intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Sơ đồ tư duy của Tony và Barry Buzan để phát triển khái niệm Sinh học cơ thể trong dạy học Sinh học 11 Trung học phổ thông

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:27

166
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án hướng tới xác định các quy trình và biện pháp tổ chức HS phát triển các khái niệm cơ bản cấp độ cơ thể theo hướng vận dụng lý thuyết sơ đồ tư duy (SĐTD) của Tony và Barry Buzan nhằm góp phần nâng cao chất lượng lĩnh hội các KN cơ bản cấp độ cơ thể qua đó rèn luyện được kỹ năng lập SĐTD của HS trong dạy học phần Sinh học cơ thể lớp 11 trung học phổ thông (THPT0. Cấu trúc logic của các KN cơ bản cấp độ cơ thể trong chương trình Sinh học 11 và khái quát được quá trình sự hình thành và phát triển các KN cơ bản trong chương trình Sinh học phổ thông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Sơ đồ tư duy của Tony và Barry Buzan để phát triển khái niệm Sinh học cơ thể trong dạy học Sinh học 11 Trung học phổ thông

  1. 1 MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Xuất phát từ  yêu cầu và định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện   nay Báo cáo chính trị  của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ  XI tháng  4/2011, nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, (Nghị Quyết số 29­NQ/TW) của  Ban Chấp  hành Trung  ương khóa XI ngày 04/11/2013, luật Giáo dục (2005) tại Điều 28 đã  nêu những định hướng đặt ra cho ngành giáo dục nói chung và nhà trường phổ  thông nói riêng nhiệm vụ  quan trọng về  việc nghiên cứu đổi mới phương pháp   dạy học nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học.  2. Xuất phát từ nhiệm vụ cơ bản của dạy học là hình thành và phát triển KN   Các nhà nghiên cứu giáo dục học đã chỉ ra quan hệ bản chất giữa nhận thức,   tư  duy với sự  hình thành và phát triển KN trong dạy học. Muốn nâng cao chất  lượng dạy học không thể không chú trọng nghiên cứu sự hình thành và phát triển   các KN cơ bản trong chương trình của môn học. 3. Xuất phát từ  vị  trí, vai trò của kiến thức KN trong chương trình Sinh học  ở   THPT Kiến thức KN về các cấp tổ chức sống chính là các đơn vị  cấu trúc cơ  bản  trong chương trình Sinh học  ở  THPT. Một trong những mục tiêu trọng tâm của  chương trình Sinh học 11 là phát triển các KN Sinh học cơ thể về các chức năng   sinh lý cơ bản như chuyển hóa VC­NL, cảm  ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh   sản. Nhiệm vụ của người GV là phải vận dụng tiếp cận hệ thống để định hướng  tổ chức cho HS hình thành và phát triển được các KN cơ bản cấp độ cơ thể, qua   đó đáp ứng được mục tiêu của chương trình.  4. Xuất phát từ  vai trò của SĐTD phù hợp với việc phát triển KN trong dạy   học Sinh học ở THPT Xuất phát từ thực tiễn ứng dụng SĐTD trong dạy học cho thấy SĐTD là một  công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông cũng như các bậc  học cao hơn. Sự phát triển các KN trong dạy học được thực hiện qua con đường  đào sâu liên tục những hiểu biết về bản chất đối tượng nghiên cứu. Hình thức ghi   chép bằng SĐTD cho phép người sử dụng mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Do đó   với SĐTD, việc nhận thức các KN sẽ  vừa sâu sắc hơn vừa khái quát hơn. Nếu   vận dụng SĐTD để  phát triển KN Sinh học sẽ  là một trong những hướng góp  phần đáp ứng mục tiêu và nâng cao chất lượng dạy học Sinh học hiện nay. Xuất phát từ  những lý do trên, đồng thời chúng tôi nhận thấy rằng chưa có 
  2. 2 tác giả nào đi sâu nghiên cứu theo hướng vận dụng lý thuyết SĐTD để phát triển  KN Sinh học ở THPT. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài “Vận dụng lý thuyết Sơ đồ   tư  duy của Tony và Barry Buzan để  phát triển khái niệm Sinh học cơ  thể   trong dạy học Sinh học 11 – THPT”.  II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Xác định các quy trình và biện pháp tổ chức HS phát triển các KN cơ bản cấp  độ cơ thể theo hướng vận dụng lý thuyết SĐTD của Tony và Barry Buzan nhằm   góp phần nâng cao chất lượng lĩnh hội các KN cơ bản cấp độ  cơ  thể qua đó  rèn  luyện được kỹ năng lập SĐTD của HS trong dạy học phần Sinh học cơ thể lớp 11   THPT. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Nghiên cứu tổng quan và cơ  sở  lý luận về: Hình thành và phát triển KN   trong dạy học nói chung, trong dạy học Sinh học nói riêng. Lý thuyết SĐTD của  Tony và Barry Buzan và những ứng dụng của SĐTD trong dạy học. 2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề  tài, bao gồm: Tìm hiểu thực trạng về  dạy và học các KN cơ bản cấp độ cơ thể trong chương trình Sinh học 11 THPT;  tìm hiểu thực trạng về  nhận thức và sử  dụng SĐTD để  dạy học Sinh học nói   chung, để phát triển các KN cơ bản cấp độ cơ thể trong dạy học Sinh học 11 nói  riêng. 3. Phân tích sự hình thành và phát triển của các KN cơ bản trong chương trình  Sinh học và phân tích cấu trúc logic của các KN cơ  bản đó trong chương trình  Sinh học 11 theo quan điểm tiếp cận hệ thống. 