intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của chỉ số tâm lý đến tỷ suất lợi vốn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

17
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Tác động của chỉ số tâm lý đến tỷ suất lợi vốn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam" nhằm định lượng tác động của chỉ số tâm lý đến tỷ suất lợi vốn cổ phiếu trên TTCK Việt Nam (cấp độ toàn thị trường và cấp độ ngành); Đề xuất khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý thị trường, nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam và nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực tâm lý trên TTCK.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của chỉ số tâm lý đến tỷ suất lợi vốn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LƯƠNG TRÂM ANH TÁC ĐỘNG CỦA CHỈ SỐ TÂM LÝ ĐẾN TỶ SUẤT LỢI VỐN CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9340201.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội – 2023
  2. Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ TRUNG THÀNH Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án, họp tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Vào hồi: ..... giờ ....., ngày .... tháng ..... năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Trung tâm Thư viên và Tri thức số, Đại học Quốc gia Hà Nội
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Luận án đo lường tâm lý cho thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam và đánh giá tác động của nó đến sự thay đổi về giá của các cổ phiếu. Đây là một đề tài cấp thiết về học thuật và thực tiễn, cụ thể: Thứ nhất, tài chính hành vi cùng với chỉ số tâm lý trên thị trường chứng khoán là một lĩnh vực nghiên cứu khoa học mới tại Việt Nam. Những nghiên cứu về tài chính dựa trên nền tảng khoa học hành vi hiện đang tập trung chủ yếu tại các thị trường tài chính phát triển mạnh mẽ như Mỹ, Anh và các nước châu Âu. Tuy nhiên, nhìn chung, các nghiên cứu về lĩnh vực này tại các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng dường như khá sơ khai so với nghiên cứu tại các thị trường phát triển. Thứ hai, có nhiều tranh cãi về việc có nên sử dụng các nhân tố liên quan đến tâm lý trong các mô hình định giá tài sản để đánh giá tỷ suất sinh lợi cổ phiếu và xây dựng danh mục đầu tư. Việc kiểm định và đánh giá chỉ số tâm lý có nên được coi là một nhân tố có ảnh hưởng một cách hệ thống lên tỷ suất lợi vốn của cổ phiếu thay vì chỉ sử dụng các nhân tố cơ bản (fundamental factors) là cần thiết. Thứ ba, có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tâm lý nhà đầu tư, còn được gọi là tâm lý thị trường, có ảnh hưởng đến hành vi nhà đầu tư, nhưng tâm lý thị trường có ảnh hưởng đến kết quả thị trường hay không thì vẫn chưa chắc chắn. Việc đánh giá tác động này rất quan trọng vì có thể tâm lý dẫn việc nhà đầu tư thay đổi quyết định mua bán cổ phiếu của cá nhân, nhưng xét về tổng thể, giá của cổ phiếu lại không thay đổi. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá tác động của chỉ số tâm lý đến tỷ suất lợi vốn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam ở cấp độ toàn thị trường và cấp độ ngành. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đưa ra tổng quan nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn để hiểu mối quan hệ giữa tài chính và tâm lý, chỉ số tâm lý là gì, các nhân tố nào đã được các nhà khoa học sử dụng để đo lường; - Đo lường tâm lý TTCK Việt Nam (cấp độ toàn thị trường và cấp độ ngành); - Định lượng tác động của chỉ số tâm lý đến tỷ suất lợi vốn cổ phiếu trên TTCK Việt Nam (cấp độ toàn thị trường và cấp độ ngành); - Hàm ý chính sách đối với các nhà làm chính sách, nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam và nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực tâm lý trên TTCK. 1
  4. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Tâm lý trên TTCK Việt Nam được tổng hợp và đo lường như thế nào? - Chỉ số tâm lý có tác động đến tỷ suất lợi vốn cổ phiếu trên toàn thị trường nói chung và các ngành trên TTCK Việt Nam nói riêng hay không? Tác động đó như thế nào? - Hàm ý gì dành cho các nhà làm chính sách nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam và nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực tâm lý trên TTCK? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án này là Tác động của Chỉ số tâm lý đến Tỷ suất lợi vốn cổ phiếu. Trong đó, các khách thể nghiên cứu là: ● Chỉ số tâm lý: Là một chỉ số đại diện cho tâm lý thị trường, được tổng hợp dựa trên các dữ liệu thứ cấp được coi là biểu hiện của tâm lý thị trường. ● Tỷ suất lợi vốn cổ phiếu: phần trăm chênh lệch chỉ số giá cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhất định. 𝐶ℎỉ 𝑠ố 𝑔𝑖á 𝑡 − 𝐶ℎỉ 𝑠ố 𝑔𝑖á 𝑡−1 𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑙ợ𝑖 𝑣ố𝑛 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝑡 ( 𝑅 𝑡 ) = 𝐶ℎỉ 𝑠ố 𝑔𝑖á 𝑡−1 4.2. Phạm vi nghiên cứu ● Không gian: Luận án giới hạn nghiên cứu điển hình cho TTCK Việt Nam. Cụ thể: 397 cổ phiếu trên TTCK Thành phố Hồ Chí Minh và 368 cổ phiếu trên TTCK Hà Nội (Tổng cộng: 765 mã cổ phiếu). ● Thời gian: Luận án phân tích các dữ liệu cổ phiếu theo tháng, từ 01/2011 đến tháng 6/2022. 5. Những đóng góp mới của đề tài Một số đóng góp mới của đề tài là: Thứ nhất, nghiên cứu này đã hệ thống lại các nghiên cứu, làm rõ cơ sở luận và thực tiễn về chỉ số tâm lý, cách thức đo lường chỉ số tâm lý. Việc hệ thống lại các nghiên cứu, làm rõ cơ sở luận về đo lường tâm lý và tác động của tâm lý đến tỷ suất lợi vốn sẽ giúp người đọc hiểu được tổng quan về các kiến thức trong lĩnh vực này; đồng thời, các nghiên cứu sau có thể tiếp nối sử dụng phần hệ thống kiến thức này để đưa ra các câu hỏi nghiên cứu và thực hiện các nghiên cứu tiếp theo. Thứ hai, nghiên cứu đã vận dụng các phương pháp định lượng được đề xuất bởi các 2
  5. nghiên cứu trước đây để đo lường tâm lý TTCK Việt Nam ở cấp độ toàn thị trường và cấp độ ngành. Cho đến nay, có rất ít nghiên cứu đã lượng hóa tâm lý cho TTCK Việt Nam, và luận án đã chỉ ra các hạn chế trong cách đo lường trước đó và khắc phục các điểm yếu đó. Hơn nữa, luận án này đánh giá tác động của chỉ số tâm lý đến tỷ suất lợi vốn cấp độ thị trường và cấp độ ngành trong các giai đoạn khác nhau. Ngoài ra, luận án này cũng chứng minh việc tác động của chỉ số tâm lý đến tỷ suất lợi vốn ở các ngành khác nhau là khác nhau, phụ thuộc đặc thù mỗi ngành. Thứ ba, kết quả nghiên cứu của luận án này sẽ đóng góp vào hệ thống các nghiên cứu về tài chính hành vi và định giá tài sản. tại các thị trường đang phát triển. Từ đó, kết quả thực nghiệm của nghiên cứu này cũng một phần đóng góp câu trả lời vào một câu đố khoa học còn đang rất nóng “Có nên áp dụng lý thuyết hành vi trong các mô hình định giá tài sản hay không?”. Thứ tư, nghiên cứu này đề xuất một số khuyến thị cho các bên tham gia thị trường trong các giai đoạn khác nhau. Kết quả luận án cho thấy, nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam đặc biệt dễ bị tổn thương khi tâm lý rất hưng phấn và thị trường tăng điểm nóng, hoặc khi tâm lý rất bi quan, thị trường giảm điểm mạnh. Các giai đoạn này có thể theo dõi bằng chỉ số tâm lý. Do đó, các cơ quan quản lý thị trường có thể can thiệp trước khi giá cổ phiếu trên thị trường có những thay đổi, gây ra thiệt hại cho nhà đầu tư. Đồng thời, các nhà đầu tư cần cân nhắc thời điểm tham gia thị trường, cũng như xem xét việc sử dụng các phương pháp định giá cổ phiếu. 6. Bố cục luận án Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết về chỉ số tâm lý và tác động của chỉ số tâm lý tới tỷ suất lợi nhuận của cổ phiếu, Chương 2: Cơ sở lý thuyết về chỉ số tâm lý và tác động của chỉ số tâm lý tới tỷ suất lợi nhuận của cổ phiếu, Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, Chương 4: Kết quả nghiên cứu, Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách 3
  6. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHỈ SỐ TÂM LÝ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHỈ SỐ TÂM LÝ TỚI TỶ SUẤT LỢI VỐN CỦA CỔ PHIẾU 1.1. Tổng quan nghiên cứu về chỉ số tâm lý và tác động của chỉ số tâm lý tới tỷ suất lợi vốn của cổ phiếu 1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu về tài chính hành vi Tài chính hành vi đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu ngày càng được quan tâm từ những năm 2000 trở lại đây. Có hai hướng nghiên cứu chính về tài chính hành vi, gồm có: Tài chính hành vi vi mô (Behavioral finance micro – BFMI) và Tài chính hành vi vĩ mô (Behavioral finance macro – BFMA). Thứ nhất, tài chính hành vi vi mô (BFMI). Thứ hai, tài chính hành vi vĩ mô (BFMA). Xét theo hướng tài chính hành vi vĩ mô, để lượng hóa biến tâm lý, các nghiên cứu thường đo lường tâm lý, sau đó đánh giá vai trò của chỉ số này trong việc dự đoán diễn biến của thị trường. Nghiên cứu này theo hướng BFMA. 1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu về nhân tố đo lường tâm lý Tổng quan các nghiên cứu về những nhân tố được cho là đại diện cho tâm lý thị trường, để từ đó đo lường phù hợp. Nhân tố 1. Tỷ lệ quay vòng của cổ phiếu (Tính thanh khoản thị trường) Nhân tố 2. Số cổ phiếu lần đầu tiên phát hành trên thị trường Nhân tố 3. Lợi nhuận của cổ phiếu trong ngày đầu phát hành Nhân tố 4. Tỷ lệ vốn phát hành Nhân tố 5. Phần bù cổ tức Nhân tố 6. Chỉ báo dòng tiền Nhân tố 7. Số lượng nhà đầu tư cá nhân mới vào thị trường Nhân tố 8. Suất chiết khấu của chứng chỉ quỹ đóng Nhân tố 9. Các yếu tố thuộc thị trường phái sinh 1.1.3. Tổng quan nghiên cứu về tác động của chỉ số tâm lý tới tỷ suất lợi vốn của cổ phiếu Với mục tiêu nghiên cứu là đánh giá tác động của chỉ số tâm lý đến tỷ suất lợi vốn cổ phiếu trên TTCK Việt Nam ở cấp độ toàn thị trường và cấp độ ngành trong các giai đoạn thị trường và tâm lý thị trường thay đổi, phần tổng quan nghiên cứu về tác động của chỉ số tâm lý tới tỷ suất lợi vốn cổ phiếu được hệ thống thành ba nhánh: (1) Tác động chung của chỉ số tâm lý tới tỷ suất lợi vốn cổ phiếu cấp độ toàn thị trường và cấp độ ngành nói chung, (2) Tác động của chỉ số tâm lý tới tỷ suất lợi vốn cổ phiếu khi thị trường tăng/ giảm điểm, (3) Tác động của chỉ số tâm lý tới tỷ suất lợi vốn cổ phiếu khi tâm lý thị trường lạc quan/ bi quan. 4
  7. 1.2. Khoảng trống nghiên cứu Thứ nhất, mặc dù việc sử dụng chỉ số tâm lý để đại diện tâm lý TTCK đã khá phổ biến trong các nghiên cứu tại các nước phát triển như Mỹ hoặc một số nước châu Âu, tuy nhiên, việc đo lường tâm lý lại rất ít trong các nghiên cứu tại thị trường đang phát triển và thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, có thể tồn tại một nhân tố đại diện tâm lý phù hợp và đặc trưng cho thị trường Việt Nam cần được nghiên cứu và tìm ra. Do đó, việc nghiên cứu về chỉ số tâm lý TTCK và đưa ra nhân tố đại diện đặc trưng cho tâm lý thị trường nội địa vẫn còn là một khoảng trống ở Việt Nam. Thứ hai, các nghiên cứu trước đây chỉ dừng lại ở việc chỉ ra tác động duy nhất của chỉ số tâm lý đến tỷ suất lợi vốn cổ phiếu là ngược chiều. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu xem xét ảnh hưởng chỉ số tâm lý đến tỷ suất lợi vốn cổ phiếu đồng thời trên các phân vị khác nhau của tỷ suất lợi vốn cổ phiếu và chỉ số tâm lý. Luận án này sẽ đi tìm câu trả lời cho vấn đề này. Thứ ba, tác động của chỉ số tâm lý đến tỷ suất lợi vốn cổ phiếu ở các ngành khác nhau là khác nhau, phụ thuộc đặc thù mỗi ngành. Các nghiên cứu về tâm lý thị trường cấp độ ngành mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng một chỉ số tâm lý để đánh giá tác động của tâm lý để tỷ suất lợi vốn cổ phiếu của tất cả các ngành. Điều này có thể dẫn đến kết quả sai lệch do tâm lý các ngành khác nhau trong các giai đoạn khác nhau có thể khác nhau. Do đó, đây vẫn là một khoảng trống cần nghiên cứu. 5
  8. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỈ SỐ TÂM LÝ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHỈ SỐ TÂM LÝ TỚI TỶ SUẤT LỢI VỐN CỦA CỔ PHIẾU 2.1. Cơ sở lý luận về chỉ số tâm lý 2.1.1. Khái niệm chỉ số tâm lý Chỉ số tâm lý (sentiment index hay sentiment indicator) là một dãy số được tạo ra trong quá trình đánh giá tâm lý nhà đầu tư, nhằm biểu thị mức độ lạc quan/ bi quan của nhà đầu tư trên TTCK. 2.1.2. Cơ sở lý luận về tâm lý nhà đầu tư Tài chính thần kinh học cung cấp cái nhìn đầy đủ về cách thức phản ứng của bộ não, dẫn đến sự chi phối của cảm xúc đến các quyết định tài chính. Tài chính thần kinh học có thể được coi là nền tảng đầu tiên để nghiên cứu về tác động của tâm lý đến TTCK. Bên cạnh giải thích về mặt sinh học cho sự hình thành của tâm lý nhà đầu tư, có hai lý thuyết ra quyết định thường được nhắc đến để giải thích về sự xuất hiện của tâm lý trong tài chính: Tính duy lý bị hạn chế (bouned rationality) và Lý thuyết triển vọng (prospected theory). 2.1.3. Các phương pháp xây dựng chỉ số tâm lý - Đo lường tâm lý dựa trên dữ liệu khảo sát (Survey-based sentiment index) - Đo lường tâm lý dựa trên dữ liệu văn bản (Text-based index và media-based index) - Đo lường tâm lý dựa trên dữ liệu thị trường (Market-based sentiment index) 2.2. Cơ sở lý luận về tỷ suất lợi vốn của cổ phiếu 2.2.1. Khái niệm tỷ suất lợi vốn cổ phiếu Lợi vốn của một tài sản là phần chênh lệch giá trị tài sản đó tại thời điểm bán và thời điểm mua. Theo Brigham & Houston (2018), nếu giá trị của tài sản tại thời điểm bán cao hơn giá trị tài sản đó tại thời điểm mua, lợi vốn lớn hơn 0, thì được gọi là lãi vốn (capital gain); ngược lại, nếu giá trị của tài sản tại thời điểm bán thấp hơn giá trị tài sản đó tại thời điểm mua, lợi vốn nhỏ hơn 0, thì được gọi là lỗ vốn (capital loss). Tỷ suất lợi vốn thể hiện tỷ lệ chênh lệch về giá của một tài sản trong một giai đoạn, được tính như sau: 𝑃 𝑡 − 𝑃 𝑡−1 𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑙ợ𝑖 𝑣ố𝑛 𝑡 = 𝑃 𝑡−1 Trong đó, P là giá của tài sản. 2.2.2. Các lý thuyết liên quan đến tỷ suất lợi vốn cổ phiếu 2.2.2.1. Quan điểm của tài chính tân cổ điển về tỷ suất lợi vốn cổ phiếu - Lý thuyết thị trường hiệu quả (EMH): là một trong các lý thuyết quan trọng nhất 6
  9. trong kinh tế và tài chính. Mặc dù EMH có nhiều đóng góp trong cả lĩnh vực học thuật và thực tiễn, nhưng vẫn có nhiều tranh luận liên quan đến các vấn đề thực nghiệm của Giả thuyết thị trường hiệu quả. - Mô hình định giá tài sản: được xây dựng dựa trên các lý thuyết về tài chính tân cổ điển được mô tả. Mô hình CAPM là mô hình ba nhân tố của Fama-French được coi là mô hình cơ bản để mở rộng, phát triển các mô hình định giá tiếp theo. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra tính chưa hiệu quả của hai mô hình này, cùng với sự phát triển của tài chính hành vi, đã và đang đặt ra câu hỏi về sự phát triển của một mô hình định giá tài sản mới là mô hình định giá tài sản hành vi. 2.2.2.2. Quan điểm của tài chính hành vi về tỷ suất lợi vốn cổ phiếu - Nhiều nghiên cứu chỉ ra một số bất thường của tỷ suất lợi vốn cổ phiếu, những bất thường này không thể giải thích bằng tài chính hiện đại mà chỉ có thể được giải thích bằng các nền tảng của tài chính hành vi. Một số bất thường nổi bật là: Phản ứng chậm với công bố thu nhập, Lợi thế giá trị, và Quán tính giá và sự đảo ngược. - Lý thuyết thị trường thích ứng (AMH): Các cá nhân hành động dựa trên lợi ích riêng của bản thân, mắc sai lầm một cách tự nhiên, học hỏi từ sai lầm và thích nghi để sống sót. - Hai cơ chế ảnh hưởng của tâm lý đến tỷ suất lợi vốn: trực tiếp và gián tiếp. 2.3. Cơ sở lý luận về tác động của chỉ số tâm lý đến tỷ suất lợi vốn của cổ phiếu 2.3.1. Tác động của chỉ số tâm lý đến tỷ suất lợi vốn cổ phiếu - Cơ chế ảnh hưởng trực tiếp : Hiệu ứng nắm giữ và Hiệu ứng áp lực giá - Cơ chế ảnh hưởng gián tiếp : Hiệu ứng Friedman và Hiệu ứng tạo không gian 2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi vốn của cổ phiếu - Nhân tố vĩ mô - Nhân tố vi mô 7
  10. CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Tổng quan về phương pháp nghiên cứu 3.1.1. Phương pháp luận Mô thức nghiên cứu của luận án này là chức năng luận. Với mô thức nghiên cứu là chức năng luận, tác giả lựa chọn triết lý nghiên cứu của luận án này là chủ nghĩa thực chứng để phù hợp với mô thức nghiên cứu đã được lựa chọn ở phần trên và vấn đề tác giả muốn tiếp cận. Nghiên cứu này là nghiên cứu diễn dịch, sử dụng các phương pháp định lượng. 3.1.2. Khung phân tích Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu và các nhiệm vụ nghiên cứu, luận án được xây dựng với khung phân tích tại Hình 3.1. Hình 3.1. Khung phân tích của luận án 3.1.3. Quy trình nghiên cứu Giai đoạn 1 (Thăm dò) gồm các bước: Xây dựng câu hỏi nghiên cứu, Khảo cứu tài liệu, Xác định các lý thuyết có liên quan. Giai đoạn 2 (Thiết kế nghiên cứu) gồm các bước: Thao tác hóa, Lựa chọn phương pháp nghiên cứu, Lựa chọn mẫu nghiên cứu. Giai đoạn 3 (Thực hiện nghiên cứu) gồm các bước: Kiểm tra sơ bộ, Thu thập dữ liệu, Phân tích dữ liệu, 8
  11. Báo cáo nghiên cứu. 3.2. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu 3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu của luận án là: H0: Chỉ số tâm lý tác động đồng đều tỷ suất lợi vốn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. H1: Chỉ số tâm lý tác động không đồng đều tỷ suất lợi vốn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 3.2.2. Mô hình nghiên cứu và các biến nghiên cứu trong mô hình Hình 3.2. Mô hình và Phương pháp nghiên cứu của luận án 3.3. Các biến được sử dụng trong mô hình Bảng 3.1. Các biến đo lường tâm lý thị trường STT Tên biến Cách đo lường 11 Tính thanh khoản 1 1 𝑇𝑈𝑅𝑁 𝑡 = ∑ 𝑙𝑛(𝑡𝑢𝑟𝑛𝑜𝑣𝑒𝑟 𝑡−𝑖 ) của thị trường 12 𝑖=0 Số cổ phiếu lần đầu 11 2 tiên phát hành trên 𝑁𝐼𝑃𝑂 𝑡 = ∑ 𝑛𝑖𝑝𝑜 𝑡−𝑖 thị trường 𝑖=0 𝑚 Lợi nhuận của cổ ∑ 𝑗=1 𝑅𝑗 ∑11 𝑖=0 [𝑛𝑖𝑝𝑜 𝑡−𝑖 × ( ) ] 3 phiếu trong ngày đầu 𝑚 𝑡−𝑖 phát hành 𝑅𝐼𝑃𝑂 𝑡 = ∑11 𝑖=0 𝑛𝑖𝑝𝑜 𝑡−𝑖 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡ℎê𝑚 𝑡 4 Tỷ lệ vốn phát hành 𝑆𝑡 = 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡ℎê𝑚 𝑡 + 𝑁ợ 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡ℎê𝑚 𝑡 𝑚 𝐷−𝑁𝐷 ∑ 𝑖=1 (𝐵𝑜𝑜𝑘 𝑣𝑎𝑙𝑢𝑒 𝑚 × 𝑀𝐵 𝑟𝑎𝑡𝑖𝑜 𝑚 ) 𝑃 𝑡 =𝑙𝑛 ( 𝑚 )𝑡 ∑ 𝑖=1 𝐵𝑜𝑜𝑘 𝑣𝑎𝑙𝑢𝑒 𝑚 5 Phần bù cổ tức 𝑛 ∑ 𝑗=1 (𝐵𝑜𝑜𝑘 𝑣𝑎𝑙𝑢𝑒 𝑛 × 𝑀𝐵 𝑟𝑎𝑡𝑖𝑜 𝑛 ) −𝑙𝑛 ( 𝑚 )𝑡 ∑ 𝑗=1 𝐵𝑜𝑜𝑘 𝑣𝑎𝑙𝑢𝑒 𝑛 100 6 Chỉ báo dòng tiền 𝑀𝐹𝐼 = 100 − 1 + 𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑑ò𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑛ℎà đầ𝑢 𝑡ư 𝑚ớ𝑖 𝑡 7 Nhà đầu tư mới 𝐼𝑁𝑉 𝑡 = 𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑛ℎà đầ𝑢 𝑡ư 𝑡𝑟ê𝑛 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑡−1 3.4. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu 9
  12. 3.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu tại bàn. Các nguồn dữ liệu là Các báo cáo của các quỹ đầu tư, website của HNX, HSX, SSC, VSD, GSO, ADB, Cơ sở dữ liệu của Thư viện ĐHQGHN, Worldbank, FiinPro, và Công ty TNHH thuật toán đầu tư ALGO. 3.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu - Để tổng hợp chỉ số tâm lý: Phương pháp phân tích thành phần chính (PCA) và Phương pháp bình phương tối thiểu từng phần (PLS). - Để đánh giá tác động của chỉ số tâm lý đến tỷ suất lợi vốn cổ phiếu: Phương pháp hồi quy phân vị trên phân vị (QQ). Phương pháp QQ dựa trên phương pháp hồi quy phân vị thông thường, trong trường hợp của luận án này là: 𝑅 𝑡 = 𝛽 𝜃 ( 𝑆𝐸𝑁𝑇 𝑡−1 ) + 𝛼 𝑖𝜃 𝑋 𝑖,𝑡−1 + 𝑢 𝑡𝜃 ⊥ (3.1) Trong đó: 𝑅 𝑡 là tỷ suất lợi vốn thời điểm t, được đo bằng công thức: 𝐶ℎỉ 𝑠ố 𝑔𝑖á 𝑡 − 𝐶ℎỉ 𝑠ố 𝑔𝑖á 𝑡−1 𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑙ợ𝑖 𝑣ố𝑛 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝑡 ( 𝑅 𝑡 ) = 𝐶ℎỉ 𝑠ố 𝑔𝑖á 𝑡−1 (3.2) ⊥ 𝑆𝐸𝑁𝑇 𝑡−1 là chỉ số tâm lý thị trường thời điểm t-1, θ là phân vị thứ θ của của phân phối có điều kiện của 𝑅 𝑡 và 𝑢 𝑡𝜃 là sai số phân vị của phân vị thứ θ và 𝛽 𝜃 (. ) là một biểu thức chưa biết cần xác định. 𝑋 𝑖,𝑡−1 là vecto các biến kiểm soát i tại thời điểm t-1. 10
  13. CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Giới thiệu chung về thị trường chứng khoán Việt Nam 4.1.1. Giới thiệu chung Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường mới nổi và đang phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, TTCK Việt Nam cũng đã có nhiều bước tiến mới. Các nhà đầu tư trên thị trường hiện nay cũng đã có nhiều kiến thức, kinh nghiệm hơn. Tuy nhiên, với số lượng đông đảo các nhà đầu tư cá nhân, TTCK Việt Nam vẫn là nơi chịu ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố tâm lý nhà đầu tư hơn là các yếu tố lý trí. 4.1.2. Đặc điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam - Về quy mô của thị trường: Sau 20 năm thành lập, TTCK Việt Nam tăng trưởng cả về chất lượng và số lượng. Việc tỷ trọng của tổng giá trị vốn hóa thị trường so với GDP gia tăng cho thấy tầm quan trọng của TTCK trong việc trở thành một kênh huy động vốn quan trọng của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Đây đồng thời cũng trở thành một đối tượng nghiên cứu cần được quan tâm trong những năm trở lại đây. - Về cấu trúc thị trường: các hàng hóa trên thị trường đã trở nên đa dạng và chất lượng được cải thiện so với trước đây, tuy nhiên, vẫn tồn tại sự mất cân đối giữa các cấu phần của thị trường và sự mất cân đối trong từng cấu phần. - Về tính thanh khoản thị trường và chi phí giao dịch: Tính thanh khoản của TTCK Việt Nam ngày càng tăng và thay đổi theo các sự kiện kinh tế, chính trị trong nước và trên thế giới. - Về nhà đầu tư mới trên thị trường: Số lượng nhà đầu tư trong nước tại TTCK Việt Nam tăng lên nhanh. TTCK Việt Nam có số lượng nhà đầu tư cá nhân trong nước chiếm tỷ lệ áp đảo. Đây hầu hết là các nhà đầu tư không chuyên với nhận thức chưa đầy đủ về tài chính và định giá, dẫn đến việc dễ dàng hành động theo tâm lý. Điều này đã đặt ra câu hỏi lớn về ảnh hưởng của tâm lý nhà đầu tư đến diễn biến giá tại thị trường Việt Nam. - Về sự phát triển công nghệ thông tin trên thị trường chứng khoán: Sự ra đời các chương trình phần mềm hỗ trợ giao dịch không những làm giảm ảnh hưởng của tâm lý mà còn có thể khuếch đại hơn ảnh hưởng của tâm lý đến thị trường. 4.1.3. Phân ngành trên thị trường chứng khoán Việt Nam Sử dụng tiêu chuẩn ICB, các công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán Việt 11
  14. Nam đượcn Fiinpro phân thành 11 ngành. Ngành Công nghiệp là ngành có số lượng doanh nghiệp niêm yết lớn nhất. Trong khi đó, Viễn thông là ngành có số lượng doanh nghiệp niêm yết là công ty cổ phần Tin học Viễn thông Petrolimex (mã cổ phiếu: PIA). 4.2. Tác động của chỉ số tâm lý đến tỷ suất lợi vốn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam ở cấp độ toàn thị trường 4.2.1. Đo lường tâm lý của thị trường chứng khoán Việt Nam Hình 4.1 mô tả các nhân tố đại diện tâm lý từ tháng 01/2012 đến 06/2022, trong đó, đường liền biểu hiện dữ liệu thô và đường nét đứt biểu hiện dữ liệu sau khi kiểm soát các biến kinh tế vĩ mô. NIPO RIPO TURN S P(D-ND) MFI INV Hình 4.1. Các nhân tố đại diện tâm lý thị trường Nguồn: Tính toán của tác giả Bảng 4.1 biểu diễn thống kê mô tả và ma trận tương quan giữa các biến đại diện tâm lý thị trường. Ma trận tương quan giữa các biến nhân tố tại Bảng 4.1 cho thấy phần lớn các biến đều có tương quan có ý nghĩa thống kê với nhau, do đó, có thể sử dụng phương pháp PCA để tổng hợp thông tin từ các biến này. 12
  15. Bảng 4.1. Thống kê mô tả và ma trận tương quan các biến đại diện tâm lý thị trường Độ Ma trận tương quan giữa các biến nhân tố Trun lệch Nhỏ Lớn Biến Biến g chuẩ nhất nhất NIPO RIPO TURN S P MFI INV bình n Phần A: Dữ liệu thô 146,0 NIPO 36,50 25,50 10,00 NIPO 0 1 RIPO 8,10 7,56 -9,01 20,71 RIPO 0,31*** 1 TURN -2,84 0,33 -3,39 -1,99 TURN 0,45*** 0,66*** 1 S 0,61 0,08 0,43 0,74 S 0,32*** 0,12 0,34*** 1 0,33** P 21,68 20,85 -39,25 69,17 P 0,40*** 0,37*** 0,32* * 1 MFI 53,95 14,36 22,63 91,85 MFI -0,14* -0,07 -0,23*** -0,07 0,22* 1 INV 0,01 0,02 0,00 0,09 INV 0,22** -0,15* 0,27*** 0,03 0,15 -0,06 1 Phần B: Dữ liệu sau khi kiểm soát các biến kinh tế vĩ mô MFI INV NIPO┴ RIPO┴ TURN┴ S┴ P┴ ┴ ┴ NIPO┴ 0,00 12,87 -24,56 42,05 NIPO┴ 1 RIPO ┴ 0,00 5,90 -13,88 14,04 RIPO┴ 0,30*** 1 TURN TURN ┴ 0,00 0,23 -0,52 0,74 ┴ 0,15* 0,79*** 1 S┴ 0,00 0,08 -0,17 0,15 S┴ 0,27*** 0,16* 0,25*** 1 P ┴ 0,00 14,87 -41,68 41,45 P┴ 0,24*** 0,09 -0,14 0,08 1 MFI┴ 0,18* MFI┴ 0,00 13,84 -33,04 39,03 -0,06 -0,15 -0,23** -0,14 * 1 INV┴ 0,00 0,01 -0,01 0,08 INV ┴ -0,09 0,21** 0,36*** 0,07 -0,13 -0,11 1 Ghi chú: *,**,*** là có ý nghĩa thống kê ở mức p
  16. Nguồn: Tính toán của tác giả Hình 4.2 minh họa tâm lý nhà đầu tư tại TTCK Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2022. Nét đứt thể hiện chỉ số tâm lý được tổng hợp từ các dữ liệu thô (SENT) và nét liền thể hiện chỉ số tâm lý được tổng hợp từ các phần dư sau khi kiểm soát các biến kinh tế vĩ mô (SENT┴). Hệ số tương quan giữa SENT và SENT┴ là 81,57%. Hình 4.2 cho thấy ảnh hưởng của một số sự kiện về kinh tế, chính trị đến chỉ số tâm lý trên TTCK Việt Nam. Năm 2013, tin đồn về việc ông Trần Bắc Hà bị bắt. Tháng 8/2017, tin đồn này lại được lan truyền một lần nữa, ảnh hưởng tiêu cực đến nhóm cổ phiếu ngân hàng và các cổ phiếu bluechip. Năm 2014, tâm lý nhà đầu tư một lần nữa bị biến động mạnh từ việc căng thẳng gia tăng trên biển Đông khi Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tâm lý thị trường cũng có rất nhiều biến động mạnh trong năm này. Năm 2017 chứng kiến sự hồi phục và hưng phấn trong tâm lý thị trường. Nửa sau năm 2018, TTCK bắt đầu giảm nhiệt. Cùng với những ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, tâm lý thị trường giảm xuống nhanh chóng và duy trì mức thấp so với trung bình trong năm 2019. Sang đến năm tiếp thep, đại dịch Covid-19 bắt đầu ảnh hưởng tới TTCK Việt Nam từ cuối tháng 01/2020. Phản ứng của các nhà đầu tư trên toàn cầu đã dẫn đến một đợt sụt giảm nhanh và mạnh chưa từng thấy trên các TTCK. Tâm lý thị trường cũng chứng kiến một mực sụt giảm tạm thời. Tuy nhiên cùng với khả năng kiểm soát dịch bệnh thành công, tâm lý nhà đầu tư của TTCK Việt Nam đã phục hồi nhanh chóng trong chín tháng còn lại của năm 2020. Đây là diễn biến phục hồi ngoạn mục và tiếp tục đến năm 2021. Nửa đầu năm 2022, sau những giai đoạn hưng phấn của thị trường, tâm lý thị trường có phần chững lại và hạ nhiệt. Nhìn chung, tâm lý nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam có nhiều biến động, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các sự kiện kinh tế, chính trị. 4.2.2. Đánh giá tác động của chỉ số tâm lý đến tỷ suất lợi vốn cổ phiếu cấp độ thị trường 4.2.2.1. Thống kê mô tả Bảng 4.2 biểu diễn kết quả thống kê mô tả đối với các biến Tỷ suất lợi vốn và biến Chỉ số tâm lý của TTCK Việt Nam. Bảng 4.2. Thống kê mô tả biến Tỷ suất lợi vốn và biến Chỉ số tâm lý của thị trường chứng khoán Việt Nam Thông số Tỷ suất lợi vốn Chỉ số tâm lý Số lượng quan sát 126,0000 126,0000 Giá trị trung bình 0,0095 0,0000 Giá trị trung vị 0,0102 0,0626 14
  17. Giá trị lớn nhất 0,1428 2,3790 Giá trị nhỏ nhất -0,1870 -3,0764 Độ lệch chuẩn 0,0477 1,0000 Độ lệch -0,5683*** -0,1689 Độ nhọn 5,3242*** 3,2338 Kiểm định Jarque-Bera 35,1429*** 0,8864 Nguồn: Tính toán của tác giả Kiểm định độ lệch, độ nhọn và kiểm định Jarque-Bera cho kết quả biến Chỉ số tâm lý không có phân phối chuẩn. Do đó, kết quả trên cho thấy sự cần thiết và tính phù hợp của phương pháp định lượng hồi quy phân vị trên hồi quy phân vị (Quantile on quantile regression), vì cách tiếp cận truyền thống như phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất, mô hình VAR… không thể nắm bắt được tính bất đối xứng của biến Chỉ số tâm lý. 4.2.2.2. Phân tích định lượng Hình 4.3 biểu diễn ước lượng tham số 𝛽1 (𝜃, 𝜏), tham số này định lượng tác động của tâm lý thị trường tới tỷ suất lợi vốn cổ phiếu ở các giá trị phân vị θ và τ Hình 4.3. Ước lượng hệ số góc 𝛽1 (𝜃, 𝜏) của phương pháp QQ tại thị trường chứng khoán Việt Nam (cấp độ toàn thị trường) Nguồn: Tính toán của tác giả Hình 4.3 cho thấy một số kết quả thú vị. Thứ nhất, tác động của chỉ số tâm lý đến tỷ suất lợi vốn cổ phiếu mạnh nhất trong các giai đoạn thị trường đang trong trạng thái tăng/ giảm điểm rất mạnh hay tâm lý thị trường đang rất bi quan/ lạc quan. Hình 4.10 cho thấy chỉ số tâm lý có tác động cùng chiều đến tỷ suất lợi vốn tại các phân vị trung bình, tuy nhiên tác động trong các giai đoạn này là rất nhỏ, ước lượng tham số từ 0,001 đến 0,04. Ước lượng tham số 𝛽1 (𝜃, 𝜏) chỉ khác 0 rõ rệt tại bốn góc đồ thị - ứng với phân vị thấp và phân vị cao của tỷ suất lợi vốn, phân vị thấp (phân vị từ 0,05 đến 0,2) của và phân vị cao của chỉ số tâm lý. Điều này hàm ý khi thị trường đang trong 15
  18. trạng thái tăng/ giảm điểm mạnh và tâm lý thị trường đang rất bi quan/ lạc quan, tác động của chỉ số tâm lý càng rõ ràng hơn. Để giải thích hiện tượng này, Shleifer & Vishny (1997) cho rằng các hạn chế trong kinh doanh chênh lệch giá càng hiện hữu hơn khi thị trường trong trạng thái tăng điểm mạnh hoặc giảm điểm mạnh. Mà hạn chế trong tự do kinh doanh chênh lệch giá là một trong các lý do dẫn đến ảnh hưởng của tâm lý đến tỷ suất lợi vốn (Baker & Wurgler, 2006), do đó, tác động của tâm lý sẽ mạnh hơn vào các giai đoạn thị trường thay đổi mạnh. Đặc biệt, khi thị trường ở trạng thái tăng trưởng và nhà đầu tư vẫn đang trong tâm lý bi quan, tác động ngược chiều của chỉ số tâm lý đến tỷ suất lợi vốn cổ phiếu là rõ ràng nhất. Thứ hai, khi tâm lý thị trường trong trạng thái lạc quan (chỉ số tâm lý cao), chỉ số tâm lý cùng chiều đến tỷ suất lợi vốn cổ phiếu trong hầu hết các giai đoạn, trừ các phân vị cao nhất của tỷ suất lợi vốn. Hình 4.10 cho thấy hệ số góc 𝛽1 (𝜃, 𝜏) dương trong hầu hết các phân vị cao của chỉ số tâm lý (từ phân vị 0,5 trở lên). Ảnh hưởng này có thể được giải thích bằng việc hiệu ứng tạo không gian. Nhưng là khi tâm lý thị trường rất lạc quan, và tỷ suất lợi vốn ở mức khá cao, thị trường càng lạc quan thì tỷ suất lợi vốn cổ phiếu giảm nhanh. Hiệu ứng tạo không gian không thể giải thích được mối quan hệ giữa tâm lý và tỷ suất lợi vốn cổ phiếu trong giai đoạn này tại TTCK Việt Nam. Thay vào đó, để giải thích cho hiện tượng này, theo Abreu & Brunnermeier (2003), khi thị trường ở trạng thái cân bằng, các nhà đầu tư lý trí sẽ có động lực kiếm lợi nhuận bằng cách “lái” giá cổ phiếu, mua vào để đầu cơ cổ phiếu khi thị trường đang hưng phấn, và tạo ra bong bóng thị trường. Do đó, miễn là thị trường đang có tâm lý tốt, các nhà đầu tư lý trí sẽ tiếp tục “lái” giá cổ phiếu, dẫn đến hiện tượng một sự tăng lên trong chỉ số tâm lý sẽ tiếp tục đẩy tỷ suất lợi vốn tương lai cao tương ứng. Ngược lại, theo Abreu & Brunnermeier (2003), khi tâm lý thị trường lạc quan nhất, thị trường ở trạng thái tăng trưởng nóng, các nhà đầu tư lý trí trên sẽ giảm lượng cổ phiếu nắm giữ và cố gắng ra khỏi thị trường trước khi bong bóng vỡ. Hình 4.10 cho thấy nhà đầu tư “lái giá cổ phiếu” rút ra khỏi TTCK Việt Nam vào các giai đoạn tâm lý thị trường cao nhất và thị trường tăng mạnh, dẫn đến tỷ suất lợi vốn trong tương lai sẽ giảm mạnh. Đây là giai đoạn các nhà đầu tư cá nhân (chiếm tỷ trọng lớn trên TTCK Việt Nam) dễ dàng bị tổn thương nhất. Thứ ba, khi tâm lý thị trường trong trạng thái bi quan (chỉ số tâm lý thấp), chỉ số tâm lý cùng chiều đến tỷ suất lợi vốn cổ phiếu khi thị trường tăng điểm và ngược chiều khi thị trường giảm điểm. Hình 4.10 cho thấy hệ số góc 𝛽1 (𝜃, 𝜏) dương tại các phân vị trên 0,5 của chỉ số tâm lý và âm tại các phân vị dưới 0,5 của chỉ số tâm lý. Điều này có thể được giải thích bằng việc khi thị trường bi quan, ít nhà đầu tư nhiễu tham gia thị trường hơn. Nếu thị trường 16
  19. giảm điểm (tỷ suất lợi vốn ở mức thấp), các nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia thị trường giai đoạn này để mua vào các cổ phiếu được bán với giá thấp, tỷ suất lợi vốn họ thu được sẽ cao hơn, dẫn đến tác động của tâm lý đến tỷ suất lợi vốn là ngược chiều. Nếu thị trường tăng điểm (tỷ suất lợi vốn ở mức cao), các nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia giao dịch trong thị trường giai đoạn này nhưng tỷ suất lợi vốn thu được cũng rất ít, dẫn đến tác động của tâm lý đến tỷ suất lợi vốn là cùng chiều. Tác giả sử dụng tương tự phương pháp hồi quy QQ để xem xét mối quan hệ giữa chỉ số tâm lý và tỷ suất lợi vốn tại Mỹ để xem xét hiện tượng tác động thay đổi trên có xảy ra tương tự ở thị trường Mỹ hay không (Hình 4.4). So sánh với kết quả thu được từ việc phân tích thị trường Việt Nam, có thể thấy tác động của chỉ số tâm lý đến tỷ suất lợi vốn tại hai thị trường có cùng xu hướng giống nhau. Tuy nhiên, nhìn chung chỉ số tâm lý tại Mỹ có tác động ngược chiều đến tỷ suất lợi vốn cổ phiếu trên phần lớn các phân vị của tỷ suất lợi vốn và chỉ số tâm lý, trừ các phân vị cao của chỉ số tâm lý. Hình 4.4. Ước lượng hệ số góc 𝛽1 (𝜃, 𝜏) của phương pháp QQ tại thị trường chứng khoán Mỹ (cấp độ toàn thị trường) Nguồn: Tính toán của tác giả 4.3. Tác động của chỉ số tâm lý đến tỷ suất lợi vốn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam ở cấp độ ngành 4.3.1. Đo lường tâm lý của các ngành trên thị trường chứng khoán Việt Nam Tiếp tục sử dụng phương pháp PCA, nghiên cứu này đo lường tâm lý cho 10 ngành trên TTCK Việt Nam (Hình 4.5). 17
  20. Công nghệ thông tin Công nghiệp Dầu khí Dịch vụ tiêu dùng Dược phẩm và y tế Hàng tiêu dùng Ngân hàng Nguyên vật liệu Tài chính Tiện ích cộng đồng Hình 4.5. Chỉ số tâm lý của các ngành trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nguồn: Tính toán của tác giả Một số đặc điểm nhận thấy từ hình trên là: Thứ nhất, nhìn chung, chỉ số 𝑆𝐸𝑁𝑇 và 𝑆𝐸𝑁𝑇 ⊥ của các ngành có mối quan hệ tương đối chặt chẽ và tâm lý thị trường của các ngành đều chịu sự ảnh hưởng của một số sự kiện về kinh tế, chính trị trong và ngoài nước. Thứ hai, mặc dù đều chịu sự ảnh hưởng của một số sự kiện kinh tế, chính trị nổi bật, diễn biến tâm lý thị trường có sự khác nhau giữa các ngành. 4.3.2. Đánh giá tác động của chỉ số tâm lý đến tỷ suất lợi vốn cổ phiếu cấp độ ngành 4.3.2.1. Thống kê mô tả Bảng 4.3 biểu diễn kết quả thống kê mô tả đối với các biến Tỷ suất lợi vốn và biến Chỉ số tâm lý của 10 ngành trên TTCK Việt Nam. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2