Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 5
download
Luận án "Ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm khảo sát và đánh giá thực trạng ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên, cùng những yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Đề xuất một số kiến nghị giúp sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ứng phó hiệu quả với hành vi quấy rối tình dục.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THANH HOÀNG ỨNG PHÓ VỚI HÀNH VI QUẤY RỐI TÌNH DỤC CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: T Mã số: 9. 31 04 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN S T HỌC Hà Nội - 2023
- Công trìn được hoàn thành tại HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người ướng dẫn khoa h : GS.TS. Vũ Dũng Phản biện 1: GS. TS. Nguyễn Hữu Thụ Phản biện 2: PGS.TS. Trần Thị Mỹ ương Phản biện 3: PGS.TS. Lê Minh Nguyệt Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sỹ cấp H c viện tại H c viện Khoa h c xã hội – Viện Hàn lâm Khoa h c xã hội Việt Nam Vào hồi, giờ ngày tháng năm 202 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội
- 1 Ở ĐẦU 1. Tín ấp t iết ủa đề tài Trong môi trường học đường, hành vi quấy rối tình dục diễn ra với nhiều mức độ và hình thức khác nhau đối với sinh viên. Nghiên cứu về “quấy rối tình dục và phòng chống quấy rối tình dục trong trường đại học” của tác giả Ngô Thuỳ Dung (2019), đã chỉ ra giáo dục đại học với nhiều ưu điểm song cũng tiềm ẩm nhiều nguy cơ bị quấy rối tình dục đối với sinh viên. Nhóm tác giả R. K. A. Sang, J. K. Kemboi, R. O. Omenge (2016) tiến hành phỏng vấn 100 sinh viên tại Trường Đại học Eldoret, Uasin Gishu County, Kenya cho thấy có khoảng một nửa sinh viên trải qua nhiều hình thức bị quấy rối tình dục. Các hành vi quấy rối bao gồm những trò đùa thô lỗ về tình dục, cho xem tài liệu khiêu dâm, cử chỉ, thái độ, hành vi, xúc phạm và đụng chạm khiếm nhã dẫn đến phân biệt đối xử với nạn nhân bằng cách vi phạm các quyền của họ về mặt sinh lý, tình dục và thể chất. Tính chất của hành vi quấy rối tình dục có thể là sự trao đổi không mong muốn hoặc bị cưỡng ép, tấn công về tình dục một cách trực tiếp hoặc gián tiếp với những hành vi mà sinh viên không mong muốn. Trong thực tế, hành vi quấy rối tình dục rất phong phú và đa dạng, đối tượng thực hiện hành vi quấy rối tình dục có thể là thầy cô, bạn học, người thân hoặc các đối tượng khác thực hiện đối với cả sinh viên nam và nữ. Tại Việt Nam các nghiên cứu về hành vi quấy rối tình dục và ứng phó với hành vi quấy rối tình dục còn hạn chế, chưa mang tính hệ thống. Từ đó cho thấy, cần có một nghiên cứu xuyên suốt nhằm đánh giá thực tiễn ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên để từ đó đề xuất một số biện pháp giúp sinh viên phòng ngừa, giảm thiểu và ứng phó hiệu quả với hành vi quấy rối tình dục trong môi trường học đường. Với những lý do kể trên, việc nghiên cứu đề tài “Ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” là việc cần thiết, không những có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn, giúp phòng ngừa và giảm thiểu hành vi quấy rối tình dục cho sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- 2 2. ụ đí và n iệ vụ ng iên ứu ủa uận án 2.1. ụ đí ng iên ứu Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp nâng cao hiệu quả ứng phó với hành vi quấy rối tình dục. 2.2. N iệ vụ ng iên ứu 1) Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam có liên quan đến ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên. 2) Xây dựng cơ sở lý luận về ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên. 3) Khảo sát và đánh giá thực trạng ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên, cùng những yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 4) Đề xuất một số kiến nghị giúp sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ứng phó hiệu quả với hành vi quấy rối tình dục. 3. Đối tượng và p ạ vi ng iên ứu ủa uận án 3.1. Đối tượng ng iên ứu Các biểu hiện và cách ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên. 3.2. P ạ vi ng iên ứu - P ạ vi về nội dung ng iên ứu Luận án chỉ tập trung nghiên cứu ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên ở các khía cạnh Nhận thức: Cách ứng phó về mặt suy nghĩ tích cực. Cách ứng phó về mặt suy nghĩ tiêu cực; Cảm xúc: Cách ứng phó về mặt tập trung vào cảm xúc tích cực; Cách ứng phó về mặt tập trung vào cảm xúc tiêu cực; Hành vi: Cách ứng phó về mặt tập trung vào bản thân; Cách ứng phó về mặt tập trung vào sự giúp đỡ của người thân, bạn bè, người khác; Cách ứng phó về mặt hành vi tiêu cực. - Giới ạn về k á t ể và địa bàn ng iên ứu Khách thể nghiên cứu của luận án gồm 628 sinh viên theo học tại 03 trường đại học công lập và dân lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- 3 Đề tài tiến hành khảo sát nghiên cứu trên sinh viên học tại các Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng và Trường Đại học Tôn Đức Thắng. 4. P ương p áp uận và p ương p áp ng iên ứu ủa uận án 4.1. P ương p áp uận Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp luận trong tâm lý học sau: Nguyên tắc hoạt động; Nguyên tắc Tâm lý học nhân cách; Nguyên tắc tiếp cận hệ thống. 4.2. Giả t uyết ng iên ứu - Khi sinh viên gặp phải hành vi quấy rối tình dục, các em thường lựa chọn ứng phó bằng suy nghĩ tích cực, cảm xúc tích cực và hành động tích cực. Những cách ứng phó bằng suy nghĩ tiêu cực, cảm xúc tiêu cực và hành động tiêu cực không được sinh viên ưu tiên sử dụng. - Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các cách ứng phó của sinh viên với các biến nhân khẩu về giới tính, khu vực sống, học lực của sinh viên, năm sinh viên học, khối ngành học, trường sinh viên theo học. - Một số yếu tố tâm lý cá nhân của sinh viên và tâm lý xã hội có ảnh hưởng có thể tác động làm thay đổi các cách ứng phó của sinh viên khi gặp phải hành vi quấy rối tình dục. 4.3. Câu hỏi nghiên cứu - Sinh viên ứng phó như thế nào khi gặp phải hành vi quấy rối tình dục? - Có hay không sự khác biệt giữa các cách ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên với các biến về giới tính, khu vực sống, học lực của sinh viên, năm sinh viên học, khối ngành học, trường sinh viên theo học? - Các yếu tố tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến các cách ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên? 4.4. P ương p áp ng iên ứu Đề tài sử dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp thảo luận nhóm tập trung; Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp nghiên cứu trường hợp; Phương pháp xử lý số liệu bằng
- 4 thống kê toán học. 5. Đóng góp ới về k oa ủa uận án 5.1. Về uận Luận án đã xây dựng cơ sở lý luận về ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên; Xác định các khái niệm công cụ (ứng phó, hành vi quấy rối tình dục, ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên); xác định các biểu hiện và ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên và làm rõ một số yếu tố tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội có ảnh hưởng đến cách ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên. 5.2. Về t ự tiễn Luận án đã chỉ rõ thực trạng ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên, làm rõ thực trạng các cách ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên trên toàn mẫu nghiên cứu và ở các nhóm. Đề tài phát hiện ra rằng: khi gặp hành vi quấy rối tình dục, sinh viên ưu tiên sử dụng các cách ứng phó tích cực và ít sử dụng các cách ứng phó tiêu cực. Luận án làm rõ một số yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên, bao gồm các yếu tố tâm lý xã hội và một số yếu tố tâm lý cá nhân của sinh viên. Trong đó, những yếu tố tâm lý xã hội ảnh hưởng lớn hơn và có thể tác động làm thay đổi các cách ứng phó của sinh viên khi gặp phải hành vi quấy rối tình dục. Luận án đã đề xuất một số kiến nghị giúp sinh viên phòng ngừa và ứng phó tích cực với hành vi quấy rối tình dục. 6. ng ĩa uận và t ự tiễn ủa uận án 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung thêm vào lý luận tâm lý học giáo dục, tâm lý học xã hội một số vấn đề lý luận về ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo dành cho các trường đại học, các nhà giáo dục, các gia đình có con ở độ tuổi sinh viên, là cơ sở để họ tìm ra những biện pháp hữu hiệu trong việc giúp sinh viên ứng phó có