4. Xác định các quy trình vận dụng SĐTD để  tổ  chức HS phát triển các KN   cơ bản cấp độ cơ thể trong dạy học Sinh học 11 THPT.  5. Xác định các biện pháp tổ chức HS lập SĐTD trong quá trình phát triển các  KN cơ bản cấp độ cơ thể khi dạy học Sinh học 11 THPT. 6. Thực nghiệm sư  phạm nhằm đánh giá hiệu quả  các quy trình vận dụng   SĐTD và các biện pháp lập SĐTD để  phát triển các KN cơ  bản  cấp độ  cơ  thể  trong dạy học Sinh học 11 mà đề tài đã đề xuất. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 4.2. Đối tượng nghiên cứu:  ­  Lý  thuyết  SĐTD  của  Tony và  Barry Buzan và   ứng  dụng của  lý thuyết  SĐTD trong dạy học. ­ Các KN cơ bản cấp độ cơ thể trong chương trình Sinh học 11 THPT. ­ Quy trình và biện pháp phát triển các  KN cơ  bản cấp  độ  cơ  thể  trong  chương trình Sinh học 11 theo hướng vận dụng lý thuyết SĐTD. 4.1. Khách thể nghiên cứu: 
  3. 3 ­ Quá trình dạy và học phần Sinh học cơ thể lớp 11 ở trường THPT. V. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi tập trung một số nội dung sau: ­ Nhiệm vụ  phát triển KN sinh học cơ  thể  được xác định giới hạn là phát   triển 4 KN cơ  bản cấp độ  cơ  thể  trong chương trình Sinh học 11 THPT (KN   Chuyển hóa VC­NL, KN Cảm ứng , KN Sinh trưởng và phát triển, KN Sinh sản).  ­ Quan điểm vận dụng lý thuyết SĐTD để phát triển các KN cơ bản cấp độ  cơ thể được đề tài tập trung khai thác ở khía cạnh: vận dụng SĐTD như  là công  cụ, biện pháp dạy học để  tổ  chức HS phát triển các KN cơ  bản cấp độ  cơ  thể  trong dạy học Sinh học 11 THPT. VI. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu xác định được các quy trình và biện pháp tổ chức HS phát triển các KN   cơ  bản cấp độ  cơ  thể  theo hướng vận dụng lý thuyết SĐTD của Tony và Barry   Buzan  và sử dụng chúng trong dạy học Sinh học 11 sẽ nâng cao chất lượng lĩnh   hội các KN cơ bản cấp độ cơ thể, qua đó rèn luyện được kỹ năng lập SĐTD cho   HS. VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết   2. Phương pháp điều tra thực trạng dạy học    3. Phương pháp quan sát sư phạm 4. Phương pháp chuyên gia 5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 6. Phương pháp thống kê toán học và xử lý kết quả thực nghiệm VIII. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Hệ  thống hóa được cơ  sở  lý luận và thực tiễn của vận dụng lý thuyết  SĐTD để phát triển KN Sinh học cơ thể trong dạy học Sinh học THPT. 2. Phân tích cấu trúc logic của các KN cơ  bản cấp độ  cơ  thể  trong chương   trình Sinh học 11 và khái quát được quá trình sự  hình thành và phát triển các KN  cơ bản trong chương trình Sinh học phổ thông. 3. Xác định được quy trình vận dụng SĐTD để tổ chức HS phát triển các KN   cơ bản cấp độ cơ thể trong dạy học Sinh học 11 THPT.  4. Tổ chức phát triển 4 KN cơ bản cấp độ cơ thể trong dạy học Sinh học 11   theo các quy trình đã xác định. 5. Xác định các biện pháp tổ  chức HS lập SĐTD trong quá trình phát triển  phát triển các KN cơ bản cấp độ cơ thể trong dạy học Sinh học 11 THPT. Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
  4. 4 1.1  TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu về hình thành và phát triển KN trong dạy học 1.1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu về  hình thành và phát triển KN trong dạy   học ở trên thế giới ­ Các vấn đề cơ bản về KN trong dạy học các môn học như: con đường hình  thành   KN,   những   yêu   cầu,   nguyên   tắc   cần   thiết   để   giảng   dạy   tốt   một   KN,   phương pháp lĩnh hội KN của HS…đã được các tác giả trên thế giới đề cập đến. ­ Hình thành và phát triển KN trong dạy học Sinh học được các nhà nghiên  cứu trên thế  giới quan tâm, cụ  thể  là đối với chương trình Sinh vật học  đại  cương. Phần lớn các công trình đều tập trung phân tích sự phát triển nội dung các  KN sinh vật học. Nhiều tác giả  chỉ  mô tả  sự  triển khai nội dung khoa học của   từng KN, chưa vạch ra cơ sở lý luận chỉ dẫn cách phân tích sự phát triển của các  loại KN. Mặt khác phương pháp hình thành KN chưa được chú ý như  mặt nội  dung của KN. 1.1.1.2  Tổng quan các nghiên cứu về  hình thành và phát triển KN trong dạy   học ở Việt Nam ­ Hệ thống các KN cơ bản, phân tích sự hình thành và phát triển KN sinh học   chuyên khoa, KN sinh học đại cương. Nghiên cứu sự hình thành và phát triển các   KN cơ bản ở cấp độ tế bào và cơ  thể trong chương trình Sinh học ở  THCS một   cách có hệ thống, khá đầy đủ…  ­ Các nghiên cứu tập trung xây dựng con đường của quá trình hình thành một  KN trong dạy học Sinh học.  ­ Nghiên cứu những hình thức phát triển KN thường gặp trong chương trình  Sinh học đại cương. Xác định các hướng hợp lý để phát triển KN. ­ Vận dụng quan điểm tiếp cận cấu trúc hệ thống nghiên cứu sự sống ở mọi   cấp độ tổ chức sống, đồng thời phân tích nội dung các KN ở các cấp độ tổ chức   sống khác nhau trong sinh giới. Từ  đó phát triển các nghiên cứu theo hướng xác  định các logic, phương pháp và biện pháp tổ chức dạy học các KN Sinh học hiệu  quả nhất. 1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu về  lý thuyết SĐTD và  ứng dụng của SĐTD  trong dạy học 1.1.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về  lý thuyết SĐTD và  ứng dụng của   SĐTD trong dạy học ở trên thế giới Từ   công trình nghiên  cứu về   SĐTD  cũng như  các  hoạt  động  ứng dụng   SĐTD  ở  trên thế  giới có thể  nhận thấy Tony và Barry Buzan thành công  khi đã  phát minh ra SĐTD. Riêng đối với những nghiên cứu về SĐTD trong lĩnh vực giáo 
  5. 5 dục, đa số  các nghiên cứu tập trung theo hướng phân tích, khai thác SĐTD như  một công cụ để phát triển năng lực tư duy trong việc học tập nói chung. SĐTD là   công cụ  đắc lực cho quá trình ghi nhớ, hệ  thống kiến thức, lập kế hoạch, soạn   bài học, xây dựng ý tưởng sáng tạo... 1.1.2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về  lý thuyết SĐTD và  ứng dụng của   SĐTD trong dạy học ở Việt Nam Các nghiên cứu về SĐTD và ứng dụng SĐTD trong dạy học ở trong nước: + Từ nghiên cứu lý thuyết SĐTD, các tác giả đã có những nhận xét, đánh giá  về ưu điểm SĐTD, đề xuất quy trình xây dựng và sử dụng SĐTD trong từng môn   học cụ thể, kết hợp các phương pháp dạy học tích cực với sử dụng SĐTD. + SĐTD được vận dụng vào các mục đích khác nhau của lí luận dạy học   như: nghiên cứu tài liệu mới, ôn tập củng cố kiến thức. Qua đó hình thành và phát  triển năng lực nhận thức trong học tập cho. + Vận dụng SĐTD để  tổ  chức dạy học với các hình thức khác nhau như  cá  nhân, nhóm, tập thể đều đạt những hiệu quả. 1.2 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1 Cơ sở lý luận của việc hình thành và phát triển KN trong dạy học Sinh   học ở THPT 1.2.1.1 Bản chất của KN – KN sinh học KN sinh học là những KN phản ánh các dấu hiệu và thuộc tính bản chất của   các cấu trúc sống, của các hiện tượng, quá trình của sự  sống, cũng như  những  mối liên hệ, mối tương quan giữa chúng với nhau. 1.2.1.2 Đặc điểm của KN và KN Sinh học *Các đặc điểm chung của KN:  Tính bản chất, tính chung, tính phát triển biện  chứng. *Đặc điểm KN sinh học trong chương trình Sinh học phổ thông:Trong chương  trình Sinh học  ở phổ thông, các KN được trình bày từ  chỗ  chưa đầy đủ, sâu sắc   đến chỗ  đầy đủ, sâu sắc hơn. Hệ  thống KN liên quan chặt chẽ  với nhau, được   hình thành và phát triển theo một trật tự logic. 1.2.1.3 Cấu trúc logic của KN: Mỗi KN là một chỉnh thể  bao gồm hai mặt nội   hàm và ngoại diên. Hai mặt này tạo thành cấu trúc logic của KN. 1.2.1.4 Các loại KN Sinh học  *Dựa vào phạm vi phản ánh rộng hay hẹp của KN:  KN đại cương và chuyên  khoa. *Dựa vào mức độ phổ biến của KN: KN giống và KN loài. 1.2.1.5 Định nghĩa KN
  6. 6 *Bản chất của định nghĩa KN: Định nghĩa một KN là vạch rõ nội hàm của nó  nghĩa là đưa ra một số dấu hiệu bản chất đủ để xác định nó. *Các cách định nghĩa KN: +Định nghĩa thông qua việc xác định giống gần nhất và sự khác biệt nhau về loài. + Định nghĩa theo nguồn gốc. + Định nghĩa theo tên gọi. 1.2.1.6 Hình thành và phát triển KN trong dạy học Sinh học *Ý nghĩa việc hình thành và phát triển KN trong dạy học Sinh học *Con đường hình thành KN trong dạy học Con đường hình thành KN trong dạy học Sinh học gồm: bước 1­Xác định   nhiệm vụ nhận thức; bước 2­ Nhận biết một số dấu hiệu của KN; b ước 3­Phân   tích dấu hiệu chung và bản chất của KN; bước 4­Đưa KN mới vào hệ thống KN  đã có; bước 5­Luyện tập và vận dụng KN. *Các hướng phát triển KN trong dạy hoc Sinh học ­ Cụ thể hóa nội dung của KN ­ Hoàn thiện nội dung của KN  ­ Làm xuất hiện KN mới 1.2.1.7 Các nguyên tắc trong dạy học KN Sinh học  ­ Nguyên thắc thứ nhất, quán triệt mục tiêu và chương trình đào tạo ­ Nguyên tắc thứ hai, đảm bảo tính chính xác và khoa học của nội dung ­ Nguyên tắc thứ ba, đảm bảo tính hệ thống và tính kế thừa ­ Nguyên tắc thứ tư, dạy học phù hợp với nhận thức của HS ­ Nguyên tắc thứ năm, phát huy tính tích cực và chủ động của HS  ­ Nguyên tắc thứ sáu, tiếp cận quan điểm hệ thống để dạy học KN Sinh học 1.2.2 Cơ sở lý thuyết về SĐTD của Tony và Barry Buzan 1.2.2.1 Khái niệm về SĐTD *Khái niệm về tư duy *Khái niệm về tư duy mở rộng:  Theo T. Buzan, bộ não con người không tư duy   theo kiểu tuần tự  và đơn điệu mà nó tư  duy theo nhiều hướng khác nhau, cùng  một lúc, xuất phát từ  những điểm kích hoạt tại trung tâm ở  dạng hình ảnh hoặc   từ khóa và gọi đó là Tư duy mở rộng. *Khái niệm SĐTD:  SĐTD là một hình thức ghi chép sử  dụng màu sắc và hình  ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Ở giữa SĐTD là một ý tưởng hay hình  ảnh trung tâm. Ý tưởng hay hình  ảnh trung tâm này sẽ  được phát triển bằng các  nhánh. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng được liên kết với nhau khiến   SĐTD có thể  bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng mà các ý  tưởng thông thường không thể  làm được. SĐTD là biểu hiện của  Tư  duy mở   rộng, vì thế nó là chức năng vốn có của tư duy.
  7. 7 1.2.2.2 Cơ sở khoa học của SĐTD Chức năng của bộ não với các kỹ năng tư duy Tính toàn thể trong hoạt động của bộ não Các chức năng của não bộ với hoạt động tư duy Quá trình học và ghi nhớ dưới góc độ tâm lý hoc Cách ghi chép thông thường khiến bộ não bị kìm hãm 1.2.2.3 Quy tắc lập SĐTD và quy trình rèn luyện kỹ năng lập SĐTD trong dạy học * Quy tắc lập SĐTD: để lập SĐTD cần đảm bảo: Nhóm quy tắc kỹ thuật, nhóm   quy tắc bố trí. * Quy trình rèn luyện kỹ năng lập SĐTD trong dạy học Giai đoạn 1­ Làm quen với SĐTD Giai đoạn 2 ­ Tập vẽ SĐTD Giai đoạn 3 ­ Thực hành vẽ SĐTD trên giấy Giai đoạn 4­Luyện tập và phát triển kỹ năng vẽ SĐTD * Công cụ thiết kế SĐTD: Thiết kế SĐTD bằng tay (thủ công), thiết kế SĐTD  bằng các phần mềm máy tính  * Cách đọc SĐTD: SĐTD được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ  trung   tâm di chuyển ra phía ngoài và sau đó là theo chiều kim đồng hồ. 1.2.2.4 Phân loại SĐTD *  Phân loại  SĐTD  theo lĩnh vực   ứng  dụng :  SĐTD trong  lĩnh  vực  dạy  học;  SĐTD trong các lĩnh vực chuyên môn. * Phân loại SĐTD theo nội dung học tập: SĐTD theo đề  cương; SĐTD theo  chương; SĐTD theo đoạn văn. 1.2.2.5 Vai trò của SĐTD đối với quá trình nhận thức trong học tập: Việc xây  dựng được SĐTD sẽ mang lại những lợi ích về các mặt: ghi nhớ; phát triển nhận   thức, tư duy, khả năng sáng tạo. Nghĩa là cùng với việc hình thành kiến thức, kỹ  năng tư duy của HS cũng được phát triển.  1.2.2.6 Những đặc trưng của SĐTD * Cách thức biểu hiện của tư duy bằng sơ đồ so với tư duy truyền thống. * Cách thức thể hiện của SĐTD so với Graph. 1.2.2.7 Mối quan hệ  giữa lý thuyết SĐTD với việc phát triển KN trong dạy   học  * SĐTD phù hợp với các thao tác tư duy logic để  hình thành và phát triển KN   trong dạy học
  8. 8 * Cách thể hiện của SĐTD phù hợp để  diễn đạt sự  phát triển KN trong dạy   học Vận dụng lí thuyết SĐTD để  phát triển KN nghĩa là dùng ngôn ngữ  của  SĐTD ghi lại nhận thức của mỗi cá nhân về  sự  phát triển KN. Và SĐTD lập  được đó là kết quả quá trình tư duy nhận thức sự vận động và phát triển của KN   được hình thức hóa bằng một sơ đồ gọi là SĐTD phát triển KN. Đồng thời logic   nhận thức của cá nhân về  KN phải được khái quát để  phù hợp với logic khoa học   của KN đó. 1.3 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.3.1 Mục đích, đối tượng, phương pháp và nội dung điều tra thực trạng 1.3.2 Kết quả và phân tích 1.3.2.1 Thực trạng dạy các KN cơ bản cấp độ cơ thể trong chương trình Sinh học 11   THPT Qua điều tra cho thấy rất nhiều GV chưa nhận thức sâu sắc bản chất của   việc tiếp cận quan điểm hệ thống trong dạy các KN cơ bản cấp độ  cơ  thể trong  chương trình Sinh học 11. Những hạn chế nhất định về nhận thức, phương pháp  giảng dạy các KN cơ  bản về  cấp độ  cơ  thể  đã ảnh hưởng đến chất lượng lĩnh  hội kiến thức KN đó của HS. 1.3.2.2 Thực trạng về hiểu biết và sử dụng SĐTD trong dạy học Sinh học Nhìn chung, đa số GV đều biết đến SĐTD. Tuy nhiên, GV đều dừng lại ở mức   độ hiểu biết nhất định về SĐTD. Tỉ lệ GV có sử dụng SĐTD trong dạy học Sinh học   là còn hạn chế. Khi GV sử dụng SĐTD trong dạy học Sinh học vẫn chưa thực hiện   theo một quy trình sư phạm nào mà chủ yếu là bằng kinh nghiệm dạy học cá nhân.   GV thường dùng SĐTD để củng cố và hệ thống kiến thức bài học cho HS. GV vẫn  chưa chú ý rèn luyện cho HS kỹ năng xây dựng và sử dụng SĐTD trong học tập.  1.3.2.3 Thực trạng vận dụng SĐTD để  phát triển các KN cơ  bản cấp độ  cơ   thể  trong dạy học Sinh học 11 THPT Kết quả  điều tra cho thấy nhận thức của phần lớn GV về  việc vận dụng   SĐTD để  phát triển các KN cơ  bản cấp độ  cơ  thể  là còn khá mới mẻ. GV chưa   thật sự quan tâm đến vấn đề này. 1.3.2.4 Thực trạng nhận thức các KN cơ bản ở cấp độ cơ thể của HS Nhìn chung, sự lĩnh hội các KN cơ bản cấp độ cơ thể của HS là chưa đầy đủ  và mới chỉ  dừng lại  ở  mức độ  biểu tượng, chưa phân biệt được chính xác dấu   hiệu bản chất và dấu hiệu không bản chất của mỗi KN.  Chương 2. VẬN DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỂ PHÁT TRIỂN KHÁI NIỆM  SINH HỌC CƠ THỂ TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 11 THPT
  9. 9 2.1 VẬN DỤNG SĐTD ĐỂ  PHÁT TRIỂN CÁC KN SINH HỌC CẤP ĐỘ  CƠ  THỂ TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 11 (hình 2.1) Hinh 2.. Logic v ̀ ận dụng SĐTD để phát triển KN Sinh học cơ thể trong dạy học Sinh học 11 2.2 XÁC   ĐỊNH   VÀ   PHÂN   TÍCH   CÁC   KN   SINH   HỌC   CƠ   THỂ   TRONG   CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 11 2.2.1 Phân tích chương trình Sinh học 11 Cấu trúc chương trình Sinh học 11 được thể hiện trong 4 chương: Chương I.   Chuyển hóa VC­NL; Chương II. Cảm ứng; Chương III. Sinh trưởng và phát triển;  Chương IV. Sinh sản.  Về  nội dung, chương trình Sinh học 11 nghiên cứu cấp   TCS cơ thể nhưng là cơ thể đa bào, tập trung nghiên cứu cơ thể TV và ĐV (có cả  người) và đi sâu vào 4 hoạt động chức năng đặc trưng của cơ  thể  sống (tương   ứng với 4 chương). Các hoạt động chức năng đặc trưng này cũng chính là các KN  Sinh học cơ bản đóng vai trò trọng tâm của toàn bộ chương trình Sinh học 11. Vì   mỗi hoạt động sinh lí  ở  TV và ĐV có những đặc điểm riêng, nên SGK trình bày  thành phần riêng biệt TV và ĐV trong từng chương (Phần A ­ Giới thiệu hoạt   động sinh lí đó ở TV, phần B ­ Giới thiệu hoạt động sinh lí đó ở ĐV). Chính điều   này vừa mang tính thuận lợi nhưng đồng thời cũng dẫn đến khó khăn cho GV và   HS trong dạy và học. Mục đích cuối cùng là phải  phát triển được 4 KN cơ  bản  cấp độ cơ thể trong dạy học Sinh học 11 THPT. 2.2.2 Khái quát quá trình phát triển các KN cơ bản trong chương trình Sinh   học phổ thông 2.2.2.1 Quá trình phát triển KN Chuyển hóa VC­NL trong chương trình Sinh học   phổ thông
  10. 10 2.2.2.2 Quá trình phát triển KN Cảm ứng trong chương trình Sinh học phổ thông 2.2.2.3 Quá trình phát triển KN Sinh trưởng và phát triển trong chương trình Sinh  học phổ thông 2.2.2.4 Quá trình phát triển KN Sinh sản trong chương trình Sinh học phổ thông 2.2.3 Phân tích cấu trúc logic các KN cơ bản ở cấp độ  cơ thể trong chương   trình Sinh học 11 2.2.3.1 Cấu trúc logic của KN Chuyển hóa VC­NL cấp độ cơ thể * Nội hàm KN Chuyển hóa VC­NL cấp độ cơ thể: ̉ Bang 2.. Nội hàm KN chuyển hóa VC­NL cấp độ cơ thể Dấu hiệu bản chất của KN  Nội dung của  dấu hiệu bản  chất   Nguồn nguyên  Lấy vật chất  và  liệu NL từ môi  Cơ quan thực hiện trường bên ngoài Cơ chế Biến đổi vật  Cơ quan thực hiện  1.Thu nhận VC­ chất NL thành các chất  Cơ chế dinh dưỡng Vận chuyển các  Các chất chất dinh dưỡng  Cơ quan thực hiện đến tế bào Cơ chế Tổng hợp vật  chất và tích lũy  năng lượng 2.Chuyển hóa  Phân   giải   vật  VC­NL ở tế bào chất   và   giải  phóng   năng  lượng  3.Đào thải, bài  Sản phẩm tiết VC­NL Cơ quan thực hiện 4.Điều hòa cân bằng nội môi (điều hòa chuyển hóa VC­NL) *Ngoại diên  KN Chuyển hóa VC­NL cấp độ  cơ  thể:  tập hợp những quá  trình chuyển hóa VC­NL  ở cơ thể Sinh vật có chứa tất cả các dấu hiệu trên. Cụ 
  11. 11 thể  là tất cả  quá trình chuyển hóa VC­NL  ở  cơ  thể  TV theo phương thức tự  dưỡng và quá trình chyển hóa VC – NL ở cơ thể ĐV theo phương thức dị dưỡng. 2.2.3.2 Cấu trúc logic của KN Cảm ứng cấp độ cơ thể * Nội hàm KN Cảm ứng cấp độ cơ thể: ̉ Bang 2.  . Nội hàm KN Cảm ứng ở cấp độ cơ thể Dấu hiệu bản chất của  Nội dung của dấu hiệu bản chất KN 1.Thu   nhận   kích  Tác nhân kích thích thích Bộ phận thu nhận kích thích 2.   Dẫn   truyền   kích  thích   (Phương   thức  truyền thông tin) Bộ   phận   phân   tích,   tổng   hợp   kích  thích Bộ phận trả lời kích thích 3. Xử lý và trả lời  Cơ chế cảm ứng để trả lời kích thích  kích thích Biểu hiện của hình thức trả  lời kích  thích (Hình thức cảm ứng)  Vai trò cảm ứng * Ngoại diên KN Cảm ứng cấp độ cơ thể: tập hợp những quá trình cảm ứng ở  cơ thể sinh vật (đa bào) có chứa tất cả các dấu hiệu trên. Nghĩa là tất cả quá trình cảm   ứng ở TV và ở ĐV (hướng sáng, hướng đất …ở TV; phản xạ, tập tính ở ĐV…) 2.2.3.3 Cấu trúc logic của KN Sinh trưởng và phát triển cấp độ cơ thể *Nội hàm KN Sinh trưởng và phát triển cấp độ cơ thể: ̉ Bang 2. . Nội hàm KN Sinh trưởng và phát tiển cấp độ cơ thể Dấu hiệu bản chất  Nội dung của dấu hiệu bản chất   của KN 1.Tăng   kích   thước,   khối  Biểu hiện  lượng   cơ   thể  (Biến   đổi   sinh  Cơ chế  trưởng) Đặc điểm  2.Phân hóa tế bào, mô và hình  Biểu hiện  thành cơ quan, hệ cơ quan  Cơ chế  trong cơ thể (Biến đổi  phát  Đặc điểm  triển) Quan hệ ST và PT 3.Điều hòa ST và PT Nhân tố bên trong
  12. 12 Nhân tố bên ngoài *Ngoại diên KN Sinh trưởng và phát triển cấp độ  cơ  thể: tập hợp những  quá trình sinh trưởng và phát triển  ở cơ thể sinh vật có chứa tất cả các dấu hiệu  trên. Nghĩa là tất cả  các quá trình sinh trưởng và phát triển  ở  cơ  thể  TV, sinh   trưởng và phát triển  ở  cơ  thể  ĐV. Ví dụ: Sinh trưởng sơ  cấp và thứ  cấp  ở  TV,   Sinh trưởng và phát triển qua biến thái ở ĐV… 2.2.3.4 Cấu trúc logic của KN Sinh sản cấp độ cơ thể * Nội hàm KN sản cấp độ cơ thể: ̉ Bang 2. . Nội hàm KN Sinh sản cấp độ cơ thể Dấu hiệu bản chất của KN Nội dung của dấu hiệu bản chất   SSVT: 1.Nguồn vật chất di truyền SSHT: SSVT: Cơ chế SSHT: SSVT: 2.Truyền đạt vật chất di truyền Phương thức SSHT: SSVT: Vai trò SSHT: Nhân tố bên trong SSVT: 3.Điều hòa sinh sản Nhân tố bên ngoài SSHT: *Ngoại diên KN Sinh sản cấp độ cơ thể: tập hợp những quá trình sản ở cơ  thể  sinh vật (đa bào) có chứa tất cả  các dấu hiệu trên. Nghĩa là tất cả  quá trình  sinh sản ở TV và sinh sản ở ĐV.  Ví dụ: SSVT (sinh sản sinh dưỡng ở cây thuốc   bỏng, cây khoai lang…, trinh sinh  ở  ong đực…); SSHT (SSHT với hình thức thụ  phấn nhờ gió của ngô…, SSHT với hình thức đẻ trứng ở chim…). 2.3 VÂN DUNG SĐTD ĐÊ PHAT TRIÊN CAC KN C ̣ ̣ ̉ ́ ̉ ́ Ơ  BẢN CÂP ĐÔ C ́ ̣ Ơ  THÊ TRONG DAY HOC SINH HOC 11 ̉ ̣ ̣ ̣ 2.3.1 Các quy trình vận dụng SĐTD để tổ chức HS phát triển các KN cơ bản   cấp độ cơ thể trong dạy học Sinh học 11 2.3.1.1 Định hướng xây dựng các quy trình  2.3.1.2 Quy trình vận dụng SĐTD để  tổ  chức HS phát triển các KN cơ  bản   cấp độ cơ thể theo con đường quy nạp  Khi thực hiện theo con đường quy nạp tổng hợp để  phát triển mỗi KN cơ  bản cấp độ  cơ  thể, GV tổ  chức cho HS  nghiên cứu phân tích nội dung của mỗi 
  13. 13 hoạt động sinh lí đó theo bố cục của từng chương như trong SGK 11 (nghiên cứu   nội dung phần TV đến phần ĐV). Cuối cùng khái quát hóa để  xác định các dấu   hiệu bản chất dẫn đến nhận thức nội hàm KN cơ bản cấp độ cơ thể. 
  14. 14     Hinh 2.. Quy trình v ̀ ận dụng SĐTD để tổ chức HS phát triển các KN cơ bản cấp độ cơ thể   theo con đường quy nạp  Bước 1. Xác định nhiệm vụ nhận thức KN cơ bản cấp độ  cơ  thể: Bước này  vừa giúp HS xác định được vị trí, ý nghĩa của KN cần nhận thức vừa tạo cho HS   ý thức sẵn sàng nhận thức KN một cách hứng thú, tự  giác. GV có thể  sử  dụng   nhiều biện pháp khác nhau nhằm định hướng cho việc phát triển KN một cách  tích cực. Bước 2. Phân tích nội dung và phát triển KN chuyên khoa theo các logic khác   nhau bằng lập SĐTD: Khi nghiên cứu mỗi chương trong SGK Sinh học 11, GV   tổ  chức cho HS phân tích lần lượt những nội dung cụ  thể  qua mỗi bài và mỗi  phần trong từng chương theo bố cục như SGK. Trên cơ sở đó, GV tổ chức HS lập   SĐTD theo logic nhận thức cá nhân để  ghi lại những nhận thức mình về  các kiến  thức chuyên khoa.  Bước 3. Khái quát hóa để xác định dấu hiệu bản chất của KN cơ bản cấp độ   cơ thể: Sau khi lập được SĐTD phân tích nội dung qua các bài trong mỗi chương,  đến phần tổng kết chương GV tổ chức HS trừu tượng hóa, khái quát hóa để  tìm  ra các dấu hiệu chung, bản chất của hoạt động sinh lí ở cấp độ cơ thể.  Bước 4. Lập SĐTD diễn đạt KN cơ bản cấp độ cơ thể theo các dấu hiệu bản   chất: Sau khi đã xác định được các dấu hiệu chung và bản chất của KN cơ bản,   vận dụng SĐTD để diễn đạt lại nội hàm KN theo các dấu hiệu bản chất đó.  Bước 5. Vận dụng KN: KN được nắm vững nghĩa là phải nhớ, hiểu, vận dụng  nó để  lĩnh hội KN khác. GV tổ  chức HS luyện tập vận dụng KN bằng các câu   hỏi, bài tập trong đó KN được sử dụng như một công cụ giải quyết vấn đề.  2.3.1.3 Quy trình vận dụng SĐTD để  tổ  chức HS phát triển các KN cơ  bản   cấp độ cơ thể theo con đường diễn dịch Khi thực hiện theo con đường diễn dịch để phát triển mỗi KN cơ bản cấp độ  cơ  thể, GV xác định và đưa ra các chủ  đề  mà mỗi chủ  đề  này chính là mỗi dấu   hiệu bản chất của KN. Trên cơ  sở  đó GV tổ  chức cho HS nghiên cứu, tìm tòi   những thông tin trong SGK  ở cả phần TV và phần ĐV để  chứng minh và làm rõ  nội dung của từng chủ đề  mà GV vừa nêu ra. Cuối cùng tổng hợp, khái quát lại   thì HS sẽ nhận thức KN cơ bản cấp độ cơ thể một cách đầy đủ, trọn vẹn.
  15. 15 Hinh 2.. Quy trình v ̀ ận dụng SĐTD để tổ chức HS phát triển các KN cơ bản cấp độ cơ thể   theo con đường diễn dịch Bước 1. Xác định nhiệm vụ nhận thức KN cơ bản cấp độ cơ thể Bước 2. Xác định các dấu hiệu bản chất của KN cơ bản cấp độ cơ thể: Khi  xác định các dấu hiệu bản chất của KN cơ bản cấp độ cơ thể, GV phải dựa vào   sự phân tích logic nội hàm KN đó.  Bước 3. Lập SĐTD phân tích nội dung kiến thức chuyên khoa của từng dấu   hiệu bản chất: Có thể  xem các dấu hiệu bản chất của KN cơ bản như là một  chủ đề nhỏ và đây chính là dạy học theo từng chủ đề.Trên cơ sở đó tổ chức HS  lập SĐTD phân tích nội dung của mỗi chủ đề  theo nhận thức cá nhân. Như  vậy,  cùng chủ đề có thể lập được các SĐTD phân tích nội dung theo các logic khác nhau.  Bước 4. Lập SĐTD diễn đạt KN cơ bản cấp độ cơ thể theo các dấu hiệu bản   chất: GV định hướng HS khái quát hóa và có thể tái thiết lập các SĐTD diễn đạt   lại các chủ đề theo logic thể hiện tính khái nhất của từng dấu hiệu bản chất. Từ  đó HS tái thiết lập thành một SĐTD diễn đạt KN cơ bản cấp độ cơ thể theo các dấu  hiệu bản chất.  Bước 5. Vận dụng KN 2.3.1.4 Quy trình vận dụng SĐTD để  tổ  chức HS phát triển các KN cơ  bản   cấp độ cơ thể theo con đường quy nạp bộ phận Với con đường quy nạp bộ phận, GV tổ chức lập SĐTD theo con đường quy  nạp nhưng chỉ   ở  phần TV. Tiếp đến, sau khi HS nghiên cứu xong nội dung  ở  phần ĐV, bằng biện pháp suy diễn tương tự, GV tổ chức HS lập SĐTD diễn đạt   KN cơ bản cấp độ cơ thể (cả TV và ĐV) theo các dấu hiệu bản chất.  Hinh 2. .Quy trình v ̀ ận dụng SĐTD để tổ chức HS phát triển các KN cơ bản cấp   độ cơ thể theo con đường quy nạp bộ phận Từ bước 1 đến bước 4: Cách tổ chức thực hiện giống với bước 1 đến 4 của quy   trình phát triển KN theo con đường nạp, tuy nhiên chỉ tiến hành thực hiện với nội  dung của phần TV trong chương.  Bước 5.Bằng logic suy diễn tương tự, bổ sung và hoàn chỉnh SĐTD diễn đạt   KN cơ bản cấp độ cơ thể theo các dấu hiệu bản chất:  Bước này, GV tiếp tục  tổ chức cho HS nghiên cứu nội dung phần ĐV để bổ sung và hoàn chỉnh SĐTD ở  bước 4 thành SĐTD phát triển KN cơ bản đó nhưng chung cho cấp độ cơ thể. 
  16. 16 Bước 6.Vận dụng KN 2.3.1.5. Khái quát quan điểm vận dụng  SĐTD để  phát triển KN Sinh học cơ   thể trong dạy học Sinh học 11 Hinh 2.. Qu ̀ an điểm vận dụng SĐTD để phát triển KN sinh học cơ thể trong dạy học SH 11 2.3.2 Phát triển các KN cơ  bản cấp độ  cơ  thể  trong dạy học Sinh học 11   theo các quy trình vận dụng SĐTD đã xác định 2.3.2.1 Phát triển KN Chuyển hóa VC­NL cấp độ  cơ  thể  trong dạy học Sinh học   11 theo con đường quy nạp bô phân ̣ ̣ 2.3.2.2 Phát triển KN Cảm ứng cấp độ cơ thể trong dạy học Sinh học 11 theo con   đường quy nạp  2.3.2.3 Phát triển KN Sinh trưởng và phát triển  ở  cấp độ  cơ  thể  trong dạy học   Sinh học 11 theo con đường diễn dịch 2.3.2.4 Phát triển KN Sinh sản cấp độ cơ thể trong dạy học Sinh học 11 theo con   đường diễn dịch 2.3.3 Biện pháp tổ chức HS lập SĐTD để phát triển các KN Sinh học cơ thể  trong dạy học Sinh học 11 2.3.3.1 Cơ sở xác định biện pháp lập SĐTD Mục tiêu thứ nhất: HS phải lập được hai loại SĐTD để phát triển KN: Loại  SĐTD phân tích nội dung; loại SĐTD diễn đạt nội hàm KN theo các dấu hiệu bản  chất *Mục tiêu thứ hai: HS lập SĐTD phải đảm bảo quy trình, kỹ thuật cơ bản. *Mục tiêu thứ ba: quá trình tổ chức HS lập SĐTD phải thể hiện được các mức  độ tăng dần tính tích cực và tự lực của HS, cụ thể là: ̀ 2..  Sơ đồ quá trình tổ  Hinh  chức HS lập SĐTD
  17. 17 2.3.3.2 Các biện pháp tổ chức HS lập SĐTD để phát triển KN Tiêu chí để phân loại các biện pháp lập SDTD chính là mức độ tham gia và tính tự  lực của HS trong quá trình tổ chức HS lập SĐTD. * Biện pháp 1. GV lập SĐTD làm mẫu, HS theo dõi, làm quen và bắt chước  Hinh 2.. Quy trình t ̀ ổ chức HS lập SĐTD theo biện pháp 1 *Biện pháp 2. HS tập lập SĐTD dựa vào mẫu SĐTD gợi ý của GV Hinh 2.. Quy trình t ̀ ổ chức HS lập SĐTD theo biện pháp 2 * Biện pháp 3. HS tự lập SĐTD có sự hướng dẫn, định hướng của GV 
  18. 18 Hinh 2.. Quy trình t ̀ ổ chức HS lập SĐTD theo biện pháp 3 * Biện pháp 4. HS tự lực lập SĐTD theo nhiệm vụ GV đặt ra. Hinh 2.. Quy trình l ̀ ập SĐTD theo biện pháp 4
  19. 19 Chương 3.THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 MUC ĐICH TH ̣ ́ ỰC NGHIÊM ̣ Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các quy trình  vận dụng SĐTD và các biện pháp lập SĐTD để phát triển các KN cơ bản cấp độ  cơ thể trong dạy học Sinh học 11 mà đề tài đã đề xuất. 3.2 NÔI DUNG TH ̣ ỰC NGHIÊM ̣ 3.2.1 Nội dung tiến hành thực nghiệm  Đề tài TN các quy trình vận dụng SĐTD để tổ chức HS phát triển 4 KN cơ  bản cấp độ  cơ thể  tương  ứng với 4 chương trong chương trình Sinh học lớp 11.  Áp dụng các biện pháp tổ chức HS lập SĐTD trong quá trình phát triển 4 KN đó. 3.2.2 Nội dung đánh giá của thực nghiệm ­ Đánh giá chất lượng lĩnh hội kiến thức 4 KN cơ bản cấp độ cơ thể của HS. ­ Đánh giá kỹ năng lập SĐTD của HS  trong quá trình phát triển các KN cơ bản cấp độ  cơ thể. 3.3 PHƯƠNG PHAP TH ́ ỰC NGHIÊM ̣ 3.3.1 Chọn trường, lớp thực nghiệm: Chúng tôi đã liên hệ và chọn các trường  THPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Trị để tiến hành TN.  3.3.2 Chọn GV dạy thực nghiệm:  Trước khi tiến hành TN chúng tôi đã thống  nhất với GV cộng tác các ý đồ của quá trình TN. 3.3.3 Bố trí thực nghiệm 3.3.3.1 Đối với đánh giá chất lượng lĩnh hội kiến thức các KN cơ bản cấp độ cơ   thể của HS: Tiến hành TN song song và kiểm tra giữa nhóm lớp TN và nhóm lớp   ĐC: + Nhóm lớp TN: Sử dụng các các quy trình vận dụng SĐTD để  tổ chức HS phát   triển các KN cơ bản cấp độ cơ thể. Sử dụng các biện pháp tổ chức HS lập SĐTD  để phát triển các KN cơ bản đó.  + Nhóm lớp ĐC: GV giữ nguyên giáo án truyền thống đang sử dụng. 3.3.3.2 Đối với đánh giá kỹ năng lập SĐTD của HS trong quá trình phát triển   các KN cơ bản cấp độ cơ thể: Chúng tôi tiến hành thu mẫu là các SĐTD mà HS 
  20. 20 đã lập trong quá trình TN, phân loại các mẫu thu được và đánh giá theo cùng một   thang tiêu chí đo kỹ năng lập SĐTD (Bảng 3.1).  ̉ Bang 3.. Bảng các tiêu chí đánh giá kỹ năng lập SĐTD Kỹ năng Mức độ  Điểm tối  Điểm ĐG của kỹ  đa năng (Tiêu  chí – M) 0đ≤ M1 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2