VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br />
……..….***…………<br />
<br />
PHAN ĐỨC NGẠI<br />
<br />
NGUỒN LỢI SINH VẬT ĐÁY TRONG THỦY VỰC NỬA KÍN Ở<br />
VÙNG BIỂN VEN BỜ BÌNH ĐỊNH VÀ KHÁNH HÕA<br />
<br />
Chuyên ngành: Thủy sinh vật học<br />
Mã số: 62 42 01 08<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC<br />
<br />
NHA TRANG – 2016<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
<br />
1. PGS.TS. Võ Sĩ Tuấn<br />
2. PGS.TS. Đoàn Nhƣ Hải<br />
<br />
Viện Hải dương học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br />
Phản biện 1: ............................................................................................................................<br />
...................................... ...........................................................................................................<br />
.................................................................................................................................................<br />
Phản biện 2:. ...........................................................................................................................<br />
...................................... ...........................................................................................................<br />
.................................................................................................................................................<br />
Phản biện 3:. ...........................................................................................................................<br />
...................................... ...........................................................................................................<br />
.................................................................................................................................................<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại: Viện Hải<br />
dương học - Số 01 Cầu Đá – Nha Trang – Khánh Hòa.<br />
Vào hồi giờ<br />
<br />
ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm<br />
<br />
Có thể tím luận án tại thư viện Quốc Gia Việt Nam và thư viện Học viện Khoa học và Công<br />
nghệ.<br />
<br />
1<br />
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬN ÁN<br />
1. Tính cấp thiết của luận án<br />
Sinh vật đáy (SVĐ) ở ven biển Việt Nam có nhiều nhóm giá trị kinh tế, trong đó<br />
hai nhóm Thân mềm và Giáp xác được ghi nhận có nhiều loài giá trị kinh tế cao.<br />
Ở miền Trung, các thủy vực Đề Gi, Thị Nại, Nha Phu – Bính Cang và Thủy Triều<br />
đa dạng về nơi sống của sinh vật với nhiều hệ sinh thái (HST) như rừng ngập mặn (RNM),<br />
thảm cỏ biển (TCB), vùng triều đáy mềm, đáy cứng liên kết nhau, là nơi cư trú, kiếm ăn,<br />
sinh sản và ương giống của các loài thủy sản có giá trị kinh tế. Đồng thời cung cấp cho thị<br />
trường khoảng 550 – 1.410 tấn thủy sản/năm và mang lại nguồn thu chủ yếu cho cộng đồng<br />
dân cư của 19 xã (phường) sống quanh thủy vực. Mặc dù nghiên cứu và công bố về nguồn<br />
lợi thủy sản trong bốn thủy vực nửa kìn Đề Gi, Thị Nại, Nha Phu – Bính Cang và Thủy<br />
Triều cũng đã được tiến hành trong những thập niên gần đây, song nhiều vấn đề liên quan<br />
đến nguồn lợi SVĐ như đặc trưng thành phần, sản lượng, phân bố; mối quan hệ giữa nguồn<br />
lợi SVĐ với đặc điểm sinh thái của thủy vực; hiện trạng khai thác và biến động nguồn lợi<br />
SVĐ vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Ví vậy nghiên cứu “Nguồn lợi sinh vật đáy trong<br />
thủy vực nửa kín ở vùng biển ven bờ Bình Định và Khánh Hòa” là việc cần thiết nhằm<br />
đạt được những hiểu biết cơ bản về nguồn lợi SVĐ và góp phần cung cấp dữ liệu cho quy<br />
hoạch, phân vùng sử dụng, khai thác nguồn lợi thủy sản hợp lý.<br />
2. Mục tiêu của luận án<br />
- Mục tiêu chung: đạt được những hiểu biết cơ bản về nguồn lợi SVĐ trong một số thủy vực<br />
nửa kìn ở vùng biển ven bờ Bính Định và Khánh Hòa và đề xuất các giải pháp khai thác<br />
hợp lý và quản lý phù hợp với từng thủy vực.<br />
- Mục tiêu cụ thể:<br />
Xác định được các đặc trưng của nguồn lợi SVĐ (Thân mềm và Giáp xác).<br />
Đề xuất được các giải pháp khai thác hợp lý và quản lý phù hợp với từng thủy vực.<br />
3. Nội dung của luận án<br />
- Đánh giá đặc trưng nguồn lợi SVĐ (Thân mềm và Giáp xác) của các thủy vực nửa kìn:<br />
Thành phần, sản lượng, phân bố nguồn lợi trong từng thủy vực; So sánh các đặc trưng của<br />
nguồn lợi giữa các thủy vực.<br />
- Tím hiểu mối quan hệ sinh học và sinh thái của những nhóm, loài nguồn lợi chủ đạo với<br />
đặc điểm sinh thái của từng thủy vực.<br />
- Đánh giá hiện trạng khai thác nguồn lợi SVĐ (Thân mềm và Giáp xác) trong từng thủy<br />
vực và giữa các thủy vực nửa kìn.<br />
- Đánh giá thực trạng quản lý và đề xuất các giải pháp khai thác hợp lý và quản lý phù hợp<br />
với từng thủy vực dựa trên đặc trưng nguồn lợi và hiện trạng khái thác và quản lý.<br />
<br />
2<br />
4. Ý nghĩa của luận án<br />
- Ý nghĩa khoa học: Cung cấp dữ liệu cho nghiên cứu sâu hơn về từng loài SVĐ có giá trị<br />
kinh tế; làm cơ sở cho nghiên cứu nguồn lợi thủy sản và bảo tồn trong các thủy vực nửa kìn<br />
khác ở vùng biển ven bờ Việt Nam.<br />
- Ý nghĩa thực tiễn: cung cấp cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, phân vùng và đề xuất các<br />
giải pháp khai thác hợp lý và quản lý hiệu quả nguồn lợi SVĐ trong các thủy vực nửa kìn.<br />
5. Cấu trúc của luận án<br />
Luận án gồm 157 trang, trong đó có 22 bảng số liệu, 108 hính và được cấu trúc<br />
như sau:<br />
Mở đầu<br />
3 trang<br />
Chương 1. Tổng quan tính hính nghiên cứu<br />
32 trang<br />
Chương 2. Tài liệu và phương pháp<br />
9 trang<br />
Chương 3. Kết quả và thảo luận<br />
88 trang<br />
Kết luận và kiến nghị<br />
2 trang<br />
Những đóng góp mới của luận án<br />
1 trang<br />
Danh mục các công trính đã công bố<br />
1 trang<br />
Tài liệu tham khảo<br />
16 trang<br />
Phụ lục<br />
5 trang<br />
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU<br />
1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI THỦY VỰC NỬA KÍN<br />
Theo định nghĩa của Pritchard (1967), thủy vực nửa kìn (semi – enclosed<br />
bodywaters) là vũng biển hoặc vũng cửa sông (vùng có thủy triều) có liên hệ trực tiếp với<br />
biển, chịu tác động mạnh mẽ của thủy triều, nước biển ở trong vịnh hòa lẫn với nước ngọt<br />
của các con sông chảy từ lục địa ra", bao gồm cửa sông, vịnh ven bờ, đầm lầy ngập triều,<br />
thủy vực nằm sau các đập chắn. Theo thống kê của Trần Đức Thạnh & cs (2008, 2010),<br />
vùng biển ven bờ Việt Nam có 16 vũng, vịnh (gồm Nha Phu – Bính Cang); 11 cửa sông<br />
điển hính (cửa sông liman, cửa sông hính phễu, cửa sông châu thổ); và 12 đầm phá. Theo<br />
định nghĩa trên thí Đề Gi, Thị Nại (Bính Định), Nha Phu – Bính Cang và Thủy Triều<br />
(Khánh Hòa) thuộc loại thủy vực nửa kìn.<br />
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THỦY VỰC NỬA KÍN<br />
1.2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI<br />
Có nhiều công trính nghiên cứu về thủy vực nửa kìn của các tác giả khác nhau<br />
như: Động lực và tiến hóa đầm phá của Kjerfve (1994), Phleger (1981), Troussellier & cs<br />
(2007); đặc trưng và hiện trạng khai thác nguồn lợi thủy sản trong thủy vực nửa kìn của<br />
<br />
3<br />
Iwasaki Shimpei, Rajib Shaw (2008), Pombo & cs (2002), Dayaratne & cs (1995); đa dạng<br />
các quần cư trong thủy vực nửa kìn của Aburto-Oropeza & cs (2008); Đa dạng loài của Da<br />
Fonseca1 & cs (1999), Pombo & cs (2002), Pliûraitë (2003), Schifino & cs (2004), Miranda<br />
& cs (2005), Cenzano & Würdig (2006), Mouillot & cs (2007), Kouadio & cs (2008); Đặc<br />
điểm hóa lý, môi trường và năng suất sinh học của Troussellier & cs (2007), Bricker & cs<br />
(1999), Vollenweider & cs (1998), Daams Kristofer (2005), Sakuno Yuji & cs (2007); Thực<br />
trạng và giải pháp quản lý thủy vực nửa kìn của Chapman (2012), Pérez-Ruzafa & cs<br />
(2011), UNEP (2008).<br />
1.2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM<br />
1.2.2.1. Nghiên cứu về thủy vực nửa kín ở vùng biển ven bờ Việt Nam<br />
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về thủy vực nửa kìn tập trung chủ yếu vào các lĩnh<br />
vực như đa dạng loài, nguồn lợi, hiện trạng khai thác và giải pháp quản lý với một số công<br />
trính: Nguyễn Văn Khôi (1978), Vũ Trung Tạng & Đặng Thị Sy (1978), Bùi Văn Dưỡng<br />
(1980), Võ Văn Phú (1991), Nguyễn Văn Chung (1993), Nguyễn Văn Khôi (2000), Nguyễn<br />
Thị mai Anh (2001), Nguyễn Cho (2001), Nguyễn Hữu Phụng (2001), Nguyễn Văn Chung<br />
(2003), Nguyễn Trọng Nho & cs (2003), Hoàng Thị Bìch Đào (2003), Phạm Hồng Nga<br />
(2006), Lương Quang Đốc & Tôn Thất Pháp (2007), Trần Đức Thạnh & cs (2008), Tôn<br />
Thất Pháp & cs (2009), Đặng Ngọc Thanh & Nguyễn Trọng Nho (2009), Phan Thị Kim<br />
Hồng & cs (2011), Hứa Thái Tuyến (2011). Quần cư trong đầm phá với công trính: Nguyễn<br />
Văn Tiến (2005), Nguyễn Hữu Đại & cs (2002), Mai Văn Phô & Đoàn Ngọc Đình (1993),<br />
Nguyễn Khoa Lân (1999), Hoàng Công Tìn (2008), Nguyễn Xuân Hòa & cs (2010),<br />
Nguyễn Thị Thanh Thủy (2011). Năng suất sinh học và chất lượng môi trường với công<br />
trính: Đặng Trung Thuận (2001), Trịnh Thế Hiếu (2003), Trần Thị Thu Hà (2005), Nguyễn<br />
Văn Hợp (2007), Nguyễn Hữu Hoàng (2007), Phạm Văn Thơm (2008), Nguyễn Tác An<br />
(2008), Phạm Hữu Tâm (2010), Nguyễn Hữu Huân (2006, 2008, 2009), Lê Thị Vinh (2010,<br />
2011, 2012), Phạm Minh Thụ (2013). Về phương diện quản lý, Kế hoạch Hành động Quốc<br />
Gia về Đa dạng Sinh học với công trính: Thủ tướng chình phủ (2007), UNEP (2008)<br />
1.2.2.2. Nghiên cứu nguồn lợi thủy sản trong thủy vực nửa kín Đề Gi, Thị Nại, Nha Phu –<br />
Bình Cang và Thủy Triều<br />
Đầm Đề Gi: Viện kinh tế và quy hoạch – Sở thủy sản Bính Định (1992), Nguyễn<br />
Văn Lục & cs (2004), Hứa Thái Tuyến (2011).<br />
Đầm Thị Nại: Lê Xanh (1979), Nguyễn Đính Mão (1996), Lê Thị Thu Thảo & cs<br />
(2001), Nguyễn Tác An (2001), Bùi Hồng Long (2005), Trần Thị Thu Hà (2005), Võ Sĩ<br />
Tuấn & cs (2007), Nguyễn An Khang & cs (2010, 2013).<br />
Thủy vực Nha Phu – Bính Cang: Nguyễn Văn Chung & cs (1978), Nguyễn Cho &<br />
cs (1996), Nguyễn Đính Mão (1996), Phạm Thị Dự (1997), Bùi Hồng Long (1997), Nguyễn<br />
<br />