- 5 hiệu quả với hành vi quấy rối tình dục. Đó cũng là tài liệu hết sức bổ ích cho sinh viên trong trường hợp sinh viên là nạn nhân của hành vi quấy rối tình dục. 7. Cơ ấu ủa uận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận án có 4 chương. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên; Chương 2: Cơ sở lý luận về ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên; Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu; Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- 6 C ương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ỨNG PHÓ VỚI HÀNH VI QUẤY RỐI TÌNH DỤC CỦA SINH VIÊN 1.1. N ững ng iên ứu về àn vi uấy rối tìn dụ ủa in viên 1.1.1. Nghiên cứu xây dựng thang đo hành vi quấy rối tình dục của sinh viên Nhìn chung, các thang đo về quấy rối tình dục gồm các nhóm nhân tố về: cưỡng bức tình dục, quan tâm tình dục không mong muốn và quấy rối giới, trong đó quấy rối giới, các thang đo cũng đã đưa thêm vào các yếu tố ảnh hưởng khác có liên quan đến môi trường, đến đặc điểm văn hóa, giới tính, và các yếu tố khác để đo lường hành vi quấy rối tình dục. Đây là cơ sở để chúng tôi thiết kế xây dựng thang đo áp dụng đo lường hành vi quấy rối tình dục ở sinh viên và cách sinh viên ứng phó với hành vi quấy rối tình dục. 1.1.2. Thực tiễn hành vi quấy rối tình dục của trẻ em và của sinh viên Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới, cho thấy, hành vi quấy rối tình dục diễn ra với nhiều hình thức khác nhau và để lại hậu quả về thể chất, tâm lý cho nạn nhân khác nhau. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hành vi quấy rối tình dục ở sinh viên trong đó có các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan như môi trường sống, văn hóa xã hội. 1.2. N ững ng iên ứu về ứng p ó với àn vi uấy rối tìn dụ ủa sinh viên 1.2.1. Các nghiên cứu ứng phó với hành vi quấy rối tình dục hướng vào môi trường Các nghiên cứu theo hướng này cố gắng phân loại hành vi quấy rối nào được xem là những hành vi quấy rối tình dục hay không phải là hành vi quấy rối tình dục. Trên cơ sở phân loại hành vi này có thể đề xuất những cách thức ứng phó mang tính chất phòng ngừa và giải quyết tình huống hành vi xâm hại tình dục đã xảy ra. Trên cơ sở tính chất và các hình thức quấy rối tình dục, các vùng lãnh thổ, quốc gia, các trường đại học đã đưa ra những quy định mang tính pháp lý
- 7 nhằm kiểm soát, phòng tránh hành vi quấy rối tình dục có thể xảy ra đối với sinh viên. Đây có thể được coi là những cách thức, chiến lược ứng phó với hành vi quấy rối tình dục hướng vào bên ngoài mang tính vĩ mô để phòng ngừa và xử lý hành vi quấy rối tình dục. Đây cũng là cơ sở để chúng tôi đề xuất các biện pháp và chiến lược tác động giúp sinh viên ứng phó hiệu quả với hành vi quấy rối tình dục. 1.2.2. Các nghiên cứu ứng phó với hành vi quấy rối tình dục hướng vào cá nhân Hướng nghiên cứu này, coi quấy rối tình dục là tình huống, sự kiện khó khăn xảy ra với sinh viên để lại những hậu quả về thể chất và tinh thần cho sinh viên. Hướng nghiên cứu này phân tích phản ứng, cách ứng phó của sinh viên với hành vi quấy rối tình dục, được thể hiện thông qua sự nỗi lực của sinh viên về nhận thức, cảm xúc, hành vi và thể chất để ứng phó với tình huống quấy rối tình dục mà cá nhân gặp phải. Như vậy, các nghiên cứu về hành vi quấy rối tình dục và cách ứng phó của sinh viên về hành vi quấy rối tình dục đã cho thấy, hành vi quấy rối tình dục là khá phổ biến ở sinh viên, nó có thể xảy ra đối với sinh viên nam và nữ với nhiều hình thức khác nhau. Cách ứng phó với hành vi quấy rối tình dục có sự khác biệt về thái độ, nhận thức, hành vi giữa sinh viên nữ và nam về hành vi quấy rối tình dục, cách ứng phó cũng phụ thuộc vào các nguồn cá nhân và môi trường giáo dục, sự trợ giúp xã hội. Đây chính là cơ sở để chúng tôi kế thừa xây dựng cơ sở lý luận, thiết kế thang đo nhằm khảo sát thực tiễn ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 1.3. N ận t ung về á ông trìn ng iên ứu Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới cho thấy vấn đề ứng phó với hành vi quấy rối tình dục đã và đang được xã hội rất quan tâm. Kế thừa kết quả nghiên cứu từ các công trình của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi xây dựng hệ thống cơ sở lý luận, mô hình lý thuyết, xây dựng thang đo nhằm khảo sát và phân tích thực tiễn ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh
- 8 C ương 2 CƠ SỞ UẬN VỀ ỨNG PHÓ VỚI HÀNH VI QUẤY RỐI TÌNH DỤC CỦA SINH VIÊN 2.1. uận về àn vi uấy rối tìn dụ đối với in viên 2.1.1. Hàn vi uấy rối tìn dụ 2.1.1.1. Khái niệm hành vi Hành vi của cá nhân là những cử chỉ, hành động được bộc lộ ra bên ngoài, có thể quan sát được, cũng có thể là những cử chỉ thuộc về nội tâm và những quá trình vô thức. 2.1.1.2. Khái niệm hành vi quấy rối tình dục Hành vi quấy rối tình dục là hành vi có tính chất tình dục không được đồng thuận, mong muốn, chấp nhận và gây xúc phạm ở người nhận. 2.1.1.3. Phân loại hành vi quấy rối tình dục - Quấy rối tình dục bằng hành vi mang tính thể chất: Tiếp xúc, hay cố tình động chạm không mong muốn; Sờ mó, vuốt ve, cấu véo, ôm ấp hay hôn; Tấn công tình dục, cưỡng dâm, hiếp dâm. - Quấy rối tình dục bằng lời nói: Các nhận xét không phù hợp về mặt xã hội, văn hóa và không được mong muốn, bằng những ngụ ý về tình dục (như những truyện cười gợi ý về tình dục hay những nhận xét về trang phục hay cơ thể của một người nào đó khi có mặt họ hoặc hướng tới họ); Những lời đề nghị và những yêu cầu không mong muốn hay lời mời đi chơi mang tính cá nhân một cách liên tục. - Quấy rối tình dục bằng hành vi phi lời nói: Các hành động không được mong muốn như ngôn ngữ cơ thể khiêu khích, biểu hiện không đứng đắn, cái nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục, các cử chỉ của các ngón tay…; Phô bày các tài liệu khiêu dâm, hình ảnh, vật, màn hình máy tính, các áp phích, thư điện tử, ghi chép, tin nhắn liên quan tới tình dục. 2.1.2. Hàn vi uấy rối tìn dụ đối với sinh viên 3.1.2.1. Khái niệm sinh viên Sinh viên là những người thuộc lứa tuổi từ 18 đến 23, đang học tập ở các trường cao đẳng, đại học nhằm tích lũy tri thức, kỹ năng, rèn luyện thái độ
- 9 chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai. 2.1.2.2. Đặc điểm tâm lý của sinh viên 2.1.2.3. Khái niệm hành vi quấy rối tình dục đối với sinh viên Hành vi quấy rối tình dục đối với sinh viên là hành vi có tính chất tình dục không được sinh viên đồng thuận, mong muốn, chấp nhận và gây xúc phạm cho sinh viên. 2.1.2.4. Các hình thức của hành vi quấy rối tình dục đối với sinh viên - Hành vi quấy rối tình dục về mặt thể chất: Hành vi đụng chạm cố ý; Hành vi sờ mó, vuốt ve, cấu véo; Hành vi ôm ấp mà không được phép; Hành vi ép quan hệ tình dục; Hành vi tấn công tình dục; Hành vi cưỡng dâm; Hành vi hiếp dâm; Hành vi ép đụng chạm/sờ mó vào bộ phận sinh dục của người khác - Hành vi quấy rối tình dục bằng ngôn ngữ: Hành vi bình phẩm một cách khiếm nhã về hình thức bên ngoài hoặc các bộ phận cơ thể; Hành vi đề nghị/gợi ý quan hệ tình dục; Hành vi đùa giỡn, bình luận về tình dục; Hành vi yêu cầu, đề nghị gặp gỡ/hò hẹn không mong muốn; Hành vi hỏi các câu hỏi về tình dục, xu hướng tình dục; Hành vi bình luận xúc phạm giới tính; Hành vi kể chuyện cười tục tĩu về tình dục; Hành vi yêu cầu cho xem/gửi các hình ảnh khỏa thân; Hành vi tung tin đồn về quan hệ tình dục; Hành vi đặt và gọi cái tên liên quan đến tình dục không phù hợp - Hành vi quấy rối tình dục phi ngôn ngữ: Hành vi liếc mắt, nháy mắt đưa tình; Hành vi nhìn chằm chằm vào một bộ phận nhạy cảm của cơ thể; Hành vi làm phơi bày bộ phận sinh dục của đối tượng; Hành vi huýt sáo trêu ghẹo; Hành vi chụp ảnh, phát tán ảnh cá nhân mà không được đồng ý; Hành vi ép xem tranh ảnh/video khiêu dâm; Hành vi đăng bình luận, hình ảnh, video về tình dục trên mạng: Hành vi cho xem hoặc gửi các hình ảnh khỏa thân; Hành vi gửi các hình ảnh/video gợi tình về tình dục 2.2. uận về ứng p ó với àn vi uấy rối tìn dụ ủa in viên 2.2.1. Khái niệm ứng phó Ứng phó là những nỗ lực thay đổi về suy nghĩ, cảm xúc và hành động của chủ thể trước sự tác động của các tác nhân mà chủ thể nhận định chúng có tính đe dọa, thách thức hoặc vượt quá nguồn lực của họ nhằm thay đổi tình huống, tác nhân theo hướng có lợi cho chủ thể.
- 10 2.2.2. Phân loại ứng phó Lý thuyết về ứng phó và phân loại ứng phó nói chung và ứng phó với hành vi quấy rối tình dục đều cho thấy, các cách ứng phó hướng vào cá nhân nhằm thay đổi nhận thức, cảm xúc, hành vi hoặc hướng vào môi trường chứa đựng các tình huống, tác nhân kích thích gây stress với lỗ lực nhận thức vấn đề, thay đổi cảm xúc và hành vi với tình huống, tác nhân gây stress. Có thể thấy các chiến lược hay cách ứng phó tập trung vào cá nhân hay môi trường đều hướng đến các nhóm cách ứng phó như: Cách ứng phó tập trung vào nhận thức, cách ứng phó tập trung vào cảm xúc, cách ứng phó tập trung vào hành động. Trong các cách ứng phó với nỗ lực thay đổi nhận thức, cảm xúc và hành vi của cá nhân trước những đòi hỏi, yêu cầu của cá nhân và môi trương. 2.2.3. Khái niệm về ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên 2.2.3.1. Khái niệm ứng phó với hành vi quấy rối tình dục Ứng phó với hành vi quấy rối tình dục là những nỗ lực thay đổi về suy nghĩ, cảm xúc và hành động của chủ thể để đối phó hành vi quấy rối tình dục mà chủ thể nhận định chúng có tính đe dọa, thách thức hoặc vượt quá nguồn lực của họ nhằm thay đổi tình huống, tác nhân theo hướng có lợi cho chủ thể. 2.2.3.2. Khái niệm ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên Ứng phó với hành vi quấy rối tình dục là những nỗ lực thay đổi về suy nghĩ, cảm xúc và hành động của sinh viên để đối phó với hành vi quấy rối tình dục mà sinh viên nhận định chúng có tính đe dọa tới bản thân theo hướng có lợi cho sinh viên. 2.2.4. Cách ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên - Cách ứng phó về mặt suy nghĩ tích cực - Cách ứng phó về mặt suy nghĩ tiêu cực - Cách ứng phó về mặt tập trung vào cảm xúc tích cực - Cách ứng phó về mặt tập trung vào cảm xúc tiêu cực - Cách ứng phó về mặt tập trung vào bản thân - Cách ứng phó về mặt tập trung vào sự giúp đỡ của người thân, bạn bè, người khác - Cách ứng phó về mặt tập trung vào hành động tiêu cực
- 11 2.3. Cá yếu tố ản ưởng đến ứng p ó với àn vi uấy rối tìn dụ ủa in viên Dựa trên cơ sở các yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó đã được các tác giả trên thế giới và ở Việt Nam nghiên cứu, luận án xác định ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên là một quá trình tâm lý chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau và có thể chia thành hai nhóm cơ bản: nhóm yếu tố tâm lý cá nhân và nhóm yếu tố tâm lý xã hội. Trong đó, nhóm yếu tố tâm lý cá nhân bao gồm: 1/nhận thức của sinh viên về hành vi quấy rối tình dục; 2/Thái độ của sinh viên với hành vi quấy rối tình dục; 3/Tính cách của sinh viên. Nhóm yếu tố tâm lý xã hội bao gồm: 1/Sự giúp đỡ từ gia đình; 2/Sự giúp đỡ từ bạn bè; 3/Cách ứng xử của nhà trường và thầy cô giáo; 4/ Hoạt động truyền thông.
- 12 C ương 3 TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Tổ ứ ng iên ứu 3.1.1. Các giai đoạn nghiên cứu Luận án được thực hiện từ tháng 9/2019 đến tháng 12/2022 và được thực hiện theo hai đoạn: Giai đoạn nghiên cứu lý luận và Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn. 3.1.1.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận (từ tháng 9/2019 đến tháng 3/2021) 3.1.1.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn (từ tháng 4/2021 đến tháng 12/2022) 3.1.2. Địa bàn và mẫu nghiên cứu 3.1.2.1. Địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại 3 trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Địa bàn nghiên cứu được lựa chọn theo sự giới thiệu của một số cán bộ, giảng viên 3 trường đại học, với mục đích thuận tiện cho việc triển khai nghiên cứu. Theo thông tin của 3 trường đại học, thì hành vi quấy rối tình dục của sinh viên có xảy ra giữa sinh viên với các đối tượng trong và ngoài trường, tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào được triển khai để tìm hiểu cụ thể về vấn đề này. 3.1.2.2. Mẫu nghiên cứu Mẫu của nghiên cứu này là mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện. Mẫu điều tra chính thức là 628 sinh viên từ năm 1 cho đến năm 4, đã hoặc đang là nạn nhân của một hành vi quấy rối tình dục nào đó và tự nguyện tham gia khảo sát. Việc xác định sinh viên là nạn nhân của hành vi quấy rối tình dục được tiến hành như sau: 3.2. P ương p áp ng iên ứu 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong nước cũng như ngoài nước có liên quan trực tiếp đến ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên. Đặc biệt là tìm kiếm, tổng hợp, phân tích kết quả của các sách chuyên khảo, bài tạp chí chuyên ngành, bài báo khoa học đăng trong kỷ yếu các hội thảo khoa học chuyên ngành có
- 13 liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu để viết chương tổng quan và cơ sở lý luận của luận án. 3.2.2. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia về nội hàm của các khái niệm công cụ của luận án, cơ sở phân loại ứng phó và ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên. 3.2.3. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung: Thu thập thông tin về thực trạng bị quấy rối tình dục của sinh viên, thực trạng ứng phó khi bị quấy rối tình dục của sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó khi bị quấy rối tình dục của sinh viên. 3.2.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Thu thập những thông tin định lượng về thực trạng hành vi quấy rối tình dục của sinh viên, thực trạng ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên. 3.2.5. Phương pháp phỏng vấn sâu: Tìm hiểu về một số suy nghĩ, quan điểm, nhận định của sinh viên và giảng viên chủ nhiệm, giảng viên cố vấn học tập về hành vi quấy rối tình dục, cách ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên 3.2.6. Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Đây là phương pháp nghiên cứu giải thích, minh họa cho lý thuyết, được sử dụng nhằm tìm hiểu, phân tích các trường hợp cụ thể khi sinh viên ứng phó với hành vi quấy rối tình dục bằng các cách thức khác nhau. Qua đó làm rõ các yếu tố tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến cách ứng phó của sinh viên khi gặp phải hành vi quấy rối tình dục. Với những trường hợp sinh viên ứng phó chưa hiệu quả người nghiên cứu sẽ tiến hành tham vấn tâm lý cá nhân giúp sinh viên ứng phó hiệu quả hơn với vấn đề mình đang gặp phải. 3.2.7. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Dữ liệu thu được từ bảng hỏi được xử lý bằng chương trình phần mềm SPSS phiên bản 20.0 trong môi trường Windows. Các thông số và phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận (so sánh sự khác biệt, tương quan, hồi quy tuyến tính).
- 14 C ương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ ỨNG PHÓ VỚI HÀNH VI QUẤY RỐI TÌNH DỤC CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ INH 4.1. T ự trạng àn vi uấy rối tìn dụ ở in viên trên địa bàn t àn p ố Hồ C í in 4.1.1. Thực trạng chung các hình thức quấy rối tình dục ở sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Biểu đồ 4.1. ứ độ bị uấy rối tìn dụ ở sinh viên Ghi chú:1. Không bị quấy rối; 2. Ít khi; 3. Thỉnh thoảng; 4. Khá thường xuyên; 5. Rất thường xuyên Kết quả phân tích dữ liệu biểu đồ 1 cho thấy, có 8% sinh viên bị quấy rối tình dục ở mức độ ít khi, 1,1% ở mức độ thỉnh thoảng, 0,5% ở mức độ khá thường xuyên, 0,2% ở mức độ rất thường xuyên. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung sinh viên tham gia vào nghiên cứu này bị quấy rối tình dục với mức độ từ không bao giờ (90,3%) đến ít khi (8%). Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu 3 hình thức quấy rối tình dục cơ bản ở sinh viên gồm: quấy rối tình dục về mặt thể chất, quấy rối tình dục về mặt ngôn ngữ, quấy rối tình dục về mặt phi ngôn ngữ. Kết quả khảo sát về các hình thức quấy rối tình dục đối với sinh viên được phản ánh qua bảng số liệu sau:
- 15 Bảng 4.1. T ự trạng á ìn t ứ uấy rối tìn dụ ở in viên (N=628) STT Hìn t ứ uấy rối tìn dụ ĐTB Đ C 1 Quấy rối tình dục về mặt thể chất 1,08 0,35 2 Quấy rối tình dục về mặt ngôn ngữ 1,44 0,59 3 Quấy rối tình dục về mặt phi ngôn ngữ 1,18 0,51 ĐTB ung 1,24 0,48 Kết quả số liệu ở bảng 4.1 cho thấy với ĐTB chung = 1,24, sinh viên bị quấy rối tình dục ở mức rất ít/rất thấp. Điều đó có nghĩa là hành vi quấy rối tình dục ít khi xảy ra ở sinh viên. Trong 3 hình thức quấy rối tình dục thường gặp (quấy rối tình dục về mặt thể chất, quấy rối tình dục về mặt ngôn ngữ, quấy rối tình dục về mặt phi ngôn ngữ) thì hình thức quấy rối tình dục về mặt ngôn ngữ là cao nhất (ĐTB = 1,44), tiếp theo là hình thức quấy rối tình dục về mặt phi ngôn ngữ (ĐTB = 1,18) và thấp nhất là hình thức quấy rối tình dục về mặt thể chất (ĐTB = 1,08). Như vậy, có hình thức quấy rối tình dục xảy ra ở sinh viên, ở mức thấp và chủ yếu ở hình thức ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Kết quả này cho thấy, sinh viên tham gia vào nghiên cứu này bị quấy rối tình dục với các hình thức ở mức độ từ không bị đến ít khi và bị nhiều nhất ở hình thức quấy rối tình dục về ngôn ngữ, sau đó là hình thức quấy rối tình dục về phi ngôn ngữ và quấy rối tình dục về thể chất. Ở mức độ bị quấy rối tình dục này, có thể thấy các hành vi quấy rối tình dục có thể xảy ra với sinh viên, đòi hỏi sinh viên phải có cách ứng phó phù hợp và hiệu quả với các hành vi và hình thức quấy rối tình dục khi sinh viên gặp phải. Như vậy, các hình thức quấy rối tình dục xảy ra ở sinh viên, ở mức thấp và chủ yếu ở hình thức ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. 4.1.2. Thực trạng cụ thể các hình thức quấy rối tình dục ở sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 4.1.2.1. Thực trạng hình thức quấy rối tình dục về mặt thể chất ở sinh viên 3.1.2.2. Thực trạng hình thức quấy rối tình dục về mặt ngôn ngữ 4.1.2.3. Thực trạng hình thức quấy rối tình dục về mặt phi ngôn ngữ 4.1.3. So sánh các hình thức quấy rối tình dục ở sinh viên với các biến nhân khẩu
- 16 Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng hành vi quấy rối tình dục ở sinh viên, chúng tôi đã tiến hành so sánh sự khác biệt giữa các hình thức quấy rối tình dục với một số biến nhân khẩu về giới tính, khu vực sống, học lực, khối ngành học, trường sinh viên theo học, năm sinh viên đang học. 4.2. T ự trạng ứng p ó với àn vi uấy rối tìn dụ ủa in viên trên địa bàn t àn p ố Hồ C í in 4.2.1. Thực trạng chung các cách ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên Kết quả khảo sát thực trạng cách ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên được phản ánh qua bảng số liệu sau: Bảng 4.2. Cá á ứng p ó với àn vi uấy rối tìn dụ ủa sinh viên T ứ TT Cá á ứng p ó SL ĐTB Đ C bậ 1 Cách ứng phó về mặt suy nghĩ tích cực 628 3,58 0,80 2 2 Cách ứng phó về mặt suy nghĩ tiêu cực 628 2,34 0,91 7 Cách ứng phó về mặt tập trung vào 3 628 3,32 0,93 4 cảm xúc tích cực Cách ứng phó về mặt tập trung vào 4 628 2,95 0,99 5 cảm xúc tiêu cực Cách ứng phó về mặt tập trung vào 5 628 3,50 0,78 3 bản thân Cách ứng phó về mặt tập trung vào 6 sự giúp đỡ của người thân, bạn bè, 628 3,81 0,83 1 người khác Cách ứng phó về mặt tập trung vào 7 628 2,52 0,88 6 hành động tiêu cực ĐTB ung 628 3,27 Ghi chú: mức độ sử dụng: Mức 1: Từ 1 đến 1,80 ; mức độ rất ít; Mức 2: Từ 1,81 đến 2,60; mức độ ít; Mức 3: Từ 2,61 đến 3,40; mức độ trung bình; Mức 4: Từ 3,41 đến 4,20; mức độ khá; Mức 5: Từ 4,21 đến 5,00; ở mức độ cao. Kết quả từ bảng số liệu 4.2 cho thấy, với ĐTB chung = 3,27 cách ứng phó
- 17 với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên ở mức trung bình. Tức là, cách ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên không quá tích cực, nhưng cũng không quá tiêu cực. Khi sinh viên bị quấy rối tình dục, trước hết các sinh viên sử dụng các cách ứng phó bằng “Cách ứng phó về mặt tập trung vào sự giúp đỡ của người thân, bạn bè, người khác” (ĐTB = 3,81); tiếp theo là “Cách ứng phó về mặt suy nghĩ tích cực” (ĐTB = 3,58); thứ ba là “Cách ứng phó về mặt tập trung vào bản thân” (ĐTB = 3,50); thứ tư là ứng phó bằng “Cách ứng phó về mặt tập trung vào cảm xúc tích cực” (ĐTB = 3,32); thứ năm là “Cách ứng phó về mặt tập trung vào cảm xúc tiêu cực” (ĐTB = 2,95); thứ sáu là “Cách ứng phó về mặt tập trung vào hành động tiêu cực” (ĐTB = 2,52); và cuối cùng là “Cách ứng phó về mặt suy nghĩ tiêu cực” (ĐTB = 2,34). Kết quả này có nghĩa là, ở các hình thức ứng phó cụ thể, khi sinh viên bị quấy rối tình dục thì các sinh viên chủ yếu lựa chọn ứng phó bằng hành động tích cực, cân bằng cảm xúc và suy nghĩ tích cực nhiều hơn là các cách ứng phó tiêu cực. Đây là một chỉ báo tốt cho thấy sinh viên khi gặp phải hành vi quấy rối tình dục, các sinh viên vẫn hành động tích cực, bình tĩnh và suy nghĩ tích cực để giải quyết vấn đề. Đồng thời sinh viên đánh giá mức độ hiệu quả thấp và trung bình với các biểu hiện ứng phó tiêu cực như suy nghĩ tiêu cực, cảm xúc tiêu cực và hành động tiêu cực. 4.2.2. Thực trạng cụ thể các cách ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên 4.2.2.1. Thực trạng ứng phó về mặt suy nghĩ tích cực với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên 4.2.2.2. Thực trạng ứng phó về mặt suy nghĩ tiêu cực với hành vi với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên 4.2.2.3. Thực trạng ứng phó về mặt tập trung vào cảm xúc tích cực với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên 4.2.2.4. Thực trạng ứng phó về mặt tập trung vào cảm xúc tiêu cực với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên 4.2.2.5. Thực trạng ứng phó về mặt tập trung vào bản thân với hành vi quấy
- 18 rối tình dục của sinh viên 4.2.2.6. Thực trạng ứng phó về mặt tập trung vào sự giúp đỡ của người thân, bạn bè, người khác với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên 4.2.2.7. Thực trạng ứng phó về mặt tập trung vào hành động tiêu cực với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên 4.2.3. So sánh các cách ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên với các biến nhân khẩu Ở nội dung này, chúng tôi tập trung phân tích sự khác biệt giữa các biến nhân khẩu với 7 biểu hiện ứng phó của sinh viên khi bị quấy rối tình dục với các biến nhân khẩu về giới tính, khu vực sống, học lực, khối ngành học, trường sinh viên theo học, năm sinh viên đang học. 4.2.3.1. So sánh các cách ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên theo một số đặc điểm nhân khẩu (Đánh giá chung) 4.2.3.2. Sự khác biệt trong đánh giá về cách ứng phó tập trung vào suy nghĩ với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên theo một số đặc điểm nhân khẩu 4.2.3.3. Sự khác biệt trong đánh giá về cách ứng phó tập trung vào cảm xúc với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên theo một số đặc điểm nhân khẩu 4.2.3.4. Sự khác biệt trong đánh giá về cách ứng phó tập trung vào hành động với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên theo một số đặc điểm nhân khẩu 4.2.4. Mối tương quan giữa các biểu hiện ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên 4.2.4.1. Mối tương quan giữa các biểu hiện ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên 4.2.4.2. Mối tương quan giữa các biểu hiện ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên với các hình thức quấy rối tình dục ở sinh viên 4.3. Cá yếu tố ản ưởng đến ứng p ó với àn vi uấy rối tìn dụ ủa in viên 4.3.1. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với hành vi quấy rối tình dục của sinh viên 4.3.1.1. Thực trạng chung các yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với hành vi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 179 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn