intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Tác động của quản trị công ty đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết ở Việt Nam

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

94
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án thực hiện nhằm đạt đến ba mục tiêu. Thứ nhất: xác định các thuộc tính đo lường chất lượng thông tin BCTC các công ty niêm yết tại Việt nam. Thứ hai: xác định mối liên hệ giữa QTCT với chất lượng thông tin BCTC từ đó xác định những nhân tố QTCT tác động đến chất lượng thông tin BCTC. Thứ ba: đánh giá thực trạng chất lượng thông tin BCTC và sự tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC của các công ty niêm yết tại Việt Nam để từ đó đưa ra những kiến nghị về tăng cường QTCT và nâng cao chất lượng thông tin BCTC.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Tác động của quản trị công ty đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết ở Việt Nam

  1. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thông tin BCTC là một trong những kênh thông tin mà các công ty niêm yết được yêu cầu cung cấp trên thị trường chứng khoán. Trong thị trường chứng khoán, Công ty niêm yết là bên cung cấp thông tin, nhà đầu tư là đối tượng chủ yếu tiếp nhận và sử dụng các thông tin này trong quá trình ra quyết định của mình. Chất lượng thông tin BCTC phụ thuộc vào chất lượng của quá trình tạo lập, trình bày và công bố của các công ty niêm yết, quá trình này chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Chất lượng thông tin BCTC chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó QTCT được quan tâm nhiều trong hơn thập niên gần đây. Chức năng QTCT bao gồm những nhân tố bên ngoài lẫn bên trong. Nhân tố bên trong là việc thiết lập cơ cấu nhằm kiểm soát hành vi lập và công bố thông tin BCTC. Cơ cấu này hoạt động hiệu quả sẽ giúp thông tin BCTC có chất lượng cao. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng QTCT tốt sẽ dẫn đến thông tin BCTC có chất lượng cao và ngược lại chất lượng thông tin BCTC thấp phần lớn xuất phát từ những doanh nghiệp có QTCT yếu kém (Cohen, 2004). Theo sự hiểu biết của tác giả, tại Việt Nam có rất ít các nghiên cứu đo lường chất lượng thông tin BCTC cũng như đánh giá về sự tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC một cách toàn diện. Xuất phát từ khoảng trống trong nghiên cứu lý thuyết và nhu cầu thực tế, nên luận án chọn đề tài: “Tác
  2. 2 động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC tại các công ty niêm yết ở Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận án thực hiện nhằm đạt đến ba mục tiêu: - Thứ nhất: xác định các thuộc tính đo lường chất lượng thông tin BCTC các công ty niêm yết tại Việt nam. - Thứ hai: xác định mối liên hệ giữa QTCT với chất lượng thông tin BCTC từ đó xác định những nhân tố QTCT tác động đến chất lượng thông tin BCTC. - Thứ ba: đánh giá thực trạng chất lượng thông tin BCTC và sự tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC của các công ty niêm yết tại Việt Nam để từ đó đưa ra những kiến nghị về tăng cường QTCT và nâng cao chất lượng thông tin BCTC. 3. Câu hỏi nghiên cứu Từ những vấn đề được trình bày trên, để đạt được mục tiêu nghiên cứu như đã giới thiệu, luận án đặt ra ba câu hỏi nghiên cứu như sau: Câu hỏi 1: Chất lượng thông tin BCTC các công ty niêm yết tại Việt nam được đánh giá ở mức độ nào? Câu hỏi 2: Các yếu tố QTCT tác động như thế nào đến chất lượng thông tin BCTC các công ty niêm yết tại Việt Nam? Câu hỏi 3: Định hướng nào để tăng cường QTCT qua đó nâng cao chất lượng thông tin BCTC tại các công ty niêm yết ở Việt Nam? 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu
  3. 3 Đối tượng nghiên cứu trong luận án là chất lượng thông tin BCTC và sự tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC. Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng khảo sát là thông tin BCTC và các đặc tính QTCT các công ty niêm yết tại HOSE và HNX cho năm tài chính 2012. - Thông tin BCTC bao gồm thông tin tài chính và phi tài chính được doanh nghiệp công bố trên các báo cáo, bao gồm: báo cáo thường niên, báo cáo QTCT, BCTC quý 4. - Các yếu tố QTCT được giới hạn trong luận án bao gồm: HĐQT, BKS và KTNB. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của luận án là phương pháp hỗn hợp gắn kết và giải thích, bao gồm phương pháp định tính và định lượng. 6. Những đóng góp mới của luận án Xem xét và đối chiếu với các nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học trước đây, luận án đã đóng góp mới những vấn đề sau đây: - Tác giả đã hệ thống hóa lý thuyết chất lượng thông tin BCTC và QTCT từ những nghiên cứu trước đây trên thế giới và Việt Nam. Nội dung này bao gồm việc hệ thống hóa nền tảng lý thuyết chất lượng thông tin BCTC và sự tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC. Việc tổng hợp này giúp các nhà nghiên cứu tiếp theo tiếp cận lý thuyết chất lượng thông tin BCTC và QTCT một cách có hệ thống và dễ dàng hơn.
  4. 4 - Về phương diện phương pháp nghiên cứu, luận án đã xây dựng các thang đo được kiểm định sự phù hợp cũng như độ tin cậy và giá trị của chúng, từ đó đo lường chất lượng thông tin BCTC hướng đến sự hữu ích đối với người sử dụng thông tin BCTC để ra quyết định kinh tế. Điều này giúp cho các nhà nghiên cứu hàn lâm tại Việt Nam có những nghiên cứu tiếp theo sử dụng, điều chỉnh và bổ sung để từng bước có bộ thang đo có giá trị và độ tin cậy cao, giúp cho việc đánh giá chất lượng thông tin BCTC các công ty niêm yết tại Việt Nam ngày một hoàn thiện hơn. - Từ thực trạng qua việc phân tích đánh giá các đặc tính chất lượng thông tin BCTC và các yếu tố QTCT giúp các nhà hoạch định chính sách, lập pháp có cái nhìn sâu hơn trong việc xây dựng luật pháp có liên quan nhằm nâng cao chất lượng thông tin BCTC và QTCT tốt phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, những kiến nghị trong luận án giúp các công ty niêm yết tự hoàn chỉnh các nội dung về thông tin BCTC cần thiết phải cung cấp cho cổ đông và hoàn thiện QTCT hướng đến đảm bảo chất lượng thông tin BCTC công bố. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án bao gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu chất lượng thông tin BCTC và QTCT; Chương 2: Cơ sở lý thuyết về chất lượng thông tin BCTC và QTCT; Chương 3: Phương pháp nghiên cứu; Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận; Chương 5: Kết luận và kiến nghị; Tài liệu tham khảo; Phụ lục
  5. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BCTC VÀ QTCT. 1.1 Các nghiên cứu công bố trong nước - Thông tin BCTC là kết quả của quá trình lập, trình bày và công bố. Chất lượng BCTC phụ thuộc vào chất lượng của quá trình này. Hầu hết các nghiên cứu trong nước tập trung vào các khía cạnh khác nhau của thông tin BCTC theo nghĩa truyền thống. Liên quan đến quá trình lập BCTC, các tác giả xem xét đánh giá thực trạng quy trình kế toán và chuẩn mực kế toán Việt Nam từ đo đưa ra giải pháp hoàn thiện quy trình kế toán và hoàn thiện chuẩn mực kế toán theo hướng hòa nhập chuẩn mực kế toán quốc tế. Phương pháp chính được các tác gỉa sử dụng là phân tích, tổng hợp, suy diễn mang thiên về định tính. - Về sự tác động QTCT đến chất lượng thông tin BCTC, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có ít đề tài nghiên cứu sự tương quan giữa chất lượng thông tin BCTC và QTCT, mà chỉ có những nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau liên quan đến BCTC và QTCT. 1.2 Các nghiên cứu công bố ở ngoài nước Các nghiên cứu nước ngòai nghiên cứu chất lượng thông tin BCTC bằng cách đo lường các khái niệm theo các hướng khác nhau như: Quản trị lợi nhuận, Công bố lại BCTC, Gian lận BCTC, Công bố bắt buộc, Công bố tự nguyện và chất lượng BCTC theo quan điểm FASB và IASB. Các nghiên cứu nước ngoài, chủ yếu xem xét các tác động của các đặc tính của từng yếu tố HĐQT, UBKT, KTNB đến từng khái niệm chất lượng thông tin BCTC như đã trình bày
  6. 6 như: quản trị lợi nhuận, công bố lại BCTC, gian lận BCTC, công bố tự nguyện…. Các đặc tính của từng yếu tố QTCT, cụ thể như sau: - HĐQT : quy mô HĐQT, Thành viên độc lập trong HĐQT, chuyên gia kế toán – tài chính trong HĐQT, tần suất cuộc họp của HĐQT, kiêm nhiệm hai chức danh: chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc… - UBKT: Thành viên độc lập trong UBKT, chuyên gia kế toán – tài chính trong UBKT, cuộc họp của UBKT… - Sự hiện diện của KTNB Phương pháp các nghiên cứu nước ngoài chủ yếu là sử dụng phân tích hồi quy để đánh giá sự tác động của các đặc tính QTCT đến chất lượng thông tin BCTC. 1.3 Xác định khoảng trống nghiên cứu Thứ nhất, trong khi tại Việt Nam chưa có nghiên cứu về sự tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC, thì các nghiên cứu nước ngoài chỉ xem xét sự tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC ở những khía cạnh khác nhau. Thứ hai, chất lượng thông tin BCTC, các nghiên cứu tại Việt Nam tập trung vào xem xét quy trình kế toán và chất lượng chuẩn mực kế toán được thiết lập tại Việt Nam, từ đó đưa ra những kiến nghị liên quan đến việc hoàn thiện quy trình kế toán và xây dựng các chuẩn mực kế toán theo hướng hòa nhập chuẩn mực kế toán quốc tế, chưa có công trình nào nghiên cứu chất lượng thông tin BCTC theo hướng hữu ích cho quá trình ra quyết định.
  7. 7 Thứ ba, trong khi các nghiên cứu trong nước chủ yếu sử dụng phương pháp định tính để đo lường chất lượng thông tin BCTC, thì các nghiên cứu nước ngoài sử dụng phương pháp định lượng để đánh giá sự tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC. Từ những khoảng trống trong nghiên cứu đã trình bày, trên quan điểm kế thừa và kết hợp các mô hình nghiên cứu, luận án sẽ nghiên cứu sự tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC tại thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Kết luận chương 1: CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BCTC VÀ QTCT Nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu, nội dung chương 2 của luận án trình bày các lý thuyết nền tảng có liên quan đến QTCT và thông tin BCTC, cụ thể trong chương này sẽ trình bày những nội dung sau: - Luận án trình bày lý thuyết nền, bao gồm 4 lý thuyết: lý thuyết thông tin hữu ích, lý thuyết thông tin bất cân xứng, lý thuyết ủy nhiệm và lý thuyết hành vi trong quản lý. - Bên cạnh đó, luận án trình bày các khái niệm liên quan đến chất lượng thông tin BCTC trong phạm vi nghiên cứu, qua đó làm tiền đề để đánh giá chất lượng thông tin BCTC thông qua việc xây dựng thang đo trong chương 3. Chất lượng thông tin BCTC, luận án sử dụng các đặc tính chất lượng của FASB và IASB để đo lường. Ngoài ra, luận án trình bày các khái niệm, nguồn gốc về QTCT và cơ cấu QTCT mà luận án nghiên cứu,
  8. 8 làm cơ sở xây dựng các giả thuyết về sự tương quan giữa QTCT và chất lượng thông tin BCTC được xây dựng trong chương 3. - Từ các cơ sở lý thuyết của các nội dung trên, luận án xây dựng mô hình lý thuyết nghiên cứu để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã trình bày. Hình 4: Mô hình lý thuyết nghiên cứu TV ĐỘC LẬP HĐQT TVHĐQTĐL CÓ CHUYÊN MÔN KTTC KIÊM NHIỆM HAI CHỨC DANH CHẤT LƯỢNG TTBCTC TẦN SUẤT CUỘC HỌP TV ĐỘC LẬP BKS TVBKS CÓ CHUYÊN MÔN KTTC SỰ HIỆN DIỆN KTNB Nguồn: Tác giả tổng hợp Kết luận chương 2: CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu, luận án sử dụng các nhóm phương pháp sau: 3.1.1 Phương pháp chung: Phương pháp chung xuyên suốt trong luận án, tác giả sử dụng phương pháp hỗn hợp gắn kết và giải thích bao gồm phương pháp định lượng và phương pháp định tính.
