Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 4
download
Luận án "Mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu về mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo; Xây dựng cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo; Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo tại TP. Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN PHƯƠNG THẢO MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁO VIÊN MẦM NON VÀ TRẺ MẪU GIÁO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH N T Mã số: 9. 31 04 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN T HỌ Hà Nội - 2023
- ô trì được hoàn thành tại HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI N ười ướng dẫn khoa h G .T . Vũ Dũ Phản biện 1: G .T . Ho Vă T ụ Phản biện 2: PGS.TS. Đi Hù Tuấn Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Bình Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sỹ cấp Học viện tại Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Vào hồi, giờ ngày tháng năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội
- MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của vấ đề nghiên cứu Hoạt động chăm sóc và giáo dục ở các trường mầm non có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nó là bậc giáo dục nền tảng và cơ sở cho các bậc giáo dục tiếp theo. Nó góp phần quan trọng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Nếu bậc giáo dục này không tốt, không chuẩn sẽ làm cho sự phát triển nhân cách của trẻ lệch lạc, không đúng hướng, thậm chí có thể dẫn tới những rối loạn về tâm lý của trẻ trong các giai đoạn phát triển tiếp theo. Trong hoạt động giáo dục và chăm sóc trẻ của giáo viên mầm non đối với trẻ mẫu giáo thì mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo có một ý nghĩa đặc biệt. Mối quan hệ này tác động nhiều đến sự phát triển nhận thức, cảm xúc và hành vi của trẻ hiện tại và cả sau này. Nếu mối quan hệ này tốt thì sẽ phát triển nhận thức, cảm xúc và hành vi của trẻ một cách đúng đắn, đáp ứng được các mục tiêu giáo dục cho bậc học này và định hướng cho sự phát triển sức khỏe tâm thần của trẻ tiếp theo. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế - xã hội hàng đầu của đất nước, nơi có hệ thống giáo dục mầm non đa dạng và rất phát triển. Trong thời gian qua bên cạnh những thành tựu quan trọng trong giáo dục mầm non của thành phố, thì vẫn còn có những biểu hiện tiêu cực tại một số trường mầm non, đặc biệt là trường mầm non tư thục. Hiện tượng giáo viên mần non quát mắng, đe dọa và đánh trẻ vẫn còn tồn tại. Điều này ảnh hưởng rất tiêu cực đến sự phát triển nhân cách của trẻ, tạo ra sự lo lắng của gia đình và xã hội. Việc nghiên cứu để xây dựng một quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo đúng đắn, phù hợp với qui đinh của ngành giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. Xuất phát từ các lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Mối quan hệ giữa trẻ giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Mụ đí v iệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Từ kết quả nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng về mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo, luận án tiến hành thử nghiệm biện pháp nâng cao mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo, đề xuất các kiến nghị nhằm xây dựng mối quan hệ tích cực giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 1) Tổng quan các nghiên cứu về mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo. 2) Xây dựng cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo. 3) Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo tại TP. Hồ Chí Minh. 1
- 4) Thử nghiệm biện pháp nâng cao mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện và mức độ quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Trong luận án này xác định có mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo được phản ánh qua ba khía cạnh: Quan hệ phụ thuộc; Quan hệ gần gũi; Quan hệ xung đột. Ba khía cạnh của mối quan ba khía cạnh trong mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ mẫu giáo lại được thể hiện qua cảm xúc và hành vi của giáo viên và trẻ mẫu giáo. Mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo được nghiên cứu qua các dạng hoạt động cơ bản của trẻ mẫu giáo tại trường: Hoạt động giao lưu cảm xúc; Giáo viên tổ chức hoạt động với đồ vật của trẻ; Hoạt động chơi của giáo viên với trẻ; Giáo viên tổ chức hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân cho trẻ. 3.2.2. Giới hạn về khách thể và địa bàn khảo sát Tổng số khách thể khảo sát : 220 người. Trong đó, có 210 trẻ mẫu giáo được khảo sát (thông qua 50 giáo viên) và 10 giáo viên được phỏng vấn sâu Luận án khảo sát 10 trường mầm non của 5 quận tại thành phố Hồ Chí Minh, gồm: Tại Quận 3: 1) Mầm non Tuệ Đức, 2) Mầm non 10. Tại Quận 4: 1) Mầm non Ban Mai, 2) Mầm non 14. Tại Quận 6: 1) Mầm non Rạng Đông 4, 2) Trường Mẫu giáo Sơn Ca. Tại Quận 7: 1) Mầm non Sunrise, 2) Mầm non Bình Thuận.Tại Quận 8: 1) Mầm non Tuổi ngọc, 2) Mầm non Vườn sáng tạo. 4. P ươ p áp uậ v p ươ p áp iê ứu 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu Nghiên cứu sẽ được thực hiện trên cơ sở xem xét và vận dụng một số phương pháp tiếp cận cơ bản sau: Tiếp cận hệ thống; Tiếp cận Tâm lý học lứa tuổi; Tiếp cận Tâm lý học hoạt động; Tiếp cận liên ngành 4.