Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ở vùng biển ven bờ Quảng Nam – Đà Nẵng
lượt xem 2
download
Đề tài nghiên cứu đặc trưng cơ bản của các hệ sinh thái và nguồn lợi cá liên quan; phân tích và so sánh đặc trưng nguồn lợi cá giữa các hệ sinh thái; liên kết sinh thái của quần thể cá Dìa công Siganus guttatus trong các sinh cư ven bờ; phân tích các tác động và bất cập trong khai thác và quản lý nghề cá hiện nay; đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng hợp lý nguồn lợi cá liên quan đến các hệ sinh thái.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ở vùng biển ven bờ Quảng Nam – Đà Nẵng
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ---------------------------- NGUYỄN THỊ TƢỜNG VI NGUỒN LỢI CÁ TRONG CÁC HỆ SINH THÁI Ở VÙNG BIỂN VEN BỜ QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC NHA TRANG – 2017 1
- MỞ ĐẦU Trên thế giới công tác quản lý nghề cá ngày càng tập trung vào việc bảo vệ các hệ sinh thái cũng như các nhóm nguồn lợi cá riêng rẽ. Ý tưởng đầu tiên về quản lý nghề cá dựa vào hệ sinh thái được đề cập trong tuyên bố Stockholm từ năm 1972, nhưng mãi đến năm 2003, FAO mới chính thức xuất bản ấn phẩm có nội dung về cách tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý nghề cá (Ecosystem Approach to Fisheries-EAF) hay quản lý nghề cá dựa vào hệ sinh thái (Ecosystem-Based Fishery Management- EBFM). Đây là phương thức quản lý mới và hiệu quả. Một trong những khái niệm được đưa vào sử dụng là liên kết sinh thái. Sheaves (2009) định nghĩa liên kết sinh thái là hiện tượng di chuyển của sinh vật từ sinh cư này đến sinh cư khác theo mùa vụ để hoàn thành vòng đời của chúng. Với cách tiếp cận quản lý nghề cá dựa trên hệ sinh thái thì hiểu biết về liên kết sinh thái của các đối tượng nguồn lợi sẽ tăng cường khả năng quản lý các hệ sinh thái và đồng thời cũng nhấn mạnh rằng trong một khu bảo tồn biển nhất thiết phải bao gồm nhiều sinh cư. Vùng ven bờ Việt Nam có sự phân bố của các hệ sinh thái đặc thù của vùng nhiệt đới như rạn san hô, rừng ngập mặn và thảm cỏ biển. Tương tự như nhiều quốc gia khác trên thế giới, tình trạng suy thoái các hệ sinh thái và giảm sút nguồn lợi ven bờ đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh ở nhiều nơi trong vài thập kỷ trở lại đây. Nguyên nhân là do hoạt động khai thác quá mức cùng với sự thiếu hiểu biết về các hệ sinh thái biển cũng như chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà không chú ý đến hậu quả sinh thái lớn về lâu dài. Đã có nhiều nghiên cứu về nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ven bờ làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý, tuy nhiên các nghiên cứu thường tập trung đánh giá cơ cấu ngành nghề khai thác, năng suất, sản lượng, các nhóm loài nguồn lợi chính và sự thay đổi nguồn lợi dưới tác động của con người. Trong những năm gần đây cũng đã có một số vùng biển áp dụng cách tiếp cận quản lý nghề cá dựa vào hệ sinh thái như Phú Quốc hay một số sinh cư ven bờ ở Biển Đông, tuy nhiên cách tiếp cận này vẫn chưa phổ biến do vẫn còn thiếu cơ sở khoa học, đặc biệt là các dữ liệu về mối liên kết sinh thái hay di truyền quần thể của các đối tượng nguồn lợi. Chính vì vậy mà nhiều văn bản quản lý nghề cá hiện nay chủ yếu là qui định kích thước cá khai thác, kích thước mắc lưới hay mùa vụ khai thác (không trùng với mùa vụ sinh sản), cấm khải thác bằng các nghề hủy 1
- diệt chứ hầu như chưa có các qui định rõ ràng, cụ thể về việc bảo vệ các bãi đẻ, bãi ương dưỡng hay các sinh cư đóng vai trò quan trọng trong vòng đời của những đối tượng nguồn lợi quan trọng. Vùng biển ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng có sự phân bố đa đạng của các hệ sinh thái biển đặc thù như vùng đáy mềm, thảm cỏ biển, rạn san hô, cửa sông, rừng ngập mặn.... tuy nhiên hiện nay các hệ sinh thái này cũng đang chịu áp lực lớn từ hoạt động khai thác nguồn lợi quá mức và khai thác bằng các ngư cụ mang tính hủy diệt của con người. Việc bảo vệ và quản lý nguồn lợi vùng biển ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng ở phạm vi từng hệ sinh thái riêng rẽ đã và đang gặp nhiều khó khăn do việc phân chia ranh giới quản lý trên biển chỉ dựa vào các đặc điểm địa lý, hành chính hơn là các đặc điểm sinh thái, sinh học, hơn nữa việc xác định ranh giới giữa các vùng biển hiện nay vẫn chưa thật rõ ràng. Do đó, nghiên cứu về đặc trưng nguồn lợi cá và liên kết sinh thái của các đối tượng nguồn lợi trong vùng biển ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng là cơ sở khoa học vững chắc để đề xuất các giải pháp quản lý nghề cá dựa trên hệ sinh thái tại vùng biển này, chính vì vậy chúng tôi thực hiện luận án: “Nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ở vùng biển ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng”. Mục tiêu nghiên cứu: Cung cấp bộ tư liệu tương đối đầy đủ về hiện trạng khai thác và đặc trưng nguồn lợi cá cũng như mối liên quan về nguồn lợi giữa các hệ sinh thái, làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý nghề cá trong vùng biển ven bờ Quảng Nam – Đà Nẵng. Nội dung nghiên cứu: 1 - Đặc trưng cơ bản của các hệ sinh thái và nguồn lợi cá liên quan. 2 - Phân tích và so sánh đặc trưng nguồn lợi cá giữa các hệ sinh thái. 3 - Liên kết sinh thái của quần thể cá Dìa công Siganus guttatus trong các sinh cư ven bờ. 4 - Phân tích các tác động và bất cập trong khai thác và quản lý nghề cá hiện nay. 5 - Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng hợp lý nguồn lợi cá liên quan đến các hệ sinh thái. 2
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu: Cung cấp đầy đủ các dẫn liệu về nguồn lợi cá, trên cơ sở đó đề xuất được các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn lợi cá ở trong các hệ sinh thái vùng biển ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Luận án được xem là công trình tổng hợp và phân tích đầy đủ nhất về các đặc trưng hệ sinh thái, tính đa dạng loài và hiện trạng khai thác nguồn lợi cá liên quan đến các hệ sinh thái ở vùng biển ven bờ Quảng Nam- Đà Nẵng. 2. Đáng chú ý, là công trình đầu tiên và duy nhất cho đến nay nghiên cứu và phát hiện có sự liên kết quần thể của nguồn lợi cá Dìa công (Siganus guttatus) giữa các hệ sinh thái thông qua phát thảo vòng đời từ con non đến con trưởng thành, trong đó nguồn lợi con giống ở vùng cửa sông Thu Bồn và các cá thể trưởng thành trên rạn san hô ở Đà Nẵng và Cù Lao Chàm là cùng một quần thể. 3. Là công trình đầu tiên đề xuất các giải pháp quản lý nghề cá dựa vào hệ sinh thái cho vùng biển ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu nguồn lợi cá 1.1.1. Trên thế giới 1.1.1.1. Nguồn lợi và hiện trạng khai thác Các nghiên cứu nguồn lợi cá trên thế giới chủ yếu tập trung vào hiện trạng khai thác, gồm có các hướng chính sau: (1) Thống kê sản lượng, ước tính trữ lượng và biến động nguồn lợi cá biển từng khu vực, (2) Các nhóm loài nguồn lợi chính, (3) Sinh học các đối tượng nguồn lợi và (4) Quản lý nghề cá. Trong các hướng nghiên cứu trên, thống kê sản lượng và ước tính trữ lượng là một trong những hướng nghiên cứu nguồn lợi cá chủ đạo, được thực hiện để đánh giá hiện trạng khai thác nguồn lợi cá biển từng khu vực để từ đó đưa ra các so sánh hay dự báo, cảnh báo xu hướng nghề cá thế giới nhằm đảm bảo nguồn lợi được khai thác hợp lý. Các phương pháp thường được sử dụng trong nghiên cứu trữ lượng là phương pháp thủy âm, phương 3
- pháp diện tích kéo lưới, phương pháp qui đổi năng suất đánh bắt hoặc phương pháp thiết lập mối quan hệ giữa sản lượng và năng suất sinh học. Bên cạnh hướng nghiên cứu Thống kê sản lượng, ước tính trữ lượng và biến động nguồn lợi cá, hướng nghiên cứu Các nhóm loài nguồn lợi chính cũng nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Các nghiên cứu Thống kê sản lượng, ước tính trữ lượng và biến động nguồn lợi cá và Các nhóm loài nguồn lợi chính được thực hiện nhằm đưa ra các chính sách Quản lý nghề cá sao cho khai thác hợp lý, đảm bảo nguồn lợi được phát triển bền vững. Hiện nay, công tác quản lý ngày càng tập trung vào việc bảo vệ các hệ sinh thái cũng như các nhóm nguồn lợi cá riêng rẽ. 1.1.1.2. Liên kết sinh thái Ý tưởng quản nghề cá dựa trên hệ sinh thái đã có từ những năm 1972 nhưng mãi đến năm 2003 FAO mới chính thức xuất bản cách tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý nghề cá. Một trong những nguồn dữ liệu quan trọng làm cơ sở cho cách tiếp cận này chính là hiểu biết về mối liên hệ vòng đời của các đối tượng nguồn lợi trong các hệ sinh thái-liên kết sinh thái (Ecological connectivity). Nghiên cứu sự di cư của các loài cá có vòng đời liên quan đến các sinh cư ven bờ như rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn,… có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tìm ra môi trường sống cần thiết của cá cũng như sự liên kết sinh thái của các đối tượng nguồn lợi. Vai trò của rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn khác nhau theo từng giai đoạn phát triển cá thể trong vòng đời của chúng. Vài loài cá liên quan đến rạn san hô di cư đến bãi đẻ vùng ven bờ, nơi chúng phát tán trứng vào môi trường nước, thường thì phía đầu ra của rạn (phía hướng biển) sau đó trứng và ấu trùng trôi nổi vào vùng nước nông định cư trên thảm cỏ biển, các lạch nước trong rừng ngập mặn. Nghiên cứu liên kết sinh thái giữa rạn san hô và thảm cỏ biển ở khu bảo tồn biển Karimunjawa (Indonesia) (2012) cho biết có 66/212 loài cá chia làm 4 nhóm sinh thái: cá thảm cỏ biển, cá ương dưỡng, cá phân bố rộng và cá rạn san hô. Cá rạn san hô và cá ương dưỡng được tìm thấy trên rạn san hô và có sự chuyển đổi giữa hai sinh cư rạn san hô và thảm cỏ biển. Cá phân bố rộng có mật độ giảm dần từ rạn san hô đến thảm cỏ biển. Honda và cs. (2013) nghiên cứu liên kết sinh thái của các loài cá trong các hệ sinh thái ven bờ ở Phillipine từ năm 2010-2012 cho thấy, có đến 85,6% số loài cá sử dụng 2 sinh cư trong vòng đời, vài loài sử dụng nhiều sinh cư như cá Hồng (Lutjanus monostigma) hay cá Phèn hồng (Parupeneus barberinus) 4
- sử dụng cả 3 sinh cư rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn trong vòng đời của chúng. Trong nghiên cứu liên kết sinh thái thì di truyền quần thể là công cụ thường được sử dụng để xác định mối liên kết quần thể. Trong vài thập kỷ trở lại đây, sự tiến bộ trong nghiên cứu di truyền phân tử đã có ảnh hưởng không nhỏ đến nghiên cứu di truyền quần thể, góp phần giải quyết vấn đề về quản lý nguồn lợi. 1.1.2. Ở Việt Nam Thống kê những công trình nghiên cứu về nguồn lợi cá biển ở Việt Nam có thể thấy rằng có các hướng nghiên cứu sau: - Tìm hiểu ngư trường, xác định năng suất, sản lượng, trữ lượng và khả năng khai thác bằng các phương pháp như: thủy âm đối với cá nổi nhỏ, diện tích kéo lưới (được sử dụng rộng rãi nhất) và qui đổi năng suất đánh bắt,… - Phân bố và biến động số lượng cá trong mối quan hệ với một số đặc trưng môi trường, biến động về năng suất và thành phần loài cá đánh bắt được. - Sinh học các loài cá kinh tế và cơ sở khoa học khai thác hợp lý. - Đánh giá hiện trạng nguồn lợi cá dưới tác động của tự nhiên và con người. - Đánh giá tổng hợp về nguồn lợi, tình hình khai thác cá ở các thủy vực khác nhau và đưa ra danh sách thành phần loài cá thuộc vùng biển Việt Nam. Có thể thấy hiện nay phần lớn các nghiên cứu chỉ tập trung đánh giá chung về các loại nguồn lợi, một số công trình nghiên cứu nguồn lợi nhưng hầu như chỉ mới liệt kê thành phần loài và nêu một vài nhận xét về các loại nguồn lợi chung. Mặc dù cũng có một số nghiên cứu đã được tiến hành cho từng đối tượng nguồn lợi riêng rẽ, tuy nhiên các kết quả này chủ yếu tập trung vào việc đánh giá năng suất và sản lượng khai thác của các đối tượng cá nổi nhỏ trong toàn vùng biển. Nghiên cứu về các hệ sinh thái biển ở Việt Nam được quan tâm muộn hơn so với các nghiên cứu về nguồn lợi và chỉ thực sự được điều tra, nghiên cứu từ sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng (1954). Sau khi nhận thức được vai trò quan trọng của các hệ sinh thái, đặt biệt là các hệ sinh thái ven bờ như rừng ngập mặn, rạn san hô và thảm cỏ biển thì các nghiên cứu về nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái cũng được quan tâm. Tuy nhiên các nghiên cứu này chủ yếu là ghi nhận sự có mặt của một số đối tượng cá kinh tế, phân 5
- tích tính đa dạng loài, thời gian gần đây bắt đầu đề cập đến hiện trạng khai thác và đánh giá mức độ suy giảm nguồn lợi và những giải pháp để sử dụng bền vững, chưa thấy các nghiên cứu đầy đủ về nguồn lợi cá (các đối tượng nguồn lợi chính, sản lượng, năng suất đánh bắt, mùa vụ khai thác, phân bố,…) trong các hệ sinh thái. Đặc biệt cho đến nay hầu như chưa thấy công trình nghiên cứu nào đề cập đến liên kết sinh thái (Ecological connectivity) của nguồn lợi cá trong các sinh cư ven bờ tại Việt Nam. - Vùng biển ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng Vùng biển ven bờ Quảng Nam – Đà Nẵng có 3 vùng khai thác chính là vùng biển Cù Lao Chàm, cửa sông Thu Bồn và biển Đà Nẵng. Quần đảo Cù Lao Chàm thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, Quảng Nam gồm 8 đảo nằm cách cửa sông Thu Bồn 15 km. Vùng biển Đà Nẵng có chiều dài bờ biển 89 km, tiếp giáp với phía Bắc quần đảo Cù Lao Chàm. Tại vùng biển này các nghiên cứu về nguồn lợi cá chỉ dừng lại ở mức đánh giá hiện trạng khai thác và liệt kê các nhóm loài nguồn lợi chính ở từng khu vực mà chưa có các nghiên cứu về đặc trưng nguồn lợi và liên hệ sinh thái trong vùng biển. 1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn, địa hình và trầm tích vùng biển ven bờ Quảng Nam và Đà Nẵng Khu vực Đà Nẵng-Quảng Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến động, là khu vực chuyển tiếp của khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam. Nhiệt độ trung bình năm 25-26,9 oC, mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 20oC, mùa hè có thể trên 30oC. Độ ẩm trung bình khoảng 83,4-84%. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12, mưa tập trung từ tháng 10-11; và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7. Đặc điểm nổi bật của khí hậu ở đây là sự chuyển dịch mưa lớn sang cuối Thu, đầu mùa Đông. Lượng mưa trung bình năm khoảng 2800-3000 mm/năm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11 trung bình 550-1000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4 trung bình từ 20-40 mm/tháng. CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Nguồn lợi cá và tình hình quản lý, khai thác sử dụng. 6
- 2.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung vào 3 hệ sinh thái chính trong vùng biển ven bờ từ Đà Nẵng đến Quảng Nam, đó là: vùng ven bờ Đà Nẵng (bao gồm bán đảo Sơn Trà và vịnh Đà Nẵng), quần đảo Cù Lao Chàm và cửa sông Thu Bồn. 2.3. Thời gian thực hiện Luận án được thực hiện từ tháng 02/2011 đến tháng 9/2016. 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Nghiên cứu đặc trƣng cơ bản của các hệ sinh thái và nguồn lợi cá liên quan. 2.2.1.1. Đặc điểm sinh cư (habitat) Đặc điểm sinh cư và đặc trưng các hệ sinh thái được luận án tổng hợp từ các nghiên cứu của các tác giả. 2.2.1.2. Thành phần loài cá Xây dựng danh lục thành phần loài cá tại vùng biển nghiên cứu từ hai nguồn: từ nguồn tài liệu thứ cấp và từ kết quả khảo sát nghiên cứu bổ sung thành phần loài cá của chính tác giả. - Tổ chức khảo sát thu mẫu cá Thu mẫu vật trực tiếp từ tất cả các loại nghề khai thác tại điểm lên cá của các tàu đánh bắt. * Định loại cá - Việc định loại cá dựa vào đặc điểm hình thái theo các tài liệu của: Nguyễn Khắc Hường (2001), Nguyễn Khắc Hường và Trương Sĩ Kỳ (2007), Vương Dĩ Khang (1963), Nguyễn Văn Lục và cs. (2007). Đỗ Thị Như Nhung (2007), Nguyễn Nhật Thi (2000, 2008), Nguyễn Hữu Phụng (2001), Allen và cs. (1997, 2003), Carpenter và Niem (1999a; 1999b; 2001a; 2001b), Kuiter và Helmut (2007), Kuiter & Tonozuka (2001), Matsuura & cs. (2000), Kimura và Matsuura (2003), Matsuura và Kimura (2005), Nakabo (2002), Randall và cs. (1990), 沈世杰 (Shen) (1993). 2.2.1.3. Đặc trưng nguồn lợi cá Thông tin về nguồn lợi được thu thập bằng phương pháp "Điều tra nguồn lợi vùng bờ có sự tham gia của cộng đồng" (Walters và cs., 1998), kết hợp với khảo sát thu mẫu thực địa. - Khảo sát thực địa + Thu mẫu xác định nguồn lợi chính 7
- Từ danh sách nguồn lợi chính có được từ kết quả tham vấn cộng đồng sẽ tiến hành xác định tên loài bằng cách đi cùng ngư dân thu mẫu tại điểm lên cá. + Thu mẫu nguồn giống và xác định bãi giống Xác định bãi giống cá dựa vào thông tin tham vấn ngư dân và thuê ghe cùng với ngư dân đến khu vực khai thác giống, xác định tọa độ ranh giới bãi giống bằng máy định vị Garmin GPS map 76CSx. Thu thập mẫu nguồn giống tại vùng vịnh Đà Nẵng, cửa sông Thu Bồn là các loài thuộc họ cá Mú (Serranidae), cá Hồng (Lutjanidae) và cá Dìa (Siganidae). 2.2.2. Phân tích và so sánh đặc trƣng nguồn lợi cá giữa các hệ sinh thái 2.2.2.1. Phân tích chỉ số đa dạng sinh học Phân tích cấu trúc của các khu hệ cá thông qua các chỉ số đa dạng bằng phần mềm Primer 6.0. Chỉ số giống nhau (Similarity index) theo công thức của Bray-Curtis (1957). Độ giàu có loài theo Margalef (1958). Chỉ số tương đồng Sorensen, 1948 (Ks). Phân tích PCA (Principal component analysis) bằng phần mềm CANOCO ver. 4.5. 2.2.2.2. Phân tích đặc tính sinh thái Phân chia các nhóm sinh thái cá dựa theo tính thích nghi về độ mặn và theo môi trường sống của Froese và Pauly (2015). 2.2.2.3. Đặc trưng nguồn lợi Phân tích, so sánh, đánh giá đặc điểm một số nguồn lợi cá khai thác tại 3 hệ sinh thái trong vùng biển nghiên cứu và thu mẫu tìm hiểu hiện trạng kích thước một số nhóm cá liên quan đến các sinh cư ven bờ. 2.2.3. Nghiên cứu liên kết sinh thái 2.2.3.1. Thu mẫu nghiên cứu cấu trúc kích thước cá Dìa công (Siganus guttatus) Tổng số cá thể đo được là 3.878 con cá Dìa công tại 3 vùng biển Cù Lao Chàm, cửa sông Thu Bồn và Đà Nẵng. 2.2.3.2. Thu mẫu phân tích ADN Đã tiến hành thu 35 mẫu cá Dìa công tại 3 vùng biển trên vào năm 2014 để phân tích ADN. - Phân tích ADN Mẫu vây cá được gửi đến Trung tâm đa dạng sinh học biển (MARBEC)- Đại học Université Montpellier II, France phân tích. 8
- 2.2.4. Tài liệu về hiện trạng khai thác Nguồn số liệu về số lượng tàu thuyền và công suất máy, sản lượng khai thác hàng năm được thu thập từ báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành địa phương. Ngoài ra, thông tin về hiện trạng khai thác được tác giả thu thập qua tham vấn cộng đồng và các đợt khảo sát thực địa tại vùng biển nghiên cứu. CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN CỦA CÁC HỆ SINH THÁI VÀ NGUỒN LỢI CÁ LIÊN QUAN 3.1.1. Đà Nẵng 3.1.1.1. Đặc điểm sinh cư Rạn san hô vùng biển Đà Nẵng có diện tích không lớn, có 191 loài san hô cứng tạo rạn, diện tích khoảng 104,6 ha. Thảm cỏ biển duy nhất phân bố ở Bãi Nồm (vùng biển phía Nam bán đảo Sơn Trà) với diện tích hơn 10 ha. Các thảm rong biển thành phần ưu thế là các giống rong mơ Sargassum và Rosenvingea ước tính 26,2 ha. Có thể nói vùng biển Đà Nẵng có sự đa dạng các sinh cư ven bờ nhiệt đới nhưng các sinh cư này không đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra năng suất sinh học cho vùng biển Đà Nẵng mà phụ thuộc vào sức sản xuất của hai cửa sông Hàn và sông Cu-Đê, các vùng đáy cát và đáy bùn sét trong vịnh. Đặc trưng sinh thái vùng biển Đà Nẵng chính là vùng vịnh đáy mềm, sự có mặt các sinh cư rạn san hô và thảm cỏ biển làm cho vùng vịnh có tính đa dạng cao về mặt sinh thái. 3.1.1.2. Thành phần loài cá Kết hợp thành phần loài cá của các đợt khảo sát bổ sung và danh mục loài của các tác giả đã công bố trước đây ở vùng biển này, luận án tổng hợp được thành phần loài cá vùng ven biển Đà Nẵng bao gồm 425 loài thuộc 230 giống, 95 họ và 18 bộ. Kết quả của các đợt khảo sát của luận án đã bổ sung cho vùng ven biển Đà Nẵng 29 loài, 24 giống, 20 họ và 7 bộ. 3.1.1.3. Đặc trưng nguồn lợi cá a. Nguồn lợi cá thương phẩm Có 18 loài cá trong 6 họ được cho là nguồn lợi chính đối với cộng đồng ngư dân Đà Nẵng. Theo thứ tự giá trị kinh tế: nhóm cá hố đem lại thu nhập cao nhất, sau đó đến lạc, cá cơm, cá khế, cá thu, cá ngừ và cá dìa, giò (Bảng 9
- 3.1). Riêng cá Dìa công trước đây 8-10 năm là nguồn lợi quan trọng có ý nghĩa với ngư dân Đà Nẵng (Võ Sĩ Tuấn, 2002), tuy nhiên những năm gần đây sản lượng đối tượng này đã bị suy giảm. Bảng 3.1. Thành phần nguồn lợi chính ở vùng biển ven bờ Đà Nẵng TT Tên khoa học Tên tiếng Việt (1) Muraenesocidae Họ cá Dƣa 1 Muraenesox bagio (Hamilton, 1822) Cá Dưa thường (2) Engraulidae Họ cá Trỏng 2 Encrasicholina heteroloba (Rüppell, 1837) Cá Cơm mõm nhọn 3 Encrasicholina punctifer Fowler, 1938 Cá Cơm đỏ 4 Stolephorus commersonnii Lacepède, 1803 Cá Cơm thường (3) Carangidae Họ cá Khế 5 Atule mate (Cuvier, 1833) Cá Tráo 6 Caranx ignobilis (Forsskål, 1775) Cá Khế vây vàng 7 Decapterus kurroides Bleeker, 1855 Cá Nục đỏ 8 Decapterus macrosoma Bleeker, 1851 Cá Nục thuôn 9 Decapterus maruadsi (Temminck & Schlegel, 1843) Cá Nục sò (4) Siganidae Họ cá Dìa 10 Siganus canaliculatus (Park, 1797) Cá Dìa cana 11 Siganus fuscescens (Houttuyn, 1782) Cá Dìa trơn 12 Siganus guttatus (Bloch, 1787) Cá Dìa công (5) Trichiuridae Họ cá Hố 13 Trichiurus lepturus Linnaeus, 1758 Cá Hố hột (6) Scombridae Họ cá Thu Ngừ 14 Auxis rochei (Risso, 1810) Cá Ngừ ồ 15 Rastrelliger kanagurta (Cuvier, 1816) Cá Bạc má Ấn Độ 16 Scomberomorus commerson (Lacepède, 1800) Cá Thu vạch 17 Scomberomorus guttatus (Bloch & Schneider,1801) Cá Thu chấm 18 Thunnus tonggol (Bleeker, 1851) Cá Ngừ bò Ước tính sản lượng và doanh thu của nguồn lợi chính năm 2011 cho thấy, nguồn lợi từ cá hố và cá lạc đem lại doanh thu lớn nhất, sau đó là cá nục, cá cơm, cá thu, ngừ và nhóm cá dìa (Bảng 3.2). 10
- Bảng 3.2. Ước tính sản lượng và doanh thu của nguồn lợi chính vùng biển ven bờ ĐN năm 2011 Sản lƣợng Doanh thu TT Nguồn lợi chính Tấn % Tấn % 1 Cá Hố hột (Trichiurus lepturus) 378 13 45.360 35 2 Cá Dưa thường (Muraenesox bagio) 260 9 23.400 18 3 Cá Khế (Carangidae) 1.140 40 17.100 13 4 Cá Trỏng (Engraulidae) 670 24 16.750 13 5 Cá Thu Ngừ (Scombridae) 176 6 16.720 13 6 Cá Dìa (Siganidae) 198 7 10.593 8 Tổng cộng 2.822 129.923 100 Từ bảng 3.2 có thể thấy cá Hố hột đem lại nguồn thu cao nhất cho ngư dân Đà nẵng với tỉ lệ 35%, sau đến cá Lạt vàng (18%); các nhóm cá cơm, cá nục và cá thu, ngừ cho tỉ lệ doanh thu tương đương nhau chiếm 18%. Thấp nhất là nhóm cá liên quan đến rạn san hô là cá dìa, doanh thu chỉ chiếm 8% tổng doanh thu từ các nhóm nguồn lợi chính. b. Nguồn giống Có 7 loài được ngư dân khai thác để bán cho các hộ nuôi cá thương phẩm (Bảng 3.3). Bảng 3.3. Thành phần loài cá giống được khai thác ven bờ Đà Nẵng Tên TT Tên khoa học tiếng Việt (1) Serranidae Họ cá Mú 1 Epinephelus awoara (Temminck & Schlegel, 1842) Cá Song gio 2 Epinephelus coioides (Hamilton, 1822) Cá Mú mè 3 Epinephelus malabaricus (Bloch & Schneider, 1801) Cá Mú điểm gai 4 Epinephelus trimaculatus (Valenciennes, 1828) Cá Mú sao (3) Siganidae Họ cá Dìa 5 Siganus guttatus (Bloch, 1787) Cá Dìa công (4) Lutjanidae Họ cá Hồng 6 Lutjanus johnii (Bloch, 1792) Cá Hồng vảy ngang 7 Lutjanus russellii (Bleeker, 1849) Cá Hồng chấm đen 11
- Kết quả khảo sát kích thước cá cho thấy cá giống được khai thác vùng rạn san hô ven bờ Đà Nẵng có chiều dài khác nhau tùy loài dao động từ 44- 148 mm. Nhóm có chiều dài lớn nhất là cá Mú sọc ngang đen (Epinephelus fasciatus), với chiều dài trung bình 142 mm. Con giống cá Dìa công thu được có chiều dài nhỏ nhất là 60 mm, trung bình 85 mm, nhóm kích thước 90mm chiếm ưu thế, cá thể lớn nhất thu được có kích thước 140 mm. Kết quả tham vấn cộng đồng và khảo sát kích thước đều chưa thấy nhóm cá Dìa công hay cá mú, cá hồng kích thước nhỏ cỡ cá bột hay cá hương (dưới 40 mm) ở vùng biển Đà Nẵng. 3.1.2. Cù Lao Chàm 3.1.2.1. Đặc điểm sinh cư Rạn san hô là môi trường sống quan trọng và phổ biến nhất tại khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm. Có tổng cộng 277 loài san hô cứng tạo rạn diện tích ước tính khoảng 311,2 ha. Bên cạnh các rạn san hô phân bố khá rộng vùng biển Cù Lao Chàm còn được đặc trưng bởi sự tồn tại của nhiều rạn đá ngầm ở vùng nước sâu từ 25-40 m mà trên đó có nhiều san hô không tạo rạn. Ở khu vực Đá Trắng và Mũi Thờ có các rạn đá ngầm với diện tích khoảng 6 ha (Nguyễn Văn Long và cs., 2008). Thảm cỏ biển chỉ phân bố tại bờ phía Tây của đảo Cù Lao Chàm, có 5 loài cỏ biển trong đó loài cỏ lá xoan Halophila được xem là phổ biến nhất. Tổng diện tích cỏ biển là 50 ha. Các thảm rong biển gồm 76 loài thuộc 4 ngành rong, trong đó Sargassum và Rosenvingea được xem là môi trường sống quan trọng đối với cá, đặc biệt là cá dìa (rabbitfish). Ứớc tính có khoảng 10 tấn Sargassum khô trên tổng số 8 thảm rong biển tại Cù Lao Chàm. Có thể so sánh diện tích phân bố các sinh cư ven bờ của Cù Lao Chàm với Đà Nẵng qua Bảng 3.4. Bảng 3.4. Diện tích phân bố các sinh cư vùng biển Đà Nẵng và Cù Lao Chàm. Sinh cư Rạn san Thảm cỏ Thảm rong Bãi rạn Rãnh sâu Vùng hô (ha) biển (ha) biển (ha) ngầm (ha) (m) biển Đà Nẵng 104,6 10 55 tấn khô 0-30 Cù Lao Chàm 311,2 50 10 tấn khô* 6 0-60 * Thiếu số liệu (10 tấn Sargassum); Nguồn: Võ Sĩ Tuấn và cs. (2004), Nguyễn Văn Long và cs. (2008) 12
- Có thể nói vùng biển Cù Lao Chàm là vùng chịu tác động trực tiếp của biển khơi có rạn san hô là sinh cư quan trọng bậc nhất tạo nên đặc trưng sinh thái cho toàn vùng biển, quyết định đến đặc trưng quần xã sinh vật cũng như nguồn lợi của vùng biển này. 3.1.2.2. Thành phần loài cá Kết hợp thành phần loài cá của các đợt khảo sát bổ sung và danh mục loài của các tác giả công bố đã ghi nhận thành phần loài cá ở Cù Lao Chàm bao gồm 452 loài thuộc 178 giống, 66 họ và 15 bộ. Như vậy, luận án đã bổ sung vào các nghiên cứu cho vùng biển Cù Lao Chàm 5 loài thuộc 4 giống, 3 họ và 2 bộ. 3.1.2.3. Đặc trưng nguồn lợi cá Đã xác định được 14 loài trong 6 họ cá là nguồn lợi chính vùng biển Cù Lao Chàm (Bảng 3.5). Bảng 3.5. Thành phần nguồn lợi chính vùng biển Cù Lao Chàm TT Tên khoa học Tên tiếng Việt (1) Muraenesocidae Họ cá Dƣa 1 Muraenesox bagio (Hamilton, 1822) Cá Dưa thường (2) Clupeidae Họ cá Trích 2 Sardinella gibbosa (Bleeker, 1849) Cá Trích xương 3 Spratelloides delicatulus (Bennett, 1832) Cá Lầm tròn 4 Spratelloides gracilis (Temminck & Schlegel,1846) Cá Lầm tròn nhẳng (3) Leiognathidae Họ cá liệt 5 Leiognathus equulus (Forsskål, 1775) Cá Liệt lớn (4) Siganidae Họ cá Dìa 6 Siganus canaliculatus (Park, 1797) Cá Dìa cana 7 Siganus fuscescens (Houttuyn, 1782) Cá Dìa trơn 8 Siganus guttatus (Bloch, 1787) Cá Dìa công (5) Trichiuridae Họ cá Hố 9 Trichiurus lepturus Linnaeus, 1758 Cá Hố hột (6) Scombridae Họ cá Thu Ngừ 10 Auxis rochei (Risso, 1810) Cá Ngừ Ồ 11 Rastrelliger kanagurta (Cuvier, 1816) Cá Bạc Má Ấn Độ 12 Scomberomorus commerson (Lacepède, 1800) Cá Thu vạch 13 Scomberomorus guttatus (Bloch & Schneider,1801) Cá Thu chấm 14 Thunnus tonggol (Bleeker, 1851) Cá Ngừ Bò Kết quả ước tính sản lượng và doanh thu của 6 nhóm nguồn lợi chính ở vùng biển Cù Lao Chàm thể hiện ở bảng 3.6. 13
- Bảng 3.6. Ước tính sản lượng và doanh thu của nguồn lợi chính vùng biển Cù Lao Chàm năm 2011 Sản lƣợng Doanh thu TT Nguồn lợi chính Tấn % Triệu đồng % 1 Cá Hố hột (Trichiurus lepturus) 198,6 39 23.832 61 2 Cá Dưa thường (Muraenesox bagio) 58,4 12 5.256 13 3 Cá Dìa (Siganidae) 88,2 17 5.832 14 4 Cá Liệt lớn (Leiognathus equulus ) 57,5 11 1.725 4 5 Cá Thu Ngừ (Scombridae) 22 4 1.710 4 6 Cá Trích (Clupeidae) 96,4 17 964 2 Tổng cộng 516,7 100 40.172 100 Đã tiến hành thu 96 cá thể một số loài cá liên quan đến rạn san hô (cá Dìa cana, cá Dìa công và cá mú) từ điểm lên cá để đánh giá sơ bộ kích thước khai thác. Kết quả cho thấy cá Dìa công và Dìa cana có kích thước trung bình trên 175mm, tương đối nhỏ hơn kích thước trung bình thường gặp của loài (200mm). Kết quả khảo sát cho thấy tại vùng biển này không có hoạt động khai thác cá giống. 3.1.3. Cửa sông Thu Bồn 3.1.3.1. Đặc điểm sinh cư Rừng ngập mặn là sinh cư điển hình vùng hạ lưu sông Thu Bồn với cây ngập mặn ưu thế tuyệt đối là Dừa nước (Nippa fructicans) thuộc họ Cọ Palmae. Tổng diện tích phân bố hiện nay ở hạ lưu sông Thu Bồn khoảng hơn 80 ha. Các thảm cỏ biển vùng hạ lưu sông Thu Bồn phân bố chủ yếu ở xã Cẩm Thanh và chỉ có hai loài: Cỏ Xoan gân song song Halophila beccarii và Cỏ Lươn Nhật Bản Zostera japonica. Các thảm cỏ Lươn là quan trọng nhất, chiếm hầu hết các cồn gò. Diện tích phân bố chung cho toàn vùng khoảng 30 ha, trong đó vùng phân bố tập trung và quan trọng nhất nằm ở thôn 2, Gò Hí và cồn Bà Bốn thuộc xã Cẩm Thanh. Rừng ngập mặn là sinh cư quan trọng nhất vùng cửa sông Thu Bồn. Sự có mặt của các thảm cỏ biển làm tăng thêm tính đặc sắc và trù phú cho hệ sinh thái cửa sông. Đặc điểm các thảm cỏ biển ở hạ lưu sông Thu Bồn là có sự biến động rất lớn theo mùa, các thảm cỏ biển phát triển rất tốt vào mùa nắng khi độ mặn lớn hơn 15‰, vào mùa mưa lũ phần thân đứng sẽ bị thối rửa (Nguyễn Hữu Đại, 2008), do đó các sinh vật liên quan đến thảm cỏ biển cũng sẽ có biến động theo mùa. 14