  9. 9 3.1.2 Phương pháp cụ thể: Phương pháp suy diễn, Phương pháp điều tra, Phương pháp quy nạp. 3.1.3 Khung nghiên cứu của luận án Sự kết hợp giữa các phương pháp nghiên cứu như đã trình bày, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các bước thực hiện của luận án có thể tóm tắt các bước chính như sau: Bước 1: Xây dựng thang đo chất lượng thông tin BCTC Để xây dựng thang đo chất lượng thông tin BCTC, luận án dựa vào nghiên cứu của Ferdy Van Beest (2009). Tuy nhiên, thang đo của Ferdy Van Beest được thực hiện ở các quốc gia phát triển. Nhằm đảm bảo xây dựng thang đo sự phù hợp với môi trường Việt Nam, luận án sử dụng phương pháp định tính phỏng vấn các chuyên gia về sự cần thiết các thang đo tạo nên chất lượng thông tin BCTC. Bước 2: Đo lường chất lượng thông tin BCTC và kiểm định giả thuyết Bước này, luận án chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng để đo lường chất lượng thông tin BCTC và xem xét mức độ tác động của các biến QTCT vào chất lượng thông tin BCTC, cụ thể: - Từ thang đo được xây dựng ở bước 1, luận án tiến hành khảo sát BCTN của 195 công ty niêm yết dựa trên thang đo Likert 5 bậc, để xác định tổng số điểm của từng công ty niêm yết. Thang đo ban đầu bao gồm 19 thuộc tính tạo nên các đặc tính chất lượng theo FASB (2010) và IASB (2010). Sau khi dữ liệu được thu thập, luận án tiến hành kiểm định đánh giá độ tin cậy (Cronbach alpha) và giá trị thang đo (phân tích EFA). Kết
  10. 10 quả sau cùng cho thấy thang đo chính thức bao gồm 16 thuộc tính. - Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, luận án sử dụng mô hình hồi quy đa biến, trong đó biến phụ thuộc là chất lượng thông tin BCTC và biến độc lập bao gồm các biến QTCT. Bên cạnh đó, luận án sử dụng hai biến điều tiết là quy mô công ty và tỷ lệ vốn nhà nước trên vốn điều lệ để đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng đến chất lượng thông tin BCTC và sự tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC. Bước 3: Sử dụng phương pháp định tính giải thích kết quả của mô hình hồi quy Sau khi có kết quả từ mô hình hồi quy của bước 2 về sự tác động của các biến QTCT vào biến chất lượng thông tin BCTC, luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn các chuyên gia về QTCT nhằm giải thích và cho ý kiến từ kết quả của mô hình hồi quy. Đây sẽ là cơ sở để luận án đưa ra kết luận và kiến nghị. 3.2. Thiết kế nghiên cứu 3.2.1. Đo lường chất lượng thông tin BCTC Chất lượng thông tin BCTC dựa theo quan điểm về hai đặc tính chất lượng của FASB và IASB bao gồm: cơ bản và bổ sung. Tổng hợp bản liệt kê gồm 19 khoản mục để đo lường, cụ thể như sau: Sự thích hợp: 5 thuộc tính: Thông tin định hướng về tương lai (P1); Thông tin phi tài chính về cơ hội và rủi ro cho thấy sự phát triển bền vững (P2); Giá trị hợp lý (P3); Thông tin phản hồi (P4) và Thông tin bộ phận (P5). Trình bày trung thực: 6 thuộc tính: Lựa chọn ước tính kế toán (T1); Lựa chọn chính
  11. 11 sách kế toán (T2); Trình bày không thiên lệch (T3); Chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán (T4); Ý kiến kiểm toán viên độc lập (T5) và Thông tin về QTCT (T6). Có thể hiểu được: 3 thuộc tính: Diễn giải, bố cục rõ ràng (H1); Số lượng bảng biểu, sơ đồ (H2) và Giải thích thuật ngữ (H3). Có thể so sánh: 4 thuộc tính: Thay đổi ước tính kế toán (S1); Thay đổi chính sách kế toán (S2); Số lượng các năm trước so sánh (S3) và Số lượng các tỷ số (S4). Kịp thời: 1 thuộc tính (K). Luận án sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đánh giá từng khoản mục, các khoản mục này được hoạt động hóa từng đặc tính tạo nên chất lượng, trong đó điểm 1 dành cho khoản mục đạt mức độ yếu nhất và điểm 5 cho khoản mục đạt mức hoàn hảo của tiêu chuẩn đặt ra. 3.2.2. Xây dựng giả thuyết về các yếu tố QTCT tác động đến chất lượng thông tin BCTC Từ mô hình lý thuyết nghiên cứu được mô tả chương 2, luận án xây dựng các giả thuyết nhằm xem xét sự tác động của các yếu tố QTCT đến chất lượng thông tin BCTC, cụ thể như sau: H1: Tỷ lệ thành viên HĐQTĐL trong tổng số HĐQT càng cao giúp cho thông tin BCTC có chất lượng hơn. H2: Việc kiêm nhiệm hai chức danh Tổng Giám đốc và Chủ tịch HĐQT sẽ tác động tiêu cực đến chất lượng TT BCTC. H3: Sự hiện diện thành viên HĐQTĐL có kiến thức và kinh nghiệm về kế toán tài chính có tác động tích cực đến chất lượng thông tin BCTC. H4: Doanh nghiệp có cuộc họp HĐQT càng nhiều thì chất lượng thông tin BCTC càng cao.
  12. 12 H5: Tỷ lệ thành viên BKS độc lập trong tổng số thành viên BKS càng cao thì chất lượng thông tin BCTC càng cao. H6: Tỷ lệ thành viên BKS có chuyên môn kế toán tài chính trong BKS càng cao thì chất lượng TT BCTC càng cao. H7: Sự hiện diện bộ phận KTNB có liên quan tích cực đến chất lượng thông tin BCTC. Các biến điều tiết Ngoài việc xem xem xét sự tác động của bảy biến độc lập trong QTCT đến chất lượng thông tin BCTC, luận án sử dụng hai biến điều tiết là quy mô công ty và tỷ lệ vốn nhà nước trên vốn điều lệ của công ty. Quy mô công ty H8a: Doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì chất lượng thông tin BCTC càng cao H8b: Tác động của các đặc tính QTCT đến chất lượng thông tin BCTC là mạnh hơn trong công ty có quy mô lớn hơn. Tỉ lệ vốn nhà nước trên vốn điều lệ H9a: Doanh nghiệp có vốn nhà nước càng cao thì chất lượng thông tin BCTC càng giảm. H9b: Tác động của các đặc tính QTCT đến chất lượng thông tin BCTC là mạnh hơn trong công ty có tỷ lệ vốn nhà nước trên vốn điều lệ thấp. 3.2.3 Mô hình hồi quy các yếu tố QTCT ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC Để đánh giá sự tác động các đặc tính QTCT đến chất lượng thông tin BCTC, luận án sử dụng mô hình hồi quy đa biến. Trong đó, biến phụ thuộc là chất lượng thông tin BCTC, biến
  13. 13 độc lập là 7 thuộc tính của QTCT. Cụ thể mô hình được xây dựng như sau: CLBCTC = 0 + 1ĐLHĐQT + 2KNCD + 3CGHĐQTĐL + 4SLCH + 5ĐLBKS + 6CGBKS + 7KTNB + ei 3.2.4 Mô tả dữ liệu và phương pháp thu thập thông tin Nguồn dữ liệu chính để thu thập là các công ty niêm yết tại HOSE và HNX. Tính đến ngày 31/12/2012 HOSE có 297 doanh nghiệp, HNX có 367 doanh nghiệp niêm yết. Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện dữ liệu so sánh [S3], nên mẫu chỉ giới hạn những công ty thành lập từ năm 2007 trở về trước, gồm 196 doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình thu thập thông tin có một doanh nghiệp thuộc HNX không thu thập được dữ liệu. Như vậy mẫu cuối cùng được chọn để khảo sát 195 doanh nghiệp, cụ thể HOSE 107 doanh nghiệp, HNX 88 doanh nghiệp. Các tài liệu dùng để thu thập và quan sát bao gồm: (a) BCTN năm 2012, (b) Báo cáo quản trị 2012, (c) BCTC quý 4- 2012, (d) Bản cáo bạch. Các tài liệu này được lấy từ website: www.vietstock.vn. 3.2.5 Phương pháp cho điểm chất lượng BCTC Tác giả đánh giá chất lượng BCTC dựa trên 19 thuộc tính chất lượng theo hai bước. Bước 1, tác giả tiến hành quan sát các tài liệu liên quan (BCTN niên và BCTC quý 4) để cho điểm từng thuộc tính theo phụ lục 3. Việc cho điểm từng thuộc tính của các đặc tính chất lượng thông tin BCTC dựa vào cột “Diễn giải” và “Nhận diện” tại phụ lục 3 để xác định mức độ điểm từ 1 đến 5. Nhằm giảm sự chủ quan trong quá trình cho điểm, tác
  14. 14 giả tiến hành bước 2. Bước 2 tiến hành cho điểm các thuộc tính như: P1, P2, P4, P5, T3, T6, H1. Cho điểm lần 2 độc lập với lần 1 đối với những thuộc tính mang tính chất định tính, sau đó so sánh với số điểm lần 1. Trường hợp có sự khác biệt giữa hai lần, tác giả sẽ xem xét lại từng thuộc tính để lấy số điểm cuối cùng. Kết quả đo lường chất lượng thông tin BCTC được trình bày tóm tắt tại Phụ lục 09. 3.3 Đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo chất lượng thông tin BCTC 3.3.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach alpha Trong mô hình lý thuyết nghiên cứu được đề xuất, để nghiên cứu những thuộc tính tạo nên chất lượng thông tin BCTC, tác giả đã đề xuất 19 biến quan sát để đo lường. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện trong bước nghiên cứu này. Ứng dụng hệ số Cronbach alpha để đánh giá độ tin cậy của các thang đo dùng để đo lường các khái niệm có trong mô hình nghiên cứu. Sau khi đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach alpha, loại 3 biến: T4, S1 và S2. Như vậy, số lượng thuộc tính cuối cùng của thang đo chính thức chất lượng thông tin BCTC là 16. Sử dụng thang đo Likert 5 bậc, do đó, số điểm thấp nhất doanh nghiệp đạt được là 16 và cao nhất là 80. Từ cách cho điểm này, luận án đề xuất mức độ chất lượng thông tin BCTC theo 5 mức độ: Tốt: 68-80; Khá: 55-67; Trung bình: 42- 54; Yếu: 29-41; Kém: 16-28. 3.3.2 Đánh giá giá trị thang đo Những thang đo sau khi đã đánh giá độ tin cậy ở mục 3.3.1 trên đây sẽ đưa vào đánh giá trị thang đo bằng phân tích nhân tố
  15. 15 khám phá (EFA). Để đánh giá giá trị thang đo, cần xem xét 3 thuộc tính quan trọng trong kết quả EFA: (a) Số lượng nhân tố trích được, (b) trọng số nhân tố, và (c) tổng phương sai trích. Kết quả cho thấy thang đo có giá trị. 3.4 Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy 3.5 Kiểm định đa cộng tuyến 3.6 Kiểm định tự tương quan phần dư (sai số) 3.7 Kiểm định phân phối chuẩn phần dư 3.8 Kiểm định giả thuyết liên hệ tuyến tính Các kiểm định từ mục 3.4 đến 3.8 đều cho thấy kết quả mô hình hồi quy phù hợp. 3.9 Phương pháp định tính Như trên đã trình bày, phương pháp nghiên cứu của luận án là phương pháp hỗn hợp gắn kết và giải thích. Theo đó, phương pháp này sử dụng định lượng là chính, phương pháp định tính với mục đích nhằm khẳng định sự cần thiết các thang đo chất lượng thông tin BCTC và giải thích những kết quả của phương pháp định lượng. Thực hiện phương pháp định tính, luận án sử dụng 2 bảng khảo sát song song với nhau, cụ thể như sau: - Bảng khảo sát liên quan đến thông tin BCTC bao gồm 16 câu hỏi . Mục đích bảng khảo sát này nhằm khẳng định sự phù hợp của các thuộc tính tạo nên chất lượng thông tin BCTC trong môi trường Việt Nam. Đối tượng khảo sát bao gồm 8 chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm về lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính, phân tích chứng khoán, nhà đầu tư, công bố thông tin... - Bảng khảo sát về QTCT, bao gồm 5 câu hỏi. Mục đích của Bảng khảo sát này nhằm giải thích các kết quả kiểm định các giả
  16. 16 thuyết liên quan quan đến các đặc tính về QTCT và làm cơ sở để bàn luận trong chương 4 và định hướng kiến nghị được trình bày tại chương 5 của luận án. Đối tượng khảo sát bao gồm 4 chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm về QTCT như: chuyên gia về luật doanh nghiệp, QTCT, thành viên HĐQT, trưởng BKS, ... Kết luận chương 3 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 4.1 Kết quả đánh giá thực trạng chất lượng BCTC và sự tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC của các công ty niêm yết ở Việt nam. 4.1.1. Thống kê mô tả nhằm đánh giá chất lượng TT BCTC Kết quả bảng tổng hợp dữ liệu chất lượng thông tin BCTC cho thấy điểm trung bình của 195 công ty niêm yết của năm tài chính 2012 là 35,9846, trong đó mức điểm thấp nhất là 20 và cao nhất là 66. Với mức trung bình là 35,9846 ≈ 36, nhỏ hơn 12 điểm so với mức trung bình chuẩn của thang đo là 48. Mặt khác, qua bảng phân loại chất lượng, cho thấy chỉ có 18 doanh nghiệp đạt mức khá, 19 doanh nghiệp đạt mức trung bình, còn lại 158 doanh nghiệp đạt mức yếu, kém, chiếm 81,1% mẫu nghiên cứu. Qua đánh giá chung, cho thấy chất lượng thông tin BCTC các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam là dưới mức trung bình. 4.1.2. Kiểm định giả thuyết các yếu tố QTCT tác động đến chất lượng thông tin BCTC Từ bảng 4.8, kết quả phân tích cho thấy mức ý nghĩa sig. của các biến độc lập DLHDQT, CGHDQTDL, SLCH, CGBKS và KTNB đạt yêu cầu vì sig. đều nhỏ hơn 0.05 nên các biến này có
  17. 17 tác động đến biến phụ thuộc CLBCTC. Hai biến KNCD và DLBKS có giá trị Sig. >0.05 nên 2 biến này không tác động đến CLBCTC với mức ý nghĩa 5%. Trong các biến này khi xem xét hệ số , cho thấy CGHĐQTĐL = 0.389 có giá trị lớn nhất trong các biến có tác động, điều này có nghĩa yếu tố CGHĐQTĐL có tác động lớn nhất vào chất lượng thông tin BCTC, lần lượt giảm dần là KTNB, CGBKS, ĐLHĐQT và SLCH có mức độ ảnh hưởng nhỏ nhất. Bảng 4.8: Các biến độc lập tác động đến chất lượng thông tin BCTC Hệ số chưa chuẩn Hệ số hóa chuẩn hóa Mức ý Trọng số Sai lệch nghĩa Biến HQ B chuẩn Beta t (Sig.) 1 (Constant) 26.236 1.052 24.950 .000 DLHDQT 14.894 3.738 .193 3.984 .000 KNCD -1.129 .804 -.051 -1.403 .162 SLCH .231 .080 .107 2.883 .004 DLBKS -.072 1.333 -.002 -.054 .957 CGBKS 9.867 2.239 .197 4.407 .000 KTNB 7.986 1.178 .287 6.777 .000 CGHDQTDL 12.004 1.512 .389 7.941 .000 Phương trình thể hiện chất lượng thông tin BCTC dự đoán theo tất cả các biến độc lập là các đặc tính QTCT: CLBCTC = 26,236 + 14,894DLHĐQT – 1,129KNCD + 0,231SLCH – 0,072ĐLBKS + 9,867CGBKS + 7,986KTNB + 12,004CGHĐQTĐL. 4.1.3 Đánh giá sự ảnh hưởng của các biến điều tiết 4.1.3.1 Biến điều tiết quy mô công ty (QMCT) Đối với chất lượng thông tin BCTC Kết quả cho thấy giữa các nhóm có quy mô khác nhau thì chất lượng thông tin BCTC cũng khác nhau, trong trường hợp
  18. 18 này những công ty có quy mô càng lớn thì chất lượng thông tin BCTC càng cao. Đối với QTCT Đối với các biến QTCT cho thấy hầu hết những công ty có quy mô công ty lớn, các biến QTCT đều có mức độ tác động vào chất lượng thông tin BCTC mạnh hơn các công ty có quy mô công ty nhỏ hơn. Tuy nhiên, biến ĐLBKS cho thấy trong những doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì sự độc lập của các thành viên BKS có tác động ngược chiều với chất lượng thông tin BCTC. 4.1.3.2 Biến điều tiết về vốn nhà nước (VNN) Đối với chất lượng thông tin BCTC Đối với chất lượng thông tin BCTC, kết quả cho thấy giữa các loại hình công ty có tỷ lệ VNN khác nhau thì chất lượng BCTC cũng khác nhau. Kết quả phân tích này cho thấy, nhóm công ty không có VNN có chất lượng BCTC cao hơn nhóm công ty có tỷ lệ VNN trên 50%. Đối với QTCT Đối với các biến QTCT, kết quả cho thấy những doanh nghiệp có vốn nhà nước trên 50% thì hầu như các biến QTCT không có tương quan gì với chất lượng thông tin BCTC, ngoại trừ hai biến ĐLHĐQT và KTNB, điều này có nghĩa những doanh nghiệp này có dấu hiệu QTCT yếu. Những doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 50% thì sự tương quan giữa các biến QTCT với biến phụ thuộc có sự tương đồng với trường hợp không có biến điều tiết. Trong trường hợp này cho thấy, mặc dù
  19. 19 có có sự tham gia của vốn nhà nước nhưng dưới 50% thì các biến QTCT đều có sự tác động đến chất lượng thông tin BCTC. 4.1.4 Kiểm định với hai đặc tính cơ bản Đặc tính tính hợp Kết quả cho thấy các biến độc lập DLHDQT, SLCH, CGBKS, KTNB và CGHDQTDL đạt yêu cầu vì sig. đều nhỏ hơn 0.05 nên các biến này có tác động đến biến phụ thuộc sự thích hợp. Còn biến KNCD và DLBKS có giá trị Sig. >0.05 nên 2 biến này không tác động đến chất lượng thông tin BCTC với mức ý nghĩa 5%. Đặc tính trình bày trung thực Kết quả cho thấy mức ý nghĩa sig. của các biến độc lập DLHDQT, SLCH, CGBKS, KTNB và CGHDQTDL đạt yêu cầu vì sig. đều nhỏ hơn 0.05 nên các biến này có tác động đến biến phụ thuộc trình bày trung thực. Tuy nhiên khác với những kết luận trên, biến KNCD có tác động ngược chiều với đặc tính tính trình bày trung thực với độ tin cậy 90%. Điều này hàm ý trong doanh nghiệp kiêm nhiệm hai chức danh chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc thì thông tin BCTC ít trung thực. 4.2. Một số kết luận và nguyên nhân tồn tại. Chất lượng thông tin BCTC Qua phân tích cho thấy đa phần các công ty niêm yết tại Việt Nam công bố thông tin BCTC trên BCTN theo hướng tuân thủ luật pháp nhà nước, cụ thể là thông tư 52 của Bộ tài chính nhiều hơn là hướng đến thông tin hữu ích cho việc ra quyết định của người sử dụng. BCTN của công ty niêm yết ít có diễn giải, phân tích, công bố ít thông tin. Nguyên nhân chủ yếu theo ý kiến
  20. 20 chuyên gia là do: chỉ trình bày theo yêu cầu, không muốn công bố, không có kiến thức về công bố thông tin và cơ chế giám sát yếu. Thực trạng tác động QTCT đến chất lượng thông tin BCTC Song song với quả phân tích hồi quy, tác giả thực hiện phỏng vấn sâu các chuyên gia QTCT, kết quả nghiên cứu này cho thấy chất lượng thông tin BCTC của các công ty niêm yết tại Việt Nam ở mức dưới trung bình, khi xem xét mối tương quan giữa QTCT và chất lượng thông tin BCTC cho thấy công ty niêm yết chưa xây dựng cơ cấu QTCT trong từng yếu tố hiệu quả, cụ thể như sau: Hội đồng quản trị Sự độc lập và trình độ chuyên môn của HĐQT - Số lượng thành viên độc lập trong HĐQT độc lập chiếm tỷ lệ ít trong tổng số thành viên HĐQT. - Vẫn còn nhiều công ty niêm yết duy trì sự kiêm nhiệm hai chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc. Nhiệm vụ HĐQT - Trong HĐQT, chưa có sự phân công thành viên HĐQT giám sát quá trình lập và công bố thông tin BCTC. - Hoạt động của HĐQT trong việc giám sát quá trình lập và công bố thông tin BCTC chưa hiệu quả. - BCTN khi công bố ra bên ngoài chưa được thông qua HĐQT. Thu thập thông tin của HĐQT Nhiệm vụ của từng thành viên HĐQT thể hiện qua cuộc họp, tuy nhiên, các thành viên HĐQT thiếu thông tin của ban điều
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1