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài kết hợp và sử dụng đồng bộ các phương pháp định lượng và định tính sau: Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu; Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp thử nghiệm; Phương pháp quan sát; Phương pháp thống kê toán học . 4.3. Giả thuyết khoa học 1) Mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo là mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau, được thể hiện qua 3 khía cạnh: Quan hệ phụ thuộc; Quan hệ gần gũi; Quan hệ xung đột. Ba khía cạnh quan hệ này lại được qua cảm xúc và hành vi giữa các chủ thể. Quan hệ phụ thuộc giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo được thể hiện rõ hơn quan hệ gần gũi và quan hệ xung đột. 2
- 2) Mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và phụ huynh của trẻ mẫu giáo có tương quan thuận và có ý nghĩa đối với mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo. Nếu thúc đẩy, tăng cường mối quan hệ giữa phụ huynh của trẻ mẫu giáo và giáo viên mầm non thì có thể nâng cao được mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo theo hướng tích cực. 3) Mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo có thể được cải thiện thông qua tác động thử nghiệm bằng biện pháp “vòng xoay cảm xúc”. 5. Đó óp ới về khoa h c của luận án 5.1. Về lý luận Luận án đã xây dựng được cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo qua ba khía cạnh: Quan hệ phụ thuộc; Quan hệ gần gũi; Quan hệ xung đột. Luận án đã xác định được các khái niệm cơ bản, phân tích ba mặt biểu hiện của mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo, các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ này. 5.2. Về thực tiễn Luận án tiến hành khảo sát và đánh giá được thực trạng về mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo qua ba khía cạnh: Quan hệ phụ thuộc; Quan hệ gần gũi; Quan hệ xung đột và mối tương quan giữa ba hình thức quan hệ này. Kết quả nghiên cứu cho thấy Trong 3 khía cạnh của mối quan hệ, khía cạnh quan hệ phụ thuộc có điểm trung bình ở mức cao nhất, tiếp đến là quan hệ gần gũi và cuối cùng là quan hệ xung đột. Như vậy, có thể nhận định trên mặt bằng chung, quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo đặc trưng bởi sự lệ thuộc của trẻ vào giáo viên nhiều hơn là sự gần gũi, ấm áp và sự xung đột, mâu thuẫn. Điều này có giá trị thực tiễn lớn đối với các trường mẫu giáo, cũng như các cha mẹ của trẻ mẫu giáo. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hầu hết các yếu tố ảnh hưởng được xem xét đều có khả năng dự báo mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ mầm non. Trong đó, quan hệ tin tưởng, sự cố gắng của trẻ, hành vi chia sẻ và hành vi xâm kích đều là các yếu tố làm tăng sự gắn bó chặt chẽ giữa giáo viên với trẻ mẫu giáo. 6. ĩa uận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần làm phong phú thêm lý luận về mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo. Cụ thể là lý luận về quan hệ phụ thuộc, quan hệ gần gũi và quan hệ xung đột giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo có ích cho các trường mầm non, cho giáo viên mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh trong chăm sóc và giáo dục trẻ. 3
- Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo có ích cho cha mẹ trẻ mẫu giáo trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ ở gia đình, cũng như phối hợp với các trường mầm non trong chăm sóc và giáo dục trẻ. Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo có ích cho các khoa giáo dục mầm non của các trường đại học sư phạm và cao đẳng sư phạm có đào tạo giáo viên mầm non, cũng như là tài liệu tham khảo cho sinh viên đang theo học ngành mầm non. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung Luận án được trình bày trong 04 chương: Chương 1. Tổng quan các nghiên cứu về mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo; Chương 2. Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo; Chương 3.Tổ chức và phương pháp nghiên cứu; Chương 4. Kết quả nghiên cứu thực tiễn mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo tại thành phố Hồ Chí Minh. ươ 1 TỔNG QUAN Á NGHIÊN ỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁO VIÊN MẦM NON VÀ TRẺ MẪU GIÁO 1.1. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa giáo viên và h c sinh Nghiên cứu về vai trò của mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ mẫu giáo có các tác giả sau: Verschueren, K., & Koomen, H. M. Y (2012); Nurmi, J.-E., & Kiuru, N (2015); Hastings, R. P., & Bham, M. S (2003), Howes và Hamilton 1993; Howes, Matheson và Hamilton 1994; Pianta 1997); Justice, L. M., Cottone, E. A., Mashburn, A., & Rimm-Kaufman, S. E (2008); Fumoto, H., Hargreaves, D. J., & Maxwell S. (2003) Nghiên cứu về biểu hiện của mối quan hệ có các tác giả:Ladd và Burgess 1999; Pianta 1994; Pianta và Steinberg 1992); Bracken và Crain 1994; Ryan, Stiller và Lynch 1994; Wentzel 1996); Anne-Katrien K., Liedewij F. N. B., Annet D. V., Geert K., Jantine L. S., 2021); Verschueren, K., & Koomen, H (2020); Birch, S. H., & Ladd, G. W (1997). Nghiên cứu về tác động của mối quan hệ đến kết quả học tập của trẻ có các tác giả sau: Baker, J. A., Grant, S., & Morlock, L. 2008); LoCasale-Crouch, J., Williford, A., Whittaker, J., DeCoster, J., & Alamos, Doumen, S., Verschueren, K., Buyse, E., Germeijs, V., Luyckx, K., & Soenens, B (2008); Roorda, D. L., Jak, S., Zee, M., Oort, F. J., & Koomen, H. M. Y (2017) 4
- Nghiên cứu về tác động của mối quan hệ đến hành vi của trẻ có các tác giả sau: Roorda, D. L., & Koomen, H. M. Y, 2020) ; Baker, J. A., Grant, S., & Morlock, L., 2008) ; Spilt, J. L., & Koomen, H. M. Y (2009; Thijs, J. T., & Koomen, H. M. Y (2008); Birch & Ladd, 1998; Hamre & Pianta, 2001; Noam & Fiore, 2004; O’Connor & McCartney, 2006; Pianta & Stuhlman, 2004) Các nghiên cứu về biểu hiện của mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ có các tác giả: Mason, Hajovsky, McCune, & Turek, 2017); Pianta, 2001); Birch, S. H., & Ladd, G. W (1998); Jochem T. Thijs, Helma M. Y. Koomen, Aryan van der Leij, 2019); Varghese, C., Vernon-Feagans, L., & Bratsch-Hines M., 2019); O’Connor, E. E., Collins, B. A., & Supplee, L (2012); Ngô Công Hoàn (1997), Nguyễn Thạc (1995), Hồ Lam Hồng (2009);Trần Thị Quốc Minh (1996), Nguyễn văn Lũy, Trần Thị Tuyết Hoa (2014); Nguyễn Xuân Thức (1997); Đinh Thị Kim Thoa (2002); Trần Văn Tính (2012); Vũ Mạnh Quỳnh (2009); Nguyễn Thị Hồng Vân (2018), Nguyễn Lan Anh (2009), Nguyễn Thị Thu Hiền (2005), Nguyễn Thị Hòa (2010), Bùi Thị Hoài (2005)… 1.2. Các nghiên cứu về các yếu tố ả ưở đến mối quan hệ giữa giáo viên và h c sinh Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh có các tác giả sau: S.Yoon J., 2002); Rudasill, K. M (2011); O’Connor, E., & McCartney, K (2006); Burchinal, Peisner-Feinberg, Pianta, & Howes, 2002; Silva et al, 2011); Berry, D., & O’Connor. E, 2010; Birch & Ladd, 1998; Buyse et al., 2011; Howes et al, 2000; Rudasill, 2011); Berry, D., & O’Connor, E, 2010; Jerome et al., 2009); Ewing & Taylor, 2009; Howes, 2000; Jerome et al, 2009; Koepke & Harkins, 2008; Stuhlman & Pianta, 2002); Bracken và Crain 1994; Hamre và Pianta 2001; Ladd, Birch và Buhs 1999; Ryan et al. 1994); Ladd, Birch, và Buhs 1999; Murray và Greenberg 2000); Pianta, R. C., & Steinberg, M (1992) De Laet, S., Doumen, S., Vervoort, E., Colpin, H., Van Leeuwen, K., Goossens, L., & Verschueren, K., 2014); Hughes, J. N., Cavell, T. A., & Willson, V (2001); Stuhlman, M. W., & Pianta, R. C (2002); Choi, J. Y., & Dobbs-Oates, J (2015) 1.3. á iê ứu về á tá y ă t ẳ với si v iáo viê -Với học sinh có các nghiên cứu sau: Feldlaufer et al., 1988) ; Reddy, Rhodes, & Mulhall, 2003); Wentzel, 1997) … 5
- - Với giáo viên có các nghiên cứu sau: Jennings & Greenberg, 2009); Bryk.et al, 2010); Brown, Jones, LaRusso, & Aber, 2010); Rianne J. Bosman, Marjolein Zee & Helma M. Y. Koomen, Timothy Curby (2020).. 1.4. á iê ứu về á qua điể t uyết ằ iải t í vi ủa si Ba quan điểm lý thuyết dưới đây – thuyết gắn bó, thuyết nhận thức xã hội và thuyết tự hệ thống – giúp giải thích vì sao học sinh cư xử theo những cách nhất định trong lớp học và làm cách nào để sử dụng các mối quan hệ để tăng cường việc học tập. - Thuyết gắn bó – “Attachment Theory”: Thuyết gắn bó giải thích vì sao học sinh sử dụng những mối quan hệ tích cực với người lớn để tổ chức các trải nghiệm của mình - Thuyết nhận thức xã hội – “Social Cognitive Theory”: Thuyết này nhận định rằng học sinh phát triển một lượng lớn các kỹ năng chỉ đơn thuần bằng cách nhìn người khác thực hiện các kỹ năng này. Do đó, hành vi mẫu có thể là một phương thức tích cực và hiệu quả trong giảng dạy. - Thuyết tự hệ thống: Thuyết này nhấn mạnh tầm quan trọng của động lực nơi học sinh và từ đó giải thích tầm quan trọng của mối quan hệ giáo viên-học sinh . Như vậy, có nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo ở nước ngoài và ở trong nước, đặc biệt là của các tác giả nước ngoài. Các nghiên cứu về về mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh. Các nghiên cứu này tập trung vào quản lý kỷ luật và lớp học, dạy và học, vào cảm giác và niềm tin liên quan đến hiệu quả của chính giáo viên, sự tương tác giữa nhà trường và giáo viên, sự tương tác giữa giáo viên và học sinh. Các nghiên cứu trên đây đã đề cập đến sự tác động của các mối quan hệ hỗ trợ, tương tác và mâu thuẫn của giáo viên có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập, tình cảm và sự phát triển của trẻ trong nhiều giai đoạn. Mối quan hệ này có thể tác động đến trẻ theo hai hướng: bảo vệ trẻ em khỏi nhiều rủi ro giáo dục và cảm xúc xã hội tiềm ẩn và mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ sẽ gây tác động tiêu cực đến tâm lý, cũng như toàn bộ quá trình phát triển của trẻ. 6
- ươ 2 Ơ Ở UẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁO VIÊN MẦM NON VÀ TRẺ MẪU GIÁO 2.1.Giáo viê ầ o v trườ ầ o 2.1.1.Giáo viên mầm non Giáo viên thường được hiểu là người làm công tác dạy học và giáo dục chuyên nghiệp, có kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tế để xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình dạy học và giáo dục, từ đó đảm bảo lợi ích cho người học. Giáo viên mầm non là người thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em . Trong đó, trẻ em ở đây được hiểu là trẻ dưới 6 tuổi. - Đặc điểm lao động nghề nghiệp của giáo viên mầm non: + Thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ an toàn tính mạng của trẻ, giáo dục thói quen và kĩ năng vệ sinh, kỹ năng sống và tự phục vụ đơn giản cho trẻ, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ. + Thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục cho trẻ. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giáo dục âm nhạc, hoạt động tạo hình, phát triển ngôn ngữ, hoạt động làm quen với môi trường xung quanh, hoạt động làm quen với văn học, hoạt động phát triển thể lực và vận động, làm quen với chữ viết... nhằm phát triển nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, tình cảm xã hội, thẩm mĩ ở trẻ. Tổ chức cho trẻ những hoạt động giáo dục trẻ ngoài nhà trường, 2.1.2. Trườ ầ o 2.1.2.1. Khái niệm Trường mầm non là cơ sở giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng [3]. Trong thực tế, ngoài trường mầm non, hệ thống giáo dục mầm non còn gồm cả trường mẫu giáo, nhóm trẻ. Trường mẫu giáo có nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 đến 6 tuổi. Nhóm nhà trẻ có nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ dưới 3 tuổi. Trường mầm non là từ dùng chung cho cả 2 lứa tuổi trên. Tại trường mầm non thường bao gồm cả lớp nhà trẻ và lớp mẫu giáo. 2.1.2.2.Nhiệm vụ của trường mầm non Theo Điều 3, Điều lệ trường mầm non, thì trường mầm non có một số nhiệm vụ cơ bản sau: Nhà trường tổ chức xây dựng phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của nhà trường. Nhà trường tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, 7
- chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em là hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của trường mầm non và giáo viên mầm non. 2.1.2.3.Các hoạt động của giáo viên ở trường mầm non với trẻ Giáo viên tổ chức hoạt động giao lưu cảm xúc với trẻ ; Giáo viên tổ chức hoạt động với đồ vật của trẻ; Giáo viên mầm non tổ chức hoạt động chơi của trẻ; Giáo viên tổ chức hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân cho trẻ ; Chăm sóc sức khỏe và an toàn cho trẻ. 2.2. uậ về mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo 2.2.1. Khái niệm mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo Mối quan hệ là sự tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau giữa các chủ thể về một vấn đề nào đó, thể hiện qua cảm xúc và hành vi giữa các chủ thể. Mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ mẫu giáo là sự tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau giữa giáo viên và trẻ trong thời gian trẻ ở trường mẫu giáo, thể hiện qua cảm xúc và hành vi giữa giáo viên và trẻ. 2.2.2. Biểu hiện mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo Dựa theo quan điểm của Ladd, G. W., & Profilet, S. M. (1996); Alice S. Carter, Margaret J. Briggs-Gowan, Stephanie M. Jones, and Todd D. Little (2003); James Elicker , Illene C. Noppe , Lloyd D. Noppe & Cheryl (2014) có ba khía cạnh trong mối quan hệ giữa trẻ và giáo viên: khía cạnh phụ thuộc; khía cạnh gần gũi; khía cạnh xung đột. Khía cạnh phụ thuộc ám chỉ mức độ thân thiết, phụ thuộc của học sinh với giáo viên. Khía cạnh gần gũi ám chỉ mức độ ấm áp, cởi mở và thân thiết giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo. Khía cạnh xung đột ám chỉ mức độ tiêu cực và mâu thuẫn trong quan hệ giữa giáo viên và học sinh. Ba mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ mẫu giáo được thể hiện qua hai khía cạnh: cảm xúc và hành vi. Hai khía cạnh này được phản ánh qua bốn dạng hoạt động giữa giáo viên và trẻ mầm non. Đó là: Hoạt động giao lưu cảm xúc; Giáo viên tổ chức hoạt động với đồ vật của trẻ; Hoạt động chơi của giáo viên với trẻ; Giáo viên tổ chức hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân cho trẻ. 1) Quan hệ phụ thuộc giữa giáo viên và trẻ mẫu giáo Quan hệ phụ thuộc giữa giáo viên và trẻ mẫu giáo là sự tác động qua lại giữa giáo viên và trẻ mẫu giáo, trong đó trẻ lệ thuộc, chịu sự chi phối của giáo viên trong thời gian trẻ ở trường. a.Quan hệ phụ thuộc giữa giáo viên và trẻ về cảm xúc 8
- - Quan hệ phụ thuộc giữa giáo viên và trẻ về cảm xúc thể hiện qua giao lưu cảm xúc giữa giáo viên với trẻ. - Quan hệ phụ thuộc giữa giáo viên và trẻ về cảm xúc thể hiện qua việc giáo viên tổ chức hoạt động với đồ vật của trẻ. -Quan hệ phụ thuộc giữa giáo viên và trẻ về cảm xúc thể hiện qua tổ chức hoạt động chơi với trẻ. -Quan hệ phụ thuộc giữa giáo viên và trẻ về cảm xúc thể hiện qua tổ chức hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân cho trẻ. b. Quan hệ phụ thuộc giữa giáo viên và trẻ về hành vi - Quan hệ phụ thuộc giữa giáo viên và trẻ về hành vi thể hiện qua hoạt động giao lưu cảm xúc giữa giáo viên với trẻ - Quan hệ phụ thuộc giữa giáo viên và trẻ về hành vi thể thể hiện qua việc giáo viên tổ chức hoạt động với đồ vật của trẻ - Quan hệ phụ thuộc giữa giáo viên và trẻ về hành vi thể hiện qua tổ chức hoạt động chơi với trẻ - Quan hệ phụ thuộc giữa giáo viên và trẻ về hành vi thể hiện qua tổ chức hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân cho trẻ. 2) Quan hệ gần gũi giữa giáo viên và trẻ Quan hệ gần gũi giữa giáo viên và trẻ mẫu giáo là sự tác động qua lại giữa giáo viên và trẻ mẫu giáo, trong đó trẻ và giáo viên luôn gần nhau, chia sẻ cảm xúc với nhau trong quá thời gian trẻ ở trường. a. Quan hệ gần gũi giữa giáo viên và trẻ về cảm xúc - Quan hệ gần gũi giữa giáo viên và trẻ về cảm xúc thể hiện qua hoạt động giao lưu cảm xúc giữa giáo viên với trẻ - Quan hệ gần gũi giữa giáo viên và trẻ về cảm xúc thể hiện qua việc giáo viên tổ chức hoạt động với đồ vật của trẻ - Quan hệ gần gũi giữa giáo viên và trẻ về cảm xúc thể hiện qua tổ chức hoạt động chơi với trẻ - Quan hệ gần gũi giữa giáo viên và trẻ về cảm xúc thể hiện qua tổ chức hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân cho trẻ b. Quan hệ gần gũi giữa giáo viên và trẻ về hành vi - Quan hệ gần gũi giữa giáo viên và trẻ về hành vi hiện qua hoạt động giao lưu cảm xúc giữa giáo viên với trẻ - Quan hệ gần gũi giữa giáo viên và trẻ về hành vi thể hiện qua việc giáo viên tổ chức hoạt động với đồ vật của trẻ - Quan hệ gần gũi giữa giáo viên và trẻ về hành vi thể hiện qua tổ chức hoạt động chơi với trẻ 9
- - Quan hệ gần gũi giữa giáo viên và trẻ về hành vi thể hiện qua tổ chức hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân cho trẻ 3) Quan hệ xung đột giữa giáo viên và trẻ mẫu giáo Quan hệ xung đột giữa giáo viên và trẻ mẫu giáo là sự tác động qua lại giữa giáo viên và trẻ mẫu giáo, trong đó trẻ và giáo viên khác biệt nhau, mâu thuẫn nhau trong quá thời gian trẻ ở trường. a.Quan hệ xung đột giữa giáo viên và trẻ về cảm xúc - Quan hệ xung đột giữa giáo viên và trẻ về cảm xúc thể hiện qua hoạt động giao lưu cảm xúc giữa giáo viên với trẻ - Quan hệ xung đột giữa giáo viên và trẻ về cảm xúc thể hiện qua việc giáo viên tổ chức hoạt động với đồ vật của trẻ - Quan hệ xung đột giữa giáo viên và trẻ về cảm xúc thể hiện qua tổ chức hoạt động chơi với trẻ - Quan hệ xung đột giữa giáo viên và trẻ về cảm xúc thể hiện qua tổ chức hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân cho trẻ b. Quan hệ xung đột giữa giáo viên và trẻ về hành vi - Quan hệ xung đột giữa giáo viên và trẻ về hành vi thể hiện qua hoạt động giao lưu cảm xúc giữa giáo viên với trẻ. - Quan hệ xung đột giữa giáo viên và trẻ về hành vi thể hiện qua việc giáo viên tổ chức hoạt động với đồ vật của trẻ - Quan hệ xung đột giữa giáo viên và trẻ về hành vi thể hiện qua tổ chức hoạt động chơi với trẻ - Quan hệ xung đột giữa giáo viên và trẻ về hành vi thể hiện qua tổ chức hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân cho trẻ 2.3. á yếu tố ả ưở đế mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo 2.3.1. Quan hệ giữa giáo viên với phụ huynh học sinh Nhóm yếu tố này gồm các yếu tố: Sự tin tưởng giữa giáo viên và phụ huynh; Sự thiếu tin tưởng giữa giáo viên và phụ huynh . 2.3.2. Kỹ năng xã hội của trẻ Nhóm yếu tố này gồm: Sự tập trung chú ý của trẻ khi chơi ; Sự cố gắng của trẻ; Sự hòa đồng của trẻ 2.3.3. Hành vi của trẻ Nhóm yếu tố này gồm: Hành vi chia sẻ cảm xúc của trẻ; Hành vi xâm kích của trẻ 10
- ươ 3 TỔ HỨ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN ỨU 3.1. Tổ ứ iê ứu 3.1.1.Địa bàn khảo sát Chúng tôi lựa chọn khảo sát tại các trường mầm non để có thể tiếp xúc trực tiếp với giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo. Để đảm bảo tính đại diện, chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên 5 quận tại thành phố Hồ Chí Minh và tiếp tục lựa chọn ngẫu nhiên 2 trường/quận. Kết quả là luận án khảo sát 10 trường mầm non của 5 quận tại thành phố Hồ Chí Minh, gồm: Tại Quận 3: 1) Mầm non Tuệ Đức, 2) Mầm non 10. Tại Quận 4: 1) Mầm non Ban Mai, 2) Mầm non 14.Tại Quận 6: 1) Mầm non Rạng Đông 4, 2) Trường Mẫu giáo Sơn Ca. Tại Quận 7: 1) Mầm non Sunrise, 2) Mầm non Bình Thuận. Tại Quận 8: 1) Mầm non Tuổi ngọc, 2) Mầm non Vườn sáng tạo. 3.1.2.Mẫu khách thể khảo sát Do nghiên cứu này đánh giá mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh nên khách thể của nghiên cứu này là các cặp giáo viên mầm non – trẻ mẫu giáo. Tuy nhiên, do trẻ mẫu giáo chưa thể trả lời bảng hỏi hay phỏng vấn nên chúng tôi yêu cầu giáo viên mầm non đánh giá về mối quan hệ giữa mình và từng học sinh trong lớp. Như vậy, tổng số khách thể khảo sát : 220 người. Trong đó, có 210 trẻ mẫu giáo được khảo sát (thông qua 50 giáo viên) và 10 giáo viên được phỏng vấn sâu. 3.1.2.1. Khảo sát định lượng: Số lượng khảo sát định lượng (bằng bảng hỏi) 50 giáo viên. + Có 9 trường mầm non khảo sát 5 giáo viên, mỗi giáo viên trả lời về 4 trẻ mẫu giáo. Tổng số 180 trẻ mẫu giáo (Mỗi trường 20 trẻ) + Có 1 trường mầm non có 5 giáo viên, mỗi giáo viên trả lời về 6 trẻ mẫu giáo. Tổng số là 30 trẻ mẫu giáo. Để đảm bảo tính đại diện của mẫu nghiên cứu, chúng tôi yêu cầu ban giám hiệu trường mầm non lựa chọn ngẫu nhiên giáo viên tham gia nghiên cứu. Tiếp đó, các trẻ được giáo viên lựa chọn ngẫu nhiên trong lớp mình phụ trách, vì vậy không xảy ra tình trạng giáo viên chỉ đánh giá về học sinh mình yêu thích, thiên vị. 3.1.2.2. Khảo sát định tính: Phỏng vấn sâu 10 giáo viên. Mỗi trường 1 giáo viên. 3.1.3. Các giai đoạn nghiên cứu Giai đoạn nghiên cứu lý luận; Giai đoạn thiết kế công cụ nghiên cứu; Giai đoạn khảo sát thử ; Giai đoạn khảo sát chính thức; Giai đoạn xử lý số liệu; Giai đoạn viết luận án 3.1.4. Thang đo và cách tính điểm thang đo 3.1.4.1. Thang đo Các nghiên cứu trước đó thường sử dụng thang đo Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh (Student-Teacher Relationship Scale) để đo mối quan hệ 11
- giữa giáo viên và học sinh. Thang đo này do Pianta và Nimetz (1991) xây dựng với phiên bản ban đầu gồm 16 câu hỏi đóng và 3 câu hỏi mở. Năm 1995, Pianta điều chỉnh lại thang đo, bổ sung thêm các mệnh đề chỉ khía cạnh xung đột của mối quan hệ giáo viên – học sinh, từ đó công bố thang đo mới với 31 mệnh đề. Năm 2001, Pianta điêu chỉnh một lần nữa thang đo, rút gọn còn 28 mệnh đề đánh giá trên thang Likert 5 điểm. Bảng hỏi được xây dựng vẫn giữ nguyên thang đánh giá Likert 5 điểm của Pianta, với 5 mức đánh giá từ “không đúng” đến “rất đúng”. Với mỗi mảng hoạt động của trẻ, 3 item cảm xúc và 3 item hành vi được xây dựng để đánh giá cho từng khía cạnh của mối quan hệ (quan hệ phụ thuộc, quan hệ gần gũi, quan hệ xung đột). Tổng cộng thang đo về mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo có 72 item. Ngoài ra, chúng tôi cũng xây dựng thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa giáo viên mẫu giáo và trẻ mầm non. Để đo mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh học sinh, chúng tôi sử dụng thang đo gồm 35 mệnh đề, đánh giá trên thang Likert 5 điểm. Để đo kỹ năng xã hội của trẻ mầm non, chúng tôi sử dụng thang đo gồm 20 câu hỏi, đánh giá trên thang Likert 3 điểm. Để đo vấn đề hành vi của trẻ, chúng tôi sử dụng thang đo gồm 17 item, đánh giá trên thang Likert 3 điểm. 3.1.4.2. Cách tính điểm thang đo Để đánh giá khoảng điểm của thang đo mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo, chúng tôi sử dụng công thức ĐTB- ĐLC
- Với hệ số Cronbach Alpha từ 0,61 – 0,85 cho thấy các câu hỏi về quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo trong phiếu khảo sát có độ tin cậy tốt. Bả 2. Độ ti ậy ủa á yếu tố tá độ đế qua ệ iữa iáo viê ầ o v trẻ ẫu iáo Hệ số Cronbach Alpha Các yếu tố liên quan (chung cho các mệnh đề) Quan hệ giữa giáo viên với phụ huynh 0,68 Kỹ năng xã hội 0,74 Vấn đề hành vi của trẻ 0,65 Với hệ số Cronbach Alpha từ 0,65 – 0,74 cho thấy các câu hỏi về các yếu tố tác động đến quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo trong phiếu khảo sát có độ tin cậy tốt. -Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp thử nghiệm - Phương pháp thống kê toán học ươ 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁO VIÊN MẦM NON VÀ TRẺ MẪU GIÁO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 4.1. Đá iá u t ực trạng mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo Bảng 3: Tổng hợp mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo (theo 3 mối quan hệ) Khía cạnh ĐTB ĐLC 1.Quan hệ phụ thuộc 3,55 0,11 2.Quan hệ gần gũi 2,80 0,19 3.Quan hệ xung đột 2,22 0,16 Trung bình chung 2,86 0,09 Bảng trên cho thấy, trong 3 khía cạnh của mối quan hệ, khía cạnh quan hệ phụ thuộc có điểm trung bình ở mức cao nhất (ĐTB = 3,55), tiếp đến là quan hệ gần gũi và cuối cùng là quan hệ xung đột. Như vậy, có thể nhận định trên mặt bằng chung, quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo đặc trưng bởi sự lệ thuộc của trẻ vào giáo viên nhiều hơn là sự gần gũi, ấm áp và sự xung đột, mâu thuẫn. 4.1.1. So sánh theo các mối quan hệ 13
- Bảng 4: Mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo theo 3 mối quan hệ TT Khía cạnh Mặt biểu hiện ĐTB ĐLC Kiểm định t-test 1 Quan hệ phụ thuộc Cảm xúc 3,57 0,19 t=3,24 Hành vi 3,53 0,13 p=0,01 2 Quan hệ gần gũi Cảm xúc 3,12 0,27 t=30,21 Hành vi 2,48 0,22 p=0,00 3 Quan hệ xung đột Cảm xúc 2,51 0,19 t=38,50 Hành vi 1,94 0,20 p=0,00 Khi xem xét cụ thể từng mặt biểu hiện của các khía cạnh trong quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo, dễ thấy khía cạnh cảm xúc thường có điểm cao hơn khía cạnh hành vi. Thực trạng này được quan sát thấy ở cả ba khía cạnh biểu hiện: quan hệ phụ thuộc, quan hệ gần gũi, quan hệ xung đột. Kiểm định t-test cho thấy sự khác biệt về mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ theo mặt cảm xúc và mặt hành vi có ý nghĩa thống kê cho cả 3 khía cạnh: gần gũi, phụ thuộc, xung đột. 4.1.2. So sánh theo loại hoạt động Bảng 5: Mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo theo loại hoạt động TT Loại hoạt động ĐTB ĐLC 1 Hoạt động giao lưu cảm xúc 3,01 0,21 2 Hoạt động với đồ vật 3,02 0,13 3 Hoạt động chơi 2,71 0,18 4 Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân 2,69 0,15 Khi so sánh theo các mảng hoạt động, có thể thấy quan hệ của giáo viên với trẻ mầm non thể hiện sự gắn bó chặt chẽ hơn trong hoạt động giao lưu cảm xúc và hoạt động với đồ vật, còn trong các hoạt động chơi và tự phục vụ (ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân) thì sự gắn bó của giáo viên với trẻ ít hơn, ở mức trung bình. Như vậy, có thể thấy hoạt động giao lưu cảm xúc và hoạt động dạy học qua tương tác đồ vật cũng mang giáo viên và trẻ mầm non lại gần nhau, thúc đẩy cảm xúc và sự gắn bó giữa giáo viên và trẻ. Khi giáo viên và trẻ tương tác nhiều về mặt cảm xúc hoặc qua dạy học, ở trẻ (và giáo viên) có thể hình thành cả cảm xúc tích cực và tiêu cực, nhưng dù tích cực hay tiêu cực thì những hoạt động này vẫn khiến trẻ gắn bó với giáo viên hơn. Phân tích t-test cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo theo hoạt động. Trong hoạt động giao lưu cảm xúc và hoạt động với đồ vật, mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ cao hơn hẳn trong hoạt động chơi và tự phục vụ: giá trị t dao động trong khoảng 18,37 đến 25,13, p
- 4.1.3. Tương quan giữa các mặt biểu hiện của mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ Kết quả tương quan cho thấy tất cả các mặt biểu hiện của mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ mầm non có mối tương quan thuận với tổng điểm về mối quan hệ giữa giáo viên với trẻ. Nói cách khác, các nội dung thành phần có tương quan với điểm tổng, cho thấy khi từng biểu hiện thành phần được nâng cao thì đều góp phần nâng cao mối quan hệ giữa giáo viên với trẻ. Giữa các biểu hiện với nhau, quan hệ gần gũi có tương quan thuận với quan hệ xung đột nhưng có tương quan nghịch với quan hệ phụ thuộc. 4.2. Thực trạng biểu hiện mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo 4.2.1. Quan hệ phụ thuộc giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo 4.2.1.1.Quan hệ phụ thuộc giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo về cảm xúc Kết quả khảo sát cho thấy, xét theo các loại hoạt động trong trường mầm non, khía cạnh phụ thuộc trong quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo thể hiện rõ nhất trong quan hệ giao lưu cảm xúc (ĐTB = 4,03, ĐLC = 0,75). Giáo viên và trẻ thể hiện sự lệ thuộc lẫn nhau tương đối rõ rệt khi giao tiếp cảm xúc với nhau, như khi giáo viên thể hiện cảm xúc của mình với trẻ và ngược lại. Nói cách khác, sự lệ thuộc về cảm xúc giữa giáo viên và trẻ thể hiện rõ nhất khi hai bên tương tác với nhau. Trong khi đó, mức độ phụ thuộc về cảm xúc trong các hoạt động còn lại (hoạt động với đồ vật, hoạt động chơi, hoạt động ăn ngủ, vệ sinh cá nhân) đều khá tương đồng nhau, ĐTB dao động từ 3,30 đến 3,53. Trong các hoạt động này, trẻ tỏ ra phần nào độc lập hơn trong thể hiện cảm xúc. 4.2.1.2.Quan hệ phụ thuộc giữa giáo viên mầm non và trẻmẫu giáo về hành vi Về mặt hành vi, sự phụ thuộc trong quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo thường thể hiện trong các hoạt động giao lưu cảm xúc, tiếp điến là hoạt động với đồ vật, hoạt động chơi và cuối cùng là hoạt động tự phục vụ bản thân. Nói cách khác, trong các hoạt động vệ sinh cá nhân, ăn, ngủ, trẻ thể hiện sự chủ động nhiều hơn cả. Sự phụ thuộc về mặt hành vi rõ nhất trong các hoạt động giao lưu giữa giáo viên và trẻ. Giáo viên thường có những hành vi xoa dịu, an ủi trẻ, và bản thân trẻ cũng có hành vi chờ đợi sự khen ngợi, chăm sóc từ phía giáo viên. 4.2.1.3. Đánh giá chung về quan hệ phụ thuộc giữa giáo viên và trẻ Kết quả phân tích về quan hệ phụ thuộc giữa giáo viên và trẻ theo khía cạnh cảm xúc và hành vi cho thấy trẻ thể hiện sự phụ thuộc tương đối cao vào giáo viên. Sự phụ thuộc biểu hiện rõ hơn ở mặt cảm xúc so với mặt hành vi, cho thấy trẻ vẫn chờ đợi sự chia sẻ, dẫn dắt về mặt cảm xúc từ giáo viên, nhưng đã bắt đầu có những hành vi tách biệt khỏi giáo viên khi thực hiện hoạt động trên lớp. Bản thân giáo viên cũng đồng tình với sự lệ thuộc này, thể hiện ở việc giáo viên bộc lộ cảm xúc với trẻ nhiều hơn là có hành vi hỗ trợ cho trẻ. Tuy nhiên, sự lệ thuộc về cảm xúc giữa giáo 4.2.2. Quan hệ gần gũi giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo 15
- 4.2.2.1. Quan hệ gần gũi giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo về cảm xúc Sự gần gũi giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo thể hiện rõ hơn ở hoạt động với đồ vật và hoạt động tự phục vụ (ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân) nhiều hơn, sau nữa là đến hoạt động chơi và cuối cùng là hoạt động giao lưu cảm xúc giữa giáo viên và trẻ. Trong đó, khi tổ chức hoạt động với đồ vật, trẻ và giáo viên đều có những cảm xúc thể hiện sự ấm áp, tin tưởng lẫn nhau, như giáo viên chia sẻ cảm xúc gắn bó với trẻ, giáo viên khen ngợi trẻ, trẻ vui mừng khi được khen ngợi. Điểm trung bình của các hoạt động này đều ở mức cao, trên 4/5 điểm. 4.2.2.2. Quan hệ gần gũi giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo về hành vi Sự gần gũi giữa giáo viên và trẻ mầm non về mặt hành vi ở mức trung bình. Như vậy, nếu như về mặt cảm xúc, trẻ và giáo viên thể hiện sự ấm áp, gắn bó ở mức cao thì về mặt hành vi, trẻ và giáo viên chỉ thể hiện sự gắn bó ở mức trung bình. Trong 4 mảng hoạt động, hoạt động với đồ vật là hoạt động thể hiện sự gần gũi về mặt hành vi cao nhất, tiếp đến là hoạt động tự phục vụ và hoạt động chơi. Giáo viên cũng đánh giá mình thấy hiệu quả và tự tin trong tương tác với trẻ khi tìm hiểu về các đồ vật, sau đó mới đến trong dạy trẻ hành vi tự phục vụ, sau nữa là khi tổ chức trò chơi cho trẻ, và cuối cùng là trong tương tác về cảm xúc với trẻ. 4.2.2.3. Đánh giá chung về quan hệ gần gũi giữa giáo viên và trẻ Kết quả phân tích về quan hệ gần gũi giữa giáo viên và trẻ theo khía cạnh cảm xúc và hành vi cho thấy trẻ thể hiện sự gần gũi khá cao với giáo viên. Sự gần gũi biểu hiện rõ hơn ở mặt cảm xúc so với mặt hành vi. Trẻ gần gũi với giáo viên trong những hoạt động mà giáo viên chủ động, dẫn dắt, còn vè phía trẻ chưa thể hiện được sự gần gũi, quan tâm ngược lại giáo viên. Khi đánh giá theo các mảng hoạt động trong trường mầm non, có thể thấy sự gần gũi về cảm xúc và hành vi thể hiện rõ rệt hơn hẳn trong hoạt động với đồ vật, tiếp đến là hoạt động tự phục vụ (ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân), và giảm dần trong các hoạt động chơi hay hoạt động giao lưu cảm xúc giữa giáo viên và trẻ. Như vậy, giáo viên thể hiện sự gần gũi với trẻ nhiều hơn trong các hoạt động dạy, đặc biệt là dạy kiến thức, và giảm dần sự gắn bó, gần gũi trong các hoạt động liên quan đến tổ chức lớp học, tương tác cảm xúc với trẻ. 4.2.3. Quan hệ xung đột giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo 4.2.3.1. Quan hệ xung đột giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo về cảm xúc Mức độ xung đột về cảm xúc trong quan hệ giữa giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo ở mức trung bình, nghĩa là không quá thường xuyên. Xung đột thường xảy ra tử hoạt động giao lưu cảm xúc và hoạt động chơi, vầ ít xảy ra hơn khi giáo viên tổ chức các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cho trẻ hay hoạt động với đồ vật. Như vậy, ở các hoạt động thiên về tổ chức lớp học (hoạt động chơi) và tương tác cảm xúc (hoạt động giao lưu cảm xúc), cảm xúc tiêu cực xuất hiện 16
- thường xuyên hơn. Điều này tương đồng với kết quả về sự gần gũi, khi giáo viên tự tin hơn ở mảng dạy kiến thức, kỹ năng hơn là mảng quản lý lớp học, tương tác cảm xúc với trẻ. Trong các cảm xúc tiêu cực, giáo viên có xu hướng đoán biết được cảm xúc cụ thể của trẻ (như tức giận, giận dỗi) nhiều hơn là đánh giá trẻ khó đoán cảm xúc hoặc hay thay đổi cảm xúc. Chỉ riêng ở hoạt động giao lưu cảm xúc, giáo viên mới đánh giá cảm xúc của trẻ khó đoán hoặc thay đổi đột ngột (ĐTB = 3,50). Điều này cũng gây ra sự mệt mỏi ở giáo viên cao hơn so với trong các hoạt động còn lại. 4.2.3.2. Quan hệ xung đột giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo về hành vi Sự xung đột về hành vi giữa giáo viên và trẻ mầm non ở mức thấp trên cả 4 mảng hoạt động. Trong đó, mảng tự phục vụ có mức độ xung đột thấp nhất, trong khi hoạt động liên quan đến đồ vật lại có mức độ xung đột cao nhất. Như vậy, trẻ thể hiện sự chống đối nhiều hơn trong các hoạt động tương tác, trò chơi, hoạt động học tập nhiều hơn là hoạt động tự phục vụ bản thân. Rất có thể do trong hoạt động tự phục vụ bản thân, nếu trẻ chống đối, phản kháng thì hệ quả hành vi rất rõ rệt (ví dụ phản kháng khi ăn sẽ không được ăn tiếp), trong khi hệ quả hành vi ở các mảng hoạt động còn lại không rõ rệt với trẻ (ví dụ thể hiện cảm xúc tiêu cực khi cô giáo chăm sóc, an ủi thì chỉ làm cô giáo buồn chứ bản thân trẻ không chịu hệ quả nào về hành vi). 4.2.3.3. Đánh giá chung về quan hệ xung đột giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo Kết quả phân tích về quan hệ xung đột giữa giáo viên và trẻ theo khía cạnh cảm xúc và hành vi cho thấy trẻ thể hiện sự xung đột ở mức thấp với giáo viên. Sự xung đột biểu hiện rõ hơn ở mặt cảm xúc so với mặt hành vi. Trẻ xung đột về hành vi với giáo viên trong những hoạt động mang tính chất học tập, như hoạt động liên quan đến đồ vật, nhưng lại xung đột với giáo viên về cảm xúc trong những hoạt động liên quan đến tổ chức lớp học và giao lưu cảm xúc. Các cảm xúc tiêu cực trong mối quan hệ giữa trẻ và giáo viên mang tính chất bộc phát, tức giận do tình huống. 4.3. Các yếu tố ả ưở đến mối quan hệ giữa giáo viên mầm non và trẻ mẫu giáo 4.3.1. Quan hệ giữa giáo viên với phụ huynh học sinh Bảng 6: Tươ qua iữa quan hệ giữa giáo viên với phụ huynh và quan hệ giữa giáo viên với trẻ mẫu giáo Gần gũi Phụ thuộc Xung đột Mối quan hệ (điểm tổng) Quan hệ tin tưởng 0,43** 0,02 0,12 0,36** Quan hệ không 0,32** -0,25** 0,04 0,14** tin tưởng Ghi chú: **: p
- Bảng trên cho thấy mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh có ảnh tương quan thuận và có ý nghĩa với mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ mầm non. Khi quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh bền chặt hơn (dù theo hướng tin tưởng hay không tin tưởng) thì mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ mẫu giáo cũng gắn bó hơn (dù theo hướng tích cực hay tiêu cực). Kết quả này tương đồng với giả thuyết trước đó, cho rằng mối quan hệ giáo viên – phụ huynh là cùng hướng, cần thiết cho mối quan hệ giáo viên – học sinh. 4.3.2. Kỹ năng xã hội của trẻ Bả 7 Tươ qua iữa quan hệ giữa kỹ ă xã ội của trẻ và quan hệ giữa giáo viên với trẻ mẫu giáo Gần gũi Phụ thuộc Xung đột Mối quan hệ (điểm tổng) Sự tập trung chú ý -0,39** 0,24** -0,02 -0,18** của trẻ khi chơi Sự cố gắng của trẻ 0,12 0,16* 0,45** 0,39** Sự hòa đồng của trẻ 0,10 -0,18** 0,13 0,07 Ghi chú: *: p
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 287 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 178 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 264 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 173 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 193 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 182 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 134 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 117 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 169 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn