tộc cho thấy rằng: dù sinh sống cùng địa giới hành chính song mỗi dân tộc đều có thành phần cây thuốc và nguồn tri thức mang bản sắc riêng. Một số loài dùng chung có cùng công dụng, phản ánh sự giao thoa tri thức sử dụng cây thuốc giữa các dân tộc anh em trong cùng khu vực địa lí. Sự giao thoa ấy bắt nguồn từ sự cởi mở trong chia sẻ tri thức, kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc mặt khác còn có ngọn nguồn từ sự kết hôn giữa dân tộc này với dân tộc khác trong vùng. b) Kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc.. Đã thông kê được 8 bộ phận của cây thuốc được cả 2 dân tộc thu hái làm thuốc, gồm rễ, thân, lá, cả cây, hoa, quả, hạt và nhựa. Công dụng: Do mỗi dân tộc sở hữu một nguồn tri thức riêng nên cách dùng cây thuốc cũng rất khác nhau + Đối với dân tộc H’Mông
  17. 15 Số loài dùng để bồi bổ cơ thể cho người già, phụ nữ sau sinh, trẻ em chiếm tỷ lệ lớn (29,1%), tiếp theo là nhóm bệnh tiêu hóa (chiếm 19,6%) - kích thích ăn, đau bụng, ỉa chảy, lỵ, đau dạ dày, đại tràng… + Đối với dân tộc Dao: số loài dùng chữa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa; đau dạ dày, viêm đại tràng chiếm tỷ lệ lớn (23,93 %); tiếp đến là nhóm bồi bổ cơ thể chiếm 20,74 %. Nhóm chữa bệnh hệ vận động, xương khớp 10,1%; tiếp đến là nhóm bệnh thuộc hệ tiết niệu (9,57%); số loài chữa bệnh mắt, về gan, về yếu sinh lí… * Kinh nghiệm khai thác: Các dân tộc bản địa H’Mông và Dao sinh sống tại Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang thường thu hái cây thuốc quanh năm. Tuy nhiên, mức độ khai thác phụ thuộc vào từng bệnh và nhu cầu chữa bệnh tại cộng đồng. Tùy từng bộ phận sử dụng mà người dân chọn thời điểm thu hái sao cho đạt hiệu quả nhất. * Kinh nghiệm bảo quản: Cây thuốc được đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang bảo quản rất đơn giản, gồm hai cách chính như sau: + Bảo quản nguyên liệu t i + Bảo quản nguyên liệu hô… 3.2.3. Kết quả nghiên cứu thử hoạt tính sinh học của một số loài cây thuốc được đồng bào dân tộc H’Mông và Dao sử dụng chữa bệnh Bước đầu thử hoạt tính ức chế sản sinh nitric oxide ( NO) trên tế bào RAW264.7 và thử hoạt tính kháng vi sinh vất kiểm định Bảng 3.14. K t quả sàng lọc hoạt tính ức ch sản sinh nitric oxide (NO) trên t bào RAW264.7 của 07 mẫu % Tế % Ức Sai Tên mẫu Nồng độ bào Sai số chế số sống
  18. 16 30 µg/mL 92.59 0.22 94.78 2.27 Kí ninh (Tinospa crispa) 100 µg/mL 102.78 0.13 22.53 1.55 > Bạch hoa xà 30 µg/mL 35.19 0.34 2.01 (Plumbago 100.00 zeylanica ) 100 µg/mL 67.59 0.59 92.14 0.84 Đại cán n m 30 µg/mL 74.07 0.34 34.05 1.74 ( Macrosolen 100 cochinchinensis) µg/mL 21.30 0.13 9.29 2.03 30 µg/mL 73.15 0.22 70.12 1.55 Cỏ sữa(Euphorbia thymifolia ) 100 µg/mL 93.52 0.26 58.67 1.84 30 µg/mL 54.31 0.63 96.26 0.76 Nghệ độc (lá) Curcuma aromatic 100 µg/mL 93.26 0.66 81.90 1.07 > Nghệ độc (củ) 30 µg/mL 51.69 0.79 1.93 (Curcuma 100.00 aromatica) 100 µg/mL 99.63 0.36 84.42 1.41 > Xăng sê (Sanchezia 30 µg/mL 95.13 0.18 2.86 100.00 nobilis) 100 µg/mL 94.01 0.18 41.31 0.26 Khổ sâm 30 µg/mL 54.31 0.63 96.26 0.76 (Croton 100 tonkinensis) µg/mL 93.26 0.66 81.90 1.07 0.3 µM 4.63 1.62 98.15 0.68 Cardamonin * 3 µM 92.59 0.78 96.55 2.11 Thử hoạt tính ức chế sản sinh nitric oxide ( NO) trên tế bào RAW264.7 cho thấy các mẫu Kí ninh (Tinospa crispa); Bạch hoa xà (Plumbago zeylanica ), Đại cán nam ( Macrosolen cochinchinensis), Cỏ sữa(Euphorbia thymifolia), Nghệ độc(lá) Curcuma aromatic, Nghệ độc (củ) (Curcuma aromatica ), Xăng sê (Sanchezia), Khổ sâm (Croton
  19. 17 tonikensis.) có hoạt tính ức chế sự sản sinh NO tốt ở cả hai nồng độ thử nghiệm 30µg/mL và 100µg/mL. Tuy nhiên ở nồng độ 100µg/mL, mẫu Kí ninh (Tinospa crispa), Cỏ sữa(Euphorbia thymifolia ) và Xăng sê (Sanchezia) gây độc cho tế bào RAW264.7. - Ở nồng độ 100µg/mL, mẫu Bạch hoa xà (Plumbago zeylanica ) có hoạt tính ức chế sự sản sinh NO tốt và không gây độc cho tế bào. Các kết quả thí nghiệm cho thấy khả năng kháng viêm tốt của một số loài cây thuốc thu thập tại Hoàng Su Phì, Hà Giang. Điều đó mở ra triển vọng nghiên cứu tiếp theo trong những năm sắp tới. Các mẫu thử nghiệm không có khả năng kháng lại sự phát triển của các chủng vi khuẩn gram âm. Mẫu Đại cán nam( Macrosolen cochinchinensis) biểu hiện khả năng ức chế sự phát triển của 2 chủng vi khuẩn E. faecalis (ATCC29212) , B. cereus (ATCC13245) và chủng nấm men C. albicans (ATCC10231). Mẫu Nghệ độc (lá) Curcuma aromatic, Nghệ độc (củ) (Curcuma aromatica), Khổ sâm (Croton tonikensis) có khả năng kháng vi khuẩn E. faecalis ( Nghiên cứu đánh giá hoạt tính kháng viêm và kháng vi sinh vật kiểm định có thể làm rõ phần nào cơ sở khoa học của việc sử dụng những cây thuốc này đồng thời khảng định xác thực công dụng chữa bệnh của một số cây thuốc theo kinh nghiệm dân tộc. Những cây thuốc có hoạt tính kháng viêm như Cỏ sữa, Bạch hoa xà, Khổ sâm, cũng đuợc sử dụng trong các bài thuốc tiêu viêm, sát trùng giải độc. Các kết quả nghiên cứu thu được trong nghiên cứu này đối với cây thuốc của huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang mới chỉ là bước đầu. Tuy nhiên đã chứng minh được khả năng chống viêm, kháng khuẩn của
  20. 18 một số cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc thiểu số. Điều đó không chỉ chứng minh sự đúng đắn trong phương hướng phát huy y học dân tộc nước nhà, mà còn gợi mở các hướng nghiên cứu ứng dụng mới đối với cây thuốc của đồng bào dân tộc thiểu số (nghiên cứu sản xuất các dược phẩm chống viêm, chống nhiễn trùng,...). 3.2.4. Các mối đe dọa tới tài nguyên cây thuốc 3.2.4.1. Các mối đe dọ đối đối với nguồn tài nguyên cây thuốc a) Nguyên nhân trực tiếp * Kh i thác quá mức; Mất môi trường sống; Thay đổi cơ cấu cây trồng; Lãng phí tài nguyên cây thuốc; Thiên tai; Thay đổi cấu trúc thu nhập của người dân; Chưa có chính sách quản lý hữu hiệu b) Nguyên nhân gián tiếp: Nhận thức của người dân chưa cao; Đời sống còn nhiều khó khăn. 3.2.4.2. Các mối đe dọ đối với tri thức bản đị trong việc sử dụng cây thuốc Đa dạng sinh học giảm; Tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc không được tư liệu hóa; Y học hiện đại phát triển; Sự phá vỡ các nguồn thông tin truyền khẩu. 3.3. Cơ sở khoa học, giải pháp bảo tồn và phát triển cây thuốc 3.3.1 Hiện trạng công tác bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc tại Hoàng Su Phì Địa phương đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo tồn nhưng nhiều loài cây thuốc có giá trị cả về thực tiễn lẫn khoa học vẫn chưa được quan tâm đầu tư thích đáng. Vì vậy địa phương cần sớm có biện pháp hữu hiệu đặc biệt là tìm nguồn kinh phí để công tác quản lý, bảo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2