- 3.1.3.2. Thành phần loài cá Kết hợp thành phần loài cá của các đợt khảo sát bổ sung và danh mục loài của các tác giả công bố đã ghi nhận thành phần loài cá ở vùng cửa sông Thu Bồn bao gồm 182 loài thuộc 110 giống, 55 họ và 15 bộ (luận án đã bổ sung 70 loài thuộc 57 giống, 37 họ và 12 bộ). 3.1.3.3. Đặc trưng nguồn lợi cá a. Nguồn lợi cá thương phẩm Đã xác định được 15 loài, trong đó 3 họ thuộc bộ cá Vược (Perciformes) và 1 họ thuộc bộ cá Đối Mugiliformes là nguồn lợi chính a (Bảng 3.7). Bảng 3.7. Thành phần nguồn lợi chính vùng cửa sông Thu Bồn TT Tên khoa học Tên tiếng Việt (1) Mugilidae Cá Đối 1 Chelon melinopterus (Valenciennes, 1836) Cá Đối vảy cồ, cá Đối bạc 2 Moolgarda pedaraki (Valenciennes, 1836) Cá Đối 3 Moolgarda cunnesius (Valenciennes, 1836) Cá Đối đầu nhọn (2) Gerreidae Họ cá Móm 4 Gerres erythrourus (Bloch, 1791) Cá Móm lưng xanh 5 Gerres japonicus Bleeker, 1854 Cá Móm Nhật Bản 6 Gerres longirostris (Lacepède, 1801) Cá Móm 7 Gerres oyena (Forsskål, 1775) Cá Móm chỉ bạc (3) Sparidae Họ cá Tráp 8 Acanthopagrus berda (Forsskal, 1775) Cá Tráp đuôi xám 9 Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782) Cá Tráp vây vàng(cá hanh) (4) Gobiidae Cá Bống trắng 10 Acentrogobius caninus (Cuvier & Valenciennes, Cá Bống tro 1837) 11 Acentrogobius nebulosus (Forsskål, 1775) Cá Bống vân mây 12 Glossogobius giuris (Hamilton, 1802) Cá Bống cát 13 Oxyurichthys ophthalmonema (Bleeker, 1856) Cá Bống 14 Oxyurichthys papuensis (Valenciennes, 1837) Cá Bống vảy nhỏ 15 Oxyurichthys tentacularis (Valenciennes, 1837) Cá Bống van mắt (thệ) Mùa vụ, ngành nghề khai thác và sản lượng, doanh thu ước tính của các nhóm nguồn lợi chính vùng cửa sông Thu Bồn thể hiện ở bảng 3.8. 15
- Bảng 3.8. Ước tính sản lượng và doanh thu nguồn lợi chính vùng cửa sông Thu Bồn năm 201 Sản lƣợng Doanh thu TT Nguồn lợi chính Tấn % Tấn % 1 Cá bống trắng (Gobiidae) 102 42 8.670 36 2 Cá đối (Mugilida) 65 27 8.125 33 3 Cá móm (Gerreidae) 60 24 4.800 20 4 Cá trap (Sparidae) 18 7 2.700 11 Total 245 100 24.295 100 Mùa vụ khai thác nguồn lợi cá vùng cửa sông Thu Bồn thường diễn ra quanh năm hay kéo dài trong vài tháng, không chia làm 2 vụ chính và phụ hay mùa gió Đông Bắc, mùa gió Tây Nam. b. Nguồn lợi cá giống Đã xác định được 5 loài thuộc 4 họ trong bộ cá Vược (Perciformes) là nguồn giống cá chủ yếu được khai thác vùng cửa sông Thu Bồn (Bảng 3.9). Trong đó họ cá Mú hiện có 3 loài được khai thác phổ biến, trong đó loài cá Mú mè hay cá Mú chấm cam Epinephelus coioides (ngư dân gọi là cá Mú đen) chiếm trên 90% sản lượng cá Mú khai thác vùng cửa sông Thu Bồn, cá Mú Blee-ker và cá Mú điểm gai chiếm gần 10%, còn lại là các loài cá mú khác chỉ thỉnh thoảng mới bắt gặp. Một số loài thuộc họ cá Dìa, cá Hồng và cá Nâu mỗi họ chỉ có 1 loài đang được khai thác làm giống. Bảng 3.9. Thành phần nguồn lợi cá giống được khai thác vùng cửa sông Thu Bồn TT Tên khoa học Tên tiếng Việt (1) Serranidae Họ cá Mú 1 Epinephelus coioides (Hamilton, 1822) Cá Mú mè 2 Epinephelus malabaricus (Bloch & Schneider, 1801) Cá Mú điểm gai 3 Epinephelus bleekeri (Vaillant, 1878) Cá Mú Bleekeri (2) Lutjanidae Họ cá Hồng 4 Lutjanus argentimaculus (Forsskal, 1775) Cá Hồng bạc (3) Siganidae Họ cá Dìa 5 Siganus guttatus (Bloch, 1787) Cá Dìa công (4) Scatophagidae Họ cá Nâu 6 Scatophagus argus (Linnaeus, 1766) Cá Nâu 16
- 3.2. PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƢNG NGUỒN LỢI CÁ GIỮA CÁC HỆ SINH THÁI 3.2.1. Tính chất thành phần loài 3.2.1.1. Thành phần loài cá giữa ba khu vực Tổng hợp thành phần loài cá ở 3 khu vực nêu trên, bao gồm 747 loài thuộc 318 giống, 106 họ, 20 bộ. So với tổng số loài cá ở 3 khu vực, Cù Lao Chàm có thành phần loài đa dạng nhất, với 452 loài (chiếm 60,5% tổng số loài); Đà Nẵng: 425 loài (56,9%); cửa sông Thu Bồn: 182 loài (24,4%). Vùng biển Cù Lao Chàm và Đà Nẵng đều có sự đa dạng các sinh cư như rạn san hô, thảm cỏ biển, thảm rong biển, vùng triều bờ đá và vùng triều bờ cát, vùng đáy mềm (đáy bùn cát, đáy cát),... tuy nhiên diện tích phân bố các sinh cư của vùng biển Cù Lao Chàm lớn hơn gấp nhiều lần vùng biển Đà Nẵng, điều này làm cho vùng biển Cù Lao Chàm có sự đa dạng, phong phú các sinh cảnh hơn biển Đà Nẵng dẫn đến sự đa dạng loài cũng cao hơn. So với vùng cửa sông Thu Bồn với 2 sinh cư đặc trưng là rừng ngập mặn và thảm cỏ biển có thể thấy vùng biển Cù Lao Chàm và Đà Nẵng có sự đa dạng các sinh cảnh hơn vùng cửa sông Thu Bồn, chính sự đa dạng các sinh cảnh quyết định đến tính đa dạng loài. 3.2.1.2. Đặc trưng thành phần và độ giàu có loài giữa 3 khu vực Chỉ số giống nhau Bray-Curtis về thành phần loài của 3 khu vực cho thấy, vùng biển Đà Nẵng và Cù Lao Chàm có mức tương đồng cao nhất 44,2%, tiếp đến là Thu Bồn và Đà Nẵng 36,2%, Thu Bồn và Cù Lao Chàm thấp nhất chỉ 15,8%. Phân tích nhóm cho thấy thành phần loài thuộc 3 khu vực hình thành nên 2 nhóm: Cù Lao Chàm và Đà Nẵng, Thu Bồn hình thành riêng 1 nhóm. Phân tích chỉ số tương đồng Sorensen (1948) cũng cho thấy, mức độ gần gũi về thành phần loài ở khu vực Đà Nẵng và Cù Lao Chàm cao nhất đạt 44,2%; tiếp đến là Đà Nẵng và Thu Bồn 36,2% và khu vực Cù Lao Chàm và Thu Bồn là thấp nhất 15,8%. 3.2.1.3. Đặc tính thích nghi theo độ mặn và môi trường sống Đặc tính thích nghi theo độ mặn của cá ở vùng biển Cù Lao Chàm, Đà Nẵng và cửa sông Thu Bồn có sự sai khác rõ rệt, thành phần loài cá ở vùng cửa sông Thu Bồn và Đà Nẵng hình thành nhiều nhóm cá thích nghi rộng muối gồm 4 nhóm: nước mặn, lợ-ngọt, lợ-mặn và ngọt-lợ-mặn; Cù Lao Chàm chỉ 3 nhóm (mặn, lợ-mặn và ngọt-lợ-mặn), riêng nhóm cá chỉ thích nghi nước lợ không tồn tại ở cả 3 khu vực. 17
- Đặc tính thích nghi theo môi trường sống ở 3 khu vực cũng có sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm cá, thành phần loài cá ở vùng biển Cù Lao Chàm, Đà Nẵng và Thu Bồn thể hiện rõ tính thích nghi theo môi trường sống khá rộng với sự hiện diện cả 5 nhóm cá (cá đáy, đáy ven bờ, nổi khơi, nổi ven bờ và cá có đời sống gắn liền với rạn san hô). Có thể nói tính thích nghi theo môi trường sống thể hiện ở nhóm cá có đời sống gắn liền với rạn san hô chiếm ưu thế ở Cù Lao Chàm, Đà Nẵng và nhóm cá sống đáy, cá nổi ven bờ lại chiếm ưu thế ở vùng cửa sông Thu Bồn. 3.2.2. Đặc trƣng nguồn lợi 3.2.2.1. Thành phần nguồn lợi chính Đã tổng hợp danh sách các nhóm nguồn lợi chính tại 3 khu vực ở vùng biển ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng (Bảng 3.10). Bảng 3.10. Các nhóm nguồn lợi chính ở 3 khu vực nghiên cứu TT Biển Cù Lao Chàm Cửa sông Thu Bồn Biển Đà Nẵng Cá Dưa thường Cá Dưa thường 1 Cá Đối (Mugilidae) (M. bagio) (Muraenesox bagio) 2 Cá Dìa (Siganidae) Cá Móm (Gerreidae) Cá Trỏng (Engraulidae) Cá Liệt lớn 3 Cá Tráp (Sparidae) Cá Khế (Carangidae) (Leiognathus equulus) 4 Cá Trích (Clupeidae) Cá Dìa (Siganidae) Cá Hố hột (Trichiurus 5 Cá Hố hột (T. lepturus) Cá Bống trắng (Gobiidae) lepturus) Cá Thu Ngừ Cá Thu Ngừ 6 - (Scombridae) (Scombridae) Có thể thấy có sự tương đồng về thành phần nguồn lợi chính giữa hai vùng biển Đà Nẵng và Cù Lao Chàm: hai vùng có 4 trên 6 nhóm nguồn lợi giống nhau, đó là cá Hố hột, cá Dưa thường, cá Dìa và cá Thu Ngừ; Cá trích cũng có vai trò quan trọng với ngư dân Đà Nẵng. Hạ lưu sông Thu Bồn có 4 nhóm nguồn lợi chính là các loài thuộc họ cá Bống trắng, cá Đối, cá Móm và cá Tráp vì đây là những loài cá cửa sông thật sự, thích hợp với vùng cửa sông Thu Bồn. Như vậy có thể nói sự đa dạng loài liên quan đến sự đa dạng các sinh cư, nhưng đặc trưng nguồn lợi lại phụ thuộc vào đặc trưng hệ sinh thái. 18
- 3.2.2.2. Nguồn giống nguồn lợi So sánh thành phần, sản lượng và doanh thu nguồn giống của hai khu vực cửa sông Thu Bồn và Đà Nẵng cho thấy đặc điểm nguồn giống có sự khác biệt lớn (Bảng 3.11). Bảng 3.11. Thành phần, sản lượng và doanh thu nguồn giống cá ở vùng biển Đà Nẵng và cửa sông Thu Bồn năm 2011 Doanh thu Doanh thu Khu vực Nguồn lợi giống Sản lƣợng tổng cộng (triệu đồng) (triệu đồng) Biển Cá Mú (Serranidae) 5.500 con 50 50 Đà Nẵng Cá Dìa công (Siganus guttatus) 24 tấn 3.600 Cửa sông Cá Mú (Serranidae) 26.000 con 95 Thu Bồn Cá Hồng bạc (Lutjanus 3.815 22.000 con 70 argentimaculus) Cá Nâu (Scatophagus argus) 10.000 con 50 So với vùng hạ lưu sông Thu Bồn thì sản lượng và doanh thu nguồn lợi giống vùng biển Đà Nẵng hầu như không đáng kể, chỉ 1,3% (50 triệu/3.815 triệu). Phân bố nguồn giống vùng cửa sông Thu Bồn được xác định qua tham vấn và khảo sát thực địa (Hình 3.1). Hình 3.1. Sơ đồ vùng phân bố nguồn giống cá mú, cá Dìa công và cá hồng hạ lưu sông Thu Bồn theo kết quả tham vấn cộng đồng Kết quả khảo sát thực địa xác định vị trí phân bố cho thấy khu vực có nhiều con giống thuộc họ cá Hồng, cá Mú và cá Dìa công là các cồn bãi, các thảm cỏ biển và rừng dừa nước, đặc biệt khu vực xuất hiện dày đặc cá Dìa công là thảm cỏ biển Gò Hí nằm ngay bên ngoài rừng dừa nước (Hình 3.2). 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 192 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 282 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 159 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 261 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 227 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 189 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 65 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 218 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 139 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 11 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 30 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 177 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn